Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

các triệu chứng giúp chẩn đoán u màng não cạnh đường giữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.31 KB, 48 trang )

1

Đặt vấn đề

U màng não là loại u lành tính thường gặp trong bệnh lý hệ thống bệnh
lý hệ thống thần kinh trung ương, chiếm tỉ lệ 14- 20% các khối u trong sọ
theo y văn thế giới.
Trong các bệnh lý của hệ thống thần kinh trung ương, u nội sọ chiếm tỉ lệ
10% các bệnh lý về thần kinh và 2% tổng số khối u toàn cơ thể. Theo thống
kê về u nội sọ của Monitoba ( Canada 1989), tỉ lệ u màng não là 2-3/1000
dân. Biểu hiện lâm sàng của u màng não rất đa dạng và phong phú như : đau
đầu, rối loạn ý thức, động kinh, liệt rơi thần kinh sọ... do vị trí của u màng não
có thể gặp ở tất cả các vùng mà màng não bao phủ. U có thể phát triển từ
vùng não ở vùng vòm sọ, liền não, dọc theo cánh xương bướm ở liền sọ ăn
vào các xoang tĩnh mạch, từ đó gây nên hậu quả là nhu mô não ở các vùng
chức năng bị chèn Ðp dẫn đến biểu hiện lâm sàng của từng loại u màng não là
hoàn toàn khác biệt.
Hiện nay phương pháp điều trị chủ yếu của UMN là phẫu thuật. Phẫu
thuật lấy u thường khó khăn là do : Hệ thống mạch máu tăng sinh phong phú,
vị trí u ở những vùng chức năng quan trọng, kích thước u lớn chèn Ðp vào
nhu mô não nên việc lấy bỏ triệt để UMN mà không làm ảnh hưởng đến các
vùng chức năng quan trọng vẫn là một thách thức đối với các phẫu thuật viên.
Trên thế giới việc chẩn đoán và điều trị, phẫu thuật UMN là vấn đề thời
sự, luôn thu hót sự quan tâm của các nhà nội thần kinh, chẩn đoán hình ảnh
và ngoại thần kinh và được đề cập tới trong nhiều hội nghị khoa học về phẫu
thuật thần kinh.
Ở nước ta trong thời gian gần đây nhờ những tiến bộ của gây mê hồi sức,
chẩn đoán hình ảnh( chụp cắt líp vi tính, cộng hưởng từ, chụp động mạch mã


2



hoá xoá nền...) và đặc biệt là sử dụng kính hiển vi trong phẫu thuật đã là cho
việc chẩn đoán và điều trị phẫu thuật UMN chính xác và triệt để hơn, hạn chế
các di chứng và tái phát sau mổ, đem lại những kết quả đáng khích lệ
U màng não là loại u phát triển từ líp màng nhện của màng não, vì vậy thường
dính liền với màng não ở vòm sọ , nền sọ hay liềm đại não hoặc nền tiểu não.
U màng não cạnh đường giữa là một trường hợp đặc biệt của U màng não.
U màng não cạnh đường giữa ( meningioma parasagitall ) là những khối u
xuất phát từ 3 điểm: vòm sọ, thành bên xoang tĩnh mạch bên và liềm đại não.
Phẫu thuật dễ hay khó tuỳ thuộc vị trí, kích thước, tính chất ngấm thuốc
khi chụp cắt líp vi tính hay cộng hưởng từ.
Đặc biệt U màng não cạnh đường giữa gần với xoang tĩnh mạch và có
nhiều mạch máu nuôi dưỡng cho khối U nên phẫu thuật khó khăn mất nhiều
máu. Vì thế gần đây trước mổ người ta hay nót mạch để hạn chế mất máu khi
phẫu thuật.
Tài liệu nước ngoài viết về UMN rất nhiều nhưng trong nước thì còn hạn
chế đắc biẹt là tài liệu viết về điều trị UMNCĐG thì rất Ýt.
Chính về tính cấp thiết trên chúng tôi đã nghiên cứu đề tài này với 2 mục
tiêu như sau:
- Mô tả được các triệu chứng giúp chẩn đoán u màng não cạnh đường giữa.
- Mô tả điều trị U màng não cạnh đường giữa.


3

Chương 1

Tổng quan
1.1. Lịch sử bệnh lý u màng não
1.1.1. Trên thế giới:

U màng não là thuật ngữ do Harvey Cushing đưa ra năm 1922 để chỉ một
loại u lành tính của màng não. U phát triển từ líp tế bào vi nhung mao của líp
màng nhện, chiếm từ 14-20% các khối u của hệ thống thần kinh trung ương
UMN còn để lại nhiều dấu Ên trên xương sọ của người tiền sử. Phản ứng
tăng sinh xương là dấu hiệu mà ngày nay người ta còn tìm thấy trên xương sọ
của thổ dân Inca ở châu mỹ
Virchow từ năm 1863 đã mô tả một loại u thể cát (sand tumor) gọi là
Psammona để chỉ một loại u tương tự
Pacchioni vào năm 1705 đã mô tả các hạt của màng nhện sau này mang
tên ông ( Pacchionian granulations) và Rainey (1846) còng cho rằng những
hạt này là nguồn gốc cấu trúc của màng não.
F.Durante, một phẫu thuật viên người ý ở Sicile, năm 1885 đã mổ một
trường hợp UMN gồm 313 trường hợp
Với việc sử dụng dao điện cầm máu trong phẫu thuật do W.Bvie đề
xướng từ 1926, H.Cushing đã áp dụng để phẫu thuật lấy bỏ u não noío chung
và UMN nói riêng đã làm giảm tỷ lệ tử vong từ 52,9 xuống còn 27,2%.
Sindou nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sau mổ trên 150
bệnh nhân UMN nhận thấy rằng vị trí khối u và khả năng lấy u là 2 yếu tố có
ảnh hưởng đến kết quả sau mổ.


4

Trong nửa đầu thế kỷ XX, việc phát minh chụp động mạch não của Egas
Moniz (1927) đã tạo ra sù thay đổi lớn lao trong quá trình chẩn đoán về mặt
bản chất và vị trí khối u
Năm 1971 Hounsfield và Ambrose đã cho ra đời chiếc máy chụp cắt líp
vi tính sọ não đầu tiên. Sự xuất hiện của chụp cắt líp vi tính đã đánh dấu một
bước ngoặt lớn trong việc phát hiện chính xác khối u về vị trí và kích thước.
-Phân loại UMN dùa vào phân loại của Sýmpon (1957)

+ Độ I: về đại thể lấy hết u.
+ Độ II: Lấy u và cầm máu ở gốc u.
+ Độ III: Lấy u nhưng không cầm máu ở gốc u hoặc không lấy bỏ gốc U.
+ Độ IV: lấy u không hoàn toàn
+ Độ V: Chỉ sinh thiết u và làm giảm chèn Ðp.
- Phân loại UMN theo vị trí: (M.R.Fetell và J.N.Bruce: 1995)
+ Cạnh đường giữa và liềm não: 25%
+Vòm sọ

:20%

+ xương bướm:20%
+ Hành khứu giác:10%
+ Trên yên:10%
+ Hè sau :10%
+ Đường giữa :3%
+ Trong não thất :2%
UMNCĐG ( meningioma parasagitall ) là những khối u xuất phát từ 3
điểm: vòm sọ, thành bên xoang tĩnh mạch bên và liềm đại não.
Phân loại?


5

1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam.
Lê xuân Trung và Nguyễn như Bằng (1965) đã thống kê và phân loại u
não theo mô bệnh học trong 16 năm tại khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện
Việt Đức, từ 1957 đến 1972 gồm 408 trường hợp. Kết quả cho thấy tỷ lệ
UMN là 17%.
Dương chạm Uyên, Hà Kim Trung và cộng sự ở bệnh viện Việt Đức

trong 2 năm (1991-1993) đã mổ 28 UMN trong tổng số 130 ca u não, tỷ lệ
UMN là21,5%.
Lê Điển Nhi và cộng sự ở bệnh viện 115 thành phố Hồ Chí minh đã phẫu
thuật 114 ca U não từ năm 1993 đến 1996 thấy UMN chiếm tỷ lệ 23,68%.
Thái Thị Loan, Hoàng Đức kiệt (1996) (từ 70 trường hợp u bán cầu đại
não đã mổ ) nhận xét u tế bào thần kinh đệm chiêm 52,9% đứng thứ hai là
UMN lành tính chiếm 28,6% [28]
Theo Dương Đại Hà (1996) trong luận văn ( nghiên cứu các đặc điểm
lâm sàng và cận lâm sàng não trên lều tiểu não), UMN chiếm 18,8%.
Trần Công Hoan, Vò Long (1999) nghiên cứu 270 bệnh nhân U não
được phẫu thuật tại Bệnh Viện Hữu Nghi Việt Đức nhận thấy UMN chiếm
21,9% tuổ hay gặp 30-50 không có sự phân biệt giữa nam và nữ, có thể ở bất
cứ vị trí nào mà ở đó tồn tại màng nhện hay gặp ở nền sọ, cạnh đường giữa
liềm não.
Phạm hoà Bình và cộng sự đã mổ 40 trường hợp UMN tại bệnh viện
Trung Ương Quân đội 108 trong giai đoạn 1996-2000 chiếm tỷ lệ 29,6% tổng
số u não [2]
Theo nghiên cứu của Phạm ngọc Hoa (2001) đa số UMN ở vòm sọ, cạnh
đường giữa liềm não chiếm 55,8%. kích thước u thường lớn ở vòm sọ, cạnh


6

đường giữa, liềm đại não. kích thước nhỏ ở vùng yên, hố sau và góc cầu tiểu
não.
Nguyễn trọng Yên [50] đã báo cáo kết quả điều trị phẫu thuật UMN cạnh
đường giữa tại Bửnh Viện trương Ương Quân đội 108 từ tháng 1 năm 2001
đến tháng 7 năm 2007 cho thấy đa số u có kích thưởctên 5cm chiếm 86,2%.
Phẫu thuật cho kết quả khá tốt với mức độ lấy triệt để u là 79,3%, kết quả tốt
sau mổ đạt 72,4%.

Lê Điển Nhi và cộng sự ở bệnh viện 115 thành phố Hồ Chí minh đã phẫu
thuật 114 ca U não từ năm 1993 đến 1996 thấy UMN chiếm tỷ lệ 23,68%.
1.3.Bệnh nguyên.
1.3.1. YÕu tè di truyền [104], [116]
Những tiến bộ gần đây trong sinh học phân tử đã làm rõ vai trò của các
bất thường di truyền Èn dưới các khối UMN. Phân tích di truyền tế bào đã
chứng tỏ một tỷ lệ cao UMN (70%) có một nhiễm sắc thể 22, đây cũng là
khiếm khuyết hay thấy trong u xơ thần kinh tóp II. khía cạnh gen của u đã
được nghiên cứu khá sâu sắc trong hai thập kỷ qua. Sự phát triển của u sinh
học phân tử giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về sinh bệnh học.
Nhiễm sắc thể 22 đóng vai trò quan trọng trong bệnh nguyên UMN. Bờt
thường ở vùng trung tâm cánh tay dài, sự thiêưs hụt một phần nhiễm sắc
thểnày được tìm thấy khi phân tích gen của một số bệnh nhân ( gặp 50% các
trường hợp ). Các kỹ thuật sinh học phân tử xác định bởi các chất đánh dấu
nhiễm sắc thể 22. Hiện nay người ta biết rằng có một protein ức chế khối u
được mã hoá bởi gen trên nhánh dài của nhiễm sắc thể 22.Sù phát triển của
UMN là hậu của của không có protein này, gen ức chế u được mã hoá trong
chuỗi ADN.
Như vậy bình thướngẽ có hiện tượng ức chêsự phân chia tế bào bất
thường.Nừu trong quá trình phát triển có một sao chép nhầm lẫn làm mất gen


7

nàythì tế bào phát triển không kiểm soát được. Tuy nhiên gen quan trọng
nàyđến nay vẫn chỉ coi là giả thuyết và vẫn đang còn bàn cãi. Ngoài ra UMN
thường kết hợp với bệnh lý u xơ thần kinh (neurofibromatotis NF2)
1.3.2. YÕu tè hormon.[81], [82].
Có nhiều hình ảnh lâm sàng cho thấy có sự liên quan giữa u và kích tố
sinh dục. Mối liên quan giữa UMN và Hormon giới tính đã được biết rõ và tỷ

lệ nữ nhiều hơn nam.
UMN đã được báo cáo là tăng kích thước khi nồng độ progesteron huyết
thanh tăng lên trong khi có thai hoặc giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh
nguyệt, đặc biệt UMN vùng yên. Thụ thể progesteron biểu hiện ở 61-95% các
trường hợp, làm tăng kích thước UMN bằng cách làm tăng lượng máu, tăng
lượng dịch trong và ngoài khối u, cũng như bằng cách gây tăng sinh và phát
triển mô u giống như giai đoạn mang thai. Thụ thể ostrogen biểu hiện 8,6%
trong UMN.
Dùa trên mối liên quan này, có thể dùng niệu pháp kích tố để điều trị
UMN. Diễn biến của các dấu hiệu thần kinh có thể xuất hiện do kích thước
khối u tăng lên từ sự tiết kích tốvào hệ mạch máu của u và tạo điều kiện cho
hiện tượng phù não.
UMN có liên quan đến ung thư vó. Sự kết hợp giữa UMN và ung thư vú
sẽ củng cố thêm giả thuyết về sự mất thăng bằng kích tố kích tố giữa hai u
trên.UMN có thể thoáI triển lâm sàng sau đẻ, có liên quan đến giảm nồng độ
progesterone, khi thụ thể này giảm dẫn đến giảm thể tích u, giảm phù quanh u
do kết quả động mạch nuôI bị tắc hoắc bị hoại tử mô xung quanh khối u.
Sự nhạy cảm với kích tố của UMN được phản ánh có xu hướng thiên về nữ
và thấp hơn ở phụ nữ trước tuổi dâyj thì và sau mãn kinh. UMN thường phát


8

triển hoặc biểu hiện lâm sàng trong khi mang thai và có liên quan đến u tuyến
yên. Các nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ sự có mặt của thụ thể kích tố tuyến
sinh dục trong khi mang thai, bao gồm cả thụ thể ostrogen và progesterone ở một
số trường hợp UMN phát triển trong thời kỳ thai sản [142].
1.3.3. YÕu tố phóng xạ [60]
UMN nảy sinh với tỷ lệ cao ở những vùng vòm sọ được chiếu xạ trước
đó. Nó có mối liên quan trực tiếp giữa liều phóng xạ ion hoá và khảnăng bị

khối u, phù hợp với khái niệm về khiếm khuyết di truyền. Nhiều nghiên cứu
cho thấy ảnh hưởng của phóng xạ có liên quan đến UMN. Năm 1953 Mann
và cộng sự lần đầu tiên công bố phóng xạ gây ra UMN.
Ngày nay vấn đề này đã được khẳng định .Modan và cộng sự đã phân
tích ở 11.000 trẻ em được điều trị do nấm da đầu bằng phóng xạ, tỷ lệ UMN
cao gấp bốn lần so với nhóm chứng. Phóng xạ gây UMN cũng đã được báo
cáo ở những bệnh nhân điều trị phóng xạ liều cao gây tổn thương trong sọ,
sau khoảng trên 10 năm cũng có thể gây ra UMN và những sarcom khác. Cơ
chế phóng xạ chưa rõ, có thể phóng xạ có tác dụng tạo ung thư thời kỳ phản
ứng viêm. Các tác giả còn nhận xét: tần xuất của UMN ở những người còn
sống sót ở Nagasaki tiếp tục tăng lên hàng năm và tần suất này giảm có ý
nghĩa khi càng xa trung tâm của vụ nổ hạt nhân trong chiến tranh thế giới thứ
hai.
1.3.4. Yếu tè chấn thương [128]
Chấn thương đầu có vai trò rõ ràng trong UMN, tuy nhiên yếu tố này còn
đang bàn cãI, nhưng theo tổng kết của Cushing thì 93 trường hợp trong tổng
số 295 trường hợp có tiền sử chấn thương. Cushing cho rằng chấn thương là
nhân tố thuận lợi và trong một số trường hợp u người ta tìm thấy bên cạnh có
vết sẹo da hay chỗ nứt sọ cũ.


9

1.3.5. Yếu tè vi rót [114]
Nhiều tác giả cũng có bằng chứng về tác động của virus trong một số
khối UMN, cả Papovavius và Adenovius đều đã được xác định trong khối
UMN ở người (Ranklin 1991), cũng như một số protein vius cho thấy vius có
thể có vai trò trong việc gây ra hoặc duy trì sự phát ttriển khối u. Mặc dù sự
có măt của chất liệu vius gây nhiều sù tranh cãi nhưng không có mối liên
quan nhân quả giữa vius và UMN. Nhiều nghiên cứu sâu hơn vẫn đang diễn

ra
1.4. Giải phẫu bệnh UMN.
1.4.1. Đại thể. [120]
Phần lớn UMN là những khối u mền, riêng biệt, bề mặt nhẵn và dính
rộng vào màng cứng, các tổn thương cơ chắc hơn và khó cắt hơn. Khối u đôi
khi có màu vàng nhạt do nhiễm mỡ nặng. Dị sản màng mạch Ýt gặp, thường
khu trú và không rõ. U thường đẩy màng mền phía trước để tạo thành ranh
giới ngăn cách giữa khối u và nhu mô não liền kề.
Hình ảnh đại thể tuỳ thuộc vào vị trí kích thước, thông thường UMN có
dạng hình cầu, mặc dù chúng có thể dạng phẳng hoặc hình đĩa ( dạng mảng ).
đôi khi u ở liềm đại não hoặc mái lều tiểu não tạo thành hình tạ đôi hoặc hình
con bướm. Nói chung khối u rất khu tru , giới hạn rõ ràng và dễ dàng phẫu
tích khỏi nh mô não xung quanh khi phẫu thuật có trường hợp u gắn chặt vào
màng cứng. Trong đa số các trường hợp, u chèn Ðp vào mô não gần đó nhưng
nó dễ dàng được bóc tách khỏi nhu mô.
Khi không có giới hạn giữa u và nhu mô não, u thường có hướng thâm
nhiễm vào mô thần kinh và dễ tái phát. Các dây thần kinh sọ và mạch máu lớn
bị khối u chiếm chỗ hoặc bao quanh, những khối u tái phát thì ranh giới
không rõ dễ gắn chặt vào dây thần kinh và mạch máu.


10

Bê u có thể nhẵn hay nhiều thuỳ mói. U dạng hình cầu thường gặp ở vòm
sọ, cạnh đường giữa, trên yên và hồi khứu. UMN từ những vùng mà màng
não phân chia các hố não thường không đều và có dạng dùi trống, ví dụ UMN
liềm não có thể gây tổn thương cả hai bên hay UMN vùng lều tiểu não có thể
lan toả vào cả thùy chẩm và bán cầu tiểu não.
Không giông UMN dạng khối, u dạng mảng (en plaque) không lồi vào
nhu mô não gần đó mà có xu hướng thấm vào cấu ttrúc xương cạnh u đó tạo

hình ảnh tăng sinh xương trên ảnh CLVT. Tổn thương này hay xảy ra ở cánh
xương bướm. UMN trong não thất thường phát sinh từ đám rối mạch mạc, có
thể từ tế bào nắp màng nhện bẩm sinh, chiếm 17% trong tổng số UMN ở trẻ
em và 1,6% ở người lớn. Khi u có kích thước lớn và lấp đầy não thất sẽ làm
thay đổi đường mờ não thất. Mặc dù kích thước u lớn lồi vào trong não thất
nhưng không có sự xâm lấn nhu mô não rõ ràng. Tuy nhiên khối u này xâm
lấn vào màng cứng, xoang tĩnh mạch và vào xương.
Các UMN ác tinh thường có phù nề quanh u nhiều, Ýt đóng vôi, tăng
quang không đồng nhất, có các vùng giảm đậm độ trên phim chụp không cản
quang, bê u không đều, khó xác định. Trong xoang hang u có thể thâm nhiễm
ngoại mạc động mạch cảnh, bao quanh động mạch cảnh. Trên mặt cắt ngang
UMN thay đổi tuỳ theo kích thước u, tổ chức tế bào u và bất cứ sự thay đổi
thứ phát nào của u . ở mặt cắt ngang u chắc, nhiều thuỳ mói, màu sắc tuỳ
thuộc vào sự phân bố mạch máu, thay đổi từ màu trắng hồng đến màu đỏ hoặc
màu nâu. U hình cầu lớn thường mềm hơn giống cao su, dễ vỡ. Nơi u gắn vào
màng cứng thì u thường chắc, cứng hơn tụ thành những dải dạng sợi, dạng
nan hoa. Nếu u có vôi hoá mạnh và kích thước lớn thì u như đám sỏi.
1.4.2. Giải phẫu vi thể UMN [6], [22], [74]
1.4.2.1. Các UMN it có nguy cơ tái phát


11

- Thể biểu mô (meningioepitheliomtous): khối u chắc, đặc tế bào không
có ranh giới. Nhân tròn bầu dục, ở giữa nhạt màu, các nhiễm sắc thể có xu
hướng ở rìa nhân. Bào tương lồng vào và làm thành rãnh trong nhân, tạo nên
các hình giả chất vùi và không bào trong nhân. sợi keo và sợi liên võng thay
đổi. Hỗn hợp tế bào non nhưng thấy nhiều hình cuộn. Ranh giới của UMN với
nhu mô của hệ thần kinh trung ương không rõ ràng bằng u thần kinh đệm.
- Thể xơ; thể này thường xảy ra ở dạng thuần nhất hơn các biến thể của u

biểu mô màng não nhưng không có tiêu chuẩn thống nhất phân biệt UMN xơ
với với thể UMN chuyển tiếp có nhiều tế bào thon dài. Thể này Ýt tế bào bao
gồm chủ yếu là tế bào thon dài hình thoi giống xơ non.
- UMN thể chuyển tiếp (transitional). U gồm hỗn hợp tế bào trung gian,
chuyển tiếp của tế bào xơ non và có xu hướng tạo thành cuộn đồng tâm, các
thuỳ nổi rõ, những vòng xoắn, mạch máu collagen hoá và các thể cát
(Psammotous), trung tâm tiểu thuỳ là tế bào hợp bào, vùng ngọi vi biểu hiện
nguyên bào xơ với các tế bào thon dài đi ra từ tiểu thuỳ.
- UMN thể cát (Psammotous) : thể này là hình ảnh chủ yếu chỉ có các tế
bào màng não giữa những vùng có vôi hoá. Thể này hay gặp ở màng cứng tuỷ
sống, vùng rãnh khứu. Phần lớn không gây đau.
- UMN thể u máu (angiomatous): u cấu tạo chủ yếu bởi nhiều xoang tĩnh
mạch lớn nhỏ, với những ổ nhỏ thể biểu mô koặc thể xơ rải rác trong đó bao
gồm cả thể nguyên bào mạch máu (haemangioblastoma) giống với u nguyên
bào mạch của tiểu não, phân biệt bởi ví trí của chúng không phải ở tiểu não,
có tế bào của màng não, có nhiều tế bào bọt và vỏ bọc cũ.
- Các thể u nguyên bào khác:
+ Thể màng mạch (choroid).
+ thể nguyên bào mỡ (lipoblastic).


12

+Thể bè (arachnoid).
+Thể nang nhá (mycrocytic).
+Thể giầu Glycogen.
1.4.2.4. Các UMN dễ tái phát (ác tính hoặc xâm nhập).
- Thể tế bào sáng (clear cell meningioma), là u dễ tái phát và rất xâm
nhập. Một hỗn hợp gồm nhiều mảnh của UMN và tế bào sáng là cơ sở để
nhận ra thể loại u này. Các tế bào này xếp song song nhau, bào tương sáng,

giầu glycogen. Những khối u này dễ tái phát tại chỗ và có thể di căn đến
khoang dưới nhện.
- Thể nhó (papillary), đây là dạng hiếm gặp có nhiều nhó, có liên quan
hình giả hoa hồnh rõ rệt của tế bào tân tạo với mạch máu. Các tế bào tân tạo
đơn điệu có hình dạng của tế bào biểu mô màng não nhưng nhân tròn hơn và
thường thấy gián phân rải rác. Đặc điểm phân biệt của khối u này là hướng
của các tế bào và các nhánh kéo dài đến mạch máu.v mặc dù không phải tất cả
các UMN thể nhó đều ác tính treen lâm sàng, song chúng tiến triển nhah hơn
các thể thông thương khác.
- Thể ác tính, giảm biệt hoá (Anaplastis malignant meningioma). Hoá mô
miễn dịch cho thấy kháng nguyên biểu mô màng và phản ứng rất mạnh với
vimentin. Tuy nhiên, trong các khối u này vẫn còn có thể thấy được trong mét
vài hình ảnh của UMN. Một số UMN có tính xâm nhập mạnh và có nhiều
nhân chia nhưng có hình ảnh vi thể phân chia dễ nhầm với UMN ác tính. Đối
với UMN lành tính thường là một khối trơn nhẵn nhưng UMN ác tính có thể
xù xì với nhiều thuỳ mói, có thể có hoại tử trong khối.
1.5. Giải phẫu màng não, mạch máu não [29], [20], [32], [45].
1.5.1.Màng não.
Hệ thống thần kinh trung ương gồm não bộ và tuỷ sống được bọc và bảo
vệ bởi hệ thống màng não và dịch não tuỷ.


13

Màng não gồm 3 líp: màng cứng, màng nhện và màng mềm.
1.5.1.1. Màng cứng
Màng cứng dai, không đàn hồi, mặt xù xì dính chặt vào màng xương ở vài
chỗ như lỗ chẩm và nền sọ. Đi trong màng cứng là các xoang tĩnh mạch của hộp
sọ được nội bào bao phủ, màng cứng được nhiều mạch máu nuôi dưỡng.
Màng cứng tách ra năm vách: vách lều tiểu não, liềm đại não, liềm tiểu

não, lều tuyến yên và lều hành khứu.
Lũu tiểu não là một vách to, tạo nên một mái trên hố sọ sau, ngăn cách
mặt trên tiểu não với thuỳ chẩm của bán cầu đại não. Lều có hai bờ, bờ trong
là vòng nhỏ tự do, lõm sâu hợp với yên bướm tạo thành khuyết lều tiểu não và
là giới hạn trên của trung não
Bờ ngoài là vòng lớn dính vào xương chẩm dọc theo một rãnh chứa
xoang tĩnh mạch ngang rồi theo các mép của một rãnh dọc mặt trên phần đá,
tạo nên xoang tĩnh mạch đá trên. Lều tiểu não tiếp tục chạy ra phía trước gắn
vào mám yên sau.
Liềm tiểu não là một phần nhỏ của màng cứng, ở ngay dưới ụ chẩm
trong, bê sau dính vào mặt trong xương chẩm, bê trước hướng vào trong lách
giữa hai bán cầu tiểu não.
- Liềm đại não: là một vách đứng dọc giữa, hình lưỡi liềm, dính vào toàn
bộ vòm sọ, dọc theo đường giữa đi vào khe dọc giữa hai bán cầu đại não tạo
nên một vách sợi. Đầu trước gắn và bọc lấy mào gà xương sàng . Bê trên liên
tục ra sau tới tận ở ụ chẩm trong, từ đó bờ dưới tự do chạy cong theo mặt trên
của thể chai. Liềm đại não tiếp giáp với xoang tĩnh mạch dọc trên ở phía trên,
nó ngăn cách các bán cầu đại não phải và trái.
Ngoài ra còn các xuất phát khác của màng cứng: lều tuyến yên, vách
xoang tĩnh mạch hang.


14

Cấu tạo của màng cứng là một màng xơ có nhiều líp sợi tạo keo và Ýt sợi
chun. Trong màng cứng cũng có một hệ thống mao mạch kiÓu xoang thông
với các tĩnh mạch của não và tĩnh mạch của sọ. Giữa màng xương, màng cứng
và mạng nhện của não không có khoang ngăn cách.
1.5.1.2. Màng nhện.
Màng nhện mỏng, trong suốt gồm hai lá áp sát vào nhau tạo nên một

khoang ảo, màng nhện bắc cầu qua các rãnh bán cầu đại não của các cuống
não khác hẳn màng mềm, giữa màng nhện và màng mềm có một khoang gọi
là khoang dưới nhện, chứa đầy dịch não tuỷ, có khoang dưới nhện có những
bè mảng liên kết nối màng nhện với màng mềm. Màng nhện có tác dụng hấp
thu dịch não tuỷ.
CÊu tạo màng nhện là một màng liên kết không có mạch máu, chạy sát
dưới màng cứng.Hai mặt của màng nhện được phủ bởi các tế bào trung biểu
mô. Màng nhện và màng mềm nối với nhau bởi các dây xơ và các lá xơ, giữa
hai màng là khoang chứa dịch não tuỷ và mạch máu.
1.5.1.3. Màng mềm.
Màng mềm được cấu tạo bằng mô liên kết thưa, chứa nhiều vi mạch để
nuôi dưỡng não bộ nên còn được gọi là màng nuôi. Màng mềm ở trong cùng,
bao phủ toàn bộ mặt ngoài và len lỏi sâu vào các rãnh não, cùng với các tế
bào thần kinh đệm có vai trò nâng đỡ và nuôi dưỡng các tế bào thần kinh,
màng mềm tạo nên màng nuôi đệm, hình thành các khoang quanh mạch máu
thuộc khoang dưới màng nhện và cũnh chứa dịch não tuỷ. Hai mặt của màng
mềm được phủ bởi một líp tế bào trung biểu mô. Màng nuôi cũng là cấu trúc
mà qua đó có sự trao đổi chất giữa các mao mạch với dịch não tuỷ(tái hấp thu
của dịch não tuỷ).


15

Khoang dưới nhện chứa dịch não tuỷ lưu thông và những chỗ rộng của
nó được gọi là các bể dưới nhện. Tuỳ theo vị trí mà những bể này có các tên
gọi khác nhau. Dịch não tuỷ tiết ra chủ yếu trong các não thất bởi đám rối
mạch mạc, dịch não tuỷ được hấp thu vào xoang tĩnh mạch dọc trên bởi các
hạt Pacchioni và các nhung mao của màng nhện.Dịch não tuỷ được tái hấp thu
vào xoang tĩnh mạch lớn ở màng não bằng tính thấm thụ động. Sự tiết và hấp
thu dịch não tuỷ thường bằng nhau. Số lượng dịch não tuỷ tiết ra ở người lớn

mỗi ngày từ 50 đến 100 ml (0,3ml/ phót).
Khi hệ thống não thất bị tắc, huyết tương từ các mạch máu trong khoang
dưới nhện tao jra dịch não tuỷ qua các khoảng quanh mạch máu. Trong các
ngăn dịch não tuỷ lưu thông chậm từng khối một, trong hệ thống não- tuỷ
không có van nên mọi tắc nghẽn đều là bệnh lý.
1.5.2. Hệ thống cấp máu.
Não và màng não được nuôi dưỡng bằng hệ thống mạch máu hình thành
từ các cuống mạch chính: Hai động mạch cảnh ngoài , hai động mạch cảnh
trong và hệ thống động mạch sống- thân nền.
Hệ động mạch cấp máu cho khoảng 2/3 trước của bán cầu đại não. Hệ
động mạch sống- nền ( mà nhánh tận cùng là động mạch não sau) cấp máu
cho khoảng 1/3 sau của bán cầu đại não.
1.5.2.1. Động mạch cảnh trong.
Động mạch cảnh trong cấp máu cho phần lớn bán cầu đại não, ngoài ra
còn cấp máu cho mắt và các phần phụ của mắt., một số nhánh nhỏ của động
mạch còn cấp máu cho trán và mòi. Trong 15-20% trường hợp động mạch
cảnh trong tách ra nhánh động mạch não sau từ chỗ chui vào trong sọ tới khi
tận cùng bằng động mạch não trước và động mạch não giữa.
Động mạch cảnh trong tách ra các nhánh: động mạch não trước, động
mạch giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc


16

Động mạch não sau là nhánh tận cùng của động mạch thân nền.
Các động mạch não đều phân chia thành các nhánh nông và sâu, các
nhánh nông cấp máu cho vỏ não, các nhánh sâu cấp máu cho các nhân xám
trung ương và bao trong.
Động mạch não trước là nhánh tận của động mạch cảnh trong cấp máu
chủ yếu cho mặt trong bán cầu đại não, màng não

Động mạch não giữa cấp máu hầu hết cho mặt ngoài bán cầu đại não.
Động mạch não sau cấp máu cho mặt dưới và mặt sau bán cầu đại não.
1.5.2.2. Động mạch ở màng cứng gồm:
- Động mạch màng não trước là nhánh của động mạch mắt ( động mạch
mắt là nhánh bên của động mạch cảnh trong).
Động mạch não giữa là nhánh của động mạch hàm trong (động mạch
hàm trong là nhánh tận của động mạch cảnh ngoài).
Động mạch màng não sau là nhánh bên của động mạch đốt sống.
1.5.2.3. Động mạch đốt sống – thân nền.
Động mạch đốt sống xuất phát từ động mạch dưới đòn cùng bên, động
mạch này đi lên trong các lỗ của mám ngang của đốt sống từ cổ 7 đến cổ 1.
khi lên trên động mạch uốn quanh sau khối bên của đốt đội để qua lỗ chem.
Vào hộp sọ, đến phía trên của hành não hai động mạch đốt sống hợp lại thành
động mạch thân nền.
1.5.2.4. Tĩnh mạch.
Hệ tĩnh mạch não gòm các xoang tĩnh mạch màng cứng và tĩnh mạch não.
Xoang tĩnh mạch là xoang chứa máu nhận máu tĩnh mạch não trở về, các
xoang tĩnh mạch não nằm trong bề dầy của màng cứng.
Xoang tĩnh mạch dọc trên chạy từ trước ra sau, nằm trên đường giữa,
giữa bờ trên của liềm đại não và vòm sọ. Xoang này là một cấu trúc đường


17

cong nằm sát bản trong vòm sọ và thường xuất phát gần mào gà xương sàng
và tăng dần kích thước từ trước ra sau.
- Xoang thẳng nằm dọc theo đường tiếp giáp giữa liềm đại não và lều
tiểu não, được tạo bởi sự hợp nhất của tĩnh mạch Galen và xoang dọc dưới,
sau đó xoang chạy dọc nóc lều tiểu não tới ụ chẩm. Trong.
- Xoang tĩnh mạch dọc dưới nằm trong bờ tự do của liềm đại não, sự hiện

diện của xoang này và các nhánh của nó rất biến đổi, có thể thấy phía trước có
các nhánh hình móc từ liềm não, thể chai. Xoang này chạy dọc ra sau và tăng
dần kích thước xuống dưới để tới chỗ hợp nhất với các tĩnh mạch não trong.
- Các xoang tĩnh mạch đổ vào hai nơi chính là xoang hang ở nền sọ và
hội lưu Herophile ở vòm sọ
Các xoang ngang đI từ hội lưu xoang thường có đường cong lồi nhẹ chạy
ra trước. Các xoang này dẫn lưu máu tĩnh mạch của não về tĩnh mạch cảnh
trong để về tim.
Xoang sigma tiếp theo xoang ngang, ngắn và lồi ra trước khi chạy xuống
dưới và vào trong để tới vịnh tĩnh mạch cảnh, vịnh này có thể giãn to lồi lên trên
trước khi chúng tiếp tục xuống dưới qua lỗ chẩm để thành tĩnh mạch cảnh trong.
- Xoang chẩm là mét trong những xoang màng cứng nhỏ nhất, hiếm khi
thấy trên hình ảnh chop mạch số hoá xoá nền. Khi thấy xoang chẩm đI lên
trên từ đám rối tĩnh mạch nền quanh lỗ chẩm tới hội lưu Herophile, các xoang
này có thể bị UMN xấm lấn gây tắc.
1.6. Các phương pháp chẩn đoán.
1.6.1. Lâm sàng.


18

UMN là loại u ở ngoài não phát triển từ các tế bào màng nhện, có ranh giới
rõ ràng, dính sát vào màng não, đè Ðp nhưng không xâm lấn vào nhu mô não ở
dưới, tiến triển từ từ, thường là một u độc nhất nhưng cũng có khi có nhiều u.
Dấu hiệu đầu tiên khiến bệnh nhân đi khám bệnh thường là đau đầu, đau
đầu lan toả, lóc đầu bệnh nhân nhức đầu âm ỉ về sau thì thường xuyên
hơn.Đôi khi, nhức đầu khu trú do khối u màng não chèn Ðp trực tiếp lên các
màng não hay mạch máu. Khi bệnh nhân quá nặng, gai thị giác đã teo sau qúa
trình ( teo gai thị thứ phát) thì bệnh nhân không còn nhức đầu nữa.
Nôn mửa. Thưòng xảy ra vào buổi sáng, nôn vọt, trước đó không buồn nôn,

không có dấu hiệu báo trước. Khi bệnh còn âm ỉ, nôn Ýt hơn nhưng khi bệnh
nặng thì nôn trở nên thường xuyên hơn và sau nôn có cảm giác nhức đầu.
Phù gai thị giác, do rối loạn huyết động học gây nên bởi áp lực trong sọ
cao hơn bình thương quá nhiều. Vì vậy, lưu thông máu từ trong hốc măt ra để
vào trong sọ cụ thể là từ tĩnh mạch trung tâm võng mạc vào các xoang tĩnh
mạch trong sọ bị cản trở nghiêm trọng dẫn đến phù gai thị, chảy máu xuất
huyết võng mạc. Sau một quá trình phù dẫn đến phù gai thị, thị lực giảm dần
và sẽ mù hoàn toàn nếu nguyên nhân của tăng áp lực trong sọ không được
khắc phục. Khi thị lực còn tốt bệnh nhân có dấu hiệu nhìn một thành hai do
tổn thương hai dây VI – vận nhãn ngoài ở sàn sọ.
Động kinh có thể do UMN kích thích trực tiếp vào vỏ não hoặc cũng có
thể do ảnh hưởng của áp lực sọ quá cao.
1.6.2 Cận lâm sàng
1.6.2.1 Chụp Xquang thường quy [73]
Vào năm 1895 khi Roentgen phát minh ra tia X, ông đã đặt nền tảng cho
nền khoa học mới, nghành Xquang chuẩn đoán hình ảnh bằng sự thay đổi hấp
thụ tia X của các cấu trúc cơ thể biểu hiện trên màn hình. Trên Xquang


19

thường quy, dấu hiệu của UMN là các dấu hiệu gián tiếp u não nói chung và
UMN nói riêng với các hình ảnh sau:
- Có đóng vôi bất thường trong U.
- Thay đổi xương, dầy xương, tăng sinh xương hay bào mòn xương, huỷ
xương.
- Di lệnh các cấu trúc đóng vôi bình thường trong hộp sọ( tuyến tùng
cuộn mạch mạc)
- Giãn rộng hố yên, các đường khớp sọ, các dấu Ên chỉ điểm do tăng áp
lực trong sọ.

- Rộng các mạch máu trong bản sọ( do động mạch nuôi u và tĩnh mạch
dẫn lưu từ u)
1.6.2.2 Chụp CLVT ( cắt líp vi tính) [4]
Hình ảnh CLVT UMN là những vùng gần hình tròn có bờ rõ, có động
độ tăng( hyperdense), đôi khi chứa những ổ canxi hoá kiểu hạt và có thể có ổ
kén bên trong. Khoảng 58% các u này có viền u não xung quanh, ngay cả
những u có đồng tỉ trọng với nhu mô não( 10%) các khối UMN ngấm mạnh
và đồng đều thuốc cản quang. Kích thước u gặp trên 3cm , có khi đến 6- 7 cm
đường kính. Độ nhạy của CLVT chẩn đoán UMN đạt 94.1% [16]
Năm 1993 Black P và cộng sự đã ngiên cứu giá trị của chụp CLVT trong
chuẩn đoán UMN. Tác giả nhận xét trên ảnh chụp CLVT UMN là những tổn
thương tăng tỉ trọng có ranh giới rõ, khu trú ở màng cứng, có thể có phù xung
quanh khối u. Nguyên nhân gây ra phù có thể là mật độ khối UMN cao dẫn
đến chèn vào các mạch máu quanh khối u và gây thiếu máu cục bộ làm phù
não.[60].
Năm 1996 Kizana-E và cộng sự đánh giá cao vai trò chụp CLVT trong việc
xác định chẩn đoán, đồng thời cho rằng chụp mạch máu giúp tiên lượng sự thành
công của cuộc phẫu thuật. Tác giả ngiên cứu 115 bệnh nhân có UMN được phẫu


20

thuật cắt , có chụp CLVT với chụp mạch so sánh với mô bệnh học. Ngiên cứu
này cho thấy vị trí tổn thương hay gặp ở vòm sọ, liềm đại não, xương bướm.
Trên ảnh CLVT cho thấy 27% UMN có tăng sinh xưong cạnh u [94].
Năm 1996 nghiên cứu của Ginsberg-E.Lawrence cho thấy khối UMN
thường tăng tỉ trọng, trong đó tỉ lệ canxi hoá chiếm khoảng 10-15% các
trường hợp và thường có dấu hiệu phù não xung quanh u. Trên ảnh CLVT
thấy tỉ lệ biến dạng xương chiếm khoảng 10-20% [ 72].
Năm 1996 Kazuhizo Tsuchifa và cộng sự đã tổng kết 25 bệnh nhân

UMN gần nền sọ được chụp CLVT xoắn ốc trước và sau khi tiêm tĩnh mạch
thuốc cản quang đường tĩnh mạch. Kết quả là các khối u đều có kiểu tăng rỗ
tổ ong hoặc tăng đều đậm độ. Cấu trúc xương nền sọ và các động mạch chính
lân cận đẩy lệch vị trí hoặc bị khối u bao quanh. Tác giả nhận xét: chụp
CLVT xoắn ốc cho biết mối liên quan giữa UMN liền sọ với cấu trúc xưong
và mạch máu trong não [89].
Ngày nay cùng với sự hoàn thiện của các kĩ thuật hiện đại như CHT ,
chụp CLVT và chụp mạch số hoá xoá nền đã làm tăng khả năng chẩn đoán
sớm và chẩn đoán chính xác UMN.
1.6.2.3 Chụp CHT [75].
Tại Việt Nam máy CHT lần đầu tiên được lắp đặt năm 1997 tại bênh
viện Hữu Nghị Hà Nội, vào tháng 10 năm 1998 tai bệnh viện Chợ Rẫy ( TP
HCM).
Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hoa (2000) cho rằng trên CHT, u thường
giảm tín hiệu trên T1W tăng tín hiệu trên T2W với phù chất trắng xung
quanh. Hiện tưọng đóng vôi trong u biểu hiện tăng đậm độ trên CLVT và
giảm tín hiệu trên T1W và T2W. Đôi khi do sự kết hợp các thành phần trong


21

u nên không thấy vôi giảm tín hiệu trên các chuỗi xung. Hình ảnh chảy máu
trong u liên quan đên thời gian xảy ra chảy máu, trên CLVT chảy máu trong u
biểu hiện vùng tăng đậm độ, nhưng trên CHT, tín hiệu chảy máu phụ thuộc
vào thời gian chảy máu và chuõi xung khảo sát. Hình ảnh chảy máu trong u
thường không đồng nhất, khác biệt với chảy máu lành tính [18].
Zimmerman ( 1985) nghiên cứu 126 bệnh nhân UMN trong đó 32 u thể
biểu mô, 35 u thể xơ, 24 u thể cát, 9 UMN thể mảnh, 18 u thể chuyển tiếp, 3
UMN thể nhó và 5 u thể ác tính. Trên CHT thấy:
- U ở vị trí vòm sọ chiếm tỉ lệ 45 (35,7%).

- Kích thứoc u từ 1.4-9.9 cm .
- Tăng nhẹ tín hiệu trên T2W chiếm 70,6%, giảm tín hiệu trên T1W
52%.
- Dấu hiệu phù quanh u xảy ra ở 57 bệnh nhân (45,1%).
- Ngấm mạnh thuốc đối quang từ và ngấm đồng nhất ở 104 bệnh nhân
(82,5%). Giá trị chuẩn đoán đúng của CHT 95,2%.
Năm 2004, nghiên cứu tiếp theo của Lee Howard và cộng sự về CHT
UMN thấy:
- Đồng tín hiệu trên T1W chiếm khoảng 65%, giảm tín hiệu khoảng 35%
và ảnh T1W Ýt phụ thuộc vào bản chất mô bệnh học UMN.
- Trên ảnh T2W tín hiệu thay đổi và khá liên quan bản chât mô bệnh học
UMN, tăng tín hiệu trên T2W gặp khoảng 45% hay gặp trong UMN thể hợp
bào, thể u mạch. Giảm tín hiệu rên T2W gặp khoảng 20% gặp trong UMN thể
nguyên bào tạo xơ, thể chuyển tiếp.
Một sè UMN có tín hiệu không đồng nhất thường do cấu trúc mạch máu
của u, các thay đỏi kén, đóng vôi và do bản chât mô học của u. Các cáu trong


22

mạch máu trong u thưòng thấy ở khoảng 1/3 số trường hợp với các cấu trúc
dòng chảy trống tín hiệu của mạch.
Bitter và Bitzer cho rằng CHT đánh giá phù não tốt hơn CLVT. Trên T2
SpinEcho và đặc biệt trên xung FLAIR, tín hiệu dịch não tuỷ bị xoá, tín hiệu
phù nề dễ nhận thấy [57], [58], [59].
Phù quanh u chiếm khoảng 60-90% tuỳ theo tác giả. Theo Kazner và
cộng sự chia làm não làm ba độ:
- Độ I – phù tới 2cm đường kính quanh u.
- Độ II – phù hơn 2cm, có thể chiếm tới nửa bán cầu.
- Độ III – Từ u vùng phù lớn hơn một bán cầu.

Hầu hết các tác giả cho rằng không có sự liên quan giữa phù quanh u và
bản chất mô học của u cũng như kích thứơc của khối u. Phù não này không
liên quan đén tuổi, giới tính, kích thước vị trí, độ xâm lấn cũng như sụ phân
phối mạch máu của u. Theo một số tác giả nguyên nhân thực sự phù quanh u
không rõ, nhưng đa số cho rằng phù quanh u là do tăng khả năng thẩm thấu
của mạch máu não lân cận, do sự phá vỡ hàng rào máu não và quan trọng hơn
là do chất chiết từ chính khối u.
1.6.2.4 Chụp mạch số hoá xoá nền [39]
Chụp mạch ( Angiography) là làm thể hiện hình mạch máu bằng cách
chụp khi có thuốc cản quang ở trong làm mạch, muốn vậy phải bơm thuốc cản
quang trực tiếp qua kim vào lòng mạch. Dòng máu có hoà lẫn thuốc cản
quang được chụp sẽ hiện rõ hình mạch từ cuống mạch đến các nhánh của nó.
Trên hình chụp mạch này sẽ quan sát và biết được hình ảnh bình thường và
các hình ảnh bệnh lý như tăng sinh mạch , phình động mạch, dị dạng mạch.
Chụp mạch não gồm chụp chung và chụp chọn lọc, chụp siêu chọn lọc.
Chụp chung là chụp các mạch máu lớn như động mạch cảnh gốc.


23

Chụp chọn lọc( selective) như dộng mạch cảnh trong động mạch cảnh
ngoài. Sau đó đưa ống thông đi tiếp vào nhánh nuôi UMN, lúc này gọi là chụp
siêu chọn lọc ( supper selective).
Chụp chung động mạch có ưu điểm nhìn được cây động mạch một cách
tổng quát, nhưng phải sử dụng nhiều thuốc cản quang, hình ảnh nhiều nhánh
mạch cùng được thể hiện và có thể chồng chéo lên nhau, khó quan sát. Còn
chụp chọn lọc và siêu chọn lọc chỉ cần sử dụng Ýt thuốc cản quang, thể hiện
riêng biệt từng động mạch nên rõ nét, dễ quan sát hơn.
Thông thường phối hợp đồng thời các kĩ thuật chụp chung, chụp chọn
lọc, siêu chọn lọc. Chụp chung để nhìn toàn cảnh, sau đó nghi ngờ bệnh lý ở

nhánh động mạch nào thì chụp chọn lọc và siêu chọn lọc các nhánh của nó để
xác định chẩn đoán và xử trí,
UMN trên phim chụp mạch điển hình khối tăng sinh mạch. Mạch máu
nuôi khối UMN hầu hết là các mạch máu màng cứng ở vị trí u bám vào. Các
nhánh này thường bắt nguồn từ động mạch cảnh ngoài nhưng đôi khi cũng từ
động mạch cảnh trong, động mạch mắt động mạch sống nền [47].
Các chỉ định nót mạch:
- Nót mạch để cầm máu.
Kĩ thuật này được sử dụng trong cấp cứu, trước tất cả các trường hợp
chảy máu nặng hoặc khó can thiệp như:
+ Chảy máu sau chấn thương.
+ Chảy máu do u hay u máu.
+ Chảy máu do chiếu xạ.
+ Ho ra máu chưa rõ nguyên nhân.
+ Xuất huyết tiêu hoá.


24

+ Đái máu, máu cam.
- Nót mạch coi như một phương pháp điều trị.
+ Với ý nghĩa khỏi bệnh, nót mạch đặc biệt đối với các u máu, thông
động tĩnh mạch , u xơ tử cung, u gan.
+ Với nghĩa tạm thời như nót mạch trong các tổn thương ung thư không
phẫu thuật được.
- Nót mạch trước mổ.
Kĩ thuật này được tiến hành trước phẫu thuật để làm ngừng tưới máu cho
tổn thương và làm giảm đáng kể chảy máu trong khi mổ, đó là các trường
hợp:
+ UMN.

+ U xơ vòm mòi họng.
+ U tiểu cung.
+ U cột sống.
- Mục đích làm tắc mạch trước mổ UMN.
Làm tắc mạch trước mổ là làm giảm thời gian mổ và làm giảm số lượng
máu mất trong mổ. Mục đích của nót mạch nhằm làm giảm tưới máu cho u và
làm cho u hoại tử, mô u mềm, tạo thuận tiện cho phẫu thuật lấy u. Các chất
liệu hiện nay sử dụng trong điều trị tắc mạch là các hạt polyvinyl alcohol
( PVA) có kích thước từ 250 đến 350 micromet.
- Hiệu quả của tắc mạch trước mổ UMN.
Hình ảnh mất khối tăng sinh mạch của khối UMN là một tiêu chuẩn đánh
giá hiệu quả của phương pháp này. Mục đích là làm tắc một phần hay hoàn
toàn mạch nuôi. Với trường hợp khối u được nuôi bằng nguồn xuất phát từ
động mạch cảnh ngoài, động mạch nuôi giãn to tạo đường đặt ống thông và


25

dễ dàng bơm hạt PVA. Còn đối với trường hợp khối u được cung cấp bởi hai
nguồn nuôi là động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài thì mục đích là
làm tắc một phần mạch nuôi và làm giảm khối tăng sinh mạch. Theo Terada
[149] nót mạch trước mổ UMN có thể gây phình động mạch màng não giữa,
và Simon [140] cho rằng có thể gây biến chứng chảy máu.
1.7 Điều trị phẫu thuật
Hiện nay phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Mục đích của phẫu
thuật là lấy bỏ triệt để khối u mà hạn chế đến mức tối đa tổn thương mô não
lành xung quanh . Với đặc tính dễ chảy máu của u đã đưa đến việc dùng dao
điện vào phẫu thuật căt bỏ u (H. Cushing 1922).
UMN cạnh đường giữa : đây là vị trí hay gặp nhất , phẫu thuật gặp rất
nhiều khó khăn do u liên quan đến các tĩnh mạch dẫn lưu trên bề mặt vỏ não

và cũng liên quan đến xoang tĩnh mạch dọc trên.
Đối với UMN cạnh đường giữa ở 1/3 trước có nhiều khả năng phẫu thuật
triệt để mang lại kết quả rất tốt sau phẫu thuật.
UMN cạnh đường giữa ở 1/3 giữa và sau thì khó phÉu thuật triệt để u,
nguy cơ xúât hiện triệu chứng thiếu xót thần kinh sau mổ.
Các trang bị kĩ thuật chủ yếu trong một phòng mổ hiện nay bao gồm:
kính hiển vi phẫu thụât, dao điện vi phẫu lưỡng cực, laser, máy hót siêu
âm, màn huỳnh quang tăng ánh sáng, đèn ánh sáng lạnh, máy khoan sọ chạy
bằng khí nén.
Hiện nay một số phòng mổ trên thế giới còn trang bị dụng cụ ‘‘dẫn
đường trong khi mổ trong sọ” ( Stereotaxy) một đầu dò được đưa vào phẫu
tường với mọi góc độ mong muốn sẽ thể hiện chính xác vị trí thương tổn cần
tìm trên màn hình.


×