Đề cương Vi sinh
Câu 1: Nêu các loại hình thể của vi khuẩn và nêu ý nghĩa của chúng trong chẩn
đoán vi sinh.
Mỗi loại vi khuẩn có hình dạng và kích thước nhất định. Các hình dạng và kích thước này
là do vách của tế bào vi khuẩn quyết định.
Dựa vào hình thể, người ta chia vi khuẩn thành 3 loại lớn: cầu khuẩn, trực khuẩn và xoắn
khuẩn.
Cầu khuẩn (coccus): là vi khuẩn hình cầu, mặt cắt của chúng có thể là những hình tròn,
nhưng cũng có thể là hình bầu dục hoặc hình ngọn nến. Đường kính trung bình khoảng 1
. Dựa vào cách sắp xếp người ta lại chia cầu khuẩn thành 3 nhóm sau:
+ Tụ cầu (Staphylococcus): những cầu khuẩn đứng tụ lại với nhau thành từng đám, giống
như chùm nho (grapelike).
VD: Tụ cầu vàng (S. aureus) là tụ cầu gây bệnh nguy hiểm cho người.
+ Liên cầu (Streptococcus): những cầu khuẩn đứng với nhau thành từng chuỗi.
VD: Liên cầu nhóm A, B, D,… Enterococcus (vi khuẩn gây bệnh đường ruột)
Æ nguy hiểm đối với con người.
+ Song cầu (Diplococcus): các cầu khuẩn đứng với nhau thành từng cặp.
VD: Não mô cầu gây viêm màng não mủ.
Lậu cầu gây bệnh lậu.
Trực khuẩn (Bacillus): là những vi khuẩn có hình que, hình gậy, có đầu tròn hoặc vuông,
kích thước 1 x 2-5 micromet.. Dựa vào: tính chất bắt màu, hô hấp và tính chất nhuộm
màu Gram mà người ta chia trực khuẩn thành 3 loại:
+ Bacteria: là các trực khuẩn hiếu - kị khí tuỳ tiện, không sinh nha bào và thường là các
vi khuẩn Gram âm.
VD: các vi khuẩn đường tiêu hoá như E. Coli, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn,…
+ Bacilli: là những vi khuẩn Gram dương, hiếu khí, sinh nha bào.
VD: Bacillus : trực khuẩn than B. anthracis
Vi khuẩn gây tiêu chảy là B. cereus
+ Clostridium: là những vi khuẩn kị khí, gram dương, sinh nha bào.
VD: C. perfringens, C. tetani,…
Xoắn khuẩn (Spirochaet): là những vi khuẩn có cấu trúc thân là các vòng xoắn, chiều dài
có thể tới 30 micromet. Các xoắn khuẩn gây bệnh quan trọng:
+ Treponema: xoắn khuẩn Giang mai (T. pallidum)
+ Borrelia: xoắn khuẩn gây sốt hồi quy (B. recurentis)
+ Leptospira: xoắn khuẩn gây sốt vàng da chảy máu.
Một số vi khuẩn có hình dạng trung gian:
+ Trung gian giữa cầu khuẩn và trực khuẩn Æ cầu - trực khuẩn (VD: vi khuẩn gây bệnh
dịch hạch)
+ Trung gian giữa trực khuẩn và xoắn khuẩn: phẩy khuẩn (VD: phẩy khuẩn tả)
Ý nghĩa của hình thể vi khuẩn trong chẩn đoán vi sinh:
- Dựa vào hình thể vi khuẩn giúp định hướng chẩn đoán. Thậm chí trong một số trường
hợp hình thể của vi khuẩn có giá trị chẩn đoán xác định.
VD: Nhuộm bệnh phẩm là đờm phát hiện vi khuẩn (+)AFB, các trực khuẩn bắt màu đỏ,
đứng thành từng đámm chụm đầu vào nhau trên nền vi trường xanh Æ bệnh Lao.
1
Trong một số trường hợp, hình thể vi khuẩn có giá trị chẩn đoán xác định bệnh: lao, lậu,
dịch hạch.
Bệnh nhân nghi ngờ bị lậu, lấy dịch mủ niệu đạo đem nhuộm màu Gram thấy các song
cầu khuẩn gram âm đứng thành từng đám trong tế bào bạch cầu đa nhân Æ kết luận: vi
khuẩn lậu Æ bệnh lậu.
Bệnh nhân nghi ngò bị bệnh dịch hạch lầy mủ ở hạch viêm vùng bẹn thấy cầu-trực khuẩn
Æ bệnh dịch hạch.
Câu 2: Kể tên các thành phần cấu tạo của vi khuẩn và nêu chức năng của các thành
phần đó.
Vi khuẩn: là những vi sinh vật đơn bào, không có màng nhân nhưng vẫn có đủ những
thành phần cấu tạo để đảm bào tồn tại và phát triển.
Thành phần cấu tạo bắt buộc đối với vi khuẩn:
+ Nhân:
Không có màng bao bọc nhưng giữa nhân và nguyên sinh chất vẫn có ranh giới rõ rệt.
Cấu tạo là một phân tử ADN khép kín mang khoảng 3000 gen quy định toàn bộ tính chất
của vi khuẩn và quá trình nhân lên tuân theo theo sơ đồ Watson – Crick.
+ Nguyên sinh chất:
Thường tồn tại ở dạng gel, chứa chủ yếu các muối khoáng và các chất hoà tan.
Là môi trường diễn ra các phản ứng hoá sinh cũng như các phản ứng sinh tổng hợp của vi
khuẩn.
Ngoài ra nguyên sinh chất còn là nơi chứa một số ARN, ADN nằm ngoài nhân – các
phân tử này đóng vai trò quan trọng trong hiện tượng kháng kháng sinh ở vi khuẩn.
+ Màng nguyên sinh chất:
Bản chất là màng lipid kép màng nhiều chức năng quan trọng:
- Là cơ quan hấp thụ và đào thải các chất một cách có chọn lọc.
- Là nơi tổng hợp các enzyme ngoại bào.
- Là nơi tổng hợp các thành phần của vách tế bào.
- Là nơi tồn tại của hệ thống enzyme hô hấp tế bào, nơi thực hiện các quá trình năng
lượng chủ yếu của tế bào thay thế cho chức năng của ty, lạp thể.
- Tham gia vào quá trình phân bào nhờ các mạc thể - là phần cuộn vào chất nguyên sinh
của màng nguyên sinh chất, thường gặp ở các vi khuẩn gram dương và kém phát triển
hơn vi khuẩn gram âm. Khi tế bào phân chia mạc thể tiến sâu vào trong bào tương.
+ Vách tế bào vi khuẩn:
- Bao bọc bên ngoài màng nguyên sinh chất, thường cứng và đàn hồi, là cơ quan quyết
định hình thể của vi khuẩn. Vách của vi khuẩn gram dương và âm có những đặc điểm
khác nhau nhưng nhìn chung nó có các vai trò sau:
- Duy trì hình dạng vi khuẩn, do chống lại được áp lực thẩm thẩu giữa trong và ngoài tế
bào vi khuẩn.
- Quyết định tính chất bắt màu của vi khuẩn trong phương pháp nhuộm màu gram.
- Mang kháng nguyên thân của tế bào vi khuẩn.. Là loại kháng nguyên quan trọng nhất để
xác định và phân loại vi khuẩn.
- Giúp vi khuẩn bám dính và xâm nhập vào mô của tế bào cảm thụ.
- Là nơi chứa nội độc tố của vi khuẩn gram âm.
2
- Là nơi tác động của nhóm kháng sinh quan trọng (beta – lactamin), đồng thời là nơi tác
động của lysozim.
- Là nơi tiếp nhận đặc hiệu của phage (thực khuẩn thể).
- Có vai trò quan trọng trong quá trình phân đôi của tế bào vi khuẩn.
Các thành phần không bắt buộc:
+ Vỏ: có bản chất hoá học là polysaccharid (VD: E. Coli, Klebsiella, phế cầu,…) hoặc
polypeptid (VD: vi khuẩn dịch hạch, trực khuẩn than)
- Bọc bên ngoài vách vi khuẩn.
- Nếu vỏ bọc kín Æ vỏ thật Æ là kháng nguyên K (kapsule) của tế bào vi khuẩn.
- Nếu vỏ bọc không kín Æ vỏ giả Æ kháng nguyên Vi của tế bào vi khuẩn.
- Qua thực nghiệm nhận thấy ở một số vi khuẩn, chỉ khi có vỏ thì vi khuẩn mới có khả
năng gây bệnh và ngược lại như phế cầu.
- Chức năng:
Mang kháng nguyên của vi khuẩn và liên quan đến độc lực của vi khuẩn.
Bảo vệ cho vi khuẩn trong một số điều kiện nhất định, chúng có tác dụng chống thực nhờ
khả năng làm bão hoà sự opsonin hoá.
+ Lông: bản chất là cấu trúc sợi mảnh bắt nguồn từ nguyên sinh chất xuyên qua màng và
vách vi khuẩn, có thể mọc ở xung quanh thân hoặc ở đầu vi khuẩn, là cơ quan vận động
của vi khuẩn.
Là kháng nguyên H, giúp vi khuẩn vận động đến nơi có lợi cho nó và tránh xa những nơi
có hại.
+ Pili: có bản chất như lông nhưng ngắn và mảnh hơn. Có 2 loại pili:
Pili chung: giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào cảm thụ.
Pili giới tính (F): tạo cầu tiếp hợp trong hiện tượng tiếp hợp giữa 2 vi khuẩn (là hiện
tượng 2 vi khuẩn tiếp xúc và chuyển vật liệu di truyền cho nhau).
+ Nha bào: là hình thái đặc biệt của vi khuẩn được hình thành trong điều kiện môi trường
sống bất lợi. Nha bào có thể được hình thành từ đầu hoặc từ thân của vi khuẩn và tính độc
của vi khuẩn không bị thay đổi. Nha bào có thể tồn tại rất lâu và nếu như gặp điều kiện
thuận lợi nha bào có thể nảy mầm và chuyển về thể sinh trưởng.
Câu 3: Chức năng của vách vi khuẩn. So sánh vách vi khuẩn gram dương và âm.
Chức năng của vách vi khuẩn:
- Bao bọc bên ngoài màng nguyên sinh chất, thường cứng và đàn hồi, là cơ quan quyết
định hình thể của vi khuẩn. Vách của vi khuẩn gram dương và âm có những đặc điểm
khác nhau nhưng nhìn chung nó có các vai trò sau:
- Duy trì hình dạng vi khuẩn, do chống lại được áp lực thẩm thẩu giữa trong và ngoài tế
bào vi khuẩn.
- Quyết định tính chất bắt màu của vi khuẩn trong phương pháp nhuộm màu gram.
- Mang kháng nguyên thân của tế bào vi khuẩn.. Là loại kháng nguyên quan trọng nhất để
xác định và phân loại vi khuẩn.
- Giúp vi khuẩn bám dính và xâm nhập vào mô của tế bào cảm thụ.
- Là nơi chứa nội độc tố của vi khuẩn gram âm.
- Là nơi tác động của nhóm kháng sinh quan trọng (beta – lactamin), đồng thời là nơi tác
động của lysozim.
- Là nơi tiếp nhận đặc hiệu của phage (thực khuẩn thể).
3
- Có vai trò quan trọng trong quá trình phân đôi của tế bào vi khuẩn.
So sánh chức năng của vách vi khuẩn gram dương và âm:
Vách vi khuẩn gram dương
Có nhiều lớp peptidoglycan mạng lưới 3
chiều tạo bới các đại phân tử liên kết với
nhau rộng rãi và vững chắc. Còn có thể có
a. teichoic là thành phần phụ thêm.
Dày 20 – 50 micromet
Bên ngoài peptidoglycan là polysaccharid
hoặc polypeptid tuỳ theo từng loại vi
khuẩn.
Lớp ngoài cùng đóng vai trò KN thân đặc
hiệu.
Vẫn giữ được màu nhuộm gram (màu tím)
khi bị tẩy bằng cồn.
Vách vi khuẩn gram âm
Chỉ có 1 lớp peptidoglycan, vách mỏng nên
dễ bị phá vỡ.
Dày 10 micromet
Bên ngoài lớp peptidoglycan có 3 lớp gồm:
Pr, Lipid, Glucid.
Pr qđ tính KN
Lipid qđ tính độc
Glucid qđ tính đặc hiệu KN.
Không giữ được màu nhuộm gram (màu
đỏ) khi bị tẩy bằng cồn.
Câu 4: Trình bày vị trí, bản chất hoá học và chức năng của vỏ vi khuẩn.
Vị trí: Là một lớp nhầy lỏng lẻo, sền sệt, không rõ rệt bao quanh vi khuẩn.
Bản chất hoá học: vỏ của các vi khuẩn khác nhau có thành phần không giống nhau.
Một số loại có vỏ là polysaccharid như: E. Coli, Klebsiella, phế cầu,…
Một số loại có vỏ là polypeptid như: vi khuẩn dịch hạch, trực khuẩn than, thường do một
số acid amin tạo nên và chúng thường là những đồng phân dạng D, dạng ít gặp trong tự
nhiên.
Chức năng:
Quy định độc lực của vi khuẩn.
Bảo vệ vi khuẩn trong những điều kiện nhất định.
VD: các chủng phế cầu không tổng hợp được vỏ đều không có khả năng gây bệnh vì
chúng nhanh chóng bị thực bào bởi những hình thức tự bảo vệ của cơ thể. Còn các chủng
phế cầu có vỏ không bị thực bào hoặc sự thực bào bị hạn chế do vỏ có tác dụng chống
thực bào (thực chất là khả năng bão hoà sự opsonin hoá).
Giúp vi khuẩn có khả năng bám dính.
VD: vỏ của liên cầu.
Câu 5: Nêu các đặc điểm của nha bào vi khuẩn và các phương pháp tiệt trùng đối
với nha bào vi khuẩn.
Nha bào chỉ có ở một số vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gram dương mới có kn sinh nha
bào. Hay gặp nhất là: vi khuẩn uốn ván (kị khí tuyệt đối), vi khuẩn than (hiếu khí tuyệt
đối).
Đặc điểm cấu tạo: bản chất là một dạng tồn tại đặc biệt của vi khuẩn, khi điều kiện sống
không thuận lợi, đe doạ sự sống (khi nguồn thức ăn khan hiếm, nhiệt độ không thích
hợp), vi khuẩn chuyển sang dạng nha bào - dạng nằm yên, bất động. Mỗi vi khuẩn chỉ có
4
khả năng sinh 1 nha bào. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nha bào vi khuẩn lại nảy mầm để
đưa vi khuẩn về dạng sinh sản. Cấu trúc nha bào:
- ADN và các thành phần khác của nguyên sinh chất nằm trong thể nguyên sinh (thể cơ
bản) với tỷ lệ nước thấp.
- Màng nha bào bao quanh thể nguyên sinh.
- Vách bao quanh màng.
- Lớp vỏ (trong và ngoài) bao bên ngoài màng nha bào.
- Hai lớp áo ngoài và trong bao quang 2 lớp vách.
Sự đề kháng với các yếu tố lý, hoá của nha bào là do sự thay đổi thành phần hoá học của
nha bào quy định: acid dipicolinic chiếm 20% nha bào, ion Ca2+, cystein, tỷ lệ nước thấp
(10 – 20%), sự tổng hợp ADN dừng lại và sự phiên mã cũng bị ức chế. Sự tồn tại lâu (có
thể 150.000 năm) liên quan đến sự mất nước và không thấm nước nên không chuyển hoá
của vi khuẩn.
VD: Uốn ván ở thể sinh trưởng chỉ chịu được nhiệt độ 56°C trong 30’
Uốn ván ở thể nha bào có thể chịu được 180°C trong 30’ – 1h.
Ứng dụng:
- Muốn diệt được nha bào vi khuẩn phải dùng nhiệt độ thật cao hoặc đưa nhiệt độ ở
khoảng thuận lợi cho nha bào nảy mầm rồi tiêu diệt.
- Đối với những vi khuẩn có khả năng sinh nha bào, trong công tác khử rtùng phải thận
trọng, cố gắng tiêu diệt cả nha bào vi khuẩn.
Câu 6: Trình bày sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường lỏng và đặc. Ứng
dụng thực tế.
Muốn vi khuẩn phát triển được đòi hỏi phải có môi trường và những điều kiện thích hợp.
Một vi khuẩn riêng rẽ thì rất nhỏ nhưng vi khuẩn sinh sản rất nhanh, tính chất này cho
phép ta nghiên cứu cả một quần thể vi khuẩn thay vì chỉ một vi khuẩn riêng rẽ.
- Sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường lỏng:
Sơ đồ (SGK – 34)
Vi khuẩn phát triển theo 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: gđ tiếp xúc của vi khuẩn với môi trường khoảng 2h.
Giai đoạn 2: tăng theo hàm số mũ khoảng 10 – 12h.
Giai đoạn 3: phát triển tối đa, số lượng vi khuẩn hằng định khoảng 3 – 4h.
Giai đoạn 4: suy tàn (hết dinh dưỡng).
Ứng dụng: Trong nuôi cấy vi khuẩn muốn thu hoạch được lượngười lớn vi khuẩn cần thu
hoạch vào giai đoạn phát triển tối đa.
Muốn thu được nội độc tố phải thu hoạch ở gđ suy tàn.
- Sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường đặc
Trong môi trường đặc, vi khuẩn phát triển tạo nên hình ảnh gọi là khuẩn lạc, bản châấ là
một tập đoàn vi khuẩn có nguồn gốpc từ 1 vi khuẩn ban đầu, có thể nhìn thấy bằng mắt
thường, kích thước từ 1Æ 3; 4 mm.
Khuẩn lạc có 3 dạng hình thái:
+ Khuẩn lạc S (smooth):khuẩn lạc xám nhạt hoặc trong, bờ đều, mặt lồi đều và bóng.
+ Khuẩn lạc M (mucus): khuẩn lạc đục, tròn lồi hơn khuẩn lạc S, quánh hoặc dính do có
nhiều chất nhầy.
5
+ Khuẩn lạc R (rough): khuẩn lạc thường dẹt, bờ đều hoặc nhăn nheo, mặt xù xì, khô, có
nhiều nếp nhăn (dễ tách thành cả mảng hay cả khối).
Ứng dụng: Có giá trị trong định hướng chẩn đoán vi khuẩn, phân lập khi nuôi cấy.
Câu 7: Khuẩn lạc là gì? Kể tên các loại khuẩn lạc chính và nêu ý nghĩa của chúng
trong chẩn đoán vi sinh.
Khuẩn lạc là một tập đoàn vi khuẩn có nguồn gốc từ 1 vi khuẩn ban đầu, có thể nhìn thấy
được bằng mắt thường, kích thước từ 1Æ 3; 4 mm.
Các loại vi khuẩn khác nhau thì có khuẩn lạc khác nhau về kích thước, độ đục và nhất là
hình dạng. Có 3 dạng khuẩn lạc chính:
+ Khuẩn lạc S (smooth):khuẩn lạc xám nhạt hoặc trong, bờ đều, mặt lồi đều và bóng.
VD: tụ cầu, liên cầu, E. Coli,…
+ Khuẩn lạc M (mucus): khuẩn lạc đục, tròn lồi hơn khuẩn lạc S, quánh hoặc dính do có
nhiều chất nhầy.
VD: Klebsiella
+ Khuẩn lạc R (rough): khuẩn lạc thường dẹt, bờ đều hoặc nhăn nheo, mặt xù xì, khô, có
nhiều nếp nhăn (dễ tách thành cả mảng hay cả khối).
VD: Vi khuẩn than, lao.
Ý nghĩa của khuẩn lạc:
Dựa vào khuẩn lạc giúp ta sơ bộ định loại vi khuẩn.
Câu 8: Nêu các sản phẩm được tạo ra tự hoạt động chuyể hoá của vi khuẩn và vai
trò của chúng.
Vi khuẩn có hệ thống enzyme chuyển hoá phong phú để chuyển hoá protid, lipid, glucid
và tạo ra các chất:
- Độc tố: chất độc do vi khuẩn tạo ra trong quá trình chuyển hoá, có khả năng gây bệnh.
+ Ngoại độc tố: độc tố do vi khuẩn tạo ra và tiết ra ngoài môi trường sống, có độc lực rất
cao và tính kháng nguyên mạnh.. Có thể xử lý ngoại độc tố bằng hoá chất (formalin), và
nhiệt làm mất tính độc của ngoại độc tố nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên để sản
xuất vaccin trong phòng bệnh (vaccin giải độc tố).
+ Nội độc tố: chính là thành phần vách của tế bào vi khuẩn gram âm và chỉ được giải
phóng khi tế bào vi khuẩn bị ly giải. Có tính độc rất mạnh nhưng không có hoặc tính KN
yếu nên không sản xuất được thành vaccin.
- Kháng sinh: Trong quá trình phát triển, 1 số VSV có khả năng tiết ra 1 số chất có tác
dụng như chất kháng sinh, những chất này có tác dụng kìm hãm hay tiêu diệt các VSV
lân cận và giúp cho VSV đó phát triển.
Æ Ứng dụng: điều chế kháng sinh trong điều trị.
E. Coli tạo ra Colistin
Nấm Penicillium tạo penicillin.
+ Chất gây sốt: Trong quá trình phát triển, 1 số VSV tiết ra chất gây sốt. Những chất này
tan mạnh trong nước, đây là một yếu tố góp phần tạo ra cơn sốt của người bệnh khi bị
nhiễm khuẩn.
+ Sắc tố: một số vi khuẩn có khả năng sản sinh ra các sắc tố như màu vàng của tụ cầu,
màu xanh của trực khuẩn mủ xanh,…
6
+ Vitamin: trong quá trình phát triển , 1 số VSV có khả năng tiết ra mốt số vitamin như
vitamin C, E, K,…và ta có thể tách chiết các vitamin này để sản xuất thành các chế phẩm
sinh học.
VD: E. Coli tạo vitamin K có tác dụng cầm máu.
Câu 9: So sánh nội độc tố với ngoại độc tố về: định nghĩa, bản chất hoá học,tính độc
và ứng dụng thực tế.
Ngoại độc tố
- Là những chất độc do vi khuẩn
tiết ra trong quá trình sống và
phát triển.
B/c hoá học
Glycoprotein
Độc lực
Rất mạnh
Bị phân huỷ bới Bị phân huỷ
proteinase
K/n chịu nhiệt cao Không chịu được nhiệt
Tính kháng nguyên Tốt
Sản xuất thành Sản xuất thành vaccin giải độc tố
vaccin
Định nghĩa
Nội độc tố
- Là chất độc gắn ở vách vi
khuẩn gram âm và chỉ được giải
phóng khi vi khuẩn bị ly giải.
LPS
Yếu hơn ngoại độc tố
Không bị phân huỷ
Chịu được nhiệt
Kém
Không sản xuất được vaccin
Câu 10: Hiện tượng đột biến của vi khuẩn là gì? Nêu các tính chất của đột biến và
ứng dụng tính chất của đột biến trong sử dụng kháng sinh.
Định nghĩa: là sự thay đổi đột ngột 1 tích chất của cá thể trong quần thể đồng nhất.
Đặc điểm: đột biến di truyền được và hình thành nên một clon mới từ cá thể đặc biệt này
và gọi là biến chủng.
Tính chất:
+ Gián đoạn: sự thay đổi xảy ra 1 cách hoàn chỉnh trong một giai đoạn.
+ Hiếm gặp: tất cả các đột biến xảy ra hiếm và không đều, suất đột biến cho 1 t/c nào đó
và của mỗi cá thể là 10-11 – 10-6.
Suất đột biến: là xác suất xảy ra đột biễn giữa 2 lần phân bào
+ Vững bền: Đb di truyền được cho các thế hệ sau.
+ Ngẫu nhiên: Đb có sẵn trước khi có nhân tố chọn lọc. Nếu do ảnh hưởng của nhân tố
chọn lọc dẫn tới xảy ra đột biến thì suất Đb sẽ lớn hơn ĐB ngẫu nhiên và gọi là ĐB cảm
ứng. (Đb nhiều bước).
+ Độc lập và đặc hiệu: Đb 1 t/c này không ảnh hưởng tới đb 1 t/c khác. Xác suất xảy ra 1
đột biến kép bằng tích xác suất xảy ra 2 đb đơn tương ứng.
Ứng dụng:
Câu 11: Kể tên các hiện tượng vận chuyển di truyền của vi khuẩn, trình bày định
nghĩa và cơ chế của hiện tượng biến nạp?
Các hiện tượng vận chuyển di truyền là:
+ Biến nạp
+ Tiếp hợp
7
+ Tải nạp
Hiện tượng biến nạp:
Định nghĩa: Biến nạp là sự vận chuyển 1 đoạn ADN từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận.
Điều kiện:
+ Vi khuẩn cho phải bị ly giải (chết).
+ NST của vi khuẩn cho phải được giải phóng và cắt thành những mảnh ADN nhỏ.
+ Vi khuẩn nhận ở trạng thái sinh lý đặc biệt (khả biến: cho phép mảnh ADN từ vi khuẩn
cho xâm nhập vào)
- Hai giai đoạn xảy ra:
+ Gđ 1: nhận mảnh ADN
+ Gđ 2: tích hợp ADN đã nhận vào NST thông qua tái tổ hợp kinh điển.
Sơ đồ minh hoạ tự vẽ.
Câu 12: Kể tên các hiện tượng vận chuyển di truyền của vi khuẩn, trình bày định
nghĩa và cơ chế của hiện tượng tiếp hợp?
Các hiện tượng vận chuyển di truyền: như câu 11
Hiện tượng tiếp hợp
Định nghĩa: là sự vận chuyển vật liệu di truyền từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận khi 2
vi khuẩn này tiếp xúc với nhau.
Điều kiện:
+ Vi khuẩn có yếu tố F (Fertility factor): chính là pili giới tính có ở vi khuẩn cho (vi
khuẩn đực).
+ F có thể tồn tại ở 3 trạng thái: F+, Hfr, F’.
Ở trạng thái F+: yếu tố F nằm trong nguyên tương.
Ở trạng thái Hfr: yếu tố F gắn với NST
Ở trạng thái F’: yếu tố F đầu tiên gắn vào NST rồi bong ra và nằm trong nguyên tương
mang theo 1 đoạn gen của NST.
Các giai đoạn: gồm 3 giai đoạn.
+ Gđ 1: tiếp hợp giữa 2 tế bào thông qua cầu giao phối.
+ Gđ 2: chuyển gen.
+ Gđ 3: tích hợp đoạn gen đã chuyển vào NST của vi khuẩn nhận thông qua tái tổ hợp
kinh điển.
Sơ đồ minh hoạ tự vẽ.
Câu 13: Kể tên các hiện tượng vận chuyển di truyền của vi khuẩn, trình bày định
nghĩa, có chế của hiện tượng tải nạp?
Các hiện tượng vận chuyển di truyền: như câu 11
Hiện tượng tải nạp
Định nghĩa: là sự vận chuyển vật liệu di truyền từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận nhờ
phage.
Các loại tải nạp:
- Tải nạp chung: phage có thể mang gen bất kì của vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận.
VD: Phage P22 có thể chuyển những gen khác nhau của Salmonella.
8
- Tải nạp chung không hoàn chỉnh: đoạn gen được mang sang ko được gắn vào nhiễm
NST của vi khuẩn nhận Æ ko được nhân lên và chỉ nằm ở 1 tế bào con khi vi khuẩn phân
chia.
- Tải nạp chung hoàn chỉnh : đoạn gen được mang sang được gắn vào NST của vi khuẩn
nhận Æ được nhân lên và mọi tế bào con đều có gen đó.
- Tải nạp chung hạn chế và đặc hiệu. Một phage nhất định chỉ mang 1 đoạn gen nhất
định.
VD: phage λ chỉ mang gen gal.
Sơ đồ trang 38 – SGK.
Câu 14: Plasmid là gì? Vai trò của nó trong hiện tượng kháng kháng sinh?
Định nghĩa: là những phân tử ADN kép, dạng vòng nằm trong nguyên tương và có khả
năng tự nhân lên.
Plasmid có kích thước nhỏ hơn NST rất nhiều lần (bằng 10-6 – 10-2 NST).
Một tế bào vi khuẩn có thể mang nhiều loại plasmid khác nhau và cũng có thể mang
nhiều bản sao của các plasmid. Các plasmid càngười lớn càng có ít bản sao và ngược lại.
Plasmid có thể tồn tại ở dạng tự do trong nguyên tương (x2 độc lập với sự x2 của NST)
nhưng cũng có thể gắn vào NST (x2 cùng với NST).
Plasmid mang các gen mã hoá nhiều đặc tính khác nhau, quan trọng nhất là các gen quyết
định khả năng kháng thuốc kháng sinh, khả năng sinh độc tố, khả năng bám dính và xâm
nhập.
Trong đó gen quy định khả năng kháng thuốc kháng sinh là R – plasmid.
Chất liệu di truyền/ plasmid được truyền từ vi khuẩn nọ sang vi khuẩn kia chủ nếu thông
qua tiếp hợp và các plasmid ấy phải mang gen tra+. Ngoài ra, có thể truyền theo hình thức
biến nạp (vi khuẩn mang plasmid bị ly giải) hoặc theo hình thức tải nạp nhưng bắt buộc
phải có phage.
Nhờ các hiện tượng này mà gen đề kháng thuốc kháng sinh được truyền giữa các vi
khuẩn cùng loại hoặc giữa các vi khuẩn khác loài làm cho gen kháng thuốc kháng sinh
phát tán trong quần thể vi khuẩn Æ vi khuẩn phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh.
Câu 15: Trình bày các tính chất chính của virus.
- Virus: là những VSV có cấu tạo đơn giản, chỉ gồm có 2 thành phần:
+ Lõi acid nucleid.
+ Vỏ capsid.
- Kích thước: nhỏ bé (từ 30 – 300 nm)
Virus viêm gan A: 30 nm
Virus đậu mùa: 300 nm
Æ có khả năng đi qua màng lọc.
- Có khả năng gây bệnh cho người, động vật, thực vật và cả vi khuẩn.
- Virus kí sinh tuyệt đối trong tế bào sống và chỉ có khả năng biểu hiện chức năng sống
khi kí sinh trong tế bào.
- Duy trì được nòi giống qua các thế hệ mà vẫn giữ được tính ổn dịnh về mọi đặc điểm
sinh học của nó trong tế bào cảm thụ thích hợp.
9
- Dễ dàng biến dị: đây là đặc điểm nguy hiểm vì virus khi biến dị thì trở thành tác nhân
gây bệnh nguy hiểm. Các bệnh nguy hiểm ở người như AIDS, SARS, cúm gia cầm đều
do virus ở động vật biến dị trở thành gây bệnh cho người.
- Virus không có hệ thống enzyme chuyển hoá, hô hấp do đó nọi hoạt động tổng hợp đều
phải nhờ vào hoạt động chuyển hoá của tế bào cảm thụ do đó việc sử dụng kháng sinh để
điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cho virus gây ra là ko hiệu quả.
Câu 16: Trình bày các thành phần cấu tạo của virus và chức năng của các thành
phần ấy?
1.Lõi AN
- Virus chỉ mang 1 trong 2 loại AN (ADN hoặc ARN), có thể có 1 hoặc 2 sợi, dạng thẳng
hoặc dạng vòng.
- Virus mang ADN thì phần lớn mang ADN kép, trừ nhóm Pavorvirus và phage M13 là
mang ADN sợi đơn.
- Virus mang ARN thì đa số mang ARN mạch đơn, trừ nhóm Reovirus mang ARN sợi
kép
- Virus mang ADN hoặc ARN 2 chuỗi thì gồm 1 chuỗi dương và 1 chuỗi âm.
- Virus mang ADN hoặc ARN 1 chuỗi thì có thể là sợi dương hoặc sợi âm.
- Nếu virus mang ARN chuổi (+) thì khi xâm nhập vào tế bào cảm thụ, ARN này có vai
trò như mARN có khả năng dịch mã ngay bởi ribosome của tế bào cảm thụ.
- Nếu virus mang ARN chuồi (-) thì chưa tiến hành dịch mã ngay được mà phải thực hiện
quá trình sao mã tạo chuổi (+). Vì vậy loại virus này mang trên vỏ loại enzyme là ARN
phụ thuộc ARN polymerase.
Chức năng:
+ Mang toàn bộ thông tin di truyền của virus. Khi virus xâm nhập vào tế bào cảm thụ,
AN được giải phóng và thực hiện truyền thông tin cho tế bào, được các bào quan trong tế
bào tổng hợp các thành phần phục vụ cho quá trình nhân lên của virus gây hậu quả
nghiêm trọng, phá vỡ tế bào.
+ AN quyết định tính kháng nguyên gây nhiễm trùng của virus trong tế bào cảm thụ,
quyết định chu kì nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ, mang tính KN đặc hiệu của
virus.
2.Vỏ Capsid
- Bản chất là lớp Pr, bao bọc ngoài lõi AN của virus. Vỏ được cấu tạo bởi nhiều đơn vị
gọi là capsomer và mỗi đơn vị lại được cấu tạo từ 5 – 6 phân tử Pr cấu trúc (gọi là các
promoter).
- Thường virus được xây dựng theo cấu trúc khối đa diện đêề và số lượng capsomer được
tính theo quy luật số mặt của khối đa diện đều.
- Chức năng:
+ Bảo vệ lõi AN không bị tổn thương khi xâm nhập vào tế bào hay đi từ tế bào này sang
tế bào khác.
+ Hỗ trợ quá trình xâm nhập của virus trong tế bào nhờ các Pr có chức năng bám trên vỏ
capsid.
+ Là nơi mang KN của virus: KN ngưng kết, KN trung hoà, KN kết hợp bổ thể,…
Ngoài ra, virus còn có 1 số cấu trúc riêng:
3.Vỏ bao ngoài (vỏ peplon)
10
- Bọc bên ngoài vỏ capsid có ở họ Arbovirus và Myxovirus.
- Thông thường vỏ bao ngoài có nguồn gốc từ màng nguyên sinh chất của tế bào cảm
thụ.
- Chức năng: giúp cho sự bám của virus trên tế bào cảm thụ.
* Các cấu trúc đặc biệt:
* Spike: bản chất là các điểm lồi lên trên bề mặt của vỏ capsid, tận cùng của các spike là
các Pr bám dính với các receptor đặc hiệu trên bề mặt tế bào cảm thụ.
VD: virus HIV chỉ kếp hợp với CD4 trên các tế bào lympho T.
* Các enzyme:
- Virus không có hệ thống enzyme hô hấp và chuyển hoá. Tuy nhiên với một số loại virus
nhất định có mang thêm 1 số enzyme.
VD: Nhóm Retrovirus (trong đó có HIV) mang enzyme RT phục vụ quá trình sao chép
ngược (chuyển ARN Æ ADN).
Nhóm Arborvirus mang enzyme gây độc TK là
Nhóm virus mang ARN (-) có enzyme ARN – polymerase xúc tác chuyển chuõi (-) Æ
(+).
Câu 17: Trình bày các kiểu đối xứng của virus. Cho VD cụ thể?
Virus có 3 dạng cấu trúc đối xứng:
- Đối xứng hình khối: vỏ capsid bao bọc bên ngoài, AN nằm trong.
VD: virus viêm gan A, B, D, virus bại liệt, Rotavirus,…
- Đối xứng hình xoắn: vỏ capsid bọc bên ngoài và chạy dọc theo chiều dại AN.
VD: Alphavirus, Rubivirus, Pestvirus,…
- Đối xứng hỗn hợp: chỉ gặp ở các phage, ở đầu có cấu trúc đối xứng khối, ở đuôi có cấu
trúc đối xứng xoắn.
Câu 18: Trình bày các giai đoạn của quá trình nhân lên của virus?
1. Giai đoạn hấp phụ của virus lên tế bào cảm thụ
- Chủ yếu nhờ sự tương tác giữa Pr bám dính của virus với receptor đặc hiệu trên bềmặt
tế bào cảm thụ.
- Tốc độ: phụ thuộc vào mật độ virus và số lượng tế bào cảm thụ (chuyển động Brown).
- Riêng với phage: qt hấp phụ nhờ sự bám dính của các lông đuôi.
- Quá trình hấp phụ của virus lên bề mặt tế bào cảm thụ có tính chất đặc hiệu.
VD: virus bại liệt + Tế BÀOTK
Virus viêm gan B + Tế bào gan
2. Quá trình cởi vỏ và xâm nhập
- Virus xâm nhập vào tế bào cảm thụ theo cơ chế hoà màng.
Vỏ capsid của virus hoà tan trong màng NSC của tế bào cảm thụ và AN được giải phóng
vào bên trong tế bào.
- Bơm AN: các phage bám lên trên bề mặt tế bào và sử dụng các cấu trúc đuôi để đục
thủng màng tế bào và sau đó bơm AN của phage vào trong tế bào.
3. Giai đoạn tổng hợp các thành phần của virus.
- Sau khi AN của virus xâm nhập vào trong tế bào thì hầu hết các virus mang ARN nhân
lên ngay ở trong NSC tại vị trí xâm nhập.
11
- Còn các virus mang ADN phải di chuyển từ NSC vào nhân mới thực hiện được qt nhân
lên.
Æ sản phẩm là lõi AN và vỏ capsid Æ Virus mới.
Vẽ sơ đồ các kiểu tổng hợp.
4. Lắp ráp
- Các thành phần mới: lõi AN mới được lắp ráp với vỏ capsid để tạo hạt virus hoàn chỉnh
gọi là virion.
- Nếu hạt virus không có lõi AN Æ gọi là virus không hoàn chỉnh (khuyết thiếu – DIP).
Hạt DIP có khả năng lấy lõi của virus khác để trở thành virus hoàn chỉnh.
5. Giai đoạn giải phóng hạt virus.
- Các hạt virus sau khi được lắp ráp sẽ được giải phóng ra khỏi tế bào sau vài giờ đến vài
ngày và tuỳ theo loại virus nào mà có các hình thức giải phóng khác nhau.
- Thông thường theo 2 cơ chế sau:
+ Gây vỡ tế bào:
Số lượng virus trong tế bào ngày càng tăng và tạo ra áp lực gây vớ tế bào Æ các virus
được giải phóng ồ ạt với số lượngười lớn.
Các bệnh gây bởi virus có hình thức giải phóng này trên lâm sàng gọi là các bệnh cấp
tính. VD: cúm, sởi,…
+ Hình thức nảy chồi:
Virus sau khi được lắp ráp tiến sát đến màng tế bào và đẩy lồi màng tế bào ra bên ngoài,
đến 1 giai đoạn nhất định virus thoát ra khỏi tế bào.
Với hình thức gp này, virus mang theo 1 phần màng NSC của tế bào tạo thành vỏ bao
ngoài.
VD: virus Herpes (gây chốc mép, thường tấn công vào vùng bán da, bán niêm mạc)
Câu 19: Trình bày hậu quả của sự tương tác giữa virus với tế bào cảm thụ?
1. Phá huỷ tế bào
- Là hậu quả hay gặp, khoảng 80% virus gây ra hậu quả này, hàng loạt tế bào bị phá huỷ,
gp hàng loạt virus.
- Thông thường là các bệnh cấp tình như: cúm, sởi,…
2. Làm biến đổi tế bào
- Một số AN của virus khi xâm nhập tế bào cảm thụ sẽ gây đứt gãy ADN hoặc sắp xếp lại
trình tự các gen/ADN.
Æ làm thay đổi tế bào. Trong nhiều trường hợp, nó làm mất vai trò của gen điều hoà dẫn
đến các tế bào phát triển quá sản tạo ra khối u lành tính. Khi các tế bào này phát triển quá
mức kiểm soát của cơ thể (gọi là loạn sản) đây là mầm mống của khối ung thư.
VD: + Virus gây ung thư cổ tử cung (HPV – mang ADN) gây phát triển loạn sản các tế
bào biểu mô cổ tử cung.
+ Virus viêm gan B Æ tế bào gan phát triển quá sản Æ xơ gan Æ phat triển ung thư gan.
+ Virus HTRT làm thay đổi các tế bào máu, biệt hoá các tế bào máu theo các dòng khác
nhau Æ ung thư máu.
Chú ý: trong 12 tuần đầu tiên nếu người mẹ mang thai bị nghie nhiễm virus (Rubella,
cúm, sởi,..) sẽ gây ảnh hưởngười lớn đến phát triển của thai tuỳ mức độ, càng ở những
tuần đầu càng ảnh hưởng nặng nề: sảy thai Æ thai chết lưu Æ dị tật bẩm sinh…
3. Hình thành tiểu thể nội bào
12
Trong một vài trường hợp, các ve chưa được giải phóng hoặc các thành phần của virus
tập trung lại với nhau và hình thành nên các tiểu thể nội bào. Các tiểu thể này còn được
nội soi và phát hiện dưới kính hiển vi và có giá trị chẩn đoán rất cao.
VD: virus đậu mùa Æ tiểu thể Guaneri
Virus dại Æ tiểu thể Negri
4. Tạo ra các tế bào có kn bị ly giải (gọi là các tế bào tiềm tan)
ADN của virus gắn vào ADN của tế bào cảm thụ và x2 đồng thời cùng ADB tế bào. Khi
ADN của virus tách ra và x2 độc lập Æ tế bào bị phá vỡ.
5. Tạo hạt virus không hoàn chỉnh (DIP)
6. Tạo Interferon
- Interferon có bản chất là Pr do tế bào sản xuất ra sau khi bị nhiễm virus. Nó cókn ngăn
cản qt nhân lên của mọi virus do ức chế tổng hợp Pr. (Interferon không có tính đặc hiệu).
- Các virus mang ARN có kn kích thích cơ thể sinh interferon mạnh hơn các virus mang
ADN
Æ Ứng dụng: tách interferon do cơ thể tẩo để điều chế thuốc chữa viêm gan B, C, cúm,
SARS,…và thường kết hợp với các thuộc điều trị đặc hiệu. (do giá thành Interferon rất
cao).
Câu 20 và 21 thầy không dạy Æ không làm
Câu 22: Tiệt trùng là gì? Nêu các phương pháp được sử dụng trong tiệt trùng và
ứng dụng thực tế?
Tiệt trùng: là tiêu diệt tất cả các VSV (kể cả nha bào) và bất hoặt virus hoặc tách bỏ
chúng hoàn toàn ra khỏi vật cần tiệt trùng.
Các biện pháp sử dụng trong tiệt trùng:
1. Khí nóng khô: nhờ sử dụng tủ sấy duy trì từ 170 – 180 độ/1 – 2 h tiêu diệt VSV, nha
bào do làm tiêu huỷ các thành hữu cơ.
Æ chỉ áp dụng với những vật dùng chịu nhiệt như: thuỷ tinh, kim loại, đồ gốm.
2.Hơi nước ở áp suất cao: nhờ hơi nước căng và bão hoà ở nhiệt độ trên 100 độ C (căng:
hơi nước ở áp suất cao tương ứng với nhiệt độ đạt được; bão hoà: pha hơi cân bằng với
pha lỏng của nước).
Æ áp dụng cho các dụng cụ kim loại, đồ vải, cao su, 1 số chất dẻo, dung dịch lỏng,…
3. Tia gamma: bức xạ ion hoá giàu năng lượng có thể giết chết VSV
Æ áp dụng tiệt trùng chỉ katgút, các vật dụng nhậy cảm với ethylenoxid hay nhiệt như
catheter, các mảnh ghép, bông băng, dụng cụ trong các túi đựng sẵn
4. Ethylenoxid và Formaldehyd: là những chất độc gây dị ứng, kích thích niêm mạc mạnh
và dễ cháy, gây ung thư do đó khi sử dụng phải hết sức thận trọng và đề phòng cháy nổ.
5. Lọc vô trùng: chỉ dùng cho những thuốc hoặc các chất liệu không thể áp dụng được
các phương pháp khác như: vaccine, sản phẩm huyết thanh,…
Câu 23: Khử trùng là gì? Nêu các phương pháp được sử dụng trong khử trùng và
ứng dụng thực tế?
13
Khử trùng: là làm cho vật được khử trùng không còn khả năng gây nhiễm trùng (chỉ tiêu
diệt mầm bệnh chứ không phải tất cả VSV), là qt sử dụng các hoá chất làm cho VSV ở 1
vật nào đó không còn khả năng gây bệnh.
Các phương pháp khử trùng:
+ Biện pháp vật lý:
* Hơi nước nóng: dùng luồng hơi nước nóng 80 – 100 độ C
Æ khử trùng quần áo, chăn màn, các dụng cụ đã dùng của người bệnh, Pasteur hoá sữa và
các đồ uống khác.
* Tia cực tim: sóng điện từ có bước sóng 13,6 – 400 nm, nhất là 257 nm có tác dụng khử
trùng, liều sử dụng 100 – 500 Wsec/cm2 .
Æ khử trùng nước sạch, không khí, phơi các dụng cụ như chăn màn đặc biệt đối với
những phòng bệnh của bệnh nhân lao.
+ Biện pháp hoá học:
* Cồn: dung dịch ethanol 80%, isopropanol 70% hay n-propanol 60%
Æ khử trùng da, nhất là bàn tay trong phẫu thuật và vệ sinh phòng bệnh.
* Phenol và dẫn xuất của nó: sử dụng dung dịch 0,5 – 4%
Æ chỉ số phenol để đánh giá tác dụng sát khuẩn của 1 chất.
* Nhóm halogen: clo, iod,…
Æ clo (thanh khuẩn nước ăn, nước bể bơi, clorua vôi để tẩy uế), iod (sát trùng ngoài da)
* Muối KL nặng: muối của Hg, Ag, Cu, Zn,…
Æ chế khuẩn và diệt các vi khuẩn kháng acid yếu.
* Aldehyd: dung dịch formaldehyd 0,5 – 5% và khí 5 g/cm3
Æ dung dịch nước dùng để lau chùi sàn nhà và đồ dùng; khí dùng để khử trùng không
khí và máy móc lớn.
* Các chất oxy hoá: H2O2, KmnO4,…và thuốc nhuộm (xanh methylen, tím tinh thể) pha
loãng thành dung dịch làm chất sát khuẩn.
* Acid và base: phân ly ra cation H+ và anion OH- có tác dụng diệt khuẩn.
Câu 24: Thuốc kháng sinh là gì? Kể tên các nhóm thuốc kháng sinh chủ yếu.
Thuốc kháng sinh: là những chất ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế hoặc tiêu
diệu vi khuẩn một cách đặc hiệu, bằng cách gây rối loạn phản ứng sinh học ở tầm phân
tử.
Các nhóm thuốc kháng sinh chủ yếu:
+ Nhóm Penicillin: là nhóm kháng sinh lớn, cấu tạo của tất cả các penicillin đều có chứa
vòng beta – lactam trong phân tử, bao gồm 6 nhóm nhỏ:
• Penicillin G , penicillin V: chế phẩm penicillin đầu tiên chiết xuất từ nấm
pecinillium.
• Aminopenicillin (dạng penicillin bán tổng hợp): ampicillin, amoxicillin
• Các penicillin kháng men penicillase: methicillin, oxacillin, cloxacillin,…
• Pseudopenicillin (điều trị trực khuẩn mủ xanh): piperacillin, ticarcillin,…
• Cephalosporin: 4 thế hệ I, II, III, IV. Thế hệ I (cefalexin), II (cefuroxim) điều trị
trường hợp nhiềm khuẩn gram (+), thế hệ III (cefotaxim), IV (cefepim) điều trị
trường hợp nhiễm khuẩn gram (-).
• Các penicillin kết hợp với các chất ức chế men beta – lactamase: Augmentin kết
hợp từ amoxicillin + acid clavulanunic
14
+ Nhóm Tetracyclin: là nhóm kháng sinh 4 vòng gồm clotetracyclin, oxytetracyclin,
doxycyclin,…
+ Nhóm Chloramphenicol: Chloramphenicol, thiamphenicol,…
+ Nhóm Macrolide, azilide và 1 số kháng sinh lân cận:
Macrolide: Erythromycin, spiramycin,…
Azilide: clarithlin, azythromycin,…
1 số kháng sinh lân cận: lincomycin, clindamycin
+ Nhóm Aminoglycoside (aminoside): Streptomycin, kanamycin, gentamicin, amikacin,
neltamicin, tobramicin, neomycin,…
+ Nhóm Quinolone: 2 thế hệ cũ và mới
Cũ: A nalidixic, cinoxacin,…
Mới: Ciprofloxacin, norfloxacin,…
+ Nhóm polypeptide: polymyxin B, polymyxin E (Colistin)
+ Nhóm điều trị lao: streptomycin, rifampcin, ethambutol, INH, PZA,…
+ Nhóm kháng sinh chưa xếp nhóm: Vancomycin, sulfamid,…
Câu 25: Trình bày cơ chế tác dụng của thuốc kháng sinh? Cho ví dụ cụ thể.
1. Ức chế sinh tổng hợp vách:
KS ức chế quá trình sinh tổng hợp bộ khung peptidpglycan, làm cho vi khuẩn sinh ra sẽ
không có vách do đó dễ bị tiêu diệt.
VD: kháng sinh nhóm beta – lactam, vancomycin,…
2. Gây rối loạn chức năng màng nguyên tương
Chức năng quan trọng nhất của màng nguyên tương đối với tế bào là thẩm thấu và chọn
lọc. K/s tác động vào màng sinh chất sẽ làm cho các thành phần trong bào tương của vi
khuẩn thoát ra ngoài và nước từ bên ngoài ồ ạt vào trong, dẫn đến chết.
VD: polymyxin, colistin,…
3. Ức chế sinh tổng hợp Pr
Nơi k/s tác động vào là ribosome 70S trên polysome của vi khuẩn. K/s gắn vào tiểu phần
30S (như streptomycin) sẽ ngăn cản hoạt động của mARN hoặc ức chế chức năng của
tARN (tetrecyclin). K/s gắn vào tiểu phần 50S như erythromycin, chloramphenicol làm
cản trở sự liên kết hình thành chuỗi acid amin tạo phân tử Pr cần thiết cho tế bào sống,
4. Ức chế sinh tổng hợp acid nucleid
- Ngăn cản sự sao chép của ADN.
VD: nhóm quinolone
- Ngăn cản sinh tổng hợp ARN khi gắn vào enzyme ARN – polymerase
VD: rifampicin
- Ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hoá cần thiết để ngăn cản hình thành nên cá
nucleotide
VD: sulfamid, trimethoprim,…
Câu 26: So sánh cơ chế tác dụng của các chất tiệt trùng, khử trùng với cơ chế tác
dụng của thuốc kháng sinh?
Giống nhau: Các loại thuốc kháng sinh hay các chất tiệt khuẩn, khử khuẩn đều có tác
dụng ức chế sự phát triển hay tiêu diệt vi khuẩn.
15
Khác nhau:
Định nghĩa
Cơ chế tác dụng
Tính chất
Thời gian tác dụng
Liều sử dụng
Phạm vi ứng dụng
Chất tiệt trùng, khử trùng
- Là những chất hoá học
phá huỷ vi khuẩn nhanh
chậm khác nhau bằng cách
tác động trực tiếp lên toàn
bộ cấu trúc vi khuẩn thông
qua quá trình lý học hay hoá
học.
Thuốc kháng sinh
- Là những chất có tác dụng
kìm hãm sự phát triển hay
tiêu diệt vi khuẩn ở nồng độ
thấp một cách đặc hiệu. Nó
tác động lên vi khuẩn ở tầm
phân tử vào một vị trí quan
trọng hay một phản ứng
sống còn của vi khuẩn.
- Làm cho vi khuẩn vỡ ra
- Ức chế sinh tổng hợp vách
- Làm bào tương ngưng tụ.
- Gây rối loạn cn màng sinh
- Làm enzyme bị bất hoạt
chất
- Ức chế sinh tổng hợp Pr
- Ức chế sinh tổng hợp AN
- Không đặc hiệu
- Đặc hiệu với 1 hay 1
nhóm vi khuẩn.
- Rất ngắn
- Dài (thường sau 6h)
- Rất gần với liều độc với - Xa với liều độc cho cơ thể
cơ thể.
- Không dùng trong điều trị - Dùng trong điều trị các
vì làm bn chết do nhiễm độc bệnh nhiếm trùng.
Câu 27: Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn: trình bày định nghĩa, các
cơ chế kháng thuốc, nguồn gốc của sự kháng thuốcvà các biện pháp làm giảm hiện
tượng kháng thuốc.
Định nghĩa: là tình trạng vi khuẩn không nhạy cảm với kháng sinh sử dụng hay kháng
sinh điều trị không có tác dụng với vi khuẩn gây bệnh.
Các cơ chế đề kháng thuốc kháng sinh:
- Tạo enzyme phá huỷ thuốc
VD: vi khuẩn tạo enzyme beta – lactamase làm penicillin mất tác dụng (phá vỡ vòng beta
– lactam)
- Thay đổi tính thấm của màng NSC với kháng sinh
VD: vi khuẩn thay đổi tính thấm màng nguyên sinh với kháng sinh thuộc nhóm aminosid,
polymyxin.
- Vi khuẩn thay đổi cấu trúc phân tử đích Æ kháng sinh ko bám vào được
VD: kháng aminosid liên quan đến thay đổi phân tử Pr đặc hiệu (receptor) trên tiểu phân
30S của ribosome.
- Vi khuẩn thay đổi enzyme Æ làm mất tác dụng của kháng sinh
VD: kháng sinh quinolone tác động vào enzyme ADN – gyrase làm ức chế x2 ADN Æ
enzyme thay đổi thì kháng sinh mất tác dụng
- Thay đổi con đường chuyển hoá
VD: purin, pyrimidin Æ nuleotide Æ ADN. Vi khuẩn có thể chuyển hoá theo con đường
khác
16
Nguyên nhân của sự kháng thuốc:
- Đề kháng không liên quan đến di truyền:
+ Ks không tiếp xúc được với vi khuẩn (do vi khuẩn được bao bọc trong ổ áp xe, hoặc
các tổ chức bị hoại tử)
+ Vi khuẩn đang ở trạng thái nghỉ (không chuyển hoá, không nhân lên) nên không bị tiêu
diệt bởi ks
+ Vi khuẩn đề kháng tự nhiên đối với kháng sinh
VD: Mycoplasma không có vách nên không chiu tác dụng của nhóm penicillin
- Đề kháng liên quan đến di truyền:
+ Hầu hết các vi khuẩn kháng thuốclà do sự thay đổi vật liệu di truyền, có thể là sự thay
đổi tại NST hoặc trên plasmid hay transposon.
+ Các hiện tượng đb gen, biến nạp, tải nạp, tiếp hợp và plasmid, transposon (nói chung là
các hiện tượng vận chuyển di truyền) đều dẫn đến sự thay đổi vật liệu di truyền, lan tràn
gen kháng thuốc. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng kháng thuốc.
Các biện pháp làm giảm hiện tượng kháng thuốc:
- Chỉ dùng ks để điều trị các bệnh nhiĩm trùng bởi vi khuẩn (không dùng cho virus)
- Chọn k/s theo kết quả KSĐ, ưu tiên k/s phổ hẹp và tác dụng đặc hiệu đối với vi khuẩn
gây bệnh (để k/s đó không tác dụng đến nhiều loài vi khuẩn khác và toàn bộ cơ thể nếu
không sẽ dẫn đến tình trạng loạn khuẩn) trong trường hợp không có kết quả KSĐ thì
chọn k/s theo khuyến cáo hằng năm của chương trình quốc gia về tính kháng thuốc của vi
khuẩn.
- Dùng k/s đúng chỉ định, đúng liều, đủ thời gian và đúng đường dùng
- Tăng cường công tác khử trùng và tiệt trùng trong bệnh viện
- Thông báo kịp thời khi phát hiện những chủng vi khuẩn kháng sinh bất thường.
Câu 28: Kháng sinh đồ là gì? Trình bày nguyên lý của kĩ thuật kháng sinh khuếch
tán trong thạch và kỹ thuật xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)
- Kháng sinh đồ: là kĩ thuật xác định độ nhạy cảm với k/s của vi khuẩn.
- Mục đích: giúp người thầy thuốc chọn được k/s phù hợp với liều lượng thích hợp để
điều trị cho các bệnh nhân bị NT do vi khuẩn. Việc điều trị sẽ hiệu quả, nhanh khỏi bệnh,
đỡ tốn kém thời gian và tiền bạc cho bệnh nhân, hạn chế tình trạng gia tăng tỷ lệ kháng
thuốc kháng sinh.
- Nguyên lý của kĩ thuật khuếch tán trong thạch:
K/s có khả năng khuếch tán môi trường thạch (đi theo chiều gradien nồng độ)
(Vẽ sơ đồ)
+ Đo vòng ức chế vi khuẩn so sánh với bảng chuẩn
Vi khuẩn nhạy cảm S
Vi khuẩn trung gian I
Vi khuẩn ức chế R
+ Với mỗi loại vi khuẩn phải đặt theo khuyến cáo của ASTS, WHO
+ KSĐ là bước tiếp theo của nuối cấy vi khuẩn. Vì nuôi cấy vi khuẩn để xác định vi
khuẩn để có dự tính dùng KSĐ với loại k/s nào.
- Nguyên lý xác định nồng độ ức chế tối thiểu: dùng với chủng vi khuẩn đã được xác định
là nhạy cảm với các loại kháng sinhnào dó bằng kĩ thuật KSĐ khoanh giấy.
17
+ Nguyên lý: với 1 lượng vi khuẩn cần thử như nhau được đưa vào các môi trường như
nhau có thuốc kháng sinh được pha loãng tăng dần theo hệ số 2sau một thời gian nuôi cấy
trong tủ ấm (18 – 24h)
MIC: là nồng độ k/s ở ống pha loãng nhất mà không quan sát thấy sự phát triển của vi
khuẩn Æ MIC là nồng độ k/s nhỏ nhất mà vẫn còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi
khuẩn gây bệnh.
Æ Muốn ức chế sự phát triển của vi khuẩngây bệnh thì nồng độ k/s trong máu hoặc tại vị
trí nhiễm khuẩn phải lớn hơn hoặc bằng MIC.
Câu 29: Trình bày các loại kháng nguyên VSV và nêu ý nghĩa thực tế của chúng.
Kháng nguyên: là chất mà khi xuất hiện trong cơ thể tạo ra đáp ứng miễn dịch và kết hợp
đặc hiệu với những sản phẩm của sự kích thích đó.
1. Kháng nguyên vi khuẩn
a. KN ngoài tế bào:
- Ngoại độc tố:
+ Có ở một số vi khuẩn: tả, uốn ván, bạch hầu, tụ cầu vàng,…
+ Bản chất hoá học: là pr hoặc polypeptid Æ có tình KN rất cao
+ Ngoại độc tố kích thích cơ thể sinh ra kháng độc tố và kháng độc tố có khả năng trung
hoà đôc lực của ngoại độc tố và ứng dụng trong điều trị 1 số bệnh: bạch hầu, uốn ván,…
+ Ngoại độc tố được xử lý bằng dung dịch formalin 0,5% ở 37 độ C trong 1 – 2 thangsex
trở thành vaccine giải độc tố gọi là anatoxin: không còn độc lực nhưng hầu như vẫn giữ
được tính KN.
+ KN ngoại độc tố do có tính đặc hiệu cao nên được sử dụng để phân loại 1 số vi khuẩn.
b. KN enzyme:
+ Có ở 1 số vi khuẩn: Clostridium perfringens, liên cầu,…
+ Các enzyme là những KN hoàn toàn và kích thích cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu và
kháng thể này được sử dùng để trung hoà độc tính của enzyme.
+ Một số enzyme được dùng để làm KN để chẩn đoán. VD: enzyme Streptolysin O của vi
khuẩn liên cầu A trong phản ứng ASLO.
b. KN gắn với cấu trúc tế bào
- KN vỏ
+ Vỏ của vi khuẩn là những đồng phân hoá học bao bọc bên ngoài vách vi khuẩn, vỏ
không có ở mọi loài vi khuẩn và với những vi khuẩn có vỏ thì vỏ cũng chỉ hình thành
trong những điều kiện nhất định.
+ 1 số vi khuẩn có vỏ: phế cầu, dịch hạch, não mô cầu, HI, và 1 số vi khuẩn đường ruột.
+ Bản chất hoá học của vỏ: vỏ của nhiều loại vi khuẩn là polysaccharid hoặc polypeptide
vì vậy có tính bán KN hặoc KN hoàn toàn.
+ KN được dùng để phan loại và xác định nhiều loại vi khuẩn.
+ Khi vỏ kết hợp với KT sẽ hình thành phản ứng phình vỏ Æ phản ứng Quelling, vỏ
được quan sát bằng phương pháp nguộm mực tàu.
+ 1 số vi khuẩn có 1 lớp rất mỏng bao bên ngoài vách gọi là KN bề mặt (Vi)
VD: vi khuẩn thương hàn Salmonella
- KN vách
+ KN có ở mọi vi khuẩn trừ Mycoplasma
+ Đây là KN quan trọng và đóng vai trò quyết định trong phânloại nhiều vi khuẩn.
18
+ Bản chất hoá học: peptidoglycan. Ngoài ra còn có 1 số thành phần khác tuỳ thuộc vi
khuẩn gram dương hay âm.
Ở vi khuẩn gram dương: có nhiều lớp peptidoglycan, a. teichoic, pr A, pr M
Ở vi khuẩn gram âm: có 1 lớp peptidoglycan, LPS Æ vi khuẩn gram âm có nội độc tố
quyết định tính đặc hiệu của KN O.
- KN lông
+ Có ở tất cả vi khuẩn có lông
+ Bản chất hoá học: là pr hoặc flagellin.
+ Kháng thể chốngn KN lông có kn làm bất động vi khuẩn.
+ KN H được sử dụng trong phân loại 1 số vi khuẩn.
2. KN của virus.
a.KN hoà tan
- Là KN thu được từ nuôi cấy tế bào nhiễm virus sau đó đã loại bỏ hạt virus và tế bào bao
gồm các enzyme của virus vấcc tp cấu tạo được tổng hợp từ hoặc có thể là các KN bề mặt
bong ra. Các KN này ít có giá trị trong thực tế.
b. KN hạt virus
- Nucleoprotein: acid nucleid là bán KN nhưng nucleoprotein là KN hoàn toàn.
- KN vỏ capsid (thành phần bắt buộc)
+ Là những KN quan trọng vì nó chứa phần lớn pr của virus.
+ KN này có thể là KN đơn độc hoặc kkết hợp với nucleoprotein thành KN phức hợp.
+ KN này đóng vai trò quan trọng trong phânloại các hạt virus không có vỏ peplon.
- KN vỏ peplon
+ Vỏ peplon thường là glycoprotein hoặc lipoprotein. Trên lớp vỏ này thường có các KN
đặc hiệu như:
KN H: yếu tố gây ngưng kết HC
KN N: enzyme phá huỷ điểm tiếp nhận trên bề mặt tế bào cảm thụ giúp virus xân nhập
vào tế bào.
+ Trên vỏ này còn có thể chứa các gai nhứ (spike) giúp virus bá vào tế bào cảm thụ
VD: virus HIV có các gai nhú gp120, gp41,…
Æ Tóm lại: việc nghiên cứu KN
- Giúp phân loại các VSV
- Giúp chẩn đoán trực tiếp hoặc gián tiếp.
Câu 30: Nêu các đặc điểm của các phản ứng kết hơp KN-KT, giải thích hiện tượng
phản ứng chéo giữa các VSV, cho ví dụ cụ thể.
Câu 31:Kể tên các loại phản ứng kết hợp KN-KT được dùng trong chẩn đoán vi
sinh.
Dựa vào sự quan sát các đặc điểm của phản ứng kết hợp KN-KT, người ta chia thành 3
loại:
1. Các phản ứng tạo hạt:
- Phản ứng kết tủa trong môi trường lỏng hoặc gel thạch
- Phản ứng ngưng kết trực tiếp hoặc gián tiếp
2. Các phản ứng dựa vào hoạt tính sinh học của KT
- Phản ứng trung hoà
19
+ Phản ứng trung hoà invitro: phản ứng ASLO, phản ứng ngăn ngưng kết HC
+ Phản ứng trung hoà invivo: trên chuột lang, virus,…
- Các phản ứng gây ly giải tế bào: phản ứng kết hợp BT
3. Các phản ứng dùng KT hoặc KN đánh dấu
- Phản ứng MDHQ trực tiếp hoặc gián tiếp
- Phản ứng miễn dịch phóng xạ (RIA)
- Phản ứng miễn dịch enzyme (ELISA)
Câu 32: So sánh phản ứng ngưng kết với phản ứng kết tủa về: nguyên lý và ứng
dụng. Cho ví dụ.
Nguyên lý
Ứng dụng
Ví dụ
Phản ứng ngưng kết
- Là sự kết hợp giữa KN
hữu hình (tế bào hoặc tầm
tế bào) với KT, tạo thành
phức hợp KN-KT dưới
dạng những hạt ngưng kết
có thể quan sát được bằng
mắt thường.
-Do có độ nhạy cao nên
được sử dụng phổ biển
trong chẩn đoán cả vi khuẩn
và virus theo phương pháp
trực tiếp và gián tiếp.
Phản ứng kết tủa
- Là sự kết hợp giữa KN
hoà tan (KN tầm phân tử)
với KT tương ứng, tạo
thành các hạt có thể quan
sát trực tiếp bằng mắt
thường hoặc nhờ sự trợ giúp
của kính lúp.
- Có độ nhạy thấp nên ít
được sử dụng trong chẩn
đoán vi sinh.
- Chẩn đoán trực tiếp: Phản - Phản ứng VDRL để chản
ứng ngưng kết trên phiến đoán bệnh giang mai.
kính xác định S. typhi trong
cấy máu chẩn đoán thương
hàn, là phản ứng ngưng kết
chủ động hoặc chẩn đoán S.
flexneri trong cấy phân để
chẩn đoán lỵ trực khuẩn.
-Chẩn đoán gián tiếp
+ Phản ứng Widal trong
chẩn đoán vi khuẩn thương
hàn (chủ động).
+ Phản ứng RPR trong chẩn
đoán vi khuẩn giang mai
(thụ động)
+ Phản ứng ASLO trong
chẩn đoán liên cầu A (thụ
động)
+ Phản ứng Serodia để chẩn
đoán virus HIV (thụ động)
20
Câu 33: Trình bày nguyên lý và ứng dụng thực tế của phản ứng ngăn ngưng kết
HC.
Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu
- Cơ sở của phản ứng (nguyên lý): 1 số loại virus có khả năng làm ngưng kết hồng cầu
của ngỗng, gà, chim và 1 số động vật khác. Khả năng này bị mất khi gặp kháng huyết
thanh đặc hiệu. Do kháng thể đã trung hoà kháng nguyên ngưng kết hồng cầu của virus.
Nguyên lí của phản ứng này có thể tóm tắt như sau:
VIRUS + hồng cầuÆ hồng cầu bị ngưng kết
(VIRUS + KT đặc hiệu) + hồng cầuÆ hồng cầu không bị ngưng kết.
- Ứng dụng thực tế: hiện nay ít được sử dụng mà chỉ dùng để chẩn đoán và phân loại các
virus có KN gây ngưng kết hồng cầu như virus cúm, sởi, sốt xuất huyết, viêm não Nhật
Bản.
Câu 34: Trình bày nguyên lý, cách phân loại và ứng dụng của phản ứng trung hoà
- Nguyên lí chung: KT đặc hiệu có KN trung hoà độc tố, độc lực của vi sinh vật, làm mất
đi 1 tính chất nào đó của vi sinh vật hoặc sản phẩm của nó.
- Dựa vào mức độ nghiên cứu người ta chia phản ứng trung hoà thành 2 loại là:
+ Phản ứng trung hoà in vitro: phản ứng ASLO, phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu,
trung hoà virus trên nuôi cấy tế bào.
+ Phản ứng trung hoà in vivo: phản ứng trung hoà trên chuột lang, trên da thỏ, trung hoà
virus in vivo.
- Ứng dụng thực tế của phản ứng trung hoà:
- Phản ứng ASLO: xác định hiệu quả KT kháng streptolysin O của liên cầu.
Nguyên lý: ASLO trung hoà tính gây tan hồng cầu của SO. Từ lượng SO (KN) đã biết Æ
định lượng đc ASLO (KT) trong huyết thanh của bệnh nhân. Nếu SO bị trung hoà Æ
hồng cầu không bị tan Æ phản ứng (+) Æ trong huyết thanh có ASLO đủ để trung hoà
SO. Nếu SO không bị trung hoà Æ hồng cầu tan Æ phản ứng (-).
- Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cấu: dùng trong chẩn đoán và phân loại virus.
Nguyên lý: virus + hồng cầu Æ hồng cầu bị ngưng kết
(virus + KT đặc hiệu) + hồng cầu Æ hồng cầu không bị ngưng kết
- Phản ứng trung hoà virus trên nuôi cấy tế bào.
Nguyên lý: kháng huyết thanh đặc hiệu có khả năng trung hoà tính gây nhiễm trùng của
virus đối với các nuôi cấy tế bào cảm thụ. Đánh giá kết quả phản ứng qua tình trạng của
tế bào nuôi bình thường hay bị huỷ hoại:
+ Soi trực tiếp bằng kính hiển vi, gián tiếp qua sự biến đổi màu của môi trường có chất
chỉ thị.
+ Tế bào sống là do quá trình chuyển hoá làm biến dổi màu môi trường, tế bào chết Æ
không đổi màu.
- Phản ứng trung hoà trên chuột lang
+ Ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu và uốn ván sẽ bị trung hoà bởi các kháng thể kháng
độc tố tương ứng Æ tiến hành p/ư trung hoà trên chuột lang nhằm xác định 1 vi khuẩn
21
nào đó có sinh ngoại độc tố hay không, xác định liều Lo và L+ của độc tố Æ tiêm vi
khuẩn vào 2 chuột lang, 1 đã tiêm kháng độc tố, 1 không. Nếu con được tiêm sống, con
không mà chết Æ vi khuẩn bạch hầu
+ Lo: lượng độc tố max mà khi trộn với 1 đơn vị kháng độc tố rồi tiêm vào chuột 250g
mà vẫn sống
+ L+: lượng độc tố min mà khi trộn với 1 đơn vị kháng độc tố rồi tiêm vào chuột 250g Æ
chết sau 4 ngày
- Phản ứng trung hoà trên da thỏ
Nguyên lý: ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có khả năng làm hoại tử da thỏ. Nếu
trước khi khi tiêm ngoại độc tố thỏ đã được tiêm kháng độc tố Æợchong xảy ra hiện
tượng.
- Phản ứng trung hoà virus in vivo: virus được trộn với kháng huyết thanh rồi tiêm cho
động vật thí nghiệm. Nếu virus và KT có trong kháng huyết thanh đặc hiệu với nhau Æ
động vật không bị mắc bệnh.
Câu 35: Trình bày nguyên lý và ứng dụng thực tế của phản ứng kết hợp BT
Phản ứng kết hợp bổ thể
- Nguyên lý: là 1 trong những phản ứng gây ly giải tế bào được sử dụng nhiều nhất. KT
đặc hiệu với sự tham gia của bổ thể sẽ gây ly giải tế bào vi khuẩn hoặc 1 số tế bào động
vật khác
- Ứng dụng: ít được sử dụng vì thực hiện khó, độ nhạy không cao.
Câu 36: Trình bày nguyên lý và ứng dụng thực tế của các kĩ thuật miễn dịch có gắn
chất đánh dấu (gồm ELISA, RIA, FIA)
Nguyên lý chung: KN hoăc KT được xác định nhờ chất đánh dấu được gắn với KT hoặc
KN.
Điều kiện cần thiết là chất đánh dấu không được làm thay đổi hoạt tính miễn dịch của KN
và KT.
1. Miễn dịch huỳnh quang (FIA)
Nguyên lý: chất đánh dấu là chất màu huỳnh quang, kết quả được đọc nhờ kính hiển vi
huỳnh quang.
Có 2 loại phản ứng được sử dụng:
+ Trực tiếp: KN được phát hiện nhờ KT mẫu gắn huỳnh quang
+ Gián tiếp: KT được phát hiện nhờ KN mẫu và KKT mẫu gắn huỳnh quang.
Ứng dụng thực tế:
2. Miễn dịch phóng xạ (RIA)
Nguyên lý: Phức hợp KN-KT được phát hiện nhờ KT hoặc KN gắn chất đồng vị phóng
xạ. Có thể phát hiện nơi phát ra phóng xạ (nới xảy ra phản ứng kết hợp KN-KT) hoặc đo
cường độ phát xạ (mức độ hình thành phức hợp KN-KT).
Ứng dụng thực tế: được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu vi sinh chứ ít phổ biển trong
việc chẩn đoán.
3.Miễn dịch enzyme ELISA
Nguyên lý: Phức hợp KN-KT được phát hiện nhờ enzyme gắn KT hoặc KKT tác động
lên cơ chất đặc hiệu.
22
Ứng dụng thực tế: dùng trong chẩn đoán chủ yếu các virus: HIV, HBV, virus Dengue,
cúm. Ngoài ra còn để chẩn đoán vi khuẩn Ricketsia, Chlamydia.
Câu 37: Trình bày các phương pháp chẩn đoán vi sinh
Có nhiều phương pháp để áp dụng trong chẩn đoán vi sinh, chia thành 2 phương pháp cơ
bản:
- Chẩn đoán trực tiếp: dùng các kĩ thuật xét nghiệm để xác định các yếu tố liên
quan trực tiếp đến VSV gây bệnh.
+ Dựa vào hình thể, tính chất bắt màu, cách sắp xếp Æ định hướng trong chẩn đoán vi
sinh. (chỉ đối với vi khuẩn)
+ Các tính chất sinh vật hoá học của vi khuẩn.
Cùng tồn tại trong đường tiêu hoá (ruột) tuy nhiên 3 loài Salmonella, Shigella, E. Coli có
những tính chất sinh vật hoá học khác nhau.
+ Dựa vào KN: dùng KT mẫu để xác định KN.
+ Gen: mỗi VSV có gen đặc hiệu, bằng các biện pháp kĩ thuật mà chủ yếu là kĩ thuật
PCR (polymerase chain reaction).
+ Khả năng gây bệnh (trên súc vật thí nghiệm): độc lực của VSV
+ Riêng đối với vi khuẩn còn dựa vào phage đặc trưng: mỗi vi khuẩn có 1 phage gây
bệnh đặc hiệu.
- Chẩn đoán gián tiếp:
+ Sử dụng các kĩ thuật miễn dịch qua KN mẫu để xác định các kháng thể đặc hiệu với
KN của VSV.
+ Khi KN kết hợp với KT gọi là phức hợp miễn dịch.
+ Còn được gọi là phản ứng huyết thanh học.
Câu 38: Hiệu giá KT và động lực của phản ứng huyết thanh là gì? Nêu ý nghĩa của
chúng.
Hiệu giá KT: là độ pha loãng huyết thanh lớn nhất mà phản ứng còn dương tính. Trong 1
số trường hợp, hiệu giá KT còn được tính bằng đơn vị KT có trong 1 đơn vị thể tích HT.
Sau khi xác định được hiệu giá KT, việc đánh giá kết quả phải dựa vào hiệu giá ranh giới
(ngưỡng) giữa bình thường và bệnh lý, vì người khoẻ mạnh vẫn có thể có KT để chống
lại 1 số VSV. Tuy nhiên, không phải cứ có hiệu giá KT cao hơn ngưỡng là bệnh lý, và
ngược lại cứ thấp hơn là người lành. Hiệu giá KT càng cao hơn ngưỡng thì khả năng mắc
bệnh càngười lớn, càng thấp hơn ngưỡng thì khả năng mắc bệnh càng ít. Việc xác định
hiệu giá KT ở 1 thời điểm thường chưa đủ để kết luận chắc chắn, cần phải tiến hành 2 lần
ở 2 thời điểm cách nhau từ 7 – 10 ngày để tìn động lực kháng thể.
Động lực của phản ứng huyết thanh (động lực KT): là đại lượng đặc trưng cho mức độ
thay đổi hiệu giá KT theo thời gian.
Động lực KT là tỷ số giữa hiệu giá KT lần 2 và lần 1.
Khi KT đang tăng thì động lực lớn hơn 1, khi không đổi thì bằng 1 và khi đang giảm thì
nhỏ hơn 1.
Mặc dù, về mặt lý thuyết khi động lực KT lớn hơn 1 là đang có KN kích thích cơ thể hình
thành KT, nhưng trên thực tế động lực KT ít nhất phải bằng 4 (tức là tăng 2 bậc khi HT
đước pha loãng bậc 2) mới có giá trị chẩn đoán chắc chắn là bệnh nhân đang mắc bệnh
23
nhiễm trùng. Khi xét nghiệm lần 2 nếu hiệu giá KT chỉ tăng hơn lần thứ nhất 1 bậc thì
chưa chắc đã phải là KT tăng thực sự hay chỉ do sai số kĩ thuật.
Câu 39: Trình bày các phương pháp phòng bệnh do VSV gây ra
Có nhiều phương pháp phòng bệnh khác nhau, chia thành 2 phương pháp chính:
- Phòng bệnh không đặc hiệu:
+ Vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường, tăng cường sức đề kháng để bảo vệ sức khoẻ
+ Bệnh lây truyền qua đường hô hấp: cách ly bệnh nhân với cộng đồng.
+ Bệnh lây qua các bệnh phẩm: phải xử lý bệnh phẩm đúng cách.
+ Bệnh lây qua đường tiêu hoá: vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên tắc “ăn chín uống sôi”
+ Tiêu diệt, loại bỏ các ổ chứa dịch.
+ Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, tránh làm lây lan
những bệnh lây qua đường tình dục.
- Phòng bệnh đặc hiệu:
+ Sử dụng vaccine để kích thích cơ thể tạo KT tiêu diệt VSV gây bệnh.
VD: lao, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván,…
+ Nguyên lý: tạo miễn dịch chủ động nhân tạo.
Câu 40: Trình bày nguyên tắc điều trị các bệnh do VSV gây ra, cho ví dụ cụ thể.
Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp
1. Điều trị bệnh NT do virus
- Nguyên tắc: k/s không có tác dụng để điều trị bệnh do virus gây ra (do cơ chế tác động
của kháng sinh là đánh vào 1 thành phần cấu trúc hoặc 1 khâu nhất định trong quá trình
sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn trong khi virus có cấu trúc đơn giản, khác xa với vi
khuẩn và không có hoạt động chuyển hoá độc lập)
- Chỉ có thể dùng 1 số thuốc ức chế virus nhưng không đặc hiệu.
- Ngoài ra có thể dùng liệu pháp huyết thanh hoặc interferon để điều trị trong một số
trường hợp.
Æ Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách chăm sóc sức khoẻ người bệnh để tránh
gây bội nhiễm (nhất là ở giai đoạn cuối). Nếu có bội nhiễm vi khuẩn thì phải dùng k/s đặc
hiệu.
VD: các bệnh bội nhiễm gây tử vong cho bệnh nhân bị sởi.
2. Điều trị các bệnh NT do vi khuẩn
- Nguyên tắc: dùng k/s càng sớm càng tốt. Ưu tiên dùng k/s có tác dụng đặc hiệu.
VD: bệnh dịch hạch dùng tetracyclin
- Phải dùng kháng sinh phù hợp với từng loại vi khuẩn Æ phải nuôi cấy và làm KSĐ từ
các bệnh phẩm của người bệnh.
- Nếu bệnh NT có kèm theo nhiễm độc thì phải ưu tiên điều trị nhiễm độc.
VD: bạch hầu, uốn ván,…
Æ sử dụng liệu pháp huyết thanh
- Xử lý các triệu chứng kèm theo: suy hô hấp, suy tuần hoàn, tăng sức đề kháng chống
bội nhiễm.
24
Câu 41: Nhiễm trùng là gì? Trình bày các hình thái nhiễm trùng, mối liên quan giữa
các hình thái nhiễm trùng và ý nghĩa thực tế của các hình thái nhiễm trùng đó?
1. Nhiễm trùng: là sự xâm nhập và sinh sản trong mô của các VSV gây bệnh và có thể
dẫn tới bệnh nhiễm trùng hoặc không dẫn đến bệnh NT.
- VSV kí sinh không phải là NT, có 2 loại:
+ 1 số có lợi cho cơ thể gọi là các VSV cộng sinh
+ 1 số đợi cơ hội khi cơ thể bị tổn thương, giảm sức đề kháng để xâm nhập và gây bệnh
gọi là các VSV gây bệnh cơ hội.
2. Các hình thái NT:
- Bệnh NT:
VSV gây bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sản sinh và phát triển gây rối loạn cơ chế
điều hoà của hệ thần kinh dẫn đến những biểu hiện lâm sàng có thể nặng hoặc nhẹ.
* T/c nặng(cấp tính): rầm rộ, rõ ràng, tiến triển bệnh trong thời gian ngắn và dẫn tới 3 khả
năng: khỏi bệnh, người bệnh tử vong hoặc chuyển thành mạn tính.
Æ có thể tìm thấy VSV trong bệnh phẩm.
* T/c nhẹ (mạn tính): triệu chứng nghèo nàn, kín đáo, tiến triển bệnh trong thời gian dài
thường do VSV kí sinh nội bào gây ra như vi khuẩn lao, phong, giang mai,…
- Nhiễm trùng thể ẩn:
+ VSV sau khi xâm nhập vào cơ thể cũng sinh sản và phát triển xong cơ thể có khả năng
thích ứng được nên không gây rối loại chức năng điều hoà của hệ TK Æ không có biểu
hiện lâm sàng.
+ Thường không có VSV trong bệnh phẩm nhưng có thể có sự thay đổi trong công thức
máu và hệ miễn dịch.
+ Với những bệnh có tính chất gây thành dịch thì NT thể ẩn chiếm tới 80 – 90%. Những
người mang nhiễm trùng thể ẩn là những người mang VSV gây bệnh mà ta không phát
hiện được vì vậy họ là nguồn lây lan thầm lặng ra cộng đồng.
Æ nguy hiểm về mặt dịch tễ học.
- Nhiễm trùng tiềm tàng:
- VSV sau khi xâm nhập vào cơ thể thì không sinh sản và phát triển nhưng khu trú tại
một vùng nhất định trên cơ thể, đến khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ sinh sản, phát triển
và trở thành NT rõ rệt.
VD: bệnh lao, thuỷ đậu,…
Câu 42: Trình bày các yếu tố tạo nên độc lực của VSV
Độc lực: là mức độ (hay khả năng) gây bệnh của VSV.
1. Yếu tố bám
- Là đk đầu tiên để VSV có thể xâm nhập vào mô và gây NT, đây là yếu tố tiên quyết.
- VSV có thể bám bằng:
+ Pili chung
+ Polysaccharis bề mặt
+ Pr có cấu trúc đặc biệt như Pr A ở tụ cầu vàng, Pr M ở liên cầu,…
VD: pr bề mặt của màng Mycoplasma kết hợp a. sialic của receptor tế bào chủ.
- Yếu tố bám có thể là bước khởi đầu cho quá trình bệnh sinh.
25