Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Luyện thi thần tốc môn hóa học THPT Quốc Gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.43 KB, 45 trang )

BẢN ĐỌC THỬ

Mega book
Chuyên Gia Sách Luyện Thi

Trang chủ: Megabook.vn

THẦN TỐC LUYỆN ĐỀ THPT QUỐC GIA 2016 HÓA HỌC


ĐỌC THỬ 7 TRANG PHẦN CHUYÊN ĐỀ

Trước khi đi vào luyện đề em hãy chinh phục
Chuyên đề khó ăn điểm thứ 1

CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT
VÀ BÀI TẬP ĐIỂN HÌNH VỀ PEPTIT
KHÁI NIỆM

- Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α aminoaxit được gọi là liên kết peptit.
- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α - aminoaxit
liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
PHÂN LOẠI

- Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - aminoaxit. Ví dụ nếu có hai gốc thì gọi là
đipeptit, ba gốc thì gọi là tripeptit (các gốc có thể giống hoặc khác nhau).
- Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α - aminoaxit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.
ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP

- Sự thay đổi vị trí các gốc α - aminoaxit tạo nên các peptit khác nhau. Phân tử có n gốc α aminoaxit khác nhau sẽ có n! đồng phân.
- Aminoaxit đầu N là aminoaxit mà nhóm amin ở vị trí α chưa tạo liên kết peptit còn aminoaxit


đầu C là aminoaxit mà nhóm -COOH chưa tạo liên kết peptit.
- Tên peptit = gốc axyl của các α-aminoaxit bắt đầu từ đầu chứa N, α-aminoaxit cuối cùng giữ
nguyên tên gọi.
Ví dụ: Ala - Gly - Lys thì tên gọi là Alanyl Glyxyl Lysin.

TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. PHẢN ỨNG MÀU BIURE

Peptit và protein tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu tím đặc trưng. Đipeptit không có
phản ứng này.
2. PHẢN ỨNG THỦY PHÂN HOÀN TOÀN TẠO CÁC α - AMINOAXIT

Khi thủy phân hoàn toàn tùy theo môi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau:
- Trong môi trường trung tính:
n-peptit + (n – 1)H2O → aminoaxit.
- Trong môi trường axit HCl:
n-peptit + (n – 1)H2O + (n + x)HCl → muối amoniclorua của aminoaxit.
7


Dẫn Đầu Xu Hướng Sách Luyện Thi

Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n - peptit
- Trong môi trường bazơ NaOH:
n-peptit + (n + y) NaOH → muối natri của aminoaxit + (y + 1) H2O
Với y là số mắt xích Glutamic trong n-peptit.
Trường hợp thủy phân không hoàn toàn peptit thì chúng ta thu được hỗn hợp các aminoaxit và
các oligopeptit. Khi gặp bài toán dạng này chúng ta có thể sử dụng bảo toàn số mắt xích của một loại
aminoaxit nào đó kết hợp với bảo toàn khối lượng.
CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN

 DẠNG 1. PHẢN ỨNG THỦY PHÂN CỦA PEPTIT:

Trong các loại aminoaxit thì chỉ có loại α-amino axit mới là đơn phân cấu tạo nên peptit và
protein. Trong phân tử peptit hay protein thì liên kết peptit là mối liên kết yếu nhất, dễ bị đứt dẫn đến
tính chất cơ bản nhất của peptit và protein là phản ứng thủy phân trong môi trường axit và bazơ. Để
Giải: nhanh được các bài tập thủy phân peptit và protein cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đặt công thức tổng quát cho peptit:
Giả sử đơn phân cấu tạo nên peptit chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH có công thức là:
NH2-R-COOH thì công thức tổng quát của peptit là [NH2-R-COOH]n(1-n)H2O. Nếu α-amino axit là
no, mạch hở chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH thì có công thức tổng quát là: [CaH2a+1O2N]
(1-n)H2O (Với n là số gốc α-amino axit cấu tạo nên peptit).
n
Kí hiệu peptit tạo bởi n đơn vị amino axit là Xn. Ví dụ đipeptit là X2, tripeptit là X3...

Bước 2: Viết phương trình phản ứng thủy phân
Phương trình phản ứng thủy phân hoàn toàn:
Trong môi trường axit và bazơ nhưng không đưa môi trường vào phương trình phản ứng:
+



H /OH
NH2-R-COOH]n(1-n)H2O + (n-1)H2O 
→ nNH2-R-COOH
+



H /OH

Hay: Xn + (n – 1)H2O 
→ nX1.
Khi đun nóng trong môi trường axit như HCl:

[NH2-R-COOH]n(1-n)H2O + (n-1)H2O + nHCl ., nNH3Cl-R-COOH
Khi đun nóng trong môi trường bazơ như NaOH:
[NH2-R-COOH]n(1-n)H2O + nNaOH ., nNH2-R-COONa + H2O
Phương trình thủy phân không hoàn toàn:
mXn + (n – m)H2O ., nXm

Bước 3: Dựa vào phương trình thủy phân, dữ kiện bài cho và các định luật xác định dữ kiện bài
yêu cầu.

Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng:

mpeptit + mH O = maminoaxit
2
mpeptit + mH2O + mHCl = mmuối
mpeptit + mNaOH = mmuối + mH

2O


Dựa vào định luật bảo toàn mol gốc α-amino axit:
8


Thần tốc luyện đề THPT Quốc Gia 2016 môn Hóa học

=

n.nX
m.n
=
nX
X
n

m

1

• Chú ý:

Dựa vào phương trình thủy phân để tìm mối quan hệ số mol của các chất trong một phương
trình phản ứng để xác định số mol hoặc loại peptit.

Khối lượng mol của n-peptit = α-amino axit × n −18.(n − 1)

Đốt cháy peptit tạo ra từ α-amino axit no, mạch hở chứa một nhóm NH2 và một nhóm
COOH theo phương trình tổng quát sau:

[CaH2a+1O2N]n(1-n)H2O +

n
3an − 1,5n
2an − n + 2
O2 → an CO2 +
H2O + N2
2
2

2


Đối với 2 Peptit khi thủy phân có tỉ lệ số mol bằng nhau, thì ta xem 2 Peptit đó là một Peptit và

ghi phản ứng ta nên ghi gộp. Khối lượng mol của Peptit chính là tổng khối lượng mol của 2 Peptit đó.

Ví dụ: Tripeptit H[NHCH2CO]3OH và Tetrapeptit H[NHCH2CO]4OH (có số mol bằng nhau)
thì ta xem 2 Peptit đó là Heptapeptit: H[NHCH2CO]7OH và M = 435g/mol
Ví dụ:

Câu 1
X là một Tetrapeptit cấu tạo từ Amino axit A, trong phân tử A có 1 nhóm(-NH2), 1 nhóm
(-COOH), no, mạch hở. Trong A Oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi
trường acid thì thu được 28,35(g) tripeptit; 79,2(g) đipeptit và 101,25(g) A. Giá trị của m là?
A. 184,5.
B. 258,3.
C. 405,9.
D. 202,95.
Giải: Từ % khối lượng Oxi trong A ta xác định được A là Gli ( H2NCH2COOH) với M = 75
Công thức của Tetrapeptit là H[NHCH2CO]4OH với M = 75.4 – 3.18 = 246g/mol

Tính số mol: Tripeptit là: 28,35 = 0,15(mol)

189
79,2
Đipeptit là:
= 0,6 (mol)
132


Glyxin(A) là: 101,25 = 1,35(mol).
75

Giải: gọn như sau: Đặt mắt xích NHCH2CO = X
Ghi sơ đồ phản ứng:
(X)4
(X)3 + X
0,15
0,15
0,15 mol
(X)4
2 (X)2
0,3
0,6
mol
(X)4
4X
0,3
1,2
mol

Từ sơ đồ trên ta tính được: Số mol X phản ứng là: (0,15 + 0,3 + 0,3) = 0,75mol
m = 0,75.246 = 184,5 gam
Chọn Đáp án A.
Câu 2
Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit thu được 159,74 gam hỗn
hợp X gồm các aminoacid (Các aminoacid chỉ chứa 1nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2). Cho
tòan bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thì nhận được m (gam) muối
khan. Tính khối lượng nước phản ứng và giá trị của m lần lượt bằng?
9



Dẫn Đầu Xu Hướng Sách Luyện Thi

A. 8,145(g) và 203,78(g).
C. 16,2(g) và 203,78(g)

B. 32,58(g) và 10,15(g).
D. 16,29(g) và 203,78(g).

Giải:Đặt công thức chung cho hỗn hợp A là H[NHRCO]4OH

Ta có phản ứng: H[NHRCO]4OH + 3H2O
Hay: X4 + 3H2O

4 H2NRCOOH

4X1

m X − mA
= 0,905(mol) ⇒ mH2O = 16,29 gam.
2
18
4
4
=
nX =
n
.0,905 mol
Từ phản ứng ⇒

3 H2O 3

⇒ nH O
Áp dụng ĐLBTKL=

Phản ứng của X tác dụng với HCl : X + HCl

X.HCl

4
Áp dụng BTKL ⇒ mmuối = mX + mHCl = 159,74 + .0,905 .36,5 = 203,78(g)
3

Chọn Đáp án D.

Câu 3
Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một amino axít X mạch hở, trong phân tử
chỉ chứa 1 nhóm amino. Phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 18,67%. Thủy phân không
hoàn toàn 8,389 gam hỗn hợp K gồm hai peptit M, Q trong dug dịch HCl thu được 0,945 gam
tripeptit M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Tỉ lệ về số mol tripeptit M và tetrapeptit Q trong
hỗn hợp K là:
A. 1 : 2
B. 3 : 2
C. 1 : 1
D. 2 : 1
Giải: Đáp án C.

MX =

14

= 75 ⇒ công thức của X: H2NCH2COOH (C2H5O2N)
18,667%

⇒ Công thức M: C6H11O4N3, Q: C8H14O5N4

Sau phản ứng thủy phân: nM =
ndipeptit =

0,945
= 0,005 mol
189

3,75
4,62
= 0,035 mol; nX =
= 0,05 mol
75
132

⇒ Nếu phản ứng thủy phân hoàn toàn thì


= 3nM + 2ndipeptit + nX = 0,135 mol

= 3nM ban đầu + 4nQ ban đầu = 0,135 mol mà mK = 189nM ban đầu + 246nQ ban đầu = 8,389 gam



⇒ nM ban đầu : nQ ban đầu = 1 : 1


Câu 4
X, Y, Z, T là các peptit đều được tạo bởi các anpha-amino axit no chứa một nhóm –NH2
và 1 nhóm –COOH và có tổng số nguyên tử oxi là 12. Đốt cháy 13,98 gam hỗn hợp E chứa X,
Y, Z, T cần dùng 14,112 lít O2 (đktc) thu được CO2, H2O và N2. Mặt khác đun nóng 0,135 mol
hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được lượng rắn khan là.
A. 31,5 gam
B. 24,51 gam
C. 36,05 gam
D. 25,84 gam
Giải: Đáp án A.

Tổng số nguyên tử O của X, Y, Z, T là 12
⇒ Tổng số đơn vị α – amino axít tạo các peptit = 12 – 4 = 8
⇒ X, Y, Z, T đều là dipeptit.

Quy đổi hỗn hợp peptit X, Y, Z, T tương ứng với 1 peptit tạo bởi 2 đơn vị CnH2n + 3NO2, peptit có
CTTQ = 2CnH2n + 1NO2 – H2O = C2nH4nN2O3
10


Thần tốc luyện đề THPT Quốc Gia 2016 môn Hóa học

Đốt cháy peptit.
3
t0
C2n H 4n N 2O3 + (3n − 3 )O 2 
t 0 → 2nCO 2 + 2nH 2 O + N 2
C2n H 4n N 2O3 + (3n − 2 )O 2 
→ 2nCO 2 + 2nH 2O + N 2

2
3
14,112
3 13,98
⇒ n O2 = (3n − 3 )n peptit ⇒ 14,112 = (3n − 3 ). 13,98 ⇔ n = 2,833 ⇒ M peptit = 155,33
⇒ n O2 = (3n − 2 )n peptit ⇒ 22, 4 = (3n − 2 ). 28n + 76 ⇔ n = 2,833 ⇒ M peptit = 155,33
2
22, 4
2 28n + 76
E + NaOH → muối + nước.

n NaOH
= 2n peptit .120%
= 0,324 mol, n H 2=
n=
0,135mol
O
E
⇒ mchất rắn khan = mE + mNaOH −
=
m H2O 0,135.155,33 + 40.0,324 − 18.0,135
= 31,5gam

Nhận xét: Đây là bài khá hay và khó tuy các bước tính toán không dài. Vấn đề mấu chốt để Giải:
quyết được bài toán là làm sao đặt được công thức chung cho hỗn hợp peptit. Nhiều bạn sẽ bối rối khi
cho dữ kiện tổng số nguyên tử O là 12. Con số 12 này có ý nghĩa quan trọng, nếu là một giá trị khác
thì sẽ khó đặt công thức chung cho hỗn hợp và bài toán trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Câu 5
Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B bằng dung dịch
NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được ( m + 23,7) gam hỗn hợp muối của Gly và AlA. Đốt cháy

toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm
CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi rất chậm qua bình đựng dung dịch NaOH đặc
dư thấy khối lượng bình tăng 84,06 gam và có 7,392 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi
bình. Thành phần phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp X là:
A. 53,06%.
B. 35,37%.
C. 30,95%.
D. 55,92%.
7,392
Giải:Khí thoát ra khỏi bình đựng NaOH đặc là N 2 ⇒ n N =
= 0,33mol
2
22, 4
Gọi a, b là số mol của tetrapeptit A và pentapeptit B

H[NHRCO]4OH; H[NHRCO]5OH

Bảo toàn nguyên tố nitơ 4a + 5b = 2n N 2 = 0,33. 2 = 0,66 mol

(1)

H[NHRCO]4OH + 4 NaOH → 4 NH2RCOONa + H2O
a
4a
a
H[NHRCO]5OH + 5 NaOH → 4 NH2RCOONa + H2O
b
5b
b
• Áp dụng bảo toàn khối lượng : mX + mNaOH = mmuối + m H 2O


⇒ mNaOH - m H 2O = 23,7 gam ⇒ 40(4a + 5b) – 18(a + b) = 23,7 gam

(2)

Từ 1 và 2 Þ a = 0,09 và b = 0,06
• Gọi x, y là số mol của muối Gly và Ala
H2NCH2COONa : x;
H2NCH(CH3)COONa : y
75 x + 89 y = m + 0,09.18.3 + 0,06.18.4 Þ m = 75 x + 89 y – 9,18

(3)

97 x + 111 y = m + 23,7 (2) Þ x + y = 0,66 (4)
m binh ↑ = mCO2 + m H 2O = 84,06gam ⇒ 44 [2x +3y- ( 4a + 5b ) ] + 18(x +3y) = 84,06 Þ 2 x+ 3y
2
= 1,59 (5)
Từ (4) và ( 5) Þ x = 0,39 mol và y = 0,27 mol thay vào (3)Þ m = 44,1 (g)
Từ đó CT của A : Gly-Gly-Gly-Ala
B : Ala-Ala-Ala-Gly-Gly
11


Dẫn Đầu Xu Hướng Sách Luyện Thi

0, 09.260
.100% = 53, 06%
44,1
⇒ Chọn Đáp án A.
%mA =


 DẠNG 2: PHẢN ỨNG CHÁY CỦA PEPTIT:

Tripeptit mạch hở X và Tetrapeptit mạch hở Y được tạo từ một amino axít no, hở trong phân tử
có 1 nhóm (-NH2) và 1 nhóm (-COOH). Đốt cháy X và Y. Vậy làm thế nào để đặt CTPT cho X,Y? Ta
làm như sau:
Từ CTPT của Amino axít no 3CnH2n+1O2N – 2H2O thành C3nH6n – 1O4N3 (đây là công thức
Tripeptit) và 4CnH2n+1O2N – 3H2O thành C4nH8n – 2O5N4 (đây là công thức Tetrapeptit)... Nếu đốt cháy
liên quan đến lượng nước và cacbonic thì ta chỉ cần cân bằng C, H để tình toán cho nhanh.
C3nH6n – 1O4N3 + pO2
C4nH8n – 2 O5N4 + pO2

3nCO2 + (3n-0,5)H2O + N2
4nCO2 + (4n-1)H2O + N2

Chú ý: Trong phản ứng đốt cháy một peptit hay hỗn hợp peptit, ta có thể quy đổi lượng sản phẩm
tương đương với sản phẩm đốt cháy amino axit tạo peptit, trong đó lượng H2O thu được tăng thêm
trong trường hợp đốt amino axit chính bằng lượng H2O cần để thủy phân peptit hoàn toàn thành các
amino axit đó. Điều này được ứng dụng rất nhiều trong quá trình Giải: các bài toán đốt cháy peptit.
Ví dụ:

Câu 1
Cho hai chất hữu cơ X, Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một
amino axit no, mạch hở, có một nhóm cacboxyl và một nhóm amino. Đốt cháy hoàn toàn 0,1
mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm cháy có tổng khối lượng 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol
Y cho tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn
dung dịch thì khối lượng chất rắn thu được là:
A. 87,3 gam
B. 9,99 gam
C. 107,1 gam

D. 94,5 gam
Giải: Giả sử X và Y đều được tạo bởi amino axit là CnH2n + 1NO2

X = 3CnH2n + 1NO2 – 2H2O = C3nH6n – 1N3O4

44.3n.0,1 + 9.(6 n − 1).0,1 + 14.3.0,1
= 40,5gam
Đốt cháy X: msp = m CO2 + m H2O + m=
N2
⇒ n = 2 ⇒ Amino axit là H2NCH2COOH

Y + NaOH → H2NCH2COONa
⇒ mchất rắn = mmuối + mNaOH dư = 97.0,15.6 + 40.20%.6.0,15 = 94,5 gam

Chọn Đáp án D.

Câu 2
X, Y, Z là 3 peptit được tạo bởi từ các anpha-amino axít no chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm
–COOH. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z bằng dung dịch NaOH (vừa đủ). Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Đốt cháy toàn bộ lượng muối này thu
được 0,2 mol Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O
là 65,6 gam. Mặt khác đốt cháy 1,51m gam hỗn hợp E cần dùng a mol O2, thu được CO2, H2O
và N2. Giá trị của a là.
A. 3,33
B. 2,98
C. 1,89
D. 2,76
Giải: 0,1 mol E phản ứng vừa đủ với 2.0,2 = 0,4 mol NaOH ⇒ E có số đơn vị amino axít trung bình là
4.⇒ Đặt công thức chung cho các axít amin tạo E là CnH2n + 1NO2 ⇒ Công thức muối thu được
là CnH2nNO2Na, nmuối = 4nE = 0,4 mol

12


Thần tốc luyện đề THPT Quốc Gia 2016 môn Hóa học

CTTQ của E là C4nH8n – 2N4O5

0, 4n − n Na 2CO3 =
0, 4n − 0, 2 mol, n H2O =
0, 4n mol
Đốt cháy muối thu được n CO2 =
⇒ 44.(0,4n – 0,2) + 18.0,4n = 65,6 gam ⇒ n = 3 ⇒ m = 111.0,4 = 44,4 gam

44, 4.1,51
= 0, 222 mol E.
302

⇒ 1,51m gam E tương ứng với

ìïn CO = 0, 222.12 = 2,664 mol
2
Đốt cháy 1,51m gam E thu được: ï
í
ïïn H O = 0, 222.11 = 2, 442 mol
î 2
2,664.2 + 2, 442 - 0, 222.5
⇒ Số mol O2 cần dùng =
= 3,33mol
2
Chọn Đáp án A.


Câu 3
Tripeptit mạch hở X và Tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một aminoacid no,mạch
hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 .Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm
gồm H2O, CO2 và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 36,3(g) .Nếu đốt cháy hoàn
toàn 0,2 mol Y thì số mol O2 cần phản ứng là?
A. 2,8(mol).
B. 1,8(mol).
C. 1,875(mol).
D. 3,375 (mol)
Giải:Rõ ràng X,Y đều sinh ra do amino axít có CT CnH2n+1O2N.

Do vậy ta có CT của X,Y tương ứng là: C3nH6n – 1O4N3(X) , C4nH8n – 2O5N4(Y).
Phản ứng cháy X:
C3nH6n – 1O4N3 + pO2 → 3nCO2 + (3n – 0,5)H2O + N2
0,1

0,3n

0,3(3n – 0,5) mol

Ta có phương trình tổng khối lượng H2O và CO2 :
0,3.[44n + 18.(3n - 0,5)] = 36,3 ⇒ n = 2
Phản ứng cháy Y:
C4nH8n – 2 O5N4 + pO2
0,2 mol

0,2.p

4nCO2 + (4n – 1)H2O + N2 .

0,8n

(0,8n – 0,2)

Áp dụng bảo toàn nguyên tố O:
0,2.5 + 0,2.2p = 0,8.2.2 + (0,8.2 – 0,2) ⇒ p = 9 ⇒ n O2 = 9.0,2 = 1,8(mol)
Chọn đáp án D

Câu 4
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu
được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn
toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị
của m là
A. 102,4.
B. 97,0.
C. 92,5.
D. 107,8.
Giải: Gly: H 2 NCH 2COOH

Ala: CH3CH(NH 2 )COOH
Val: (CH3 ) 2 CHCH(NH 2 )COOH
Các peptit đều tạo bởi các amino axít no, đơn chức C n H 2n +1NO 2 .
Quy đổi hỗn hợp peptit X, Y tương đương với peptit tạo bởi a đơn vị C n H 2n +1NO 2 .
13


Dẫn Đầu Xu Hướng Sách Luyện Thi

⇒ CTPT peptit = a C n H 2n +1NO 2 − (a − 1)H 2O =
Can H 2an + 2 N a Oa +1 (x mol)


• TN1: Can H 2an + 2 N a Oa +1 + aNaOH → muối + H2O
Bảo toàn khối lượng: m + 40ax = 151,2+ 18x
• TN2: Can H 2an + 2 N a Oa +1 +

(1)

2an − a
a
t0
O 2 
→ anCO 2 + (an + 1)H 2O + N 2
2
2

(a + 1)x + 2.4,8 − 3,6 (a + 1)x − 6
=
2
2
(a + 1)x − 6
Áp dụng bảo toàn khối lượng có: m + 32.4,8 = 44.
+ 64,8+ 14.ax
2
Áp dụng bảo toàn =
nguyên tố O có: n CO
2

⇒ 36ax + 22x = m + 91,8

(2)


Thay lần lượt các đáp án vào (1) và (2) giải hệ ( tìm ax và x) thấy đáp án A duy nhất cho nghiệm
dương
⇒ Chọn đáp án A.
BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1: Thủy phân hoàn toàn 60(g) hỗn hợp hai đipeptit thu được 63,6(g) hỗn hợp X gồm các Aminoacid
no mạch hở (H2NRCOOOH). Nếu lấy 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được
m(g) muối. Giá trị của m là?
A. 7,82.

B. 8,72.

C. 7,09.

D.16,3.

Bài 2: (Đề thi tuyển sinh đại học Khối B- 2010): Đipeptit mạch hở X và mạch hở Y đều được tạo ra từ
một loại amino axit no, mạch hở có một nhóm NH2 và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,1
mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9
gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội qua dung dịch nước vôi trong
dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 45.

B. 120.

C. 30.

D. 60.


Bài 3: X là một Hexapeptit cấu tạo từ một amino axít H2N-CnH2n-COOH(Y). Y có tổng % khối lượng

Oxi và Nito là 61,33%. Thủy phân hết m(g) X trong môi trường acid thu được 30,3(g) pentapeptit,
19,8(g) đipeptit và 37,5(g) Y. Giá trị của m là?
A. 69 gam.

B. 84 gam.

C. 100 gam.

D.78 gam.

Bài 4: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH ; 1 nhóm
–NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu
được 41,58 gam tripeptit ; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là :
A. 149 gam.

B. 161 gam.



C. 143,45 gam.

D. 159 gam.

Bài 5: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có
tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc
thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. m có giá trị là
A. 68,1 gam.


14

B. 64,86 gam.

C. 77,04 gam.



D. 65,13 gam.


ĐỀ SỐ 1

BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC

Đề thi gồm 10 trang

Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề



Câu 1: Để chứng minh tính lưỡng tính của: NH2 - CH2 - COOH (X), ta cho X tác dụng với:
A. Na2CO3, HCl

B. HCl, NaOH

C. HNO3, CH3COOH D. NaOH, NH3

Câu 2: Dãy nào sau đây gồm các polime dùng làm chất dẻo:

A. polietilen; poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat).
B. polibuta-1,3-đien; poli (vinyl clorua); poli(metyl metacrylat).
C. nilon-6; xenlulozơ triaxetat; poli(phenol-fomandehit).
D. poli stiren; nilon-6,6; polietilen.

Câu 3: Cho các chất sau: (1) etin; (2) but-2-in; (3) 3-metyl but-1-in, (4) buta-1,3- đien. Số chất vừa làm
mất màu dung dịch Br2, vừa tạo kết tủa trong dung dịch AgNO3/NH3 là
A. 3.
B. 5.
C. 2.

D. 4.

Câu 4: Tripeptit X có công thức sau:
H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu
được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :
A. 28,6 gam.
B. 35,9 gam.
C. 37,9 gam.
D. 31,9 gam.

Câu 5: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với
HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là
A. Anilin.
B. axit Glutamic.
C. Alanin.

D. Glixin


Câu 6: Cho các hóa chất sau: NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4 , NaCl, HCl. Số chất sử dụng để làm
mềm nước có tính cứng tạm thời là
A. 3.
B. 4.

C. 2.

D. 5.

Câu 7: Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình electron của Fe2+ là
A. [Ar]3d44s2.



B. [Ar]4s23d4.

C. [Ar]3d54s1.

D. [Ar]3d6.

Câu 8: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung
dịch chứa 16,4 gam muối. Giá trị của m là
A. 26,4.
B. 16,4.

C. 13,2.

D. 17,6.

Câu 9: Cho dung dịch chứa 1 mol KOH vào dung dịch chứa 0,4 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến

phản ứng hoàn toàn thì lượng kết tủa cuối cùng thu được là bao nhiêu gam?
A. 41,2
B. 34,4.
C. 20,6.
D. 17,2.

Câu 10: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
28


Thần tốc luyện đề THPT Quốc Gia 2016 môn Hóa học

(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
(8) Cho khí F2 vào nước nóng.
(9) Nhiệt phân Cu(NO3)2.
(10) Sục khí Clo vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 7.
B. 6.

C. 9.

D. 8.


Câu 11: Tính độ dinh dưỡng của phân lân supephotphat kép (trong đó chứa 2% tạp chất trơ không chứa
photpho)
A. 60,68%.



B. 55,96%.

C. 59,47% .

D. 61,92%.

Câu 12: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng hiđro bằng 16,28%) tác dụng với clo
theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của
nhau. Tên của X là:
A. 2,3-đimetylbutan.

B. butan.

C. 2-metylpropan.

D. 3-metylpentan

Câu 13: Hoa Cẩm Tú Cầu là loài hoa tượng trưng cho lòng biết ơn và sự chân thành. Vẻ kì diệu của Cẩm
Tú Cầu là sự đổi màu ngoạn mục của nó. Màu của loài hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH
của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng

pH đất trồng

<7


=7

>7

Hoa sẽ có màu

Lam

Trắng sữa

Hồng

Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) hoặc đạm 2 lá (NH4NO3)và chỉ tưới nước
thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu lần lượt là
A. Hồng - Lam.              B. Lam - Hồng.            C. Trắng sữa - Hồng.        D. Hồng - Trắng sữa.

Câu 14: Cho 8,4 gam 1 anđehit tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 32,4 gam Ag.
Tên anđehit là.
A. anđehit axetic

B. anđehit fomic

C. anđehit oxalic

D. anđehit acrylic

Câu 15: Tính chất hóa học đặc trưng của các kim loại là?
A. Dễ bị khử.




C. Tính khử.

B. Tính oxi hóa.
D. Tác dụng với phi kim.

Câu 16: Cho 18,3 gam hỗn hợp gồm Ba và Na vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M, sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa và 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 45,5.

B. 40,5.

C. 50,8.

D. 42,9.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol đơn chức X trong 31,36 lít O2 (dư) (đktc), thu được tổng
số mol các khí và hơi bằng 2 mol. Ancol X có số đồng phân cấu tạo là
A. 4.

B. 2.

C. 6.

D. 8.

29



Dẫn Đầu Xu Hướng Sách Luyện Thi

Câu 18: X là hỗn hợp kim loại Ba và Al. Hòa tan m gam X vào lượng dư nước thu được 8,96 lít H2 (đktc).
Cũng hòa tan m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Giá trị của
m là:
A. 21,80.
B. 57,50.
C. 13,70.
D. 58,85

Câu 19: Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol ZnSO4 và y mol HCl. Quan sát hiện
tượng theo đồ thị hình bên.

n Zn (OH) 2

0,25

0,45

Tỉ lệ x : y  gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,0.
B. 2,5.

2,45

C. 3,0.

-

n OH


D. 3,5.

Câu 20: Hỗn hợp G gồm hai anđehit X và Y, trong đó MX < MY < 1,6MX. Đốt cháy hỗn hợp G thu được
CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Cho 0,10 mol hỗn hợp G vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu
được 0,25 mol Ag. Tổng số các nguyên tử trong một phân tử Y là
A. 6.                               B. 9.                            C. 10.                          D. 7.

Câu 21: Có 2 nguyên tố X (Z = 19); Y (X = 17) hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết là
A. X2Y , liên kết ion
C. XY, liên kết ion

B. XY2, liên kết cộng hóa trị có cực
D. XY, liên kết cộng hóa trị có cực

Câu 22: Cho 5,04 gam hỗn hợp Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 3:2 tác dụng với dung dịch HNO3

loãng, dư thu được dung dịch X và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp hai khí không màu, không hóa nâu
trong không khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18. Số mol HNO3 bị khử trong quá trình trên là
A. 0,095 mol.
B. 0,11mol.
C. 0,1 mol.
D. 0,08 mol.

Câu 23: Xác định các chất (hoặc hỗn hợp) X và Y tương ứng không thỏa mãn thí nghiệm sau:

A. NaHCO3, CO2.

B. Cu(NO3)2; (NO2, O2).


C. K2MnO4; O2.

D. NH4NO3; N2.

Câu 24: Dung dịch A gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5 M. Dung dịch B gồm AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5
M. Cho V1 lit dung dịch A vào V2 lit dung dịch B thu được 427,5V2 gam kết tủa. Tỉ số V1:V2 = ?
A. 3,5
B. 2,537 và 3,5
C. 3,5 và 3
D. 3

Câu 25: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, thu được dung dịch

X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml.
Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 160.
B. 280.
C. 120.
D. 80.

30


Thần tốc luyện đề THPT Quốc Gia 2016 môn Hóa học

Câu 26: Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (MX < MY< 82). Cả X và Y đều có khả
năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch KHCO3 sinh ra khí CO2.
Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,5.


B. 1,9.

C. 1,6.

D. 1,7.

Câu 27: Trong một bình kín chứa hỗn hợp X gồm hidrocacbon A mạch hở (là chất khí ở điều kiện
thường) và 0,06 mol O2, bật tia lửa điện để đốt cháy toàn bộ hỗn hợp X. Toàn bộ sản phẩm cháy
sau phản ứng cho qua 3,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M thì thu được 3 gam kết tủa và có 0,224 lít
khí duy nhất thoát ra khỏi bình (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, nước bị ngưng tụ khi
cho qua dung dịch. Chất A có số CTPT thoả mãn là
A. 4.

B. 6.

C. 7.

D. 5.

Câu 28: Ba chất hữu cơ X, Y, Z đều chứa C, H, O (biết 50 < MX < MY < MZ). Cho hỗn hợp M gồm X, Y, Z,

trong đó số mol chất X gấp 4 lần tổng số mol của Y và Z. Đốt hoàn toàn a gam M được 13,2 gam
CO2. Mặt khác, a gam M tác dụng với KHCO3 dư được 0,04 mol khí. Nếu cho a gam M tác dụng
với AgNO3/NH3 dư được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 22,5. 

B. 67,5.

C. 74,5.


D. 16,0.

Câu 29: Amin X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C8H11N. X có phản ứng thế H trong
vòng benzen với Br2 (dd). Khi cho X tác dụng với HCl thu được muối Y có công thức dạng
RNH3Cl. X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 7

B. 9

C. 8

D. 6

Câu 30: Để trung hòa m gam dung dịch axit cacboxylic đơn chức X nồng độ 8,64% cần dùng m gam
dung dịch NaOH nồng độ C%. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa chất tan có nồng độ 5,64%.
Công thức của X và giá trị của C tương ứng là:
A. CH3-COOH và 5,76.

C. CH3-CH2-COOH và 4,6.

B. HCOOH và 7,5.
D. CH2=CH-COOH và 4,8.

Câu 31: Thuỷ phân hoàn toàn 75,6 gam hỗn hợp hai tripeptit thu được 82,08 gam hỗn hợp X gồm các
aminoaxit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử. Nếu cho 1/2 hỗn hợp
X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư rồi cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan
thu được là
A. 108,54 gam.
B. 135.00 gam.

C. 54,27 gam.
D. 67,50 gam.

Câu 32: Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit stearic.
Thể tích khí O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là
A. 15,680 lít.

B. 20,160 lít.

C. 17,472 lít.

D. 16,128 lít.

Câu 33: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3 (trong đó Fe3O4 chiếm

25% số mol hỗn hợp) bằng dung dịch HNO3 dư, khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y
chứa (m + 284,4) gam muối và 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2. Tỉ khối của Z so với
H2 bằng 18. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là
A. 151,2.

B. 102,8.

C. 78,6.

D. 199,6.
31


Dẫn Đầu Xu Hướng Sách Luyện Thi


Câu 34: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ba chất hữu cơ X, Y, Z được trình bày
trong bảng sau:

Nhiệt độ sôi
(OC)

Nhiệt độ nóng
chảy

X

181,7

(OC)
43

Y
Z

Phân hủy trước khi sôi
78,37

248
-114

X, Y, Z tương ứng là chất nào sau đây:
A. Phenol, ancol etylic, glyxin.
C. Glyxin, phenol, ancol etylic.

Độ tan trong nước (g/100mL)

20OC
80OC
8,3



23

60





B. Phenol, glyxin, ancol etylic.
D. Ancol etylic, glyxin, phenol.

Câu 35: Hỗn hợp X gồm metan, propan, etilen, isobutilen có tổng số mol là 0,57 mol và tổng khối lượng
là m gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,45 mol O2. Mặt khác, nếu cho m gam X qua dung
dịch brom dư thì thấy có 0,35 mol Br2 phản ứng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 22,3.                          B. 22,5.                       C. 24,3.                       D. 24,5.

Câu 36: Este X có công thức phân tử là C9H8O2 tác dụng với một lượng tối đa dung dịch NaOH đun

nóng thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối. Thêm Br2 dư vào dung dịch Y (sau khi đã được axit
hóa bằng HCl loãng dư) thu được 43,8 gam kết tủa chứa 4 nguyên tử Br trong phân tử. Tổng khối
lượng muối trong Y là:
A. 21 gam
B. 20,6 gam
C. 33,1 gam

D. 28

Câu 37: Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, có cùng số
nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 51,24 gam X, thu được 101,64 gam CO2. Đun
nóng 51,24 gam X với xúc tác H2SO4 đặc, thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hóa bằng
60%). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 25,5.
B. 28,5.
C. 41,8.
D. 47,6.

Câu 38: Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 0,1M,
thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 100 ml dung dịch KOH
0,55M. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X, thu được hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Cho Z vào
bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 7,445 gam. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 3,255.
B. 2,135.
C. 2,695.
D. 2,765.

Câu 39: Điện phân (với điện cực trơ) 300 ml dung dịch Cu(NO3)2 nồng độ a mol/l, sau một thời gian
thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 48 gam so với dung dịch ban đầu.
Cho 44,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20,8 gam hỗn hợp
kim loại. Giá trị của a gần nhất với :
A. 2,25.
B. 2,85.
C. 2,45.
D. 2,65.


Câu 40: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phản ứng hóa học thì phản ứng nhiệt phân là phản ứng oxi hóa khử.
(2) Supe photphat kép có thành phần chỉ gồm Ca(H2PO4)2.
(3) Amophot là một loại phân phức hợp.
32


Thần tốc luyện đề THPT Quốc Gia 2016 môn Hóa học

(4) Có thể tồn tại dung dịch có các chất: Fe(NO3)2, H2SO4, NaCl.
(5) Sục CO2 vào dung dịch chứa NaAlO2 thấy kết tủa xuất hiện.
(6) Những chất tan hoàn toàn trong nước là những chất điện ly mạnh.
(7) Cho khí Cl2 qua giấy tẩm quỳ tím ẩm (màu tím) thấy giấy biến thành màu đỏ.
Số phát biểu đúng là :
A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 41: Cho 6,58 g chất A tác dụng mãnh liệt với 100g nước tạo ra dung dịch B. Cho B tác dụng với BaCl2

thì tạo ra 4,66 g kết tủa và dung dịch C. Cho C tác dụng với Zn dư thu được 1,792 lít H2 (đktc) và
dung dịch D. Nồng độ phần trăm của chất có khối lượng phân tử lớn nhất trong trong dung dịch D là
A. 2,54.
B. 9,03.
C. 8,0.
D. 6,25.


Câu 42: Cho hỗn hợp axit fomic và axit axetic tham gia phản ứng este hóa với hỗn hợp P gồm 2 ancol
đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Phản ứng xong thu được sản phẩm là 4 este trong đó có chất X (phân
tử khối lớn nhất) và chất Y (oxi chiếm 53,33% về khối lượng). Số nguyên tử cacbon có trong phân
tử X là:
A. 6.
B. 5.
C. 3.
D. 4.

+ H2
Câu 43: Cho sơ đồ phản ứng: C6H12O6 → A → D 
→ E → CH3COOH

Biết rằng D, E không tan trong H2O và khi đốt cháy mỗi chất A và E đều tạo ra n H2O > n CO2 .
Phân tử khối của chất A và % khối lượng của cacbon trong D có giá trị tương ứng là
A. 46 và 82,76
B. 60 và 88,89
C. 46 và 88,89
D. 60 và 82,76

Câu 44: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch

NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin.
Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng
khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị m gần nhất là:
A. 28.
B. 34.
C. 32.
D. 18.


Câu 45: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức mạch hở là đồng phân của nhau. Cho 0,3 mol hỗn

hợp X vào 300 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được
chất rắn Y có khối lượng m gam và phần hơi chứa ancol Z. Oxi hóa hết lượng Z bằng CuO dư,
đun nóng rồi cho sản phẩm tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3, thu được 77,76 gam Ag.
Thêm CaO vào Y rồi nung ở nhiệt độ cao, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp M gồm hai
hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỷ khối của hỗn hợp M đối với H2 là 10,8. Giá trị
của m là
A. 59,88.
B. 61,24.
C. 57,28.
D. 56,46.

Câu 46: Cho 31,15 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỷ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm

NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối và 4,48 lít (đktc) hỗn
hợp khí B gồm N2O và H2. Khí B có tỷ khối so với H2 bằng 11,5. m gần giá trị nào nhất?
A. 240

B. 255

C. 132

D. 252

Câu 47: Nhiệt phân 40,3 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được khí O2 và

29,9 gam chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, MnO2 và KCl. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ
dung dịch chứa 0,7 mol HCl. Phần trăm khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân là

A. 50%.

B. 80%.

C. 75%.

D. 60%.
33


Dẫn Đầu Xu Hướng Sách Luyện Thi

Câu 48: Cho a gam hỗn hợp X gồm hai α-aminoaxit no, hở chứa một nhóm amino, một nhóm cacboxyl

tác dụng 40,15 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A. Để tác dụng hết các chất trong
dung dịch A cần 140 ml dung dịch KOH 3M. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X thu được sản
phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng
bình tăng 32,8 gam. Biết tỷ lệ khối lượng phân tử của chúng là 1,56. Aminoaxit có phân tử khối
lớn là:
A. valin
B. tyrosin
C. lysin
D. alanin

Câu 50: Hỗn hợp X gồm ba este đơn chức, tạo thành từ một ancol Y với ba axit hữu cơ trong đó có hai

axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no chứa một liên kết đôi (mạch phân nhánh).
Xà phòng hóa m gam hỗn hợp X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và p gam ancol
Y. Cho p gam ancol Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng có 2,24 lít khí (đktc) thoát ra và khối
lượng bình đựng Na tăng 6,2 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 13,44 lít CO2

(đktc) và 9,9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng mol nhỏ nhất trong hỗn hợp
X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 20,5.                          B. 50,5.                       C. 41,5.                       D. 38,5.

34


LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ ÔN TẬP
ĐỀ SỐ
Câu 1

1

Giải:

Để chứng minh tính lưỡng tính của: NH2 - CH2 - COOH (X), ta cần cho X tác dụng với một axit
(chất cho H + ) và một bazơ (chất nhận H + ) .
A. Na2CO3 là muối ⇒ Loại.
B. HCl là axit, NaOH là bazơ kiềm ⇒ Dùng để chứng minh tính lưỡng tính của X.
H 2 NCH 2COOH + HCl → ClH3 NCH 2COOH
H 2 NCH 2COOH + NaOH → H 2 NCH 2COONa + H 2O

C. HNO3, CH3COOH đều là axit ⇒ Loại.
D. NaOH, NH3 đều là bazơ ⇒ Loại.
⇒ Chọn Đáp án B.

Nhận xét: Theo quan điểm của Bron-sted, tính lưỡng tính là khả năng vừa có khả năng nhường
proton vừa có khả năng nhận proton.

Chất lưỡng tính thường gặp là:

Một số oxit, hidroxit lưỡng tính: Al(OH)3 ;Cr(OH)3 ; Zn(OH)2 ; Al2O3 , ZnO, Cr2O3
H2O là chất lưỡng tính


2−


Anion gốc axit yếu còn nguyên tử H có khả năng phân li: H 2 PO 4 ; HPO 4 ; HS ; HCO3 ;...

Amino axit: R(NH 2 ) x (COOH) y
Phân tử được tạo thành từ anion gốc axit yếu và cation bazơ yếu: (NH 4 ) 2 CO3 ; CH3COONH 4 ...
Chú ý: Cr(OH)2 là 1 hidroxit có tính bazo và có tính khử mạnh
Câu 2

Giải:

 SƠ LƯỢC VỀ CÁC HỢP CHẤT POLIME:

1. Chất dẻo: (hay còn gọi là  nhựa) là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản
xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như là: áo mưa, ống dẫn điện ⇒ cho đến những
sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng
bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
Chất dẻo còn được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng: vải, gỗ, da, kim loại, thủy
tinh. Vì chúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc đẹp.

Chất dẻo thường là các chất tổng hợp có nguồn gốc từ các sản phẩm hóa dầu.
2. Cao su: Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi . Tính đàn hồi là tính biến dạng khi chịu lực
tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi lực đó thôi tác dụng . Có hai loại cao su: cao su thiên
nhiên và cao su tổng hợp.
3. Tơ: Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định. Trong tơ,

những phân tử polime có mạch không phân nhánh sắp xếp song song với nhau. Polime đó phải
35


Dẫn Đầu Xu Hướng Sách Luyện Thi

rắn, tương đối bền với nhiệt, với các dung môi thông thường, mềm, dai, không độc và có khả năng
nhuộm màu.
A. Polietilen; poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat) đều là những polime dùng làm chất dẻo.
• Polietilen (PE):
PE là chất dẻo mềm, được dùng làm màng mỏng, bình chứa, túi đựng…
• Poli(vinyl clorua) (PVC):

PVC là chất dẻo cứng, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước,
da giả

• Poli(metyl metacrylat) (thủy tinh hữu cơ PEXIGLAS)

Poli(metyl metacrylat) là chất dẻo cứng, trong suốt, không vỡ…nên được gọi là thủy tinh hữu cơ.
Dùng để chế tạo kính máy bay, ô tô, kính bảo hiểm, dùng làm răng giả… 
B. Polibuta – 1,3 – dien: là một loại cao su tổng hợp, được điều chế nhờ phản ứng trùng hợp
buta – 1,3 – dien, nó có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên. Khi dùng buta-1,3-đien ở
10oC, polime sinh ra chứa 77% đơn vị trans-1,4 và 7% đơn vị cis-1,4 (còn lại là sản phẩm trùng hợp
1,2). Còn ở 100oC sinh ra polime chứa 56% đơn vị trans-1,4 và 25% đơn vị cis-1,4 (còn lại là sản phẩm
trùng hợp 1,2).

C. Nilon-6: Nilon−6 là một loại tơ, có tính dai, bền, mềm óng mượt, ít thấm nước, mau khô, kém
bền nhiệt, axit, kiềm. Dùng dệt vải, may mặc, vải lót săm lốp xe, bít tất, dây cáp, dây dù, đan lưới, …
Trong may mặc thì tơ Nilon ngày càng được sử dụng rộng rãi và được quan tâm nhiều hơn nó dần thay
thế các loại vải dệt thủ công, số lượng ít, màu sắc đơn điệu… bằng các loại polyme có chất lượng cao,

màu sắc thì phong phú, đáp ứng được như cầu sử dụng. thẩm mỹ người tiêu dùng…

Nilon-6 còn có thể sử dụng để chế tạo các chi tiết máy:

Thành phần chế tạo ra các bánh răng, bộ phận kết nối và bộ phận dẫn động trong động cơ.

Thiết bị ngát mạch điện, lõi cuộn dây điện, phích điện. Chế tạo các bỏ bọc loại màng mỏng.

Vỏ bọc các loại dây điện. Hộp vỏ của các thiết bị điện.

Là sợi cơ bản trong máy xén cỏ hay trong dây để câu cá. Bánh, lốp các loại xe.

Tạo các khuân cho các loại bình đựng.
• Xenlulozơ triaxetat: Xenlulozo tác dụng với anhiđrit axetic có H2SO4 xúc tác có thể tạo thành
xenlulozo mono- hoặc đi- hoặc triaxetat.
36


Thần tốc luyện đề THPT Quốc Gia 2016 môn Hóa học

Ví dụ:

[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O → [C6H7O2(OCOCH3]n + 3nCH3COOH
Trong công nghiệp xenlulozo triaxetat và xenlulozo điaxetat được dùng hỗn hợp hoặc riêng rẽ
để sản xuất phim ảnh và tơ axetat. Chẳng hạn hòa tan hai este trên trong hỗn hợp axeton và etanol
rồi bơm dung dịch thu được qua những lỗ nhỏ thành chùm tia đồng thời thổi không khí nóng (55 70oC) qua chùm tia đó để làm bay hơi axeton sẽ thu được những sợi mảnh gọi là tơ axetat. Tơ axetat
có tính đàn hồi, bền và đẹp.
• Poli(phenol – fomanđehit) (PPF): PPF có ba dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit 

Nhựa novolac:


 - Đun nóng hỗn hợp fomanđehit và phenol lấy dư với xúc tác axit được nhựa novolac mạch
không phân nhánh (cầu nối metylen –CH2– có thể ở vị trí ortho hoặc para)
 - Nhựa nhiệt dẻo, dễ nóng chảy, tan trong một số dung môi hữu cơ, dùng để sản xuất vecni,
sơn…

Nhựa rezol:

  - Đun nóng hỗn hợp phenol và fomanđehit theo tỉ lệ mol 1 : 1,2 có xúc tác kiềm. Nhựa rezol
không phân nhánh, một số nhân phenol có gắn nhóm –CH2OH ở vị trí số 4 hoặc 2

 - Nhựa nhiệt rắn, dễ nóng chảy, tan trong nhiều dung môi hữu cơ dùng để sản xuất sơn, keo,
nhựa rezit
 Nhựa rezit (nhựa bakelit):

 - Đun nóng nhựa rezol ở 150oC được nhựa rezit (hay nhựa bakelit) có cấu trúc mạng lưới không gian
 - Không nóng chảy, không tan trong nhiều dung môi hữu cơ, dùng sản xuất đồ điện, vỏ máy…
D. Poli stiren: PS là loại nhựa cứng trong suốt, không có mùi vị, cháy cho ngọn lửa không ổn
định. PS không màu và dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun
(nhiệt độ gia công vào khoảng 180 - 200oC). 
Tơ nilon −6,6: Tơ nilon −6,6 có tính dai bền, mềm mại
óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, với axit và kiềm. Tơ nilon – 6,6 cũng
như nhiều loại tơ poliamit khác được dùng để dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm
dây cáp, dây dù, đan lưới,…

nH2N(CH2)6NH2 + nHOOC(CH2)4COOH → (-NH(CH2)6NHCO(CH2)4CO-)n + 2nH2O
  hexametylenđiamin       axit ađipic
⇒ Chọn Đáp án A.
Câu 3

Giải:


CH ≡ CH ; (2) but-2-in CH3 − C ≡ C − CH3 ; (3) 3-metyl but-1-in
CH ≡ C − CH(CH3 ) 2 , (4) buta-1,3- đien CH 2 = CH − CH = CH 2 .
(1)

etin

Các chất vừa làm mất màu dung dịch Br2, vừa tạo kết tủa trong dung dịch AgNO3/NH3 là: (1)
etin; (3) 3-metyl but-1-in vì 2 chất này có nối ba đầu mạch.
Phương trình phản ứng:
CCl4
CH ≡ CH + Br2 
→ BrCH = CHBr
0

t
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 
→ AgC ≡ CAg + 2NH 4 NO3

37


Dẫn Đầu Xu Hướng Sách Luyện Thi

CCl4
CH ≡ C − CH(CH3 ) 2 + Br2 
→=
BrCH CHBr − CH(CH3 ) 2
0


t
CH ≡ C − CH(CH3 ) 2 + AgNO3 + NH3 
→ AgC ≡ C − CH(CH3 ) 2 + NH 4 NO3

⇒ Chọn Đáp án C.

Câu 4

Định hướng tư duy:

Tính lượng NaOH phản ứng và dư. Từ đó tính khối lượng chất rắn tạo thành (gồm khối lượng
NaOH dư và khối lượng muối).
Giải: X là tripeptit tạo bởi 1 đơn vị Gly (M = 75) và 2 đơn vị Ala (M = 89).

Có nNaOH phản ứng = 3nX = 0,3 mol ⇒ nNaOH dư = 0,4 – 0,3 = 0,1 mol
⇒ mchất rắn = mNaOH dư + mmuối = 40.0,1 + (75 + 22).0,1 + (89 + 22).0,2 = 35,9 gam
⇒ Chọn Đáp án B.

Câu 5

Giải:

• X có dạng H 2 NRCOOH
• Áp dụng tăng giảm khối =
lượng có n X

15,06 − 10,68
= 0,12 mol
36,5


10,68
⇒ MX = =
89 ⇒ M R =
28(R =
− C 2 H 4 −)
0,12
⇒ CTCT của X là CH 3CH(NH 2 )COOH (Alanin) .
⇒ Chọn Đáp án C.

Nhận xét: Cần nhớ các công thức của aminoaxit:

• Gly : NH 2 − CH 2 − COOH có M = 75
• Ala : CH 3 − CH ( NH 2 ) − COOH có M = 89
• Val : CH 3 − CH(CH 3 ) − CH ( NH 2 ) − COOH có M = 117
• Lys : H 2 N − [ CH 2 ]4 − CH(NH 2 ) − COOH có M = 146
• Glu : HOOC − [ CH 2 ]2 − CH(NH 2 ) − COOH có M = 147
• Tyr : HO − C6 H 4 − CH 2 − CH(NH 2 ) − COOH có M =181
• phe : C6 H 5CH 2 CH ( NH 2 ) COOH có M =165.
Câu 6

Giải:

 NHẮC LẠI KIẾN THỨC LÝ THUYẾT:

• Khái niệm và phân loại

Nước cứng là loại nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ (do trong chu trình vận chuyển của nước

có giai đoạn nước ở trong đất nên hòa tan các hợp chất chứa Ca và Mg). Nước chứa ít hoặc không
chứa các ion trên là nước mềm.


Nước cứng có 3 loại là:
38


Thần tốc luyện đề THPT Quốc Gia 2016 môn Hóa học

Nước cứng tạm thời (là loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng do muối hiđrocacbonat

bị nhiệt phân thành muối không tan). Tính cứng tạm thời do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 
gây ra.
Nước cứng vĩnh cửu. Tính cứng vĩnh cửu của nước do các loại muối MgCl2, CaCl2, MgSO4,

CaSO4 gây ra.

Nước cứng toàn phần là nước cứng có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

• Phương pháp làm mềm nước cứng

Nguyên tắc

Làm giảm nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ trong nước.   

Các phương pháp làm mềm nước cứng

A. Phương pháp kết tủa
Với nước cứng tạm thời:

     + Đun sôi.
     + Thêm Ca(OH)2 vừa đủ.

     + Thêm các dung dịch kiềm khác, dung dịch muối CO32-, dung dịch PO43-.
Với nước cứng vĩnh cửu: Thêm các dung dịch muối CO32-, dung dịch PO43-.

B. Phương pháp trao đổi ion
Hiện nay các máy lọc nước có thể khử tính cứng của nước được dùng khá phổ biến.
 ÁP DỤNG:

Các chất sử dụng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời là: NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4.
Các chất này đều có khả năng kết tủa ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng tạm thời.
Phương trình phản ứng: Kí hiệu M là kim loại Ca, Mg.
M(HCO3 ) 2 + 2NaOH → MCO3 + Na 2CO3 + 2H 2O
M(HCO3 ) 2 + Ca(OH) 2 → MCO3 + CaCO3 + 2H 2O

M(HCO3 ) 2 + Na 2CO3 → MCO3 + 2NaHCO3

3M(HCO3 ) 2 + 2Na 3PO 4 → M 3 (PO 4 ) 2 + 6NaHCO3
⇒ Chọn Đáp án B.

Câu 7

Giải:

2 2
6 2
6
6 2
Cấu hình electron của Fe là: 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s
2 2
6 2
6

6
⇒ Cấu hình electron của Fe2+ là: 1s 2s 2p 3s 3p 3d hay [Ar]3d6.

Chú ý:



• Nếu chỉ chú ý đến dữ kiện Z = 26, học sinh sẽ viết cấu hình và chọn phương án A ⇒ Sai

• Nếu viết sai cấu hình electron của Fe (1s 2 2s 2 2p6 3s 2 3p6 4s 2 3d 6 ) ⇒ khi hình thành Fe2+,
sẽ nhường 2e ở phân lớp 3d ⇒ Chọn phương án B ⇒ Sai
• Fe→ Fe2+ + 2e, khi đó các em cho rằng Fe có 26e, vậy Fe2+ có 24e, vì vậy viết cấu hình electron
giống 24Cr ⇒ Chọn phương án C ⇒ Sai
39


Dẫn Đầu Xu Hướng Sách Luyện Thi

• Vì cấu hình electron đúng của Fe (1s 2 2s 2 2p6 3s 2 3p6 3d 6 4s 2 ) và ion Fe2+  được hình thành
từ quá trình Fe→ Fe2+ + 2e ⇒ Đáp án D.
⇒ Chọn Đáp án D.

Câu 8

Giải:

Muối tạo thành là CH3COONa ⇒ n este = n CH3COONa =
⇒ m = 88.0,2 = 17,6 gam

16, 4

= 0, 2 mol
82

⇒ Chọn Đáp án D.

Câu 9

Định hướng tư duy:

Viết phương trình phản ứng trước và sau khi để ngoài không khí. Tính lượng kết tủa Cr(OH)3
tạo thành.
Giải: Phương trình phản ứng:

CrCl2 + 2KOH → Cr(OH) 2 + 2KCl
0, 4 → 0,8

0, 4 mol

Khi để ngoài không khí thì :

4Cr (OH) 2 + O 2 + 2H 2O → 4Cr (OH)3
0, 4
→ 0, 4 mol
Cr (OH)3 + KOH → KCrO 2 + 2H 2O
0, 2

← 0, 2 mol

⇒ m Cr(OH)3 =
(0, 4 − 0, 2).103 =

20,6gam
⇒ Chọn Đáp án C.

Nhận xét: Những bài toán liên quan đến phản ứng của Cr thường không khó nhưng học sinh hay
gặp vấn đề khi viết phương trình phản ứng. Nếu không nắm chắc kiến thức, nhiều bạn sẽ xác định sai
thứ tự phản ứng hay viết sai phương trình dẫn đến sai kết quả. Để Giải: quyết vấn đề này các bạn chỉ
cần đọc lại các phản ứng, tính chất hóa học của Cr cũng như các hợp chất của Cr.
Muối crom(III) có tính oxi hóa và tính khử.

Trong môi trường axit, muối crom (III) có tính oxi hóa và dễ bị những chất khử như Zn khử
thành muối crom (II): 2 Cr +3 + Zn → 2 Cr +2 + Zn +2
Trong môi trường kiềm, muối crom (III) có tính khử và bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa
thành muối crom (VI)
2Cr +3 + 3Br2 + 16 OH − → 2 CrO 42 − + 6Br − + 8 H 2O

Muối cromat ( CrO 24 − có màu vàng); Muối đicromat ( Cr2O72 − có màu da cam).

Các muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh, đặc biệt trong môi trường axit, muối Cr(VI)
bị khử thành muối Cr(III)


K 2Cr2O7 + 6KI + 7H 2SO 4 → Cr2 (SO 4 )3 + 4K 2SO 4 + 3I 2 + 7H 2O

Trong môi trường thích hợp, các muối cromat và đicromat chuyển hóa lẫn nhau theo 1 cân bằng:
+
2CrO 24 − (màu vàng ) + 2 H �

40

Cr2O72 − (màu da cam) + H 2O



Thần tốc luyện đề THPT Quốc Gia 2016 môn Hóa học

Câu 10

Giải:

(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
2 NH3 + 3 CuO →  3 Cu + N2 + 3 H2O
(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.


CaOCl2 + 2 HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O

(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.


Si + 2 NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2 H2

(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag: 2Ag + O3 → Ag2O + O2
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.


NH4Cl + NaNO2  NaCl + N2 + 2 H2O

(8) Cho khí F2 vào nước nóng.



2 F2 + 2 H2O  → 4 HF + O2

(9) Nhiệt phân Cu(NO3)2.


2 Cu(NO3)2 

2 CuO + 4 NO2 + O2

(10) Sục khí Clo vào dung dịch NaOH.
Cl2 + 2 NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Vậy có 8 phản ứng tạo sản phẩm đơn chất.
⇒ Chọn Đáp án D.

Câu 11

Giải:

Giả sử có 100 g phân lân supephotphat kép (thành phần chính là Ca(H 2 PO 4 ) 2 )
⇒ Khối lượng Ca(H 2 PO 4 ) 2 = 98 gam

⇒ n=
n Ca(H 2PO
=
P2O5
4 )2

98
mol

234

98
.142
⇒ Độ dinh dưỡng của phân lân = 234
.100% = 59, 47%
100
⇒ Chọn Đáp án C.

Lưu ý: Cách tính độ dinh dưỡng của các loại phân:

• Phân lân: Độ dinh dưỡng =

m P2O5
m phan
phân

• Phân đạm: Độ dinh dưỡng =
• Phân kali: Độ dinh dưỡng =

.100%

m N2
mphân
phan

m K 2O
mphân
phan


.100%

.100%

41


Dẫn Đầu Xu Hướng Sách Luyện Thi

Câu 12

Định hướng tư duy:

Bước 1: Tìm CTPT của X dựa vào phần trăm khối lượng H.
Bước 2: Viết CTCT của X, xác định tên của X.
Giải: • Đặt CTTQ của ankan X là Cn H 2n + 2

2n + 2
=
.100% 16, 28% ⇒ n = 6
14n + 2
⇒ CTPT của X là C6 H14

=
%m H

1:1
• X + Cl 2 
→ 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau


⇒ CTCT của X là: (CH 3 ) 2 CH − CH(CH3 ) 2
⇒ Tên của X là 2,3 – đimetylbutan.
⇒ Chọn Đáp án A.

Câu 13

Giải:

• Khi trồng hoa Cẩm tú cầu, nếu bón thêm ít vôi (CaO) thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu Hồng.
Đó là do CaO phản ứng với nước tạo Ca(OH)2 có tính kiềm khiến cho pH đất > 7 và ở pH này hoa
sẽ có màu hồng.
• Ngược lại, nếu bón đạm hai lá (NH4NO3) thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu Lam. Đó là do
phân ly trong nước cho ion H + khiến cho pH đất < 7 và ở pH này hoa sẽ có màu lam.
⇒ Chọn Đáp án A.

NH +4

Câu 14

Giải:
32, 4
108

n Ag = 0,3mol .
• Có =

Dựa vào đáp án xét 2 trường hợp:
• Trường hợp 1: n X = 1 n Ag = 0,3 = 0,075mol ⇒ M X = 8, 4 =112
4
4

0,075
⇒ Công thức của X là C 4 H 6 (CHO) 2 ⇒ Không có đáp án nào thỏa mãn.
⇒ Loại

• Trường hợp 2: n X = 1 n Ag = 0,3 = 0,15mol ⇒ M X = 8, 4 = 56
2
2
0,15
=
CH − CHO (anđehit acrylic).
⇒ CTCT của X là CH
2
⇒ Chọn Đáp án D.

Câu 15

Giải:

Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử (nguyên tử kim loại dễ bị oxi hóa thành ion dương): 
M → Mn+ + ne
Tính khử của kim loại được thể hiện qua nhiều loại phản ứng:

1. Tác dụng với phi kim
Hầu hết các kim loại khử được phi kim điển hình thành ion âm 
0

t
Ví dụ: 2Fe + 3Cl2 
→ 2FeCl3



42

Hg + S → HgS


Thần tốc luyện đề THPT Quốc Gia 2016 môn Hóa học

2. Tác dụng với axit
a) Đối với dung dịch HCl, H 2SO 4 loãng:
2M + 2nH+ → 2Mn+ + nH2
 (M đứng trước hiđro trong dãy thế điện cực chuẩn)
b) Đối với H 2SO 4 đặc, HNO3 (axit có tính oxi hóa mạnh): 
Ví dụ: 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe 2 ( SO 4 )3 + 3SO 2 + 6H 2O

Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối
Ví dụ: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu

4. Tác dụng với nước
- Các kim loại mạnh như Li, Na, K, Ca, Sr, Ba… khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường theo phản
ứng: 2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2.

5. Tác dụng với dung dịch kiềm
Các kim loại mà hiđroxit của chúng có tính lưỡng tính như Al, Zn, Be, Sn, Pb…tác dụng được
với dung dịch kiềm (đặc). Trong các phản ứng này, kim loại đóng vai trò là chất khử, H2O là chất oxi
hóa và bazơ làm môi trường cho phản ứng.
Ví dụ: 2Al + 2NaOH + 2H 2O → 2NaAlO 2 + 3H 2


6. Tác dụng với oxit kim loại
Các kim loại mạnh khử được các oxit kim loại yếu hơn ở nhiệt độ cao thành kim loại.
0

t
→ Al2O3 + 2Fe
Ví dụ: 2Al + Fe2O3 

⇒ Chọn Đáp án C.

Câu 16 Định hướng tư duy:
Bước 1: Lập hệ phương trình biểu diễn khối lượng hỗn hợp và số mol khí H2 theo số mol Ba và
NA. Giải: hệ tính số mol mỗi kim loại.
Bước 2: Viết phương trình, tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Giải:

18,3gam
137n Ba + 23n Na =
n Ba = 0,1mol

• Có 
⇒
4, 48
2n Ba + n Na = 2n H 2 = 2. 22, 4 = 0, 4 mol n Na = 0, 2 mol

⇒ n OH − = 2n Ba + n Na = 0, 4 mol
• Phương trình phản ứng:
Ba 2+ + SO 42− → BaSO 4 ↓
0,1 → 0,1
2+


0,1 mol


Cu + 2OH → Cu(OH) 2 ↓
0, 2 ← 0, 4 → 0, 2 mol
⇒ m = 233.0,1 + 98.0,2 = 42,9 gam
⇒ Chọn Đáp án D.

43


×