Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM VÀ PHẠM TỘI CÓ TỔ
CHỨC TRONG CÁC VỤ ÁN CÓ ĐỒNG PHẠM
1. Tội phạm
1.1. Khái niệm tội phạm
Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong luật hình sự do người có chức năng trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; xâm phạm độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; xâm phạm đến chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, văn hóa quốc phòng an ninh; trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do
tài sản, các quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh
vực khác của trật tự xã hội chủ nghĩa” Điều 8 khoản 1 Bộ luật hình sự 1999.
1.2. Các dấu hiệu của tội phạm
Luật hình sự Việt Nam qui định người nào được xem là tội phạm khi
đủ bốn dấu hiệu sau:
1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội
Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết
định những dấu hiệu khác của tội phạm. Hành vi nào đó sở dĩ bị quy định
trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì nó có tính
nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội không những là căn cứ
phân biệt hành vi vi phạm khác mà còn là cơ sở đánh giá mức độ nghiêm
trọng nhiều hay ít của hành vi tội phạm và qua đó giúp cho việc cá thể hóa
trách nhiệm hình sự được chính xác.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có tính khách quan, không
phục thuộc vào ý muốn của nhà làm luật. Với ý nghĩa là thuộc tính khách
quan của tội phạm, tính nguy hiểm cho xã hội hoàn toàn có thể được con
người nhận thức và nhận thức đúng. Do vậy, khi khẳng định một hành vi
nguy hiểm cho xã hội là tội phạm là không có nghĩa đó là sự áp đặt một ý
muốn chủ quan của con người mà đánh giá tổng thể các yếu tố khách quan và
chủ quan ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm của nhà làm
luật các yếu tố này bao gồm:
- Tính chất khách thể;
- Tính chất của hành vi khách quan;
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 1
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
- Tính chất và mức độ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội;
- Tính chất và mức độ lỗi;
- Động cơ và mục đích của người có hành vi phạm tội;
- Thời gian và địa điểm, hoàn cảnh thực hiện tội phạm;
- Nhân thân người phạm tội;
- Các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
1.2.2. Tính trái pháp luật
Là dấu hiệu đòi hỏi cần phải có ở hành vi bị coi là phạm tội. Tính trái
pháp luật là cơ sở đảm bảo cho đường lối đấu tranh, phòng chống tội phạm
thống nhất, là động lực thúc đẩy của các cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung,
sửa đổi luật theo sát sự thay đổi của tình hình biến động của xã hội. Nó là dấu
hiệu thể hiện về mặt hình thức pháp lý thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội.
Tính trái pháp luật tuy là dấu hiệu về mặt hình thức nhưng vẫn có tính độc lập
tương đối và có ý nghĩa quan trọng. Nếu chỉ coi trọng dấu hiệu tính nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm thì sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện trong xử lý
hình sự. Ngược lại, nếu quá coi trọng tính trái pháp luật thì dẫn đến tình trạng
xác định tội phạm một cách hình thức, máy móc. Do đó, Điều 8 khoản 4 Bộ
luật hình sự quy định “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng
tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm”.
Và tính trái pháp luật có quan hệ biện chứng với tính nguy hiểm cho xã hội.
1.2.3. Tính có lỗi
Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố
ý hoặc vô ý. Người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây thiệt
hại cho xã hội, nếu hành vi ấy là kết quả sự lựa chọn và quyết định của chủ
thể trong khi có đủ điều kiện quyết định thực hiện xử sự khác phù hợp hơn
với đòi hỏi của xã hội và pháp luật.
Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, tính có lỗi được nêu trong định nghĩa
về tội phạm là dấu hiệu độc lập với tính nguy hiểm cho xã hội nhưng không
phải để tách tính có lỗi ra khỏi tính nguy hiểm cho xã hội mà để nhấn mạnh
tính chất quan trọng của tính có lỗi.
Như vậy, Luật hình sự Việt Nam xem lỗi là một dấu hiệu của tội phạm
để thừa nhận lỗi là một nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự. Khi xác định
hành vi có phải là tội phạm hoặc không cần dựa trên cơ sở thống nhất các yếu
tố khách quan và chủ quan. Bởi vì, chúng ta áp dụng hình phạt không phải để
trừng trị hành vi nguy hiểm cho xã hội mà nhằm mục đích cải tạo, giáo dục
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 2
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
người phạm tội thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới.
Hình phạt sẽ không đạt mục đích, thậm chí còn có tác dụng ngược lại nếu
hình phạt được áp dụng đối với người không có lỗi.
1.2.4. Tính phải chịu hình phạt
Tính phải chịu hình phạt là một dấu hiệu bên ngoài của tội phạm có
tính quy kết kèm theo các dấu hiệu khác của tội phạm. Nó được xem là dấu
hiệu của tội phạm bởi nó là một thuộc tính khách quan của tội phạm. Chỉ
hành vi phạm tội mới phải là tất yếu phải bị áp dụng hoặc đe dọa áp dụng
hình phạt. Chính vì thế, trên thực tế có những hành vi phạm tội bị áp dụng
hình phạt nhưng cũng có những hành vi phạm tội không bị áp dụng hình phạt.
1.3. Phân loại tội phạm
1.3.1. Phân loại theo các căn cứ thuộc yếu tố chủ quan
Theo căn cứ này có các cách phân loại sau:
- Phân loại tội phạm dựa vào hình thức lỗi thì có tội phạm có lỗi cố ý và
tội phạm có lỗi vô ý.
- Phân loại tội phạm dựa vào mục đích của tội phạm: chỉ tiến hành ở
một số chương.
- Phân loại tội phạm dựa vào chủ thể của tội phạm: chủ thể tội phạm chỉ
có thể là căn cứ phân loại tội phạm theo các quy định ở Điều 12 Bộ luật hình
sự. Bởi vì, chỉ những dấu hiệu của chủ thể được quy định với vai trò xác định
tội danh mới có thể làm căn cứ phân loại tội phạm.
1.3.2. Phân loại theo các căn cứ thuộc yếu tố khách quan
- Phân loại tội phạm theo khách thể của tội phạm: Tội phạm được phân
chia thành 14 nhóm tương ứng với 14 chương của các phần tội phạm Bộ Luật
hình sự.
- Phân loại tội phạm theo tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm: Tội
phạm được chia thành bốn nhóm là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội
rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.
2. Cấu thành tội phạm
2.1. Khái niệm
Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của loại tội phạm nhất định đều có nội
dung biểu hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố. Ví dụ: cũng là tội giết người nhưng
những nội dung biểu hiện cụ thể của bốn yếu tố của tội phạm trong từng
trường hợp giết người đều có những nét riêng biệt, không trường hợp nào
giống hoàn toàn trường hợp nào. Tuy khác nhau như vậy, nhưng tất cả các
trường hợp phạm tội của loại tội nhất định đều có những nội dung biểu hiện
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 3
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
giống nhau ở cả bốn yếu tố. Những biểu hiện giống nhau đó được coi là
những dấu hiệu chung có tính đặc trưng của loại tội nhất định. Tổng hợp
những dấu hiệu đó trong khoa học luật hình sự được coi là cấu thành tội
phạm.
Như vậy, cấu thành tội phạm là hệ thống các dấu hiệu cần và đủ đặc
trưng cho từng tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự.
2.2. Đặc điểm của cấu thành tội phạm
2.2.1. Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm
Tội phạm theo quy định luật hình sự Việt Nam phải được quy định
trong luật hình sự. Nhà nước quy định tội phạm trong luật hình sự bằng cách
mô tả những dấu hiệu của cấu thành tội phạm và quy định những dấu hiệu đó
trong luật. Do vậy, tất cả những dấu hiệu của cấu thành tội phạm đều phải là
những dấu hiệu đã được quy định trong luật hình sự.
Những cơ quan áp dụng pháp luật không được phép thêm hoặc bớt dấu
hiệu nào của cấu thành tội phạm mà chỉ được phép giải thích nội dung những
dấu hiệu đã được quy định.
2.2.2. Các dấu hiệu cấu thành tội phạm có tính đặc trưng phổ biến:
Cấu thành tội phạm là khái niệm pháp lý của tội phạm cụ thể nên nó
phải bao gồm tất cả những dấu hiệu cần và đủ để đặc trưng cho từng loại tội
phạm cụ thể. Các dấu hiệu này vừa khái quát vừa rõ ràng, đồng thời phản ánh
được những nội dung thể hiện tính chất đặc trưng của một loại tội và đủ để
phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác; giữa tội phạm với các hành vi
không phải là tội phạm.
Tính đặc trưng phổ biến thể hiện ở chỗ khi kết hợp với nhau, các yếu tố
này vừa phản ánh đầy đủ bản chất, xã hội của một loại tội phạm vừa cho phép
phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác. Như vậy thì không thể có hai
cấu thành tội phạm giống nhau. Nhưng không có nghĩa một dấu hiệu nào đó
đã có ở cấu thành tội phạm của tội phạm này thì không có ở tội phạm khác.
Cũng dấu hiệu đó, nhưng kết hợp với các dấu hiệu khác nhau trong những tội
phạm khác nhau.
2.3. Phân loại cầu thành tộp phạm
2.3.1. Căn cứ theo tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
Theo cách phân loại này, thì cấu thành tội phạm có các loại sau:
- Cấu thành tội phạm cơ bản: Là cấu thành tội phạm có ở mọi trường
hợp phạm tội của một loại tội thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội
phạm và cho phép phân biệt với các loại tội khác.
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 4
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
- Cấu thành tội phạm giảm nhẹ: là cấu thành tội phạm được hình thành
dựa trên các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản cùng với những yếu tố
khác khiến cho tội phạm giảm đi tính nguy hiểm cho xã hội.
- Cấu thành tội phạm tăng nặng: là cấu thành tội phạm được hình thành
dựa trên các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản cùng với các yếu tố khác
khiến cho tội phạm tăng tính nguy hiểm cho xã hội.
2.3.2. Căn cứ theo đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm
Dựa vào các đặc điểm cấu trúc thì cấu thành tội phạm có các loại sau:
- Cấu thành tội phạm hình thức: là cấu thành có dấu hiệu của một khách
quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Cấu thành tội phạm vật chất: là cấu thành tội phạm có dấu hiệu của
mặt khách quan không chỉ là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà còn đòi hỏi
phải có hậu quả xảy ra và mối quan hện nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó.
- Cấu thành tội phạm cắt xén: là một djang đặc biết của cấu thành tội
phạm hình thức. Cấu thành tội phạm loại này không phải phản ánh hành vi
phạm tội mà chỉ là những hành động nhằm thực hiện hành vi tội phạm mà
thôi.
3. Khái niệm đồng phạm
Khái niệm đồng phạm trong luật hình sự là một vấn đề được nhiều
người quan tâm nghiên cứu, khoa học luật hình sự nghiên cứu vấn đề đồng
nphajm dựa trên lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác –
Lênin, do vậy đã nắm được bản chất đồng phạm trái với học thuyết tư sản.
Đồng phạm là một trong những vấn đề quan trọng trong luật hình sự. Dó đó,
ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, pháp luật hình sự của Nhà nước dân
chủ nhân dân của ta đã qui định trách nhiệm hình sự đối với nhiều trường hợp
đồng phạm cụ thể. Ví dụ: Sắc lệnh 233 – SL ngày 17/11/1946 qui định rằng:
“Người phạm tội đưa hội lộ và nhận hối lộ có thể bị tịch thu nhiều nhất là ¾
tài sản. Những người đồng phạm cũng xử như trên”. Sắc lệnh số 133 – SL
ngày 20/01/1953 và pháp luật ngày 30/10/1967 về việc trừng trị những người
phản cách mạng, đã qui định trường hợp phạm tội của nhiều người bao gồm
những bọn chủ mưu, bọn cầm đầu, tổ chức, bọ xúi giục bọn tham gia tổ chức
phản cách mạng,.v.v.
Nói chung, những quy định về đồng phạm trong những năm đầu của
chính quyền dân chủ nhân dân đã phân biệt được rõ vai trò của những người
đồng phạm, đồng thời nêu rõ được trách nhiệm hình sự đối với chúng trong
những trường hợp đồng phạm khác nhau, do đó đã phát huy được tác dụng
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 5
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
tích cực trong việc trừng trị nghiêm khắc tội phạm trong những ngày đầu
chính quyền cách mạng. Tuy nhiên, sắc lệnh của Nhà nước ta đã quy định đối
với các tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thể hiện rõ sự
nghiêm khắc của Đảng và Nhà nước ta.
Các học giả tư sản khi nêu vấn đề đồng phạm đã đưa ra những quan
điểm sai lầm và không khoa học. Theo họ thì tội phạm chỉ cần có từ hai người
trở lên cùng phạm tội thì gọi là đồng phạm. Đây là quan điểm lệch lạc và
thiếu căn cứ bởi vì tội phạm mà thiếu mất mối quan hệ về cùng cố ý phạm
pháp với nhau, thì không thể hình thành đồng phạm được. Nếu chỉ có một số
người ngẫu nhiên thực hiện tội phạm không có mối quan hệ cùng cố ý thực
hiện tội phạm, thì chỉ là hình thức tội phạm riêng lẽ của nhiều người, chứ
không phải là đồng phạm. Khoản 1 Điều 20 BLHS năm 1999 định nghĩa đồng
phạm như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực
hiện một tội phạm”.
Đồng phạm là là hình thức phạm tội đặc biệt, thể hiện qui mô và tính
chất nguy hiểm hơn của tội phạm khi thực hiện tội phạm riêng lẽ thể hiện như
sau: tinh vi hơn, táo bạo hơn, liều lĩnh hơn. Trong thực tế, với những tội phạm
rất nghiêm trọng, đặc biết nghiêm trọng thường thực hiện dưới hình thức
đồng phạm. Cơ sở và phạm vi trách nhiệm hình sự trong đồng phạm có điểm
khác so với trường hợp phạm tội riêng lẽ và do vậy có những điều luật riêng
quy định bổ sung về trách nhiệm hình sự của đồng phạm và quy định những
nguyên tắc xử lý riêng biệt cho trường hợp phạm tôi này.
Quan điểm về đồng phạm trên đây là khoa học và phù hợp với hiện
tượng phạm tội trong thực tế, nó nói lên một cách thỏa đáng dấu hiệu pháp lý
của đồng phạm, thể hiện hai mặt thống nhất khách quan và chủ quan của hành
vi đồng phạm đó là:
- Về mặt khách quan: phải có hai người trở lên tham gia thực hiện tội
phạm có cùng chung hành động phạm tội.
- Về mặt chủ quan: thì hành động phải là cố ý (trực tiếp, gián tiếp), tức
là cùng chung ý chí với nhau.
3.1. Về mặt khách quan
Về mặt khách quan đòi hỏi có hai dấu hiệu:
- Có hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện về chủ thể
của tội phạm;
- Những người này phải cùng thực hiện tội phạm.
3.1.1. Về dấu hiệu thứ nhất
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 6
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
Đồng phạm phải có ít nhất hai người và hai người này phải có điều kiện
của chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt đến tuổi luật định.
3.1.2. Dấu hiệu thứ hai
Cùng thực hiện tội phạm có nghĩa là người đồng phạm phải tham gia
vào tội phạm với trong bốn hành vi sau:
- Hành vi thực hiện tội phạm (thực hiện hành vi được mô tả trong cấu
thành tội phạm). Người có hành vi này là người thực hành;
- Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm ( tổ chức thực hiện hành vi mô tả
trong cấu thành tội phạm). Người có hành vi ngày gọi là người tổ chức;
- Người xúi giục người khác thực hiện tội phạm (xúi giục người khác
thực hiện hành vi trong cấu thành tội phạm). Người có hành vi này gọi là
người xúi giục.
- Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (giúp sức người khác
thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm). Người có hành vi
này gọi là người giúp sức.
Nếu không có một trong những hành vi trên thì không thể coi là cùng
thực hiện tội phạm, do vậy, cũng không thể coi là người đồng phạm. Trung vụ
án đồng phạm có thể có đủ bốn hành vi tham gia nhưng chỉ cũng có một loại
hành vi. Người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi nhưng cũng
có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu
nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm xảy ra nhưng chưa kết thúc.
Bằng những hành vi cụ thể như vậy, những người tham gia vụ án đồng
phạm đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi đó được thực hiện
trong mối liên kết thống nhất với nhau. Hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ
trợ cho sự hoạt động chung. Có thể tất cả những người đồng phạm đều cùng
trực tiếp thực hiện tội phạm. Tổng hợp hành vi của họ tạo thành hành vi phạm
tội có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm nhất định. Nhưng cũng có thể chỉ một
hoặc một số người trực tiếp thực hiện. Tội phạm là kết quả chung do hoạt
động chung của tất cả những người tham gia vào việc thực hiện đưa lại. Giữa
hành vi của mọi người là hậu quả của tội phạm đều có mối quan hệ nhân quả.
Hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả
của hành vi của những người khác (tổ chức, xúi giục, giúp sức) thông qua
hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả.
3.2. Về mặt chủ quan
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 7
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
Về chủ quan đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm
đều có lỗi cố ý. Ngoài ra, đối với những tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là
dấu hiệu bắt buộc, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện phải có
mục đích đó.
3.2.1. Dấu hiệu lỗi
Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người đồng phạm
không chỉ cố ý với hành vi của mình và còn biết mong muốn sự cố ý tham gia
của người đồng phạm khác. Lỗi cố ý trong đồng phạm thể hiện hai mặt lý trí
và ý chí như sau:
3.2.1.1. Về ý chí
Những người đồng phạm cùng mong muốn có hành động chung và
cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. Những
trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả
nguy hiểm cho xã hội như trường hợp nhiều người cùng lấy trộm tài sản của
người khác giữa họ không có sự rủ rê nhau là trường hợp phạm tội riêng lẽ.
Cũng là trường hợp phạm tội riêng lẽ khi các hậu quả mà những người có
hành vi nguy hiểm cho xã hội mong muốn không đồng nhất với nhau.
3.2.1.2. Lý trí:
Mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội mà
không biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội với mình. Nếu
chỉ biết mình có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không biết người khác
cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội với mình thì chưa thỏa mãn dấu hiệu
cố ý đồng phạm và do vậy chưa phải là đồng phạm. Mỗi người đồng phạm
còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hình vi của mình cũng như
hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.
3.3. Dấu hiệu về mục đích
Ngoài hai dấu hiệu cùng thực hiện và cùng cố ý, đồng phạm còn đòi
hỏi dấu hiệu cùng mục đích trong trường hợp đồng phạm những tội có mục
đích là dấu hiệu bắt buộc. Ví dụ: Đồng phạm các tội phạm an ninh quốc gia
được coi cùng mục đích khi những người tham gia đều có chung mục đích
phản ánh trong cấu thành tội phạm hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó.
Trường hợp người chở thuê người khác ra nước ngoài, mặc dù biết rõ người
ấy có mục đích chống lại chính quyền nhân dân là ví dụ biết rõ và tiếp nhận
mục đích của nhau.
Nếu không thỏa mãn dấu hiệu cùng mục đích sẽ không có đồng phạm.
Trong trường hợp này, những người tham gia phải chịu trách nhiệm hình sự
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 8
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
độc lập với nhau. Ví dụ: A thuê B giết cán bộ với mục đích chống lại chính
quyền nhân dân nhưng B không biết rõ mục đích đó trường hợp này không có
đồng phạm khủng bố (Điều 84 BLHS).
4. Các loại người đồng phạm
4.1. Người tổ chức
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội
phạm (Khoản 2 Điều 20 BLHS).
Khái niệm người cầm đầu được hình thành từ thực tiễn đấu tranh chống
các tội phản cách mạng, nay là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, nhằm chỉ
người đứng ra thành lập các nhóm người phạm tội hoặc tham gia soạn kế
hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn hoặc điều khiển hoạt động
nhóm tội phạm.
- Người chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động cho
nhóm đồng phạm. Người chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của
tổ chức nhưng cũng có thể không.
- Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp các nhóm đồng phạm có
vũ trang hoặc bán vũ trang.
Người tổ chức có thể tham gia hoặc trực tiếp tham gia vào thực hiện tội
phạm cùng những người đồng phạm khác. Họ biết rõ tính chất phạm tội của
mình và của người đồng phạm, cũng như biết rõ chiều hướng chủ yếu các
hành vi của từng người đồng phạm, thậm chí còn nắm cả chi tiết của việc thực
hiện tội phạm do những người đồng phạm tiến hành. Tuy nhiên, người tổ
chức không phải chịu trách nhiệm hình sự với những tội phạm do người đồng
phạm khác thực hiện nằm ngoài sự chỉ đạo, điều hành của họ, nằm ngoài kế
hoạch chung của tội phạm.
4.2. Người thực hành
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều
20 BLHS).
Trường hợp thứ nhất là trường hợp tự mình thực hiện hành vi được mô
tả trong cấu thành tội phạm, như trực tiếp cầm dao đâm nạn nhân,… Với
trường hợp này, không đòi hỏi mỗi người thực hành phải thực hiện đầy đủ các
hành vi đã mô tả trong cấu thành tội phạm, nhưng tổng hợp hành vi của
những người thực hiện trực tiếp phải thỏa mãn các dấu hiệu đã được nêu
trong cấu thành tội phạm.
Trường hợp thứ hai, người thực hành không tự mình thực hiện mà
thông qua người khác để những người này thực hiện các hành vi được mô tả
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 9
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
trong cấu thành tội phạm nhưng theo luật bản thân người này lại không chịu
trách nhiệm hình sự như:
- Họ là những người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa
đạt đến tuổi luật định;
- Họ là người bị cưỡng bách tinh thần mà phải thực hiện nên được loại
trừ trách nhiệm hình sự;
- Họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm. Ví dụ: A muốn giết B
đã bố trí thi bắn súng với C, để C vô ý bắn trung B.
Tuy nhiên, với một số loại tội phạm không thể xảy ra ở trường hợp thứ
hai vì đòi chủ thể phải tự mình thực hiện tội phạm như hiếp dâm (Điều 111).
Trong đồng phạm, người thực hành được coi là vị trí của người thực
hành. Những người đồng phạm khác. Trách nhiệm hình sự của họ đều phụ
thuộc vào hành vi của người thực hành, không có người thực hành, hậu quả
vật chất chưa xảy ra, mục đích tội phạm chưa đạt được.
4.3. Người xúi dục
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực
hiện tội phạm (khoản 2 Điều 20 BLHS). Đặc điểm của người xúi giục là tác
động đến tư tưởng và ý chí của người khác, khiến người này phạm tội. Người
xúi giục có thể là người ghĩ ra việc phạm tội và thúc đẩy cho tội phạm đó
được thực hiện thông qua người khác. Do vậy, có thể gọi người xúi giục là “
Tác giả tinh thần” của tội phạm. Nhưng người xúi giục cũng không có thể chỉ
có tác động thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. Người xúi
giục cũng có thể cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng cũng có
thể không. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích
động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừ phĩnh. Trong vụ án cụ thể, việc nghiên cứu
các thủ đoạn của người xúi giục là cần thiết, một mặt để xác định là chính
những biện pháp ấy đã tác động đến người xúi giục, đưa người này đến chổ
phạm tội. Mặt khác chũng để thấy là người bị xúi giục tuy có bị thúc đẩy
nhưng tự ý mình phạm tội.
Hành vi xúi giục phải trực tiếp, nghĩa là kẻ xúi giục phải nhằm vào một
hoặc một số người nhất định. Việc truyền bá, phổ biến, gieo rắc những tư
tưởng xấu cho một người hoặc một số người khiến cho những người này đi
vào con đường phạm tội cũng không phải là hành vị xúi giục trong đồng
phạm mà chí có cấu thành tội phạm độc lập khác như: dụ dỗ, ép buộc,…
Người chưa thành niên phạm pháp (Điều 252 BLHS).
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 10
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
Về mặt chủ quan, cần xác định người xúi giục có ý định rõ ràng thúc
thẩy người khác phạm tội. Những người có lợi nói hoặc việc làm có thẻ làm
ảnh hưởng đến việc phạm tội của người khác nhưng không có ý định thúc đẩy
người này phạm tôi thì không phải là người xúi giục.
Hành vi xúi giục có mức độ nghiêm trọng khác nhau, tuy bản chất của
người xúi giục và người bị xúi giục cũng như tùy mối quan hện giữa họ với
nhau. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tôn giáo, tín ngưỡng, sự nhẹ dạ của người
chưa thành niên để thúc đẩy họ phạm tôi là những trường hợp nghiêm trọng.
4.4. Người giúp sức
- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hay vật chất có việc
thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 20 BLHS).
Với hành vi của người giúp sức là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho
việc thực hiện tội phạm. Hành vi tạo điều kiện về mặt vật chất cho việc thực
hiện tội phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng. Hành vi tạo điều kiện
về mặt tinh thần thường biểu hiện như hứa sẽ che dấu tội phạm, sẽ đem lại lợi
ích nhất định như đề bạt, tăng lương,... cho người phạm tội.
Hành vi giúp sức thường thông qua hành động nhưng cũng có trường
hợp không bằng hành động (khi người đó có nghĩa vụ pháp lý pháp lý phải
hành động) trường hợp này người giúp sức có ý không hành động và qua đó
đã loại trừ trở ngại khách quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội
phạm.
Hành vi giúp sức thông thường thực hiện trước khi người thực hành bắt
tay vào hoạt động nhưng cũng có trường hợp tham gia khi tội phạm đang tiến
hành.
5. Các hình thức của đồng phạm
Xác định các hình thức đồng phạm có ý thức rất nghiêm trọng đối với
công tác xét xử cũng như công tác nghiên cứu khoa học, nhằm phân biệt được
tính chất đặc thù, phức tạp của các loại đồng phạm. Do đó, có thể tập trung
mũi nhọn của cuộc đấu tranh chống tội phạm vào những kẽ phạm tội và hành
vi phạm tội có tính chất nguy hiểm lớn nhất, xâm phạm đến chế độ xã hội,
đến trựt tự pháp luật. Để phân biệt được hình thức đòng phạm cần xét đến
biểu hiện chủ yếu của việc “Cùng chung cố ý phạm tội”. Khoa học luật hình
sự căn cứ vào những đặc điểm của mối quan hệ giữa những người đồng phạm
về mặt chủ quan và khách quan để phân loại các hình thức đồng phạm.
Căn cứ vào những đặc điểm về mặt chủ quan có thể phân biệt đồng
phạm làm hai loại là: đồng phạm không có thông mưu trước. Căn cứ vào
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 11
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
nhưng đặc điểm về mặt khách quan có thể phân đồng phạm làm hai loại: đồng
phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.
5.1. Phân loại theo dấu hiệu chủ quan
Theo dấu hiệu này, đồng phạm gồm hai hình thức là đồng phạm không
có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước.
5.1.1. Đồng phạm không có thông mưu trước
Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong
đó không có sự thỏa thuận, bàn bạc với nhau giữa những người đồng phạm
hoặc có thỏa thuận nhưng không đáng kể.
Hoạt động của những người đồng phạm thực hiện dưới các hình thức
khác nhau. Chẳng hạn, những người đồng phạm có thể cùng trực tiếp thực
hiện hành vi phạm tội và tổng hợp những hành động của họ tạo thành hành vi
phạm tội. Ví dụ: A bắt được nên C và D rủ nhau đến xem và đánh B đến chết.
Nếu căn cứ vào hành vi thì đây là loại đồng phạm không có thông mưu trước,
được thể hiện trên hành vi của mỗi người đều cùng cố ý tham trực tiếp vào
việc thực hiện tội phạm, không ai giữ vai trò người xúi giục, người giúp sức.
Còn mối quan hệ giữa các hành vi, các hình thức liên hệ giữa những ý định
cùng phạm tội, thì họ không có sự bàn bạc, thỏa thuận về âm mưu thủ đoạn
phạm tội.
So với hình thức đồng phạm có thông mưu trước thì đồng phạm không
có thông mưu trước nói chung ít nguy hiểm hơn vì những người đồng phạm
chưa có thời gian bàn bạc kế hoạch phối hợp hành động với nhau.
5.1.2. Đồng phạm có mưu trước:
Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó
những người đồng phạm đã có sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau về tội
phạm cùng thực hiện.
Tội phạm thực hiện dưới hình thức đồng phạm có đồng mưu trước là
một hình thức phạm tội rất phức tạp và thường tính chất nguy hiểm cho xã hội
cao hơn so vối đồng phạm giản đơn. Do giữa can phạm có sự bàn bạc, thống
nhất với nhau về kế hoạch, âm mưu đồng thời cũng giúp đỡ nhau về mặt tinh
thần, phương pháp phạm tội có sự bàn bạc nên có thể xảo huyệt hơn, hậu quả
thiệt hại mà chúng gây ra cũng rất nghiêm trọng. Bởi vì tội phạm do một
người gây ra chỉ được coi là cấu thành tội phạm độc lập hậu quả phạm tội chỉ
do ý chí và hành động của một người gây ra. Còn khi có yếu tố về số lượng,
tức là hai người trở lên tham gia, thì mới có bàn bạc, cùng nhau hành động
phạm tội.
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 12
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
5.2. Phân loại đồng phạm dấu hiệu khách quan
Đồng phạm được chia thành hai hình thức đồng phạm giản đơn và đồng
phạm phức tạp.
5.2.1. Đồng phạm giản đơn
Đồng phạm giản đơn dưới hình thức đồng phạm này những người đồng
phạm đều trực tiếp thực hiện tội phạm. Do đó, hành vi của mỗi người đều là
nguyên nhân trực tiếp của việc pháp sinh hậu quả tội phạm. Tức là những
người đồng phạm đều tham gia thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong
cấu thành tội phạm.
Trên cơ sở lý luận về nhân quả, ta thấy rằng những hành vi không góp
phần vào việc đưa lại hậu quả tội phạm thì không thể coi là đồng phạm được.
Ví dụ trong trường hợp giúp sức xảy ra sau khi phạm tội, đã thực hiện che dấu
tội phạm, thủ tiêu tang vật,…thì không thể coi đây là hành vi đồng phạm
được, trừ khi chúng với người thực hành có hứa hẹn trước với nhau, bởi vì sự
hứa hẹn trước đó sẽ đem lại cho người thực hành một sự khuyến khích, một
động lực thúc đẩy họ thực hiện tội phạm.
Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một
số người tham gia giữ vai trò người thực hành còn những người đồng phạm
khác giữ vai trò xúi giục, tổ chức hay giúp sức. Do đó sự phân định rõ vai trò
của từng đồng phạm trong quá trình thực hiện tội phạm, nên hậu quả tội phạm
là kết quả chung do hoạt động của tất cả những người tham gia vào tội phạm
đưa lại. Bất cứ một hành động hoặc một sự không hành động nào của người
đồng phạm đã tham gia vào tội phạm đều có hệ nhân quả với người thực hành
vi phạm tội của người đồng phạm (người xúi giục, giúp sức…) đều có mối
quan hệ nhân quả trực tiếp hoặc gián tiếp đến hậu quả phạm tội do những
hành vi đó gây nên.
6. Phạm tội có tổ chức
Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ
giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 BLHS). Phạm
tội có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ
với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm dưới sự điều khiểu
thống nhất của người cầm đầu. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm,
có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia, trong đó mỗi
người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của
người cầm đầu.
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 13
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
Đặc điểm có sự cấu kết chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể
hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu
khách quan, vừa thực hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan vừa thể hiện mức
độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người
đồng phạm. Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa
có sự liên kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm
vụ tương đối, rõ rệt, cụ thể. Với tính chất như vậy, đồng phạm thường có
những đặc điểm như sau:
- Nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hành động có tính
lâu dài, bền vững. Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy – phục tùng. Mỗi
người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi và sử
dụng tổ chức phạm tội như công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của
mình.
- Trong hoạt động, nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về
mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho việc che giấu tội phạm với phương
pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo huyệt,…
Với đặc điểm như vậy, đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho
phép phạm tội liên tục, nhiều lần, gây nhiều hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc biệt
lớn. Trong thực tế, sự cấu kết chặt chẽ trong đồng phạm có tổ chức thường
được thực hiện dưới các dạng:
- Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như:
băng, ổ, trộm cướp,…
- Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một
kế hoạch được thống nhất như chuyên cùng nhau đi trộm cắp.
- Những người đồng phạm tuy chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng tổ
chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch đã được tính toán kỷ, chu đáo, có
sự chuẩn bị phương tiện hoạt động, kế hoạch che dấu tội phạm,…
Ở hình thức phạm tội có tổ chức, những người đồng phạm đều hoạt
động theo tổ chức, coi là sử dụng tổ chức phạm tội của mình như một công cụ
sức mạnh. Vì vậy, với hình thức phạm tội này cho phép người phạm tội thực
hiện tinh vi hơn, gây ra hậu quả tội phạm lớn hơn và che giấu tội phạm dễ
dàng hơn so với các trường hợp đồng phạm khác. Chính vì tính nguy hiểm
cao như vậy, nên đồng phạm có tổ chức đã được BLHS năm 1999 là tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 48) và trong nhiều trường hợp được quy
định là tình tiết tăng nặng định khung của nhiều cấu thành tội phạm.
7. Phân biệt đồng phạm và phạm tội có tổ chức
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 14
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
Trong các nhà luật học hiện nay cũng có nhiều quan điểm khác nhau về
hình thức đồng phạm đặc biệt.
- Quan điểm thứ nhất cho rằng phạm tội có tổ chức chỉ là một loại đồng
phạm có thông mưu trước, trong đó gồm có một nhóm người trở lên liên kết
với nhau trước khi phạm tội theo tác giả quan điểm này không phù hợp với
việc phân chia các hình thức đồng phạm thành đồng phạm thường và đồng
phạm đặc biệt theo Điều 20 BLHS. Vì vậy, mặc nhiên công nhận đồng phạm
thường thành đồng phạm đặc biệt và do đó dẫn đến xét xử, trừng trị kẻ phạm
tội không được chính xác, khách quan. Có những trường hợp nếu căn cứ vào
hình thức cấu kết và mức độ nặng nhẹ của đồng phạm, thì chỉ có thể trừng
phạt ở mức độ trung bình không đúng nguyên tắc xử lý tội phạm theo đoạn 2
khoản 2 điều 3 BLHS. Đây có thể nói xem hình thức đồng phạm theo nguyên
tắc cào bằng không phân hóa trách nhiệm hình sự cụ thể dẫn đến quyết định
hình phạt không đúng theo tinh thần quy định tại Điều 45 BLHS.
- Lại có ý kiến cho rằng, phạm tội có tổ chức tồn tại liên tục và pham
tội liên tiếp trong thời gian dài. Quan điểm này hình dung tổ chức phạm tội
một cách quá chặt chẽ. Như vậy, chỉ có một số tổ chức đảng phái, phản cách
mạng mới xem là tội có tổ chức, còn những trường hợp đồng phạm khác trong
tội hình sự không coi là phạm tội tổ chức. Như vậy lại dẫn đến tình trạng quá
thu hẹp đối với trừng phạt nghiêm khắc các hành vi phạm tội. vấn đề quan
trọng được đặt ra là cần xác định phạm tội có tổ chức là thế nào? Phạm tội có
tổ chức có những gì khác so với đồng phạm thường?
Trước hết nhóm người đó là một tổ chức, trong đó có kẻ cầm đầu, kẻ
chỉ huy, kẻ phục tùng. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ và tuân theo một
kỷ luật nhất định, có sự cấu kết với nhau để đạt tới hậu quả của phạm tội và
sức phòng vệ. Hoạt động phạm tội của tổ chức có tính chất vẵng chắc và có
sự phân công trong kế hoạch hoạt động. Cũng chính vì vậy mà mức độ nguy
hiểm của hoạt động pham tội có tổ chức cao hơn, nguy hiểm của đồng phạm
thường.
Phạm tội có tổ chức có mối quan hệ tổ chức chặt chẽ giữa tên chỉ huy
và đòng bọn và trong mọi trường hợp phạm tội có tổ chức đều có sự cùng cố
ý phạm tội. Đó là dấu hiệu quan trọng cần phải có của đồng phạm. Mối quan
hệ đó phát sinh và tồn tại trước, trong và sau khi phạm tội. Mối quan hệ đó
thể hiện rất rõ vai trò của từng tên trong nhóm phạm tội có tổ chức. Ví dụ: tên
chủ mưu đưa ra ý đồ, phương hướng, thủ đoạn hoạt động và điều kiện hoạt
động của tổ chức phạm tội. Còn đứng ra tổ chức phạm tội, vạch ra phương
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 15
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
hướng và kế hoạch để thực hiện tội phạm, là do kẻ cầm đầu tổ chức, bọn tay
sai đắc lực là những tên hăng hái, liều lĩnh. Trong mối quan hệ tổ chức phạm
tội chúng là kẻ thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tên cầm đầu. Sự phân công các
vai trò riêng biệt của người giúp sức, xúi giục, thực hành trong đồng phạm
đặc biệt không rõ ràng như trong đồng phạm thường. Nếu có thì chỉ là giúp
đở lẫn nhau để thực hiện tội phạm.
Đồng phạm đặc biệt là một hình thực phạm tội nguy hiểm cao nên việc
nghiên cứu tìm hiểu đồng phạm đặc biệt và đồng phạm thường là vấn đề rất
quan trọng nhằm trừng trị thích đáng kẻ tội phạm và ngăn chặn những hành vi
phạm tội. Trong luật hình sự trước đây đã có những điều khoản qui định việc
trừng trị các tội phản cách mạng có tổ chức là trường hợp cần xử phạt nặng.
Chương 2
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 16
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC
TRONG VỤ ÁN CÓ ĐỒNG PHẠM
1. Một số vấn đề liên quan đến xác định phạm tội có tổ chức trong đồng
phạm
1.1. Vấn đề chủ thể đặc biệt trong phạm tội có tổ chức
Đối với những tội danh đòi hỏi chủ thể đặc biệt chỉ cần người thực
hành có những đặc điểm của chủ thể đó. Những chủ thể khác không nhất thiết
phải có những đặc điểm của chủ thể đặc biệt. Ví dụ: Trong vụ án tham ô,
người thực hành phải là người có chức vụ quyền hạn liên quan đến tài sản còn
những người đồng phạm khác (người xúi giục, giúp sức, tổ chức) có thể bất
cứ người nào.
1.2. Vấn đề xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm
- Nếu những người đồng phạm không thực hiện tội phạm được đến
cùng do những nguyên nhân khách quan thì người thực hành ở giai đoạn nào,
họ phải chịu trách nhiệm hình sự đến đó.
- Nếu người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục không có kết quả
thì chỉ riêng người xúi giục phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã xúi giục.
- Nếu người giúp sức người khác thực hiện tội phạm nhưng người này
không thực hiện tội phạm có hoặc không sử dụng sự giúp sức thì người giúp
sức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giúp sức ví dụ; canh gác giúp người
khác buôn bán thuốc phiện nhưng thực tế không có thuốc phiện mà chỉ là sự
lừa đảo. Trong trường hợp này người giúp sức phải chịu trách nhiệm hình sự
mua bán trái phép chất ma túy (Điều 194 BLHS).
1.3. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có tổ chức
trong đồng phạm
Trong vụ án đồng phạm, khi có tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội
của một người hay một số người thì việc miễn trách nhiệm hình sự chỉ được
áp dụng đối với bản thân người tự ý nữa chừng chấm dứt việc pham tội. Đối
với người thực hành, vấn đề tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội cũng như
trường hợp phạm tội riêng lẻ. Khi người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội thì chỉ riêng họ được miễn trách nhiệm hình sự. Những người
đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm họ đã tham gia ở
giai đoạn chuẩn bi hoặc chưa đạt, tùy thuộc vào ở thời điểm mà người thực
hành tự ý nửa chừng chất dứt việc phạm tội.
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 17
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
Đối với người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức, việc tự ý nữa
chừng chấm dứt việc phạm tội phạm được thực hiện trước khi người thực
hành bắt tay vào việc thực hiện tội phạm và phải có những hành động tích cực
làm mất tác dụng của những hành vi trước đó của mình, để ngăn chặn việc
thực hiện tội phạm (như thu hồi lại công cụ, phương tiện đã cho mượn).
2. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người
phạm tội có tổ chức.
Để xác định trách nhiệm hình sự của những người phạm tội có tổ chức
vừa phải tuân thủ những nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả trường
hợp phạm tội, vừa tuân thủ những nguyên tắc có tính chất riêng. Theo luật
hình sự Việt Nam, việc xác định trách nhiệm hình sự phải tuân thủ các
nguyên tắc có tính chất riêng biệt sau:
2.1. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm
Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm coi tội phạm thực
hiện dưới hình thức đồng phạm là một thể thống nhất không thể tách rời của
tất cả hành vi của những người tham gia. Mỗi người đồng phạm đều có ý thức
lựa chọn việc tham gia phạm tội cùng những người đồng phạm khác và đều
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi của mỗi người đồng phạm
đều góp phần gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Theo nguyên tắc này luật hình sự Việt Nam xác định
- Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội
danh, theo cùng điều luật và trong phạm vi những chế tài điều luật ấy quy
định.
- Các nguyên tắc chung về truy cứu trách nhiệm hình sự về quyết định
hình phạt, về thời hiệu đối với loại tội những người đồng phạm đã thực hiện
áp định chung cho tất cả.
2.2. Nguyên tắc mỗi người phạm tội có tổ chức phải chịu trách
nhiệm hình sự độc lập về việc đã tham gia thực hiện tội phạm
Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm cho rằng trách nhiệm
hình sự là trách nhiệm cá nhân. Cho nên, trong vụ đồng phạm, mặc dù mỗi
người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung toàn bộ tội phạm mà
họ cùng thực hiện với người đồng phạm khác, song việc xác định trách nhiệm
hình sự đối với mỗi người phải căn cứ vào hành vi cụ thể của mỗi người.
Nguyên tắc này thể hiện ở một số nội dung sau:
- Thứ nhất: những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình
sự về hành vi vượt quá của người khác. Hành vi vượt quá của người được
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 18
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
hiểu là hành vi mà người đó thực hiện vượt ra ngoài ý định của những người
đồng phạm khác. Hành vi đó có thể cấu thành tội phạm tăng nặng (khung
hình phạt tăng nặng) quy định ngay trong chính điều luật đó.
- Thứ hai: những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ liên quan đến người
đồng phạm nào thì áp dụng với người đó. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
áp dụng riêng cho từng người đồng phạm thường là những tình tiết thuộc về
nhân thân phạm tội.
- Thứ ba: những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách
nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm nào thì chỉ áp
dụng đối đồng phạm đó.
- Thứ tư: hành vi của người tổ chức, người xúi giục. Người giúp sức dù
chưa dẫn đến thực hiện tội phạm của người thực hành vẫn có thể chịu trách
nhiệm hình sự.
2.3. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của người đồng
phạm
Trong vụ án đồng phạm, tuy cùng thực hiện một tội phạm nhưng tính
chất và mức độ tham gia phạm tội của mỗi người đồng phạm phải xét đến tính
chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự là một trong những nguyên
tắc của luật hình sự Việt Nam. Trong đồng phạm, nguyên tắc này được thể
hiện tập trung tại Điều 53 BLHS nước ta về quyết định hình phạt trong trường
hợpđồng phạm đã quy định: “khi quyết định hình phạt đó đối những người
đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ
tham gia phạm tội của từng người đồng phạm”. Tính chất tham gia phạm tội
của mỗi người giúp sức nguy hiểm nhất. Mức độ tham gia phạm tội của mỗi
người đồng phạm được xác định bởi vai trò của họ trong vụ án đồng phạm, họ
tham gia với vai trò gì? Tổ chức, thực hành, xúi giục hay giúp sức. Thông
thường trong số lượng hành vi đồng phạm, hành vi tổ chức nguy hiểm nhất là
hành vi người giúp sức nguy hiểm nhất. Mức độ tham gia phạm tội của mỗi
người đồng phạm được xác định chủ yếu bởi ảnh hưởng thực tế của người đó
đối với những người đồng phạm khác trong suốt quá trình chuẩn bị và thực
hiện tội phạm cũng như đóng góp thực tế người đó trong việc gây ra tội phạm
và hậu quả tội phạm.
Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng
phạm còn thể hiện tại Điều 3 BLHS. Khoản 2 điều 3 BLHS đã quy định
nguyên tắc xử lý. Thể hiện nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam xác định
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 19
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
chính sách hình phạt của Nhà nước ta là “Nghiêm trị kết hợp với khoa hồng”.
Đó là “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối,…
khoan hồng với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm,
lập công chuộc tội,…”
Chính sách này được thể hiện rõ nét trong đường lối xét xử vụ án đồng
phạm các tội đặc biệt nguy hiểm an ninh quốc gia. Bởi vì, trong vụ án này bên
cạnh những tên cầm đầu, chủ mưu, những tên hoạt động đắc lực có ý thức
phạm tội sâu sắc còn một số đồng phạm do bị lừa phỉnh, ép buộc,…
Chính sách nghiêm trị kết hợp khoan hồng cũng thể hiện rõ nét trong
các vụ án đồng phạm khác trong vụ án nếu có sự phân hóa rõ hai loại người
một bên là tên cầm đầu, thuộc phần tử xấu, còn một bên là nhất thời phạm
pháp.
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH PHẠM TỘI
CÓ TỔ CHỨC TRONG NHỮNG VỤ ÁN CÓ ĐỒNG PHẠM
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 20
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
1. Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức trong vụ án có đồng
phạm
1.1. Số liệu thực tế qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử.
Trong 09 tháng đầu năm 2006, VKSND huyện Vĩnh Lợi đã kiểm sát
khởi tố 62/95 (vụ/bị can) chia thành 02 nhóm tội: trị an 32/62 vụ; kinh tế
29/62 vụ.
Trong số vụ án đã được khởi tố, tỷ lệ án có đồng phạm thực hiện chiếm
tỷ lệ không lớn. Qua nghiên cứu số liệu thực tế thấy rằng số vụ án đã khởi tố
có đồng phạm 13/62 vụ chiếm tỷ lệ 21%, phần lớn các vụ án có đồng phạm
rơi vào các nhóm tội kinh tế 10/13 vụ chiếm tỷ lệ 77% của vụ án có đồng
phạm. Trong đó có 02/13 vụ là phạm tội có tổ chức thuộc lĩnh vực kinh tế.
Qua kiểm sát 62 vụ án, VKS đã xử lý 55 vụ 95 bị can. Trong đó, 09 vụ
18 bị can phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chuyển để điều
tra theo thẩm quyền 2/9 vụ đồng phạm. Truy tố 46/67 vụ, trong đó có 11/46
vụ có đồng phạm chiếm tỷ lệ 24% tỉ lệ án truy tố.
Các vụ án có tính chất đồng phạm trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi đa số là
người thực hiện tội phạm không có thỏa thuận hay bàn bạc trước, thường phát
sinh ý định rủ nhau bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.
1.2. Thực trạng áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
Nội dung vụ án được thể hiện như sau: Bị cáo Đặng Minh Ch có thời
gian làm thuê ở thị trấn, Chiều biết ở ấp BĐ, xã Long ĐT, huyện VL có nuôi
tôm công nghiệp nên nảy sinh ý định trộm cắp tôm. Khoảng 17 giờ ngày
10/01/2006, Đặng Minh Ch chủ động đến gặp Thạch Đ, Nguyễn Thanh T,
Trần Văn Ú, Đặng Minh Đợi, để bàn bạc đi trộm tôm, cả nhóm đồng ý. Khi
đi, Ch chuẩn bị sẵn 01 xe mô tô biển số kiểm soát 69FS – 8300 chỡ Đ và Đợi;
Nguyễn Thanh T chuẩn bị 01 xe mô tô biển số kiểm soát 69FS – 8189 chở Ú;
ngoài ra các bị cáo còn chuẩn bị đem theo các dụng cụ như chài lưới, thức ăn
nuôi tôm để thực hiện tội phạm. Khoảng 19 giờ cùng ngày cả nhóm đến được
ấp BĐ, xã LĐ. Tại đây, Ch và đồng bọn cất giấu các dụng cụ chài lưới theo
bờ cỏ ven đường rồi cùng nhau đến thị trấn vui chơi. Đến khoảng 23 giờ cùng
ngày cả nhóm quay lại địa điểm cất giấu dụng cụ phân công kế hoạch cụ thể
cho từng bị cáo trong việc thực hiện hành vi trộm cắp tôm như: Ch chịu trách
nhiệm canh đường, Đợi ném thứ ăn, Đ và T, Ú trực tiếp chày tôm. Thực hiện
kế hoạch đã định, khi Đ dùng chài chài xuống ao nuôi tôm của anh Dương
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 21
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
Văn Hùng, do có tiếng động thì bị phát hiện anh Nguyễn Hoàng Anh và Lê
Văn Sơn (người trông coi tôm) tri hô được bà con xung quanh vây bắt quả
tang bị cáo Ch, Đ, T, Đợi. Riêng bị cáo Ú chạy thoát nhưng đến ngày
11/01/2006 thì bị bắt. Số tôm trộm được 162 con tôm sú cân nặng 6kg.
Viện kiểm sát truy tố Đặng Minh Ch phạm tội có tổ chức theo quy định
tại Điểm a Khoản 2 Điều 138 BLHS.
Bản án số 02/2006 HSST ngày 06/3/2006 của Tòa án nhân dân huyện
VL tuyên bố các bị cáo Đặng Minh Ch, Đặng Minh Đ, Trần Thanh T, Trần
Văn Ú phạm tội trộm cắp tài sản theo qui định khoản 1 Điều 138 với nhận
định các bị cáo phạm tội với hình thức đồng phạm có thông mưu trước hình
thức giản đơn không chặt chẽ, chứ không phạm tội có tổ chức như cáo trạng
Viện kiểm sát truy tố.
Qua việc xét xử trên, VKS thấy Tòa án huyện VL chưa đánh giá đúng
tính chất đồng phạm của vụ án. Các bị cáo đã chuẩn bị công cụ, phương tiện
trước khi gây án, phân công từng vai trò của người phạm tội nên Viện kiểm
sát đã kháng nghị bản án sơ thẩm số 02/2006 ngày 06/3/2006 yêu cầu Tòa án
tỉnh Bạc Liêu xử theo hướng các bị cáo phạm tội có tổ chức.
Ngày 20/6/2006 Tòa hình sự Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu mở phiên
tòa xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKS huyện VL. Xác định các
bị cáo phạm tội có tổ chức, sửa một phần bản án theo hướng kháng nghị và
tăng hình phạt đối với các bị cáo với nhận định bản án sơ thẩm chưa xác định
được tính chất nguy hiểm của các hành vi của các bị cáo. Trước khi thực hiện
các bị cáo có ý trước sự bàn bạc, vạch kế hoạch cụ thể, chuẩn bị sẵn phương
tiện xe mô tô, dung cụ chài lưới để mang theo, rủ rê nhiều người tham gia
thành băng nhóm. Khi thực hiện tội phạm các bị cáo phân công vai trò từng
người tạo thành mắc xích chặc chẽ hỗ trợ cho nhau. Đây là những căn cứ kết
luận xác định bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản có tổ chức theo điểm a khoản 2
điều 138 BLHS như cáo trạng viện kiểm sát nhân dân huyện VL đã truy tố.
Qua bản án phúc thẩm cho ta thấy việc Tòa án cấp sơ thẩm không phân
biệt được đồng phạm phức tạp và phạm tội có tổ chức vẫn đến xử không đúng
với tính chất hành vi phạm tội của các bị cáo.
Lý luận khoa học luật hình sự và thực tế qua công tác xét xử đã cho
thấy rõ rằng: việc nghiên cứu vấn đề phạm tội có tổ chức trong luật hình sự,
tức là nghiên cứu tính chất nguy hại nghiêm trọng đối với xã hội của đồng
phạm, đặc điểm của loại tội phạm này so với loại tội phạm khi thực hiện một
cách riêng lẽ phạm phải. Mặt khác còn đề cặp mối quan hệ qua lại giữa người
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 22
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
đồng phạm và mối quan hệ nhân quả giữa những hành vi của chúng đối với
hậu quả tội phạm. Trên cơ sở nghiên cứu, tìm ra tính quy luật để giải quyết
vấn đề phạm tội có tổ chức. Vấn đề phạm tội có tổ chức trong luật hình sự
Việt Nam là một vấn đề phức tạp cần nghiên cứu sâu hơn nữa để xác định
đúng vai trò của từng người để xử lý nghiêm minh. Có thể nói pháp luật hình
sự và luật hành chính có một ranh giới đôi khi chưa thật sự rõ ràng nếu nhận
thức không đúng dễ dẫn đến xét xử sai và ngược lại. Trong thực tế huyện
Vĩnh Lợi có trường hợp đó xảy ra do xác định đồng phạm không đúng dẫn
đến hình sự hóa quan hệ hành chính.
Vào ngày 21/02/2006 Lê Văn Hơn có tổ chức đám nói cho Hơn. Hơn
có mời Võ Văn Đông, Võ Văn Rớt và Trần Văn Nhớ và một số bạn bè khác
tham dự. Tại nhà Hơn, giữa Đông, Rớt và Nhớ có cự cãi qua lại với nhau.
Đông, Rớt bỏ ra về nhà của Đông lấy 01 ống tuýp sắt với ý định đón đường
đánh Nhớ. Trên đường đi gặp Nguyễn Hải Âu, Nguyễn Văn Toàn, Đông và
Rớt rủ Hải Âu, Toàn đi chặn đường đánh Nhớ, cả bốn người thống nhất và đi
đến ngã ba đón Nhớ. Đến khoảng 22 giờ Nhớ chạy xe ngang trên xe chở thêm
02 người ngồi sau, thấy xe chạy đến Đông và Rớt ra chặn xe lại, Nhớ phát
hiện Đông, Rớt nên bỏ chạy, Đông hô lên: nó đó, chạy theo đánh nó. Lúc này,
Âu, Toàn đuổi theo còn Đông và Rớt nhìn thấy xe của Nhớ nên Đông nói
mình đến đập xe của nó trả thù. Khi đang đập phá xe thì Âu, Toàn quay lại lúc
này công an đến làm việc nên đồng bọn chúng bỏ chạy.
Khi giám định tài sản (chiếc xe) bị thiệt hại 890.000 đồng do bị đập
phá, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can về tội hủy
hoại tài sản là có căn cứ nhưng xác định vụ án có 04 đồng phạm là không
đúng. Vì việc đạp xe chỉ có Đông và Rớt, toàn và Âu không biết và giữa Âu
và Đông, Rớt không có bàn bạc với nhau về việc đập xe của Nhớ. Đây là
trường hợp đồng phạm không có thông mưu trước giữa Đông và Rớt về việc
đập xe của Nhớ khi phát sinh ý định là bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.
Còn việc cơ quan điều tra xác định Âu và Toàn là đồng phạm của vụ án là
không có căn cứ, bởi vì khi rủ đi đánh Nhớ, Đông và Rớt không có nói đến
việc đập phá xe, khi Đông và Rớt đập xe tại hiện trường không có Âu và Toàn
cho nên không thể buộc tội Âu và Toàn cũng cố ý thực hiện tội phạm và Âu,
Toàn cũng không chấp nhận cho mặc hậu quả của tội phạm xảy ra. Khi xem
xét toàn diện vấn đề, Viện kiểm sát chỉ xác định Toàn, Âu không có đồng
phạm trong vụ án nêu trên ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can với
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 23
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
Âu và Toàn yêu cầu xử lý hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng đối
với Âu và Toàn.
Qua công tác điều truy tố, các cấp xét xử khi việc xét xử tại địa phương
nhận thấy một số cơ quan tiến hành tố tụng không nhận thức đúng về vấn đề
đồng phạm dẫn đến quá trình điều tra truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm bỏ
lọt tội phạm dẫn đến giám đốc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại từ đầu.
Dưới đây là vụ án điển hình:
Vào khoản 24 giờ ngày 19/4/2004 Đặng Văn Sử cùng Huỳnh Đồng
Khởi và Phạm Văn Danh, Lê Chí Toàn, Huỳnh Văn Chánh và tên Trí đến
quán ước của chị Trịnh Kim Dũng để uống nước. Sau khi uống nước khoảng
10 phút, Sử hỏi xin chị Dũng 20.000đ nhưng chị Dũng không cho. Sử đập ly
xuống bàn xi măng và dọa phá quán, rồi đồng bọn bỏ ra về mà không trả tiền
nước, chị Dũng chạy theo nắm cổ áo Sử lại thì bị Sử dùng tay đánh vào mặt.
Chị Dũng bỏ Sử ra chạy vào nhà đóng cửa lại. Sử cùng đồng bọn ở ngoài đập
phá bàn, ly, ghế rồi cùng nhau đập cửa xông vào nhà đánh chị Dũng làm cho
chị bị ngất. Lúc này, lực lượng dân phòng đi tuần phát hiện bắt giữ được Sử
và Toàn, số còn lại chạy thoát. Số tài sản chị Dũng bị hư hỏng, được định giá
là 490.000đ, tại bản giám định pháp y số 98/GĐ này 09/6/04 tổ chức giám
định pháp y tâm thần tỉnh Bạc Liêu thương tích chị Dũng 16%.
Đặng Văn Sử bị truy tố về tội “Gây rối trật tự công cộng”; còn Huỳnh
Đồng Khởi, Phạm Văn Danh, Lê Chí Toàn, Huỳnh Văn Chánh bị xử phạt
hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng (do Sử có một lần tiền sự về
hành vi gây rối); còn tên Trí chưa bắt được.
Tại bản án hình sự sơ thẩm cố 29/2005/HSST ngày 30/9/2005; Tòa án
nhân dân huyện VL áp dụng điểm a Khoản 2 Điều 245; điểm p khoản 1 Điều
46 BLHS, xử phạt Đặng Văn Sử 02 năm tù về tội “Gây rối trật trật công
cộng”; buộc bị cáo Sử phải bồi thường cho chị Trịnh Kim Dung tiền điều trị
bệnh, tài sản bị thiệt hại và các khoản khác tổng cộng là 10.426.000đ.
Ngày 06/10/2005 Đặng Văn Sử kháng cáo xin giảm hình phạt và giảm
bồi thường.
Tại bản án phúc thẩm có số 108/2005/HSPT ngày 30/12/2005, Toàn án
nhân dân tỉnh Bạc Liêu áp dụng điểm a khoản 2 điều 245, điểm p khoản 1
điều 46 BLHS sử phạt Đặng Văn Sử 02 năm tù về tội “Gây rối trật tự công
cộng” buộc bị cáo phải bồi thường cho chị Trịnh Kim Dũng các khoản thiệt
hại là 4.266.000đ.
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 24
Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm cho rằng
bị hại Trịnh Kim Dũng bị thương tích 16%, chị Dũng không xác định ai là
người trực tiếp gây thương tích cho chị Dũng. Hơn nữa, giữa bị cáo Sử và
đồng bọn không có sự bàn bạc, thỏa thuận gây thương tích cho chị Dũng nên
không xử bị cáo Sử và đồng bọn về tội gây thương tích mà xử bị cáo Sử về tội
“Gây rối trật tự công cộng” là có căn cứ.
Nhận thấy việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm là đã
bỏ lọt tội phạm do không hiểu nguyên tắc xác định đồng phạm, không phải
bất cứ đồng phạm nào cũng phải có sự bàn bạc, thỏa thuận trước. Trong lý
luận cũng như thực tiễn dựa vào dấu hiệu khách quan phân ra hai loại đồng
phạm: có thông mưu trước và không có thông mưu trước. Trường hợp của bị
cáo Sử là đồng phạm không có thông mưu trước, đồng bọn thấy Sử đánh chị
Dũng đến cùng đánh với Sử.
Các cơ quan tiến hành tố tụng phải nhận thức rằng hành vi của bị cáo
Sử cùng với hành vi của đồng bọn là nguyên nhân trực tiếp gây ra thương tích
cho chị Dũng và buộc bị cáo Sử và đồng bọn phải chịu trách nhiệm hình sự đã
gây ra. Chính vì không đúng được Điều 20 BLHS dẫn đến định tội danh sai
bỏ lọt tội phạm, dẫn đến 02 bản án bị chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng
nghị.
Tại quyết định kháng nghị số 24/2006/HS – TK ngày 14/6/2006, chánh
án tòa án nhân dân tối cao đề nghị Tòa hình sự tòa án nhân dân tối cao xét xử
giám đốc thẩm hủy bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra, xét xử lại
theo đúng quy định của pháp luật.
Đến ngày 23/8/2006 Tòa hình sự giám đốc thẩm nhận định việc Sử
cùng đồng bọn vô cớ giữa đêm khuya phá phách tài sản và hành hung chị
Dũng gây thương tích với tỷ lệ thương tật 16% là hành vi phạm tội có tính
chất côn đồ nên phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 104
BLHS có mức hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù. Tính đến nay theo quy
định tại điều 23 BLHS thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
Huỳnh Đồng Khởi, Phạm Văn Danh, Lê Chí Toàn, Huỳnh Văn Chánh chưa
hết, nên những đối tượng trên cần phải bị xử lý về hình sự thì mới có tác dụng
giáo dục riêng và phòng ngừa chung.
Do tính chất đặc thù của vấn đề đồng phạm có các cơ quan tiến hành tố
tụng phải hiểu đúng vấn đề đồng phạm để điều tra, truy tố, xét xử cho đúng
pháp luật để đảm bảo pháp chế.
2. Những tồn tại và giải pháp
SVTH: Phạm Lê Tâm
Trang 25