Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN tội PHẠM BUÔN bán PHỤ nữ và TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.61 KB, 13 trang )

TIỂU LUẬN
TỘI PHẠM BUÔN BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
Nhóm 5:







Đặng Thị Nở
Trần Thị Thảo
Nguyễn Kiều Anh
Phạm Thị Hương
Trần Thanh Bình
Nguyễn Thị Thu Hiền


Bình Dương, ngày…tháng…năm 2015
MỤC LỤC


I.

Cơ sở lí luận
1) Lí Thuyết:

Theo thuyết nhóm khác biệt của Edwin Sutherland (giáo trình tội phạm học của
TS.Dương Tuyết Miên) thì “ người phạm tội đã học việc phạm tội thông qua nhóm khác
biệt qua quá trình tiếp xúc, giao tiếp với những người khác và những người này có ảnh
hưởng nhất định đối với việc gây ra tội phạm”. Sutherlanđ đã nhấn mạnh vai trò của học lại


từ xã hội được giải thích như là nguyên nhân của tội phạm.
Ông cho rằng tất cả những hành vi có ý nghĩa của con người chẳng qua là sự học lại và
hành vi phạm tội là hình thửc của hành vi cùng không nằm ngoài phạm trù đó và ông đã chỉ
ra 9 nguyên lí của “thuyết nhóm khác biệt”.
1.Hành vi phạm tội là sự học lại. Tội phạm không phải do bẩm sinh hay thừa kế gen. Bất kì
ai cũng cỏ thể học lại hành vi phạm tội từ xã hội dẫn đến phát sinh tội phạm.
2.Hành vi phạm tội được học từ trong sự tiếp xúc, trong quá trình giao tiếp với những người
khác.
3.Nội dung cơ bản của việc học lại của hành vi phạm tội xảy ra trong nhóm người có quan
hệ mật thiết.
4.Khi hành vi phạm tội được học lại từ người khác, việc học lại bao gồm: Kĩ năng thực hiện
tội phạm (trong một số trường hợp, những kĩ năng này rất phức tạp hoặc đơn giản), sự chỉ
dẫn về động cơ, dàn xếp, sự hợp lí hoá, thái độ.
5.Việc học kĩ năng thực hiện tội phạm, sự chỉ dẫn về động cơ, dàn xếp... được học từ những
khái niệm mà pháp luật quy định để xem xét có lợi hay không có lợi cho người phạm tội.
6.Một người phạm tội vì mục đích có lợi chứ không phải phạm tội vì bất lợi.
7.Các nhóm khác biệt cố thể đa dạng về tần số hoat động sư ưu đai, khỏang thời gian và
cường độ giao tiếp
8.Hành vi phạm tội do học lại liên quan đến tất cả các cơ chế trong bất kì hình thức học lại
nào.
9.Nếu hành vi phạm tội thể hiện những nhu cầu vả giá trị phổ biến thì nó không được giải
thích bởi những nhu cầu và giá trị phổ biến đó vì khi ấy hành vi không phải là tội phạm đã
có cùng nhu cầu và giá trị phổ biến.


“Thuyết nhóm khác biệt” có đóng góp lớn đối với tội phạm học. Ông đã nghiên cứu hiện
tượng tội phạm dưới cả góc độ cá nhân và xã hội.
Qua thuyết này ta hiểu rõ hơn phạm tội không những do ý thức cá nhân mà còn do môi
trường xung quang tác động, việc phạm tội có thể do cá nhân tôi phạm học lại từ nhóm bạn
thân thiết, hay người thân trong gia đình,…tìm hiểu sâu xa hơn thì tội phạm buôn bán

người thường hoạt động theo một đường dây, những tội phạm tuy hành động dụ dỗ con mồi
có khi chỉ có một mình nhưng đến khi “vận chuyển” con mồi là cả một đường dây buôn
bán người. Những tên tội phạm buôn bán người do được rủ rê, lôi kéo từ bạn bè hay do tác
động từ gia đình, môi trường xã hội…mới có hành vi phạm tội buôn bán người.
2) Khái niệm tiếp cận
Một số khái niệm liên quan đến vấn đề “buôn bán phụ nữ và trẻ em” bao gồm: Buôn bán người;
Buôn bán phụ nữ trẻ em; Kẻ buôn người; Người mua; Người môi giới.
 Buôn bán người. Có nhiều định nghĩa về buôn bán người, nhưng chưa có định nghĩa riêng

ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng định nghĩa của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc:
Buôn bán con người là một phong trào bí mật và bất chính đưa người qua biên giới phần lớn là từ
các nước đang phát triển và một số nước đang chuyển đổi kinh tế nhằm mục tiêu cuối cùng là ép
buộc phụ nữ và các em gái hoạt động tình dục hoặc bóc lột về kinh tế và tình trạng bóc lột lợi
nhuận từ những việc làm này. Những kẻ buôn người và tập đoàn tội ác cũng như các hoạt động bất
hợp pháp khác liên quan đến buôn bán con người như là việc cưỡng bức lao động trong nhà, ép
buộc làm vợ, nghề nghiệp không minh bạch và con nuôi bất hợp pháp (Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc 1994).
Theo định nghĩa này thì các đặc trưng của buôn bán người được biểu hiện như sau:
- Hành vi: Tuyển dụng, chuyên chở, chuyển giao, che dấu, chứa chấp, tiếp cận, hoặc nhận người
trong nước hoặc qua biên giới.
- Phương thức: Lừa gạt, bắt cóc, lừa dối, ép buộc, cưỡng bức hoặc đe doạ, sử dụng bạo lực, lạm
dụng quyền hành hoặc lợi dụng tình hình khó khăn của một người nào đó. Đối với trường hợp
buôn bán trẻ em: bất cứ phương thức nào đều được tính đến, ngay cả việc sự đồng ý của trẻ em.
- Mục đích: Bóc lột sức lao động, khai thác mại dâm hoặc những hình thức bóc lột tình dục khác,
hay cắt bỏ những bộ phận của cơ thể
- Địa bàn: Trong nước, nước ngoài và tại địa phương.[4]
 Phụ nữ, trẻ em bị buôn bán: là phụ nữ, trẻ em bị một người hay một nhóm người sử dụng

vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hay những hình thức ép buộc khác, bắt cóc, lừa gạt, lạm dụng
quyền lực hay địa vị, tình trạng dễ bị tổn thương để mua bán (giao nhận tiền hoặc giao nhận

một lợi ích vật chất khác) nhằm mục đích bóc lột (cưỡng bức bán dâm hoặc các hình thức
bóc lột tình dục khác, lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hoặc làm việc như tình trạng
nô lệ hoặc lấy đi các bộ phận trên cơ thể).[4]


 Kẻ buôn người: là kẻ cám dỗ người nào đó bằng cách quyến rũ, dùng bạo lực hoặc đe dọa

bạo lực hoặc các hình thức khác, nhằm mục đích buôn bán kiếm lời (bằng tiền hoặc bất kì
vật chất khác). Kẻ buôn người có thể là những người tiếp nhận hoặc chuyển người khác
trong nội bộ đất nước hoặc ra nước ngoài. [4]
 Người mua: là người có nhu cầu mua người khác nhằm mục đích bắt buộc lao động hoặc
nô lệ tình dục (bao gồm cả những người vợ phụ thuộc), đóng vai trò chủ nhân có quyền sở
hữu hoặc chiếm hữu người khác để bóc lột, vứt bỏ hoặc trao đổi. [4]
 Người môi giới: thường được xem là trung gian đóng vai trò đầu mối, dắt mối, theo dõi,
tìm kiếm, ép buộc, buôn bán phụ nữ cho mạng lưới buôn người nhằm mục đích kiếm lời.[4]

Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
1) Phương pháp nghiên cứu:
Kế thừa những tài liệu, nghiên cứu có trước
Phương pháp quan sát qua các phương tiện truyền thông như tin tức thời sự, báo chí,

II.

-

2.1) Thực trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em
Buôn bán người là hành vi phạm tội, qua một số tài liệu đã nghiên cứu đã cho thấy tình
trạng buôn bán người phổ biến và diễn ra rất nghiêm trọng.
Thống kê của tác giả Lê Thị Quý cho thấy, từ 1994 – 2001 có 3787 các trường hợp buôn
bán phụ nữ bị bắt, trong đó 44.5% ở trong nước và 55,5% là phụ nữ ra nước ngoài. Tại tỉnh Quảng

Ninh từ năm 1999 – 2003 có 1.053 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán sang Trung Quốc. Tại đồng bằng
sông MêKông đến năm 2003 có hàng chục nghìn phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan. Năm
2000, theo ước tính có 11.310 cô gái Việt Nam bị buộc phải làm gái điếm ở Campuchia trong đó
8610 là ở PhNom Pênh” (Lê Thị Quý, 2004:18).
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, trong năm 2002, có 3.781 trường
hợp buôn bán phụ nữ và trẻ em với tổng số 10.218 nạn nhân. Trong đó, 87% nạn nhân bị bán cho
các dịch vụ tình dục kể từ năm 1995. Báo cáo năm 2004 của cơ quan này cũng cho thấy con số trẻ
em bị buôn bán trên toàn quốc là 15.000 em (HT 014-CHI,2006:4)
Báo cáo từ Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em (20042009), tổng kết trong 05 năm thực hiện chương trình 130/CP, cả nước xảy ra 1.586 vụ buôn bán
phụ nữ và trẻ em, có 2.888 đối tượng, lừa bán 4.008 nạn nhân, trong đó mua bán phụ nữ: 1.218 vụ,
2.310 đối tượng phạm tội, 3.019 nạn nhân, mua bán trẻ em: 191 vụ, 268 đối tượng, 491 nạn nhân.
Mua bán cả phụ nữ, trẻ em: 177 vụ, 310 đối tượng, 498 nạn nhân.” (Ban chỉ đạo 130/CP, 2009:1).
Báo cáo của Tòa án nhân dân chỉ ra rằng số vụ phạm tội mua bán trẻ em mà cơ quan này xét
xử có sự gia tăng trong những năm vừa qua (Ban chỉ đạo 130/CP, 2009:66)
Bảng 1: Số vụ phạm tội mua bán phụ nữ trẻ em theo thống kê của Toà án nhân dân (2004 - 2008)


Nguồn: Tòa án Nhân dân. Kinh nghiệm trong phối hợp truy tố, xét xử các vụ án về mua bán phụ nữ, trẻ
em; kiến nghị và đề xuất của ngành Tòa án nhân dân trong Tài liệu Hội nghị Tổng kết 05 chương trình
hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em (2004-2009)

Theo báo cáo của cơ quan này, trong 5 năm từ 2004 đến năm 2008 có tổng cộng 748 vụ
phạm tội buôn bán phụ nữ và trẻ em với 1367 bị cáo phạm tội. Số vụ phạm tội gần như gia tăng
theo các năm, năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2004 chỉ có 79 vụ phạm tội mua bán phụ nữ
thì năm 2006 là 121 và đến năm 2008 là 149. Số vụ phạm tội mua bán trẻ em năm 2004 là 31, đến
năm 2006 là 36 và lên 48 vụ năm 2008.
Kết quả công tác phát hiện, đấu tranh tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của Cảnh sát nhân dân cho
thấy cũng có sự gia tăng đáng kể (lưu ý số liệu trong năm 2009 không phải là số thực trong tài liệu,
tài liệu chỉ thể hiện đến sáu tháng đầu năm 2009, số liệu trong báo cáo đã được nhân theo hệ số 2)
Bảng 2: Số vụ phạm tội mua bán phụ nữ trẻ em theo thống kê của Cảnh sát nhân dân (2004 2009)


Nguồn: Tổng cục cảnh sát. Thực trạng tình hình, kết quả đạt được trong thực hiện chương trình 130/CP.
Rút ra những bài học kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của lực
lượng cảnh sát nhân dân trong Tài liệu Hội nghị Tổng kết 05 chương trình hành động phòng, chống tội
phạm buôn bán phụ nữ trẻ em (2004-2009)


Theo Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà
Nẵng năm 2010) Thực trạng về nạn buôn người khác nhau theo từng quốc gia, từng khu vực. Hình
thức rõ ràng nhất, là buôn bán phụ nữ và trẻ em để bóc lột tình dục. Nhưng khắp nơi trênthế giới,
nam giới, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán vì nhiều mục đích khác nhau, bao gồm để cưỡng bức lao
động trong các ngành công nghiệp như khách sạn, xây dựng, lâm nghiệp, khai thác mỏ hoặc nông
nghiệp, lao động cực nhọc trong gia đình và công xưởng, với các hình thức nhận con nuôi bất hợp
pháp, hoặc để lấy các bộ phận cơ thể.
Liên Hợp Quốc ước tính, tại mỗi thời điểm có khoảng 2,5 triệu nạn nhân bị buôn
bán trên toàn thế giới, đa phần đến từ Châu Á - Thái Bình Dương. Nạn buôn người rất phổ
biến, là hoạt động thương mại bất hợp pháp và trở thành ngành công nghiệp tội phạm lớn
thứ 3 trên thế giới sau ma túy và mua bán vũ khí, bọn tội phạm buôn người kiếm được trên
10 tỉ USD mỗi năm, thông qua việc mua và bán người.
Hậu quả của nạn buôn người rất ghê gớm. Nạn nhân phải hứng chịu tổn thương tâm sinh lý,
bị lạm dụng, hãm hiếp, đe doạ khủng bố gia đình và có thể chết. Nhưng sự tàn phá còn mở rộng
không chỉ cá nhân những nạn nhân, nó tàn phá cả sức khoẻ, an toàn và an ninh của một quốc gia
mà nó đi đến.Tại Việt Nam, theo Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 130/CP từ năm 2005 đến
nay cả nước đã phát hiện hơn 1.600 vụ mua bán phụ nữ, trẻ em, trong đó có 4.300 phụ nữ, trẻ em
bị mua bán. Riêng 6 tháng đầu năm 2009 đã xảy ra 191 vụ, trong đó có 417 phụ nữ, trẻ em bị buôn
bán. Cũng Báo cáo trên cho thấy trong số nạn nhân trên thì 60% nạn nhân bị buôn bán tự trở về,
19% trở về qua con đường giải cứu, 21% qua con đường trao trả. Trong đó có 60% tổng số vụ mua
bán sang Trung Quốc, 11% sang Camphuchia, số cònlại sang Lào qua tuyến hàng không, tuyến
biển để bán ra một số nước khác. Địa phươngxảy ra tình trạng trên nhiều nhất là Hà Giang, Lào
Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội,Nghệ An, Lai Châu, Bắc Giang…

Theo Báo cáo tình hình buôn bán người năm 2014
Việt Nam là quốc gia xuất phát của nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ em bị mua bán vì mục
đích tình dục hoặc bị cưỡng ép lao động trong nước và nước ngoài. Việt Nam là quốc gia có nhiều
nam giới và phụ nữ di cư ra nước ngoài lao động thông qua con đường tự túc hoặc thông qua các
công ty xuất khẩu lao động nhà nước, tư nhân và cổ phần. Sau đó một số người đã bị cưỡng ép lao
động trong các ngành xây dựng, đánh bắt thuỷ sản, nông nghiệp, khai thác mỏ, khai thác gỗ, chế
tạo, và một số ngành khác, chủ yếu tại Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Lào, các Tiểu vương quốc
Ả-rập Thống nhất, và Nhật Bản, và ở mức độ thấp hơn là tại Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia,
Indonesia, Vương quốc Anh, Cộng hoà Séc, Đảo Síp, Pháp, Thuỵ Điển, Trinidad và Tobago, Costa
Rica, Nga, Ba-lan, Ucraina, Libya, Ả-rập Xê-út, Gioóc-đa-ni và một số quốc gia khác ở châu Âu,
Trung Đông và Bắc Phi.
Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang các nước ở châu Á vì mục đích cưỡng ép tình dục –
đặc biệt là Trung Quốc, Cam-pu-chia, Malaysia, và Nga. Nhiều nạn nhân người Việt của buôn bán
tình dục cũng đã được tìm thấy ở Ghana. Họ thường bị lừa gạt bởi các cơ hội việc làm giả mạo và
bị bán cho các nhà chứa ở biên giới với Campuchia, Trung Quốc và Lào, một số người sau đó bị
đưa sang các nước thứ ba như Thái Lan và Malaysia. Một số phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc,
Đài Loan, Hong kong, Macau, Singapore hay Hàn Quốc qua những cuộc hôn nhân với người nước
ngoài thông qua môi giới, sau đó đã bị cưỡng ép phục vụ trong gia đình, hành nghề mại dâm, hoặc
cả hai. Làm công trừ nợ, thu giữ hộ chiếu, và dọa nạt bị trục xuất là những thủ đoạn thường được
dùng để bắt các nạn nhân Việt Nam phải phục vụ. Các mạng lưới tội phạm có tổ chức của Việt
Nam và Trung Quốc đã đưa những người dân Việt Nam, chủ yếu là trẻ em, sang Vương quốc Anh
và Đan Mạch và buộc họ làm việc trong các trang trại trồng cần sa. Các nạn nhân làm việc trong


các trang trại này bị mờ mắt bởi những hứa hẹn về công ăn việc làm có lợi nhuận cao, và đã bị
cưỡng bức lao động qua việc làm công trừ nợ, các lời dọa dẫm đánh đập họ và gia đình họ, và nỗi
sợ hãi bị các cơ quan chức năng bắt giữ.
Các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam, hầu hết là các đơn vị thành viên của các công ty
nhà nước, và các cá nhân môi giới lao động trung gian không có giấy phép hoạt động, đôi khi đã
bắt người lao động phải đóng những khoản phí vượt quá mức quy định của pháp luật để được đi

xuất khẩu lao động. Kết quả là, người lao động Việt Nam phải gánh chịu những khoản nợ cao nhất
trong số những lao động người châu Á, và họ rất dễ rơi vào cảnh bị cưỡng ép lao động, bao gồm
việc phải làm công trừ nợ. Sau khi đến nước tiếp nhận lao động, một số người mới nhận ra rằng họ
bị bắt buộc phải làm việc trong những điều kiện tồi tàn, được trả lương rất ít hoặc không được trả
lương, bất chấp những khoản nợ đang đè nặng trên vai, cũng như không được tiếp cận với kênh trợ
giúp pháp lý đáng tin cậy nào. Một báo cáo của một tổ chức phi chính phủ năm 2013 cho thấy
người lao động thường không được xem trước hợp đồng hoặc bị ép ký các hợp đồng được soạn
thảo bằng những ngôn ngữ mà họ không hiểu. Các công ty tuyển dụng lao động xuất khẩu đôi khi
không đáp ứng yêu cầu trợ giúp của người lao động khi họ bị bóc lột. Có những báo cáo của nhà
chức trách Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ về việc người Việt Nam bị cưỡng ép lao động ở
trong nước. Trẻ em Việt Nam, trong đó nhiều em từ nông thôn ra và có những em mới chỉ 12 tuổi,
là nạn nhân của buôn bán tình dục.
Báo cáo của các tổ chức phi chính phủ và của chính phủ cho thấy những kẻ buôn người
ngày càng nhắm đến các nạn nhân ở những vùng sâu vùng xa, là nơi mà mức độ nhận thức của
người dân và chính quyền về nạn buôn người còn thấp. Trẻ em bị bắt phải đi bán hàng rong, ăn
xin, hoặc bị bắt phải làm việc tại các quán ăn, nhà hàng ở các thành phố lớn tại Việt Nam, mặc dù
một số nguồn tin cho biết hiện tượng này vào năm 2013 đã không còn nghiêm trọng như những
năm trước đây. Một số trẻ em Việt Nam là nạn nhân bị cưỡng ép lao động hoặc phải làm công trừ
nợ tại các nhà xưởng của các gia đình ở đô thị, đặc biệt là trong khu vực dệt may gia công gần
thành phố Hồ Chí Minh, hoặc tại các mỏ khai thác vàng hoặc các lò gạch của tư nhân ở vùng nông
thôn. Các tổ chức phi chính phủ cho biết các đối tượng mua bán người đang tăng cường sử dụng
Internet để dụ dỗ các nạn nhân, dẫn đến số lượng những người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu
ở thành thị trở thành nạn nhân của những vụ mua bán người cũng ngày càng tăng. Thủ đoạn
thường được sử dụng nhất là những kẻ buôn người sẽ đóng vai các chàng trai trẻ dụ dỗ các cô gái
trẻ hẹn hò trên mạng, sau khi được nạn nhân tin cậy, chúng thuyết phục các cô chuyển sang một
địa điểm mới, sau đó các cô bị cưỡng ép lao động hoặc bị buôn bán tình dục. Các tổ chức phi chính
phủ báo cáo rằng có khoảng 22.000 trẻ em đường phố, cộng với các em khuyết tật, ngày càng dễ
trở thành nạn nhân của nạn buôn người. Các nạn nhân thường bị họ hàng hoặc người quen dụ dỗ,
và thường là những người thân trong gia đình cũng biết về việc này, thậm chí còn ủng hộ hoặc giục
giã họ.

Chính phủ tiếp tục yêu cầu những người nghiện ma túy trong các trại cai nghiện/giáo
dưỡng phải lao động, mặc dù nếu như luật năm 2013 và nghị định năm 2014 được thực hiện thì chỉ
khi có quyết định của tòa án mới được phép đưa những người nghiện này vào các trung tâm giáo
dưỡng. Theo cuộc khảo sát năm 2012 do tổ chức UNICEF tài trợ về vấn đề bóc lột tình dục trẻ em
vì mục đích thương mại, Việt Nam là điểm đến của du lịch tình dục trẻ em, mà những kẻ mua dâm
chủ yếu là những người đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, ChâuÂu và
HoaKỳ. Chính phủ Việt Nam chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu, tuy nhiên cũng đã
có những nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn mua bán người.
Tháng Bảy năm 2013, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Công
An, Bộ Quốc Phòng và Bộ Tư pháp đã ban hành thông tư liên tịch trong đó quy định các khung


hình phạt cụ thể đối với tội danh buôn người nêu trong Luật phòng chống mua bán người được ban
hành năm 2012. Thông tư liên tịch này bắt đầu có hiệu lực vào tháng Chín năm 2013, nhưng từ đó
đến nay chưa có vụ án nào được khởi tố theo luật năm 2012. Chính phủ cũng đã ban hành thêm hai
thông tư và một nghị định để hướng dẫn thi hành các điều khoản về bảo vệ và phòng chống trong
luật phòng chống mua bán người. Các nhà chức trách Việt Nam tiếp tục truy tố và kết án các thủ
phạm buôn người xuyên quốc gia. Các nguồn tin báo chí cho thấy đã có 20 kẻ bị kết án vì dính líu
đến hoạt động buôn người và cưỡng bức lao động ở tỉnh Tây Ninh vào tháng 12 năm 2013. Nhiều
cán bộ chính phủ còn chưa hiểu rõ thế nào là buôn người, đặc biệt là buôn bán lao động cưỡng ép,
do đó họ không nhận diện được các nạn nhân hoặc không thực hiện điều tra hình sự một cách hiệu
quả trong các vụ đã khởi tố. Chính phủ Việt Nam đã không trợ giúp đầy đủ những người Việt Nam
lao động ở nước ngoài bị bắt làm công trừ nợ hoặc các dạng lao động cưỡng bức khác. [7]
Bài báo: “Mở đợt cao điểm chấn áp tội phạm buôn người trên các tuyến biên giới-Theo
vietnamplus
Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an cho biết năm 2014, lực lượng Công an, Biên phòng Việt
Nam đã điều tra khám phá 334 vụ, bắt 616 đối tượng mua bán người.
Sáu tháng đầu năm 2015, lực lượng Công an, Biên phòng Việt Nam đã điều tra khám phá 136 vụ,
bắt 227 đối tượng, giải cứu và tiếp nhận 303 nạn nhân bị mua bán người
Liên quan đến tuyến biên giới Việt Nam-Lào, Việt Nam-Campuchia, lực lượng chức năng đã giải

cứu 110 nạn nhân bị mua bán. Hàng năm, số vụ mua bán người trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào,
Việt Nam-Campuchia chiếm khoảng 6% so với tổng số vụ án mua bán người được phát hiện trong
toàn quốc.
Tại địa bàn biên giới Việt Nam-Lào, nạn nhân của các vụ mua bán người chủ yếu tập trung
ở các tỉnh miền trung, lợi dụng địa bàn nhiều kênh rạch, đường tiểu ngạch, bọn tội phạm mua bán
người đã lừa nhiều phụ nữ, trẻ em sang Campuchia bán cho các chủ chứa, đưa vào hoạt động mại
dâm tại casino, trường gà, cơ sở massage, nhà nghỉ… hoặc lao động trong các cơ sở kinh doanh
dịch vụ; bị bóc lột tại các công trường, khu công nghiệp, khai thác khoáng sản. Trước tình hình tội
phạm mua bán người từ Việt Nam sang Lào và Campuchia diễn biến phức tạp, tại Hội nghị, Cục
Cảnh sát hình sự – Bộ Công an đề xuất đoàn đại biểu của Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào và Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia bàn bạc, thống nhất một số nội dung hợp tác trong công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người trong thời gian tới.
Cụ thể, các bên tiếp tục triển khai có hiệu quả Hiệp định song phương giữa Chính phủ Việt NamLào, Việt Nam-Campuchia về tăng cường hợp tác phòng, chống buôn bán người.
Các bên tăng cường phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin, thiết lập đường dây nóng, sỹ
quan liên lạc giữa các bên; phối hợp xác minh, điều tra các đường dây, băng nhóm tội phạm mua
bán người qua biên giới Việt Nam-Lào, Việt Nam-Campuchia trong truy bắt các đối tượng phạm
tội, giải cứu và hồi hương các nạn nhân bị mua bán. Bên cạnh đó, các bên thống nhất mở đợt cao
điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người từ 1/7 đến ngày 30/9
2.2) Các hình thức mà kẻ buôn người sử dụng
Các hình thức phạm tội hiện nay tinh vi và phức tạp hơn. Những tên tội phạm chúng thường dựa vào hoàn
cảnh, trường hợp cụ thể sau đó mới dùng cách thức áp dụng cho từng đối tượng. Sau đây là một số hình
thức mà kẻ buôn người thường hay sử dụng nhất:
- Lừa gạt, bắt cóc, lừa dối, ép buộc, cưỡng bức hoặc đe doạ, sử dụng bạo lực
- Những lời hứa. Những tên tội phạm sẽ dùng lời nói ngon ngọt dụ dỗ các chị em phụ nữ và

người thân trong gia định nạn nhân như tìm kiếm cho đối tượng một công việc có lương


cao, giới thiệu những người chồng ngoại quốc có cuộc sống sung sướng, đi xuất khẩu lao
động nước ngoài mau trở thành người giàu có,…

- Xin con nuôi nhưng sau đó những đứa trẻ sẽ bị bọn chúng đem bán hoặc bóc lột sức lao
động hoặc bị lạm dụng tình dục…
- Đưa các chị em phụ nữ đi du lịch nhưng thực chất chúng đưa các chị em phụ nữ qua biên
giới để bán cho các nhà chứa, lạm dụng tình dục, làm gái mại dâm,…
Con đường buôn bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài tập trung nhiều nhất là qua 3 khu vực biên
giới: Việt Nam – Trung Quốc (tập trung tại các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lao Cai, Cao
Bằng, Hà Giang), Việt Nam – Campuchia (Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang…),
Việt Nam – Lào (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị) (Ban chỉ đạo 130/CP, 2009:48), trong đó Lào
vừa là điểm trung chuyển vừa là điểm dừng cuối cùng của những người bị buôn bán. Có tuyến
đường vận chuyển khác được đề cập là qua các sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất sang
Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, Singapore, hoặc các nước Tây Âu, Mỹ và các nước khác (Lê
Thị Quí, 2004. Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới
III.

Kết quả nghiên cứu
 Nhìn tổng quan: (chưa nghĩ ra)
 Nguyên nhân của tình trạng buôn bán người

1) Nguyên nhân trực tiếp do sự quyết định của đối tượng: do đối tượng đang trong hoàn

cảnh khó khăn thì cơ hội việc làm có mức lương cao là mong muốn của đối tượng,
do báo hiếu với gia đình “đặc biệt gia đình ở vùng sâu, vùng xa họ có quan niệm sinh
con là để báo hiếu…”, do cá nhân đang có nhu cầu kiếm tiền để phục vụ nhu cầu cá
nhân như rượu chè, cờ bạc, ma túy,..v.v..v.
2) Nguyên nhân gián tiếp: Môi trường họ sống quá nghèo khó, gần khu vực biên giới,
ít học, thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo, không có của cải, tiền bạc, dân trí thấp,

3) Nguyên nhân của những tên tội phạm thực hiện hành vi phạm tội buôn bán người:
nghèo khó, thỏa mãn nhu cầu tình dục cũng như nhu cầu vật chất cho bản thân, bị
người khác lôi kéo vào con đường mua bán người để tìm nguồn thu nhập cao, “bỏ

vốn ít nhưng lời nhiều”,….
Ảnh hưởng của nạn buôn người

-

Cá nhân nạn nhân
Để lại nỗi đau thể chất lẫn tinh thần của những nạn nhân của nạn buôn bán người
Mắc các bệnh hiểm nghèo và lây truyền như HIV/AIDS,…các bệnh truyền nhiễm phụ khoa,
ung thư cổ tử cung
- Tình trạng sức khỏe giảm sút, bị bạo dâm
- Chia lìa gia đình
- Phá thai
- Vết nhơ của cuộc đời, gây tự ti, khó hòa nhập với cộng đồng
- ..v..v..v
• Xã hội
- Suy yếu nguồn vốn lao động của quốc gia,kìm hãm sự phát triển
- Làm gia tăng các tệ nạn xã hội
- Giá trị đạo đức con người ngày càng suy thoái


IV.

Kết luận

Nạn buôn người không phải là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà là của toàn xã hội.
Hình thức buôn người là đang đi ngược lại với giá trị đạo đức, con người không phải là một món
hàng đem ra mua bán, trao đổi hay lạm dụng. Nhìn vào thực trạng, tuy các cơ quan chức năng đã
có những biện pháp nhưng tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em chưa thuyên giảm. Như vậy, không
chỉ tìm cách bắt tội phạm mà còn cần “đánh” mạnh vào tâm lí của mọi người, không nên vì lợi ích
cá nhân mà gây hại đến cho người khác; cũng như không nên mềm lòng, nhẹ dạ cả tin đối với

những đối tượng khi ta chưa hiểu về họ; đề phòng cảnh giác; mở các lớp học cách phòng vệ; tuyên
truyền thường xuyên cho mọi người hiểu, đặc biệt người dân ở gần khu vực biên giới, vùng sâu
vùng xa,… Một đất nước không có buôn bán phụ nữ và trẻ em thì mỗi cá nhân trong cộng đồng
phải cùng nhau hợp tác, cùng nhau đẩy lùi thực trạng buôn bán người.
V.

Giới thiệu

Xã hội ngày một phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày một
nâng cao. Nhưng kéo theo đó là những vấn đề xã hội khác như ô nhiễm môi trường, tội
phạm ngày càng gia tăng…đặc biệt tình trạng tội phạm ngày diễn ra phức tạp và tinh vi
hơn. Trong đó phải kể đến tội phạm buôn bán người. Những tên tội phạm này đối tượng mà
chúng hướng đến chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, vì đây là những đối tượng yếu đuối và dễ
mềm lòng để chúng có thể thực hiện hành vi phạm tội dễ dàng
Theo Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm Liên Hiệp Quốc (UNODC),
Buôn bán người đứng thứ 3 trong nhóm các hành vi tội phạm mang lợi sau buôn bán ma tuý
và súng. Ước tính, trên thế giới hiện có khoảng 27 triệu người là nạn nhân của buôn bán
người, trong khi hàng năm 600.000 đến 800.000 người bị buôn bán qua biên giới, phần lớn
là phụ nữ và trẻ em gái và khoảng 1 triệu trẻ em bị bóc lột vì mục đích tình dục.
Tội phạm buôn bán người-là hành vi cướp đi một số quyền cơ bản của con người, là
một việc làm vô nhân đạo, đáng lên án trong xã hội. Buôn bán người để lại hậu quả vô cùng
nặng nề không những cho cá nhân bị hại mà còn ảnh hưởng đến xã hội, hình thức phạm tội
của bọn chúng ngày ngày càng tinh vi và thực hiện qua nhiều hình thức : cho-nhận con
nuôi, môi giới kết hôn với người nước ngoài, xuất khẩu lao động “trá hình”… nhiều phụ nữ
và trẻ em trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã trở thành nạn nhân của bóc lột
tình dục, hôn nhân ép buộc và lao động bất hợp pháp trên nhiều quốc gia.
Vì thế, bài nghiên cứu “tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em” của nhóm chúng tôi sẽ
tìm hiểu thực trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, các hình thức mà kẻ buôn người sử dụng,
nguyên nhân của tình trạng buôn bán người và hơn hết là những hậu quả của việc buôn bán
người.

VI.

Tóm tắt


Qua nghiên cứu tình hình buôn bán người-phụ nữ và trẻ em ngày càng gia tăng. Theo
báo cáo kết quả thực hiện chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán
người năm 2014 của Ban Chỉ đạo 138 của Chính phủ năm 2014, toàn quốc vẫn xảy ra
469 vụ, với 1.031 nạn nhân, trong đó số vụ mua bán người đưa sang Trung Quốc chiếm trên
70% tổng số vụ.
Hình thức bọn tội phạm dụ dỗ rất tinh vi, chúng lợi dụng vào tình hình thực tế của
nạn nhân như gia đình đang gặp khó khăn về tài chính, có nhu cầu lấy chồng ngoại quốc,
xuất khẩu lao động, kiếm nguồn việc làm có lương cao,..và cũng có những trường hợp bị
chúng bắt rồi cưỡng bức sau đó đem bán cho đối tượng khác, trẻ em bị chúng bóc lột sức
lao động, đáp ứng nhu cầu tình dục….những hành vi đó để lại một hậu quả vô cùng lớn cho
nạn nhân: tổn hại về tinh thần, mắc các căn bệnh hiểm nghèo, tâm lí trẻ em bị khủng hoảng,
ám ảnh đến suốt cuộc đời, khó khăn trong việc hòa nhập tái cộng đồng sau này… Và gây
ảnh hưởng cho xã hội, làm tổn thất một nguồn nhân lực cho nước nhà, xã hội mất trật tự,
các vấn đề về tệ nạn xã hội ngày một tăng cao,…Như vậy, cần đề ra những biện pháp cụ thể
nhất để giảm tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, góp phần xây dựng hệ thống trật tự an
toàn xã hội.

TỘI PHẠM BUÔN BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM


TÀI LIỆU THAM KHẢO (chưa hoàn thành)
1. Lê Thị Quí, 2004. Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới
2. Lê Thị Quý, 2000. Vấn đề ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ ở Việt nam. NXB Lao

động - Xã hội, Hà Nội.

3. Lê Tiêu La, 2002. Khảo sát thực trạng những nạn nhân nữ trở về do buôn bán phụ nữ
ở Tây Ninh
4. Báo cáo tội phạm buôn bán phụ nữ và tre em ở Viêt Nam, Hà Nội 6-2011
5. Theo Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học
Đà Nẵng năm 2010)
6. Báo Luật gia PHAN THỊ VIỆT THU
7. Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2014
8. Thông tin-tuyên truyền báo động thực trạng buôn bán người
9. Trang wed google.
10. Bài báo: “Mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm buôn người trên các tuyến biên giới”
Theo vietnamplus
11. ASEAN công bố Báo cáo tiến bộ về chống buôn bán người

ĐCSVN 24/08/2011 12:21



×