Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Mối quan hệ giữa chính sách ruộng đất và phong trào nông dân thế kỷ XV XVI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.24 KB, 14 trang )

I. LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các nhà nước phong kiến muốn duy trì sự
tồn tại và phát triển, họ luôn có những chính sách nhằm củng cố địa vị và quyền lợi đến
tối cao. Trong những chính sách đó, chính sách ruộng đất – tư liệu sản xuất của nông
dân, được xem là trụ cột, xuyên suốt và quan trọng của nhà nước phong kiến.
Với một đất nước có nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp trồng lúa nước thì
nông dân là thành phần chiếm đại đa số trong cơ cấu xã hội. Người nông dân chính là
lực lượng chính tạo ra của cải vật chất, lực lượng sản xuất chủ yếu để duy trì sự tồn tại
của chính quyền phong kiến, song họ lại không có địa vị trong xã hội, đời sống cực
khổ, bị áp bức bóc lột nặng nề: tô thuế, lao dịch…Theo C. Mác: “Người nông dân
không có điều kiện làm ăn sinh sống mà tô thuế ngày đêm thúc giục, hành hạ họ, trong
hoàn cảnh bị chà đạp trong ngu muội, lạc hậu, họ không thể nào nhìn thấy được
nguyên nhân của tình trạng đau khổ của mình. Tất nhiên ách tô thuế trở thành nguyên
nhân trực tiếp đập vào mắt họ. Vì vậy, yêu cầu bức thiết là thoát khỏi ngay tình trạng
đói nghèo để tiếp tục được sống, đấu tranh.” Không chịu nổi cảnh áp bức, bóc lột nặng
nề đó người nông dân đã đứng lên đấu tranh.
Các cuộc khởi nghĩa của nông dân là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử, khởi
nguồn của nó chủ yếu xuất phát từ chính sách ruộng đất do giai cấp cầm quyền thực hiện.
Như đã biết ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân thời trung
đại, sự nổi dậy của phong trào nông dân phần lớn do vấn đề ruộng đất. Và sự phát triển
của phong trào nông dân trong một giai đoạn lịch sử như thế nào, tùy thuộc vào chính
sách ruộng đất của nhà nước và tình hình ruộng đất của xã hội đương thời.
Vì vậy, giữa chính sách ruộng đất và phong trào nông dân nổi lên một mối
quan hệ đặc biệt có tác động qua lại với nhau, tạo nên những đặc trưng, hệ quả xuất
phát từ mối quan hệ điển hình này.
Để thấy được mối quan hệ xuyên suốt này, ta tìm hiểu “chính sách ruộng đất
và phonh trào nông dân thời kỳ nhà Lê từ thế kỷ XV-XVI”, qua đó giúp ta hiểu được
mối quan hệ giữa chính sách ruộng đất và phong trào nông dân trong lịch sử phong
kiến Việt Nam nói chung, thời kỳ nhà Hậu Lê nói riêng.
1
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ PHONG TRÀO


NÔNG DÂN THỜI KỲ NHÀ LÊ, THẾ KỶ XV-XVI
1. Chính sách ruộng đất và phong trào nông dân thế kỷ XV
Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng trước quân Minh xâm lược, đất nước
trở lại thanh bình. Gắn liền với nền độc lập vừa giành được là sự xác lập của nhà nước
Lê sơ, và sự chấm dứt thời kỳ phong kiến hóa, đưa đất nước vào thời kỳ phong kiến
hoàn chỉnh, tạo cơ sở cho sự phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt
Nam. Sự phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Lê sơ gắn liền với các chính
sách về ruộng đất của nhà nước, một trong những sách quan trọng của nhà nước
phong kiến. Sự đóng góp tích cực hay hạn chế của các chính sách về ruộng đất đối
với đa số nhân dân dương thời, nó thể hiện sự ổn định hay bất mãn là nguyên nhân
sâu sa dẫn đến phong trào nông dân.
Do sự suy vong vào cuối thời nhà Trần và 20 năm thống trị tàn bạo của
phong kiến nhà Minh, nền kinh tế của đất nước bị tàn phá, đình trệ, tiêu điều. Sau
khi cuộc chiến tranh giải phóng đất nước giành thắng lợi, nhà Lê, đứng đầu là vua
Lê Thái Tổ, đã cùng với nhân dân hợp sức khôi phục sản xuất, hàn gắn vết thương
chiến tranh, đưa nền kinh tế phát triển sang một giai đoạn mới Đó là một nhiệm vụ
lịch sử trọng yếu của thời Lê sơ – thời kỳ khôi phục kinh tế nông nghiệp.
Để khôi phục lại nền kinh tế, nhà Lê đặc biệt quan tâm đến vấn đề ruộng
đất, vì giải quyết được tình hình ruộng đất thì mới có thể khôi phục lại nền kinh tế
nông nghiệp. Trong những năm đầu sau khi giành đươc độc lập, chẳng những nền
kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, mà vấn đề ruộng đất, vấn đề nhân lực cho nông
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn (do hiện tượng phiêu tán của nhân dân). Thiếu ruộng
đất để sản xuất la do: ruộng đất của nhân dân bỏ hoang; sự chấp chiếm, cướp đoạt
ruộng đất của quan lại, cường hào, tướng lĩnh, địa chủ, làm cho ruộng đất thiếu sản
xuất nghiêm trọng.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhân dân đã cùng với nghĩa quân
Lam Sơn chiến đấu giành thắng lợi. Nguyện vọng của nhân dân và các chiến sĩ khi
hòa bình lập lại là có ruộng đất sản xuất, làm ăn sinh sống. Vì vậy, để đáp ứng lại
nguyện vọng của nhân dân, cũng như giải quyết tình hình nền nông nghiệp trước
2

mắt, nhà Lê đã nhanh chóng chấn chỉnh và đưa ra các chính sách cấp thiết về vấn đề
ruộng đất.
Có thể thấy nét tiêu biểu trong chính sách ruộng đất của nhà Lê, đó là việc
ban hành chế độ lộc điền - phép quân điền năm 1477, thời Hồng Đức.
Chế độ lộc điền và phép quân điền là nét đặc trưng của nhà nước phong kiến
đỉnh cao thời Lê sơ, đưa chế độ phong kiến Việt Nam tập quyền cao độ.
Chế độ lộc điền thời Lê thay thế thái ấp điền trang thời Lý - Trần, nó không tạo
điều kiện cho yếu tố cát cứ phát triển. Một số ruộng thế nghiệp của lộc điền có xu hướng
trở thành những ruộng tư, người được cấp trở thành quan liêu - địa chủ. Lộc điền là chế độ
ruộng ban cấp cho các công thần, quan lại, quý tộc : Vua Lê phong thưởng cho công thần
tổng cộng 221 người. Ngoài tước hiệu, mỗi người được từ 300 - 500 mẫu ( thực tế nhiều
người lên đến 1000 mẫu). Đến Lê Thánh Tông ban hành chế độ lộc điền, quy định mỗi
chức tước được cấp một số lượng ruộng nhất định.
\ Về chính sách "quân điền" bắt đầu từ thời Lê Thái Tổ. Sau khi kháng chiến
thắng lợi, tình hình ruộng đất xáo trộn, nhà vua đã có ý định chia ruộng công cho
nhân dân, qua lời phủ dụ : "chiên sĩ thì nghèo, du sĩ thì giàu, người chiến sĩ phải
chiến đấu thì không có tấc đất để ở, kẻ du thực vô ích cho nước thì lại có ruộng đất
quá nhiều... Do đó, không có người tận tâm với nước mà chỉ lo việc phú quý. Phép
quân điền được thực hiện hoàn chỉnh dưới thời Lê Thánh Tông.
Theo đó, ruộng đất công làng xã cứ 6 năm một lần được phân phối lại, dưới
sự chỉ đạo của Nhà nước. Quỹ đất theo đơn vị làng xã, có thể điều chỉnh chút ít giữa
các xã lân cận. Đối tượng được chia ruộng kể từ các quan tam phẩm (nếu chưa có
hoặc có ít lộc điền) được chia 11 phần tới các loại cô nhi, quả phụ được 3 phần.
Người cày ruộng phải nộp tô cho Nhà nước (các quan tam, tứ phẩm thì được miễn).
Loại công điền quân phân này trên danh nghĩa thuộc quyền sở hữu Nhà nước, do
làng xã quản lý và các hộ gia đình sử dụng.
Chính sách quân điền" thời Lê sơ là một bước trong quá trình phong kiến
hóa làng xã, chuyển từ nền kinh tế điền trang quý tộc sang nền kinh tế tiểu nông.
Qua đó, Nhà nước đã nắm được làng xã và dân chúng tăng nguồn thu nhập (qua
nghĩa vụ tô thuế, lao dịch, binh dịch). Mặt khác, phát triển được sản xuất và ổn định

3
được đời sống nhân dân. Đó là một biện pháp tích cực trong chính sách ruộng đất
thời Lê sơ, nhưng sau đã dần dần mất tác đụng do nạn chấp chiếm ruộng đất.
Chế độ quân điền của nhà Lê, là một chính sách tiến bộ trong việc giải quyết
ruộng đất cho nhân dân sản xuất, ai nấy đều có ruộng: từ hạng cô quả, tàn tật, vợ
con những phạm nhân đều được chia ruộng đất để cày cấy sinh sống.
Chế độ lộc điền và phép quân điền, cùng với các chế độ ruộng đất khác thời
Lê sơ phản ánh xu thế phát triển khách quan về ruộng đất trong lịch sử Việt Nam,
hình thành quan hệ sản xuất phong kiến phổ biến địa chủ - tá điền trong xã hội.
Cùng với nó, các chính sách ruộng đất đã tạo ra một số giai cấp địa chủ mới: địa
chủ xuất thân từ bộ phận nhà nước; từ quan lại, quý tộc và từ nông dân mà ra. Họ là
bộ phận chiếm ít trong xã hội nhưng nắm trong tay nhiều tư liệu sản xuất. Đây là bộ
phận rất quan trọng, tạo cơ sở cho nhà nước thiết lập quan hệ địa chủ-nông dân, từ
đó đưa ra các chính sách phát triển kinh tế mạnh mẽ, tăng tiềm lực cho nhà nước
phong kiến tập quyền cao độ.
Nhà nước Lê sơ với chính sách ruộng đất tiến bộ đã mang lại nhiều kết quả
tốt trong việc khôi phục nền kinh tế nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân.
Những chính sách đó ngoài việc chấn chỉnh ruộng đất để sản xuất, mà nhà nước còn
quan tâm, chăm lo đê điều, thủy lợi, đặt ra các chức quan Khuyến nông và Hà đê.
Ở Nam Định, có nhiều đoạn đê ngăn nước mặn còn mang lên là đê Hồng Đức",
cũng như ở Thanh Hoá, nhiều sông đào, được gọi là sông nhà Lê". Để bảo đảm sản
xuất, các vua Lê đã cho thi hành chính sách "ngụ binh ư nông", cho quân đội thay
phiên về làm ruộng, theo tinh thần tĩnh vi nông. động vi binh". Luật pháp nghiêm
cấm việc giết trâu, bò sống để bảo vệ sức kéo. Khi huy động công việc lao dịch, các
quan sở tại phải tránh thời vụ, để không làm kinh động sức dân.
Những chính sách ruộng đất thời kỳ đầu của nhà Lê, đã góp phần khôi phục
nền kinh tế, ổn định đời sống, nhân dân đủ ăn đủ mặc…Có thể thấy đời vua Thái
Tổ, Thái Tông nhân dân thường ca ngợi:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng muốn ăn.

Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của chính sách ruộng đất đối với
đời sống nhân dân: nhân dân ai nấy đều có ruộng đất cày cấy, cuộc sống yên ổn,
4
không có loạn lạc chiến tranh. Điều đáng chú ý là nhà nước đã đảm bảo tư liệu sản
xuất cho nhân dân, điều đó tạo nên sự ổn định, bình yên trong lòng dân, đưa đến
thịnh vượng của nhà nước phong kiến Lê sơ khi không có sự mâu thuẫn và thái độ
bất mãn của nhân dân đối với nhà nước. Và tất yếu cho thấy cũng không có bóng
dáng của một cuộc nổi dậy nào của nông dân vào thời kỳ đầu của nhà nước Lê sơ.
Phong trào nông dân diễn ra khi các chính sách của nhà nước, đặc biệt là các
chính sách về ruộng đất tỏ ra đi ngược với yêu cầu và nguyện vọng của đại đa số
nông dân. Khi đó nổi lên sự phản kháng mạnh mẽ không thể ngăn cản được. Dưới
sự trị vì của các vị vua đầu nhà Lê (nhất là Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông), đã ban
hành các chính sách ruộng đất tiến bộ đáp ứng nguyện vọng của nông dân. Đặc biệt
là sự chăm lo, quản lý tích cực mọi mặt của đất nước đã tạo nên tình hình kinh tế-xã
hội ổn định, phát triển, nhất là cuộc sống của nhân dân được nhà nước khuyến
khích quan tâm nhân dân.
Vì thế, thời kỳ đầu của nhà nước Lê sơ hầu như không có một cuộc nổi dậy
nào của nông dân đứng lên chống lại nhà nước. Qua đó thể hiện sự hài hòa, tương
khích giữa chính sách ruộng đất và phong trào nông dân, khi phong trào nông dân
không diễn ra cũng cho thấy sự điều hòa thích hợp, không có mâu thuẫn đối kháng
nảy sinh trong mối quan hệ đặc biệt này. Đồng thời cũng chứng minh xã hội Đại
Việt thời kỳ đầu của nhà nước Lê sơ là một xã hội tương đối ổn định và phát triển,
biểu hiện của nó là không có phong trào nông dân xảy ra.
2. Chính sách ruộng đất và phong trào nông dân thế kỷ XVI
Nếu như nhà Lê sơ ở thế kỷ XV được coi là giai đoạn phát triển đỉnh cao
của chế độ phong kiến Việt Nam thì sang thế kỷ XVI, chế độ phong kiến bước vào
khủng hoảng, suy thoái mất dần vị trí trong lịch sử. Biểu hiện của nó là chính trị
khủng hoảng, kinh tế suy thoái.
Trong bức tranh chung toàn cảnh ruộng đất, cái chi phối nhất, chi phối chủ
yếu đến tình trạng ruộng đất phải kể đến các chính sách về ruộng đất mà Nhà nước

phong kiến trung ương ban hành. Với truyền thống Nhà nước tập quyền, các biện
pháp cai trị áp dụng, ban hành có ảnh hưởng rất lớn đến bức tranh ruộng đất – vấn
đề kéo theo phong trào nông dân.
5

×