Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÁO CÁO THỰC TẾ VÙNG SÔNG NƯỚC BA BỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 10 trang )

BÁO CÁO THỰC TẾ
I.VÀI NÉT VỀ VÙNG SÔNG NƯỚC BA BỂ

Hồ Ba Bể
Tỉnh Bắc Kạn được thiên nhiên ban tặng cho một danh lam thắng cảnh là Hồ
Ba Bể. Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Hồ có
diện tích rộng 500 ha, nằm trong khu vực vườn quốc gia Ba Bể, có hệ thống rừng
nguyên sinh trên núi đá vôi với 417 loài thực vật, 299 loài động vật có xương sống,
trong hồ có 49 loài cá nước ngọt. Năm 1995 Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước
ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của
thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là
Vườn di sản ASEAN và đang trình UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới.


Hồ Ba Bể theo tiếng địa phương là "Slam Pé" (nghĩa là ba hồ) gồm Pé Lầm,
Pé Lù và Pé Lèng. Từ núi cao nhìn xuống, hồ Ba Bể lọt thỏm giữa dãy núi đá vôi.
Hồ co lại và bị kẹp giữa các vách đá dựng đứng. Mặt hồ trải dài 8 km, rộng từ 200
mét đến 1 km, độ sâu trung bình 17 - 23 mét, nơi sâu nhất là 29 mét. Ba Bể càng
đẹp hơn bởi tài nguyên rừng phong phú, đa dạng.

II.NỘI DUNG
1.Lễ hội truyền thống
Đặt chân lên ba bể ngoài được đắm mình trong sự thơ mộng của hồ ba bể,cảnh
hùng vĩ mà núi rừng nơi đây mang đến thì chúng ta còn được sống trong những lế
hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.


Hội xuân được tổ chức tại bãi xuân thuộc thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện ba bể
tỉnh Bắc Kạn.Đây là một lễ hội lớn nhất trong năm được diễn ra trong 3 ngày từ
ngày mùng 9 đến ngày 11 tháng giêng.Lễ hội có sự tham gia không chỉ của người


dân địa phương mà còn thu hút du khách trong và ngoài nước.Hội xuân ( hay còn
gọi theo tiếng tày là Lồng Tồng có nghĩa là xuống đồng) có 2 phần chính là phần lễ
và phần hội với những tiết mục, trò chơi dân gian đặc sắc.
1.1.Phần Lễ.
Công tác chuẩn bị lễ hội từ nhiều ngày, trước khi lễ hội diễn ra đến ngày mùng 9
đã có một số hoạt động như cắm trại, giao lưu văn nghệ. Sáng ngày mùng 10 lễ hội
chính thức được khai mạc. Phần lễ của hội được tổ chức long trọng với màn múa
lân, tiếp theo đó là màn dâng lễ của 16 xã lên đền An Mã, mâm lễ bao gồm gà
trống luộc, thịt lợn nạc, có cặp bánh chưng được gói bằng lá dong, trứng gà luộc
với bốn màu đỏ-tím-vàng-xanh. Rồi xôi đỏ tượng trưng cho mặt trời, xôi vàng
tượng trưng cho mặt trăng, trên mỗi đĩa xôi lại có một con chim én làm bằng giấy
đỏ đậu trên mang theo biểu tượng của mùa xuân như để gửi gắm ước mơ về sự no
ấm sinh sôi nảy nở, cuộc sống an lành. Các mâm lễ của các xã được xếp lần lượt
theo hàng mọi người đứng vòng tròn quanh mâm cúng. Khi những nén hương
được thắp lên thầy mo đọc bài khấn và thực hiện các nghi thức cầu cúng, lễ tạ thiên
địa cầu thần nông, thần Phục Hy, Sơn thần , Thủy Thần ( những vị thần chi phối
việc trồng trọt) và thành hoàng ( vị thần bảo hộ cho dân làng) độ trì cho mưa thuận
gió hòa, mọi vật sinh sôi, bản làng bình yên no ấm… Sau khi làm lễ xong các
mâm lễ được ban tổ chức chấm điểm, mâm lễ của xã nào đẹp nhất sẽ được trao giải
thưởng. Sau phần nghi lễ là phần hội với những trò chơi dân gian, các hoạt động
văn nghệ được diễn ra.


Các xã dâng lễ
1.2. Phần hội
Phần hội là phần được mong đợi nhất với những trò chơi dân gian những tiết
mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa nơi đây. Trong những ngày lễ hội diễn ra
người ta tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian như: đua thuyền độc mộc, ném còn, bịt
mắt đánh trống, bịt mắt bắt dê, kéo co, bóng chuyền, đẩy gậy, chọi bò…
Nếu như phần lễ được mở dầu bằng việc các xã dâng mâm cúng thì phần hội mở

đầu bằng trò tung còn. Những quả cầu được khâu bằng vải bên trong có cát hoặc
hạt thóc, ngoài có tua ngũ sắc do bàn tay người phụ nữ dân tộc Tày làm. Đây là trò
chơi được nhiều người trong hội đặc biệt là các nam thanh nữ tú yêu thích nhất, họ
lần lươt thay nhau ném lên vòng tròn trên cây nêu cao 10m. Đó là biểu tượng đặc
sắc của âm và dương cái gốc của vũ trụ vạn vật. Khi quả cầu xuyên thủng hồng
tâm của vòng tròn là âm dương đã được giao hòa, cuộc sống sẽ sinh sôi mùa màng
sẽ bội thu. Bởi vậy ở bất cứ lễ hội Lồng tồng nào việc ném còn trúng hồng tâm


cũng là một nghi thức bắt buộc, bởi đồng bào quan niệm rằng nếu âm dương không
giao hòa năm ấy làng bản sẽ không may mắn, mùa màng sẽ thất bát. Khi các nam
thanh nữ tú bắt được quả còn của nhau coi như được trời xe duyên đôi lứa.

Trò tung còn
Bên cạnh trò chơi ném còn, trò chơi đua thuyền cũng được diễn ra trong sự chờ
đợi háo hức. Đua thuyền độc mộc được tổ chức trên hồ Ba Bể, trên mỗi thuyền độc
mộc là một cặp nam nữ chèo thuyền người tham gia phải sử dụng sức khỏe và sự
khéo léo của mình để làm sao chèo thuyền về đích nhanh nhất. Đội nào cán đích
sớm nhất sẽ được trao giải thưởng. Đua thuyền là một trò chơi truyền thống của
người Tày qua đó thể hiện sự gắn bó của họ với chiếc thuyền độc mộc và hồ Ba
Bể.


Đua thuyền độc mộc
Hòa trong không khí của ngày hội một trong những trò chơi mà người dân bản
địa cũng như du khách gần xa mong đợi nhất là chọi bò. Đây là một trò chơi trước
là của người Mông, được người Tày yêu thích và sử dụng cho đến ngày nay.
Người Mông chọn bò trong bản mình một cặp bò đực to khỏe nhất để tham gia trò
chơi. Trước khi vào thi đấu người chủ bò dùng gậy đánh vào yếm bò để chúng
khiêu chiến với nhau, tiếp đó người ta cho chúng chọi với nhau nếu con nào bị ngã

hoặc bỏ chạy thì con đó thua và con thắng sẽ được trao thưởng. Đây là trò chơi
đầy kịch tính mang tới sự cuốn hút cho người dân bởi sự khỏe mạnh của những
chú bò.


Trò chọi bò
Nếu như các trò chơi trên đòi hỏi sự khéo léo, sức mạnh, sự kịch tính thì trò bịt
mắt bắt dê đòi hỏi sự kiên trì và phải tập trung cao độ. Người chơi được bịt kín mắt
rồi bắt dê trong vòng tròn xung quanh mọi người. Ngoài những trò chơi trên các
trò chơi khác như: đẩy gậy, bắt vịt… cũng mang tới bao tiếng cười, sự vui nhộn
cho mọi người nơi đây.

Trò bịt mắt bắt dê


Ngoài những trò chơi dân gian thì để thêm phần đặc sắc, các tiết mục văn nghệ
giao lưu giữa các xã cũng được diễn ra song song trong những ngày hội. Các tiết
mục văn nghệ được biểu diễn là những tiết mục mang đậm bản sắc dân tộc như:
hát then, hát sli( người Mông), hát lượn( người Dao)... Ngoài những bài hát mang
âm hưởng của dân tộc mình thì người Tày còn hát những bài ca ngợi Đảng, Bác
Hồ, tình yêu quê hương đất nước.

Tiết mục múa khèn của dân tộc Tày
Trong những ngày hội mỗi xã trong huyện Ba Bể đều dựng trại và bày bán đủ
thứ đặc sản của địa phương mình: vải thổ cẩm, nấm hương, quần áo dân tộc, cá
khô,… Ngoài ra bà con còn làm nhiều loại bánh khác nhau từ bột gạo ngâm với
các loại lá rừng như: bánh trời, bánh giò, bánh nếp, bánh khảo… đặc sản rượu
Khưa Quang cất từ ngô trồng trên đỉnh núi, được chưng cất từ men lá, uống vào có
cảm giác lâng lâng suốt mấy ngày liền.



Người dân trưng bày nông sản
Sau các hoạt động diễn ra trong các ngày hội thì sang ngày 11 hội Xuân chính
thức bế mạc với các hoạt động thể thao như: bóng chuyền, bóng đá … Ba ngày hội
diễn ra đã mang lại không khí vui tươi cho nhân dân trong bản và mọi du khách
thập phương. Không những vậy hội còn góp phần quảng bá cho vẻ đẹp của hồ Ba
Bể và vườn quốc gia Ba Bể.
2. Tín ngưỡng dân gian
Nhân dân ở Ba Bể chủ yếu là dân tộc Tày, họ sùng bái tự nhiên với những tín
ngưỡng phồn thực âm dương mà ta thấy rõ nhất ở trong trò chơi ném còn.


Người dân nơi đây thờ cúng tổ tiên, vào những ngày mồng một, mười lăm hay
các ngày lễ tết trong năm họ đều thắp hương tưởng nhớ những người đã mất.
Trong một năm ngoài tết nguyên đán ra họ còn ăn những ngày tết mồng 3 tháng 3,
lễ thanh minh và tết rằm tháng bảy.
Ngoài thờ cúng tổ tiên họ còn tôn sùng thần tại đền An Mã.. Tương truyền rằng
bấy giờ xảy ra nhiều việc không thuận lợi với nhân dân do vậy nhân dân dã lập nên
đền đẻ thờ. Đền An Mã được xây dựng từ thế kỷ XVII, đền thờ vị tướng nhà Mạc.
Vào ngày lễ tết hoặc ngày rằm hàng tháng người dân nơi đây còn mang đồ lễ ra
ngoài đảo thắp hương với sự cầu mong cuộc sống an vui, sự bảo hộ của thần.
III.Ý nghĩa
Những lễ hội truyền thống cùng những tín ngưỡng dân gian đã thể hiện nét đặc
sắc trong văn hóa bản địa. Nó góp phần tô điểm thêm cho nền văn hóa dân tộc.
Lễ hội không những mang đến niềm vui cho nhân dân mà còn góp phần quảng bá
hình ảnh cho hồ Ba Bể. Có lẽ vậy mà mỗi du khách đã từng đến đây tham gia hội
Xuân sẽ mãi không quên, đó là những kỉ niệm in đậm trong tâm trí mỗi người.
Thông qua lễ hội ngoài mang đến niềm vui cho nhân dân còn thể hiện sự cầu
mong về cuộc sống an vui mùa màng bội thu. Như ta biết với một vùng sống chủ
yếu bằng nông nghiệp thì đất, nước, tài nguyên rừng rất quan trọng đến đời sống

nhân dân vì vậy lễ hội truyền thống, tín ngưỡng dân gian như góp phần bảo vệ tài
nguyên mà thiên nhiên dã ban tặng cho nơi này.



×