Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ DAY HỌC (CSVC – TNDH) Ở TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH – HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ
Lớp bồi dưỡng CBQL trường THPT K62
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ DAY HỌC
(CSVC – TNDH) Ở TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH – HÀ TĨNH
Học viên: Nguyễn Trí Thường
HÀ NỘI, THÁNG 5/2012
1- LÍ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN.
Tầm quan trọng của Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học (CSVC-TBDH) ở cơ sở
giáo dục nói chung, ở trường THPT nói riêng được khẳng định từ: Văn kiện Đại
Hội Đảng toàn quốc, đến các văn bản của Quốc hội, Chính phủ và Bộ giáo dục –
đào tạo như: Quyết định số 27/2001/QQĐ-BGD ĐT, ngày 5/7/2001 về quy chế
công nhận trường chuẩn; Quyết định 07/2007/QĐ-BGD ĐT ban hành điều lệ
trường PT; Công văn 4381/BGD ĐT-CSVCTBDH, ngày 6/7/2011…Đã khẳng
định CSVS – TBDH là phương tiện lao động của các nhà giáo và học sinh, là một
trong các điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học – giáo dục trong nhà
trường, thiếu điều kiện này thì quá trình đó diễn ra ở dạng không thể hoàn thiện.
Nghị quyết 40/2000/QH10, ngày 9/12/2000 của Quốc Hội khoá X đã nêu “ Đổi
mới nội dung chương trình, SGK, Phương pháp dạy và học phải được thực hiện
đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học…”.
Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục: CSVC-TBDH là tiền đề
quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học mới, nó là cầu nối giữa lý
thuyết và thực tiễn, giữa học và hành, là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp,
chất lượng dạy học bởi Không thể nói đến giáo dục toàn diện một khi không có
CSVC -TBDH trường học.
Ở trường THPT Hồng Lĩnh: CSVC – TBDH chưa thực sự đảm bảo yêu cầu
phát triển của nhà trường trong thời kỳ CNH - HĐH, kỷ năng sử dụng CSVC –
TBDH của giáo viên - học sinh còn nhiều bất cập, hiệu quả không cao, đặt ra yêu
cầu cấp thiết phải đổi mới công tác quản lý CSVC – TBDH theo quan điểm hiệu
quả.


Trên đây là những lí do cơ bản để bản thân chọn chủ đề tiểu luận: Công tác
quản lí Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học ở trường THPT Hồng Lĩnh.
2
2- THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG CSVC - TBDH
Ở TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường :
Trường THPT Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, được thành lập năm 1985, hiện nay
đóng tại - Số 02, đường Ngô Đức Kế, Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Học sinh
của trường là con em của Thị xã mới tròn 20 tuổi (1992 – 2012).
Năm học 2011 – 2012, nhà trường có 33 lớp (đều học ban cơ bản) với 1498
học sinh, đội ngũ CB – GV– NV có 91 người, trong đó CBQL 3 người, giáo viên
83 người, nhân viên 5 người.
Trường thành lập trong điều kiện kinh tế - xã hội địa phương cũng như cả
nước hết sức khó khăn, sau 10 năm từ khi thành lập trường phải chuyển đến vị trí
mới hiện nay, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhưng tập thể sư phạm nhà
trường và học sinh khắc phục mọi khó khăn, vươn lên mạnh mẽ trở thành trường có
chất lượng giáo dục vào loại tốp đầu của tỉnh Hà Tĩnh, nhiều năm đạt danh hiệu
Trường tiên tiến cấp tỉnh, tạo được lòng tin trong lãnh đạo địa phương, phụ huynh
và học sinh, trường cũng nhận được sự quan tâm của Cấp uỷ Đảng, chính quyền,
Sở giáo dục và đào tạo ; CSVC – TBDH đang từng bước được cải thiện.
2.2.Thực tạng quản lí và sử dụng CSVC – TBDH ở trường THPT Hồng Lĩnh –
Hà Tĩnh.
Bằng sự năng động của đội ngũ quản lí, Hội đồng nhà trường, sử ủng hộ
nhiệt thành Hội cha mẹ học sinh, cùng với sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào
tạo, của chính quyền địa phương nhà trường đã xây dựng được một CSVC và mua
sắm, trang bị số lượng TBDH đáng kể, song so với nhu cầu phát triển nhà trường
trong giai đoạn CNH – HĐH thì còn thiếu nhiều, chưa được đồng bộ, đặc biệt vấn
đề quản lí sử dụng chưa thật hiệu quả, cần nổ lực hơn nữa trong quản lí, sử dụng
3
bảo quản và tăng cường mua sắm, bổ sung để đáp ứng yêu cầu chiến lược phát

triển.
Bảng thống kê :
CƠ SỞ VẬT CHẤT - TBDH NĂM HỌC 2011-2012
TT DANH MỤC ĐƠN VỊ CẦN BỔ
SUNG
GHI
CHÚ
m
2
m
2
/HS
I. CƠ SỞ VẬT CHẤT:
1 Tổng diện tích toàn trường 1 12441 8,3
2 Phòng học 33 1584 mở rộng 1,05
3 Phòng học tin 2 96 1 phòng 0,29
4 Phòng học TH Vật lý 1 92 1 phòng
5 Phòng học TH Hoá 1 92 1 phòng
6 Phòng học TH sinh 1 92 1 phòng
7 Phòng học công nghệ 1 69 1 phòng
8 Thư viện 1 69 mở rộng 0,045
9 Phòng giám hiệu 3 45 mở rộng 0,39
10 Văn phòng 1 15 mở rộng
11 Phòng Truyền thống 1 46
12 Phòng Đoàn, Công Đ, HChính 3 90 4 phòng
13 Phòng Y tế 1 23 mở rộng
14 Phòng tổ 10 150
15 Kho thiết bị 5 115 2 kho
16 Nhà vệ sinh 6 110 2 khu VS
17 Nhà để xe 3 430 mở rộng

18 Nhà bảo vệ 1 18
19 Hội trường 1 96 nâng cấp
20 Phòng chờ 1 45
II. THIẾT BỊ.
1 Số loại sách dùng chung 4 loại 3555
bản
1000 bản
2 Máy tính để bàn 60 bộ 30 bộ 20 bị
hỏng
3 Máy tính xách tay 8 cái 2 cái
4 TBDH tối thiểu 57 bộ bổ sung
hàng năm
K10: 14
K11: 22
K12: 21
4
5 Sân chơi, bãi tập 2 sân 4860 2 sân 3,2m
2
/HS
5 Ti vi 02 cái
6 Cắt séc 05cái 7-8 cái
7 Đầu video 2 cái
8 May chiếu 2 cái 4-8 cái
9 Máy Phô tô 1 cái 1 cái
III. CÁC THIẾT BỊ KHÁC:
1 Thiết bị quốc phòng bổ sung
2 Thiết bị thể dục bổ sung
3 Thiết bị điện, nước… nâng cấp
4 Bàn ghế…. bổ sung
2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn trong đổi mới và nâng cao

chất lượng quản lí và sử dụng CSVC – TBDH.
a. Điểm mạnh:
Gần như đầy đủ các loại phòng theo yêu cầu chuẩn trường THPT, trong đó
một số phòng chức năng như phòng: Thực hành Hoá, Lí, Sinh, Công nghệ mới
được đưa vào sử dụng đạt diện tích theo chuẩn mới của Bộ giáo dục – đào tạo.
Một số TBDH được cấp theo dự án đổi mới giáo dục nên có tính khoa học,
thẩm mỹ, tính đa dạng, khá động bộ theo chuẩn kĩ thuật.
b. Điểm yếu:
Các phòng học, phòng làm việc đều đã được xây dựng cách đây hơn 15 năm
năm, vừa không đạt chuẩn mới về diện tích, lại đang trên đà xuống cấp, bố trí các
công trình chưa thật hợp lí.
Còn thiếu các phòng học chức năng hiện đại như phòng nghe nhìn, phòng
học tiếng, nhà tập đa năng …
TBDH cấp theo dự án là cơ bản, chất lượng không cao, chỉ mới cấp một lần,
chưa có điều kiện bổ sung nên thiếu nhiều.
TBDH học ngoài trời tuổi thọ thấp do phá huỷ của tự nhiên, đang thiếu
nghiêm trọng.
5
c.Thuận lợi:
Những điểm mạnh của CSVC – TBDH nêu trên là một thuận lợi cơ bản để
nhà trường quản lí và sử dụng phục vụ công tác dạy học – giáo dục.
Lãnh đạo nhà trường có nhiều biện pháp chỉ đạo quản lí phù hợp nhằm động
viên, khuyến khích cán bộ - giáo viên khai thác, sử dụng CSVC –TBDH hiện có
thực sự góp phần nâng cao chất mọi mặt của nhà trường.
Đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, phần đa có năng lực sư
phạm tốt, có kiến thức, kỷ năng và tinh thần trách nhiệm trong sử dụng, bảo quản
CSVC – TBDH.
Có sự hỗ trợ đắc lực của Hội cha mẹ học sinh và sự quan tâm của Sở Giáo
dục – Đào tạo và chính quyền cấp Thị, hàng năm nhà trường có một phần kinh phí
tu sửa, nâng cấp CSVC , mua sắm thêm TBDH.

d. Khó khăn:
Những hạn chế của CSVC – TBDH là trở ngại lớn cho công tác đổi mới
PPDH, đổi mới công tác quản lý ở trường THPT Hồng Lĩnh.
Một bộ phận giáo viên: phần thì thiếu kinh nghiệm, phần thì còn mang nặng
phong cách dạy học truyền thống, cũng có những giáo viên ngại khó - thiếu trách
nhiệm nên ít chú ý đến tầm quan trọng và yêu cầu sử dụng TBDH trong đổi mới.
Hầu hết học sinh là ngoan, nhưng đâu đó trong các khối lớp còn những em
thiếu ý thức, kỷ năng sống yếu kém đã làm tổn hại CSVC – TBDH, gây trở ngại
cho giáo viên sử dụng hiệu qủa TBDH khi đứng lớp.
Đời sống kinh tế đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo,
cận nghèo khá cao, các doanh nghiệp trên địa bàn rất ít lại quy mô nhỏ bé điều đó
vừa ảnh hưởng đến nguồn thu của nhà trường và khó khăn dến vận động kinh phí
hỗ trợ bổ sung, nâng cấp CSVC – TBDH.
Khuôn viên nhà trường hẹp, không có điều kiện mở rộng nên việc tăng thêm
sân chơi bãi tập, một số phòng chức năng và xây thêm khó thực hiện được.
6
Thiên tai bão, lụt hàng năm đều gây nên những tổn thất ngoài dự đoán.
2.4. Những kinh nghiệm thực tế, những việc đã làm của bản thân trong đổi
mới và nâng cao chất lượng quản lí và sử dụng CSVC – TBDH.
a. Một số kết quả đạt được.
- Công tác bảo quản:
Thiết bị được phân loại từng khối, từng môn bảo quản đúng yêu cầu từng
loại TB, lau chùi sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, trong các kho, từng buổi học, tiết học
giáo viên sử dụng TB được vào sổ theo dõi cụ thể.
CSVC đảm bảo an toàn về mọi mặt, không để xẩy ra mất mát, hư hỏng lớn.
- Công tác quản lí sử dụng:
Nhà trường cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về sử dụng TBDH do Sở,
Bộ Giáo dục và Đào tạo mở, những giáo viên này trở trhành những cốt cán của bộ
môn và có trách nhiệm tập huấn lại cho đồng nghiệp; Chỉ đạo của Ban Giám Hiệu
các tổ chuyên môn đưa việc sử dụng TBDH vào nội dung sinh hoạt CM của tổ, nhờ

vậy đã có nhiều giáo viên sử dụng thành thạo TBDH trong các giờ lên lớp lý thuyết
cũng như thực hành.
Qua kiểm tra, theo dõi thấy rằng giáo viên có sử dụng TBDH ở các bộ môn
đều khớp với lịch báo giảng và sử dụng theo phân phối chương trình của Bộ GD –
ĐT, điều đó thực sự đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, đợt
thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo đầu năm học trường được xếp loại tốt về
chuyên môn.
Các công trình đều được sử dụng đúng chức năng, không lãng phí, không
chồng chéo, những hư hỏng về CSVC đã được sửa chữa kịp thời.
- Công tác quản lí mưa sắm, bổ sung, nâng cấp CSVC – TBDH:
Đầu các năm học căn cứ vào nhiệm vụ năm học và chỉ đạo của cấp trên, xét
nhu cầu thiết yếu về CSVC –TBDH phục vụ nhiệm vụ năm học, ban lãnh đạo nhà
trường phối hợp Thường trực hội cha mẹ học sinh tuyên truyền, động viên phụ
7
huynh và học sinh tự nguyện đóng góp kinh phí nhằm sửa chữa, mua sắm bổ sung
CSVC – TBDH phục vụ lợi ích trực tiếp cho người học, đã huy động hàng trăm
triệu đồng. Nguồn kinh phí huy động được được sử dụng đúng mục đích, có hiệu
quả và thiết thực được sự giám sát chặt chẽ của cả cơ quan quản lý tài chính nhà
nước, Hội cha mẹ học sinh.
Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC thường xuyên kiểm tra, lập kế hoạch tác
nghiệp ngắn hạn về quản lí, sử dụng, mua sắm CSVC – TBDH trình duyệt Hiệu
trưởng và tổ chức thực hiện đúng thời gian nhờ đó tạo điều kiện cho các hoạt động
dạy học và giáo dục đạt kết quả tốt.
* Nguyên nhân kết quả đạt được:
Ban giám hiệu thống nhất chỉ đạo, quán triệt đầy đủ và cụ thể hoá các văn
bản chỉ đạo của cấp trên.
Đại bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có ý thức trong bảo
quản, sử dụng.
Có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường với phụ huynh.
Biện pháp quản lý. chỉ đạo, tổ chức thực hiện của nhà trường phù hợp với

thực tế nhiệm vụ từng năm học.
b. Một số tồn tại:
Nhận thức của một bộ phận các bộ, giáo viên về quản lý, sử dụng CSVC –
TBDH còn hạn chế, tâm lý ngại khó, trình độ và điều kiện tiếp cận những phương
tiện kỷ thuật mới hiện đại chưa đạt yêu cầu, nên nhiều tiết dạy chưa coi trọng sử
dụng TB, dạy chay kết quả giờ dạy thấp.
CSVC còn thiếu (Phòng nghe nhìn, phòng chức năng bộ môn, phòng máy vi
tính…); Thiết bị kỷ thuật điện xuống cấp theo tuổi thọ công trình xây dựng, chưa
thực sự đấp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Nhân viên phụ trách là nữ, trình độ trung cấp nên việc bảo quản chưa thực sự
khoa học làm trở ngại, mất thời gian của giáo viên khi sắp xếp TBDH cho tiết dạy.
8
Việc tham mưu cho cấp trên để tranh thủ nguồn kinh phí nhà nước chưa kịp
thời, công tác xã hội hoá chưa có biện pháp hữu hiệu nên nguồn kinh phí hàng năm
hạn hẹp.
* Nguyên nhân tồn tại:
Điều kiện kinh tế nhà nước còn khó khăn, nguồn ngân sách dành cho đầu tư
xây dựng CSVC – TBDH chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Công tác kiểm định chất lượng TBDH theo chuẩn quốc tế trang cấp cho các
trường còn hạn chế.
Công tác bồi dưỡng kỷ năng sử dụng TBDH hàng năm còn ít, giáo viên trẻ
còn thiếu kinh nghiệm.
Công tác chỉ đạo, quản lí ở các tổ nhóm chuyên môn có lúc chưa thật chặt
chẽ, chưa động viên được giáo viên tự làm đồ dùng dạy học.
c. Một số vấn đề rút ra trong quản lý và sử dụngCSVC - TBDH:
Từ thực trạng trên một số vấn đề đặt ra trong quản lý, sử dụng CSVC –
TBDH ở trường chúng tôi là:
- Cần thiết phải nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề
nghiệp, kỷ năng sử dung cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong quản
lý, khai thác, bảo quản CSVC – TBDH.

- Phải có sự chỉ đạo, phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận: Ban giám hiệu, tổ
chuyên môn, tổ hành chính – văn phòng, giáo viên và học sinh trong quản lý và sử
dụng CSVC – TBDH.
- Nâng cao năng lực chuyên môn cho môn cán bộ, nhân viên chuyên trách
các phòng thực hành thí nghiệm, thư viện.
- Đồng chí lãnh đạo được phân công trực tiếp chỉ đạo, quản lý phải thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, động viên giáo viên – nhân viên thực hiện
nghiêm túc và tuyên dương những người làm tốt công tác bảo quản, sử dụng CSVC
– TBDH.
9
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
QUẢN LÝ CSVC – TBDH Ở TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung cơ bản của công tác quản lý CSVC – TBDH
ở trưởng TH là: Tổ chức xây dựng hệ thống CSVC – TBDH và tu bổ thường
xuyên; Tổ chức sử dụng CSVC – TBDH trong quá trình dạy học; Tổ chức duy trì,
bảo quản CSVC – TBDH.
Dựa vào các nguyên tắc quản lý CSVC – TBDH: Đảm bảo tính mục đích,
tính phù hợp, tính kế thừa và phát triển, tính chu trình quản lý.
Vận dụng hệ thống kiến thức khoa học tiếp thu được từ khóa bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý giáo dục K62/2012 (từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2012), đặc biệt
là những kiến thức về lập kế hoạch, kiến thức quản lý tài sản nhà tường.
Xét thực tại yêu cầu về công tác quản lý CSVC – TBDH của Trường THPT
Hồng Lĩnh.
Tôi xin trình các hoạt động chính của kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch năm về công
tác quản lí CSVC – TBDH ở Trường THPT Hồng Lĩnh như sau.
3.1. Các hoạt động dự kiến trong hai tuần tới (Hai tuần cuối tháng 5 năm 2012).
Thời gian này ở các trường THPT, đang thực hiện kế hoạch tháng cuối cùng
của năm học 2011 – 2012, thời gian tập hợp tất cả những thông tin, số liệu phục vụ
công tác tổng kết năm học, chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp
THPT và chuẩn bị kế hoạch hoạt động trong hè.

Trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm đó, về công tác quản lý CSVC – TBDH
phải đảm bảo hoạt động của nhà trường, đó cũng là nhiện vụ trực tiếp của bản thân,
tôi dự kiến tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả một số hoạt động sau:
3.1.1. Các hoạt hộng:
- Kiểm kê tài sản cuối năm học 2011 – 2012.
- Bố trí CSVC – TB phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2011 - 2012.
10
- Dự kiến công tác bảo quản, bảo vệ tài sản trong kỳ nghỉ hè.
3.1.2. Kết quả cần đạt của các hoạt động trên:
- Đối với kiểm kê tài sản: Có được kết quả số liệu thực tế về số lượng, thực
trạng chất lượng, hao hụt, tăng thêm so với đầu năm và đưa vào sổ lưu.
- Đối với công tác phục vụ thi TN: Có đủ CSVC – TB theo yêu cầu của quy
chế thi, đảm bảo tốt nhất suốt cả quá trình thi.
- Đối với công tác bảo quản: Trình được nội dung, lực lượng bảo vệ, bảo
quản cho hiệu trưởng phê duyệt.
3.1.3. Nguồn lực để thực hiện:
- Các kế hoạch công tác năm học 2011-2012 của trường THPT Hồng Lĩnh,
trong đó có kế hoạch Quản lý CSVC – TBDH.
- Các sổ sách, biểu mẫu kiểm kê theo quy định.
- Lực lượng cán bộ(Phó hiệu trưởng; Thanh tra nhân dân), nhân viên (tổ
hành chính, bảo vệ…), môt số giáo viên và học sinh nhà trường.
- Tài chính theo Quy chế chi tiêu nội bộ.
3.1.4. Kế hoạch chi tiết: (Tuần 3 và tuần 4, tháng 5 năm 2012).
Thời gian
thực hiện
Nội dung công việc Người phụ trách và bộ
phận thực hiện
Ghi
chú
Tuần:

14 – 20/5/
2012
Kiểm kê tài sản:
- CSVC( nhà làm việc, phòng học…)
- TBDH (các bộ môn, thí nghiệm…)
Phó HTr (PTrách)
- Ban thanh tra
- Tổ Tr CM, nhân viên
Những
điều
chỉnh
Tuần:
21 – 27/5/
2012
- Bố trí, sắp xếp CSVC, TB phục vụ
thi TN.
- Dự thảo kế hoạch bảo vệ, bảo quản
CSVC – TBDH trong hè.
Phó HTr (PTrách)
- GVCN, Tổ HC và HS
Phó HTr (Bảo vệ; Tổ hành
chính, TTr CM)
Những
điều
chỉnh

3.1.5. Dự kiến những khó khăn; hướng khắc phục:
11
- Thời gian tập trung nhiều công việc cần giải quyết trong nhà trường, nên
việc bố trí lực lượng và thời gian lệ thuộc và trở ngại.

- Thời tiết khắc nghiệt ở Miền Trung có thể hạn chế đến hiệu quả công tác.
Để khắc phục những trở ngại đó, người phụ trách cần động viên các lực lương
phối hợp tham gia xác định tình thần, trách nhiệm, vai trò của họ với nhà trường;
tham mưu với Hiệu trưởng bồi dưỡng xứng đáng, có thể bố trí làm việc thêm vào
ngày nghỉ.
3.2. Các hoạt động trong ba tháng tới ( Từ tháng 6 đến hết tháng 8 năm 2012).
Đây là khoảng thời gian mà hệ thống trường học nước ta thực hiện kỳ nghỉ
hè và chuẩn bị vào năm học mới, trường THPT Hồng Lĩnh cũng không nằm ngoài
chương trình đó, đối với công tác quản lý CSVC – TBDH nhà trường vào thời gian
này vừa tiếp tục thực hiện nốt kế hoạch của năm học 2011-2012, vừa có điều kiện
thời gian để đánh giá chi tiết về thực trạng CSVC –TDH làm cơ sở cho việc lập kế
hoạch cho năm học tới, cũng là thời gian thuận lợi cho việc tu sửa, nâng cấp các
công trình, thay thế thiết bị kỷ thuật.
Trên cơ sở nhiệm vụ công tác những tháng cuối của kế hoạch năm học 2011-
2012, yêu cầu tiếp nối của kế hoạch 2 tuần cuối tháng năm(nêu ở trên) và các điều
kiện nêu trên, bản thân tôi dự kiến tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả một số
công tác quản lý CSVC – TBDH như sau:
3.2.1. Các hoạt hộngchính:
- Triển khai kế hoạch bảo quản, bảo vệ CSVC – TBDH.
- Lập kế hoạch tu sửa, nâng cấp, thay thế, bổ sung…CSVC – TBDH trong 3
tháng hè trình duyệt hiệu trưởng.
- Tổ chức thực hiện, chỉ đạo và giám sát, đánh giá tiến trình và kết quả thực
hiện kế hoạch đã được hiệu trưởng phê duyệt, có hướng điều chỉnh khi cần.
- Kiểm tra, bố trí hợp lý CSVC – TBDH phục vụ kỳ thi tuyển sinh.
12
- Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ bảo quản và quán triệt mục tiêu, yêu cầu sử
dụng CSVC – TBDH cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Bố trí, sắp xếp CSVC – TBDH phù hợp cho năm học mới.
- Lập dự toán tài chính về việc xây dựng CSVC, mua sắm TBDH.
- Xây dựng kế hoạch quản lý CSVC – TBDH cho năm học mới 2012-2013.

3.2.2. Kết quả cần đạt của các hoạt động trên:
- Công tác bảo quản, bảo vệ: Đảm bảo an toàn, không để xẩy ra hư hỏng, mất
mát do chủ quan.
- Đối với xây dựng kế hoạch: Xây dựng được kế hoạch chi tiết, có tính khả
thi cao.
- Đối với công tác thực hiện kế hoạch: Bố trí lực lượng phù hợp, hoàn thành
đúng thời gian, đạt chất lượng.
- Đối với công tác phục vụ thi TN: Có đủ CSVC – TB theo yêu cầu của quy
chế thi, đảm bảo tốt nhất suốt cả quá trình thi.
- Đối với công tác bồi dưỡng nghiệp vụ: 100% thành phần theo điều động
tham gia, có đủ tài liệu hướng dẫn.
- Cho năm học mới: CSVC-TBDH hiện có, đảm bảo vận hành được từ đầu.
- Dự toán và kế hoạch: Trình hiệu trưởng và thông qua được kế hoạch.
3.2.3. Nguồn lực để thực hiện:
- Dựa vào kết quả kiểm kê tài sản cuối năm học 2011 – 2012, phân tích tình
hình, thực trạng về CSVC – TBDH, xác định nội dung – nhiệm vụ cấp thiết cần
giải quyết trong hè.
- Các kế hoạch công tác năm học 2011-2012 của trường THPT Hồng Lĩnh,
trong đó có kế hoạch Quản lý CSVC – TBDH.
- Chương trình công tác của Bộ GD-ĐT, của sở GD-ĐT, nhiệm vụ năm học
mới và các văn bản có liên quan.
13
- Lực lượng cán bộ(Phó hiệu trưởng; Thanh tra nhân dân), nhân viên (tổ
hành chính, bảo vệ…), môt số giáo viên và học sinh nhà trường.
- Tài chính theo Quy chế chi tiêu nội bộ, kinh phí cấp.
3.2.4. Kế hoạch chi tiết: (Tháng 6 đến hết tháng 8 năm 2012).
Thời gian
thực hiện
Nội dung công việc Người phụ trách và bộ
phận thực hiện

Ghi
chú
Tháng 6
năm 2012
- Triển khai kế hoạch bảo quản, bảo
vệ CSVC – TBDH.
- Lập, trình duyệt kế hoạch tu sửa,
nâng cấp CSVC-TBDH.
- Triển khai KH: Đảo ngói, sơn lại,
kiểm tra sửa chữa thiết bị điện các
phòng học, sửa chữa hư hỏng khác.
- Bố trí CSVC phục vụ thi tuyển sinh
- Phó HTr (PTrách)
+ bảo vệ, nhân viên.
- Phó HTr
- BGH, hợp đồng, Ttra
ND
- Phó HTr, H chính,
VGCN và HS 1 lớp.
Những
điều
chỉnh
khi cần
Tháng 7
năm 2012
- Kiểm tra tiến trình đảo ngói…
- Bố trí CSVC phục vụ bồi dưỡng hè
- Bồi dưỡng nghiệp vụ (KH Sở GD)
- Phó HTr
- Phó HTr , GV, HS

- Nhân sự liên quan
Tháng 8
năm 2012
- Kiểm tra, nghiệm thu đảo ngói…
- Lao động, kiểm tra, bố trí, sắp xếp
CSVC, TB phục vụ năm học mới.
- Dự thảo, trình kế hoạch, dự toán
cho HTr làm cơ sở huy động vốn.
- Các bên liên quan
- Phó HTr, TTr CM
GVCN, Tổ HC và HS
BGH, Hội đồng, Hội cha
mẹ HS
Những
điều
chỉnh
khi cần
3.2.5. Dự kiến những khó khăn; hướng khắc phục:
- Thời gian này có thể có mưa bão.
- Tài chính hạn hẹp.
- Phụ thuộc công tác từ cấp trên.
14
Để khắc phục những trở ngại đó, BGH, người phụ trách luôn cập nhật, nắm bắt
thông tin để điều chỉnh kịp thời; Đàm phán, thương lượng để giải quyết tài chính,
thường xuyên liên hệ công tác với cấp trên, tìm kiếm các nguồn tài trợ, giúp đỡ.
3.3. Các hoạt động trong một năm (tháng 9 năm 2012 đến hết tháng 8 năm 2013).
Đây là khoảng thời gian gần như trùng khớp với thời gian của năm học mới, tiếp
nối các hoạt của 3 tháng trước, mọi dự kiến các hoạt động của tôi, với trách nhiệm
của Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC, trong thời gian này xin được trình bày một
số công tác dự kiến thực hiện, thông qua việc dự thảo: xây dựng, tổ chức, chỉ đạo

thực hiện theo một bản kế hoạch năm về công tác quản lý CSVC – TBDH (Trong
đó thể hiện các hoạt động, mục tiêu cần đạt…) như sau:
(Dự thảo) KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CSVC - TBDH NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2012 - 2013
Căn cứ điều lệ Trường trung học, Căn cứ chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT,
Căn cứ QĐ … V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013, Căn cứ tình
hình, yêu cầu về CSVC- TBDH hiện tại và chiến lược phát triển của Trường THPT
Hồng Lĩnh , tình hình KT – XH địa phương. Trường THPT Hồng Lĩnh lập kế
hoạch quản lí CSVC – TBDH năm học 2012 - 2013 như sau:
I. Tình hình chung: (Xin không trình bày lại)
1. Thuận lợi:
2. Khó khăn:
II. Mục tiêu:(Kết quả cần đạt)
1. Mục tiêu chung:
- Kiểm tra tu bổ, sửa chữa và mua sắm đủ các thiết bị đáp ứng mọi hoạt động
trong công tác dạy – học, xây dựng thêm một số công trình thiết yếu.
15
- Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp học tập, nâng cao chất lượng giáo
dục của trường.
- Tăng cường sự quản lý nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có
cũng như bảo quản, sửa chữa tài sản kịp thời phục vụ công tác giảng dạy, tránh thất
thoát, lãng phí tài sản của nhà trường.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Huy động các nguồn kinh phí để nâng cấp sân trường phục vụ công tác
giảng dạy và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Từng bước tạo dựng một
ngôi trường xanh sạch đẹp và an toàn.
- Đầu tư bổ sung thiết bị công nghệ thông tin như máy chiếu Projector, máy
tính , mạng internet, mạng wireless phục vụ công tác giảng dạy.
- Sử dụng phần mềm VEMIS, PEMIS và các phần mềm quản lý khác nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện, khuyến khích giáo viên, học sinh
đến thư viện đọc sách.
- Tham mưu xây dựng một số công trình thiết yếu(Công trình vệ sinh, nhà tập
đa năng).
III. Biện pháp:
- Đầu năm học phó hiệu trưởng phụ trách CSVC phối hợp với tổ trưởng
chuyên môn, Đoàn Thanh niên, Công Đoàn, cán bộ thư viện, kế toán, giáo viên
kiêm nhiệm (GVKN) của trường lập kế hoạch sử dụng, phát triển và bảo quản
CSVC - TBDH của trường trong năm học, sau đó trình lên Hiệu trưởng phê duyệt.
- Tích cực liên hệ, thuyết phục, động viện Cấp ủy chính quyền, phụ huynh để
huy động được nguồn kinh phí cần thiết.
- Sau khi Hiệu trưởng phê duyệt, kế hoạch phải được thông qua Hội đồng sư
phạm nhà trường để các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng và tốt nhiệm
vụ của mình.
16
- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, Phó hiệu trưởng cơ sở
vật chất có trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất với hiệu
trưởng những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn tăng cường giáo dục ý
thức giữ gìn tài sản chung của trường, lớp bằng nhiều hình thức như: trong các buổi
sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm, các hoạt động ngoại khóa, các phong trào,
các buổi sinh hoạt của Đoàn Thanh niên
- Các tổ chuyên môn có thiết bị dạy học như Lý-Tin-Công Nghệ, Hóa, Sinh-
Thể Dục-GDQPAN phải có sổ theo dõi thiết bị, sổ mượn. Định kỳ hàng tháng có
kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy.
IV. Kế hoạch(Hoạt động) chi tiết về quản lý CSVC – TBDH năm học 2012-2013:
Tháng Nội dung công việc Người phụ trách
9/2012
- Kiểm tra chất lượng bàn ghế, TB phòng học,
bàn giao cho TT lớp quản lý theo nội quy.

- Tổng vệ sinh khu vực, khuôn viên trường học,
phòng học, khu vực xung quanh trường.
- Kiểm tra, sửa chữa, lắp đặt lại các hệ thống
điện, đèn, quạt phòng làm việc, phòng TB
- Hợp đồng xử lý, cung cấp nước sạch
- Sắp xếp TB phòng thực hành, thí nghiệm. kho
thiết bị, thiết bị bộ môn, tập huấn nghiệp vụ.
- Tham mưu huy động vốn, nhất là từ phụ huynh
- Phó HTr, GVCN, HS,
bảo vệ.
- Đoàn TN, GVCN,
HSinh
- Phó HTr, nhân viên
HC, hợp đồng.
- Phó HTr , Kế toán
- Phó HTr, TTr CM.
nhân viên C trách.
- BGH
10/2012
- Nâng cấp sân chơi, bãi tập
…………………
- Đóng bàn ghế HS theo chuẩn mới để thay thế
dần.
- Kiểm tra TBDH các bộ môn, nếu đề xuất mua
- Phó HTr, Kế toán hợp
đồng nâng cấp.
- Phó HTr, kế toán hợp
đồng.
-Tổ Vật lý-Tin học-
17

bổ sung ngay.
- Tạo cơ sở dữ liệu quản lý thiết bị, thư viện bằng
phần mềm VEMIS.
- Theo dõi việc bảo quản, giao nhận thiết bị giảng
dạy, thường xuyên kiểm tra công tác thư viện,
thiết bị về sổ sách, về bảo quản thiết bị (thực hiện
đúng quy định nhà trường).
Công nghệ. Thể….
- Nhóm Tin học-Công
nghệ.
- Phó HTr, GVKN, nhân
viên phụ trách , giáo viên
bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm.
11/2012
- Chuẩn bị CSVC – TBDH phục vụ thao giảng
chào mừng ngày Việt Nam 20/10.
- Quản lý sổ sách, tình trạng CSVC nhà trường.
- Thường xuyên tổng vệ sinh trường lớp.
- Mua máy vị tính bổ sung phòng máy, thiết bị
phục vụ dạy tiếng anh.
- Phó HTr, Đoàn TN,
nhân viên hành chính
- Nhân viên phụ trách
- GVCN – HS các lớp
- Phó HTr, kế toán hợp
đồng.
12/2012
- Giáo dục học sinh ý thức giữa gìn nhà trường
thông qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt

đoàn, sinh hoạt đầu tuần.
- Sửa chữa hư hỏng CSVC.
- Xây dưng công trình mới (khi có kinh phí).
P.HT, Đoàn TN, Công
đoàn, giáo viên chủ
nhiệm, HS.
- Phó HTr hợp đồng
- BGH, hợp đồng
1/2013
- Lập kế hoạch phân công kiểm kê tài sản giữa
năm học 2012 - 2013.
- Kiểm kê tài sản tăng, giảm trong năm 2012; Báo
cáo lên cơ quan chủ quản.
- Chuẩn bị CSVC phục vụ kỳ thi học kì I.
- BGH, BTTr nhân dân,
kế toán trường.
- Phó HTr , bộ phận
kiểm kê.
- Phó HTr , TTr CM, Tổ
hành chính, GVCN.
2/2013
- Theo dõi việc sử dụng đồ dùng, thiết bị giảng
dạy của giáo viên.
- Vệ sinh khuôn viên, trường lớp, kiểm tra lại
CSVC trước khi nghỉ Tết Nguyên đán.
- Phó HTr , TTr CM, Tổ
hành chính- thư.
- Phó HTr , Đoàn TN,
GVCN, HS.
18

- Phân công trực ban, giữ gìn, bảo quản tài sản
nhà trường trong thời gian nghỉ Tết
- BGH, thành phần liên
quan.
3/2013
- Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa CSVC hư
hỏng, đảm bảo tốt cho công tác dạy – học.
- Chỉ đạo tổng vệ sinh trường lớp, chăm sóc và
trồng cây xanh.
- Giáo dục KN sống về phòng, tránh hỏa hoạn
- Phó HTr, hợp đồng.
- Phó HTr, Đoàn TN,
GVCN, HS
- Đoàn TN
4/2013
- Theo dõi tình hình cảnh quan môi trường
- Nâng cấp một số công trình vệ sinh, CSVC đảm
bảo các tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
- Kiểm tra thư viện (việc sắp xếp, bố trí, trang trí,
vệ sinh, sổ sách, bảo quản, phân loại, tinh thần
thái độ làm việc, )
- Đoàn TN
- Phó HTr , Hợp đồng
- Phó HTr , nhân viên
thư viện.
5/2013
- Kiểm tra tình hình quản lý CSVC các lớp, có
biện pháp giải quyết những vi phạm.
- Kiểm kê, CSVC - TBDH (quan sát, trao đổi với
cán bộ phụ trách thiết bị).

- Chuẩn bi CSVC – TB phục vụ thi TN
- Phó HTr , Đoàn TN,
GVCN, TTHS.
- Phó HTr , tổ trưởng
CM, nhân viên thiết bị
- Phó HTr, GV, HS.
6/2013
- Triển khai kế hoạch bảo quản, bảo vệ CSVC –
TBDH.
- Lập, trình duyệt kế hoạch tu sửa, nâng cấp
CSVC-TBDH.
- Triển khai KH: Kiểm tra sửa chữa thiết bị điện
các phòng học, Hợp đồng nâng cấp nhà hành
chính, sửa chữa hư hỏng khác.
- Bố trí CSVC phục vụ thi tuyển sinh
- Phó HTr (PTrách)
+ bảo vệ, nhân viên.
- Phó HTr
- BGH, hợp đồng, Ttra
ND
- Phó HTr, H chính,
VGCN và HS 1 lớp.
7/2013
- Kiểm tra tiến trình nâng cấp nhà hành chính - Phó HTr
19
- Bố trí CSVC phục vụ bồi dưỡng hè
- Bồi dưỡng nghiệp vụ (KH Sở GD)
- Phó HTr , GV, HS
- Nhân sự liên quan
8/2013

- Kiểm tra, nghiệm thu công trình nâng cấp,…
- Lao động, kiểm tra, bố trí, sắp xếp CSVC, TB
phục vụ năm học mới.
- Dự thảo, trình kế hoạch, dự toán cho HTr làm
cơ sở huy động vốn.
- Các bên liên quan
- Phó HTr, TTr CM
GVCN, Tổ HC và HS
- BGH, Hội đồng, Hội
cha mẹ HS
V. Kinh phí thực hiện kế hoạch trên::
- Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp duy trì CSVC-TBDH hàng năm.
- Huy động hỗ trợ từ phụ huynh
- Phối hợp chạy dự án.
- Tổng khoảng 1,5 tỉ đồng
VI. Khó khăn, trở ngại, hướng khắc phục:
- Nguồn tài chính có thể không đạt 1,5 tỉ đồng, và sự biến động về giá cả.
- Một số tai họa có thể xẩy ra không lường trước.
Trước tình hình đó cần điều chỉnh kế hoạch, ưu tiên những công việc thiết yếu
nhất, thực hiện vốn vay khi cần, báo cáo chính quyền và Sở GD –ĐT hỗ trợ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận :
- CSVC – TBDH là điều kiện để thực hiện mọi hoạt động của nhà trường, là
một trong những nhân tố quyết định hiệu quả quá trình dạy học và giáo dục. Việc
xây dựng, quản lý và sử dụng CSVC – TBDH có hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ
của Hiệu trưởng mà là trách nhiệm của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh nhà trường.
- Để có được một hệ thống CSVC – TBDH đáp ứng được nhu cầu phát triển

nhà trường, cần phát huy và huy động mọi tiềm năng trong và ngoài trường.
20
- Người quản lý cần thực sự coi trọng công tác quản lý CSVC – TBDH, xác
định công tác đó là nghệ thuật, là khoa học và cả một quá trình có sự kế thừa và
không ngừng thay đổi để thích ứng.
2. Đề xuất và kiến nghị :
- Bộ và Sở GD – ĐT cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên
chuyên trách TBDH cũng như bồi dưỡng GV đứng lớp và bố trí đủ, đúng nhân viên
chuyên trách cho các trường.
- Hàng năm tổ chức thi tay nghề cho nhân viên phụ trách, GV sử dụng giỏi
TBDH, có đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng.
- Học viện quản lý giáo dục ban hành bộ tài liệu về khoa học quản lý CSVC
– TBDH và các biểu mẫu quản lý, lưu trử hồ sơ.
Bài viết trên đây thể hiện một phần kinh nghiệm thực tiễn quản lý ở nhà
trường và kết quả kiến thức tiếp thu được qua khóa học của bản thân tôi, chắc
chắn bài viết còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự bổ sung của quý thầy
cô và đồng nghiệp, xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện : Nguyễn Trí Thường
Phó hiệu trưởng Trường THPT hồng Lĩnh – Hà Tĩnh
Địa chỉ gmail :
PHỤ LỤC
(Một số biểu mẫu làm công cụ quản lý CSVC - TBDH)
Mẫu 1
Sổ ghi tên TB theo môn và khối lớp
21
Môn : Lớp
STT TÊN TBDH VỊ TRÍ DẠY TIẾT
Giá/tủ Số
Mẫu 2
Phiếu mượn TBDH

Tên người mượn :
Môn : Lớp Ban
Bài :
Ngày mượn : Tiết học
Ngày trả
STT TÊN TBDH SỐ LƯỢNG GHI CHÚ
KÝ MƯỢN KÝ TRẢ
Mẫu 3
Sổ nhật ký sử dụng TBDH
Thứ -
ngày
Họ và
tên GV
Thuộc
môn
Lớp Tên
TB
Dạy
tiết

mượn
Ngày
trả
Thực
trạng
khi trả

trả
Mẫu 4
Phiếu tổng hợp sử dung và hao mòn TB

Kỳ Năm học
T
T
Môn
học
Số lượt
sử dụng
% so với
yêu cầu
TB hao mòn

do
Đồ dùng
tự làm
Số lượng Tên TB Tên GV
22

×