Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài tập học kỳ luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.98 KB, 10 trang )

Mục lục…………………………………………………………………Trang

A. Đặt vấn đề…………………………………………………1
B. Giải quyết vấn đề………………………………………….1
I. Khái niệm và phương pháp quản lí hành chính nhà nước……….1
1. Khái niệm………………………………………………………...…..1
2. Các phương pháp quản lí hành chính nhà nước………………………2
II. Vai trò của phương pháp thuyết phục và cưỡng chế trong quản
lí hành chính nhà nước…………………………………………….…..2
1. Phương pháp thuyết phục……………………………………………...2
2. Phương pháp cưỡng chế……………………………………………….4
3. Mối quan hệ giữ phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng
chế………………………………………………………………………..6

C. Kết luận……………………………………………………..7

1


A.Đặt vấn đề.
Trong bất kỳ hoạt động nào của quản lý hành chính nhà nước thì
những nguyên tắc được xác lập là yếu tố quan trọng trong việc tổ chức và
quản lý được hiệu quả và chặt chẽ. Các nguyên tắc có mối liên hệ mật thiết
với nhau và tạo tiền đề cho các nguyên tắc khác được thực hiện có hiệu
quả.Đặc trưng của mối liên hệ này trong quản lý hành chính nhà nước là
phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế.

B.Giải quyết vấn đề.
I.

Khái niệm về phương pháp quản lí hành chính nhà


nước.

1. Khái niệm.
Phương pháp quản lí hành chính là cách thức thực hiện những chức
năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, cách thức tác động của
chủ thể quản lí hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lí nhằm đạt
được hành vi xử sự cần thiết.
Đặc điểm của phương pháp quản lí hành chính:
- Phương pháp QLHCNN do các chủ thể QLHCNN tiến hành để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình.
Chủ thể sử dụng các phương pháp QLHCNN chủ yếu là các cơ quan hành
chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền trong bộ máy
hành chính nhà nước như: Chính phủ, các Bộ, UBND các cấp, các cơ quan
chuyên môn trực thuộc UBND… và các cán bộ công chức có thẩm quyền
trong các cơ quan này.
Mục đích của việc sử dụng các phương pháp QLHCNN là nhằm tác động tới
đối tượng quản lý để đảm bảo hành vi xử sự cần thiết của đối tượng quản lý
nhằm duy trì trật tự quản lý hoặc thực hiện các chủ trương, chính sách của
2


chủ thể quản lý.
- Phương pháp QLHCNN là cách thức thực hiện quyền lực nhà nước trong
quản lý.
- Những phương pháp quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước được
thể hiện dưới những hình thức QLHCNN nhất định và được tiến hành trong
giới hạn do pháp luật quy định.
Phương pháp QLHCNN được thể hiện dưới những hình thức như: ban hành
VBQPPL, ban hành văn bản ADQPPL, thực hiện các hoạt động khác mang
tính pháp lý…

Ngoài ra, phương pháp QLHCNN phải được tiến hành trong khuôn khổ của
pháp luật, nhất là những phương pháp có tính chất hạn chế quyền của đối
tượng quản lý. Các phương pháp này được pháp luật quy định chăt chẽ về
thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng.
2. Cách phương pháp quản lí hành chính nhà nước.
-Phương pháp thuyết phuc.
-Phương pháp cưỡng chế.
-Phương pháp hành chính.
-Phương pháp kinh tế.

II. Vai trò của phương pháp thuyết phục và cưỡng chế
trong quản lí hành chính nhà nước.
1.Phương pháp thuyết phục.
1.1. Khái niệm:
Hiểu một cách thông thường, thuyết phục là làm cho người khác thấy
đúng, thấy hay mà tin và làm theo.

3


Thuyết phục trong quản lí hành chính nhà nước là làm cho đối tượng
quản lí hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định
hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định
1.2.Vai trò của phương pháp thuyết phục trong quản lí hành chính nhà
nước.
Phương pháp thuyết phục do chủ thể quản lí hành chính nhà nước sử
dụng để tác động lên đối tượng quản lí nhằm thực hiện chức năng và nhiệm
vụ của mình. Phương phát thuyết phục giáo dục cảm hoá là một trong những
phương pháp quản lý quan trọng nhất đem lại hiệu quả cao nhất. Phương
phát này thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN, thể hiện truyền thống nhân

đạo của dân tộc ta.
Bản chất của phương pháp thuyết phục là làm cho đối tượng quản lí
hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện hoặc tránh thực hiện những hành vi
nhất định. Thông qua thuyết phục, các chủ thể của quản lí hành chính nhà
nước ( chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước ) giáo dục cho mọi công
dân nhận thức đúng đắn về kỉ cương xã hội, kỉ luật nhà nước, động viên họ
tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Các tổ chức xã hội là
chỗ dựa vững chắc của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc nâng
cao ý thức pháp luật của công dâ, trong việc đảm bảo và mở rộng dân chủ.
Trong quản lí hành chính nhà nước, các chủ thể quản lí được sử dụng quyền
lực của nhà nước, được sử dụng các biện pháp cưỡng chế bắt buộc, tuy
nhiên không phải lúc nào cũng áp dụng biện pháp cưỡng chế, theo đó,
phương pháp quản lí chủ yếu là phương pháp thuyết phục.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, hoạt động của các
cơ quan nhà nước nói chung, các cơ quan quản lí hành chính nói riêng là để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, để đảm bảo sự phát triển
mọi mặt của các tầng lớp nhân dân. Do đó, lợi ích của chủ thể quản lí hành
4


chính nhà nước và đối tượng quản lí hành chính nhà nước không mâu thuẫn,
đối lập nhau mà thống nhất với nhau. Chính vì vậy phương pháp thuyết phục
có cơ sở xã hội vững chắc và không riêng gì trong quản lí hành chính nhà
nước, mà trong tất cả hoạt động của mình, phương pháp chủ yếu được các
chủ thể quản lí nhà nước sử dụng là phương pháp thuyết phục.
Qua thực tiễn cho thấy, những nhiệm vụ và mục tiêu của quản lí hành
chính nhà nước chỉ có thể được thực hiện thông qua sự tự giác ý thức chấp
hành pháp luật của người dân. Hiệu quả của sự tự giác bao giờ cũng tốt hơn
sự cưỡng chế, ép buộc phải thực hiện.
Ví dụ như việc phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia

bảo vệ an ninh tổ quốc, an toàn trật tự xã hội…Hưởng ứng phong trào trên,
nhiều nơi hăng hái tham gia, bên cạnh đó còn có những sáng tạo, nhiều mô
hình hay để lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm và trật tự an toàn xã
hội.
Sự đa dạng của các đối tượng quản lí đòi hỏi những biện pháp tác
động khác nhau nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Phương pháp thuyết phục
được thể hiện dưới những biện pháp khác nhau như giải thích, nhắc nhở, tổ
chức, giáo dục, kêu gọi, tuyên truyền…Các biện pháp này phù hợp với
những yêu cầu cơ bản của các phương pháp quản lí hành chính nhà nước.
Đồng thời, tính khả thi, khả năng thực hiện trên thực tế gặp nhiều điều thuận
lợi.
Phương pháp thuyết phục đã thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt. Sự tác
động lên các đối tượng quản lí phù hợp với đặc điểm và thực trạng của đối
tượng quản lí ở một số thời điểm, hoàn cảnh và điều kiện nhất định.
2. Phương pháp cưỡng chế.
2.1. Khái niệm

5


-Khái niệm: Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong
những trường hợp pháp luật quy định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm
buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện
những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối
với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của các cá nhân.
Ví dụ: Cảnh sát giao thông phát hiện một người tham gia điều khiển phương
tiện giao thông có hành vi vi phạm an toàn giao thông, chiến sĩ cảnh sát giao
thông thực hiện đình chỉ hành vi vi phạm của người này. Đây là biểu hiện
của phương pháp cưỡng chế.

2.2. Vai trò của cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước.
Trong giai đoạn hiện nay, cưỡng chế có vai trò rất quan trọng trong
việc đảm bảo pháp chế và kỉ luật nhà nước. Nhà nước ta trong giai đoạn hiện
nay vẫn còn nhiều tội phạm và vi phạm pháp luật, các thế lực thù địch luôn
tìm cách chống phá trật tự quản lí hành chính nhà nước của nước ta, bên
cạnh đó vẫn còn một số người dân vẫn còn một số bộ phận người dân có ý
thức chấp hành pháp luật kém, vẫn không tự giác chấp hành các quy định
của pháp luật.
Nếu không có cưỡng chế thì kỉ luật nhà nước không được bảo đảm,
pháp chế không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội
phát triển, cho kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá nhà nước.
Cưỡng chế là bạo lực dựa trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm việc
tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kỉ luật nhà nước, đồng thời ừa đảm bảo
quyền lợi chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Biện pháp cưỡng chế được sử dụng ở những trường hợp cần thiết, khi
phương pháp thuyết phục không đạt lại hiệu quả như mong đợi. Cưỡng chế

6


có một phần vai trò trong việc răn đe các đối tượng quản lí khác, để họ thấy
được sự nghiêm minh của pháp luật.
Các loại cưỡng chế nhà nước đều nhàm tới các đội tượng có hành vi
vi phạm pháp luật, như cưỡng chế hình sự đối với người có hành vi phạm tội
hoặc bị tình nghi phạm tội; cưỡng chế dân sự đối với người có hành vi vi
phạm dân sự, gây thiệt hại cho nhà nước, công dân…; cưỡng chế kỉ luật có
đối tượng là những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm kỉ luật nhà nước; và
cưỡng chế hành chính áo dụng cho các đối tượng cá nhân hay tổ chức có
hành vi vi phạm hành chính.
3. Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp

cưỡng chế.
Giữa thuyết phục giáo dục cảm hoá với cưỡng chế có mối quan hệ gắn
bó:
- Để đảm bảo việc thực thi pháp luật đúng đắn, hợp lý ,có hiệu quả tuỳ
trong từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng trước hoặc sau. không phải lúc
nào cũng coi trọng biện pháp này mà coi lơ là biện pháp kia. Việc sử dụng
phương pháp cưỡng chế không có ý nghĩa khi có khả năng đảm bảo thực
hiện quyết định thông qua thuyết phục.
- Các phương pháp trên được sử dụng nhằm mục đích cuối cùng là
bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ quản lí tương ứng,những nhiệm vụ quản
lí được thực hiện bằng cách ban hành những quyết định quản lí ở những cấp
khác nhau.Những quyết định này được thực hiện trên cơ sở khuyến khích
hoặc trên cơ sở thực hiện chỉ thị có tính chất bắt buộc.
- Để hoạt động đem lại hiệu quả cần phải chú ý đúng mức sự kết hợp
giữa cưỡng chế và thuyết phục. Thuyết phục và cưỡng chế không thể hiện
một cách độc lập mà bổ sung cho nhau. Việc đưa ra quyết định bắt buộc
thường đi liền với công tác giải thích, hướng dẫn, vận động...
7


+ Nếu không có cưỡng chế nhà nước thì kỷ luật nhà nước sẽ bị lung
lay, pháp chế XHCN không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho tệ
nạn xã hội phát triển, kẻ thù giai cấp và kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá
cách mạng .
+ nếu không có thuyết phục thì hoạt động quản lý nhà nước cũng kém
hiệu quả, không động viên được sự tự giác chấp hành pháp luật của nhân
dân, không nâng cao được ý thức pháp luật và tinh thần tự chủ, không đảm
bảo tính chất mềm dẻo thực hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc, sẽ làm
thay đổi bản chất của nhà nước .
- Nếu chỉ chú trọng cưỡng chế nhà nước sẽ trở thành nhà nước bạo lực,

nhà nước của cảnh sát .
- Do vậy cần pải kết hợp chặt chẽ hài hoà giữa 2 phương pháp quản lý
và cần phải :
+ Nếu chỉ chú trọng cưỡng chế nhà nước sẽ trở thành nhà nước bạo lực,
nhà nước của cảnh sát .
+ Không có thuyết phục thì hoạt động QL kém hiệu quả vì không
nâng cao ý thức của ND đươc,không động viên được sự tự giác chấp
hành,ủng hộ của ND.
+Trong thực tế ,thuyết phục và CC ko thể thể hiện 1 cách độc lập mà
bổ sung cho nhau.Việc đưa ra những quyết định bắt buộc thường đi liền
với công tác giải thích,hướng dẫn,vận động.

C.Kết luận.
Quản lí là sự tác động đến nhận thức và hành vi của con người.
Thuyết phục là một trong số những biện pháp và cách thức khác nhau để bảo
đảm hành vi được xử sự một cách tự giác và cưỡng chế để bắt đối tượng liên
quan thực hiện hành vi xử sự cần thiết. Phương pháp cưỡng chế và phương

8


pháp thuyết phục phát huy vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà
nước.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Trường đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật Hành
chính Việt Nam”, nhà xuất bản công an nhân dân.

- Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật
hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia, Hà
Nội, 2005
-



- />
10



×