Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đề cương môn công nghệ bê tông nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.83 KB, 20 trang )

ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG NÂNG CAO

1. Trình bày trình tự công nghệ thi công bê tông đầm lăn?
2. Nội dung kiểm soát chất lượng việc thi công bê tông đầm lăn?
3. Vấn đề nhiệt? Nguyên nhân biện pháp phòng ngừa vấn đề nhiệt trong
thi công bê tông đầm lăn?
4. Liên hệ sự giống và khác nhau giữa thi công bê tông thường và bê tông
đầm lăn?
5. Ưu nhược điểm của bê tông đầm lăn?
6. Tóm tắt công nghệ thi công cầu bê tông bằng công nghệ bê tông đúc
hẫng? Nêu rõ các yêu cầu quản lý chất lượng trong thi công bê tông? Phân tích
rõ nội dung của công đoạn hạp long (thi công đốt cuối)?
TRẢ LỜI
Câu 1: Trình bày trình tự công nghệ thi công bê tông đầm lăn
Bằng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân sau khi đi thực tế tìm hiểu
công nghệ thi công bê tông đầm lăn tại nhà máy thủy điện Trung Sơn, Xã Trung
Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, được sự giảng dạy nhiệt tình về môn
“Công nghệ xây dựng công trình bê tông nâng cao” của thầy GS.TS Vũ Thanh
Te em xin được trình bày trình bày trình tự công nghệ thi công bê tông đầm lăn
như sau:
Sơ đồ công nghệ thi công bê tông đầm lăn (RCC)


1. Ở trạm trộn:
- Tiến hành trộn thử một cối trộn trên cơ sở cấp phối đã được khấu trừ
độ ẩm của vật liệu và tiến hành ngay việc đo nhiệt độ vữa, đo độ công tác Vc,
nếu không đạt yêu cầu phải đổ bỏ và điều lại cấp phối. Sau khi đã tính toán
hiệu chỉnh cấp phối đạt yêu cầu thì chính thức phát lệnh thi công. Trong quá
trình thi công, nhiệt độ và Vc được kiểm tra thường xuyên.
- Tất cả cấp phối thực tế của từng cối trộn đều được lưu trữ trong máy
tính, tài liệu này là bộ phận của hồ sơ nghiệm thu bàn giao công trình.


2. Tổ chức thi công mặt đập:
* Công tác chuẩn bị:
- Xe vận chuyển được rửa sạch trước khi vào trạm trộn. Các máy ủi,
đầm, máy cắt khe đều được rửa sạch và vào chờ trong khối đổ.
- Hệ thống trộn vữa, máy đầm cho BT biến thái cùng vật tư sẵn sàng.
- Hệ thống phun sương phải được chuẩn bị cho những ngày nắng, nhiệt
độ môi trường cao.
- Chuẩn bị sẵn bạt che, dùng để che khi nắng tránh mất nước bề mặt lớp
đổ hoặc che mưa để tránh tăng nước làm hỏng RCC.
- Rải vữa liên kết.
- Tất cả các xe trước khi đi vào khối đổ đều phải rửa sạch lốp và gầm xe,
đi vào lần nào phải rửa lần ấy.
* Tổ chức lực lượng thủ công:
Nhân lực thủ công được chia theo ca, tất cả được chỉ huy bởi 2 cán bộ
kỹ thuật làm trưởng ca. Nhân lực và được bố trí vào các vị trí: rửa xe, trộn và
vận chuyển vữa cho BT biến thái, xử lý RCC của lớp rải, đầm BT biến thái, bù
vữa RCC cho các vị trí lõm và những nơi máy ủi không san tới được và phụ
cắt khe. Nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật là điều hành mọi hoạt động trong ca
theo phương án đổ đã chọn, giải quyết các vấn đề phát sinh, ghi chép cập
nhật số liệu của khối đổ đang thi công.
* Công tác trộn RCC
- Sử dụng trạm trộn kiểu cưỡng bức để tạo chất lượng RCC đồng đều và
ổn định.
- Hệ thống cân đong của trạm nhạy, chính xác, độ tin cậy cao.
- Lắp thiết bị đo nhanh lượng ngậm nước của cốt liệu hạt mịn và có khả
năng tự điều chỉnh lượng nước trộn tương ứng.
- Nạp vật liệu theo trình tự: Cát, dăm, xi măng, tro bay, nước và phụ gia
hóa học (được xác định thông qua thí nghiệm hiện trường) trộn trong thời gia 90
giây.
2



- Trong quá trình trộn RCC liên tục xem xét phiếu in kết quả thực tế của
mẻ trộn, nếu sai số vượt quá trị số cho phép thì phải hiệu chỉnh lại hệ thống
cân đo của trạm trộn.
- Lượng nước trong dung dịch chất phụ gia được khấu trừ trong lượng
dùng nước của cấp phối RCC.
* Vận chuyển bê tông:
- Công tác vận chuyển RCC bằng ô tô tự đổ
- Khi sử dụng ô tô tự đổ để vận chuyển bê tông, đường xe chạy được
làm bằng phẳng, ô tô trước khi chạy vào khối đổ được rửa sạch bánh xe để
đề phòng xe mang chất bẩn vào trong khối đổ. Khi xe chạy trong khối đổ tránh
những thao tác như phanh gấp, rẽ (cua) gấp để khỏi làm hỏng chất lượng bề
mặt lớp bê tông. Thùng xe tự đổ được trang bị che nắng, che mưa để giảm
thiểu ảnh hưởng của nắng gió đối với chất lượng vữa bê tông.
* Công tác Rải và san RCC:
- Tiến hành đổ và san theo từng dải, hết dải này đến dải khác và thi công
theo một hướng nhất định (từ thượng lưu về hạ lưu hoặc ngược lại)
- Hướng đường vào khối đổ luôn luôn nằm ở vị trí thi công sau cùng.
- Tại nơi phân danh giữa CP2 và CP3 luôn được san chính xác, đặc biệt
không được thiếu CP2.
- Trong quá trình đổ luôn tránh hiện tượng phân tầng (cốt liệu lớn tập
trung ở chân đống được thủ công xúc lên, trộn lại trước khi máy ủi san).
- Chiều dày san 1 lớp là (34 - 35)cm, sau khi đầm chặt chiều dày còn 30 cm
- Khi đổ lớp tiếp theo đảm bảo chắc chắn lớp trước chưa đến thời gian
ninh kết, nếu là mặt “lạnh” thì ngừng thi công và xử lý như với 1 khối đổ mới.
- Những nơi không san được bằng cơ giới được san bằng thủ công.
* Công tác đầm RCC
- Đầm RCC được thực hiện ngay sau khi san xong dải.
- Phương pháp đầm chỉ đầm tiến, lùi, hướng đầm theo hướng tim đập.

Đầm đường nào đủ lượt mới sang đường đầm khác, tốc độ đầm 1 đến 1,5
km/h, số lần đầm là 12 lần theo công thức 2+8+2, tức là 2 lần đầm đầu tiên
đầm tĩnh (không rung) sau đó đầm 6 lượt rung và cuối cùng là 2 lượt tĩnh (số
lượt đầm được xác định thông qua thí nghiệm hiện trường).
- Đường đầm bên cạnh gối lên đường đầm trước ít nhất 10cm.
- Tại 2 đầu dải đổ vì máy đầm không đầm qua đủ 2 bánh nên tính đầm
thêm lượt cho đủ độ chặt.
* Thi công bê tông biến thái
- Bê tông biến thái chủ yếu dùng vào các vị trí không có thể đầm lăn
được như tiếp giáp mặt bê tông cũ, mặt ván khuôn, chỗ có cốt sắt dày đặc,
chỗ chôn sẵn vật chắn nước, chung quanh hành lang ...
3


- Bê tông biến thái được thi công dần từng lớp theo cùng bê tông đầm
lăn, chiều dày lớp của bê tông biến thái cũng giống với chiều dày san phẳng
khối đổ.
- Thi công bê tông biến thái sử dụng phương pháp thêm vữa, trước tiên
san bê tông cho bằng chiều dày của lớp đổ đầm lăn, tạo lỗ, rót vữa vào trong
lỗ và dùng đầm dùi đầm đều đặn cho tới khi bề mặt bê tông biến thái nổi vữa.
* Cắt khe co giãn:
- Khe co giãn được tạo thành bằng biện pháp: dùng lưỡi cắt có mô tơ
rung hỗ trợ lắp trên cần máy đào để cắt với nguyên tắc cắt khe đảm bảo đúng
vị trí khe co giãn thiết kế, lớp nào cắt lớp đó, sau khi cắt xong, cho tấm nhựa
vào để tạo ngăn cách.
* Bảo dưỡng RCC :
- Xây dựng hệ thống ống bơm nước từ dưới sông lên bồn chứa và hệ
thống ống tự chảy xuống khối đổ đảm bảo luôn đủ nước phục vụ công tác bảo
dưỡng. Ngoài ra còn sử dụng biện pháp phun sương và bao tải dưỡng hộ.
- Sau khi bê tông RCC vừa ninh kết, bắt đầu dưỡng hộ giữ ẩm không cho

khô trắng mặt. Đối với khe thi công nằm ngang và khe lạnh, việc tưới nước
dưỡng hộ cần duy trì cho đến khi bắt đầu đổ bê tông RCC lớp trên hoặc 28 ngày
tùy theo điều kiện nào đến trước. Đối với những mặt bê tông lộ ra ngoài vĩnh
viễn thời gian dưỡng hộ không dưới 28 ngày.
Câu 2. Nội dung kiểm soát chất lượng việc thi công bê tông đầm lăn?
Đánh giá chất lượng RCC thông qua các công tác thí nghiệm kiểm tra.
Công tác thí nghiệm kiểm tra hiện trường bao gồm: Thí nghiệm kiểm tra chất
lượng vật liệu đầu vào: như xi măng, tro bay, cát , dăm... thí nghiệm kiểm tra
hỗn hợp RCC chưa đông kết bao gồm: thí nghiệm kiểm tra độ công tác Vc,
thời gian ninh kết, dung trọng đầm chặt tại hiện trường.... thí nghiệm kiểm tra
cường độ và độ chống thấm.
1. Quản lý chất lượng vật liệu :
Công tác khống chế chất lượng vật liệu để thi công RCC lên đập bao
gồm các vật liệu sau: Xi măng , cát, đá dăm, tro bay và phụ gia hoá học.
* Xi măng
Việc kiểm tra khống chế chất lượng xi măng bao gồm các công tác sau:
- Xi măng luôn có chất lượng ổn định, cung ứng kịp thời để chủ động
trong thi công.
- Tính toán lập nhà kho chứa xi măng phù hợp, kho chứa xi măng đảm
bảo khô ráo, tránh dột …
- Mỗi lô xi măng nhập về, đều có chứng nhận chất lượng thông qua
phiếu kiểm tra của nhà sản xuất đồng thời phòng thí nghiệm kiểm tra lại chất
lượng xi măng của lô xi măng mới nhập.
* Cát
4


Các mục kiểm tra chủ yếu của cát là modun độ mịn, tỷ lệ ngậm nước và độ
ẩm. Nếu dùng cát nhân tạo thì phải kiểm tra hàm lượng hạt nhỏ (< 0.075mm), bởi
vì hàm lượng cát nhỏ thay đổi sẽ làm thay đổi dung trọng của bê tông đầm lăn.

Mỗi ngày kiểm tra ít nhất 1 lần modun độ mịn của cát, nếu kết quả kiểm
tra chênh lệch với trị số đã cho ± 2% trở lên thì phải điều chỉnh lại tỷ lệ cấp
phối.
Lượng nước của bê tông đầm lăn ảnh hưởng đến dung trọng và cường độ
của bê tông đầm lăn, vì thế kiểm tra tỷ lệ ngậm nước của cát là vô cùng quan
trọng. Qua các tài liệu đo được cho thấy, tỷ lệ ngậm nước thay đổi 0.5% thì trị
số VC của hỗn hợp thay đổi 6~8s, thay đổi 1% thì VC thay đổi 13~15s. Việc
kiểm tra hàm lượng nước của cát phải liên tục tiến hành để kịp thời điều chỉnh
việc cấp nước trộn được chuẩn xác.
Lượng ngậm nước của cát phải ổn định. Thiết kế bãi chứa cần xét tới điều
kiện thoát nước của đống cát và đủ thời gian cho cát thoát nước, cố gắng sao cho
tỷ lệ nước của cát < 6%. Vì nếu hàm lượng nước lớn hơn 6% thì sự dao động
của tỷ lệ nước sẽ lớn và sẽ ảnh hưởng đến trị số VC. Khi nước của cát dao động
trên ± 0.5% thì phải điều chỉnh lượng nước dùng.
* Đá dăm
Đường kính vượt quá của các cấp đá phải khống chế trong phạm vi cho
phép. Tỷ lệ nước bề mặt của đá dao động trên ± 0.2% thì phải điều chỉnh lượng
nước trộn.
Áp dụng sàng để kiểm tra đường kính quá cỡ, qui cách mắt sàng và tiêu
chuẩn đánh giá đường kính quá cỡ theo tiêu chuẩn qui định.
Kiểm tra tỷ lệ ngậm nước chủ yếu tiến hành với loại đá nhỏ.
* Tro bay
- Tro bay được coi như một thành phần trong toàn bộ khối lượng chất kết
dính. của cấp phối, mặt khác tro bay cũng được coi là chất độn cải thiện bề
mặt bê tông đầm lăn khi đầm khi xét tới hệ số Vp/Vm.
- Tro bay được kiểm tra theo từng lô, bảo quản như xi măng. Đặc biệt
luôn khống chế độ ẩm của tro bay trước khi đưa vào sử dụng để tránh trường
hợp tro bay hút ẩm vón cục, làm tắt đường dẫn khi trạm trộn vật hành, từ đó
ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công bê tông đầm lăn .
* Phụ gia hoá học

Theo dõi thời gian bảo quản chất phụ gia, ngày nhập kho. Nơi để phải
thông thoáng khô ráo. Chất phụ gia đã pha chế chuẩn bị dùng phải bảo quản
tránh mưa, nắng và ô nhiễm. Sau mỗi lần pha chế phải định kỳ kiểm tra lại nồng
độ. Trong thi công cứ mỗi ca lại lấy mẫu kiểm tra tỷ trọng của dung dịch, xác
định nồng độ thực tế. Khi nồng độ thay đổi ± 5% thì phải điều chỉnh lượng trộn
dung dịch.
2. Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất bê tông

5


- Trong quá trình sản xuất , việc khống chế chất lượng của hỗn hợp bê
tông đầu tiên phải kể đến là yêu cầu cân đo, đong đếm chính xác.
- Bê tông đầm lăn rất nhạy cảm với nước, việc đong đo nước yêu cầu chặt
chẽ hơn bê tông thường.
- Dụng cụ đo, số lần kiểm nguyên vật liệu và dung sai cho phép theo bảng
sau:
Tên vật liệu

Nước

Xi măng, tro bay Cốt liệu thô, mịn Chất phụ gia

Dung sai cân
±1%
±1%
±2%
±1%
đo
Số lần kiểm

1 lần /tháng
tra
- Thời gian trộn đầy đủ là điều kiện cơ bản đảm bảo cho chất lượng bê
tông . Mỗi ca kiểm tra thời gian trộn không được ít hơn 4 lần. Khi cần có thể
kiểm tra độ đồng đều của hỗn hợp. Lấy mẫu ở bộ phận đầu, cuối của máy trộn,
mỗi lần lấy mẫu thử không ít hơn 30kg, tiêu chí của trộn đều là:
+ Dùng phương pháp rửa để xác định tỷ lệ phần trăm của cốt liệu thô, trị
số chênh lệch của hai mẫu thử phải ít hơn 10%.
+ Với phương pháp phân tích dung trọng vữa cát xác định dung trọng, trị số
chênh lệch không được lớn hơn 30kg/m3.
3. Khống chế chất lượng mặt khoảnh đổ
Khống chế chất lượng khoảnh đổ chủ yếu gồm các nội dung sau:
- Khống chế các công việc đổ đống, san, đầm lăn
+ Giảm bớt sự phân ly của cốt liệu:
+ Khống chế chiều dày lớp đổ:
+ Giảm bớt sự phá hoại và ô nhiễm mặt tầng:
+ Nắm chắc thời gian giãn cách
- Kiểm tra hiện trường thời gian ninh kết ban đầu của bê tông đầm lăn
- Khống chế mức khô, ướt của hỗn hợp bê tông đầm lăn: Mức độ khô ướt
phù hợp của hỗn hợp bê tông đầm lăn là điều kiện tiên quyết của việc đầm chặt.
Để nắm vững trị số VC của hỗn hợp trong khoảng đổ có thể đặt máy đo VC trên
mặt bê tông, cũng có thể dùng máy phóng xạ đo mật độ hạt để xác định tỉ lệ
nước của hỗn hợp. Nhanh nhất vẫ là dùng mắt quan sát dựa vào kinh nghiệm để
phán đoán.
- Kiểm tra và khống chế mức độ đầm chặt: Chỉ khi nào bê tông đầm lăn
đạt đến trình độ đầm chặt quy định thì bê tông mới có được cường độ, tính
chống thấm và mô đuyn đàn hồi thiết kế. Theo nghiên cứu của Liên Xô trước
đây cho rằng, khi độ đầm chặt của bê tông đầm lăn giảm 1% thì cường độ bê
tông giảm 8~10%. Tài liệu đo đạc của Nhật Bản chứng minh rằng, độ đầm chắc
của bê tông đầm lăn giảm 1% thì cường độ niên hạn 90 ngày giảm đi 2MPa.

6


Qua đó có thể thấy độ đầm chặt ảnh hưởng vô cùng lớn đến tính chất cơ lý của
bê tông đầm lăn, và phải coi đây là một chỉ tiêu chủ yếu của chất lượng bê tông
đầm lăn.
- Dùng máy đo mật độ hạt để đo dung trọng đầm chặt: Kiểm tra chất
lượng đầm chặt hiện trường của bê tông đầm lăn thường hay dùng máy đo hạt.
Theo nguyên lý đo và tham số đo thì có thể chia máy đo hạt thành: Máy đo
phóng xạ đơn; máy đo phóng xạ kép; đo trên bề đất thì gọi là kiểu bề mặt; khoan
lỗ để đo dưới đất gọi là kiểu tầng sâu; máy có thể đồng thời thay đổi theo chiều
sâu thì gọi là kiểu phân tầng.
- Dùng đồng hồ đo đầm chặt để khống chế dung trọng đầm chặt: Dùng
máy đo mật độ hạt để đo dung trọng của bê tông đầm lăn chỉ hạn chế ở điểm đo
một phần cục bộ, không thể khống chế được một diện tích rộng của bê tông đầm
lăn . Vì vậy, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo ra máy đo đầm chặt để khống
chế chất lượng đầm chặt của bê tông đầm lăn trên toàn mặt bãi thi công. Máy đo
gia tốc được lắp trên trục bánh xe rung, máy đo đầm chặt coi bánh xe rung là chi
tiết đo lường để đo độ đầm chặt của bê tông đầm lăn.
Câu 3. Vấn đề nhiệt? Nguyên nhân biện pháp phòng ngừa vấn đề
nhiệt trong thi công bê tông đầm lăn?
Bê tông sau khi đã đổ vào khối đổ, nhiệt độ trong khối đổ sẽ không ngừng
tăng lên do xi măng thuỷ hoá. Sau đó do toả nhiệt, nhiệt độ trong khối đổ sẽ
giảm dần đến nhiệt độ ổn định. Bê tông đầm lăn sử dụng ít xi măng hơn bê tông
truyền thống, vì thế nhiệt lượng thủy hóa trong khối bê tông đầm lăn nhỏ hơn.
Tuy nhiên, do đặc điểm thi công nhanh làm cho bê tông vùng giữa làm việc ở
chế độ gần như đoạn nhiệt, không đủ thời gian để bê tông phát tán nhiệt cần
thiết trước khi thi công lớp tiếp theo. Bê tông đầm lăn thường được thi công trên
một diện tích rộng nên khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời nhiều hơn, góp phần
làm công trình nóng lên. Mặt khác, bê tông đầm lăn thông thường được thi công

trên toàn bề mặt, không phân chia khối nhỏ nên sự kiềm chế biến dạng giữa bê
tông với nền móng hoặc giữa bê tông cũ và bê tông mới lớn hơn. Khi có sự thay
đổi nhiệt độ sẽ làm cho bê tông bị co dãn, biến dạng và do sự kiềm chế biến
dạng như trên sẽ sinh ra ứng suất trong khối bê tông, khi ứng suất kéo vượt quá
cường độ kháng kéo của bê tông thì sinh ra nứt.
Sự thay đổi nhiệt độ của khối bê tông:
Trong quá trình bê tông đông cứng, do sự thủy hoá của xi măng đã sinh ra
lượng nhiệt rất lớn, làm cho nhiệt độ trong khối bê tông tăng cao, do tính chất dẫn
nhiệt của bê tông kém nên nhiệt lượng sinh ra tập trung vào trong khối bê tông
làm tăng nhiệt độ trong bê tông gây ra chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài khối bê
tông. Nhiệt độ trong khối bê tông cao hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khối bê
tông. Theo thời gian, nhiệt độ trong khối bê tông sẽ giảm dần, tới mức ổn định.
Quan sát thực tế thấy rằng: sự giảm dần nhiệt độ tự nhiên của bê tông kéo dài tới
vài chục năm. Sau khi nhiệt độ đã giảm xuống tới mức ổn định thì chỉ có vài mét
ngoài vỏ của khối bê tông nhiệt độ lên xuống, thay đổi theo nhiệt độ môi trường
bên ngoài. Quá trình thay đổi nhiệt độ của bê tông khối lớn có thể chia làm 3 thời

7


kỳ: tăng nhiệt, giảm nhiệt, ổn định nhiệt. Thời gian để nhiệt độ trong khối bê tông
đạt đến nhiệt độ ổn định phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Nứt do nhiệt và ứng suất nhiệt:
Nhiệt lượng thuỷ hoá xi măng trong bê tông nếu không kịp thời tán phát mà
tích tụ lại sẽ làm cho nội bộ bê tông thể tích lớn phát sinh tăng nhiệt tương đối cao.
Sự thay đổi nhiệt độ của khối bê tông làm cho nó biến đổi hình dạng và sinh ra ứng
suất. Bê tông đã cứng trong quá trình nhiệt tăng lên hình thành áp suất nén nhưng
trong quá trình hạ nhiệt lại phát sinh co ngót. Khi co ngót bị ràng buộc, trong nội bộ
bê tông phát sinh ứng suất kéo. Khi ứng suất kéo vượt quá cường độ kháng kéo, bê
tông phát sinh khe nứt. Loại ứng suất do nhiệt độ dẫn đến gọi là ứng suất nhiệt.

Khe nứt nhiệt hạ thấp tính hoàn chỉnh kết cấu của bê tông, tính chống thấm và tính
vững bền, làm cho toàn bộ độ an toàn của kết cấu bị hạ thấp.
Nguyên lý khống chế nhiệt độ đập bê tông
Tuỳ theo từng loại vết nứt mà có nguyên tắc khống chế nhiệt phù hợp.
Muốn đề phòng loại vết nứt do bị ràng buộc nơi gần nền đá hoặc nơi bê tông cũ
thì nguyên tắc chính là phải giảm thấp nhiệt độ cao nhất của bê tông làm cho
nhiệt độ chênh lệch giữa nhiệt độ ổn định và nhiệt độ cao nhất được thu nhỏ
lại. Muốn đề phòng loại khe nứt bề mặt do các ràng buộc bên trong, vấn đề chủ
yếu là phải loại bỏ triệt để nhiệt độ bậc thang, giảm bớt chênh lệch nhiệt độ bên
trong và bên ngoài chứ không phải hạ thấp nhiệt độ tuyệt đối của bê tông. Chính
vì thế khống chế nhiệt ở bê tông có hai nội dung sau đây: Một là giảm thiểu
chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ cao nhất của bê tông với nhiệt độ ổn định. Mặt
khác còn phải làm cho nhiệt độ các điểm đều đặn không hình thành dốc đứng.
Yêu cầu thứ ba là làm cho thân đập nhanh chóng đạt đến nhiệt độ ổn định cuối
cùng để tiến hành xử lý bịt khe, làm mất sự đe doạ ứng suất nhiệt tương đối lớn
phát sinh trở lại.
Biện pháp cơ bản về khống chế nhiệt trong thi công đập bê tông đầm lăn:
Để đề phòng xuất hiện vết nứt trong thân đập bê tông cần thiết áp dụng
các biện pháp khống chế nhiệt độ. Biện pháp khống chế nhiệt độ trong thi công
đập bê tông đầm lăn rất nhiều, đều có ý nghĩa quan trọng cả, nên căn cứ vào
điều kiện cụ thể tổ hợp sử dụng.
Trong thân đập bê tông bố trí khe co dãn ngang với khoảng cách thích
hợp để đổ bê tông, phù hợp với tính toán bố trí khe nhiệt, làm giảm nhẹ tác dụng
ràng buộc, giảm ứng suất nhiệt và tránh được phát sinh khe nứt.
Trên cơ sở thoả mãn các loại chỉ tiêu thiết kế khác, sử dụng loại bê tông ít chất
kết dính để cố gắng hạn chế lượng sử dụng xi măng nhỏ nhất, dùng loại xi măng
có lượng toả nhiệt ít hoặc tốc độ toả nhiệt chậm, các loại chất độn hoạt tính như
tro bay, puzơlan… để thay thế một phần xi măng nhằm giảm nhiệt độ cao nhất
trong bê tông.
Tiến hành đổ bê tông tầng mỏng, trước khi đổ bê tông tầng trên phải ngừng

một số ngày thích đáng để trong thời gian đó xúc tiến toả nhiệt tự nhiên, có thể
làm cho đại bộ phận thuỷ hoá nhiệt từ mặt lộ ra được phát tán, từ đó có thể hạn

8


chế nhiệt cao nhất mà không cần dùng đến ống nước làm lạnh. Khi tiến độ thân
đập thi công tương đối chậm, hiệu quả của những biện pháp này càng tốt.
Sắp xếp hợp lý tiến độ đổ bê tông để có thể lợi dụng được thời đoạn mùa
nhiệt độ thấp để đổ bê tông nhất là đối với bộ phận phía dưới đập có chiều rộng
lớn và phụ cận mặt tiếp giáp nền đá chịu sự ràng buộc tương đối lớn, nên tiến
Để hạ thấp nhiệt độ vữa bê tông khi đổ và hạ thấp nhiệt độ cao nhất của bê tông
khi cần thiết cần dùng phương pháp phù hợp (hệ thống làm lạnh cốt liệu, che
mát, tưới nước cốt liệu, dùng nước lạnh hoặc nước đá để trộn…) để làm lạnh
trước cho một bộ phận hoặc toàn bộ vật liệu; nếu vữa bê tông phải vận chuyển
xa, cần thiết phải có biện pháp che phủ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt
trời, đề phòng nhiệt lượng xâm nhập ngược vào.hành đổ bê tông vào thời gian
nhiệt độ bên ngoài tương đối thấp.
Dùng biện pháp phun nước làm ẩm ướt mặt bê tông để dưỡng hộ, đặc biệt
khi trời nắng nóng cần thực hiện tốt việc dưỡng hộ để tránh tình trạng nhiệt
lượng quay lại.
Đập bê tông đầm lăn sử dụng lượng xi măng ít so với bê tông truyền thống
nhưng do điều kiện thi công liên tục trên diện rộng nên lượng nhiệt thuỷ hoá trong
bê tông không đủ điều kiện phát tán ra ngoài mà bị tích tụ trong đập, làm cho nhiệt
độ trong đập bê tông tăng khá cao. Do đó, vấn đề kiểm soát và khống chế nhiệt độ
khi thiết kế, thi công đập bê tông đầm lăn là hết sức quan trọng và có những đặc
điểm rất riêng biệt so với bê tông truyền thống, cần phải được quan tâm đúng mức.
Kết quả của bài toán nhiệt sẽ là cơ sở tin cậy và khoa học để quyết định các giải
pháp phòng chống nứt do nhiệt thủy hóa của chất kết dính cũng như sự biến đổi của
nhiệt độ môi trường xung quanh và một số nhân tố khác.

4. Liên hệ sự giống và khác nhau giữa thi công bê tông thường và bê tông
đầm lăn?
a. Giống nhau:
- Sử dụng nguyên vật liệu tương tự như bê tông thường
b. Khác nhau:
- Do Bê tông thường có độ sụt còn BTĐL thì không có nên bê tông
thường được đầm chặt bằng thiết bị rung đưa vào trong lòng khối đổ, bê tông
đầm lăn (BTĐL) được làm chặt bằng thiết bị rung lèn từ mặt ngoài (lu rung)
- Việc đầm lèn bê tông bằng lu rung cho phép sử dụng hỗn hợp bê tông
khô, ít chất kết dính hơn so với bê tông thường nhờ vậy đối với một số đập và
đường bê tông, thi công bằng công nghệ này nhanh hơn và rẻ hơn so với dùng
công nghệ đổ bê tông truyền thống.
- Khác với bê tông thường BTĐL có tỷ lệ cát lớn, lường xi măng cần
tương đối ít, thông thường độ thêm chất độn khối lượng lớn
- BTĐL: phương pháp thi công không phức tạp, lượng dùng xi măng thấp,
có thể sử dụng một số sản phẩm phụ hoặc phế thải công nghiệp giúp hạ giá
thành vật liệu so với bê tông xi măng thông thường, tốc độ thi công nhanh.
9


- BTĐL Thi công nhanh, giảm được thời gian xây dựng so với bê tông
thường.
- BTĐL Sử dụng ván khuôn ít hơn so với bê tông thường
- Khác với Bê tông thường thì BTĐL phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nền
nhiệt độ nơi đổ bê tông.
- Thời gian ninh kết đạt cường độ của BTĐL phát triển chậm hơn so với
bê tông thường
Câu 5. Ưu nhược điểm của bê tông đầm lăn
*) Ưu điểm:
- Ưu điểm nổi bật là giảm được đáng kể số lượng xi măng trong 1m3 bê

tông , do vậy giảm được nhiệt phát sinh trong khối bê tông là nguyên nhân chính
gây nứt nẻ bê tông.
- Thi công nhanh, giảm được thời gian xây dựng so với bê tông
thường (so sánh trong cùng điều kiện công trình xây dựng và hoàn tất công tác
chuẩn bị) .
- Có thể thi công liên tục nếu thiết kế khoảnh đổ và tổ chức thi công hợp lý
- Sử dụng ván khuôn ít hơn so với bê tông thường
- Giảm giá thành công trình so với bê tông thường, có thể từ 15%-20%
*) Nhược điểm:
- Do bê tông khô, ít xi măng, dễ bị phân ly vật liệu vữa BTĐL khi vận
chuyển, đổ, san, ủi, đầm nén, dẫn đến làm chất lượng bê tông không đều, thậm
chí suy giảm không đạt cường độ thiết kế.
- Phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nền nhiệt độ nơi đổ bê tông
- Thời gian ninh kết đạt cường độ thiết kế khá lâu thông thường từ 90-120
ngày thậm chí 180 ngày sau đổ bê tông
- Phụ thuộc vào trạm trộn và nguồn cung cấp phụ gia tro bay.
Câu 6. Tóm tắt công nghệ thi công cầu bê tông bằng công nghệ bê
tông đúc hẫng? Nêu rõ các yêu cầu quản lý chất lượng trong thi công bê
tông? Phân tích rõ nội dung của công đoạn hạp long (thi công đốt cuối)?
Tóm tắt công nghệ thi công cầu bê tông bằng công nghệ đúc hẫng:
Phương pháp đúc hẫng là quá trình xây dựng kết cấu nhịp dần từng đốt
theo sơ đồ hẫng cho tới khi nối liền thành các kết cấu nhịp cầu hoàn chỉnh. Có
thể thi công hẫng từ trụ đối xứng ra 2 phía hoặc hẫng dần từ bờ ra. Ph ương pháp
này có thể áp dụng thích hợp để thi công các kết cấu nhịp cầu liên tục cầu dầm
hẫng, cầu khung hoặc cầu dây xiên có dầm cứng BTCT. Đối với cầu dầm có thể
xây dựng nhịp dài từ 70 - 240m, nếu là cầu dây xiên dầm cứng có thể v ợt nhịp
từ 200 - 350m.
- Biện pháp thi công các khối của dầm hẫng

10



Bước 1: Thi công khối đỉnh trụ
- Chuẩn bị vật liệu và các thiết bị thi công hẫng
- Lắp đặt gối cao su.
- Lắp đặt gối tạm.
- Lắp đặt đà giáo ván khuôn K0.
- Lắp đặt ống ghen chứa thanh PC bar và neo.
- Đổ bê tông
- Kéo cáp dự ứng lực khi bê tông đủ cờng độ chịu nén.
- Neo các thanh PC bar.
Bước 2: Thi công các khối hẫng.
Sau khi thi công xong K0 tiến hành lắp xe đúc và thi công các khối hẫng
theo các bước sau:
+ Lắp ráp xe đúc
+ Chỉnh xe đúc
+ Chỉnh cao độ ván khuôn
+ Bố trí cốt thép và đổ bê tông
+ Luồn cáp và căng cáp
+ Di chuyển xe đúc
* Di chuyển xe đúc:
1. Căng thanh liên kết cố định dầm ngang và hệ sàn trợt ván khuôn đỉnh.
2. Tháo bu lông và tách ván khuôn thành ra khỏi mặt bê tông.
3. Tháo các thanh ngang trong lòng hộp.
4. Giải phóng các tăng đơ ở phía trong để tháo các ván khuôn ở thành hộp.
5. Giải phóng các tăng đơ ở dầm định vị tại vị trí sàn đỡ ván khuôn dưới
để tháo các ván khuôn thành hộp phía ngoài.
6. Cố định hệ dầm treo của dầm trượt để phục vụ cho các dầm trợt trong
và dầm trượt ngoài.
7. Giải phóng các liên kết của dầm tr ượt trong ngoài được kẹp từ từ cho

tới khi dầm trượt gối lên bản trượt.
8. Tháo gỡ các bu lông ở cột chính phía trớc của xe đúc.
9. Hạ xe đúc xuống thấp cho tới khi bộ phận tr ượt phía trước và phía sau
của xe đúc tỳ lên dầm trượt.
10. Di chuyển xe đúc (dàn chính) về phía trước bởi hệ kích dọc.
11. Khi xe đúc (dàn chính) di chuyển được nửa đường thì dừng lại và cố
định dầm trượt phía ngoài, trong của hệ đỡ ván khuôn đỉnh và bản cánh.
11


12.Cố định dàn chính với các khối đã đúc, tiếp tục lại cho dầm tr ượt dàn
chính tiến về phía trước.
13. Kết thúc 1 chu kỳ di chuyển xe đúc.
14. Các chu kỳ kế tiếp nhau cho tới khi xe đúc (bao gồm dàn chính, dầm
trượt) tới vị trí mới chuẩn bị cho việc lắp đặt các thiết bị để đúc khối tiếp theo.
Bước 3: Thi công các khối hợp long
Thực ra trong suốt quá trình thi công hẫng thì kết cấu có dạng khung T, chỉ
khi hợp long các khối đúc thì kết cấu nhịp mới làm việc theo sơ đồ dầm liên tục.
Khối hợp long là khối cuối cùng để nối các dầm hẫng với đoạn dầm đúc
trên đà giáo hoặc nối các dầm hẫng với nhau tạo thành dầm liên tục. Có thể chia
ra hai loại khối hợp long:
Quản lý chất lượng trong thi công bê tông:
+ Quản lý chất lượng vật liệu đầu vào: Tất cả các vật liệu được tập kết tại
công trường. Trước khi tiến hành đổ bê tông phải tổ chức tiến hành lấy mẫu thí
nghiệm, nghiệm thu số lượng, chất lượng và chủng loại, số lượng mẫu tần suất lấy
mẫu theo đúng yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm thi công
nghiệm thu hiện hành. Sau khi tiến hành nghiệm thu đạt yêu cầu mới tổ chức mời
tư vấn giám sát nghiệm thu trước khi tiến hành đưa vật liệu vào khối đổ.
Phải nghiêm túc thực hiện khống chế chất lượng từng loại vật liệu cầu
thành bê tông như sau:

a. Xi măng: Là chất kết dính trong thành phần hỗn hợp bê tông, chất
lượng của xi măng quyết định đến cường độ và khả năng chống thấm của bê
tông, vì vậy cần nghiêm túc kiểm tra chất lượng xi măng trước khi đưa vào sử
dụng.
b. Cát: Cát là một trong những thành phần không thể thiếu cấu thành hỗ
hợp bê tông. Chất lượng cát cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bê tông.
Cát tự nhiên trước khi sử dụng phải qua sàng 10mm và khống chế hàm lượng
trên sàng 5mm không vượt quá 10%.
c. Đá dăm: Là thành phần vật liệu chính trong bê tông, vì vậy chất lượng
của đá dăm là yếu tố quyết định đến chất lượng của bê tông.
Trong quá trình thi công bê tông thường xuyên theo dõi độ ẩm của cát, đá,
tại hiện trường để kịp thời hiệu chỉnh thành phần hỗn hợp bê tông để bảo đảm
các yêu cầu của bê tông và giữ đúng tỷ lệ nước với xi măng.
+ Công tác trộn bê tông.
- Trộn bằng trạm trộn: Khi nhập thành phần cấp phối, phải trừ ngay lượng
ngậm nước của vật liệu.
Cần làm vách ngăn rõ ràng giữa phễu cát và đá dăm, vách ngăn các thành
phần đá dăm, trong mọi trường hợp không được để cát chảy vào phễu dăm.
Khi dùng phụ gia hóa thì quá trình trộn tuân thủ theo hướng dẫn của nhà
sản xuất.
12


Trước khi trộn đại trà cần trộn thử và nén cường độ 3 ngày để biết thực
chất chất lượng bê tông mà điều chỉnh cho hợp lý.
Bất cứ trong mọi trường hợp bê tông được trộn bằng máy trộn bê tông,
không trộn bằng thủ công.
Việc cân đong vật liệu để pha trộn hỗn hợp bê tông yêu cầu phải chính
xác như cấp phối đã được phê duyệt, sai số cho phép đối với xi măng, phụ gia,
nước là ±1% khối lượng, đối với cát, sỏi và đá dăm là ±3% theo khối lượng.

- Trộn bằng máy trộn: Đối với các công trình có khối lượng bê tông ít,
dùng máy trộn thì để lường cốt liệu cần có cán bộ kỹ thuật cân đong chính xác.
Khi thi công cán bộ kỹ thuật phải trực thường xuyên trong quá trình trộn để
tránh trường hợp xúc nhiều cốt liệu nhưng ít xi măng làm giảm cường độ của bê
tông.
+ Vận chuyển hỗn hợp bê tông: Trong việc vận chuyển bê tông từ trạm
trộn đến khối đổ thi công thì điều quan trọng là làm thế nào để chất lượng của
hỗn hợp bê tông không bị phân tầng, bị chảy nước xi măng và mất nước.
- Bê tông trong quá trình vận chuyển phải cố gắng rút ngắn thời gian vận
chuyển và giảm ít số lần trung chuyển. Khi trung chuyển bê tông vào khối đổ
bằng cần cầu nếu bê tông phân tầng nhiều cần dùng thủ công xúc nơi có nhiều
đá đổ vào chỗ có nhiều vữa. Tránh đổ bê tông với chiều cao rơi tự do lớn hơn
1,5m, hỗn hợp bê tông đổ vào thùng treo không quá 90%-95% dung tích của
thùng. Trường hợp nếu đưa bê tông vào khối đổ bằng máng cần dùng thủ công
san đảo lại trước khi đầm.
- Bê tông không được phép đổ khi trời mưa to hoặc kéo dài, chuẩn bị sẵn
sàng các tấm phủ để bảo vệ khối đổ khi gặp trời mưa to.
+ Xử lý tiếp giáp: Một vấn đề quan trọng là xử lý các chỗ tiếp giáp giữa
lớp bê tông đổ trước với lớp đổ sau, các khe thi công trước khi đổ phải làm sạch
và ẩm bề mặt. Bề mặt bê tông được làm nhám bằng đánh xờm và được rửa sạch
bề mặt bằng nước có áp lực, khí nén ngay trước khi đổ lớp bê tông liên kết.
+ Đổ - Đầm bê tông: Đổ hỗn hợp bê tông đến đâu phải san bằng và đầm
ngay đến đấy, không được đổ thành đống cao để tránh hiện tượng phân cỡ.
Trong khi đổ và đầm, nếu thấy hiện tượng phân cỡ thì phải cào trộn lại cho đều,
không được dùng vữa phủ lên rồi đầm. Không được dùng đầm để san hỗn hợp
bê tông.
Trong khi đổ bê tông luôn chú ý các điểm sau:
- Theo dõi liên tục hiện trạng ván khuôn, giàn giáo, giằng chống, cột đỡ
và vị trí cốt thép, nếu biến dạng phải sử lý ngay.
- Thời gian ngừng đổ bê tông giữa hai lần đổ trong một khối đổ không

vượt quá quy định của tiêu chuẩn.
- Ở những chỗ mà cấu tạo cốt thép và cốp pha không cho phép đầm máy
mới đầm bằng thủ công.
Công tác đầm bê tông:
13


- Bê tông được đầm kỹ ngay sau khi đổ và san bê tông bằng các loại đầm
dùi điện có tần số cao và biên độ rộng hoặc bằng máy đầm bàn.
- Khi đầm tránh để xê dịch cốt thép hoặc ảnh hưởng tới bê tông đã ninh
kết, nghiêm cấm đầu đầm chạm vào cốt thép, các chi tiết đặt sẵn hoặc cốp pha
trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Việc đầm bê tông sẽ tiếp tục cho đến khi nhìn thấy
các bọt khí và sẽ dừng lại ngay khi xuât hiện nước và vữa xi măng ứa ra, nói
chung thời gian đầm từ 30-60 giây.
Đối với bê tông có kết cấu mỏng như mặt đập, mái gia cố thượng lưu nên
sử dụng đầm bàn, bước di chuyển của máy đầm bàn đảm bảo phủ lên mặt đầm
trước ít nhất 10cm.
+ Phân khối đổ bê tông: Phải đảm bảo các kích thước trong khối đổ trong
hồ sơ thiết kế, phù hợp với năng suất của trạm trộn, các thiết bị thi công.
+ Công tác bảo dưỡng bê tông và tháo rỡ cốp pha:
Khi công việc đổ bê tông chấm dứt tức là bắt đầu của công việc bảo
dưỡng. Tất cả các bê tông mới đổ sẽ được dưỡng hộ và việc dưỡng hộ sẽ bắt đầu
ngay sau khi đổ bê tông kết thúc và liên tục trong vòng tối thiểu 7 ngày hoặc cho
đến khi được che phủ bằng lớp bê tông mới. Việc bảo dưỡng sẽ được tiến hành
sao cho giữ bê tông luôn được ẩm.
- Ngay sau khi kết thúc đổ bê tông bề mặt hoàn thiện của khối đổ sẽ được
che phủ bằng 1 hay 2 lớp bao tải gai, việc tưới nước phải bắt đầu muộn nhất 10
giờ sau khi đổ bê tông xong và sớm hơn (2-3 giờ) khi nhiệt độ không khí trên
300c và có gió.
- Cốp pha sẽ được làm ẩm bằng nước theo từng đợt để tránh bị khô trong

thời gian bảo dưỡng, được che phủ khỏi ánh nắng trực tiếp hoặc được bảo vệ
trong thời gian dưỡng hộ.
- Chỉ được tháo rỡ cốp pha khi cường độ bê tông đạt yêu cầu theo quy
phạm thi công và nghiệm thu. Khi tháo rỡ cốp pha không được làm chấn động
và rung ảnh hưởng đến kết cấu bê tông.
+ Công tác kiểm tra chất lượng: Việc kiểm tra chất lượng bê tông phải
làm ngay từ khâu vật liệu đầu vào, kiểm tra cấp phối, độ sụt của hỗn hợp bê tông
và lấy mẫu ngay tại khoảnh đổ để bảo dưỡng như tại công trình sau đó mang đi
thí nghiệm kéo, nén.
+ Kiểm tra mức độ chuẩn bị của khối đổ.
+ Kiểm tra chất lượng các vật liệu thành phần hỗn hợp bê tông, chất
lượng cốt thép, chất lượng ván khuôn và các điều kiện bảo quản các vật liệu đó.
Kiểm tra mức độ chuẩn bị của cơ sở đổ bê tông, các phương tiện vận
chuyển và đổ bê tông
+ Kiểm tra đặc tính của bê tông trong quá trình sản xuất, vận chuyển và
đổ bê tông vào khối đổ.

14


+ Kiểm tra độ sụt của bê tông được thực hiện tại hiện trường, kiểm tra
cách bảo dưỡng bê tông, thời hạn tháo rỡ ván khuôn, thời hạn cho kết cấu chịu
lực từng phần và toàn bộ.
+ Kiểm tra khuyết tật có trong bê tông và các biện pháp khắc phục khuyết
tật đó.
+ Kiểm tra chất lượng bê tông về tính năng cơ học, tính chống thấm.
+ Kiểm tra ghi nhật ký thi công.
+ Kiểm tra chất lượng, hình dáng các kết cấu đã hoàn thành.
+ Ngay tại khối đổ kiểm tra một cách hệ thống độ dẻo và độ đồng đều của
hỗn hợp bê tông.

+ Kiểm tra cường độ bê tông, lấy mẫu thí nghiệm tại nơi đổ bê tông.
Phân tích nội dung công đoạn thi công hợp long
1- Thi công khối hợp long nối dầm hẫng với đoạn dầm đúc trên đà giáo
(a) Điều chỉnh cao độ tại khối hợp long
(b) Đặt và chỉnh cao độ ván khuôn cho khối hợp long theo cao độ dầm đã
đợc điều chỉnh. Buộc cốt thép.
(c) Đặt các thanh chống tạm. Đổ lớp vữa dày tối thiểu 3cm vào các khe hở
giữa đầu thanh chống và mặt bê tông (loại vữa cờng độ cao không co ngót)
(d) Vệ sinh và đổ vữa cho gối chính
(e) Căng kéo các bó cáp trớc khi đổ bê tông
(f) Cắt thanh chống dới
(g) Căng kéo các bó cáp đáy còn lại
(h) Tháo xe đúc
(i) Bơm vữa lấp lỗ ống gen của thanh ứng suất trong, khối đỉnh trụ và thân
trụ
- Điều chỉnh cao độ tại khối hợp long
Trong quá trình thi công, do ảnh h ởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là ảnh
hưởng của co ngót và từ biến bê tông, cao độ và độ võng của dầm hẫng có sai
số. Hơn nữa đoạn dầm thi công trên đà giáo cũng có thể có sai số về cao độ do
độ lún đất nền tại gối của đà giáo vẫn diễn ra. Ngoài ra,tiến độ thi công khác
nhau khiến cho tuổi bê tông của các đốt thuộc 2 cánh hẫng sẽ khác nhau vào thời
điểm trớc lúc hợp long với nhau, nh vậy độ võng của 2 mút hẫng sẽ khác nhau.
Vì những lý do đó phải điều chỉnh cao độ tại hai đầu của khối hợp long. Việc
điều chỉnh này đợc thực hiện bằng xe đúc hoặc chất tải trọng tuỳ thuộc vào từng
trờng hợp cụ thể.
Trường hợp 1: Sai số về cao độ và độ vồng của dầm hẫng nằm trong sai
số cho phép (± 5mm), cao độ và độ vồng của đoạn dầm đúc trên đà giáo thấp

15



hơn cao độ thiết kế với sai số vượt quá sai số cho phép. Trường hợp này đơn
giản nhất, việc điều chỉnh cao độ theo trình tự sau:
Xe đúc được di chuyển đến vị trí thiết kế
Chỉnh xe đúc theo các bước đã trình bày ở trên
Đặt thanh chống trước thẳng đứng và thanh ứng suất tại nút phía trước
của dàn chính. Lưu ý chân của thanh chống trước phải ở trạng thái tự do, không
được tiếp xúc với mặt bê tông dầm
Đặt các kích đủ năng lực kích đà giáo và dầm trên đà giáo đến cao độ yêu
cầu.
Dùng các nêm thép để chêm vào khe hở trong quá trình kích.
Đặt các thanh ứng suất giằng chéo để giữ ổn định ngang (chống hiện
tượng đung đưa của cánh dầm hẫng) và kéo căng chúng.
Dùng nêm thép nêm chặt chân của thanh chống trước với mặt cầu. Căng
thanh ứng suất phía trước
Đổ vữa không co ngót có cường độ cao vào chân thanh chống.
Trường hợp 2: Đầu dầm hẫng cao hơn cao độ thiết kế, đầu đoạn dầm
trên đà giáo có sai số về cao độ nằm trong sai số cho phép. Trình tự điều chỉnh
như sau:
Di chuyển và cố định xe đúc, đặt thanh chống trước thanh ứng suất tại nút
trước của dàn chính giống như trường hợp 1. Chú ý rằng chân thanh chống cũng
ở trạng thái tự do.
Đặt kích thông tâm loại nhỏ lên đỉnh của thanh ứng suất trước và kích đối
xứng với một lực tối đa là 25T cho từng cấp 5T để vít đầu dầm hẫng xuống đến
cao độ yêu cầu. Kiểm tra lại cao độ của đầu hẫng phía bên kia của dầm hẫng để
có phương án thi công cho dầm hẫng trên trụ kế tiếp.
Đặt và căng các thanh ứng suất giằng chéo giữ ổn định ngang, nêm chân
thanh chống trước và đổ vữa cho nó giống trường hợp 1.
Trường hợp 3: Đầu dầm hẫng và đầu đoạn dầm trên đà giáo đều thấp hơn
cao độ thiết kế. Trình tự điều chỉnh như sau:

+ Đối với đoạn dầm trên đà giáo điều chỉnh giống như trường hợp 1, bố
trí kích để kích lên.
+ Đối với dầm hẫng, có thể giải quyết bằng việc căng bó cáp dự phòng tại
đỉnh dầm. Nếu sau khi đã căng bó cáp dự phòng nh ưng vẫn chưa đạt độ cao thiết
kế, biện pháp để nâng cao độ đầu dầm hẫng lên có thể được giải quyết như sau:
+ Đặt kích chính vào chân trước và chân sau của xe đúc
Lắp thanh chống trước và thanh ứng suất tại nút tr ước của giàn chính. Đặt
nêm sắt (hoặc đổ vữa) vào chân của thanh chống trư ớc. Căng thanh ứng suất tại
chân chống trước ép chặt chân thanh chống tr ớc xuống mặt bê tông. Chú ý rằng
lúc này các thanh ứng suất gông dầm ngang phía tr ớc và phía sau của dàn chính
thả lỏng (không có lực căng)
16


Dùng kích thông tâm loại nhỏ căng các thanh ứng suất gông dầm ngang
phía trước
Hoạt động kích chính ở phía sau tạo ra một lực tối đa cho mỗi kích. Kích
chính phải hoạt động đối xứng theo từng cấp lực để tránh hiện t ợng dầm bị
xoắn. Thường xuyên kiểm tra sự di chuyển lên của dầm hẫng bằng máy cao độ
tại mỗi cấp lực và dừng lại khi cao độ đã đạt yêu cầu hoặc đã đạt đến lực kích tối
đa. Khoá vành khoá an toàn tại kích chính.
Dùng kích thông tâm loại nhỏ căng các thanh ứng suất gông dầm ngang
phía sau.
2 - Thi công khối hợp long giữa hai đầu dầm hẫng
+ Về cơ bản, thi công khối hợp long này t uơng tự như thi công khối hợp
long cho nhịp có khối đúc trên đà giáo, nh ưng bỏ qua không cần thực hiện các
bước: vệ sinh và bơm vữa gối chính, hạ ứng suất và tháo gối tạm.
Cần phải chú ý các điểm sau đây:
+ Do điều chỉnh cao độ tại khối hợp long của nhịp biên nên cao độ của
cánh hẫng còn lại (sẽ hợp long với cánh hẫng của trụ kế tiếp) sẽ có thay đổi

( thường là đầu mút hẫng sẽ hạ thấp xuống do dự ứng lực đặt vào khu vực bản
đáy hộp ở nhịp biên làm cho nhịp biên vồng lên). Trị số thay đổi cao độ này sẽ
được tính đến khi thi công cánh hẫng tơng ứng của trụ kế tiếp theo nguyên tắc
đảm bảo độ chênh cao giữa hai đầu của khối hợp long theo thiết kế. Sai số đ ược
chia dần vào độ vồng của từng khối thi công khi thi công chúng.
+ Trong quá trình thi công cánh dầm hẫng trên trụ kế tiếp sẽ phải thư ờng
xuyên theo dõi ảnh hởng của co ngót, từ biến của bê tông theo thời gian đến độ
vồng của cánh dầm hẫng đã đợc thi công xong trớc đó.
+ Vị trí của xe đúc khi thi công khối hợp long này phải thể hiện rõ trong
khi tính toán độ vồng của dầm.
+ Nếu dùng tải trọng để điều chỉnh cao độ thì tải trọng đó không v ượt quá
một giới hạn tính toán (ví dụ khoảng 25 Tấn).
+ Trình tự căng đáy cáp trớc, trong và sau khi đổ bê tông theo quy định
của thiết kế.
+ Các thanh neo tạm dự ứng lực thẳng đứng để liên kết giữa đỉnh trụ và
khối dầm K0 trên đỉnh trụ sẽ đợc hạ ứng suất và tháo dỡ ngay sau khi căng xong
cặp cáp đáy hộp đầu tiên tới 75% lực, tr ớc lúc căng tiếp bó thứ hai và đổ bê
tông.
3 - Tưrờng hợp không cần dùng xe đúc và không cần thanh chống dọc
tạm thời khi hợp long
Nếu hai đầu của 2 cánh hẫng đã có cao độ gần như bằng nhau thì có thể
không dùng xe đúc tạo chuyển vị cường bức mà chỉ cần dùng một hệ kết cấu
gông tạm thời để treo ván khuôn của khối hợp long. Khi đó 2 dầm đế của xe treo
sẽ bắc qua bên trên khối sẽ hợp long, hai dầm này xe treo toàn bộ trọng l ượng
của hệ đà giáo ván khuôn để đổ bê tông khối hợp long. Khi đó cũng có thể
17


không cần đặt thanh chống dọc tạm thòi trong khối hợp long nữa. Trình tự hợp
long sẽ bao gồm các thao tác sau:

+ Lắp đặt hệ đà giáo treo và ván khuôn cho khối hợp long
+ Đổ bê tông khối hợp long
+ Khi bê tông đạt cờng đô khoảng 300 kG/cm2 ( mẫu thử hình trụ tròn)
thì căng kéo 4 bó cáp d ới đến lực căng thiết kế. Số bó căng lúc này có thể đến
50% tổng số bó cáp ở bản đấy, điều này cụ thể do tính toán mà quyết định. Phải
căng kéo đồng thời cả hai phía thơng lu và hạ lu đối xứng qua tim cầu
+ Khi bê tông đạt > 90 % cờng độ thiết kế ( ít nhất mẫu thử hình trụ tròn
đạt khoảng 360 kG/cm2) thì căng kéo tất cả các bó cáp dới đến lực căng thiết kế
Giải phóng liên kết tạm tại các đỉnh trụ có liên quan đến nhịp đ ợc hợp
long (tuỳ theo thiết kế), bao gồm việc cắt các thanh dự ứng lực neo tạm thẳng
đứng và pá dỡ các tấm bBTCT kê tạm trên đỉnh trụ.
+ Tháo dỡ đà giáo ván khuôn khối hợp long
4 - Đo đạc
Công tác khảo sát, đo đạc trong khi thi công là một công việc hết sức
quan trọng nên phải làm thờng xuyên và đòi hỏi độ chính xác cao.
Đặt mốc cao độ
Khi thi công các cặp khối của dầm hẫng, bê tông đ ược đổ cho từng khối
riêng biệt nên dầm hẫng có khả năng “bập bênh”, do đó mốc cao độ phải đặt vào
tim ngang trụ và phải thờng xuyên kiểm tra so với mốc cao độ thiết kế để phát
hiện xem có bất kỳ có sự sai khác nào không.
Thời điểm đo đạc
+ Chênh lệch về nhiệt độ có ảnh h ởng lớn đến độ võng của dầm hẫng nên
cao độ chỉ đợc nghiệm thu vào lúc nhiệt độ không khí ≤ 25°
25 C. Nói chung vào
đầu buổi sáng (ví dụ trớc 7 giờ về mùa hè) khi nắng mặt trời ch a ảnh hởng đến
nhiệt độ của kết cấu nhịp là lúc đo thích hợp nhất.
+ Dầm hẫng có khả năng tự “bập bênh” nếu có lệch tải giữa hai đầu nên
phải nghiệm thu cao độ ván khuôn cả hai khối của một cặp khối xong mới tiến
hành đổ bê tông.
+ Tại mỗi mặt cắt của dầm hẫng, các giá trị cao độ lấy ở các thời điểm:

- Trước khi đổ bê tông
- Sau khi đổ bê tông
- Sau khi căng kéo
- Sau khi lao xe đúc và buộc xong cốt thép cho cặp khối mới
Đo đạc độ vồng của dầm theo các giai đoạn thi công

18


+ Kết thúc xong một cặp khối dầm, tr ớc khi đổ bê tông cho cặp khối mới,
phải đo đạc lại các số liệu về độ vồng để kiểm tra mức độ sai số và sai số đó
phải nằm trong sai số cho phép.
+ Việc đo đạc phải tiến hành vào thời điểm mà nhiệt độ không thay đổi
trong ngày và có nhiệt độ ≤ 25°
25 C, tại thời điểm đó thì:
+ Bó cáp của cặp khối trước đó đã đợc căng xong
+ Xe đúc đã đợc lao đến vị trí sẵn sàng cho việc đúc khối mới
+ Cốt thép của khối mới đã đợc đặt
+ Vị trí các điểm đo đạc đặt theo dọc chiều dài dầm tại 3 vị trí
- Tim cầu
- Mép thượng lu cầu
- Mép hạ lu cầu
+ Riêng đo đạc độ vồng của dầm khi thi công khối hợp long đ ược đo đạc
tại thời điểm sau:
+ Sau khi thi công xong khối cuối cùng của dầm hẫng
+ Sau khi lao xe đến vị trí thi công khối hợp long
+ Trước khi điều chỉnh cao độ
+ Sau khi điều chỉnh cao độ
+ Sau khi thi công xong khối hợp long
+ Độ vồng toàn cầu sẽ được đo đạc sau khi khối hợp long cuối cùng của

cầu hoàn thành.
+ Nói chung, việc đo đạc độ vồng phải gắn liền với sơ đồ đặt tải đã đ ược
người thiết kế tính đến tương ứng với giai đoạn thi công.

19


20



×