Phòng Gd & ĐT Thọ Xuân
Trờng THCS Lê Thánh Tông
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Vòng 1
Môn: Sinh học 9
Năm học: 2008 2009
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 29 11 2008
Đề bài:
Câu 1: (2 điểm)
a) Trình bày thí nghiệm của Menđen về lai 1 cặp tính trạng?
b) Viết sơ đồ lai và nêu nội dung quy luật phân li?
c) Qui luật phân li đúng trong trờng hợp nào?
Câu 2: (2 điểm)
So sánh quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn?
Câu 3: (3 điểm)
Trên mạch thứ nhất của gen có X1 = 300 nuclêôtit.
Hiệu số giữa X1 và A1 bằng 10% và hiệu số giữa G1 và X1 bằng 10% số nuclêôtit của mạch.
Trên mạch thứ hai của gen có hiệu số giữa A2 và G2 bằng 10% số nuclêôtit của mạch.
Gen sao mã một số lần và đã lấy của môi trờng nội bào 600 U
a) Tính tỉ lệ % và số lợng từng loại nuclêôtít ở từng mạch và của cả gen
b) Tính tỉ lệ % và số lợng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN
c) Tính số lợng từng loại ribônuclêôtit môi trờng cung cấp cho quá trình sao mã.
Câu 4: (3 điểm)
Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp quả đỏ thu đợc F1 toàn cac chua thân cao quả
đỏ. Cho F1 giao phấn thu đợc F2 có tỉ lệ:
718 thân cao quả đỏ
241 thân cao quả vàng
236 thân thấp quả đỏ
80 thân cao quả vàng
Biết mỗi gen quy định một tính trạng
a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
b) Nếu cho F1 lai phân tích thì kết quả nh thế nào?
Hết
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Phòng Gd & ĐT Thọ Xuân
Trờng THCS Lê Thánh Tông
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Vòng 2
Môn: Sinh học 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 6 -12- 2008
Câu 1: (2 điểm)
Vẽ sơ đồ truyền máu.
Giải thích vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho còn nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận.
Câu 2: (3 điểm)
Vì sao HIV/AIDS là thảm hoạ của loài ngời?
Nêu các con đờng lây truyền của HIV/AIDS và biện pháp phòng tránh.
Câu3: (2,5 điểm)
So sánh thờng biến và biến dị tổ hợp
Câu 4: (2,5 điểm)
So sánh cấu tạo và chức năng của ADN và ARN.
Câu 5: (3 điểm)
Trình bày cơ chế tạo ra các dạng 3n, 4n từ dạng tế bào 2n và viết sơ đồ biểu hiện sự hình thành
các dạng tế bào đó.
Câu 6: (3,5 điểm)
Một gen dài 4080 A
0
và có hiệu số %A - %G = 30%.
Sau một số đợt nhân đôi liên tiếp đã phá vỡ 3900 liên kết hiđrô.
a) Tính số lần tự nhân đôi của gen.
b) Tính số lợng từng loại nuclêôtit của gen và số lợng từng loại nuclêôtit môi trờng cung cấp cho các lần
nhân đôi.
c) Tính số liên kết hoá trị đợc hình thành.
Câu 7: (3,5 điểm)
Cho lai hai thứ lúa thuần chủng, thân cao-hạt tròn với thân thấp-hạt dài thu đợc F1 toàn thân cao-hạt dài.
Cho F1 tự thụ phấn đợc F2 có kiểu hình thân thấp hạt tròn chiếm tỉ lệ 1/16.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b) Nếu cho F1 lai phân tích thì kết quả nh thế nào?
Hết
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng và đơn vị cấu trúc của cơ thể.
Hãy nêu tên các hệ cơ quan trong cơ thể và chức năng của chúng.
Giải thích cơ chế bảo vệ cơ thể của limphô bào B và limphô bào T.
Câu 2: (2,5 điểm)
Nêu các đặc điểm của bạch cầu và tiểu cầu thích nghi với chức năng của chúng.
Vì sao máu chảy trong mạch không vị đông cục lại?
Phân tích hoạt động của máu trong vòng tuần hoàn lớn và trong vòng tuần hoàn nhỏ.
Nêu chức năng của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
Mối liên quan giữa hai vòng tuần hoàn máu.
Câu 3: (2 điểm)
Thế nào là tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết.
Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
Nêu tác dụng của hoocmôn do tuyến tuỵ và tuyến trên thận tiết ra.
So sánh tuyến tuỵ và tuyến sinh dục.
Câu 4: (1 điểm)
So sánh tuyến sinh dục nam và tuyến sinh dục nữ về cấu tạo và hoạt động chức năng.
So sánh trứng và tinh trùng.
Câu 5: (1,5 điểm)
Cơ quan phân tích là gì?
Nêu các bộ phận của cơ quan phân tích và chức năng của chúng.
Cấu tạo, chức năng của cơ quan phân tích thị giác và cơ quan phân tích thính giác.
Câu 6: (2.5 điểm)
Trình bày mối liên hệ giữa kiểu gen, môi trờng và kiểu hình.
Cho biết thờng biến là gì?
Nguyên nhân phát sinh, đặc điểm và ý nghĩ của thờng biến?
So sánh thờng biến và đột biến.
Thế nào là mức phản ứng. Những đặc điểm và ứng dụng của mức phản ứng.
Biến dị di truyền và không di truyền là gì?
Câu 7: (2 điểm)
Trình bày cấu tạo và chức năng của nhiễm sắc thể.
Giải thích những đặc điểm về cấu tạo và hoạt động của nhiễm sắc thể phù hợp với chức năng của nó.
Những đặc tính chứng tỏ nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất di truyền.
Do đâu mà nhiễm sắc thể chứa đợc phân tử ADN dài hơn nó rất nhiều lần.
Câu 8: (2 điểm)
Nguyên tắc bổ sung đợc thể hiện nh thế nào trong các cấu trúc và cơ chế di truyền.
Nêu khái niệm và vị trí của mỗi loại bộ ba: mã gốc, mã sao và đối mã trong tế bào.
Mối quan hệ giữa các bộ ba trên.
Giải thích vì sao mã di truyền phải là mã bộ ba?
Câu 9: (2 điểm)
Phòng Gd & ĐT Thọ Xuân
Trờng THCS Lê Thánh Tông
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Vòng 3
Môn: Sinh học 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm có 2 trang
ở một loài, có 10 tế bào sinh dục đực tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần cần môi trờng nội bào
cung cấp nguyên liệu tơng đơng 24180 nhiễm sắc thể đơn.
a) Xác định bộ nhiễm sắc thể của loài.
b) Các tế bào con tạo thành tiến hành giảm phân.
Xác định số nhiễm sắc thể (trạng thái) có trong các tế bào ở:
- Kì trung gian giảm phân I
- Kì sau giảm phân II.
c) Các tinh trùng tham gia thụ tinh đạt hiệu suất H% = 10%.
Xác định lợng tinh trùng đợc thụ tinh.
d) Các trứng tham gia thụ tinh đều đợc sinh ra từ một tế bào mầm sinh dục.
Xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm.
Biết rằng hiệu suất thụ tinh của trứng là H% = 50%.
Câu 10: (3 điểm)
Cho 2 thứ hoa thuần chủng giao phấn với nhau đợc F1. Cho các cây F1 giao phấn với:
- Cây hoa thứ nhất đợc thế hệ lai gồm:
405 cây hoa kép màu đỏ.
135 cây hoa đơn màu đỏ.
135 cây hoa kép màu trắng.
45 cây hoa đơn màu trắng.
- Cây hoa thứ hai đợc thế hệ lai gồm:
197 cây hoa kép màu đỏ
199 cây hoa kép màu trắng
196 cây hoa đơn màu đỏ
198 cây hoa đơn màu trắng
- Cây hoa thứ ba đợc thế hệ lai gồm:
314 cây hoa đơn màu đỏ
104 cây hoa kép màu trắng
316 cây hoa đơn màu trắng
106 cây hoa kép màu đỏ
Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trờng hợp.
Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định.
Hết
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Câu 1: (3 điểm)
Trình bày cấu tạo của xơng dài
Giải thích các đặc điểm cấu tạo của xơng dài thích nghi với khả năng chống đỡ và vận động cơ thể.
Phân tích các đặc điểm của cột sống ở ngời phù hợp với lao động và đi đứng thẳng.
Câu 2: (3 điểm)
Vì sao da và phổi đợc xem là cơ quan bài tiết?
Phân tích các đặc điểm cấu tạo của thận và đờng dẫn tiểu phù hợp với chức năng bài tiết nớc tiểu.
Sự bài tiết của da và phổi khác gì với sự bài tiết của thận.
Câu 3: (2 điểm)
Nêu cấu tạo của bộ phận thần kinh trung ơng và bộ phận thần kinh ngoại biên
So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não và tuỷ sống.
So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ.
So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện.
Câu 4: (1,5 điểm)
Bộ phận nào chi phối và điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết?
Đặc điểm và vai trò của hoocmôn.
Trình bày cấu tạo và chức năng của tuyến yên và tuyến giáp.
Câu 5: (1 điểm)
Nêu khái quát về tác nhân gây bệnh, đờng lây truyền và tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai.
Câu 6: (2 điểm)
So sánh ADN với Prôtêin về cấu tạo và chức năng của chúng trong tế bào.
Khái niệm về nhiễm sắc thể, axitnuclêic và gen.
Mối quan hệ giữa ba loại cấu trúc trên đợc biểu hiện nhng thế nào trong cơ chế di truyền?
So sánh quá trình giải mã và sao mã.
Câu 7: (1,5 điểm)
Hãy trình bày hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.
Phân biệt đột biến và thể đột biến.
So sánh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến số lợng nhiễm sắc thể.
Câu 8: (4 điểm)
Một gen có khối lợng là M = 45. 10
4
đvC. Có hiệu số giữa A với loại nuclêôtit không bổ sung bằng
30% số nuclêôtit của gen. mARN đợc tổng hợp từ gen đó có %U = 60% số ribônulêôtit. Trên mạch
thứ nhất của gen có G1 = 14% số nuclêôtit của mạch và có A1 = 450 nuclêôtit.
a) Tính số lợng từng loại nuclêôtit của gen và trên mỗi mạch đơn.
b) Tính số lợng từng lại ribônuclêôtit của mARN.
c) Tính số lợng axitamin môi trờng cung cấp cho quá trình tổng hợp Prôtêin biết gen sao mã 5 lần,
trung bình mỗi Prôtêin đợc tổng hợp có 8 ribôxôm trợt qua không lặp lại.
d) Tính khoảng cách đều giữa các ribôxôm (theo A
o
) nếu biết thời gian tổng hợp xong một phân tử
Prôtêin là 125 giây. Thời gian tiếp xúc của mARN với 8 ribôxôm hết 153 giây. Các ribôxôm cách đều
nhau khi trợt trên phân tử mARN.
Phòng Gd & ĐT Thọ Xuân
Trờng THCS Lê Thánh Tông
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Vòng 4
Môn: Sinh học 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm có 2 trang