Bé GI¸O DơC Vµ §µO T¹O
Bé V¡N HãA, THĨ THAO vµ DU LÞCH
VIƯN KHOA HäC THĨ DơC THĨ THAO
Ngun quang vinh
XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA NAM VẬN
ĐỘNG VIÊN XE ĐẠP ĐƯỜNG TRƯỜNG LỨA TUỔI
16 – 18 TRONG GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HÓA
Chuyên ngành : HUẤN LUYỆN THỂ THAO.
Mã số : 62.81.02.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Hà Nội – 2009
1
MỞ ĐẦU
Trong thể thao hiện đại, vấn đề đánh giá trình độ tập luyện
của vận động viên có một vò trí vô cùng quan trọng trong quy trình
huấn luyện nhiều năm, đặc biệt trong giai đoạn vận động viên bắt
đầu bước vào tập luyện chuyên môn hóa. Để đánh giá trình độ tập
luyện cần phải có các nội dung, hệ thống, tiêu chuẩn đánh giá
tương đối toàn diện và đảm bảo độ tin cậy. Đánh giá trình độ tập
luyện của vận động viên xe đạp trẻ qua các giai đoạn huấn luyện,
trong đó có giai đoạn “chuyên môn hoá” ở nước ta chưa có nghiên
cứu nào mang tính hệ thống và toàn diện.
Do đó đề tài: “Xác đònh nội dung và tiêu chuẩn đánh giá
trình độ tập luyện của nam vận động viên xe đạp đường trường
lứa tuổi 16 – 18 trong giai đoạn chuyên môn hóa” được tiến hành
nghiên cứu với 3 mục tiêu sau:
1. Xác đònh các nội dung đánh giá trình độ tập luyện của
nam vận động viên xe đạp đường trường lứa tuổi 16 – 18 trong giai
đoạn chuyên môn hóa.
2. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện
của nam vận động viên xe đạp đường trường lứa tuổi 16 – 18 trong
giai đoạn chuyên môn hóa.
3. Đánh giá trình độ tập luyện của nam vận động viên xe đạp
đường trường lứa tuổi 16 – 18 trong giai đoạn chuyên môn hóa sau
một năm tập luyện theo chu kỳ huấn luyện năm.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Xác đònh được các nội dung đánh giá TĐTL của VĐV nam
XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong giai đoạn chuyên môn hóa gồm: Hình
thái (2 nội dung), thể lực (12 nội dung), chức năng thần kinh – tâm lý
(2 nội dung), chức năng sinh lý (7 nội dung).
Luận án xây dựng được test đạp xe 20 phút đánh giá diễn biến
chức năng sinh lý của nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong giai
đoạn chuyên môn hóa.
Xây dựng được bảng điểm, công thức tính tổng điểm và bảng
phân loại theo tỷ trọng ảnh hưởng để đánh giá TĐTL của VĐV nam
XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong giai đoạn chuyên môn hóa và đã được
kiểm nghiệm trong thực tiễn.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Mở đầu 04 trang.
Chương 1 – Tổng quan 52 trang.
Chương 2 – Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 14 trang.
Chương 3 – Kết quả nghiên cứu 40 trang.
Chương 4 – Bàn luận 35 trang.
Kết luận – kiến nghò 03 trang.
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả 01 trang.
Tài liệu tham khảo 09 trang.
Toàn bộ luận án có 158 trang, 33 biểu bảng, 10 biểu đồ, 6 hình
vẽ, 84 tài liệu tham khảo (63 tài liệu tiếng Việt Nam, 14 tài liệu
tiếng Anh, 2 tài liệu tiếng Pháp, 1 tài liệu tiếng Nga và 4 tài liệu
tiếng Trung Quốc)
2
Chương 1 - TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở lý luận và khoa học của môn xe đạp thể thao:
Đặc điểm môn xe đạp đường trường:
Xe đạp đường trường là môn thể thao có chu kỳ vận động
bằng hai chân theo vòng tròn của đóa xe. Trong cuộc đua VĐV phải
tiêu hao năng lượng rất lớn, họ chỉ đạt thành tích cao nhất khi bản
thân dự trữ đủ năng lượng cần thiết cho cuộc đua.
1.2 Trình độ tập luyện của các vận động viên xe đạp đường trường.
Trình độ tập luyện của VĐV XĐĐT là: Tổng hòa các yếu tố
y – sinh học, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý của VĐV XĐĐT
thích nghi ngày càng cao với quá trình tập luyện và thi đấu được
phản ánh cụ thể thông qua sự phát triển của TTTT.
Trong phạm vi của luận án chỉ nghiên cứu đánh giá TĐTL
của nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong giai đoạn chuyên môn
hóa theo các yếu tố: hình thái, thể lực, chức năng thần kinh – tâm
lý và chức năng sinh lý.
1.3 Tổng hợp các công trình nghiên cứu đánh giá trình độ tập
luyện của các tác giả trong và ngoài nước:
Luận án đã tổng hợp 4 luận án tiến só giáo dục học và về
đánh giá TĐTL của Chung Tấn Phong, Nguyễn Kim Xuân, Nguyễn
Tiên Tiến, Nguyễn Kim Lan; công trình khoa học của Dương
Nghiệp Chí và cộng sự; “Tiêu chuẩn đánh giá TĐTL trong tuyển
chọn và huấn luyện thể thao” của Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn
Kim Minh và Trần Quốc Tuấn, trong đó với sự tham gia của 26 nhà
khoa học trong nước đã trình bày kết quả nghiên cứu về đánh giá
TĐTL của 12 môn thể thao, trong đó không có môn XĐTT.
Luận án đã tổng hợp các công trình nghiên cứu của 13 tác
giả trong và ngoài nước về đánh giá TĐTL của môn XĐTT.
Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu:
2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm:
2.1.3 Phương pháp kiểm tra y sinh:
2.1.3.1 Đánh giá năng lực ưa khí: Test gắng sức tối đa.
2.1.3.2 Đánh giá năng lực yếm khí: sử dụng Wingate test.
2.1.3.3 Đánh giá diễn biến chức năng sinh lý: test đạp xe 20 phút.
2.1.4 Phương pháp nhân trắc học:
Vòng đùi (cm), Vòng cẳng chân (cm)
2.1.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Ngồi dẻo gập thân (cm), bật cao tại chỗ (cm), bật cóc 20m (giây),
tần số đạp chân (vòng/phút), đạp xe 200m tốc độ cao (giây), đạp xe
1000m, 4.000m và 30.000m xuất phát đứng (giây), Lực lựng (KG), Lực
đùi (KG), Lực co duỗi cổ chân (W), Lực co duỗi cẳng chân (W).
2.1.6 Phương pháp kiểm tra chức năng thần kinh – tâm lý:
Phản xạ đơn (ms), phản xạ lựa chọn (ms)
2.1.7 Phương pháp toán học thống kê:
2.2 Tổ chức nghiên cứu:
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Xác đònh nội dung và tiêu chuẩn đánh
giá TĐTL của nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH.
- Khách thể nghiên cứu: 20 nam VĐV XĐĐT 16 – 18 tuổi tại
Thành phố Hồ Chí Minh, các VĐV trên đã tập luyện được 3 – 5 năm.
2.2.2 Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2004 đến tháng 05/2008.
3
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Xác đònh các nội dung đánh giá trình độ tập luyện của nam
vận động viên xe đạp đường trường lứa tuổi 16 – 18 trong giai
đoạn chuyên môn hóa.
Luận án tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Thu thập, thống kê các nội dung đã sử dụng để đánh
giá TĐTL cho VĐV XĐTT của 13 tác giả trong và ngoài nước; căn
cứ vào đặc điểm môn XĐĐT; các yếu tố đánh giá TĐTL của VĐV
XĐĐT. Kết quả chọn được 10 nội dung về hình thái, 21 nội dung
về thể lực, 5 nội dung về chức năng thần kinh – tâm lý, 13 nội dung
về chức năng sinh lý và test đạp xe 20 phút.
Bước 2: Phỏng vấn lấy ý kiến của các HLV, các chuyên gia,
các nhà chuyên môn, trọng tài. Qua kết quả phỏng vấn chọn các
nội dung có tổng điểm > 75% tổng điểm ở cả hai lần phỏng vấn.
Theo nguyên tắc trên chọn được nội dung đánh giá TĐTL của nam
VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH là: hình thái (6), thể
lực (12), chức năng thần kinh tâm lý (4), chức năng sinh lý (7) và
test đạp xe 20 phút.
Bước 3: Kiểm nghiệm độ tin cậy và tính thông báo các nội dung.
Kiểm nghiệm độ tin cậy:
Luận án tiến hành kiểm tra các nội dung trên khách thể nghiên
cứu 2 đợt, thời gian cách nhau 5 ngày, các điều kiện kiểm tra giữa hai
lần là như nhau. Tính hệ số tương quan (r) của các nội dung giữa hai
lần kiểm tra. Kết quả tất cả các nội dung đều có r > 0.8 và P<0.05, nên
đủ độ tin cậy để đánh giá TĐTL cho khách thể nghiên cứu.
Kiểm nghiệm tính thông báo:
Luận án tiến hành tính hệ số tương quan giữa thành tích của
các nội dung với thứ hạng kết quả thi đấu theo công thức tương
quan thứ bậc Spirmen. Kết quả cho thấy: có 23 nội dung thể hiện
mối tương quan chặt với thành tích thi đấu (r > 0.7). Các nội dung
này có đủ tính thông báo để đánh giá TĐTL cho nhóm nghiên cứu.
Kiểm nghiệm tính thông báo của test đạp xe 20 phút, luận án
cũng tiến hành tính hệ số tương quan giữa thành tích thi đấu với các
nội dung đánh giá năng lực ưa khí và yếm khí. Kết quả cho thấy tất
cả các nội dung đánh giá năng lực ưa khí và yếm khí trong test đạp
xe 20 phút đều có mối tương quan tương đối chặt với thành tích thi
đấu (r > 0.6 và P<0.05). Nên test này có đủ tính thông báo để đánh
giá diễn biến chức năng sinh lý cho nhóm nghiên cứu.
Tóm lại: từ kết quả phỏng vấn, tọa đàm, kiểm tra độ tin cậy
và tính thông báo của các nội dung trên luận án chọn các nội dung
đánh giá TĐTL cho nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong
GĐCMH là: hình thái (2 nội dung), thể lực (12 nội dung), chức năng
thần kinh tâm lý (2 nội dung), chức năng sinh lý (7 nội dung).
Đánh giá diễn biến chức năng sinh lý: test đạp xe 20 phút.
3.2 Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện
của nam vận động viên xe đạp đường trường lứa tuổi 16 – 18
trong giai đoạn chuyên môn hóa.
3.2.1 Xây dựng tiêu chuẩn phân loại và thang điểm đánh giá trình độ
tập luyện của nam vận động viên xe đạp đường trường lứa tuổi 16 – 18
trong giai đoạn chuyên môn hóa theo từng nội dung giai đoạn ban đầu.
3.2.1.1 Lập thang điểm đánh giá TĐTL của nam VĐV XĐĐT lứa
tuổi 16 – 18 trong GĐCMH theo từng nội dung.
Để thuận tiện cho việc xác đònh mức độ thành tích đối với
từng nội dung, nhằm đánh giá TĐTL từng VĐV cũng như để so
sánh TĐTL giữa các VĐV với nhau theo hệ thống điểm theo thang
độ C. Luận án tiến hành tính điểm theo thang độ C đã trình bày ở
chương 2 theo từng nội dung nghiên cứu ở giai đoạn ban đầu, thu
được kết quả ở bảng 3.7.
4
3.2.1.2 Tiêu chuẩn phân loại các nội dung đánh giá TĐTL của nam
VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH theo từng nội dung.
Để thuận tiện cho việc lượng hoá các nội dung khác nhau
trong quá trình đánh giá, phân loại TĐTL cho VĐV, luận án tiến
hành phân loại tiêu chuẩn từng nội dung thành 5 mức theo qui ước
như sau:
Xếp loại Tốt từ 9 đến 10 điểm.
Xếp loại Khá từ 7 đến dưới 9 điểm.
Xếp loại Trung bình từ 5 đến dưới 7 điểm.
Xếp loại Yếu từ 3 đến dưới 5 điểm.
Xếp loại Kém từ 0 đến dưới 3 điểm.
Từ qui ước trên, căn cứ vào bảng điểm 3.7 ta có bảng phân
loại đánh giá TĐTL của VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH
theo từng nội dung ở giai đoạn ban đầu (bảng 3.9).
Theo thang điểm C, căn cứ vào số nội dung (23 nội dung) và
theo qui ước trên luận án xây dựng bảng điểm tổng hợp phân loại
TĐTL cho nhóm nghiên cứu (bảng 3.10).
Bảng 3.10. Bảng điểm tổng hợp phân loại TĐTL của nam VĐV
XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH.
XẾP LOẠI
Kém
Yếu Trung bình
Khá Tốt
Tổng điểm
< 69
69 →<115
115 →<161
161 →<207
≥ 207
3.2.2 Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đánh giá trình
độ tập luyện của nam vận động viên xe đạp đường trường lứa tuổi
16 – 18 trong giai đoạn chuyên môn hóa với thành tích thi đấu.
Luận án thực hiện các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn và phân chia các nội dung đánh giá TĐTL
cho nhóm nghiên cứu theo từng yếu tố.
Bước 2: Tính điểm từng nội dung theo bảng 3.7, tính điểm trung
bình ở mỗi yếu tố, xác đònh thành tích thi đấu của nhóm nghiên cứu.
Bước 3: Tính hệ số tương quan (r) giữa các yếu tố với nhau và
giữa các yếu tố với thành tích thi đấu (bảng 3.12), hệ số ảnh hưởng (β)
(tỷ trọng ảnh hưởng), hệ số tương quan bội (R) (bảng 3.13).
Bảng 3.12. Hệ số tương quan giữa các yếu tố đánh giá TĐTL
của nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH với nhau
và với thành tích thi đấu.
Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy, giữa các yếu tố đánh giá TĐTL
của nhóm nghiên cứu có mối tương quan tương đối chặt vì có r> 0.7.
Trong đó, chức năng sinh lý tương quan chặt nhất với thành tích thi
đấu. Luận án tiến hành tính hệ số ảnh hưởng (β) (bảng 3.13).
Bảng 3.13. Tỷ trọng ảnh hưởng (β) các yếu tố đánh giá TĐTL
của nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH với thành
tích thi đấu.
Bảng 3.13 cho thấy, chức năng sinh lý chiếm tỷ trọng cao
nhất (60.58%), kế đến là thể lực (27.64). Chức năng thần kinh - tâm
lý có tỷ trọng ảnh hưởng thấp nhất (2.44%) và hình thái (4.28%).
TT Yếu tố 1 2 3 4 5
1 Thành tích thi đấu 0.844
0.956
0.874
0.988
2 Hình thái 0.755
0.807
0.762
3 Thể lực 0.838
0.903
4 Chức năng thần kinh – tâm lý 0.808
5 Chức năng sinh lý
Hệ số tương quan đa nhân tố 0.92
Tỷ trọng ảnh hưởng (
β
)
TT Yếu tố
Hệ số
% qui đổi
1
Hình thái
0.0428
4.28
2
Thể lực
0.2764
27.64
3
Chức năng thần kinh
–
tâm lý
0.0244
2.44
4
Chức năng sinh lý
0.6058
60.58
5
3.2.2.3 Ứng dụng xây dựng công thức tính tổng điểm đánh giá TĐTL
của nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH có tính đến tỷ
trọng ảnh hưởng.
Luận án tiến hành như sau:
Tính tổng điểm từng nội dung theo thang độ C (
i
C
).
Tính số nội dung trong từng nhóm (
i
n
).
10: là số điểm tối đa của từng nội dung.
Tìm tỷ trọng ảnh hưởng tương ứng của từng yếu tố (
i
β
) (bảng 3.13).
∑
=
i
i
10n
C x
A
i
β
Căn cứ vào kết quả bảng 3.7, 3.10, 3.13 và công thức (A) vừa
xây dựng trên, ta có bảng 3.14.
Bảng 3.14. Bảng điểm tổng hợp phân loại TĐTL của nam VĐV
XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH theo tỷ trọng ảnh hưởng.
XẾP LOẠI
Kém
Yếu Trung bình Khá Tốt
Tổng điểm
<28.48
28.48→<47.47
47.47→<66.46
66.46 →<85.45
≥ 85.45
3.2.3 Kiểm nghiệm nội dung, tiêu chuẩn phân loại và thang điểm đánh
giá trình độ tập luyện của nam vận động viên xe đạp đường trường lứa
tuổi 16 – 18 trong giai đoạn chuyên môn hóa theo từng nội dung.
Luận án tiến hành tính tổng điểm và phân loại TĐTL của
nhóm nghiên cứu theo tỷ trọng ảnh hưởng ở giai đoạn ban đầu kết
quả ở bảng 3.15 cho thấy những VĐV có tổng điểm TĐTL xếp loại
tốt hơn, thi đấu đạt thành tích tốt hơn; ngược lại những VĐV có
tổng điểm xếp loại kém thì thành tích thi đấu cũng kém.
Từ đó cho thấy bảng điểm và phân loại tổng hợp TĐTL nam
VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH đã xây dựng của luận
án có đủ độ tin cậy khoa học để áp dụng trong việc kiểm tra, đánh
giá TĐTL và tuyển chọn, dự báo tiềm năng của VĐV XĐĐT.
3.3 Đánh giá trình độ tập luyện của nam vận động viên xe đạp
đường trường lứa tuổi 16 – 18 trong giai đoạn chuyên môn hóa
sau một năm tập luyện theo chu kỳ huấn luyện năm.
Luận án tiến hành đánh giá sự tăng trưởng TĐTL của nhóm
nghiên cứu qua các giá trò
X
, W%, kết quả tính toán ở các bảng sau:
3.3.1 Sự tăng trưởng hình thái:
Bảng 3.24. Sự tăng trưởng các nội dung hình thái đánh giá
TĐTL của nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18
trong GĐCMH sau 1 năm tập luyện.
Ban đầu
Sau một năm tập luyện
TT
Tên chỉ số
X
S
X
S
%W
t P
1
Vòng đùi (cm) 52.65
2.72
53.7
2.53
1.12 6.87
<0.01
2
Vòng cẳng chân (cm) 34.79
1.52
35.3
1.57
0.78 4.02
<0.01
Nhòp tăng trưởng trung bình ( %W ) các nội dung đánh giá hình
thái của VĐV nam XĐĐT sau một năm tập luyện %W = 0.95%.
3.3.2 Sự tăng trưởng thể lực:
Bảng 3.25. Sự tăng trưởng các nội dung thể lực đánh giá TĐTL
của nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH
sau 1 năm tập luyện.
Ban đầu
Sau một năm tập luyện
Thể
lực
Nội dung
X
S
X
S
%W
t P
Ngồi dẻo gập thân (cm) 18.2 1.54
20.5 2.01
11.5 12.8
<0.01
Bật cao tại chỗ (cm) 58.1 4.62
62.8 5.07
7.34 8.25
<0.01
Bật cóc 20m (giây) 9.28 0.4
8.89 0.48
4.36 9.12
<0.01
Lực co duỗi cẳng chân (w) 73.3 6.18
78.4 6.96
6.2 8.76
<0.01
Lực co duỗi cổ chân (w) 30.3 3.01
32.5 3.19
13.8 11 <0.01
Lực lưng (KG) 109 10.6
114.6
11.2
5.2 10.9
<0.01
Chung
Lực đùi (KG) 112.8
9.12
118 8.97
4.29 10.8
<0.01
Tần số đạp chân (vòng/ 1 phút) 154.8
4.99
159 5.93
2.85 6.87
<0.01
Đạp xe 200m tốc độ cao (giây) 15.55
0.95
15.2 1 2.57 8.44
<0.01
Đạp xe 1.000m xuất phát đứng (giây)
95.12
6.57
90.46
7.04
4.78 11 <0.01
Đạp xe 4.000m xuất phát đứng (giây)
356 24.1
334 31.8
7.38 5.14
<0.01
Chuyên môn
Đạp xe 30.000m xuất phát đứng (giây)
3098
231
2853
273
8.1 6.3 <0.01
6
Nhòp tăng trưởng trung bình các nội dung thể lực đánh giá
TĐTL của nhóm nghiên cứu
%W = 6.53%. Trong các nội dung thì
lực co duỗi cổ chân (w) tăng trưởng tốt nhất %W = 13.8% và nội
dung đạp xe 200m tốc độ cao có nhòp tăng trưởng kém nhất %W =
2.57%. Các nội dung thể lực chung có nhòp tăng trưởng trung bình tốt
hơn các nội dung thể lực chuyên môn.
3.3.3 Sự tăng trưởng chức năng thần kinh – tâm lý:
Bảng 3.26. Sự tăng trưởng các nội dung chức năng thần kinh –
tâm lý đánh giá TĐTL của nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18
trong GĐCMH sau 1 năm tập luyện.
Ban đầu Sau một năm tập luyện
TT
Nội dung
X
S
X
S
%W
t P
1
Phản xạ đơn (ms)
213.9 12.6
198 17.8 7.98 10.4
<0.01
2
Phản xạ lựa chọn(ms)
330.5 29.3
305.7
29.53
7.96 19.4
<0.01
Sự tăng trưởng trung bình ( %W ) các nội dung đánh giá thời
gian phản xạ nhóm nghiên cứu sau một năm tập luyện đạt %W =
7.97%. Trong hai nội dung phản xạ thì phản xạ đơn (ms) có sự tăng
trưởng tốt hơn phản xạ lựa chọn (ms).
3.3.4 Nhòp tăng trưởng chức năng sinh lý:
3.3.4.1 Năng lực ưa khí:
Kết quả ở bảng 3.27 cho thấy, Nhòp tăng trưởng trung bình
( %W ) các nội dung đánh giá năng lực ưa khí của nhóm nghiên cứu là
%W = 7.25%. Các nội dung đánh giá năng lực ưa khí của nhóm
nghiên cứu tăng trưởng tốt vì hầu hết các VĐV (> 90%) có nhòp tăng
trưởng trung bình
%W
> 5%.
Bảng 3.27. Sự tăng trưởng các nội dung ưa khí đánh giá TĐTL của nam
VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH sau một năm tập luyện.
Ban đầu Sau một năm tập luyện
Chức
năng
Nội dung
X
S
X
S
%W
t P
Rf (lần/ph)
54 5.2 61 5.8 7.9 1.06 >0.05
VT (lít)
2.06 0.14 2.23 0.22 7.53 9.12 <0.01
Hô
hấp
VE (l/ph)
123 6.2 133 6.79 7.81 11.64
<0.01
HR (l/ph)
189 6.4 190 11.8 0.53 0.45 >0.05
Tuần
hoàn
VO
2
/HR (ml/lđ)
17.6 1.62 18.7 1.54 6.13 11.8 <0.01
VO
2
@LT (%)
70.2 6.91 75.1 5.96 6.89 7.01 <0.01
VO
2
(ml/ph)
2758 259 2951 286 6.76 8.22 <0.01
VCO
2
(ml/ph)
3723 360.1
4151 359 10.97
14.2 <0.01
VO
2
/kg(ml/ph/Kg)
53.2 2.44 57.3 3.47 7.4 9.6 <0.01
Chuyển
hóa
năng
lượng
EE (kcal/ph)
15.1 0.79 16.4 1.12 8.03 9.8 <0.01
3.3.4.2 Năng lựcyếm khí:
Bảng 3.28. Sự tăng trưởng các nội dung yếm khí đánh giá TĐTL của
nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH sau 1 năm tập luyện.
Ban đầu Sau một năm tập luyện
Nội dung
X
S
X
S
%W
t P
RPP (w/kg)
11.1 0.67 12.4 0.83
10.8 14.2 <0.01
RMP (w/kg)
9.03 0.72 10.7 1.03
17.1 11.6 <0.01
Nhòp tăng trưởng trung bình (
%W
) các nội dung đánh giá
năng lực yếm khí của nhóm nghiên cứu là
%W
= 13%. Sự tăng
trưởng các nội dung đánh giá năng lực yếm khí của nhóm nghiên cứu
là rất tốt, vì 75% VĐV trong nhóm nghiên cứu đều có nhòp tăng
trưởng trung bình %W > 10%.
Kết quả ở bảng 3.27 và 3.28 cho thấy, sau một năm tập luyện
nhòp tăng trưởng trung bình chức năng sinh lý đánh giá TĐTL cho nam
VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH đạt %W = 9.17%, trong
đó năng lực yếm khí có sự tăng trưởng cao hơn năng lực ưa khí.
7
3.3.4.3 Diễn biến chức năng sinh lý.
Diễn biến chức năng sinh lý của nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 –
18 trong GĐCMH qua test đạp xe 20 phút.
Luận án tiến hành thực nghiệm test đạp xe 20 phút trên 20
VĐV XĐĐT là khách thể nghiên cứu và sử dụng thiết bò Cosmed
K4 của Italia để theo dõi diễn biến chức năng sinh lý của các
VĐV, kết quả được trình bày ở bảng 3.29 và biểu đồ 3.8 cho thấy.
Biểu đồ 3.8. Diễn biến thể tích khí O
2
và khí CO
2
của nam VĐV
XĐĐT 16 – 18 tuổi trong GĐCMH khi thực hiện test đạp xe 20 phút.
Ghi chú: Xo: Yên tónh ban đầu, X1: Khởi động, X2: Nâng cao tôc độ, Max3: Tăng tốc,
X4: Duy trì tốc độ cao, Max5: Rút về đích, HP: Hồi phục.
Đường liền nét: Thể tích khí oxy, đường đứt nét: thể tích khí cacbonnic
Giai đoạn khởi động: với tốc độ 30 – 35 km/h, thương số hô hấp
R < 1 VCO
2
= 1199 ml/ph, VO
2
= 1323.3 ml/ph, VĐV thực hiện test
trong miền chuyển hoá năng lượng ưa khí.
Giai đoạn vận động:
Phase 1: tốc độ đạp xe 40 – 45 km/h, thương số hô hấp R < 1
(VCO
2
= 1676 ml/ph, VO
2
= 1691.9 ml/ph), năng lượng cung cấp cho
VĐV chủ yếu từ nguồn năng lượng ưa khí.
Phase 2: tốc độ phải đạt được từ 55 – 60km/h. VCO
2
= 3247
ml/ph, VO
2
= 2582 ml/ph, chỉ số R > 1 (R =1.64 ± 0.15) chứng tỏ
năng lượng dùng cho VĐV trong việc tăng tốc vượt đối thủ được
tăng cường từ nguồn năng lượng yếm khí.
Phase 3: Ở phase này nguồn năng lượng cung cấp cho VĐV
lại trở về với miền chuyển hóa ưa khí vì VCO
2
= 2279 ml/ph, VO
2
=
2286 ml/ph, R = 1 ±0.09.
Phase rút về đích, trong thời gian 1 phút về đích, tăng tốc với
tốc độ nước rút tối đa. Thương số hô hấp R tăng cao R = 1.7 ± 0.16,
chứng tỏ VĐV đang vận động trong miền năng lượng yếm khí.
Giai đoạn hồi phục: Hơi thở ổn đònh, thông khí phổi giảm VE =
30.3 ± 2.9 (lít/phút), tần số tim giảm HR = 128.6 ± 12.3, năng lượng
tiêu thụ giảm EE = 3.05 ± 0.3 kcal/phút. Nhưng VCO
2
= 656.6 ml/ph,
VO
2
= 591.28 ml/ph, thương số hô hấp R vẫn cao R = 1.12 ± 0.11 > 1.
So sánh các chỉ số sinh lý trong phòng thí nghiệm (test gắng
sức tối đa) và test đạp xe 20 phút (phase nước rút về đích) của các
nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH (bảng 3.30).
Bảng 3.30. So sánh các chỉ số sinh lý phòng thí nghiệm (test
gắng sức tối đa) và test đạp xe 20 phút (phase nước rút về đích)
của các nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH.
Hoạt động thể lực tối đa
TT
Chỉ số
Trong phòng
thí nghiệm (1)
Test đạp xe
20 phút (2)
Tỷ lệ %
(2)/(1)
1 VE (lít/ph) 123 115.5 93.9
2 VO
2
(ml/ph) 2758 2732.2 99.1
3 VCO
2
(ml/ph) 3723 3676 98.7
4 HR (l/ph) 189 191.4 101
5 VO
2
/HR 17.6 14.8 84.1
6 EEm (kcal/ph) 15.1 15.1 98.1
Kết quả bảng 3.30 cho thấy, trong phase nước rút về đích khi
thực hiện test đạp xe 20 phút hầu hết các chỉ số sinh lý đạt trên 90% và
vượt 100% năng lực thể lực tối đa trong phòng thí nghiệm (VE =
8
93.9%, VO
2
= 99.1%, HR = 101%, VCO
2
= 98.7%, EE = 98.1%). Test
đạp xe 20 phút đã chứng tỏ năng lực hoạt động thể lực của VĐV khi
thực hiện test trên gần tương đương với test gắng sức tối đa trong
phòng thí nghiệm.
So sánh diễn biến chức năng sinh lý giữa hai VĐV có TĐTL
khác nhau qua test đạp xe 20 phút.
Để so sánh sự khác biệt về diễn biến chức năng sinh lý giữa hai
VĐV có TĐTL khác nhau qua test đạp xe 20 phút, luận án chọn VĐV
Lê Văn Duẫn vô đòch và VĐV Tô Minh Khánh hạng 15 tại giải trẻ
Thành phố năm 2005. Kết quả thực nghiệm trên hai VĐV này được
thể hiện ở bảng 3.31 và trên biểu đồ 3.9 như sau:
Giai đoạn khởi động cả hai VĐV thực hiện test trong miền
chuyển hóa năng lượng ưa khí, nên đường biểu diễn khí O
2
luôn cao
hơn đường biểu diễn khí CO
2
, thương số hô hấp R < 1.
Giai đoạn vận động:
Phase đạp xe với tốc độ 40 - 45 km/h VĐV Duẫn vẫn duy trì
vận động trong miền chuyển hóa ưa khí với thương số hô hấp R <
1. Đường biểu diễn khí O
2
và CO
2
ổn đònh ở mức cao hơn. Trong
khi đó VĐV Khánh đường biểu diễn khí O
2
và CO
2
không thể duy
trì ở mức ổn đònh cao nên giảm xuống rõ, thương số hô hấp R tương
đương 1, vận động trong miền năng lượng yếm khí.
Phase tăng tốc trong 1 phút, Duẫn có đường biểu diễn khí O
2
thấp hơn nhiều so với đường biểu diễn khí CO
2
. Ngược lại, Khánh có
đường biểu diễn khí O
2
gần như trùng với đường biểu diễn khí CO
2
,
thương số hô hấp R tương đương 1.
Phase duy trì tốc độ cao từ 45 – 50 km/h, VĐV Duẫn đường biểu
diễn khí CO
2
trùng với đường biểu diễn khí O
2
sau 2 phút, sau đó giảm
xuống thấp hơn đường biểu diễn khí O
2
. Ngược lại đường biểu diễn khí
CO
2
của VĐV Khánh luôn cao hơn đường biểu diễn khí O
2
với R >1
trong suốt phase vận động này.
Phase nước rút về đích ở VĐV Khánh thì đường biểu diễn
khí CO
2
tăng cao nhưng không bằng VĐV Duẫn.
Giai đoạn hồi phục: thời gian trả nợ dưỡng của VĐV Duẫn là 7
phút, các chức năng hô hấp, tuần hoàn và chuyển hóa trở về mức ban
đầu. Trong khi đó ở VĐV Khánh thời gian trả nợ dưỡng đến 12 phút.
So sánh năng lực tối đa của hai VĐV trên khi thực hiện test
đạp xe 20 phút và test gắng sức tối đa qua bảng 3.32.
Bảng 3.32. So sánh một số chỉ số sinh lý của hai VĐV Lê Văn
Duẫn và Tô Minh Khánh khi thực hiện test đạp xe 20 phút và
test gắng sức tối đa trong phòng thí nghiệm.
Vận động viên
Lê Văn Duẫn Tô Minh Khánh
TT
Chỉ số
Nước rút
GSTĐ
% Nước rút
GSTĐ
%
1 VE (lít/ph) 145 147 98.64
58.2 124 46.94
2 VO
2
(ml/ph) 3054 3204
95.32
1324 2849 46.47
3 VCO
2
(ml/ph)
5178 4280
121 1668 3220 51.8
4 R 1.75 1.21 144.6
1.22 1.16 105.2
5 HR (l/ph) 191 200 95.5 186 188 98.94
6 EEm (kcal/ph)
18 18.6 96.77
6.88 15.8 43.54
Kết quả ở bảng 3.32 cho thấy, VĐV có TĐTL cao trong quá
trình thực hiện bài tập đã huy động gần 100% các chỉ số (VE =
98.64%, HR = 95.5%, VO
2
= 95.32% và EE = 96.77%) và vượt
100% (VCO
2
= 121% và R = 144.6%) các chức năng tuần hoàn, hô
hấp và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể so với các chỉ số đo
trong phòng thí nghiệm (test gắng sức tối đa). Còn VĐV có TĐTL
thấp chỉ huy động được khoảng 45 – 55% các chức năng trên (VE =
46.94%, VCO
2
= 51.8%, VO
2
= 46.47% và EE = 52.03%).
9
3.3.5 Sự tăng trưởng trình độ tập luyện:
Bảng 3.33. Sự tăng trưởng các yếu tố đánh giá TĐTL của nam VĐV
XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH sau một năm tập luyện.
TT
Yếu tố
%W
1 Hình thái 0.95
2 Thể lực 6.53
3 Chức năng thần kinh – tâm lý 7.97
4 Chức năng sinh lý 9.17
%W
6.97
Sau một năm tập luyện giá trò trung bình (
X
) tất cả các nội
dung đánh giá TĐTL của nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong
GĐCMH đều phát triển %W TĐTL = 6.97% ( %W hình thái = 0.95%,
%W
thể lực = 6.53%,
%W
thần kinh – tâm lý = 7.97%,
%W
chức năng sinh lý
= 9.17%). Trong các yếu tố thì chức năng sinh lý có tăng trưởng cao
nhất và hình thái thì thấp nhất.
Chương 4 - BÀN LUẬN
4.1 Các nội dung đánh giá trình độ tập luyện của nam vận động
viên xe đạp đường trường lứa tuổi 16 – 18 trong giai đoạn
chuyên môn hóa.
4.1.1 Các nội dung về hình thái:
Luận án chọn hai nội dung vòng đùi (cm) và vòng cẳng chân (cm).
Nghiên cứu các cơ chính tham gia động tác đạp xe thấy. Khi
đạp xe, lực tác động lên bàn đạp chủ yếu là của cơ tứ đầu đùi, cơ
nhò đầu đùi ở đùi và cơ tam đầu cẳng chân ở cẳng chân (hình 4.1).
Các cơ này phối hợp với nhau thành một thể thống nhất tạo ra lực
để quay bàn đạp.
Hình 4.1. Các cơ tham gia chính vào quá trình tạo lực.
Theo Lưu Quang Hiệp và cộng sự (2003) cho thấy “sức mạnh
của cơ phụ thuộc vào tiết diện ngang (độ dày) của cơ, nên khi tiết diện
ngang tăng lên thì sức mạnh cũng tăng. Từ đó việc tăng trưởng chu vi
vòng đùi và vòng cẳng chân quan hệ rất chặt với tăng sức mạnh cơ đùi
và cơ cẳng chân. Do đó việc luận án chọn chu vi vòng đùi và vòng
cẳng chân đánh giá TĐTL của nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong
GĐCMH là hợp lý.
4.1.2 Các nội dung về thể lực:
Về thể lực luận án chọn 12 nội dung đều liên quan đến các cơ
đùi, của cơ cẳng chân và các khớp gối, khớp cổ chân là những cơ quan
trọng của VĐV trong khi đạp xe.
Theo các hệ thống đòn bẩy tạo lực khi đạp xe thì:
Hệ thống đòn bẩy đùi - cẳng chân: xương đùi và xương cẳng
chân sẽ hợp với nhau tạo thành đòn bẩy với xương đùi là cánh tay
đòn, và điểm tựa là đầu gối (hình 4.2). Khi đạp xe cơ tứ đầu đùi sẽ
kéo duỗi cẳng chân qua khớp gối (duỗi khớp gối).
Hệ thống đòn bẩy bàn chân - cẳng chân: bàn chân và cẳng chân
sẽ hợp với nhau tạo thành đòn bẩy với bàn chân là cánh tay đòn, và
điểm tựa là khớp cẳng cổ chân (hình 4.2). Qua phần 4.1.1 và bàn luận
trên thấy các cơ, khớp của đùi và cẳng chân đóng vai trò quan
trọng trong tạo lực đạp xe.
10
Hình 4.2. Hệ thống đòn bẩy tạo lực khi đạp xe.
4.1.3 Các nội dung về chức năng thần kinh – tâm lý:
Phép đo phản xạ là phương pháp xác đònh thời gian của phản
ứng vận động. Thời gian phản xạ cho phép phán đoán về trạng thái
hoạt động của hệ thần kinh trung ương và các cơ quan phân tích. Số
liệu về phản xạ cho ta đánh giá chính xác tốc độ phản ứng xử lý
các tình huống bất ngờ của các VĐV trên đường đua. Do đó, kết
quả nghiên cứu chọn các nội dung phản xạ đánh giá TĐTL của
nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18, kết quả trên trùng hợp với nhận
đònh của Nguyễn Ngọc Cừ và cộng sự (2001): “thời gian phản xạ
còn được dùng để đánh giá hiệu quả của công tác huấn luyện và sự
tăng trưởng của TĐTL sau một chu kỳ huấn luyện dài ngày, 6
tháng hay một năm” [7, tr 25]. Từ đó cho thấy, luận án chọn các
nội dung phản xạ đơn và phản xạ lựa chọn đánh giá TĐTL cho
nhóm nghiên cứu là phù hợp.
4.1.4 Các nội dung về chức năng sinh lý:
4.1.4.1 Các nội dung đánh giá năng lực ưa khí:
Mọi tế bào sống đều có hệ thống phức tạp của các phản ứng
hóa học sinh ra năng lượng và các phản ứng sử dụng năng lượng. Các
phản ứng cung cấp năng lượng sinh học có sự tham gia của oxy và
khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể phụ thuộc vào chức năng vận
chuyển oxy từ môi trường bên ngoài vào cơ thể của hệ hô hấp, tuần
hoàn và máu. Từ đó, kết quả nghiên cứu của luận án chọn các nội
dung đánh giá năng lực ưa khí của nhóm nghiên cứu ở hệ hô hấp,
tuần hoàn và chuyển hoá năng lượng là:
Về hô hấp: VE: Thông khí phổi (lít/phút)
Về tuần hoàn:Chỉ số oxy mạch (VO
2
/HR)
Về chức năng chuyển hóa năng lượng: EEmax(kcal/ph),
VO
2
max/kg (ml/ph/kg), %VO
2
@LT (%),
4.1.4.2 Các chỉ số đánh giá năng lực yếm khí:
Luận án chọn Wingate test để đánh giá năng lực yếm khí
của các VĐV XĐĐT qua hai chỉ số: RPP (w.kg
-1
): Công suất yếm
khí alactat và RMP (w.kg
-1
): Công suất yếm khí lactat.
4.1.4.3 Nội dung đánh giá diễn biến chức năng sinh lý:
Luận án chọn test đạp xe 20 phút, qua quá trình thực hiện
test, luận án theo dõi được diễn biến chức năng sinh lý của các
VĐV như mục tiêu nghiên cứu đề ra là năng lực ưa khí, yếm khí và
sự chuyển đổi giữa chúng.
Qua nghiên cứu mối tương quan giữa thành tích thi đấu và năng
lực ưa khí và yếm khí của VĐV trong từng phase vận động theo mục
tiêu nghiên cứu ở mục 3.1.3 cho thấy test trên đủ tính thông báo để
đánh giá diễn biến chức năng sinh lý nam VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 –
18 trong GĐCMH.
4.2 Tiêu chuẩn phân loại, đánh giá trình độ tập luyện của nam
vận động viên xe đạp đường trường lứa tuổi 16 – 18 trong giai
đoạn chuyên môn hóa.
Luận án đã xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá TĐTL theo
ba cách với các mức độ khác nhau.
Thứ nhất dùng thang điểm C để đánh giá từng nội dung trong
từng yếu tố của TĐTL. Theo cách này, các nội dung đánh giá
TĐTL vô hình chung coi như ngang nhau; không phù hợp với cơ sở
11
lý luận và thực tiễn huấn luyện VĐV. Với cách này dễ dàng, thuận
tiện cho các HLV kiểm tra từng nội dung cụ thể ở từng VĐV. Qua
đó, đề ra các giáo án phù hợp để phát triển từng nội dung còn
khiếm khuyết nơi VĐV.
Thứ hai dùng tiêu chuẩn phân loại TĐTL theo từng nội dung,
từng yếu tố. Cách này rất tiện cho các nhà chuyên môn nhanh chóng,
kòp thời đánh giá, phân loại TĐTL của VĐV. Nhưng với cách này,
HLV không thể đánh giá tổng hợp TĐTL của VĐV, bởi TĐTL là
một phức hợp nhiều thành tố y – sinh, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật,
thể lực mà VĐV phải thích nghi với LVĐ ngày càng cao.
Để khắc phục nhược điểm của thang độ C và tiêu chuẩn phân
loại TĐTL ở trên, luận án đã xây dựng cách thứ ba là đánh giá
TĐTL có quan tâm đến mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành
TĐTL. Cách này các HLV có thể đánh giá từng nội dung, từng yếu
tố và đánh giá tổng hợp TĐTL với mức độ ảnh hưởng của từng yếu
tố đến TĐTL của VĐV. Đây cũng là mục đích nghiên cứu mà luận
án nhắm đến.
Tiêu chuẩn đánh giá TĐTL có tỷ trọng ảnh hưởng chỉ ra sự tác
động cuả các yếu tố lên TTTT là không giống nhau, vì vậy, trong quá
trình huấn luyện, HLV cần lưu ý phát triển các yếu tố phù hợp với
từng VĐV và phù hợp với qui luật huấn luyện trong GĐCMH.
Kết quả kiểm nghiệm nội dung, tiêu chuẩn đánh giá TĐTL
của nhóm nghiên cứu thấy, những VĐV có tổng điểm TĐTL xếp loại
tốt hơn, thi đấu đạt thành tích tốt hơn; ngược lại những VĐV có tổng
điểm xếp loại kém thì thành tích thi đấu cũng kém.
Từ đó cho thấy bảng điểm và phân loại tổng hợp TĐTL nam
VĐV XĐĐT lứa tuổi 16 – 18 trong GĐCMH đã xây dựng của luận
án có đủ độ tin cậy khoa học để áp dụng trong việc kiểm tra, đánh
giá TĐTL và tuyển chọn, dự báo tiềm năng của VĐV XĐĐT.
4.3 Sự tăng trưởng trình độ tập luyện của nam vận động viên
xe đạp đường trường lứa tuổi 16 – 18 trong giai đoạn chuyên
môn hóa sau một năm tập luyện.
Sau một năm tập luyện giá trò trung bình (
X
) tất cả các nội dung
đánh giá TĐTL của nhóm nghiên cứu đều phát triển
%W
TĐTL = 6.97%
( %W hình thái = 0.95%, %W thể lực = 6.53%, %W thần kinh – tâm lý = 7.97%,
%W
chức năng sinh lý = 9.17%). Trong các nội dung thì chức năng sinh lý có
tăng trưởng cao nhất và hình thái thì thấp nhất.
Chức năng sinh lý tăng trưởng tốt nhất là họp lý, vì trong giai
đoạn này ưu tiên phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV. Qua phân
tích ở mục 1.1 và 1.2.4 thì sức bền chuyên môn của VĐV XĐĐT là
sức bền ưa khí, yếm khí và chuyển đổi liên tục giữa ưa khí và yếm
khí trong suốt quảng đường tập luyện và thi đấu.
Ở giai đoạn này LVĐ tăng và VĐV bắt đầu tập luyện các bài
tập chiến thuật (thay đổi tốc độ liên tục) trên đường đua, nên các cơ
quan chức năng của cơ thể VĐV phải phát triển tốt để thích ứng với
LVĐ cao cũng như các tình huống chiến thuật diễn ra trong cuộc đua.
Về hình thái là một yếu tố ít biến động sau một năm tập
luyện Hình thái là một yếu tố ít biến động, ở lứa tuổi 16 – 18 hầu
hết các VĐV đã qua giai đoạn phát dục trưởng thành nên việc tăng
trưởng các chỉ số về hình thái có xu hướng giảm dần theo lứa tuổi.
Do đó yếu tố hình thái có nhòp tăng trưởng thấp nhất.
Về thể lực sau một năm tập luyện phát triển ở mức tương đối
là phù hợp vì trong giai đoạn này vẫn phải tiếp tục phát triển và
hoàn thiện thể lực chung và chuyên môn cho VĐV đặt nền móng
vững chắc cho giai đoạn huấn luyện chuyên môn tiếp theo.
Căn cứ vào nhiệm vụ huấn luyện trong giai đoạn chuyên môn
hoá đã trình bày ở mục 1.1.3; chương trình huấn luyện năm thì nhòp
tăng trưởng TĐTL của nhóm nghiên cứu trên là hợp lý.
12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN: Từ kết quả nghiên cứu rút ra những kết luận sau:
1. Kết quả nghiên cứu đã xác đònh được hệ thống các nội
dung đánh giá trình độ tập luyện của nam vận động viên xe đạp
đường trường lứa tuổi 16 – 18 trong giai đoạn chuyên môn hóa đủ
độ tin cậy và tính thông báo gồm:
Về hình thái ( 2 nội dung): vòng đùi (cm), vòng cẳng chân (cm).
Về thể lực (12 nội dung): ngồi dẻo gập thân (cm), bật cao tại chỗ
(cm), bật cóc 20m (giây), tần số đạp chân (vòng/1 phút), đạp xe 200m
tốc độ cao (giây), đạp xe 1.000m xuất phát đứng (giây), đạp xe 4.000m
xuất phát đứng (giây), đạp xe 30.000m xuất phát đứng (giây), lực lưng
(KG), lực đùi (KG), lực co duỗi cổ chân (w), lực co duỗi cẳng chân (w).
Về chức năng thần kinh tâm lý (2 nội dung): phản xạ đơn (ms)
và phản xạ lựa chọn (ms).
Về chức năng sinh lý (7 nội dung): VE: Thông khí phổi
(lít/phút); VO
2
/HR: Chỉ số oxy - mạch (ml/lần đập); %VO
2
max@LT
(%), VO
2
max(ml/ph/kg): Thể tích oxy tiêu thụ tương đối; EE: năng
lượng tiêu thụ (kcal/phút); RPP: Công xuất yếm khí tối đa tương đối
(w/kg); RMP: Công xuất yếm khí lactit tương đối (w/kg).
Test đạp xe 20 phút.
2. Đã xây dựng được bảng điểm, công thức tính tổng điểm và
bảng phân loại theo tỷ trọng ảnh hưởng đánh giá trình độ tập luyện
của nam vận động viên xe đạp đường trường lứa tuổi 16 – 18 trong
giai đoạn chuyên môn hóa. Qua kiểm chứng bảng điểm và phân loại
tổng hợp đã phản ánh đúng trình độ tập luyện của vận động viên,
những vận động viên có tổng điểm trình độ tập luyện tốt hơn có
thành tích cao hơn trong thi đấu. Các yếu tố hình thái, thể lực, chức
năng thần kinh – tâm lý và chức năng sinh lý đều có tỷ trọng ảnh
hưởng đến thành tích thi đấu của nam vận động viên xe đạp đường
trường lứa tuổi 16 – 18 trong giai đoạn chuyên môn hóa. Trong đó
chức năng sinh lý chiếm tỷ trọng cao nhất (60.58%).
3. Sau một năm tập luyện giá trò trung bình (
X
) tất cả các yếu
tố đánh giá trình độ tập luyện của nam nam vận động viên xe đạp
đường trường lứa tuổi 16 – 18 trong giai đoạn chuyên môn hóa đều
phát triển %W TĐTL = 6.97% ( %W hình thái = 0.95%, %W thể lực =
6.53%,
%W
thần kinh – tâm lý = 7.97%,
%W
chức năng sinh lý = 9.17%). Trong
các yếu tố thì chức năng sinh lý có nhòp tăng trưởng cao nhất và hình
thái thì thấp nhất. Sự tăng trưởng các tố chất thể lực chuyên môn là
không đều, tố chất nhanh phát triển chậm hơn tố chất mạnh và bền.
Căn cứ vào nhiệm vụ huấn luyện trong giai đoạn chuyên
môn hoá; chương trình huấn luyện năm, nhòp tăng trưởng từng yếu
tố đánh giá trình độ tập luyện thì sự tăng trưởng trình độ tập luyện
của nhóm nghiên cứu là phù hợp.
KIẾN NGHỊ:
1. Hệ thống các nội dung, chỉ tiêu, bảng điểm, bảng phân
loại có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng đánh giá trình độ tập luyện
nghiên cứu trong luận án các huấn luyện viên, các nhà chuyên
môn có thể tham khảo và ứng dụng đánh giá trình độ tập luyện cho
nam vận động viên xe đạp đường trường trẻ.
2. Tiếp tục nghiên cứu mở rộng và sâu hơn. Trong luận án
này chỉ nghiên cứu các nam vận động viên xe đạp đường trường trẻ
tại Thành phố Hồ Chí Minh nên số lượng còn hạn chế. Thành tích
của môn xe đạp đường trường ngoài những yếu tố đã nghiên cứu
trong luận án còn một số rất ít nhân tố chưa nghiên cứu đến.
3. Các huấn luyện viên và vận động viên cần quan tâm đúng
mức đến thể lực và chức năng sinh lý là những yếu tố quan trọng
quyết đònh thành tích thi đấu và nó là tiền đề căn bản để phát triển
các yếu tố khác trong môn xe đạp đường trường.
13
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG
BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Ths Nguyễn Quang Vinh – PGS.TS Lê Nguyệt Nga – BS Ngô
Đức Nhuận (2007), “Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu
y sinh học ở vận động viên đua xe đạp nam 16 – 18 tuổi”,
Hội nghò quốc tế về khoa học thể thao, Bộ văn hóa, Thể
thao và du lòch, Hà Nội, tr 125 – 133.
2. Nguyễn Quang Vinh – PGS.TS Lê Nguyệt Nga (2008),
“Nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực trong đào tạo vận
động viên môn xe đạp đường trường”, Tạp chí hoạt động
khoa học, Bộ khoa học và công nghệ, số tháng 3.2008
(586), tr 39 – 40.
3. NCS Nguyễn Quang Vinh – PGS.TS Lê Nguyệt Nga (2008),
“Nghiên cứu các chỉ số hình thái đánh giá trình độ tập
luyện của các vận động viên nam xe đạp đường trường 16
– 18 tuổi, tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Khoa học thể thao,
số 2 (2008), tr 30 - 33.
Tóm tắt kết luận mới của luận án tiến sĩ đa lên mạng
Đề tài luận án:
Xác định nội dung và tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nam vận
động viên xe đạp đờng trờng lứa tuổi 16 18 trong giai đoạn chuyên môn hóa.
Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao.
M số: 62.81.02.01
Họ và tên nghiên cứu sinh: nguyễn quang vinh
Họ và tên cán bộ hớng dẫn: 1. PGS.TS Lê Nguyệt Nga.
2. GS.BS Đỗ Đình Hồ.
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học TDTT.
Tóm tắt kết luận mới của luận án:
1. Tổng hợp có hệ thống và đầy đủ cơ sở lý luận về đánh giá trình độ tập luyện
và các nội dung đánh giá trình độ tập luyện cho vận động viên xe đạp đờng trờng.
2. Xác định đợc hệ thống các nội dung về hình thái (2), thể lực (12), chức năng
sinh lý (7), chức năng thần kinh tâm lý (2) có đủ độ tin cậy khoa học cần thiết để
ứng dụng trong đánh giá trình độ tập luyện của nam vận động viên xe đạp đờng
trờng lứa tuổi 16 18 trong giai đoạn chuyên môn hóa. Đặc biệt luận án đã xây
dựng đợc test đạp xe 20 phút đặc thù cho việc đánh giá diễn biến các quá trình sinh lý
của vận động viên xe đạp đờng trờng.
3. Đã xây dựng đợc bảng điểm, công thức tính tổng điểm và bảng phân loại
theo tỷ trọng ảnh hởng đánh giá trình độ tập luyện của nam vận động viên xe đạp
đờng trờng lứa tuổi 16 18 trong giai đoạn chuyên môn hóa. Trong đó chức
năng sinh lý chiếm tỷ trọng cao nhất (60.58%).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2008
Đại diện CBHDKH Nghiên cứu sinh