Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

RUỘNG ĐẤT VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN THỜI LÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.11 KB, 16 trang )

RUỘNG ĐẤT VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN THỜI LÊ
I. LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các nhà nước phong kiến muốn duy trì sự
tồn tại và phát triển, họ luôn có những chính sách nhằm củng cố địa vị và quyền lợi
đến tối cao. Trong những chính sách đó, chính sách ruộng đất – tư liệu sản xuất của
nông dân, được xem là trụ cột, xuyên suốt và quan trọng của nhà nước phong kiến.
Với một đất nước có nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp trồng lúa nước thì
nông dân là thành phần chiếm đại đa số trong cơ cấu xã hội. Người nông dân chính là
lực lượng chính tạo ra của cải vật chất, lực lượng sản xuất chủ yếu để duy trì sự tồn tại
của chính quyền phong kiến, song họ lại không có địa vị trong xã hội, đời sống cực
khổ, bị áp bức bóc lột nặng nề: tô thuế, lao dịch…Theo C. Mác: “Người nông dân
không có điều kiện làm ăn sinh sống mà tô thuế ngày đêm thúc giục, hành hạ họ,
trong hoàn cảnh bị chà đạp trong ngu muội, lạc hậu, họ không thể nào nhìn thấy được
nguyên nhân của tình trạng đau khổ của mình. Tất nhiên ách tô thuế trở thành nguyên
nhân trực tiếp đập vào mắt họ. Vì vậy, yêu cầu bức thiết là thoát khỏi ngay tình trạng
đói nghèo để tiếp tục được sống, đấu tranh.” Không chịu nổi cảnh áp bức, bóc lột
nặng nề đó người nông dân đã đứng lên đấu tranh.
Các cuộc khởi nghĩa của nông dân là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử, khởi
nguồn của nó chủ yếu xuất phát từ chính sách ruộng đất do giai cấp cầm quyền thực hiện.
Như đã biết ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân thời
trung đại, sự nổi dậy của phong trào nông dân phần lớn do vấn đề ruộng đất. Và sự
phát triển của phong trào nông dân trong một giai đoạn lịch sử như thế nào, tùy thuộc
vào chính sách ruộng đất của nhà nước và tình hình ruộng đất của xã hội đương thời.
Vì vậy, giữa chính sách ruộng đất và phong trào nông dân nổi lên một mối
quan hệ đặc biệt có tác động qua lại với nhau, tạo nên những đặc trưng, hệ quả
xuất phát từ mối quan hệ điển hình này.
Để thấy được mối quan hệ xuyên suốt này, ta tìm hiểu “chính sách ruộng đất
và phonh trào nông dân thời kỳ nhà Lê từ thế kỷ XV-XVI”, qua đó giúp ta hiểu được
mối quan hệ giữa chính sách ruộng đất và phong trào nông dân trong lịch sử phong
kiến Việt Nam nói chung, thời kỳ nhà Hậu Lê nói riêng.


1


NỘI DUNG
Chương 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ PHONG
TRÀO NÔNG DÂN THỜI KỲ NHÀ LÊ
1. Chính sách ruộng đất và phong trào nông dân thế kỷ XV
Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng trước quân Minh xâm lược, đất
nước trở lại thanh bình. Gắn liền với nền độc lập vừa giành được là sự xác lập của
nhà nước Lê sơ, và sự chấm dứt thời kỳ phong kiến hóa, đưa đất nước vào thời kỳ
phong kiến hoàn chỉnh, tạo cơ sở cho sự phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong
kiến Việt Nam. Sự phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Lê sơ gắn liền với
các chính sách về ruộng đất của nhà nước, một trong những sách quan trọng của
nhà nước phong kiến. Sự đóng góp tích cực hay hạn chế của các chính sách về
ruộng đất đối với đa số nhân dân dương thời, nó thể hiện sự ổn định hay bất mãn
là nguyên nhân sâu sa dẫn đến phong trào nông dân.
Do sự suy vong vào cuối thời nhà Trần và 20 năm thống trị tàn bạo của
phong kiến nhà Minh, nền kinh tế của đất nước bị tàn phá, đình trệ, tiêu điều. Sau
khi cuộc chiến tranh giải phóng đất nước giành thắng lợi, nhà Lê, đứng đầu là vua
Lê Thái Tổ, đã cùng với nhân dân hợp sức khôi phục sản xuất, hàn gắn vết thương
chiến tranh, đưa nền kinh tế phát triển sang một giai đoạn mới Đó là một nhiệm vụ
lịch sử trọng yếu của thời Lê sơ – thời kỳ khôi phục kinh tế nông nghiệp.
Để khôi phục lại nền kinh tế, nhà Lê đặc biệt quan tâm đến vấn đề ruộng
đất, vì giải quyết được tình hình ruộng đất thì mới có thể khôi phục lại nền kinh tế
nông nghiệp. Trong những năm đầu sau khi giành đươc độc lập, chẳng những nền
kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, mà vấn đề ruộng đất, vấn đề nhân lực cho nông
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn (do hiện tượng phiêu tán của nhân dân). Thiếu
ruộng đất để sản xuất la do: ruộng đất của nhân dân bỏ hoang; sự chấp chiếm,
cướp đoạt ruộng đất của quan lại, cường hào, tướng lĩnh, địa chủ, làm cho ruộng
đất thiếu sản xuất nghiêm trọng.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhân dân đã cùng với nghĩa
quân Lam Sơn chiến đấu giành thắng lợi. Nguyện vọng của nhân dân và các chiến
sĩ khi hòa bình lập lại là có ruộng đất sản xuất, làm ăn sinh sống. Vì vậy, để đáp
ứng lại nguyện vọng của nhân dân, cũng như giải quyết tình hình nền nông nghiệp

2


trước mắt, nhà Lê đã nhanh chóng chấn chỉnh và đưa ra các chính sách cấp thiết
về vấn đề ruộng đất.
Có thể thấy nét tiêu biểu trong chính sách ruộng đất của nhà Lê, đó là việc
ban hành chế độ lộc điền - phép quân điền năm 1477, thời Hồng Đức.
Chế độ lộc điền và phép quân điền là nét đặc trưng của nhà nước phong
kiến đỉnh cao thời Lê sơ, đưa chế độ phong kiến Việt Nam tập quyền cao độ.
Chế độ lộc điền thời Lê thay thế thái ấp điền trang thời Lý - Trần, nó không tạo
điều kiện cho yếu tố cát cứ phát triển. Một số ruộng thế nghiệp của lộc điền có xu hướng
trở thành những ruộng tư, người được cấp trở thành quan liêu - địa chủ. Lộc điền là chế
độ ruộng ban cấp cho các công thần, quan lại, quý tộc : Vua Lê phong thưởng cho công
thần tổng cộng 221 người. Ngoài tước hiệu, mỗi người được từ 300 - 500 mẫu ( thực tế
nhiều người lên đến 1000 mẫu). Đến Lê Thánh Tông ban hành chế độ lộc điền, quy định
mỗi chức tước được cấp một số lượng ruộng nhất định.
\

Về chính sách "quân điền" bắt đầu từ thời Lê Thái Tổ. Sau khi kháng chiến

thắng lợi, tình hình ruộng đất xáo trộn, nhà vua đã có ý định chia ruộng công cho
nhân dân, qua lời phủ dụ : "chiên sĩ thì nghèo, du sĩ thì giàu, người chiến sĩ phải
chiến đấu thì không có tấc đất để ở, kẻ du thực vô ích cho nước thì lại có ruộng đất
quá nhiều... Do đó, không có người tận tâm với nước mà chỉ lo việc phú quý. Phép
quân điền được thực hiện hoàn chỉnh dưới thời Lê Thánh Tông.

Theo đó, ruộng đất công làng xã cứ 6 năm một lần được phân phối lại,
dưới sự chỉ đạo của Nhà nước. Quỹ đất theo đơn vị làng xã, có thể điều chỉnh chút
ít giữa các xã lân cận. Đối tượng được chia ruộng kể từ các quan tam phẩm (nếu
chưa có hoặc có ít lộc điền) được chia 11 phần tới các loại cô nhi, quả phụ được 3
phần. Người cày ruộng phải nộp tô cho Nhà nước (các quan tam, tứ phẩm thì được
miễn). Loại công điền quân phân này trên danh nghĩa thuộc quyền sở hữu Nhà
nước, do làng xã quản lý và các hộ gia đình sử dụng.
Chính sách quân điền" thời Lê sơ là một bước trong quá trình phong kiến
hóa làng xã, chuyển từ nền kinh tế điền trang quý tộc sang nền kinh tế tiểu nông.
Qua đó, Nhà nước đã nắm được làng xã và dân chúng tăng nguồn thu nhập (qua
nghĩa vụ tô thuế, lao dịch, binh dịch). Mặt khác, phát triển được sản xuất và ổn
định được đời sống nhân dân. Đó là một biện pháp tích cực trong chính sách

3


ruộng đất thời Lê sơ, nhưng sau đã dần dần mất tác đụng do nạn chấp chiếm ruộng
đất.
Chế độ quân điền của nhà Lê, là một chính sách tiến bộ trong việc giải
quyết ruộng đất cho nhân dân sản xuất, ai nấy đều có ruộng: từ hạng cô quả, tàn
tật, vợ con những phạm nhân đều được chia ruộng đất để cày cấy sinh sống.
Chế độ lộc điền và phép quân điền, cùng với các chế độ ruộng đất khác
thời Lê sơ phản ánh xu thế phát triển khách quan về ruộng đất trong lịch sử Việt
Nam, hình thành quan hệ sản xuất phong kiến phổ biến địa chủ - tá điền trong xã
hội. Cùng với nó, các chính sách ruộng đất đã tạo ra một số giai cấp địa chủ mới:
địa chủ xuất thân từ bộ phận nhà nước; từ quan lại, quý tộc và từ nông dân mà ra.
Họ là bộ phận chiếm ít trong xã hội nhưng nắm trong tay nhiều tư liệu sản xuất.
Đây là bộ phận rất quan trọng, tạo cơ sở cho nhà nước thiết lập quan hệ địa chủnông dân, từ đó đưa ra các chính sách phát triển kinh tế mạnh mẽ, tăng tiềm lực
cho nhà nước phong kiến tập quyền cao độ.
Nhà nước Lê sơ với chính sách ruộng đất tiến bộ đã mang lại nhiều kết

quả tốt trong việc khôi phục nền kinh tế nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân.
Những chính sách đó ngoài việc chấn chỉnh ruộng đất để sản xuất, mà nhà nước
còn quan tâm, chăm lo đê điều, thủy lợi, đặt ra các chức quan Khuyến nông và Hà
đê. Ở Nam Định, có nhiều đoạn đê ngăn nước mặn còn mang lên là đê Hồng
Đức", cũng như ở Thanh Hoá, nhiều sông đào, được gọi là sông nhà Lê". Để bảo
đảm sản xuất, các vua Lê đã cho thi hành chính sách "ngụ binh ư nông", cho quân
đội thay phiên về làm ruộng, theo tinh thần tĩnh vi nông. động vi binh". Luật pháp
nghiêm cấm việc giết trâu, bò sống để bảo vệ sức kéo. Khi huy động công việc lao
dịch, các quan sở tại phải tránh thời vụ, để không làm kinh động sức dân.
Những chính sách ruộng đất thời kỳ đầu của nhà Lê, đã góp phần khôi
phục nền kinh tế, ổn định đời sống, nhân dân đủ ăn đủ mặc…Có thể thấy đời vua
Thái Tổ, Thái Tông nhân dân thường ca ngợi:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng muốn ăn.
Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của chính sách ruộng đất đối với
đời sống nhân dân: nhân dân ai nấy đều có ruộng đất cày cấy, cuộc sống yên ổn,

4


không có loạn lạc chiến tranh. Điều đáng chú ý là nhà nước đã đảm bảo tư liệu sản
xuất cho nhân dân, điều đó tạo nên sự ổn định, bình yên trong lòng dân, đưa đến
thịnh vượng của nhà nước phong kiến Lê sơ khi không có sự mâu thuẫn và thái độ
bất mãn của nhân dân đối với nhà nước. Và tất yếu cho thấy cũng không có bóng
dáng của một cuộc nổi dậy nào của nông dân vào thời kỳ đầu của nhà nước Lê sơ.
Phong trào nông dân diễn ra khi các chính sách của nhà nước, đặc biệt là
các chính sách về ruộng đất tỏ ra đi ngược với yêu cầu và nguyện vọng của đại đa
số nông dân. Khi đó nổi lên sự phản kháng mạnh mẽ không thể ngăn cản được.
Dưới sự trị vì của các vị vua đầu nhà Lê (nhất là Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông), đã
ban hành các chính sách ruộng đất tiến bộ đáp ứng nguyện vọng của nông dân.

Đặc biệt là sự chăm lo, quản lý tích cực mọi mặt của đất nước đã tạo nên tình hình
kinh tế-xã hội ổn định, phát triển, nhất là cuộc sống của nhân dân được nhà nước
khuyến khích quan tâm nhân dân.
Vì thế, thời kỳ đầu của nhà nước Lê sơ hầu như không có một cuộc nổi
dậy nào của nông dân đứng lên chống lại nhà nước. Qua đó thể hiện sự hài hòa,
tương khích giữa chính sách ruộng đất và phong trào nông dân, khi phong trào
nông dân không diễn ra cũng cho thấy sự điều hòa thích hợp, không có mâu thuẫn
đối kháng nảy sinh trong mối quan hệ đặc biệt này. Đồng thời cũng chứng minh
xã hội Đại Việt thời kỳ đầu của nhà nước Lê sơ là một xã hội tương đối ổn định và
phát triển, biểu hiện của nó là không có phong trào nông dân xảy ra.
2. Chính sách ruộng đất và phong trào nông dân thế kỷ XVI
Nếu như nhà Lê sơ ở thế kỷ XV được coi là giai đoạn phát triển đỉnh cao
của chế độ phong kiến Việt Nam thì sang thế kỷ XVI, chế độ phong kiến bước vào
khủng hoảng, suy thoái mất dần vị trí trong lịch sử. Biểu hiện của nó là chính trị
khủng hoảng, kinh tế suy thoái.
Trong bức tranh chung toàn cảnh ruộng đất, cái chi phối nhất, chi phối chủ
yếu đến tình trạng ruộng đất phải kể đến các chính sách về ruộng đất mà Nhà nước
phong kiến trung ương ban hành. Với truyền thống Nhà nước tập quyền, các biện
pháp cai trị áp dụng, ban hành có ảnh hưởng rất lớn đến bức tranh ruộng đất – vấn
đề kéo theo phong trào nông dân.

5


Nhà Lê sau một thời gian dài phát triển và ổn định, từ đầu thế kỷ XVI, nhất
là sau khi vua Lê Hiến Tông mất, kinh tế - xã hội khủng hoảng trầm trọng, phong
trào nông dân bắt đầu diễn ra chống đối nhà Lê (lúc bấy giờ là Lê Trung Hưng).
Bước vào thế kỷ XVI, nhà nước phong kiến của triều Lê không còn thịnh
trị như trước, dấu hiệu phong trào nông dân xuấ hiện, cho thấy chính sách ruộng
đât thời kỳ này tỏ ra mâu thuẫn với nhân dân, nó xuất phát từ chính sách của giai

cấp cầm quyền. Phong trào nông dân bắt đầu xuất hiện đó là dấu hiệu cho thấy
nền kinh tế bị suy thoái, mà biểu hiện của nó là sự khủng hoảng của chế độ quân
điền. Có thể thấy tình hình ruộng đất và chính sách của nhà nước như sau:
Đến thế kỷ XVI, chính sách quân điền thời Lê đã mất ý nghĩa tích cực của
nó là chia đều cho nhân dân, quan lại, địa chủ xâm chiếm ruộng đất của dân, cướp
đoạt ruộng đất của dân: "Kỷ năm Đoan Khánh hoạn quan dự chính, họ ngoại
chuyên quyền, pháp lệnh phiền hà, kỷ cương rối loạn; nông tang mất nghiệp, phong
tục ngày hư, thực là đáng thương vậy"; "quan lại tham nhũng chiếm ruộng đất".
Tuy nhiên chính sách của nhà nước phần nào cũng có tác dụng nhất định
đối với phát triển kinh tế: "Lệ binh bổ thuế đinh ở bốn trấn đã định xong. Trước
đây nhà nước mới bắt đầu khôi phục, thuế khóa vẫn thao như cũ, nên có chỗ nặng
chỗ nhẹ không đều. Mới rồi vương sai quan chia đi trong nước, tùy theo tài sản
của dân nghèo, ruộng đất tốt xấu mà binh bổ lệ ngạch thuế đinh theo thứ bậc khác
nhau. Đến đây đã làm xong, biên rõ lệnh lệ, ban cho quan và dân mỗi bên giữ một
bản, để theo đó làm bằng cứ mà thành lệ thường. Cấm quan khuyến nông và quan
hà đê được đòi tiền của dân. Bấy giờ người giữ chức ấy không lo khám xét khuyên
bảo, chỉ chằm đòi lễ mừng của dân cho nên nghiêm cấm"; "có chỉ truyền rằng
phàm người được cấp ruộng công, chỉ được cấy trồng 10 mẫu ruộng ở quê mình,
còn thì chiếu thu tiền thuế không được cày quá lạm".
Đối với ruộng đất công làng xã thì bị lấn chiếm, làm cho chế độ quân điền bị phá
sản. Năm 1510, Lê Tương Dực cho phép các công thần được tìm kiếm những ruộng “ẩn
lậu” báo lên triều đình cấp làm ruộng tư. Điều đó đã tạo điều kiện cho quan lại, cường hào
cướp ruộng đất của dân, gây nên phản ứng mạnh mẽ trong thôn xóm. “Bấy giờ nhân dân
tứ chiếng bị làm phiền vì việc cắt cỏ voi, lại bị người sở quản quấy nhiễu, dân khổ không

6


chịu nổi, nhiều người đi theo đảng ngụy, cướp bóc dân gian” .Sự kiện này chứng tỏ nhân
dân bất mãn sâu sách với ách cai trị của chính quyền nên vùng lên khởi nghĩa.

Cùng với nền kinh tế suy thoái, nền chính trị của nhà Lê thời kỳ này đang
trong tình trạng khủng hoảng. Chính quyền nhà Lê suy yếu trên toàn diện, bắt đầu
từ những người đứng đầu nhà nước: từ vua Lê Hiến Tông đến Uy Mục rồi Tương
Dực, đều là những vị vua kém tài, kém đức, đêm ngày ăn chơi sa đọa, bỏ bê chính
sự, không quan tâm đến đời sông nhân dân. Các vị vua Lê mất hết uy quyền, nhân
cơ hội đó bọn công thần, quan lại, quý tộc trong triều thì kết thành bè cánh, nắm
hết uy quyền; ở các địa phương ra sức hoành hành, nhũng nhiễu nhân dân “phàm
là súc vật, hoa màu của dân đều cướp cả, nhân dân ai có đồ lạ, vật quý thì đánh
dấu để lấy” hay” tước đã hết mà lạm thưởng không hết, dân đã cùng mà lạm thu
không cùng, phú thuế thu đến tơ tóc mà dùng của như bùn đất”. Ruộng đất bị chấp
chiếm, cướp đoạt, dân không có đất sản xuất, đời sống ngày càng khó khăn, trong
khi quan lại, cường hào thì tăng cường cướp bóc, thuế khóa thì nặng làm cho đời
sống người dân trở nên cơ cực và khó khăn hơn. Đó là những biểu hiện cho thấy
chính quyền trung ương ngày càng suy yếu và sa đọa.
Trong lúc nhà Lê suy yếu, bọn cường hào, quan lại, địa chủ nổi lên cướp
bóc của cải, ruộng đất, hà hiếp nhân dân, khiến cho đời sống nhân dan vô cùng
khó khăn: "vì người thừa hành chưa biết thể theo đức ý người trên, chăm làm khắc
bạo ngược, đua nhau xa xỉ, coi một huyện thì làm khổ dân một huyện, coi một xã
thì làm khổ dân một xã, phàm những việc nhiễu dân, không việc gì là không làm,
khiến dân trong nước con trai hoặc có người không có áo, con gái hoặc có người
không váy, tiệc hát xướng không còn, lễ cưới xin không đủ, sống nuôi chết đưa
không trông được vào đâu, ăn uống chỉ dùng hàng ngày đều thiếu, dân mọn nghèo
nàn, cho chí sâu bọ cỏ cây, đều không được thỏa sống".
Sự suy yếu của chính quyền trung ương nhà Lê, có ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống nhân dân, nhất là vấn đề về ruộng đất. Uy quyền của nhà Lê suy yếu kéo
theo các chính sách của nhà nước không còn thể hiện sức mạnh như trước nữa. Có
thể thấy trong các chính sách về ruộng đất, thì chính sách quân điền của nhà Lê đã
mất đi tính tích cực của nó, bởi sự chấp chiếm, cướp đoạt ruộng đất (nhất là ruộng
đất công) của bọn quan lại, địa chủ.


7


Chính sách quân điền đáp ứng đại đa số nguyện vọng của nhân dân thời kỳ
đầu của nhà nước Lê sơ, nhưng khi chế độ này mất đi tính tiến bộ của nó thì đồng
nghĩa với việc đi ngược lợi ích của nhân dân, khi đó giữa chính quyền trung ương
và nhân dân sẽ nảy sinh những mâu thuẫn, đến lúc không thể điều hòa được thì
dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân.
Sự suy thoái về chính trị, cùng với các chính sách của nhà nước đối với nền nông
nghiệp, trong đó chế độ ruộng đất ngày càng đi vào bế tắc, thêm vào đó là tình trạng chấp
chiếm, cướp đoạt ruộng đất của bọn quan lại, cường hào…đã làm cho nông dân không
có ruộng đất để sản xuất, đời sống cơ cực, người dân nhiều nơi phải phiêu tán.
Chính trị nhà Lê suy yếu kéo theo kinh tế bị khủng hoảng, các vấn đề xã hội
nhà nước cũng không quan tâm đến: nạn đói, dân phiêu tán, hạn hán, bão lụt, thiên
tai mất mùa. Từ năm 1512 đến 1519, hạn hán, lũ lụt, nạn đói, chết chóc xảy ra liên
miên, đời sống nhân dân hết sức cơ cực: "Đại hạn trong nước đói to"; "Mùa hạ tháng
6, ngày mồng 7, nước to vỡ đê phường An Hoa thông vào hồ Tây"; " Năm ấy trong
nước đói to, nhân dân chết đói nằm gối lên nhau"; "Mùa thu tháng 7, ngày mồng 7,
trời mưa to sét đánh chết người rất nhiều", "Thiên hạ đói kém thèm rau, quân lính
thiếu lương"; "Từ tháng ² đến tháng 4, trì nắng to lúa hỏng gạo đắt"; "Ngày mồng 10,
trời mưa nhiều sâu lúa"; "Tháng 8 có sâu lúa"; "Năm ấy động đất 2 lần. Mùa hạ tháng
6 có đại hạn"; "tháng ² đại hạn có sâu lúa, lúa má chết khô".
Trên đây là một số nét về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhà Lê,
thời kỳ suy yếu và khủng hoảng của nhà nước phong kiến dưới thời cầm quyền
của Lê Trung Hưng. So với thời kỳ đầu – giai đoạn Lê sơ, thì đây là thời kỳ suy
thoái, vị trí của nhà Lê mất dần trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Bằng chính
sách quân điền triều Lê đã mang lại một thời kỳ phát triển ổn định và phát triển
đỉnh cao của nhà nước phong kiến ở thế kỷ XV, sang thế kỷ XVI chính sách quân
điền rơi vào khủng hoảng, cùng với nền chính trị suy thoái là dấu hiệu cho thấy
vai trò của nhà Lê mất dần trong xã hội phong kiến Việt Nam.

Chế độ quân điền khủng hoảng thể hiện chính sách ruộng đất của nhà Lê
không đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, ngược lại chính quyền nhà Lê còn ban
hành chế độ xã hội khắc nghiệt, quan lại hà hiếp nhân dân…gây nên những phản
ứng mạnh mẽ trong lòng nhân dân.

8


Tình hình kinh tế - xã hội vào đầu thế kỷ XVI, rơi vào tình trạng hổn loạn,
đời sống nhân dân đói khổ, không chịu nổi cảnh khổ cực, ách bóc lọt hà khắc nặng
nề, người nông dân đã nổi dậy đấu tranh. Từ năm 1511, phong trào nông dân khởi
nghĩa nổ ra rầm rộ khắp nơi và kéo dài mãi tới 1522. Tiêu biểu cho phong trào
nông dân thời kỳ này: cuộc khởi nghĩa của Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng và
Trần Tuân năm 1511; cuộc khởi nghĩa của nông dân Nghệ An năm 1512 do Lê
Hy, Trịnh Hưng, Lê Minh Triệt chỉ huy; phong trào nông dân diễn ra 8 năm
(1512-1522) ở các địa phương từ Thanh Hóa đến Sơn Tây, Vĩnh Yên, Kinh Bắc,
Tuyên Quang; cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo (1516-1521). Ngoài thời gian trên về
sau phong trào nông dân tiếp tục nổ ra.
Như vậy đầu thế kỷ XVI, phong trào nông đã xuất hiện và diễn ra trên quy
mô lớn, rầm rộ. Đó là biểu hiện của sự suy yếu và khủng hoảng của phong kiến
nhà Lê bắt đầu từ thế kỷ XVI. Nếu như ở thế kỷ XV không có một phong trào nào
của nông dân diễn ra thì đầu thế kỷ XVI phong trào nông dân đã xuất hiện và diễn
ra sôi nổi chống đối nhà Lê.
Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó chính sách ruộng đất mà chính
quyền nhà Lê ban hành thời kỳ này là nguyên nhân quan trọng làm nổi lên phong
trào đấu tranh của nông dân. Mà cụ thể là sự khủng hoảng của chính sách quân
điền. Nó là điều kiện, nguyên nhân tất yếu làm nảy sinh phong trào nông dân, bên
trong chứa đựng những điều mâu thẫn, đi ngược với lợi ích của nông dân.
Thời kỳ đầu của nhà Lê chính sách ruộng đất thể hiện sự tương thích, hài
hòa với nguyện vọng của phần lớn nhân dân, điều đó đã tạo nên sự ổn định, phát

triển cao của nhà Lê ở thế kỷ XV. Nhưng vào thế kỷ XVI chính sách ruộng đất
không còn thể hiện sự ưu việt, tiến bộ như trước nữa, mà ngược lại gây nên nhiều
mâu thuẫn, bất mãn trong nhân dân, kết quả là hàng loạt các phong trào nông dân
xảy ra chống đối chính quyền nhà Lê.
Đó là kết quả tất yếu của chính sách ruộng đất không tiến bộ, đi liền với nó
là các phong trào nông dân, hình thức giải quyết và kết thúc vai trò lịch sử của nhà
Lê. Như vậy bước vào thế kỷ XVI, phong trào nông dân đã xuất hiện dưới sắc
màu phong kiến nhà Lê. Đó là sự biểu hiện không hài hòa giữa chính sách ruộng

9


đất và nguyện vọng của nhân dân, dẫn đến các phong trào nông dân diễn ra chống
đối nhà Lê khi xã hội bước vào thế kỷ XVI.

Chương 2. DÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ
PHONG TRÒA NÔNG DÂN THỜI LÊ
3. Hạn chế phong trào nông dân
Giai cấp nông dân là một bộ phận đông đảo trong xã hội Việt Nam nói
chung, và xã hội thời trung đại nói riêng, họ là hiện thân của truyền thống lao
động sản xuất, của tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Trong
tiến trình lịch sử dân tộc, giai cấp nông dân luôn nổi lên như một hiện tượng đặc
biệt bằng các cuộc nổi dậy, các phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu
tranh chống giai cấp, biến họ thành một giai cấp có một vị trí, vai trò hết sức quan
trọng trong xã hội Việt Nam.
Tầm vóc to lớn của người nông dân được ghi nhận bằng các phong trào đấu
tranh, ở thế kỷ XVI nói riêng và phong trào nông dân Việt Nam nói chung, luôn xuất
hiện các phong trào đấu tranh của nông dân mang những đặc điểm,ý nghĩa khác nhau,
song đều mạng những hạn chế. Ta có thể thấy những điểm hạn chế sau đây:
Trước hết, Phong trào nông dân chưa đặt ra vấn đề ruộng đất là nhu cầu

thiết thân, thường xuyên của người nông dân. Mặc dù khởi nghĩa của người nông
dân nổ ra xuất phát từ các chính sách ruộng đất của nhà nước, nguyện vọng tha
thiết của họ là có ruộng đất cày cấy, nhưng khi nổi dậy khởi nghĩa thì vấn đề
ruộng không được giải quyết triệt để. Ngay cả những cuộc khởi nghĩa điển hình,
người cầm đầu khởi nghĩa là những tri thức vẫn chưa nêu lên khẩu hiệu ruộng đất,
phong trào cũng không có chủ trương giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Do sự ảnh hưởng của phương thức sản xuất phong kiến không tạo nên
những điều kiện và tiền đề để giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân và do đó
cũng không cho phép nông dân biến yêu cầu ruộng đất thành một khẩu hiệu đấu
tranh của họ. Các cuộc đấu tranh của nông dân chủ yếu nhằm lợi ích kinh tế. Đó
là: lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo.
Khi giai cấp nông dân đứng lên đấu tranh là lúc chính quyền nhà nước
phong kiến khủng hoảng và suy vong, do chính sách tô thuế, do thiên tai, dịch
bệnh, mất mùa, đói kém làm cho nông dân lưu vong phiêu tán, khi nổi dậy đấu

10


tranh họ nhằm chống lại chính quyền phong kiến, cướp của nhà giàu chia cho dân
nghèo để giải quyết nhu cầu cấp thiết trước mắt là đói. Như “Năm 1594, người
huyện Vĩnh Lại là Lại quận công mưu làm phản, cũng đem binh chúng bản huyện
đi theo. Bấy giờ các huyện Hải Dương nhân dân mất mùa to, đói kém đến ăn thịt
lẫn nhau, chết đói đến 1/3” .
Xuất phát từ những điều kiện và nguyên nhân khác nhau đã làm ảnh hưởng
đến tính chất của phong trào nông dân về khẩu hiệu, chủ trương đấu tranh, nhất là đấu
tranh vì ruộng đất. Như đã nói trên có thể thấy mục tiêu ruộng đất trong phong trào
đấu tranh của nông dân không được giải quyết triệt để, mà chỉ trong chừng mực nào
đó đáp ứng nhu cầu tạm thời cho người nông dân. Đó là hạn chế lớn của phong trào
nông dân – khi khẩu hiệu đấu tranh của đặt ra là đấu tranh để “có ruộng cày cấy”.
Thứ hai, phong trào nông dân không xóa bỏ được mâu thuẫn giai cấp, đó

là địa chủ - nông dân. Xã hội phong được thiết lập bởi quan hệ địa – tô, đó là mối
quan hệ cố hữu giữa địa chủ và nông dân, ràng buộc to lớn về vấn đề ruộng đất.
Trong mối quan hệ đó, người nông dân luôn bị xiết chặt bởi sự áp bức, bóc lột, hà
hiếp của giai cấp địa chủ. Trong cảnh cùng cực và không chịu nổi sự áp bức đó
người nông dân đã nổi dậy đấu tranh, đó là cuộc đấu tranh giai cấp chống lại giai
cấp địa chủ phong kiến.
Phong trào đấu tranh của nông dân chống giai cấp địa chủ diễn ra sôi nổi và
rầm rộ, khi mâu thuẫn giữa hai giai cấp này mâu thuẫn gay gắt. Phong trào nông dân
giành được nhiều thắng lợi to lớn, vào mỗi giai đoạn giai cấp địa chủ gần như lung
lay, nhưng chỉ dừng lại một chừng mực nào đó thì chấm dứt. Vì thế, cuộc đấu tranh
của nông dân nhằm xóa bỏ giai cấp địa chủ không giành thắng lợi, và tất yếu giai cấp
địa chủ còn tồn tại thì mối quan hệ địa – tô vẫn đứng sừng sững trong xã hội và tiếp
tục là sợi dây ràng buộc của người nông dân với địa chủ thông qua vấn đề ruộng đất.
Việc không xóa bỏ được giai cấp địa chủ, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
Xã hội phong kiến đặc trưng bởi giai cấp địa chủ và nông dân, thông qua
quan hệ địa – tô, sự xiết chặt của mối quan hệ này đã ảnh hưởng lớn đến ý thức hệ
đấu tranh của người nông dân. Vì vậy, nó cũng góp phần làm cho cuộc đấu tranh
chống giai cấp địa chủ của người nông dân trở nên hạn chế.

11


Sự mở rộng ruông đất và sự thay đổi cải tiến kĩ thuật canh tác làm cho quan
hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì một cách ổn định, mâu thuẫn xã hội chưa
thực sự quyết liệt.
Sự hạn chế của giai cấp nông dân, dẫn đến thế lực giai cấp thấp, đấu tranh chưa
đưa ra nhiệm vụ lật đổ giai cấp địa chủ, hình thức cũng như phương pháp đấu tranh đơn
giản, lẻ tẻ; mặt khác nông dân chưa bao giờ lãnh đạo cách mạng.
Đó là hai hạn chế lớn của phong trào nông dân trong lịch sử Việt Nam dưới
sắc màu xã hội phong kiến.

Ngoài ra còn có những hạn chế khác trong phong trào nông dân: Chưa thiết
lập được quan hệ mới, mặc dù diễn biến của phong trào có lúc giành thắng lợi
toàn diện, nhưng giai cấp nông dân không tranh thủ và tận dụng bỏ lỡ cơ hội để
phát triển phong trào, ví như cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo (1516-1521) phát triển
mạnh và giành thắng lợi to lớn nhưng chỉ lo xây dựng vương triều dẫn đến thất
bại; Phong trào nêu khẩu hiệu: lấy của người giàu chia cho người nghèo. Đây là
một khẩu hiệu nhằm chiêu dụ dân chúng. Nhìn chung các cuộc khởi nghĩa tuy
không đặt thành những khẩu hiệu rõ rệt nhưng mục đích chủ yếu đều nhằm lợi ích
kinh tế. Khẩu hiệu ruộng đất – động lực chính của phong trào nông dân vẫn chưa
được đề cập tới. ; Sự ảnh hưởng của ý thức hệ của giai cấp nông dân Việt Nam;
Sự thiếu tiến bộ về hình thức, phương pháp cũng như khẩu hiệu, chủ trương đấu
tranh của nông dân…
4. Đóng góp của phong trào nông dân đối với sự phát triển của xã hội phong kiến
Phong trào nông dân khởi nghĩa là biểu hiện cao nhất của cuộc khủng hoảng
chế độ phong kiến nói chung, phong trào đấu tranh thế kỷ XVI của nông dân chống
nhà Lê là một biểu hiện cụ thể của sự suy thoái về chính trị, khủng hoảng về kinh tế.
Phong trào nông dân đóng một vị trí, vai trò to lớn trong xã hội, mặt mặt họ
là lực lượng sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mặt khác là lực lượng
đông đảo trong phong trào đấu tranh chống giai cấp, chống ngoại xâm. Vì thế,
phong trào nông dân có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tiến bộ xã hội, nhất là
trong xã hội phong kiến. Có thể thấy một vài nét sau đây nói về vai trò của phong
trào nông dân đối với sự phát triển của xã hội phong kiến:

12


Phong trào nông dân khởi nghĩa buộc chính quyền thống trị phải thực hiện
một số chính sách, biện pháp nhằm cải thiện cuộc sống cùng cực của nhân dân, nhất
là đưa ra các chính sách ruộng đất tiến bộ, để xoa dịu đấu tranh, hoặc cứu vãn sự sụp
đổ của chính quyền. Điển hình cho các biện pháp tiến bộ của nhà nước như phát

chuẩn cho dân nghèo, tha bỏ một số loại thuế cho dân dưới thời Trịnh Doanh, Trịnh
Sâm…, hoặc chính sách ruộng đất tiến bộ của Trịnh Lệ rất được chú ý. Dưới thời
Minh Mạng có chính sách Doanh điền, đẩy mạnh công cuộc khai hoang phục hóa đất
đai cho sản xuất. Điều đó nói lên kết quả đạt được của phong trào nông dân.
Một số phong trào nông dân tiêu biểu đã phát triển sản xuất, chia ruộng đất
cho dân cày. Tiêu biểu như khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739-1769), Lê
Duy Mật (1738-1770), hay Tây Sơn, tại những vùng chiếm đóng, nghĩa quân đã
tham gia sản xuất, chia ruộng cho dân cày, tham gia chống xâm lược bên ngoài.
Đó là đóng góp xuất phát từ lãnh tụ của những phong trào, những người nhìn thấy
được nguyện vọng của nhân dân.
Phong trào nông dân góp phần thúc đẩy xã hội đi lên, bằng việc lật đổ triều
đại phong kiến đang thống trị nhưng suy thoái, giai đoạn khủng hoảng suy vong.
Điển hình như phong trào nông dân Tây Sơn trong quá trình khởi nghĩa đã lật đổ
các chính quyền phong kiến thối nát, xây dựng nên một chính quyền phong kiến
mới, tiến bộ, thực hiện nhiều chính sách chấn hưng đất nước, phát triển kinh tế,
văn hóa, giáo dục…
Phong trào nông dân có ý nghĩa duy trì, làm phát triển truyền thống yêu
nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của người nông dân Việt Nam. Khi đất
nước có giặc ngoại xâm, truyền thống đó được phát huy cao độ trong công cuộc
bảo vệ đất nước, giải phóng dân tộc.
Đó là các đóng góp của phong trào nông dân đối với sự phát triển của xã
hội phong kiến Việt Nam. Bất kỳ một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử nào giai cấp
nông dân ngọn cờ to lớn trong xã hội, cuộc sống ổn định cho thấy người nông dân
không khởi nghĩa và chính quyền nhà nước cũng thịnh vượng và ngược lại. Đồng
thời, họ luôn là lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

13


III. KẾT LUẬN

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, cuộc đấu tranh của giai cấp
nông dân là một hiện tượng đặc biệt của xã hội, cuộc đấu tranh đó với tính chất
thúc đẩy xã hội đi lên, bằng việc kết thúc lịch sử một triều đại. Phong trào nông
dân thế kỷ XVI cũng không ngoại lệ, cuộc đấu tranh nhằm chống lại các chính
sách ruộng đất khắc nghiệt của nhà nước, đồng thời chống lại chế độ hà khắc của
chính quyền phong kiến, chống lại mọi lực lượng phản động kìm hãm sự phát
triển của xã hội, của lực lượng sản xuất. Phong trào nông dân diễn ra là sự biểu
hiện của mâu thuẫn gay gắt giữa chính sách ruộng đất và nguyện vọng của người
nông dân, xã hội cuối triều Lê là sự khủng hoảng của chế độ quân điền.
Phong trào nông dân thế kỷ XVI là một nét tiêu biểu về phong trào nông
dân Việt Nam nói chung, ở đó người ta thấy sự hình ảnh người nông dân và ruộng
đất có quan hệ xiết chặt với nhau, vì thế khi các chế độ ruộng đất có vấn đề, nảy
sinh xu hướng tiêu cực, thì tất yếu phong trào nông dân diễn ra.
Lấy ví dụ về phong trào nông dân thời kỳ này, giúp ta rút ra được những
nét hạn chế cũng như những đóng góp của phong trào nông dân trong lịch sử xã
hội phong kiến Việt Nam, từ có cách nhìn sâu sắc về phong trào nông dân Việt
Nam trong nghiên cứu và học tập lịch sử về: nông dân giai cấp gốc nhất của xã hội
với truyền thống lao động cần cù, tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất, gắn liền
từ xưa đến xã hội hiện đại.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB
Giáo Dục, 2000
2.Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ TK XI-XV,
NXBKHXH, 1982.
3.GS.Nguyễn Phan Quang, TS Võ Xuân Đàn, Lịch sử Việt Nam từ nguồn

gốc đến năm 1884, NXB TP Hồ Chí Minh, 2000.
4. Lê Ngọc Tạo, Các chính sách về xã hội của nhà nước thời Lê sơ (1428
– 1527), luận án tiến sĩ lịch sử, Hà Nội 2001.
5. Đỗ Đức Hung, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến;
Việt Nam những sự kiện lịch sử từ khởi thuỷ đến 1885, NXB Giáo Dục.
6. Nguyễn Quang Ngọc, (Cb), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo
Dục
7. Học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, phân viện Hà
Nội, khoa lịch sử, Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam, tập bài giảng,
NXB Chính trị Quốc Gia.
8. Nguyễn Khắc Đạm, Góp mấy ý kiến về vấn đề ruộng tư trong lịch sử
Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lịch sử.
9. Phan Huy Lê, Chế độ ban cấp ruộng đất thời Lê sơ và tính chất sở
hữu của loại ruộng đất thế nghiệp, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số
4/1981, trang 15.
10. Phan Huy Lê, lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 2
11. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, (Khoa mục
chí, Quốc Dụng chí, Hình luật chí), NXB Sử học, Hà Nội 1961
12. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn hoá.
13. Vũ Huy Phúc, tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam ( nửa đầu thế kỷ
XIX) NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1979.
14. Văn Tân, Sự khác biệt về chất: Giữa xã hội thời Trần và xã hội thời
Lê sơ, tạp chí nghiên cứu lịch sử.
15


15. Lê Ngọc Tạo, Các chính sách về xã hội của nhà nước thời Lê sơ
(1428 – 1527), luận án tiến sĩ lịch sử, Hà Nội 2001.
16. Đỗ Đức Hung, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến;
Việt Nam những sự kiện lịch sử từ khởi thuỷ đến 1885, NXB Giáo Dục.

17. Nguyễn Quang Ngọc, (Cb), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo
Dục
18. Học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, phân viện Hà
Nội, khoa lịch sử, Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam, tập bài giảng,
NXB Chính trị Quốc Gia.
19. Nguyễn Khắc Đạm, Góp mấy ý kiến về vấn đề ruộng tư trong lịch
sử Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lịch sử.
20. Phan Huy Lê, Chế độ ban cấp ruộng đất thời Lê sơ và tính chất sở
hữu của loại ruộng đất thế nghiệp, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số
4/1981, trang 15.

16



×