Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ VÀ ĐỘ DI ĐỘNG CỦA TINH TRÙNG BẰNG BUỒNG ĐẾM MAKLER,BUỒNG ĐẾM NEUBAUER VÀ MÁY PHÂN TÍCH TINH TRÙNG TỰ ĐỘNG SQA - IIB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.06 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HÀ THỊ BÍCH NGỌC

ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ VÀ ĐỘ DI ĐỘNG CỦA
TINH TRÙNG BẰNG BUỒNG ĐẾM MAKLER,
BUỒNG ĐẾM NEUBAUER VÀ MÁY PHÂN
TÍCH TINH TRÙNG TỰ ĐỘNG SQA - IIB

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HÀ THỊ BÍCH NGỌC

ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ VÀ ĐỘ DI ĐỘNG CỦA
TINH TRÙNG BẰNG BUỒNG ĐẾM MAKLER,
BUỒNG ĐẾM NEUBAUER VÀ MÁY PHÂN
TÍCH TINH TRÙNG TỰ ĐỘNG SQA - IIB


Chuyên nghành

: Mô học - Phôi thai học

Mã số

: 60.72.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS: Nguyễn Thị Bình

HÀ NỘI - 2011


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này,
tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Nguyễn Thị Bình, Chủ nhiệm Bộ môn Mô Phôi - Trường Đại học Y
Hà Nội, người thầy đã định hướng, tận tình dìu dắt, hướng dẫn, bổ sung cho
tôi nhiều kiến thức chuyên ngành và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn TS. Nguyễn Khang Sơn – Phó trưởng Bộ môn Mô
Phôi, Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã giúp cho tôi nhiều kiến thức
và ý kiến quý báu để cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong hội
đồng khoa học thông qua đề cương và bảo vệ luận văn, đã đóng góp nhiều ý
kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn tốt

nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô, các anh chị trong Bộ môn
Mô Phôi, Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất
trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau
đại học Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới cha, mẹ, chồng con, anh chị
em trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ những khó
khăn với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội ngày 20 tháng 11 năm 2011

Hà Thị Bích Ngọc


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Đánh giá mật độ và độ động của tinh
trùng bằng buồng đếm Makler, buồng đếm Neubauer và máy phân tích tinh
trùng tự động SQA-IIB” là đề tài do bản thân tôi thực hiện.
Các số liệu trong bản luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được
công bố ở bất kỳ ở một công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Thị Bích Ngọc


CHỮ VIẾT TẮT

CS


: Cộng sự

FSH

: Follicle Stimulating Hormon

GnRH

: Gonadotropin Releasing Hormon

LH

: Luteinzing Hormon

SQA-IIB

: Sperm Quality Analysis – Institue for Independent Business /
Phân tích chất lượng tinh trùng - Viện nghiên cứu kinh doanh
độc lập.

TT

: Tinh trùng

PR

: Progressive motility

NP


: Non- Progressive motility

IM

: Immotility

VS

: Vô sinh

VSNP

: Vô sinh nguyên phát

VSTP

: Vô sinh thứ phát

WHO

: World Health Organization/ Tổ chức Y tế thế giới


6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tinh trùng lần đầu tiên được mô tả bởi Leeuwenhoek và Hamm vào đầu
năm 1677, nhưng chưa hiểu được vai trò của TT trong quá trình thụ tinh. Cho
đến năm 1830, Prevost và Dumas đã chứng minh tinh trùng rất cần thiết cho

sự thụ tinh [Trích dẫn theo 24] . Trước những năm 1950, vẫn chưa xác định
được mối quan hệ giữa chất lượng tinh trùng với khả năng có thai [2 5][60].
Makleod (1942), Makleod và Gold (1953), Eliasson (1971) và Helliga
(1949, 1976) đã có những phân tích tinh dịch trên cơ sở khoa học và các k ỹ
thuật của họ vẫn được coi là tài liệu tham khảo cho nhiều p hương pháp tiên
tiến sau này [Trích dẫn theo 34].
Phân tích tinh dịch bao gồm một tập hợp các số đo, mô tả (mật độ, độ
di động, hình thái) của tinh trùng và các thông số tinh dịch [36].
Aitken R.J và cộng sự (1991) đã cho thấy: Có thể đánh giá được chất
lượng tinh dịch bằng cách đếm số lượng về mật độ, di động và hình thái của
tinh trùng. Đồng thời tác giả nghiên cứu thấy 75% đàn ông có khả năng sinh
sản khi có số lượng tinh trùng > 20 triệu /ml tinh dịch [26].
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc khám bệnh đã
chẩn đoán tìm ra nguyên nhân vô sinh cho các cặp vợ chồng ngày càng được
quan tâm nhiều hơn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, đời sống
của con người càng được nâng cao thì tỉ lệ vô sinh đang ngày càng gia tăng [7]
[33].
Một thực tế, ở Việt Nam vẫn thường nghĩ nguyên nhân vô sinh là do
người vợ, nên việc chẩn đoán vô sinh nữ đã được nghiên cứu và áp dụng rất
nhiều. Trong khi đó, chẩn đoán vô sinh nam mới được quan tâm trong những
năm gần đây [13].


Nguyên nhân vô sinh nam do rất nhiều nguyên nhân và yêu cầu phải
đánh giá toàn diện để có được chẩn đoán chính xác. Việc phân tích tinh dịch
đồ, là một xét nghiệm rất cần thiết không thể thiếu khi thăm khám một cặp vợ
chồng vô sinh. Đồng thời phân tích chính xác các thông số của tinh dịch sẽ
góp phần quan trọng cho việc đánh giá mức độ vô sinh nam để đưa ra các
phương pháp điều trị hợp lý nhất cho bệnh nhân [32] [42].
Hiện nay, tại Việt Nam, ở các trung tâm xét nghiệm có phương pháp

làm tinh dịch đồ khác nhau. Tuy nhiên, để so sánh về chất lượng và độ chính
xác của các phương pháp còn ít nghiên cứu. Trên thực tế, đánh giá được kết
quả chính xác của tinh dịch đồ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc chẩn đoán
và theo dõi điều trị trong vô sinh, mặt khác tránh được lãng phí cho người
bệnh và xã hội. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá mật độ và độ di động của tinh trùng bằng buồng đếm Makler, buồng
đếm Neubauer và máy phân tích tinh trùng tự động SQA – IIB”.
Mục tiêu của đề tài:
1- So sánh kết quả đánh giá mật độ và độ di độngcủa tinh trùng ở
các mẫu tinh dịch trong giới hạn bình thường bằng buồng đếm
Makler, buồng đếm Neubauer và máy phân tích tinh trùng tự
động SQA- IIB.
2- Đánh giá ưu, nhược điểm của 3 phương pháp này.


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình vô sinh
1.1.1. Khái niệm vô sinh và tỉ lệ vô sinh.
Một cặp vợ chồng có sức khỏe bình thường, sau 12 tháng chung sống
sinh hoạt tình dục bình thường mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai
nào nhưng người vợ không có thai thì được xếp vào nhóm vô sinh [13].
Trên phạm vi toàn thế giới tỉ lệ các cặp vợ chồng mắc vô sinh rất khác
nhau, ước tính khoảng 3-5% [44]. Theo tài liệu của WHO tỉ lệ mắc vô sinh
vào khoảng 8% trong các cặp vợ chồng [60].
Ở Việt Nam theo số liệu điều tra dân số cho thấy tỉ lệ vô sinh vào năm
1980 là 7-10% thì đến năm 1982 tỉ lệ này đã tăng lên khoảng 13 -15% tổng số
các cặp vợ chồng đang ở độ tuổi sinh đẻ [13].
Tại hội thảo nam học do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiến hàn h tại
Thành phố Hồ Chí Minh (1995), tác giả Anek Aribarg đã công bố tỉ lệ vô sinh

ở Thái Lan chiếm 12% trong số các cặp vợ chồng đang độ tuổi sinh đẻ [29].
Theo Irvin DS (1998), tần xuất vô sinh nam được báo cáo bởi nhiều
nghiên cứu lớn thay đổi từ < 25% đến trên 60%, số lượng tinh trùng của nam
giới đã giảm còn phân nửa so với 50 năm trước [46].
1.1.2. Nguyên nhân vô sinh và tỉ lệ
Có 2 loại vô sinh: Vô sinh nguyên phát (VSNP) là chưa có thai lần nào,
vô sinh thứ phát (VSTP) là trong tiền sử đã từng có thai ít nhất một lần. V ô
sinh nam là nguyên nhân do người chồng, vô sinh nữ là khi nguyên nhân do
người vợ. Có thể nguyên nhân VS là do cả hai vợ chồng. VS không rõ nguyên


nhân là trường hợp khám và làm hết các xét nghiệm thăm dò mà không phát
hiện ra được nguyên nhân nào có thể giải thích được [12].
Theo tác giả Gerd Ludwig (1990), các nghiên cứu trước cho thấy tỉ
lệ nguyên nhân vô sinh do nam và nữ rất khác nhau, nhưng tác giả lại cho
rằng nguyên nhân VS do người vợ và VS do người chồng là tương đương nhau
[42].
Theo nghiên cứu của John (1993) và Hull (1995) đã đưa ra kết quả
nghiên cứu : 10-30% các cặp vợ chồng VS là do ngu yên nhân phối
hợp[45] [43].
Theo Barker (1993), ở các cặp vợ chồng vô sinh: 1/3

nguyên nhân

do nam, 1/3 nguyên nhân do nữ và 1/3 còn lại do cả hai [Trích dẫn theo 51].
Ở Anh trong số các cặp vợ chồng vô sinh, theo tác giả Khan Khalid và
CS (2005) cho thấy nguyên nhân VS nam là 25%, VS nữ là 50%, còn 2 5%
chưa tìm được nguyên nhân [50].
Ở Việt Nam qua điều tra cho thấy, nguyên nhân VS do vợ và chồng là
tương đương nhau khoảng 40%, nguyên nhân phối hợp là 10%, không rõ

nguyên nhân là 10% [15]. Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Chúc ở Bệnh
viện bà mẹ và trẻ sơ sinh trên 1000 trường hợp VS, thấy VS do nam chiếm
38,3%, do nữ 39,1%, do cả hai là 21,5% [3].
Theo tác giả Ngô Gia Hy (1994), trong số các cặp VS thì nguyên nhân
do chồng chiếm 40%, do vợ là 50%, do cả hai vợ chồng là 10% [8]. Nguyễn
Bửu Triều đưa ra tỉ lệ VS do chồng từ 30 -40% trong các cặp VS [18]. Tác giả
Phan Văn Quý (1997) lại cho rằng tỉ lệ này lên tới 46,5% [16].
Nghiên cứu của Phan Hoài Trung (1999) cho thấy VSNP là 80,18%,
VSTP là 19,82%. [20]


Theo tác giả Nguyễn Xuân Bái (2002) khi nghiên cứu 1000 cặp vợ
chồng VS, thấy có 62% VSNP, 38% VSTP [2].
Nghiên cứu của tác giả Lasen (2000), tiến hành ở 10 trong số 28 quốc
gia ở Châu Phi nhận thấy tỉ lệ VSNP khoảng hơn 3% trong số các cặp vợ
chồng ở độ tuổi sinh đẻ, còn tỉ lệ VSTP lại cao hơn nhiều [54].
Các nguyên nhân chính gây VS ở nam là do không có tinh trùng, thiểu
tinh, tinh trùng không di động, tinh trùng bất thường.
Như vậy qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ VS nói chung và VS nam nói
riêng ngày càng tăng cao. Do đó việc chẩn đoán VS nam phải sớm và chính
xác để làm tỉ lệ VS xuống mức thấp nhất.
1.2. Nghiên cứu về tính chất tinh dịch và quá trình sinh tinh trùng.
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu tinh trùng.
Đầu năm 1677 người ta đã bắt đầu quan sát tinh trùng ở người bằng
cách sử dụng kính hiển vi điện tử cải tiến, Leeuwenhoek và Hamm là những
người đầu tiên quan sát tinh trùng ở người [24] [59].
Từ đầu thế kỷ 19 người ta đã biết rằng tinh trùng rất cần thiết cho sự
thụ tinh, kể từ đó một loạt các xét nghiệm về tinh dịch đã được phát triển vớ
i hy vọng làm rõ có hay không một người đàn ông có thể thụ thai với đối
tác của mình [26].

1.2.2. Tính chất tinh dịch và quá trình sinh tinh trùng.
Tinh dịch là một hỗn dịch gồm tinh trùng và dịch tiết của các tuyến phụ
thuộc đường dẫn tinh. Trong đó tinh trùng chiếmkhoảng 5%, dịch túi tinh
chiếm 46-80%, dịch tuyến tiền liệt khoảng 13-33%, dịch mào tinh 5%, dịch
tuyến hành niệu đạo và tuyến niệu đạo chiếm 2-5% [7] [19] [21].
Quá trình sinh tinh trùng phụ thuộc đầu tiên vào sự phát triển của tinh
hoàn trong bào thai, bắt đầu vào khoảng tuần từ 4-6 tuần tuổi thai. Vào giai
đoạn này, các tế bào mầm sinh dục nguyên thủy ở gờ sinh dục bắt đầu tăng
sinh . Một số tế bào sinh dục nguyên thủy sẽ thoái hoá, số còn lại biệt hoá


thành tiền tinh nguyên bào và ngưng ở giai đoạn này. Đến khoảng từ lúc sinh
đến 6 tháng tuổi, các tế bào này bắt đầu biệt hoá thành tinh nguyên bào và
tăng sinh . Sau đó, đến tuổi dậy thì các tinh nguyên bào này bắt đầu quá trình
giảm phân để tạo ra các tinh bào.
Tinh trùng được sinh ra tại các ống sinh tinh trong tinh hoàn. Sau đó,
tinh trùng đi vào mào tinh để trải qua giai đoạn trưởng thành cuối cùng trước
khi xuất tinh. Nếu không có hiện tượng phóng tinh, tinh trùng sẽ chết, thoái
hoá và bị hấp thu bởi biểu mô của mào tinh .
● Tinh hoàn
Tinh hoàn có 2 chức năng liên hệ chặt chẽ với nhau: sinh giao tử ( sinh
tinh trùng) và tổng hợp nội tiết tố sinh dục.

Hình 1.1 .Cấu tạo của tinh hoàn [11].


● Ống sinh tinh
Ống sinh tinh là cấu trúc giải phẫu quan trọng, nơi diễn ra quá trình hình
thành tinh trùng. Bao gồm các thành phần: màng đáy, biểu mô sinh tinh, các
tế bào sertoli.


Hình 1.2. Cấu tạo ống sinh tinh [6]
Tinh trùng được tạo ra từ tế bào dòng tinh nằm trong các ống sinh tinh
của tinh hoàn và được biệt hóa hoàn toàn trong đường dẫn tinh.
Quá trình sinh tinh diễn ra qua các giai đoạn : gián phân, giảm phân và
thay đổi hình dạng, quá trình này kéo dài khoảng 70 ± 4 ngày. Số lượng TT
được tạo ra mỗi ngày khoảng 150 triệu. [11] [18].
Khi mới ra khỏi ống sinh tinh, tinh trùng chưa có khả năng tự di chuyển
và thụ tinh. Trong khi được vận chuyển trong những đoạn đầu của đường dẫn
tinh, tinh trùng có những biến đổi về hình thái, hoá học để tự di chuyển và có
khả năng thụ tinh, quá trình này diễn ra từ 12 -21 ngày. [13] [19].
1.2.3. Các rối loạn trong quá trình tạo tinh trùng và bài tiết tinh trùng.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu thấy rằng, khả năng sinh sản của nam phụ


thuộc vào số lượng và chất lượng của tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh giớ i
[8] [18].
Rối loạn quá trình tạo tinh trùng.

Quá trình tạo tinh trùng có thể bị rối loạn do nguyên nhân ngoài tinh
hoàn và tại tinh hoàn: Rối loạn chức năng vùng dưới đồi - tuyến yên, thiếu hụt
thụ thể androgen, rối loạn các tuyến nội tiết. Các bệnh lý tại tinh hoàn như
tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ…
● Rối loạn bài tiết tinh trùng: có thể do các dị tật bẩm sinh như: teo ống
dẫn tinh hai bên, teo chỗ nối đầu và thân mào tinh hoàn, hoặc do các d ị tật
mắc phải khi phẫu thuật (mổ thoát vị )…
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố bên ngoài cũng ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng tinh trùng. Trịnh văn Bảo (1993) khi nghiên cứu
tinh dịch của 362 cựu chiến binh Việt Nam thấy mật độ tinh trùng giảm, tỉ lệ
tinh trùng dị dạng tăng ở nhóm đã từng tiếp xúc với chất độc da cam trong

chiến tranh hoá học ở Việt Nam [1].
Theo tác giả Hồ Mạnh Tường (2000) các yếu tố gây giảm chất lượng và
số lượng tinh trùng ở nam giới như uống rượu, bia, hút thuốc lá, bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục; dùng kháng sinh không đúng chỉ định; thói quen
trong sinh hoạt làm tăng nhiệt độ ở tinh hoàn dẫn đến hậu quả làm giảm sản
xuất tinh trùng như mặc quần chật, lái xe, tắm bồn nước nóng, sóng điện thoại
di động [21]. Theo Lê Minh Chính (2001) trong vô sinh nam, nguyên nhân do
viêm nhiễm sinh dục là 29,36%, do liên quan đến hoá chất sử dụng nông
nghiệp là 16,5% [5].
Trên thế giới tác giả Taresenko và CS đã có báo cáo về hiện tượng ít
tinh trùng và giảm sinh lực của nam giới làm việc trong nhà máy sản xuất
acid boric và trong cộng đồng nơi mà có hàm lượng cao của Bo trong nước


giếng phun. Nghiên cứu của Parizek năm 1964 cho thấy Cadimi có ảnh hưởng
tới tất cả các loại tế bào sinh tinh, trừ tinh trùng trưởng thành. Một báo cáo
khác cho thấy có 76 trong 133 công nhân sản xuất thuốc trừ sâu có hiện tượng
ít tinh trùng [Trích dẫn theo 9].
Theo tác giả Dhaliwal L.K. và CS (2000), sau khi nghiên cứu 400 cặp
vợ chồng vô sinh, các tác giả cho rằng tuổi của người chồng liên quan đến tỉ
lệ mang thai. Các bất thường đường niệu, sinh dục có mối tương quan với mật
độ TT thấp, bất thuờng về di động, hình thái [39].
Còn giáo sư Wang Yifei (1999), cho rằng ô nhiễm môi trường trong
quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá cũng là nguyên nhân làm suy giảm
mật độ tinh trùng. Những cặp vợ chồng bị thiếu cân hay béo phì, ở nữ gây rối
loạn kinh nguyệt còn ở nam ảnh hưởng số lượng, chất lượng tinh dịch [68]
1.3. Những nghiên cứu về mật độ và độ di động của tinh trùng ở trên thế
giới và ở Việt Nam.
1.3.1. Ở Việt Nam.
Mặc dù lĩnh vực hỗ trợ sinh sản mới đặc biệt phát triển ở Việt Nam

trong vòng hơn mười năm nay, nhưng những nghiên cứu vô sinh nam cũng đã
được một số tác giả quan tâm tới từ rất lâu.
Tác giả Trần Ngọc Can (1972), đã tiến hành nghiên cứu 30 nam giớ i
đã có con và hầu hết vợ đang mang thai, kết quả cho thấy : mật độ TT thấp
nhất là 48 triệu/ml, tỉ lệ TT di động thấp nhất là 40% và di động khỏe thấp
nhất là 30% [4].
Theo tác giả Nguyễn Khắc Liêu (1999), trong số vô sinh thứ phát thì vô
sinh nam không có tinh trùng chiếm 7,1% [12].


Trần Xuân Dung (2000), qua phân tích 501 bệnh án của các cặp vợ
chồng vô sinh thấy có > 50% các trường hợp VS do giảm số lượng TT và khả
năng hoạt động của TT [6].
Nghiên cứu của Trần Đức Phấn và CS (2001) trên 420 mẫu tinh dịch
người chồng của các cặp VS thấy có: 56% chất lượng tinh dịch dịch dưới mức
bình thường; trong đó nguyên nhân do TT di động kém là 51,9%, do số lượng
TT ít là 16,43%, do không có TT trong tinh dịch là 10,24% [14]
Nguyễn Xuân Bái (2001), nghiên cứu 1000 cặp vợ chồng VS nhận
thấy, chỉ có 40% số cặp vợ chồng có tinh dịch đồ bình thường, còn 60% có
tinh dịch đồ bất thường, và trong số tinh dịch bất thường thì bất thường về
khả năng di động TT chiếm tỉ lệ cao nhất: 28,7%; tiếp đến là mật độ TT :
25,4% . Đồng thời tác giả cũng chỉ ra, những người chồng không có TT trong
tinh dịch, hoặc TT ít, yếu và dị dạng ở những cặp VSNP chiếm tỉ lệ cao
hơn nhiều so với những cặp VSTP (p< 0,001 và p< 0,05); khả năng của TT
di động kém gặp nhiều hơn ở những mẫu có tỉ lệ hình thái bất thường cao
(p < 0,001), và có mật độ TT thấp ( p< 0,001); tỉ lệ TT có hình thái bất thường
cao thường gặp ở những mẫu có mật độ TT ít ( p <0,001) [2].
Nguyễn Xuân Quý và CS (2004), khảo sát đặc điểm của 396 cặp vợ
chồng đến điều trị tại khoa hiếm muộn Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, kết quả:
77,3% có bất thường tinh dịch đồ, trong đó vô tinh chiếm tỉ lệ 10,1%, thiểu

tinh là 27,3%, tỉ lệ tinh dịch đồ có TT di động kém là 71,9% [17].
1.3.2 Trên thế giới.
Trên thế giới cũng có rất nhiều các nghiên cứu về đặc điểm của tinh dịch.
Tác giả Amaler R.D. và CS sau khi nghiên cứu đã kết luận, những
trường hợp có mật độ TT cao > 650triệu/ ml thì khả năng di động của TT kém
mặc dù TT có hình thái bình thường [25].


Lee Hy (1970) phân tích tinh dịch trên 840 trường hợp, kết quả 51%
không có TT, 34% TT ít; Abmeds (1974) phân tích tinh dịch cho 326 người
kết quả 14,5% số lượng TT giảm. Tại khoa Phụ sản Trường Đại học Charles
nước cộng hoà Czech, Rezacova và CS (1999) đã tiến hành xét nghiệm tinh
dịch ở101 người chồng ở các cặp vô sinh, kết quả c ó 44% số cặp có tinh dịch
đồ bất thường. Một công trình nghiên cứu hồi cứu trên một quần thể lớn,
những cặp VS được thực hiện tại bệnh viện Trường Đại học Count y ở Mỹ cho
kết quả: có 52% số mẫu tinh dịch có ít nhất một thông số bất thường ( mật độ,
di động, hình thái ); trong đó 51% số mẫu bất thường về tỉ lệ TT di động ;
18% số mẫu bất thường về mật độ TT, 14% số mẫu bất thường về hình thái và
4% không có TT trong tinh dịch [trích dẫn theo 27].
Tại Venezuela từ 1981-1995, một nghiên cứu hồi cứu trên 2313 nam
giới của những cặp VS cho thấy: Có 9,1% số nam giới không có TT; 18,8% bị
thiểu tinh; 63,1% có mật độ TT khoảng 20-200 triệu/ml và 9% có mật độ TT
> 200 triệu/ml [38].
Guzick D.S. và CS (2001), khi so sánh 765 cặp vợ chồng vô sinh và
696 cặp vợ chồng không vô sinh, nhận thấy: Đối với các cặp VS; mật độ tinh
trùng < 13,5 triệu/ml, độ di động (a+b) < 32%. Đối với các cặp vợ chồng bình
thường, mật độ TT > 48 triệu/ml, độ di động > 63% [Trích dẫn theo 23].
Theo tác giả Cooper và CS (2010), lấy mẫu tinh dịch của 4500 ngườ i
đàn ông có khả năng sinh sản tại 14 quốc gia trên 4 lục địa kết quả: Tổng số
TT 39 triệu/ một lần xuất tinh; mật độ TT >15 triệu/ml, di động 32% [33].

Theo thời gian mật độ TT có xu hướng giảm đi; ở Đan Mạch tác giả
Bostofte khi nghiên cứu 1000 mẫu tinh dịch thấy mật độ TT năm 1952 là 73
triệu/ml, nhưng 20 năm sau chỉ còn là 54,5%triệu/ml. Ở Thụy Điển cũng tác
giả này nghiên cứu 185 mẫu tinh dịch thấy mật độ TT giảm rõ rệt từ mức 109
triệu/ml vào năm 1960 xuống 65 triệu/ml vào năm 1980. Tại Mỹ, sự suy giảm


mật độ là 1,5 triệu/ml/năm. Còn ở Anh theo kháo sát của các chuyên gia Anh
đã ghi nhận số lượng TT hiện nay giảm khoảng 2% mỗi năm. Ở Châu Âu là
3,13 triệu/ml/năm [trích dẫn theo 60].
Takahashi và CS (1989) khi kiểm tra 173 mẫu tinh dịch của các bệnh
nhân nam VS tại khoa Niệu học Trường Đại học Y khoa Cfu (Nhật Bản), thấy
có 62 mẫu không có TT (35,8%), 34 mẫu giảm số lượng TT nghiêm trọng
(19,6), 17 mẫu giảm số lượng mức độ vừa (9,8%) và 60 mẫu có tinh dịch đồ
bình thường (34,7%) [trích dẫn theo 20].
Tác giả Ayalac, Steiber. E. (1996) đã nghiên cứu thấy rằng những bệnh
nhân có số lượng TT < 20 triệu/ml thì khả năng sinh sản suy giảm đáng kể,
tuy nhiên các tác giả cũng nhấn mạnh rằng những bệnh nhân đó chưa hẳn
là VS [trích dẫn theo 13].
Theo giáo sư Wang Yifei (1999), ở Trung Quốc số lượng TT giảm
mạnh từ 100 triệu/ml tinh dịch 40 năm trước xuống chỉ còn 2 -40 triệu/ml
tinh dịch trong những năm gần đây [68].
Theo nghiên cứ của tác giả Cooper và CS (2010) cho thấy một số ngườ i
đàn ông có mật độ TT > 20 triệu/ml lại có tỉ lệ TT di động thấp, ngược lại có
người đàn ông có mật độ TT < 20 triệu/ml vẫn có khả năng sinh sản vì có tỉ lệ
TT di động cao (> 60%) [33].
1.4. Tinh dịch đồ
1.4.1. Tiêu chuẩn của một tinh trùng bình thường.
Tinh trùng được coi là bình thường: khi cả đ ầu, cổ, đuôi đều bình
thường [47] [64].

- Đầu: Hình bầu dục có chiều dài từ 5 -6 μm; rộng từ 2,5 -3,5 μm; tỉ
lệ dài/ rộng =1,5 -1,75; túi cực đầu chiếm 40 -70% vùng đầu.


- Cổ: Thon gắn thẳng trục với đầu; chiều ngang khoảng 1μm; chiều dài
bằng 3/2 chiều dài đầu.
- Đuôi: Thẳng, thon nhỏ hơn phần cổ, dài 45 μm không cuộn.

Hình 1.4. Tinh trùng bình thường
Tinh trùng di động tiến tới là TT di chuyển thẳng về phía trước; TT
được coi là di động nhanh khi trong một giây nó di chuyển một khoảng cách
lớn hơn 5 lần chiều dài đầu hay 1/2 chiều dài đuôi; TT di động tròn gọi là TT
di động nhưng không tiến tới [66].
1.4.2. Tiêu chuẩn của một mẫu tinh dịch đồ bình thường.
Tại các thời điểm khác nhau và ở các quốc gia khác nhau, các nhà
nghiên cứu đã đưa ra những mẫu tiêu chuẩn của một mẫu tinh dịch đồ bình
thường khác nhau.
* Tinh dịch đồ bình thường theo Guerker (1956) [trích dẫn từ 2].
- Mật độ tinh trùng

: 60 – 100 triệu/ml.

- Tỉ lệ di động

: 70 -80%.

- Tỉ lệ hình thái bình thường : > 80%
* Tinh dịch đồ theo Lumbroso (1971) [trích dẫn từ 2].
- Thể tích tinh dịch


: 2 -5 ml.


- Mật độ tinh trùng

: 40 -50 triệu/ml.

- Tỉ lệ di động trong giờ đầu : 60 -70%
- Hình thái bình thường

: > 70%

- Tỉ lệ bạch cầu và tế bào non : <10%
* Theo Trần Ngọc Can (1972) [trích dẫn từ 2]
- Thể tích tinh dịch

: >2ml

- Mật độ tinh trùng

: > 50 triệu/ml

-Tỉ lệ di động

: > 50%

-Di động khỏe

: >40%


- Hình thái bình thường

: > 80%

- Tỉ lệ bạch cầu và tế bào tròn : < 1%
* Theo Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương (1992) [10]
- Thể tích tinh dịch

: ≥ 1,5ml

- pH

: 7,0 -8,2%

- Mật độ tinh trùng

: ≥ 40 triệu/ ml

- Tỉ lệ khỏe

: ≥40%

- Hình thái bình thường

: ≥ 60%

Do tính chủ quan trong quá trình xét nghiệm, nên cần có sự thống nhất
cách đánh giá, việc chuẩn hoá các phương pháp khảo sát tinh dịch ở người
cần được thực hiện theo các khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO).
Cuốn sách laboratory manual for the examination of Human Semen-cervical

mucus interaction do WHO phát hành lần đầu tiên vào năm 1980. Phiên bản
lần hai vào năm 1987, và lần ba vào năm 1992, lần thứ tư vào năm 1999, và
phiên bản cuối cùng lần thứ năm là phiên bản được xuất bản mới nhất trong
năm 2010 [67].


* Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO 1999) [66]
- Thể tích tinh dịch

: ≥ 2ml

- pH

: 7,2 -8,0

- Độ ly giải

: ≤ 30 phút

-Độ nhớt

: 0; 1+ (Nhỏ giọt bằng pipette Paster,
giọt dài < 2cm)

- Mật độ tinh trùng

: ≥ 20 triệu/ ml

- Tổng số tinh trùng


: ≥ 40 triệu/ một lần xuất tinh

- Tỉ lệ sống

: ≥ 75%

- Tỉ lệ tinh trùng di động

:

≥ 25% di động tiến tới nhanh (loại

a), hoặc ≥ 50% di động tiến tới nhanh
và chậm (loại a + b)
- Tỉ lệ tinh trùng có hình thái bình thường: ≥ 30%
- Bạch cầu

: < 1 triệu/ml

* Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO 2010) [67].
- Thể tích

: 1,5ml

- pH

: > 7,2

- Thời gian ly giải


: 15 -60 phút

- Độ quánh

: 0;1+

- Mật độ tinh trùng

: ≥ 15 triệu/ml

- Tổng số tinh trùng

: ≥ 39 triệu/ một lần xuất tinh


-Di động

: PR ≥ 32% hoặc PR +NP ≥ 40%

(PR: TT di động tiến tới ; NP

: TT di động nhưng không tiến tới).

- Hình dạng bình thường

: ≥ 4%

- Tỉ lệ TT sống

: ≥ 58%


- Bạch cầu

: < 1 triệu/ml

Qua các tiêu chuẩn về một mẫu tinh dịch đồ bình thường của các tác
giả khác nhau đưa ra vào các thời điểm khác nhau chúng ta có thể nhận thấy:
+ Các thông số về tinh dịch ngày càng chi tiết hơn, tác giả Guerker
(1956) mới đưa ra được một thông số về tỉ lệ TT di động, nhưng đến năm
1999 tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra thông số tỉ lệ TT tiến tới nhanh và chậm.
+ Các chỉ tiêu về mật độ tinh trùng và tỉ lệ di động, hình thái bình
thường ngày càng giảm thấp, nhưng để có một kết quả chính xác phải tuân
theo phương pháp làm tinh dịch đồ nghiêm ngặt của WHO.
+ Đánh giá TT di động theo phiên bản của WHO năm 1999, đề nghị TT
di động tiến tới được phân thành 2 loại nhanh và chậm, với tốc độ tiến tới
25μm/giây cho TT loại A, tiến tới chậm hơn cho TT loại B. Điều này khó xác
định đặc điểm tiến tới trước một cách chính xác mà không chủ quan. Do đó
năm 2010 WHO đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá sự di động của TT như sau: Di
động tiến tới (PR)TT di động tiến tới trước, tốc độ di chuyển không quan
trọng; di động không tiến tới (NP), TT di chuyển khó khăn, di động tại chỗ;
TT không di động (IM) [66] [67].
Như vậy cùng với thời gian, các thông số về tinh dịch đồ ngày càng
được chi tiết hóa, bổ sung và hoàn thiện hơn.


1.4.3. Các phương pháp đánh giá tinh dịch.
Tinh dịch đồ là xét nghiệm cơ bản có thể cung cấp các thông tin chi tiết
về các chỉ số của tinh trùng trong tinh dịch nam giới. Chất lượng mẫu tinh
dịch có thể được đánh giá bằng máy phân tích tự động hoặc bằng các phương
pháp thủ công (sử dụng buồng đếm). Hiện nay có nhiều loại buồng đếm và

nhiều loại máy phân tích tự động. Trong số đó buồng đếm Makler, buồng
đếm Neubauer và máy phân tích tự động SQA-IIB vẫn đang được nhiều trung
tâm xét nghiệm sử dụng.
1.4.3.1. Buồng đếm Makler[55].
Buồng đếm Makler được phát minh bởi nhà khoa học Israel, Makler
vào năm 1978, được thiết kế đặc biệt cho tinh dịch không pha loãng và đã
được sử dụng trong nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới.
Buồng đếm TT Makler có chiều sâu chỉ 10 µm, bằng 1/10 chiều sâu
của buồng đếm tế bào thông thường, đây là loại buồng có chiều sâu nhỏ nhất
hiện nay.
■Buồng đếm được làm từ hai mảnh kính quang học phẳng:
a. Thân buồng đếm có nền tảng là khối kim loại tròn (A) và 2 tay cầm (H).
Trong phần trung tâm của phần đáy là một đĩa thủy tinh tròn (D), là nơi đặt
mẫu. Ở phần ngoại vi của đĩa là 4 cọc có chất liệu bằng thạch anh (P), nâng
cao hơn so với bề mặt của phần trung tâm là 10 μm.
b. Nắp buồng đếm là một tấm kính tròn, gắn bên trong của một vòng kim loại.
Mặt dưới của tấm kính được khắc chìm với 100 ô vuông, diện tích mỗi ô
2

vuông là 0,1x0,1mm, tổng diện tích 1mm .


Khi đặt nắp buồng đếm vào đúng vị trí của thân buồng đếm - tựa trên 4
cọc thạch anh, sẽ tạo ra khoảng trống dày 10 µm giữa hai bề mặt thủy tinh
(của thân và nắp buồng đếm). Đây là vùng chứa mẫu tinh dịch để đọc kết quả.

Hình 1.5. Buồng đếm Makler
Thể tích của mỗi ô vuông nhỏ của buồng đếm là :
-4


3

-7

0,1 x 0,1 x 0,01mm = 1 x 10 mm = 1 x 10 ml
-7

Tổng thể tích vùng đếm là 100 x 1 x 10 = 10

-5

ml

■ Chuẩn bị buồng đếm:
Trước khi sử dụng, lớp kính phải hoàn toàn sạch sẽ và không bị bụi bẩn.
■ Phương pháp đếm: Trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu .


1.4.3.2. buồng đếm Neubauer [61].
Buồng đếm Neubauer cải tiến được chia làm 2 buồng riêng biệt, mỗi
buồng được khắc trên bề mặt những lưới ô vuông cực nhỏ có kích thước 3×3
mm, Neubauer được dùng với lam phủ đặc biệt, dày (0,44mm) dán chặt trên
hai gờ của buồng đếm.

Hình 1.6. Buồng đếm Neubaer
Mỗi buồng đếm được chia thành 9 lưới ô vuông kích thước 1×1mm và
được đánh số từ 1-9, thể tích 1 lưới ô vuông 100nl. Chiều sâu buồng đếm
100µm.
Bốn lưới ô vuông mang số 1, 3, 7 và 9, mỗi lưới có 4 hàng, mỗi hàng
chia thành 4 ô vuông lớn có thể tích 6,25nl/ ô vuông.

Hai lưới ô vuông mang số 2 và 8, mỗi lưới có 4 hàng, mỗi hàng chia
thành 5 ô vuông lớn, có thể tích 5nl/ ô vuông.


Lưới ô vuông số 5 (ô trung tâm) có 25 ô vuông lớn, một ô vuông lớn có
16 ô vuông nhỏ. Mỗi ô vuông lớn được giới hạn bởi 3 đường kẻ song song.
Lưới ô vuông số 5 có 5 hàng, mỗi hàng được chia thành 5 ô vuông lớn có thể
tích 4nl/ ô vuông.
Lưới ô vuông số 4, 5, 6 mỗi lưới có 5 hàng, thể tích một hàng 20nl
1.4.3.3. Máy đếm tinh trùng tự động SQA-IIB [56].

Hình 1.7. Máy phân tích tinh trùng tự động SQA-IIB.
SQA (Sperm Quality Analysis), máy phân tích chất lượng TT, là một
thiết bị kết hợp một loạt các thuật toán để tính toán đánh giá các thông số của
tinh dịch.
SQA có một tế bào quang điện phát hiện sự biến đổi về mật độ quang
học gây ra bởi sự vận động của TT. Các tín hiệu tương tự được chuyển đổi kỹ
thuật số để cung cấp các chỉ số của tinh trùng .
Các thông số được thực hiện trên máy phân tích TT tự động SQA-IIB.
+ Tổng số mật độ tinh trùng chức năng (TFSC- Total Funcitional
Sperm Concentration). Đơn vị tính 0,1 triệu/ml. Thời gian trong 40 giây.
+ Tổng số mật độ tinh trùng triệu/ml.
+ Tỉ lệ % tinh trùng tiến tới : Là tỉ lệ % TT di động tiến tới về phía trước


×