Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận công tác quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học tại trường tiểu học long thạnh, huyện thủ thừa, tỉnh long an năm học 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.61 KB, 19 trang )

1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận
1.1. Lý do pháp lý
Giáo dục và đào tạo là động lực cho sự phát triển khoa học và công nghệ,
phát triển kinh tế đất nước. có thể khẳng định rằng không có giáo dục thì không có
bất cứ sự phát triển nào đối với con người , đối với nền kinh tế - văn hóa của đất
nước. Do đó cở sở vật chất và thiết bị dạy học được xem như một trong những
điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo ở các cơ sở giáo
dục nói chung và ở trường Tiểu học Long Thạnh nói riêng được khẳng định trong
Điều lệ trường tiểu học như:
Điều 20 mục 5 của Điều lệ trường Tiểu học nêu Nhiệm vụ và quyền hạn
của Hiệu trưởng có nội dung: Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
Điều 46. Phòng học
1. Phòng học phải đảm bảo đúng quy cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về
mùa hè, ấm áp về mùa đông, an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về
vệ sinh trường học; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập
thuận lợi.
2. Phòng học có các thiết bị sau đây:
a) Bàn, ghế học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh;
b) Bàn, ghế giáo viên;
c) Bảng lớp;
d) Hệ thống đèn và hệ thống quạt (ở nơi có điện);
e) Hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.
Điều 47. Thư viện
1. Thư viện trường phải phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học
tập của học sinh. Nhà trường tổ chức cho học sinh, theo từng loại đối tượng, được
mượn sách giáo khoa, bảo đảm tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập;
tổ chức tủ sách lưu động đưa đến các điểm trường.
2. Mỗi trường có một thư viện với các phương tiện, thiết bị cần thiết theo
quy định về Tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành.


Điều 48. Thiết bị giáo dục
1. Trường được trang bị đủ thiết bị giáo dục, tổ chức quản lý và sử dụng có
hiệu quả thiết bị giáo dục trong giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
1


2. Giáo viên có trách nhiệm sử dụng thiết bị giáo dục, tự làm đồ dùng dạy
học theo các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương
trình giáo dục.
Luật giáo dục năm 2005 có nội dung:
Điều 106 chương VII, mục 2 nêu rõ: “Nhà nước có chính sách ưu đãi về
thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và
cung ứng thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết
bị dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, . . . ”
Thông tư số 59/2012/QĐ-BGD ĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt
mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại Điều 9. Tiêu
chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học có những nội dung sau:
1. Khuôn viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, sân tập
a) Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm
bảo tổ chức hoạt động giáo dục;
b) Có cổng, biển tên trường, tường rào bao quanh;
c) Có sân chơi, sân tập thể dục thể thao.
2. Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh
a) Số lượng phòng học đủ cho các lớp học để không học ba ca. Phòng học
được xây dựng đúng quy cách, đủ ánh sáng;
b) Bàn ghế học sinh đảm bảo yêu cầu về vệ sinh trường học; có bàn ghế
phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;
c) Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định

về vệ sinh trường học.
3. Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và
học
a) Khối phòng phục vụ học tập bao gồm: thư viện, phòng để thiết bị giáo
dục; khối phòng hành chính quản trị bao gồm: phòng hiệu trưởng, phòng họp;
c) Phòng y tế trường học có tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu;
d) Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lí
và giảng dạy.
4. Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu
gom rác
a) Có khu vệ sinh dành riêng cho nam, dành riêng cho nữ cán bộ, giáo viên,
nhân viên; riêng cho học sinh nam, riêng cho học sinh nữ;
b) Có chỗ để xe cho cán bộ, giáo viên và học sinh đảm bảo an toàn, tiện lợi;

2


c) Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và
học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo vệ sinh môi trường.
5. Thư viện
a) Thư viện được trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tối thiểu và
báo, tạp chí phục vụ cho hoạt động dạy và học;
b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học
sinh;
c) Thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hàng năm.
6. Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Nhà trường có các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Mỗi giáo viên có ít nhất một bộ văn phòng phẩm cần thiết trong quá trình
giảng dạy, một bộ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu cần
thiết khác;
- Mỗi học sinh phải có ít nhất một bộ sách giáo khoa, các đồ dùng học tập
tối thiểu. Học sinh người dân tộc thiểu số được áp dụng các phương pháp dạy học,
tổ chức các hoạt động giáo dục, được hỗ trợ các tài liệu, đồ dùng học tập phù hợp
để hỗ trợ học tiếng Việt;
b) Giáo viên có ý thức sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự
làm một số đồ dùng dạy học đáp ứng các yêu cầu dạy học ở Tiểu học.
c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hàng
năm.
1.2. Lý do về lý luận
1. Khái niệm về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ
thuật khác nhau được sử dụng vào việc giảng dạy - học tập và các hoạt động mang
tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy
học bao gồm các công trình xây dựng (lớp học, phòng học bộ môn…), sân chơi,
bãi tập, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị dạy học của các môn học, các phương
tiện nghe, nhìn … .
2. Khái niệm, yêu cầu và nguyên tắc quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy
học
a) Khái niệm

3


- Quản lý nói chung là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm chỉ
huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến
mục đích hoạt động chung và phù hợp vói quy luật khách quan.
- Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là tác động có mục đích của

người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở
vật chất - thiết bị dạy học, phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo.
- Quản lý trường học là quản lý về quy mô trường, lớp, diện tích mặt bằng,
các mẫu thiết kế, khuôn viên trường, trang bị phòng học, phòng thí nghiệm và
phòng bộ môn.
- Quản lý thư viện trường học là quản lý công tác tổ chức thư viện, lựa
chọn và bổ sung sách cho thư viện.
- Quản lý thiết bị dạy học là quản lý công tác tiếp nhận, bảo quản và sử
dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học.
b) Yêu cầu của việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
Tất cả thiết bị dạy học của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học,
dễ sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm), vật che phủ, phương
tiện chống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tùy theo tính chất, quy
mô của thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo
viên và học sinh thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm
có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm
bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Thiết bị dạy học phải được sử dụng
có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy
định trong chương trình giáo dục. Thiết bị dạy học phải được làm sạch và bảo
quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư
tiêu hao. Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về
quản lý tài sản.
c) Nguyên tắc quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học: Trong công tác quản
lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, người quản lý phải quán triệt các nguyên tắc
sau:
- Trang bị đầy đủ và đồng bộ các cơ sở vật chất - thiết bị dạy học (Đồng bộ
giữa trường sở - phương thức tổ chức dạy học; chương trình, sách giáo khoa và
thiết bị dạy học; trang thiết bị và điều kiện sử dụng; trang bị và bảo quản giữa các
thiết bị với nhau …).
- Tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động giáo dục.

- Bố trí hợp lý các cơ sở vật chất trong khu trường, trong lớp học, trong
phòng bộ môn.

4


- Tổ chức bảo quản trường sở và các phương tiện vật chất, kỹ thuật của nhà
trường.
Vì vậy cở sở vật chất và thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học, góp một phần cho định hướng phát triển nền
giáo dục nước nhà theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện.
1.3. Lý do thực tiễn
Ở trường Tiểu học Long Thạnh, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa
thực sự đảm bảo được yêu cầu nhà trường trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện
đại hóa.
Kĩ năng sử dụng cở sở vật chất và thiết bị dạy học của giáo viên - học sinh
còn nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao, đặt ra yêu cầu cấp thiết
phải đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học một cách có hiệu
quả.
Sau khi học xong lớp Cán bộ Quản lý Giáo dục Tiểu học tại Long An bản
thân nhận thấy công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của nhà trường là
rất cần thiết. Chính vì những lý do trên nên tôi chọn chủ đề tiểu luận “ Công tác
quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học tại trường Tiểu học Long Thạnh, huyện
Thủ Thừa, tỉnh Long An. Năm học 2013-2014”.
2. Phân tích tình hình thực tế về Công tác quản lý cơ sở vật chất –thiết
bị dạy học tại Trường Tiểu học Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
năm học 2013-2014
2.1. Khái quát về trường Tiểu học Long Thạnh, điều kiện kinh tế xã hội,
đặc điểm nổi bật.
2.1.1. Giới thiệu khái quát về trường Tiểu học Long Thạnh

-Trường Tiểu học Long Thạnh được thành lập năm 1996. Trường có tổng
diện tích là 14 638 m2, với 03 điểm trường ở 3 ấp của xã gồm 01 điểm chính, 02
điểm lẻ, điều kiện đi lại của giáo viên và học sinh còn nhiều khó khăn nên việc
quản lý cơ sớ vật chất - thiết bị dạy học còn hạn chế. Phân hiệu Bà Giải phòng học
đang xuống cấp (1 phòng). Phân hiệu Ông Cả thiếu 01 phòng học, sân chơi chưa
được san lấp. Còn thiếu phòng đa năng và phòng giáo dục nghệ thuật.
- Năm học 2013-2014 trường có 20 lớp với 452 học sinh. Đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên có 36 người, trong đó: Cán bộ quản lý: 3; Giáo viên: 31;
Nhân viên: 2. Trình độ chuyên môn (cán bộ, giáo viên): 34/34= 100% đạt chuẩn,
trong đó: Trên chuẩn 29/34 chiếm 85,3% (Đại học: 11/34 chiếm 32,4%; Cao
đẳng: 18/34 chiếm 52,9%; Đạt chuẩn Trung học sư phạm 05/34 chiếm 14,7%).

5


- Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo phục vụ cho việc tổ chức hoạt động dạy và
học ở nhà trường. Diện tích nhà trường đảm bảo cho việc xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia.
- Có đội ngũ cán bộ, giáo viên đa số là trẻ, có tâm huyết, nhiệt tình, đoàn
kết, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác quản
lý; giảng dạy và giáo dục.
- Về học sinh: Năm học 2013 – 2014 tổng số học sinh của nhà trường là
452 em. Chia thành 20 lớp. Cụ thể như sau: Khối 1: 04 lớp 102 học sinh. Khối 2:
04 lớp 87 học sinh. Khối 3: 04 lớp 90 học sinh. Khối 4: 04 lớp 98 học sinh. Khối
5: 04 lớp 75 học sinh. Có 100% học sinh các lớp học từ 8 đến 10 buổi/tuần.
- Đa số học sinh của trường chăm ngoan, lễ phép, phấn đấu trong học tập
và rèn luyện.
2.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội của xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh
Long An
a) Địa lý tự nhiên:

- Địa hình xã đơn giản, bằng phẳng, với hệ thống kênh rạch chằng chịt nên
diện tích của xã được xếp vào loại ngập nước.
- Hàng năm xã bị ảnh hưởng của nước lũ từ giữa tháng chín đến tháng
mười một, trong thời gian này mưa nhiều nên gây ảnh hưởng trong hoạt động sản
xuất của đời sống bà con, khó khăn cho việc đi lại, học hành của học sinh.
b) Hành chính và dân số: Xã Long Thạnh nằm phía Bắc của huyện Thủ
Thừa, có 3 ấp, tổng diện tích 3 327 ha, có 1 232 hộ với 5 380 nhân khẩu.
Người dân sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và làm thuê. Xã có 89 hộ
nghèo.
c) Kinh tế - xã hội:
- Nền kinh tế của xã tăng trưởng khá dần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng, phục vụ được nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân.
- Lĩnh vực văn hóa xã hội, quốc phòng quân sự được tăng cường, an ninh
chính trị được giữ vững, hệ thống đường giao thông bước đầu được củng cố, giáo
dục được phát triển, hệ thống mạng lưới trường lớp được đầu tư và trang cấp đảm
bảo cho việc dạy và học.

2.1.3. Đặc điểm nổi bật của đơn vị
Thành tích đơn vị/giáo viên
Trường Tiên tiến

2010-2011
Tiên tiến

2011-2012
Tiên tiến

2012-2013
Tiên tiến


6


Lao động Tiên tiến
Chiến sĩ thi đua cơ sở
Thư viện

19
04
Đạt chuẩn

21
04
Đạt chuẩn

25
07
Tiên tiến

2.2. Thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học tại trường
Tiểu học Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
- Trường được thành lập trong địa bàn xã khó khăn, cơ sở vật chất trang
thiết bị dạy học hư hỏng nhiều, nhiều trang thiết bị còn lạc hậu, không đáp ứng
được chương trình đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học. Xuất
phát từ sự nhận thức đúng đắn về vai trò, nội dung và ý nghĩa của cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học đối với quá trình đào tạo, trường đã có sự quan tâm đúng mức về
vấn đề này. Thực hiện lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia trong từng năm
học lãnh đạo nhà trường đã thực sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị dạy
học theo chuẩn bằng nhiều nguồn cho nên cơ sở vật chất - thiết bị dạy học nói
chung từng bước cải thiện, bổ sung đáng kể. Tuy vậy bên cạnh những việc đã và

đang làm tốt, thì công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở trường vào
đầu năm học vẫn còn một số hạn chế như sau: Nhà trường không có phòng đảm
bảo diện tích rộng cho việc sắp xếp và bảo quản thiết bị. Chưa có cán bộ chuyên
trách về công tác thiết bị, thư viện, phải chọn cử giáo viên làm công tác này. Chưa
có đủ phòng học bộ môn. Chất lượng thiết bị còn thấp, nhiều thiết bị không sử
dụng được hoặc sử dụng được nhưng cho kết quả không chính xác.
- Đa số là giáo viên trẻ, nhà ở xa trường nên không có điều kiện trông coi,
đặc biệt là những ngày nghỉ, những hư hỏng mất mác có báo cáo nhưng chưa kịp
thời, chưa thường xuyên nhắc nhở học sinh bảo quản cơ sở vật chất trường lớp.
Những hư hỏng nhẹ giáo viên có sửa chữa nhưng chưa kịp thời dẫn đến hư hỏng
nặng. Một số giáo viên thiếu kinh nghiệm chưa có ý thức bảo quản đồ dùng dạy
học. Giáo viên làm công tác thiết bị chưa có kinh nghiệm trong việc sắp xếp, theo
dõi và quản lý thiết bị dạy học.
- Một số em chưa có ý thức tốt trong việc bảo quản cơ sở vật chất, một số
biểu hiện mà các em hay làm là đùa giỡn, xô đẩy bàn ghế, chạy nhảy lên bàn làm
hư hỏng bàn ghế, các em vẽ lên tường làm dơ bẩn trường lớp.
- Trình độ quản lý của giáo viên quản lý về công tác thư viện, thiết bị còn
hạn chế. Chưa đề ra được nội quy cụ thể cho việc bảo quản, tu sửa và sử dụng
thiết bị của giáo viên phụ trách thiết bị và giáo viên trong trường. Giáo viên phụ
trách thiết bị, thư viện của nhà trường chưa được đào tạo đúng chuyên môn
nghiệp vụ trong việc quản lí thiết bị và đồ dùng dạy học.
- Phòng chứa thiết bị dạy học chưa đúng loại, hiện đang lấy phòng học để
chứa tạm thiết bị dạy học nên chưa đúng quy cách, các thiết bị dạy học sắp xếp

7


chưa khoa học, khi lấy để sử dụng rất khó khăn gây tâm lý ngại ngùng khi sử
dụng. Công tác bảo quản, bảo trì chưa thường xuyên thực hiện tốt.
- Việc xây dựng kế hoạch quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của đơn

vị chưa kịp thời, chưa sát với thực tế. Công tác tổ chức chưa chặt chẽ từ quản lý
đến giáo viên. Công tác chỉ đạo của Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học của đơn vị chưa kịp thời thiếu thông tin hai chiều. Công tác kiểm tra
còn hạn chế, chưa thường xuyên, chỉ chú ý vào số lượng không chú ý vào chất
lượng, đánh giá không đúng thực chất của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Năm học 2013 - 2014 nhà trường tiếp tục tăng cường công tác quản lý và
sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. Nhà trường được sự ủng hộ của Ban đại
diện cha mẹ học sinh, được sự quan tâm của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện
Thủ Thừa và của Sở giáo dục đào tạo tỉnh Long An, của các cấp ủy Đảng - chính
quyền địa phương, do đó đã mua sắm và trang bị được một số lượng thiết bị dạy
học đáng kể, song so với nhu cầu phát triển của nhà trường chuẩn bị xây dựng
thành trường chuẩn quốc gia mức độ 1 thì còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, đặc biệt
là vấn đề quản lý sử dụng chưa thật hiệu quả, cần nỗ lực hơn nữa trong quản lý, sử
dụng và bảo quản, tăng cường mua sắm và bổ sung cơ sở vật chất - thiết bị dạy
học để đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Bảng thống kê cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
1. Cơ sở vật chất
Thứ tự
1

Danh mục
Diện tích trường

2011-2012
14 638

2012-2013
14 638


2013-2014
14 638

8


2
Diện tích sân chơi, bãi tập
3
Phòng học
4
Phòng tin học
5
Thư viện
6
Phòng hiệu trưởng
7
Phòng Phó hiệu trưởng
8
Phòng giáo viên
9
Văn phòng
10
Phòng truyền thống
11
Phòng học ngoại ngữ
12
Phòng học nghệ thuật
13
Phòng y tế

14
Nhà bảo vệ
15
Nhà vệ sinh dành cho giáo viên
16
Nhà vệ sinh dành cho học sinh
2. Thiết bị:

8 635
19
0
1
0
0
0
0
0
0
0
0
0
5
6

10 318
19
1
1
1
1

1
0
0
0
0
0
0
5
7

12 618
19
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
6
8

Thứ tự Danh mục
2011-2012 2012-2013 2013-2014
1
Bàn ghế học sinh

285
268
272
2
Sách giáo khoa
2 701
2 908
3 125
3
Sách giáo viên
732
750
785
4
Sách tham khảo
1312
1562
1817
5
Tạp chí các loại
875
913
1045
6
Máy tính để bàn
6
34
69
7
Máy tính xách tay

1
2
2
8
Máy chiếu
1
2
2
9
Thiết bị dạy học tối thiểu
25
27
30
10
Ti vi
2
2
4
11
Âm li
3
2
3
12
Loa
3
2
3
13
Đầu DVD

4
3
2
14
Bàn ghế văn phòng
1
1
1
2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong đổi mới và
nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.
2.3.1. Điểm mạnh:
- Trường có đủ các thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác giảng dạy cũng
như bảo quản tài sản chung của nhà trường, tài sản của giáo viên, học sinh như:
trường có tường rào, cổng trường kiên cố, có đủ bàn ghế, . . . phục vụ tốt cho công
tác giảng dạy. Phần lớn học sinh có ý thức tốt trong việc bảo quản tài sản chung.
- Về cơ bản nhà trường có đủ các phòng học theo quy định của ngành,
trong đó có một số phòng học bộ môn như: phòng tin học, phòng Tiếng anh được
đưa vào sử dụng. Một số thiết bị dạy học được cấp mới và hiện đại như: 3 máy

9


chiếu, toàn bộ hệ thống đường truyền internet được kết nối với toàn bộ hệ thống
máy tính trong trường.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn nhắc nhở cán bộ giáo viên, nhân viên và
học sinh bảo quản tốt cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để để được sử dụng lâu dài.
Cán bộ giáo viên, nhân viên phần lớn có ý thức đối với việc bảo quản cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học như những hư hỏng nhẹ giáo viên tự sửa chữa, nhắc nhở học
sinh bảo quản cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học. Phần lớn học sinh có ý thức trong
việc bảo quản giữ gìn cơ sở vật chất nhưbàn ghế, không vẽ hay làm bẩn tường, . .

2.3.2. Điểm yếu:
- Ban lãnh đạo nhà trường chưa sửa chữa kịp thời những cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học giáo viên báo cáo là hư hỏng nặng. Công tác kiểm tra của nhà
trường còn hạn chế.
- Nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách và có nghiệp vụ về công tác thiết
bị và đào tạo đúng chuyên môn. Do đó chưa có kinh nghiệm trong việc sắp xếp,
theo dõi và bảo quản.
- Công tác bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của một số giáo viên
còn hạn chế, còn ỷ lại việc chỉ đạo, sửa chữa trực tiếp của cấp trên, chưa tự giác
sửa chữa trong quá trình công tác giảng dạy. Một số giáo viên chưa thấy hết được
vai trò của thiết bị dạy học trong việc giảng dạy, chưa có kỹ năng sử dụng, chưa
có trách nhiệm trong việc bảo quản đồ dùng, mang tính chiếu lệ, hình thức.
- Ý thức bảo quản cơ sở vật chất và sử dụng thiết bị dạy học của một số em
học sinh chưa cao như còn vẽ bẩn lên tường, lên bàn ghế, . . .
- Còn thiếu các phòng học chức năng hiện đại như: nhà tập đa năng, phòng
học giáo dục nghệ thuật. Thiết bị của nhà trường được trang bị nhưng chưa đồng
bộ.
2.3.3. Cơ hội
- Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào
tạo Thủ Thừa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đủ điều kiện để nhà trường đạt
chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 12 năm 2013. Sự hỗ trợ nhiệt tình của chính
quyền địa phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tìm nguồn lực để
giúp nhà trường phát triển giáo dục.
- Sự phát triển của kinh tế - xã hội ở địa phương từng bước đi lên, đời sống
nhân dân từng bước được ổn định và phát triển. Ý thức và nhận thức của cộng
đồng nhân dân về lợi ích của giáo dục mang lại ngày càng rõ nét, từ đó sự quan
tâm đến giáo dục được nâng lên.

10



- Được sự hướng dẫn, hỗ trợ từ Ban quản lý chương trình đảm bảo chất
lượng trường học cấp tỉnh và cấp huyện.
2.3.4. Thách thức
- Ngân sách nhà nước cấp phục vụ công tác tu sửa thường xuyên không đủ
gây khó khăn trong việc bảo quản, bổ sung, sửa chữa thường xuyên. Nguồn kinh
phí dành cho mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học còn hạn chế.
- Thiết bị cấp phát còn thiếu và lạc hậu, chất lượng thiết bị kém.
- Đời sống của nhân dân trong xã đa số còn nghèo, các doanh nghiệp trên
địa bàn ít và quy mô nhỏ lẻ dẫn đến việc vận động ủng hộ kinh phí đầu tư cho cơ
sở vật chất - thiết bị dạy học còn nhiều khó khăn.
2.4. Kinh nghiệm thực tế/ công việc đã làm của bản thân liên quan đến
về Công tác quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy học tại Trường Tiểu học
Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm học 213-2014.
Bản thân tôi là Phó hiệu trưởng được Hiệu trưởng phân công quản lý cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học của đơn vị, bản thân cũng nhận thức đúng đắn về công
tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của đơn vị.
- Vào đầu năm học tôi phối hợp với các tổ trưởng chuyên môn, Đoàn thanh
niên, Công Đoàn, giáo viên làm công tác thiết bị, giáo viên thư viện, kế toán, giáo
viên chủ nhiệm của trường lập kế hoạch sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học trong năm trình lên Hiệu trưởng phê duyệt. Sau đó kế hoạch được triển
khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường để thực hiện đúng
và tốt nhiệm vụ của mình.
- Tổ chức bàn giao cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các lớp, cuối học kì I
tổ chức kiểm tra đánh giá lần 1, cuối năm kiểm kê đánh giá lần 2. Có đề nghị Ban
giám hiệu khen thưởng những lớp và giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt công tác
quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của lớp mình. Bên cạnh việc bàn giao chi
tiết cho từng lớp bản thân còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn
tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn tài sản chung của trường, lớp bằng nhiều hình
thức như: trong các tiết sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoại

khóa, các phong trào, các buổi sinh hoạt của Đội, Sao nhi đồng, . ..
- Duy trì tốt lịch trực cơ quan ngày thứ 7, lịch làm việc của tổ văn phòng,
giáo viên phụ trách thiết bị, thư viện nhằm đảm bảo tốt các hoạt động phục vụ
giáo viên và học sinh. Triển khai kế hoạch công tác cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
hàng tháng thông qua lịch công tác tuần và kế hoạch công tác tháng. Giao nhiệm
vụ cụ thể cho từng cá nhân phụ trách và từng nhiệm vụ cụ thể theo lịch công tác
tuần.

11


- Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra, nhắc nhở giáo viên, nhân viên bảo quản
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các lớp để nắm bắt kịp thời tình hình và báo cáo
kịp thời về Ban giám hiệu những vấn đề xảy ra. Với giáo viên phụ trách thiết bị
tôi trực tiếp kiểm tra nhằm xem xét việc sắp xếp đồ dùng có ngăn nắp và khoa học
không, cách lập sổ ghi chép và theo dõi việc mượn, trả đồ dùng của giáo viên như
thế nào, có trách nhiệm trong việc bảo quản thiết bị dạy học không. Thấy giáo
viên phụ trách thiết bị còn lúng túng, tôi tận tình hướng dẫn, chỉ bảo kịp thời. Khi
giáo viên phụ trách thiết bị chưa có trách nhiệm trong công việc, tôi nhắc nhở và
có hình thức xử lý phù hợp nếu giáo viên vi phạm.Tôi chỉ đạo giáo viên thường
xuyên giúp đỡ giáo viên phụ trách thiết bị sắp xếp, lau chùi đồ dùng trong kho.
- Để tránh việc đánh giá không đúng thực chất của các tổ chuyên môn,
ngoài việc kiểm tra định kỳ, tôi còn tiến hành kiểm tra đột xuất xem tổ chuyên
môn đánh giá đúng thực chất hay không. Qua kiểm tra sát sao của các tổ chuyên
môn, của nhà trường, cán bộ, giáo viên đều có ý thức hơn trong công việc, đều có
trách nhiệm cao trong việc quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Để đảm bảo cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ cho công tác dạy và
học, ngay từ trong hè nhà trường đã lập kế hoạch mua sắm, tờ trình báo cáo với
chính quyền địa phương, phòng giáo dục xin hỗ trợ kinh phí tu sửa hệ thống
đường điện trong các lớp học, sửa chữa lại các bàn ghế bị hỏng, các công trình vệ

sinh của giáo viên và của học sinh.
- Nhà trường phân công 01 giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác cơ sở
vật chất - thiết bị dạy học, quản lý sổ sách theo dõi việc mượn thiết bị dạy học của
giáo viên. Một giáo viên kiêm nhiệm phụ trách thư viện quản lý việc cho mượn
sách giáo khoa, sách tham khảo và các tài liệu khác phục vụ công tác dạy học.
- Nhà trường chọn cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về sử dụng thiết
bị dạy học do sở giáo dục tổ chức, các đồng chí giáo viên này có trách nhiệm tập
huấn lại cho các đồng nghiệp trong trường.
- Phòng thiết bị dạy học phải được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, thường
xuyên, sắp xếp khoa học, hợp lí. Thiết bị được phân loại từng khối, từng môn bảo
quản đúng yêu cầu từng loại. Cơ sở vật chất đảm bảo an toàn về mọi mặt, không
để xảy ra mất mác hư hỏng lớn.
- Cuối năm học cán bộ giáo viên xem xét tổng hợp, kiểm kê cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học bị hư hỏng cần sửa chữa trong hè, cần bổ sung, trang bị thêm để
đảm bảo phục vụ cho việc giảng dạy trong năm tiếp theo. Để làm được điều đó
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm kê tài sản gồm các thành phần như
sau : Ban giám hiệu, Kế toán, chủ tịch Công đoàn, Thanh tra nhân dân, các cán bộ

12


thiết bị, cán bộ thư viện và một số giáo viên am hiểu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học. Ban kiểm kê chịu trách nhiệm kiểm kê số lượng tài sản theo từng chủng loại,
đối chiếu với sổ sách kế toán; đồng thời đánh giá chất lượng còn lại của tài sản.
Đối với những tài sản chưa có giá, Ban kiểm kê căn cứ giá trên thị trường tự áp
giá để làm căn cứ ghi giá trị tài sản vào hệ thống sổ sách kế toán của đơn vị. Đối
với những tài sản hư hỏng không sửa chữa được, Ban kiểm kê lập biên bản đề
nghị thanh lý. Căn cứ các quy định về quản lý tài sản hiện hành, Hiệu trưởng nhà
trường quyết định thành lập Hội đồng thanh lý cho thanh lý đối với những tài sản
thuộc thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên cho thanh lý đối với những tài sản thuộc

thẩm quyền quyết định của cấp trên. Đối với những tài sản chênh lệch (thừa,
thiếu) giữa số liệu kiểm kê với sổ sách kế toán, Ban kiểm kê lập biên bản đề nghị
hiệu trưởng có biện pháp xử lý. Căn cứ số lượng tài sản sau kiểm kê, căn cứ vào
danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhà
trường lập kế hoạch mua sắm bổ sung để đảm bảo đủ thiết bị dạy học và các
phương tiện làm việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
* Nguyên nhân thành công
- Tất cả các hoạt động đều có kế hoạch cụ thể và bám sát vào kế hoạch để
thực hiện.
- Tất cả các bộ phận có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc quản
lý cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.
- Nhờ sự tác động và nhắc nhở thường xuyên của Phó hiệu trưởng trong
các buổi họp chuyên môn nhà trường.
- Trong quá trình thực hiện các tổ chuyên môn thường xuyên trao đổi hỗ trợ
và tác động lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ.
- Giáo viên bộ môn tiếp thu những ý kiến đóng góp xây dựng của đồng
nghiệp, có tìm tòi học hỏi, tự nghiên cứu để chuyên môn ngày càng hoàn thiện
hơn.
- Giáo viên có đầu tư tự làm thêm đồ dùng dạy học.
- Ban giám hiệu nhà trường thống nhất chỉ đạo, quán triệt đầy đủ và cụ thể
hóa các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
- Nhận thức của cán bộ - giáo viên - nhân viên và học sinh trong việc quản
lý, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học có sự tiến bộ.
- Nhà trường có sự tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương, đặc biệt là sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của
phòng giáo dục và Đào tạo Thủ Thừa, Sở Giáo dục và Đào tạo Long An giúp
trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 12 năm 2013.

13



- Có sự phối hợp và ủng hộ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Biện pháp quản lý, chỉ đạo ,tổ chức thực hiện của nhà trường phù hợp với
thực tế nhiệm vụ năm học.
* Nguyên nhân chưa thành công
- Nguồn ngân sách của nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất - thiết
bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Công tác kiểm định chất lượng các thiết bị dạy học cấp cho các trường
còn hạn chế.
- Công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học của ngành hàng năm
còn ít.
- Công tác chỉ đạo, quản lý ở các tổ chuyên môn chưa chặt chẽ và sát sao,
chưa động viên được giáo viên tự làm đồ dùng dạy học.
- Kinh phí hỗ trợ cho giáo viên tự thiết kế, sáng tạo và làm đồ dùng ở các
tiết học không được thỏa đáng.
* Bài học kinh nghiệm
- Để công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở nhà trường đạt hiệu
quả, bản thân nhận thấy cần phải thực hiện tốt những nội dung sau:
- Kiểm tra, thống kê số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
cũ, từ đó lập dự trù kinh phí mua sắm, sửa chữa phù hợp, có hiệu quả, tránh lãng
phí. Tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng của việc quản lý cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà
trường.
- Hướng dẫn giáo viên làm công tác thiết bị về việc sắp xếp, theo dõi, quản
lý đồ dùng dạy học. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng và quản lý đồ
dùng dạy học trong giảng dạy.
- Có hình thức khen thưởng kịp thời và có hình thức xử lý nghiêm minh khi
cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm.
- Phải nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của
giáo viên - nhân viên trong việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng thực
hành cho giáo viên.
- Phân công và bố trí giáo viên giảng dạy đúng chuyên môn, chuyên ngành
được đào tạo, giáo dục ý thức học sinh trong việc bảo vệ và sử dụng thiết bị dạy
học.

14


- Chỉ đạo và phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận: Ban giám hiệu, tổ chuyên
môn, giáo viên và học sinh trong quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy
học.
- Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, nhân viên chuyên trách công
tác thiết bị dạy học.
- Ban giám hiệu phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, động viên
giáo viên - nhân viên thực hiện nghiêm túc trong công tác bảo quản, sử dụng cơ sở
vật chất - thiết bị dạy học.
- Ban giám hiệu phải xây dựng kế hoạch cụ thể, kiểm tra đánh giá cơ sở
vật chất - thiết bị dạy học để từ đó tu sửa và mua sắm kịp thời phục vụ cho công
tác dạy và học. Xây dựng nội quy chặt chẽ về việc quản lý và sử dụng cơ sở vật
chất - thiết bị dạy học.
- Việc quản lý tài sản của nhà trường rất quan trọng phải có hệ thống sổ
sách theo dõi chặt chẽ những người được giao trọng trách quản lý các phòng ban
phải có tinh thần trách nhiệm khi có tài sản hư hỏng phải kịp thời sửa chữa. Đòi
hỏi mỗi người tìm ra những biện pháp phù hợp mang tính khả thi để quản lý tốt cơ
sở vật chất cũng như vận động học sinh, người dân quan tâm bảo quản cơ sở vật
chất. Có như vậy mới hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho.

3. Kế hoạch hành động về công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy
học ở trường Tiểu học Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An dự kiến

trong ba tháng tới
Trong thời gian này nhà trường vừa kết thúc học kì I bắt đầu vào học kì II.
Trên cơ sở nhiệm vụ công tác đầu học kì II của năm học, bản thân tôi dự kiến tập
trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả một số hoạt động chính như sau:
Tên công
STT việc/nội
dung

Mục đích/ kết
quả cần đạt

Chính xác, đúng thời gian.
Hoàn thành được các loại hồ sơ kiểm kê

Người/đơn
thực hiện

vị Ban kiểm kê cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Phó hiệu trưởng (Phụ trách)

Người/đơn

vị

15


phối hợp thực
hiện (nếu có)
1


Kiểm kê
cơ sở vật
chất, thiết
bị
dạy
học

Điều kiện thực Từ 01/01/2014 đến 15/01/2014
hiện
Các mẫu biên bản kiểm kê.
Kinh phí: Theo quy chế chi tiêu nội bộ.

Cách thức thực Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm
hiện
kê, ban kiểm kê thực hiện nhiệm vụ theo
phân công trong quyết định.

Rủi ro,
khăn

khó Các thành viên thực hiện không kịp thời gian
theo kế hoạch do bận việc khác.

Biện pháp khắc Yêu cầu các thành viên hoàn thành nhiệm
phục
vụ theo quyết định được phân công.

Mục đích/ kết
quả cần đạt

Quản lí được số liệu tài sản, thiết bị hỏng.
Người/đơn vị
thực hiện
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Kế toán
Người/đơn vị

16


3

Kiểm
việc bảo
quản cơ
sở
vật
chất thiết
bị
dạy
học của
các lớp

phối hợp thực Công đoàn, thanh tra nhân dân
hiện (nếu có)
Từ 16/01//2014 đến 26/01/2014
Điều kiện thực Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản. Danh mục tài
hiện
sản đề nghị thanh lý.
Tài chính: Thực hiện theo quy chế chi tiêu
nội bộ

Cách thức thực Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản để đánh
hiện
giá lại tài sản, quyết định giá khởi điểm để
bán tài sản thanh lý.
Rủi ro, khó
khăn
Thẩm định không đúng giá trị tài sản.
Biện pháp khắc Nghiên cứu các văn bản quy định giá trị hao
phục
mòn tài sản theo từng năm.
Mục đích/ kết
Cơ sở vật chất được bảo quản tốt.
quả cần đạt
Tất cả đồ dùng các môn học sử dụng được.
Người/đơn vị
Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn
thực hiện
Cán bộ phụ trách thiết bị.
Người/đơn vị Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên
phối hợp thực
hiện.
Điều kiện thực Tháng 2/2014
hiện
Danh mục các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Cách thức thực Quan sát, trao đổi với giáo viên, học sinh lớp.
hiện
Tiến hành kiểm tra qua dự giờ tiết dạy của
giáo viên.
Rủi ro, khó Có giáo viên quản lý cơ sở vật chất, thiết bị
khăn

dạy học chưa tốt.
Biện pháp khắc Nhắc nhở, hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên quản
phục
lý tốt hơn.
Mục đích/ kết
Giáo viên tích cực tham gia các hoạt động kỷ
quả cần đạt
niệm ngày Quốc tế phụ nữ.
Người/đơn vị
Phó hiệu trưởng, Tổ khối trưởng, Giáo viên
thực hiện
phụ trách thiết bị, Giáo viên phụ trách phòng
Tin học.
Người/đơn vị Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên
phối hợp thực
hiện.
Tháng 3/2014

17


4

Chuẩn bị Điều kiện thực Kế hoạch tổ chức các hoạt động.
cơ sở vật hiện
Tài chính: Khen thưởng theo quy chế chi tiêu
chất tổ
nội bộ
chức các
hoạt động

kỷ niệm
ngày
Quốc tế
phụ nữ.
Cách thức thực Chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai
hiện
đến toàn thể giáo viên, thực hiện theo kế
hoạch.
Rủi ro, khó Giáo viên tham gia các hoạt động không tích
khăn
cực.
Biện pháp khắc Tuyên truyền, vận động giáo viên tích cực
phục
tham gia, đưa vào quy chế thi đua.

4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Nhận định chung
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là điều kiện để thực hiện mọi hoạt động
của nhà trường, là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả quá trình dạy học
và giáo dục. Việc xây dựng, quản lí và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học có
hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của hiệu trưởng mà là trách nhiệm của tất cả giáo
viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
- Để có được một hệ thống cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đáp ứng được
nhu cầu phát triển nhà trường, cần phát huy và huy động mọi tiềm năng trong và
ngoài nhà trường.
- Người quản lí cần thực sự coi trọng công tác quản lí cơ sở vật chất - thiết
bị dạy học, xác định công tác đó là nghệ thuật, là khoa học và cả một quá trình có
sự kế thừa và không ngừng thay đổi để thích ứng.
- Đời sống xã hội luôn phát triển không ngừng, hoạt động giáo dục phải
thay đổi và phát triển theo thời đại, chính vì vậy việc không ngừng đổi mới nâng

cao và hoàn thiện dần chất lượng trong giảng dạy nhà trường là một nhiệm vụ
trọng tâm và thường xuyên, mà trong đó bảo quản cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
của giáo viên có tác động tích cực trong việc nâng dần chất lượng. Ban Giám
Hiệu trường có có kế hoạch theo dõi hợp lý, ngoài việc nâng dần chất lượng trong

18


đơn vị nó còn là yếu tố tích cực nâng dần công tác chuyên môn của từng giáo viên
giúp học sinh tiếp cận kiến thức song song bằng lý thuyết và thực tiển , giúp các
em tiếp nhận kiến thức nhẹ nhàng, khắc sâu, rèn luyện cho các em kỹ năng nhạy
bén với tác phong công nghiệp, thích ứng với sự phát triển của xã hội. Để làm
được điều đó Phó Hiệu trưởng chuyên môn có giải pháp xây dựng cho các bộ
phận hoạt động đồng bộ xuyên suốt trong nhiều năm. Bản thân Phó Hiệu trưởng
chuyên môn không ngừng học tập để nâng cao năng lực, có bản lĩnh trong quản
lý, điều hành bộ máy nhà trường hoạt động có hiệu quả. Được như thế đó là nền
tảng cho việc nâng cao chất lượng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ
giáo viên trong đơn vị .
4.2. Đề xuất và kiến nghị
4.2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các cơ sở sản xuất thiết bị dạy học đảm bảo chất lượng, đồng bộ về
cơ cấu, đảm bảo tiêu chuẩn sư phạm, dễ sử dụng, nhiều tính năng tác dụng, phù
hợp với nội dung chương trình giảng dạy và học tập, có tài liệu hướng dẫn sử
dụng kèm theo.
4.2.2. Đối với Sở giáo dục Đào tạo
Cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên chuyên trách thiết bị dạy
học cũng như bồi dưỡng giáo viên đứng lớp và bố trí đủ, đúng nhân viên chuyên
trách cho các trường.
4.2.3. Trường Cán Bộ quản lý Thành phố Hồ Chí Minh
Cần ban hành bộ tài liệu về khoa học quản lí cơ sở vật chất - thiết bị dạy

học và các biểu mẫu quản lí, lưu trữ hồ sơ.

19



×