Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

THỰC TRẠNG BIẾN đổi về mức SỐNG của NHÓM dân cư SAU tái ĐỊNH cư ở THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.78 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VỀ MỨC SỐNG CỦA NHÓM DÂN CƯ
SAU TÁI ĐỊNH CƯ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ QUÁ TRÌNH DI DỜI GIẢI TOẢ, TÁI
ĐỊNH CƯ

2.1.1. Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố biển miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên - Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển
Đông.
Đà Nẵng là đầu mối giao thông quan trọng, với hệ thống cảng biển,
sân bay quốc tế, đường sắt, đường ô tô được nâng cấp ngày càng hoàn
chỉnh. Bưu chính viễn thông được hiện đại hoá tiếp cận được với trình độ
khu vực và thế giới. Có thể nói Đà Nẵng đang hội tụ đầy đủ những nhân
tố để trở thành đầu mối trung chuyển, quá cảnh, giao lưu hàng hoá dịch vụ
ở trong nước và quốc tế. Hiện tại, Đà Nẵng có đường bay thẳng quốc tế
tới BăngKok, Taiwan, Hong Kong, Siemriep, Vientian và Singapo. Ngoài
hai tuyến đường huyết mạch, quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam nối liền
hai miền đất nước thì Đà Nẵng còn nằm trên con đường xuyên Á (14B),
con đường thông thương với các nước bạn Lào, Campuchia, Thái Lan,
Mianma. Trong tương lai gần, ngoài việc đáp ứng nhu cầu trao đổi, thông
thương buôn bán giữa các vùng kinh tế trong nước thì Đà Nẵng còn là
một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển Đông của một số quốc gia
trong khu vực và sẽ trở thành đầu mối quan trọng về vận chuyển và vận
tải quốc tế của miền Trung - Tây Nguyên và các nước thuộc lưu vực sông
MêKông. Đây chính là lợi thế cho Đà Nẵng mở rộng quan hệ giao lưu hợp
tác kinh tế - xã hội với các nước trên thế giới và khu vực, là tiền đề quan
trọng để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt phát triển kinh tế biển, từng


bước đưa Đà Nẵng trở thành động lực cho vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung.


Ngoài ra, với ưu thế vừa nằm liền kề với khu kinh tế mở Chu Lai, khu
kinh tế Dung Quất, lại vừa nằm giữa quần thể di sản văn hoá thế giới, gồm
cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn nên Đà Nẵng càng có
nhiều lợi thế so sánh và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó,
con người Đà Nẵng thông minh, chất phác, cần cù lao động và luôn nêu cao
truyền thống cách mạng. Điều này đã và đang trở thành yếu tố quyết định sự
thăng tiến của Đà Nẵng.
Thành phố Đà Nẵng hiện có diện tích đất tự nhiên: 1255,0km2; dân
số: 754.500 người; thành phố có 5 quận nội thành và hai huyện (huyện Hòa
Vang và huyện đảo Hoàng Sa).
Đà Nẵng có đủ tiềm năng và lợi thế để phát triển các ngành kinh tế,
nhất là công nghiệp, cảng biển, thương mại, dịch vụ - du lịch và nông ngư
nghiệp. Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương (năm
1997), thành phố Đà Nẵng đã có vị thế mới, kinh tế Đà Nẵng có nhịp độ
phát triển khá liên tục. GDP tăng trưởng bình quân hàng năm 10,19%. Năm
2004, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP) đạt hơn 5.463 tỷ đồng, tăng
13,3%; GDP bình quân đầu người ở mức 12,54 triệu đồng/người/năm [30,
tr.13]. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được tăng cường cả
về số lượng và chất lượng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
cải thiện rõ rệt. Thành phố đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo từ 3,55% trên tổng
số hộ dân cư tính đến cuối năm 1999 xuống còn 1,95% năm 2003 và 0,13%
năm 2004. Kết quả đó là sự nỗ lực lớn của Đảng bộ, chính quyền thành phố
trong việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của thành phố.


Để nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế, trong những năm qua
Đà Nẵng đã đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất,
nâng cấp, chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại hoá, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc mở rộng không gian đô thị.Trong 5 năm (1997-2002), tổng số vốn
đầu tư phát triển tăng 4,7 lần và chiếm 58,3% tổng chi ngân sách. Hàng loạt

các công trình, dự án lớn như: cầu Sông Hàn, khu đô thị mới Bạch Đằng
Đông, các khu TĐC,... đã được thực hiện. Đà Nẵng đã và đang tiếp tục chú
trọng tập trung vào công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, phát
huy tiềm năng thế mạnh của thành phố trên các mặt kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội.
2.1.2. Quá trình di dời giải toả và tái định cư ở Đà Nẵng
Một trong những thành quả rõ nét nhất ở thành phố Đà Nẵng trong
những năm qua là công tác xây dựng cơ sở hạ tầng gắn liền với quy hoạch
và chỉnh trang đô thị, khai thác nguồn lực trong dân, khai thác có hiệu quả
quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng không gian đô thị.
Trước 1997, mặc dù là trung tâm hành chính- kinh tế - xã hội của một
tỉnh lớn là Quảng Nam - Đà Nẵng, song thành phố Đà Nẵng lúc đó chỉ có
3 quận nội thành mà trong đó chỉ có quận I (Hải Châu) là thực chất mang
tính phố phường. Còn các quận II, III thì đằng sau vài dãy phố nghèo là
tình trạng bán nông, bán thị với những xóm làng xen lẫn giữa những vũng
đầm hoang vu.
Sau 1997, “thành phố chủ trương vừa chú trọng phát triển sản xuất
kinh doanh vừa tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh
trang đô thị” [1]. Với quyết sách đúng đắn, táo bạo của Đảng bộ cùng với
chủ trương hợp lòng dân, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, Đà
Nẵng đã và đang thực hiện tiến trình đô thị hoá thành công trên cả quy mô


và chất lượng. Với việc hình thành các khu dân cư mới như Thạc Gián, Vĩnh
Trung, Bạch Đằng Đông, Nam cầu Tuyên Sơn... không gian đô thị thành
phố không còn bó hẹp ở một số phường của quận Hải Châu và Thanh Khê
như trước.Đến nay Đà Nẵng được mở rộng thành 5 quận nội thành với quy
mô rộng lớn, chất lượng cơ sở hạ tầng tương xứng với đô thị loại I. Trong 8
năm qua, thành phố đã vận động gần 65.000 hộ gia đình, nghĩa là hơn một
phần ba cư dân toàn thành phố chịu giải toả di dời, lấy đất xây dựng những

công trình công cộng, phúc lợi [30]. Theo báo cáo của lãnh đạo Phòng Quản
lý đô thị thuộc UBND thành phố thì đến cuối 2004, thành phố đã triển khai
thực hiện trên 100 dự án có liên quan đến giải toả, di dời dân cư. Đồng hành
với quá trình giải toả là việc quy hoạch kiến tạo nơi ở mới theo tiêu chuẩn
đô thị văn minh, hiện đại. Đến nay đã có hơn 100 khu TĐC, khu chung cư
được xây dựng để di chuyển, ổn định chỗ trở cho hàng chục ngàn hộ dân
trong diện giải toả để chỉnh trang đô thị. Nhiều khu nhà chồ (nhà ở tạm bợ
của ngư dân ven sông Hàn) được xoá sạch trong một thời gian ngắn. Những
xóm nghèo nhếch nhác sống lay lắt bên những vùng đầm hôi thối được thay
bằng những khu phố sạch, đẹp. Ở những khu TĐC, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội được nâng cấp và xây dựng mới một cách khá đồng bộ [1]. Những thành
công to lớn trong công tác đô thị hoá đã tạo tiền đề quan trọng để Thủ tướng
Chính phủ ra Quyết định số 145/2003/QĐ-TTg ngày 15/7/2003 công nhận
thành phố Đà nẵng là đô thị loại I.
Một trong những thành quả to lớn của thành phố trong những năm qua
là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, điều này đã làm thay đổi
bộ mặt thành phố, thu hút các nhà đầu tư, tác động tích cực đến quá trình
phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần
của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì quá trình di


dời giải toả và TĐC cũng đang nảy sinh những vấn đề xã hội cần được quan
tâm nghiên cứu để giải quyết.
2.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ MỨC SỐNG CỦA NHÓM DÂN CƯ SAU TÁI
ĐỊNH CƯ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1. Giới thiệu về mẫu điều tra
Quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị ở Đà Nẵng đã và đang diễn ra
rộng khắp trên mọi quận, huyện của thành phố. Ở quận, huyện nào cũng có
những hộ dân giải toả, di dời vào sinh sống trong các khu TĐC. Do quá trình

TĐC ở mỗi địa điểm được tiến hành ở những thời điểm khác nhau và mỗi
địa bàn dân cư lại có những đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau nên để mẫu
khảo sát có tính đại diện cho tập hợp đối tượng trong thực tế, tác giả đã xác
lập 3 quận sau đây làm địa bàn khảo sát:
- Quận Sơn Trà, một quận nằm ở phía đông thành phố, phía đông bờ
sông Hàn. Trước năm 1997, nơi đây cơ sở hạ tầng đô thị còn chưa phát triển,
không gian đô thị chỉ mới được xác lập sau khi thành phố đẩy mạnh chủ
trương quy hoạch, chỉnh trang đô thị.
- Quận Hải Châu, có vị trí nằm ở trung tâm thành phố. Đây là quận có
lịch sử phát triển đô thị sớm nhất của Đà Nẵng. Mức sống dân cư cũng khá
hơn so với các quận khác.
- Quận Thanh Khê, cách đây mấy năm thuộc địa bàn vùng ven của thành
phố, nay đang định hướng phát triển thành quận trung tâm của Đà Nẵng.
Nhìn chung mức sống của nhóm dân cư trước khi TĐC ở cả ba địa
bàn kể trên thấp hơn mức sống trung bình của thành phố vì những dự án di
dời, TĐC lâu nay chủ yếu hướng vào những khu vực có cơ sở hạ tầng kinh
tế và xã hội còn yếu kém.


Trên cơ sở xác định các quận nói trên, tác giả đã xác định mỗi quận
một phường đại diện để từ đó chọn ra các tổ dân phố tiêu biểu đáp ứng yêu
cầu nghiên cứu. Ở mỗi tổ một danh sách các hộ thuộc diện di dời, giải tỏa
được thành lập và áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, để
chọn ra các hộ để điều tra. 210 hộ đã được lựa chọn phân bổ như sau:
Địa bàn điều tra Q.Sơn Trà Q. Thanh Khê Q. Hải Châu
Quy mô mẫu

76

68


Tổng cộng

66

Thành phần xã hội của những chủ hộ được điều tra như sau:
- Tuổi:
+ Dưới 30-45 tuổi : 55,7%.
+ Từ 46 -55 tuổi

: 30%

+ Trên 55 tuổi

: 14,3%

- Giới tính:
+ Nam giới

: 69,56%

+ Nữ giới

: 30,44%

- Học vấn
+ Tiểu học trở xuống

: 28,3%


+ Trung học cơ sở

: 42,8%

+ Trung học phổ thông

: 15,7%

+ Công nhân kỹ thuật

: 1,4%

+ Trung cấp

: 1,4%

+ Cao đẳng - đại học trở lên: 10,4%
- Ngành nghề, việc làm:
+ Công nhân

: 15,7%

+ Viên chức

: 11,9%

+ Dịch vụ, buôn bán

: 24,2%


+ Nông nghiệp

: 10,0%

210


+ Lao động phổ thông

: 21,4%

+ Thất nghiệp

: 9,0%

+ Khác

: 7,6%

- Loại gia đình:
+ Hai thế hệ

: 80,3%

+ Nhiều thế hệ

: 4,2%

+ Khuyết thiếu


: 15,5%

2.2.2. Các kết quả chủ yếu thu được từ cuộc điều tra
2.2.2.1 Biến đổi về thu nhập
Mức sống của dân cư phần nào đó được thể hiện qua mức thu nhập
thực tế của họ. Thu nhập là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi
cá nhân, gia đình và xã hội. Mức sống của mỗi người, mỗi hộ gia đình cao
hay thấp, ở mức độ giàu hay nghèo chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập của các
cá nhân hoặc gia đình đó. Đối với xã hội, thu nhập là một trong những yếu
tố cơ bản tạo nên tình trạng ổn định hay không ổn định. Chính vì vậy, trong
định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, ở từng địa
phương nói riêng thì việc nâng cao thu nhập nhằm ổn định và cải thiện đời
sống của nhân dân luôn là mục tiêu được quan tâm hơn cả. Cũng vì lẽ đó mà
trong những thập kỷ qua các cuộc điều tra nghiên cứu về mức sống của dân
cư đều chủ yếu dựa vào chỉ báo thu nhập và lấy thu nhập làm tiêu chuẩn để
định mức sống: giàu có, khá giả, trung bình, tạm đủ hay nghèo đói.
Xử lý số liệu điều tra về tình hình thu nhập của 210 hộ gia đình sau
TĐC nằm trong mẫu khảo sát ở 3 địa bàn quận Sơn Trà, quận Thanh Khê và
quận Hải Châu thuộc Thành phố Đà Nẵng, bước đầu cho chúng ta nhận thấy
diện mạo của sự biến đổi như sau:


Nhìn chung, mức sống của nhóm dân sau TĐC có sự biến đổi khá đa
dạng. Các điều kiện thỏa mãn nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần được
cải thiện và có nhiều ý kiến chủ hộ đánh giá là tốt hơn so với trước TĐC.
Nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng được xây mới, khá đồng bộ tạo thuận lợi cho
người dân tiếp cận các dịch vụ đô thị cơ bản. Tuy nhiên, ở một số mặt như
việc làm, thu nhập hay chi tiêu thì lại có nhiều ý kiến đánh giá là kém đi so
với trước TĐC. Có thể thấy điều này qua bảng thống kê sau:
Bảng 2.1: Đánh giá của chủ hộ về cuộc sống gia đình sau TĐC

Đơn vị tính: %
Nội dung
Việc làm
Thu nhập
Chi tiêu
Điều kiện học hành
Dịch vụ điện
Dịch vụ nước
Vui chơi giải trí
Thông tin liên lạc

Tốt hơn

Như cũ

Kém đi

12,5
4,3
14,7
40,9
68,7
61,2
22,4
39,1

37,5
38,4
16,4
33,3

25,4
31,3
35,8
31,3

45,3
48,9
59,1
9,1
1,5
3,0
9,0
1,6

Khó đánh
giá
4,7
8,4
9,0
16,7
4,5
4,5
32,8
28,1

Xét riêng về mặt thu nhập, ta thấy có 28,4% ý kiến của các chủ hộ cho
rằng, sau TĐC, thu nhập của gia đình họ vẫn như cũ; có 21,3% ý kiến khẳng
định thu nhập của gia đình họ tốt hơn; có 48,9% ý kiến xác định mức thu
nhập kém đi so với trước TĐC và 1,5% ý kiến cho rằng khó đánh giá.
Như vậy, sau TĐC, đã có một bộ phận dân cư có được mức sống

ngang bằng và tốt hơn trước. Nhưng bên cạnh đó lại còn một bộ phận khá
lớn (48,9%) dân cư có thu nhập kém đi, chiếm tỷ lệ cao hơn gấp 11,37 lần số
hộ có thu nhập tốt hơn.
Để nhận biết sâu hơn về sự BĐMS theo thu nhập của cộng đồng dân
cư trong diện khảo sát, dựa trên mức thu nhập bình quân đầu người thống kê
được, tác giả chia dân cư thành 5 nhóm hộ, mỗi nhóm gồm 20% dân số theo


tiêu chí có thu nhập từ thấp nhất đến cao nhất. Kết quả cho thấy, sau TĐC,
thu nhập của các nhóm cũng có sự suy giảm đáng kể so với trước TĐC.
Bảng 2.2: Mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng chia theo 5 nhóm
hộ có mức sống từ thấp đến cao
Đơn vị tính: nghìn đồng
Nhóm nghèo

Nhóm
tạm đủ

Nhóm
trung bình

Nhóm
khá giả

Nhóm giàu

Trước TĐC

177.140


308.054

406.488

521.190

852.346

Sau TĐC

171.726

263.205

332.814

428.282

779.166

3,1%

14,6%

18,2%

17,9%

8,6%


Thời gian

Chênh lệch

Bảng trên cho thấy, sau TĐC mức thu nhập từ nhóm nghèo đến nhóm
giàu đều ít nhiều có sự giảm sút. Trong đó, nhóm trung bình có sự giảm sút
nhiều nhất, sau TĐC, thu nhập của nhóm này chỉ bằng 81,8% so với trước
TĐC; tương ứng như vậy nhóm khá giả chỉ bằng 82,1%; nhóm tạm đủ chỉ
bằng 85,4%; thu nhập nhóm hộ giàu, sau TĐC có mức suy giảm ít hơn, bằng
91,4% so với trước TĐC. Riêng nhóm nghèo, có mức thu nhập sau TĐC
giảm sút thấp nhất, bằng 96,9% so với trước TĐC.
Rõ ràng, việc di dân, TĐC đã làm thay đổi các điều kiện làm việc
cũng như các mối quan hệ kinh tế của người lao động và điều kiện này đã
ảnh hưởng đến mức thu nhập của họ.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào đặc trưng cụ thể của
từng nhóm hộ. Thu nhập sau TĐC của nhóm giàu ít giảm sút hơn các nhóm
hộ có mức sống khác, bởi nhóm này có những ưu thế về vốn, nghề nghiệp...
nên sau TĐC dù có sự thay đổi về môi trường và địa bàn sinh sống nhưng họ
vẫn duy trì được thu nhập. Còn đối với nhóm hộ nghèo, thu nhập sau TĐC
của họ có giảm nhưng không đáng kể vì mức sống theo thu nhập của nhóm


này vốn trước TĐC đã ở mức thấp nhất nên sau TĐC không thể thấp hơn
được nữa.
Khi thống kê về tổng thu nhập thực tế hàng tháng của hộ gia đình và
nhân khẩu ở hai thời điểm trước và sau TĐC ta càng thấy rõ hơn sự biến đổi.
Bảng 2.3: Tổng thu nhập của hộ gia đình và đầu người/ tháng
Đơn vị tính: đồng
Thời gian


Bình quân tổng thu nhập Bình quân tổng thu nhập
của hộ gia đình/ tháng
đầu người/tháng

Trước TĐC

1.970.144

456.543

SauTĐC

1.746.280

391.778

Bảng số liệu đã cho thấy có sự biến đổi rõ rệt về thu nhập sau TĐC; ở
quy mô hộ gia đình, mức thu nhập bình quân/ tháng sau TĐC có sự giảm sút
đáng kể, từ 1.970.144 đồng, giảm xuống còn 1.746.280 đ/một tháng, tức chỉ
bằng 88,6% so với trước TĐC.
Ở quy mô thu nhập theo nhân khẩu chúng ta cũng nhận thấy có sự
biến đổi tương ứng. Thu nhập bình quân đầu người/tháng của người dân sau
TĐC đã giảm từ 465.543đ xuống còn 391.778đ, nghĩa là chỉ bằng 85,8% so
với thời điểm trước TĐC.
Để thấy rõ hơn sự biến đổi về thu nhập của các nhóm hộ được khảo
sát ở hai thời điểm trước và sau TĐC, tác giả đã xây dựng tháp phân tầng
mức sống theo thu nhập dựa trên kết quả điều tra theo 5 mức nghèo, tạm đủ,
trung bình, khá giả, giàu như sau:
Biểu đồ 2.1: Tháp phân tầng mức sống theo thu nhập



Mức sống theo thu nhập trước TĐC

Mức sống theo thu nhập sau TĐC
2,4% giàu

1,4% giàu
23,2% khá

11,6% khá

49,3% trung bình

46,4% trung bình

23,2% tạm đủ

35,3% tạm đủ

2,9% nghèo

4,3% nghèo

Ở tháp phân tầng trước TĐC ta nhận thấy đa phần dân cư có thu nhập
ở mức trung bình, với tỷ lệ 49,3% thuộc nhóm này. Còn hai nhóm hộ khá và
tạm đủ ăn có quy mô cân bằng nhau vì mỗi nhóm đều có cùng tỷ lệ 23,2%.
Còn lại hai nhóm đỉnh - giàu và đáy - nghèo đều chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
(nhóm giàu chỉ chiếm 1,4% và nhóm nghèo chỉ có 2,9%).
Khi đem so sánh mức sống theo thu nhập giữa hai tháp phân tầng ta
thấy có một sự biến đổi rất lớn trong cơ cấu giữa các nhóm hộ.

Trước hết là có sự tăng lên của nhóm hộ giàu từ 1,4% trước TĐC lên
2,4% sau TĐC (tăng 1,7 lần). Nhóm hộ tạm đủ tăng từ 23,2% lên 35,3%
(tăng 1,3 lần) và nhóm hộ nghèo cũng tăng từ 2,9% lên 4,3% (tăng 1,48 lần).
Bên cạnh sự tăng lên của 3 nhóm hộ kể trên là sự giảm sút của 2 nhóm
hộ khá và trung bình. Nhóm hộ khá suy giảm từ 23,2% xuống còn 11,6%
(giảm 2 lần) và nhóm hộ trung bình giảm từ 49,3% trước TĐC xuống còn
46,4% sau TĐC.
Như vậy, qua phân tích số liệu ta thấy, cơ cấu tháp phân tầng sau
TĐC có sự biến đổi theo chiều hướng thiên về cực dưới, tức có sự tăng
nhanh tỷ lệ ở 2 nhóm có mức thu nhập tạm đủ và nghèo. Trước TĐC 2
nhóm này chỉ chiếm 26,1% nhưng sau TĐC lại tăng lên 39,6% (tăng 1,48


lần). Mặt khác , sau TĐC mặc dù nhóm hộ giàu có tăng lên 1,7 lần song vì
do nhóm hộ khá giảm sút 2 lần nên đã làm cho 2 nhóm hộ có mức sống
trên trung bình (nhóm hộ giàu và khá giả) giảm mạnh từ tỷ lệ 24,6% trước
TĐC xuống còn 14% sau TĐC (giảm 1,75 lần) chính đều này đã làm cho
tháp phân tầng sau TĐC có xu hướng phình to ra ở các tầng dưới, thu hẹp
mạnh ở tầng trên và điều đó thể hiện sự phân hoá xã hội rõ nét hơn trong
cộng đồng dân cư sau TĐC.
Kết quả phân tích trên, phần nào cho thấy diễn biến đời sống của
nhóm dân sau TĐC khá phức tạp. Khi người dân phải rời bỏ nơi ở cũ với
những điều kiện sống, làm việc và những mối quan hệ làm ăn ổn định để
chuyển vào sinh sống trong các khu TĐC, không phải ai cũng dễ dàng
trong việc duy trì hay tạo lập được việc làm mới cũng như các mối quan
hệ làm ăn mới. Đối với những hộ gia đình, những cá nhân vốn có nghề
nghiệp ổn định, có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật, lợi thế về vị trí địa lý
và có cơ may thì dễ thích ứng với môi trường sống để tạo ra lợi thế mới
về thu nhập để cải thiện, nâng cao mức sống. Còn những hộ gia đình,
những cá nhân vốn trước đây gắn với nghề nông - ngư nghiệp, lao động

phổ thông, buôn bán - dịch vụ ở quy mô nhỏ với trình độ học vấn thấp
thì nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm để ổn định
và nâng cao mức sống.
Xem xét vấn đề biến đổi thu nhập chúng ta cũng không thể tách rời
với vấn đề ngành nghề, việc làm bởi cơ cấu ngành nghề, việc làm là yếu tố
chính yếu qui định cơ cấu thu nhập.
Theo số liệu khảo sát từ 210 hộ với 933 nhân khẩu trong đó lực lượng
lao động có việc làm ở thời điểm trước TĐC gồm 491 người, sau TĐC có
489 người và được cơ cấu như sau:


Bảng 2. 4: Cơ cấu lao động theo ngành nghề, việc làm
Đơn vị tính: %
Cơ cấu lao động
Trước TĐC
Sau TĐC
Lĩnh vực ngành nghề, việc làm
Nông ngư nghiệp
15,3
7,0
Cán bộ - Công chức
14,2
12,8
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
19,6
16,2
Buôn bán - Dịch vụ
28,8
35,2
Lao động phổ thông

22,1
26,9
Khác
0,6
6.39
Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy cả ở thời điểm trước và sau TĐC
thì lao động hoạt động trong các ngành: Buôn bán - dịch vụ (chủ yếu có quy
mô nhỏ) và lao động phổ thông đều chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động.
Riêng hai nhóm ngành nghề này đã chiếm trên 50% tổng số lao động có việc
làm (trước TĐC là 50,9% và sau TĐC là 62,1% lao động). Số lao động còn
lại được phân bố khá đều trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác.Chiếm tỷ lệ
nhỉnh hơn một chút chính là ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
(CN-TTCN): chiếm tỷ lệ 19,6% lao động trước TĐC và 16,2% lao động sau
TĐC.
Tuy nhiên điều được thể hiện rõ nét trong bảng số liệu và đáng quan
tâm ở đây chính là sự biến đổi trong cơ cấu lao động giữa các nhóm ngành
nghề trước và sau TĐC, mà chính sự di động xã hội này có tác động rất lớn
đến mức thu nhập thực tế của người lao động và hộ gia đình.
Chiều hướng biến đổi thứ nhất là tỷ lệ lao động trong nhóm ngành
nông lâm - ngư nghiệp giảm nhanh chóng từ 15,3% trước TĐC nay chỉ còn
7,0%, tức là giảm hơn một nữa. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp cũng giảm sút từ 19,6% trước TĐC xuống còn
16,2% sau TĐC.


Ngoài ra nhóm lao động trong khu vực nhà nước cũng có sự giảm nhẹ
từ 14,2% xuống còn 12,8%. Sự giảm sút quy mô lao động ở nhóm cán bộ
công chức là vì có một bộ phận đến tuổi nghỉ hưu hoặc nghỉ mất sức. Số
người nghỉ hưu chúng tôi xếp vào số lao động khác. Đây cũng là sự lý giải
hợp lý cho sự tăng đột biến lên 10,6 lần của nhóm nghề khác sau TĐC.

Chiều hướng biến đổi thứ hai là tỷ lệ lao động trong các ngành buôn
bán - dịch vụ và lao động phổ thông có sự tăng vọt. Trong đó lao động nhóm
ngành buôn bán - dịch vụ từ 28,8% tăng lên tới 35,2% - bằng tỷ lệ lao động
của cả 3 nhóm ngành nông - ngư, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và cán
bộ công chức cộng lại.
Chính sự biến đổi cơ cấu việc làm đã kéo theo cơ cấu thu nhập giữa các
lĩnh vực nghề nghiệp cũng được phân bố lại một cách tương ứng. Trên cơ sở
khảo sát thực tế thông qua mẫu điều tra chúng tôi thu được các kết quả như
sau:
Bảng 2. 5: Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề, việc làm
Lĩnh vực ngành nghề, việc làm
- Nông - ngư nghiệp

Cơ cấu thu nhập %
Trước TĐC
Sau TĐC
20,87
7,20

- Cán bộ công chức

16,10

17,19

- Công nghiệp - Tiểu thủ công

14,70

13,16


nghiệp

27,24

36,03

- Buôn bán - dịch vụ

21,09

21,39

- Lao động phổ thông

0,00

4,94

- Khác
Như vậy, bảng 2.5 cho thấy, cơ cấu thu nhập từ các lĩnh vực ngành
nghề, sau TĐC cũng có sự thay đổi so với trước TĐC theo các xu hướng:


- Giảm rất mạnh tỷ lệ thu nhập từ ngành nông- ngư nghiệp và công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng có sự giảm nhẹ. Trong đó nông- ngư
nghiệp giảm từ 20,87% trước TĐC xuống còn 7,2% sau TĐC (giảm 2,9 lần).
Công nghiệp - TTCN giảm nhẹ từ 14,7% tỷ lệ thu nhập xuống còn 13,16%
tỷ lệ thu nhập.
- Tăng nhanh nguồn thu nhập từ các nhóm ngành buôn bán - dịch vụ

và tăng nhẹ trong nhóm nghề lao động phổ thông. Buôn bán - dịch vụ trước
TĐC chiếm 27,24% thu nhập thì sau TĐC đã chiếm tới 36,03% trong tổng
thu nhập. Nguồn thu nhập từ lao động phổ thông có sự tăng nhẹ từ 21,09%
lên 21,39% sau TĐC.
Đối chiếu 2 bảng số liệu (bảng 2.4 và 2.5) về cơ cấu lao động và cơ
cấu thu nhập theo lĩnh vực nghề nghiệp ta đều thấy có sự biến đổi. Đó là sự
giảm nhanh tỷ trọng lao động và thu nhập của nhóm nông- ngư nghiệp; tăng
cao tỷ lệ lao động và thu nhập ở nhóm buôn bán - dịch vụ và lao động phổ
thông. Chính điều này cũng đã phản ánh phần nào sự hạn chế về trình độ lao
động, năng lực lao động và khả năng chủ động tìm kiếm việc làm để nâng
cao mức sống của nhóm dân cư sau TĐC.
Chỉ riêng nhóm cán bộ- công chức vốn có công việc ổn định, có trình
độ chuyên môn kỹ thuật nên sau TĐC mặc dù tỷ lệ lao động có giảm xuống
nhưng tỷ trọng đóng góp trong tổng thu nhập vẫn được nâng cao so với các
nhóm nghề khác.
Còn lại phần lớn các nhóm nghề khác không có sự thay đổi theo chiều
hướng tích cực về thu nhập sau TĐC. Đặc biệt nhóm nghề nông- ngư nghiệp
có sự giảm sút rất nhanh tỷ lệ thu nhập so với tỉ lệ lao động.
Trước TĐC với 15,3% lao động trong lĩnh vực nông- ngư đã đóng
góp tỷ lệ 20,87% trong tổng thu nhập.


Sau TĐC với tỷ lệ lao động chiếm 7,0%, đóng góp chỉ ở mức 7,2%
thu nhập. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đây là nhóm gặp rất nhiều
khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm để duy trì thu nhập sau TĐC. Thông
thường, đối với người làm nông sau TĐC gặp khó khăn về việc làm do mất
đất đai, không còn tư liệu sản xuất, không đủ điều kiện để chuyển đổi ngành
nghề nên dễ lâm vào tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp. Nhưng tại địa
bàn 3 quận mà chúng tôi khảo sát thì tỷ lệ dân cư hoạt động kinh tế thuần
nông rất thấp. Chỉ có một số ít lao động làm nghề chăn nuôi gà, lợn, trồng

rau, hoa quả trên một diện tích cũng không đáng kể. Vì vậy tỷ lệ đóng góp
trong thu nhập chung nhỏ bé. Bộ phận chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao
động cũng như đóng góp tỷ lệ lớn trong thu nhập của nông- ngư nghiệp
chính là ngư nghiệp. Nghề đi biển cùng với các hoạt động buôn bán cá
kèm theo đã đem lại thu nhập rất cao cho nhóm dân cư này. Chính vì vậy
mà trước TĐC, lao động nông- ngư nghiệp chiếm 15,3% dân số lao động
thì thu nhập của lĩnh vực này chiếm đến 20,87% trong thu nhập chung.
Sau TĐC các hộ làm ngư nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Ở các khu TĐC,
bên cạnh việc được thụ hưởng không gian vật chất - xã hội đô thị văn
minh hiện đại thì các hộ, các cá nhân hoạt động ngư nghiệp cũng đồng
thời mất đi những lợi thế nghề nghiệp của mình, đó là vị trí gần dòng
sông, bờ biển, có nơi bảo dưỡng tàu thuyền, hong phơi và sửa chữa c hài,
lưới. Những thành viên trong gia đình ngư dân không còn những lợi thế và
điều kiện thuận lợi như trước để làm nghề buôn bán cá, muối cá... Thu nhập
của họ có sự giảm sút rất nhiều so với trước đây. Vì vậy trong việc hoạch định
các chính sách TĐC, thiết nghĩ cần chú trọng nhiều hơn đến nhóm xã hội này.


Ở chiều cạnh nào đó, nhìn trên bề mặt sự chuyển động của cơ cấu lao
động theo lĩnh vực nghề nghiệp ta thấy có những chuyển biến tốt đẹp về cơ
cấu kinh tế của thành phố trong quá trình CNH-HĐH và ĐTH.
Rõ ràng nhờ có chủ trương quy hoạch và chỉnh trang đô thị ở tầm
chiến lược của Thành uỷ và chính quyền thành phố mà đã tạo ra một sự thay
đổi lớn có tính cách mạng trong lòng xã hội và trong tư duy của mỗi con
người, mỗi gia đình. Chính quá trình di dân và TĐC của thành phố đã thúc
ép, tạo ra điều kiện, cơ hội hay nói đúng hơn là tạo ra tình thế bắt buộc
người dân thoát ra khỏi thói lề cũ, tự mình phải chuyển đổi nghề nghiệp cho
thích ứng với môi trường mới, điều kiện sống mới và mưu cầu một tương lai
có cuộc sống tốt hơn. Qua đó góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp,

dịch vụ và giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông- ngư nghiệp.
Tuy nhiên, nếu quán sát và phân tích kỹ sự thay đổi nói trên tác giả
nhận ra sự bất thường. Theo lôgic thông thường thì quá trình ĐTH sẽ làm
cho tỷ lệ lực lượng lao động và tỷ lệ thu nhập của nhóm ngành công nghiệp
và dịch vụ tăng lên nhanh, phù hợp với quá trình công nghiệp hoá. Nhưng
trong cả 2 bảng số liệu (bảng 2.4 và 2.5) ta lại thấy tỉ lệ lao động và đóng
góp thu nhập của ngành CN -TTCN lại bị giảm sút chứ không tăng lên như
mong đợi. Trong khi đó lĩnh vực buôn bán - dịch vụ và lao động phổ thông
lại có sự tăng đột biến. Điều này phản ánh thực tế gì ?.
Khi thành phố tiến hành quy hoạch, chỉnh trang đô thị thì không chỉ
các hộ gia đình phải di dời, giải toả, vào sinh sống trong các khu TĐC mà
một số nhá máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất của các ngành như công nghiệp
chế biến thuỷ sản, công nghiệp may mặc, giày da... vốn trước đây ở xen lẫn
trong khu dân cư nay cũng phải di dời vào các khu công nghiệp. Điều này
tạo ra khoảng cách xa xôi giữa nơi cư trú và nơi làm việc cho các công nhân.


Ngoài ra, những năm gần đây các hoạt động sản xuất gia công cho
một số xí nghiệp như dệt, sản xuất chăn bông, sản xuất đồ chơi, hoa giả cũng
không được phát triển một cách suôn sẽ, vì thế thu nhập ngày công của công
nhân rất thấp. Với những lý do kể trên mà sau TĐC có đến 40,6% tỷ lệ lao
động rời bỏ lĩnh vực CN - TTCN để tìm kiếm việc làm ở lĩnh vực buôn bán dịch vụ và lao động phổ thông.
Với mạch phân tích đó chúng ta nhận thấy thực chất sự tăng vọt của tỷ
lệ lao động và thu nhập từ ngành buôn bán - dịch vụ sau TĐC không thuần
tuý do tác động tích cực của sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nhu cầu của
thực tiễn xã hội mà trong đó ẩn chứa một tỷ lệ “ảo”, thực chất là tình trạng
thất nghiệp và bán thất nghiệp. Sau TĐC một bộ phận lao động từ các ngành
công nghiệp - TTCN, nông- ngư nghiệp do không có việc làm nên đành
chuyển qua buôn bán nhỏ với các hình thức như: để tủ thuốc trước nhà; bán
tạp hoá tại nhà; bán đồ ăn, thức uống trên các vĩa hè, lề đường, bán xăng lẻ...

tạo ra tình trạng quán vĩa hè, lề đường mọc lên như nấm sau mưa khắp các
ngã đường thành phố. Bên cạnh đó, việc giải toả, xây dựng lại cơ sở hạ tầng
thành phố và các công trình dân sinh đã làm cho thành phố Đà Nẵng như
một công trường lớn tạo ra nhiều việc làm ở loại hình lao động phổ thông
như thợ nề, thợ mộc, phụ hồ, nhặt phế liệu, xe kéo, xe thồ...
Tóm lại, sau TĐC môi trường sống thay đổi, công ăn việc làm thiếu
ổn định dẫn đến nguồn thu nhập của dân cư giảm xuống. Sự suy giảm thu
nhập của người dân sau TĐC có phải là vấn đề mang tính nhất thời trong
thời gian đầu hay đây là cái giá phải trả cho tiến trình đô thị hoá ở Đà Nẵng?
Đi tìm câu trả lời xác đáng cho vấn đề này, chúng tôi chia 210 hộ gia đình
của mẫu điều tra ra làm ba nhóm theo độ dài thời gian sau TĐC. Nhóm 1
gồm những hộ có thời gian TĐC dưới 2 năm, nhóm 2 có thời gian TĐC từ 2


đến 5 năm và nhóm 3 gồm những hộ TĐC trên 5 năm. Kết quả số liệu thu
được cho thấy diễn biến thu nhập theo thời gian sau TĐC như sau:
Bảng 2.6: Thu nhập đầu người/tháng theo độ dài thời gian sau TĐC
Đơn vị tính: nghìn đồng
Thời gian
TĐC
Nhóm 1

Các mức thu nhập theo đầu người
Bình quân
Thấp nhất
Cao nhất
369130

75.000


925.000

Nhóm 2

384345

100.000

933.000

Nhóm 3

432281

1.000.000

2.000.000

Bảng số liệu cho ta thấy mức thu nhập của người dân ngày càng được
nâng dần lên từ nhóm 1 đến nhóm 3. ở mức thu nhập bình quân đầu người/
tháng nhóm 2 có thu nhập tăng lên 4,1% so với nhóm 1. Nhóm 3 có thu nhập
tăng lên 12,4% so với nhóm 2 và 17,1% so với nhóm 1. ở các mức thu nhập
thấp nhất hay cao nhất cũng có sự biến đổi theo chiều luỹ tiến.
Như vậy, thời gian TĐC càng lâu đồng nghĩa với việc cuộc sống của
người dân cũng đi dần vào ổn định, thu nhập của dân cư từng bước được
nâng dần lên. Chính điều này đã khẳng định mặc dù có những khó khăn
bước đầu nhưng rõ ràng chủ trương qui hoạch, TĐC nhằm chỉnh trang đô thị
có ý nghĩa quan trọng trong định hướng phát triển lâu dài của thành phố. Rõ
ràng tiến trình ĐTH theo chiều sâu mà thành phố đang tiến hành không chỉ
tạo dựng cho thành phố một bộ mặt khang trang hiện đại mà người dân cũng

trực tiếp thụ hưởng các dịch vụ đô thị cơ bản (điện, đường, nước máy...).
Bên cạnh đó những khó khăn trong buổi đầu về việc làm, về chuyển đổi cơ
cấu nghề nghiệp, về thu nhập để cải thiện mức sống là điều khó tránh khỏi.
Sau cuộc “đại phẫu” - như cách nói của Bí thư Thành uỷ Nguyễn Bá Thanh -


thì không thể không có những cơn đau thắt, cái giá phải trả để có một cơ thể
cường tráng lâu dài.
Để có cuộc sống phát triển vững bền cho hôm nay và mai sau, hơn ai
hết mỗi cá nhân và hộ gia đình phải có nghị lực và niềm tin vào cuộc sống
ngày càng tốt đẹp hơn.
2.2.2.2. Biến đổi về chi tiêu
Thước đo mức sống bằng thu nhập quy ra tiền ở thời điểm điều tra
mặc dù có tầm quan trọng hàng đầu để phân loại mức sống, song cũng chỉ có
tính tương đối. Bởi vì kết quả điều tra trong thực tế cho thấy bên cạnh một
số ngành nghề có thu nhập ổn định thì vẫn có một số nghề (như phụ hồ, lột
da cá bò, hay nghề đi biển…) luôn ở trong tình trạng có nguồn thu nhập
không ổn định do công việc thất thường, hiệu quả lại phụ thuộc quá nhiều
vào yếu tố khách quan. Vì vậy, để thể hiện chính xác hơn sự biến đổi mức
sống của nhóm dân sau TĐC cần lấy mức chi tiêu cho đời sống làm tiêu chí
bổ sung quan trọng trong đánh giá.
Tuy nhiên việc thu thập những số liệu phản ánh đúng mức chi tiêu
thực tế của mỗi hộ gia đình là điều khó khăn và càng khó khăn hơn khi
nghiên cứu vấn đề này ở thời điểm trước TĐC, đặc biệt đối với nhóm hộ
TĐC đã nhiều năm thì đối tượng khó có thể nhớ hết những khoản chi phí
của gia đình mình. Để khắc phục trở ngại này, điều tra không chỉ phỏng vấn
chủ hộ gia đình mà còn tham khảo thêm ý kiến của các thành viên trong gia
đình. Từ tình hình chi tiêu của gia đình trong hiện tại, sử dụng phương pháp
hồi cố, giúp đối tượng xác định lại mức chi tiêu của gia đình trước TĐC.
Xử lý thông tin thu thập được từ cuộc điều tra cho thấy mức chi tiêu

của hộ gia đình/tháng thay đổi như sau:


Về "mức chi tiền từ khi vào khu TĐC so với trước đây (khi chưa vào
khu TĐC này) như thế nào?". Kết quả thống kê cho thấy có đến 87% ý kiến
cho rằng mức chi tiêu cho đời sống tăng lên, chỉ có 13% ý kiến khẳng định
không đổi. Như vậy sau TĐC, đa phần hộ gia đình đều cho rằng mức chi tiêu
tăng lên so với trước.
Đối chiếu với mức chi tiêu thực tế cho đời sống ở hai thời điểm trước
và sau TĐC ta thấy có một sự chênh lệch khá lớn:
Bảng 2.7: Mức chi tiêu cho đời sống
Đơn vị tính: đồng
Thời gian

Mức chi tiêu bình quân
của hộ gia đình/tháng

Mức chi tiêu bình quân
đầu người/tháng

Trước TĐC

1.226.984

283.934

Sau TĐC

1.556.060


365.788

Rõ ràng sau TĐC, mức chi tiêu bình quân của hộ gia đình/ tháng đã
tăng là 26,8% và mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng cũng tăng 28,85 so
với trước TĐC.
Nếu đem so sánh mức thu nhập bình quân với mức chi tiêu bình quân
của hộ và đầu người/tháng của dân cư ở 2 thời điểm trước và sau TĐC ta
thấy có sự biến đổi ngược chiều. Sau TĐC, trong khi thu nhập có sự giảm
sút thì mức chi tiêu cho đời sống lại tăng cao.
Bảng 2.8: Bảng tương quan giữa thu nhập và chi tiêu
Đơn vị tính: đồng
Mức bình quân hộ/tháng
Thu nhập
Chi tiêu

Trước TĐC
1970144
1226984

Mức bình quân đầu

người/tháng
Sau TĐC Trước TĐC Sau TĐC
1746280
456543
391778
1556060
283934
365788



Ta thấy ở thời điểm trước TĐC thì mức chi tiêu bình quân của
hộ/tháng và bình quân đầu người/tháng chỉ chiếm tương ứng 62,2% và
62,1% thu nhập. Ở thời điểm sau TĐC thì mức chi tiêu đã chiếm phần lớn
thu nhập của dân cư (chiếm 89,1%) thu nhập của hộ và 93,3% thu nhập
đầu người/tháng). Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là vì sao mức chi tiêu sau
TĐC tăng trong khi mức thu nhập đều giảm sút? Tại sao mức chi tiêu lại
chiếm tỷ lệ ngày cao trong thu nhập? Những chỉ báo trên thể hiện sự biến
đổi về mức sống như thế nào?
Để lý giải vấn đề này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 210 chủ
hộ. Với câu hỏi: “Nếu mức chi tiêu tăng lên so với trước đây, ông (bà) có thể
cho biết nguyên nhân?” Kết quả thu được các ý kiến như sau:
1/. Do vật giá tăng lên: có 79,1% ý kiến đồng tình.
2/. Do những chi phí khác mà trước đây không phải trả: 35,8% ý kiến
lựa chọn.
3/. Lý do khác (sinh thêm con, chi phí cho các quan hệ làm ăn...). Có
17,9% ý kiến trả lời.
Như vậy, trong các nguyên nhân làm cho mức chi tiêu sau TĐC tăng
lên thì do vật giá tăng lên được nhiều ý kiến xác nhận nhất: 79,1%. Đây
không đơn thuần là ý kiến chủ quan của người trả lời mà nó phản ánh một
thực tế ở nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng trong những
năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây, chỉ số giá tiêu dùng tăng rất cao làm
chi tiêu cho đời sống tăng lên. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, chỉ số
giá tiêu dùng năm 2002 tăng 4%; năm 2003 tăng trên 3% so với năm 2002.
Đặc biệt năm 2004, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng trên 5% so với 2003.
Tình hình này đã làm mức chi tiêu của người dân đều tăng lên. Thực
tế trên cho thấy, mức chi tiêu tăng lên sau TĐC chưa hẳn là dấu hiệu tin cậy
để đo lường sự tăng trưởng về chất lượng cuộc sống. Vậy ngoài nguyên



nhân chung có tính khách quan như trên còn có những lý do gì nữa làm mức
chi tiêu của nhóm dân cư sau TĐC tăng lên và điều này có đáng lo ngại không
khi mức chi tiêu của người dân ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng thu
nhập?
Giải đáp vấn đề này, chúng ta thấy có 35,8% ý kiến cho rằng chi tiêu
tăng lên là do những chi phí trước đây người dân không phải trả. Đây là ý
kiến của một người dân sau TĐC:
-“Trước đây nhà tôi dùng nước giếng, bây giờ vào sống ở khu tái
định cư có nước máy rất tiện dụng, sạch sẽ nhưng cũng thêm một khoản tiền
phải trả hàng tháng. Ngoài ra còn phải trả thêm tiền dọn rác và nhiều thứ
khác nữa...” (Nam - tuổi 41, tổ 74 - Thanh Lộc Đán - Thanh Khê).
Rõ ràng theo xu hướng chung của sự phát triển đô thị thì sự biến đổi
hành vi tiêu dùng của các thị dân như là một tất yếu. Tất nhiên quy mô, mức
độ của sự biến đổi đó xảy ra như thế nào còn phụ thuộc vào các điều kiện
kinh tế song không thể không xảy ra.
- “Gia đình tôi trước đây thường tổ chức ăn bữa sáng ở nhà nên ít tốn
kém. Nay vào ở khu tái định cư, thấy mọi người đều ăn hàng quán, nhà mình
cũng phải vậy”.
(Nữ - tuổi 48 - khu Phan Bôi - An Hải Bắc - Sơn Trà).
Như vậy, khi người dân chuyển vào sinh sống trong các khu TĐC, với
một không gian vật chất - xã hội được kiến tạo theo hướng đô thị hiện đại.
Điều này đã và sẽ ảnh hưởng đến lối sống, tạo ra những thói quen sinh hoạt
mới, nếp sống mới. Các thị dân có xu hướng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn
vào các dịch vụ xã hội. Để đánh giá chính xác cái được cái chưa được sau
TĐC, cần phải có những nghiên cứu sâu hơn với những nhân tố tác động


vừa nêu, song đứng về phương diện văn hoá - xã hội mà xét thì có thể nói
rằng mức sống của người dân sau TĐC đã được cải thiện một phần.
Tuy nhiên, trên phương diện kinh tế, tác giả nhận thấy rằng mức chi

tiêu tăng lên sau TĐC chưa hẳn đã tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng về chất
lượng cuộc sống.
Để thẩm định vấn đề này một cách đầy đủ hơn, tác giả tiến hành so
sánh mức chi tiêu của nhóm dân sau TĐC với mức chi tiêu của dân cư trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng trong các thời điểm tương ứng.
Bảng 2.9: Mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng của dân cư
thành phố Đà Nẵng
Đơn vị tính: đồng
Thời gian
Năm 1999
Năm 2002
Năm 2004

Mức chi tiêu chung
309.260
495.000
655.200

Mức chi tiêu cho đời sống
279.260
468.920
596.760

Nguồn: Báo cáo của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng.
Cần nhấn mạnh rằng, thời gian mà tác giả tiến hành khảo sát thực tế
mức sống của nhóm dân cư sau TĐC ở Đà Nẵng là từ tháng 2 đến tháng
4/2005. Mặc dù vậy, đem so sánh mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng là
365.788đ của nhóm dân cư sau TĐC ở thời điểm điều tra nói trên với mức
chi tiêu cho đời sống của dân cư thành phố Đà Nẵng ta thấy có một khoảng
cách chênh lệch khá lớn. Mức này chỉ bằng 78% so với năm 2002 và 61,3%

so với mức chi trung bình của người dân thành phố năm 2004. Như vậy so
với mặt bằng chung thì mức chi tiêu của nhóm dân cư sau TĐC vẫn thấp
hơn khá nhiều so với cộng đồng dân cư Đà Nẵng.
Đặc biệt khi đối sánh với mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng chia
theo 5 nhóm mức sống của dân cư thành phố Đà Nẵng vào năm 2004 thì
mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng của nhóm dân cư sau TĐC chỉ bằng


72,2% mức chi tiêu của nhóm có mức sống trung bình của thành phố năm
2004.
Khi xét về cơ cấu chi tiêu/ tháng ở quy mô hộ, chúng ta thấy bức tranh
tổng quát sau:
Bảng 2.10: Cơ cấu chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình
Các khoản chi

Trước TĐC
Số tiền (đ)
Tỷ lệ
512.637
41,78

Chi cho ăn uống
Chi cho sinh hoạt phí (điện,
101.594
nước, rác, TTLL)
Chi cho học hành
222.942
Chi cho khám chữa bệnh
75.827
Chi cho vui chơi giải trí

82.085
Chi khác
231.899
Tổng số
1.226.984

Sau TĐC
Số tiền (đ)
Tỷ lệ
671.595
43,16

8,28

157.940

10,15

18,17
6,18
6,69
18,90
100,00

311.834
114.837
78.269
221.582
1.552.060


20,04
7,38
5,03
14,24
100,00

Bảng số liệu trên cho thấy, nhìn chung, sau di dời, giải tỏa, mức chi
tiêu của người dân đã tăng lên (1.556.000 đồng/ 1.226.984đồng/tháng). Song
sự gia tăng các khoản chi vẫn chủ yếu dành cho những nhu cầu thiết yếu của
đời sống như ăn, sinh hoạt phí, học hành, khám chữa bệnh. Phần dành cho
nghỉ ngơi, vui chơi giảm trí giảm.
Ở thời điểm trước và sau TĐC thì chi tiêu cho ăn uống chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong cơ cấu chi tiêu (trên 40%) gấp đôi khoản chi lớn thứ 2 là chi cho
học hành (chiếm trên dưới 20%) và gấp đến 8 lần so với chi phí cho vui chơi
giải trí (5,03%) sau TĐC. Điều này còn thể hiện rõ nét trong bảng các khoản
ưu tiên chi tiêu của các hộ gia đình trước và sau TĐC:
+ 97% ý kiến trả lời ưu tiên chi tiêu cho ăn uống
+ Chi phí cho học tập chiếm 65,2%
+ Các khoản khác

: 46,4%

Như vậy, cơ cấu chi tiêu này vẫn thể hiện thói quen chi tiêu của nhóm
dân cư có thu nhập chưa cao, hơn nữa lại đang có nguy cơ bị giảm sút. Mức


×