Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Việc làm, mối quan hệ giữa việc làm và lực lượng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.15 KB, 10 trang )

Việc làm và thu nhập
- Việc làm, mối quan hệ giữa việc làm và lực lượng lao động
Việc làm là một khái niệm được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu. C.
Mác khi phân tích quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, đã đề cập đến việc làm
nhưng chưa đưa ra khái niệm cụ thể mà mới thể hiện nó trong mối quan hệ với lao
động. Ông viết: "Sự tăng lên của bộ phận khả biến của tư bản, và do đó sự tăng
thêm số công nhân đã có việc làm, bao giờ cũng gắn liền với những biến động
mạnh mẽ và với việc sản xuất ra số nhân khẩu thừa tạm thời" [26, tr. 159].
Việc làm là một hỡnh thức hoạt động kinh tế - xó hội. Hoạt động đó không
đơn thuần là sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, mà nó cũn bao gồm cả
những yếu tố xó hội. Muốn sự kết hợp đó diễn ra và không ngừng phát triển, phải
tạo ra được sự phù hợp cả về số lượng, chất lượng sức lao động với tư liệu sản
xuất, trong một môi trường kinh tế - xó hội thuận lợi, đảm bảo cho hoạt động đó
diễn ra.
Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những nơi làm việc cụ thể
mà ở đó lao động diễn ra, là điều kiện cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội về
lao động, là hoạt động lao động của con người. Dưới góc độ kinh tế, việc làm thể
hiện mối tương quan giữa các yếu tố con người và yếu tố vật chất hay giữa sức lao
động và tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất.
Có nhiều cách quan niệm khác nhau về việc làm, song xét cho cùng thực
chất của việc làm là sự kết hợp sức lao động của con người với tư liệu sản xuất.
Ở Việt Nam quan niệm về việc làm cũng có nhiều thay đổi qua các thời kỳ
lịch sử. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, người lao
động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm
việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể. Theo cơ chế đó, xã hội không
thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác và cũng không thừa nhận có
hiện tượng thiếu việc làm, thất nghiệp…


Từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay, quan niệm về
việc làm đã được nhìn nhận đúng đắn và khoa học. Điều 13, Chương II Bộ luật Lao


động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ: "Mọi hoạt động lao động
tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" [3,
tr. 42]. Với khái niệm này, các hoạt động lao động được xác định là việc làm, bao
gồm: toàn bộ các hoạt động tạo ra của cải vật chất hoặc tinh thần không bị pháp
luật cấm, được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật; tất cả những công việc
tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình, cho cộng
đồng, kể cả những công việc không được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
Như vậy, theo Bộ luật lao động của Việt Nam, thì việc làm có phạm vi rất
rộng: từ những công việc được thực hiện trong các doanh nghiệp, công sở đến mọi
hoạt động lao động hợp pháp như các công việc nội trợ, chăm sóc con, cháu trong
gia đình… đều được coi là việc làm. Quan niệm trên làm cho nội dung của việc
làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động, giải
quyết việc làm cho nhiều người. Thể hiện:
+ Thị trường lao động không bị hạn chế về mặt không gian và các thành
phần kinh tế, nó được mở rộng trong mọi hình thức và cấp độ của tổ chức sản xuất,
kinh doanh và sự đan xen giữa chúng;
+ Người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết, thuê
mướn lao động theo khuôn khổ của pháp luật quy định.
Quan niệm mới về việc làm như Bộ luật lao động quy định cho thấy ở nước
ta đã có sự thay đổi căn bản trong nhận thức về việc làm. Với quan niệm này, nó đã
xóa bỏ sự phân biệt đối xử lao động giữa các thành phần kinh tế, động viên mọi tổ
chức, mọi cá nhân và toàn xã hội tạo mở nhiều việc làm cho người lao động. Bên
cạnh quan niệm mới về việc làm, Bộ luật lao động còn quy định giải quyết việc
làm như sau: "Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động
đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và
của toàn xã hội" [3, tr. 142].


Như vậy, với quan niệm trên đã làm cho nội dung của việc làm được mở rộng,
tạo tiền đề để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người

lao động ở các thành phần kinh tế khác nhau; mặt khác còn ngăn chặn những việc
làm trái với quy định dễ nảy sinh trong sản xuất kinh doanh.
Trong mối quan hệ với việc làm, lực lượng lao động được thể hiện ở ba
phạm trù sau đây: người có việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp.
+ Người có việc làm:
Ở nước ta, đối tượng này bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong
nhóm dân số hoạt động kinh tế, đang làm việc để nhận tiền lương (tiền công), hoặc
đang làm công việc dịch vụ cho bản thân, gia đình và các việc sản xuất kinh doanh
của hộ gia đình.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, với các chính sách về lao động và việc
làm của Đảng và Nhà nước ta đã có tác động tích cực, tạo ra nhiều việc làm mới
cho người lao động; vì vậy, đời sống của người lao động được cải thiện, nâng cao
rõ rệt. Tuy nhiên, giải quyết việc làm cho người lao động vẫn nổi lên là một trong
những vấn đề bức xúc, đặc biệt là đối với những vùng, những địa phương đất chật,
người đông, nhiều người lao động còn không có hoặc thiếu việc làm.
+ Thiếu việc làm:
Có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau về vấn đề này,
TS. Trần Thị Thu đưa ra khái niệm: "Thiếu việc làm còn được gọi là bán thất
nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là hiện tượng người lao động có việc làm ít hơn
mức mà mình mong muốn" [34, tr. 17]. Đó là tình trạng có việc làm nhưng do
nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động, họ phải làm việc
không hết thời gian theo pháp luật quy định, hoặc làm những công việc mà tiền
công thấp không đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống, họ muốn tìm thêm việc làm để
bổ sung.


+ Thất nghiệp:
Có nhiều quan niệm khác nhau về thất nghiệp, nhưng nội dung cơ bản của thất
nghiệp đều được hiểu chung là: người lao động có khả năng làm việc, mong muốn
làm việc nhưng không được làm việc. P.A.Samuelson - nhà kinh tế học người Mỹ

thuộc trường phái chính hiện đại cho rằng: "Thất nghiệp là những người không có
việc làm, nhưng đang chờ để trở lại việc làm hoặc đang tích cực tìm việc làm" [37,
tr. 271].
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam nêu quan niệm:
“Người bị coi là thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số
hoạt động kinh tế, hiện tại đang đi tìm việc làm hay không đi tìm việc do không biết
tìm việc ở đâu; và những người trong tuần lễ trước thời điểm điều tra có tổng số giờ
làm việc dưới 8 giờ, có mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ nhưng không tìm ra
việc” [15, tr. 142].
Theo Bộ luật lao động của Việt Nam thì: những người trong độ tuổi lao
động (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) có khả năng lao động, không
có việc làm hoặc đang tìm việc làm là những người thất nghiệp.
Như vậy, thất nghiệp (không có việc làm) là hiện tượng người lao động
muốn đi làm nhưng không tìm được việc làm, tức là họ bị tách rời sức lao động
khỏi tư liệu sản xuất. Thất nghiệp có nhiều loại:
Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp phát sinh do người lao động muốn có thời
gian để tìm việc làm thích hợp với chuyên môn và sở thích của mình.
Thất nghiệp theo mùa vụ: là thất nghiệp do cầu lao động lao động giảm,
thường vào những thời kỳ nhất định trong năm.
Thất nghiệp chu kỳ: là thất nghiệp gắn liền với sự suy giảm theo thời kỳ của
nền kinh tế.


Thất nghiệp cơ cấu: là thất nghiệp xuất hiện khi không có sự đồng bộ giữa
kỹ năng, trình độ của người lao động với cơ hội việc làm do cầu lao động và sản
xuất thay đổi.
Thất nghiệp do chuyển đổi: là một dạng của thất nghiệp cơ cấu, đây là loại
thất nghiệp do sự mất cân bằng trong một thời kỳ dài giữa cung và cầu lao động.
Nó nảy sinh do có những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, dẫn đến những thay
đổi trong cơ cấu sản xuất, tiêu thụ trong toàn bộ nền kinh tế, làm cho một số ngành

kinh tế truyền thống bị suy thoái và làm nảy sinh một số ngành mới. Những thay
đổi này làm cho các kỹ năng, tay nghề cũ của người lao động trở nên không thích
hợp với những ngành nghề mới. Họ buộc phải thôi việc hoặc phải mất một thời
gian nhất định để đào tạo, huấn luyện lại tay nghề [15, tr. 144]. Thất nghiệp cơ cấu
thường xảy ra ở các nước đang phát triển có nền kinh tế đang chuyển đổi như nước
ta; loại thất nghiệp này có quy mô lớn hơn, trầm trọng hơn so với thất nghiệp do
thay đổi cơ cấu ở các nước phát triển.
Tuy nhiên, những người không có khả năng lao động, người không có nhu
cầu tìm việc làm, người đang đi học dù đang ở độ tuổi lao động cũng không thuộc
những người thất nghiệp và không nằm trong lực lượng lao động.
Thất nghiệp là một vấn đề xã hội rất nhạy cảm, là mối quan tâm lớn của tất
cả các quốc gia, khi mức thất nghiệp tăng quá mức cho phép tài nguyên sẽ bị lãng
phí, thu nhập của người lao động giảm và rơi vào tình trạng nghèo đói; nền kinh tế
suy thoái, lạm phát cao dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội. Do đó, tỉ lệ thất
nghiệp là một trong những chỉ tiêu trọng yếu để xem xét, đánh giá tình trạng của
một nền kinh tế, sự tiến bộ xã hội, là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia
nào trên thế giới.
Từ những phõn tớch trờn cho thấy để giảm mức thất nghiệp và tỡnh trạng thiếu
việc làm, cần cú những giải phỏp nhằm giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm cần
phải được xem xét cả từ ba phía: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà


nước. Theo nghĩa rộng, giải quyết việc làm là tổng thể những biện phỏp, chớnh sỏch
kinh tế - xó hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến
mọi mặt của đời sống xó hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả
năng lao động có việc làm. Theo nghĩa hẹp, nó là các biện pháp chủ yếu hướng vào
đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo ra chỗ việc làm cho người lao động,
giảm tỷ lệ thất nghiệp xống mức thấp nhất.
- Thu nhập, mối quan hệ giữa việc làm và thu nhập
Thu nhập là khoản tiền hay hiện vật trả công cho lao động khi người lao

động làm một công việc nào đó. Khoản này có thể được trả theo thời gian hoặc
theo sản phẩm mà người lao động đã hoàn thành. Thu nhập luôn luôn gắn liền với
việc làm. Không có việc làm thì không có thu nhập. Có việc làm là có thể tạo ra thu
nhập. Đó là đòi hỏi chính đáng của người lao động. Tạo được việc làm tức là thu hút
được nguồn lực lao động vào quá trình sản xuất, làm ra nhiều của cải cho xã hội, tạo
ra tiền đề vật chất để giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và
công bằng xã hội. Trong hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta luôn
quan tâm đến con người, tạo mọi điều kiện để con người phát triển. Đảng ta khẳng
định: "Phát huy yếu tố con người và lấy con người làm mục đích cao nhất của mọi
hoạt động" [9, tr. 36].
Chính vì mối quan hệ gắn kết này mà khi bàn về vấn đề giải quyết việc làm
cũng chính là vấn đề tăng thu nhập. Không thể bàn đến việc tăng thu nhập mà
không tính đến chất lượng, quy mô và hiệu quả của việc làm.
Để tăng thu nhập cho người dân, điều đầu tiên là phải tạo ra việc làm, để họ
không rơi vào trạng thái thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Bên cạnh đó, cần phải
tính đến tính hiệu quả của khi người lao động làm việc. Lao động không có hiệu
quả, không có năng suất, không tạo ra được hàng hoá có chất lượng, tất yếu không
có thu nhập cao. Tuy nhiên, tác nhân ảnh hưởng đến thu nhâp ngoài việc làm và


chất lượng của việc làm còn có một số vấn đề liên quan đến phân phối thu nhập,
đến việc đảm bảo sự công bằng trong xã hội và nhiều vấn đề khác.
Giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động là một vấn đề chung
liờn quan đến bỡnh diện kinh tế vĩ mụ, đến ổn định và phỏt triển kinh tế xó hội và
đến cỏc vấn đề chớnh trị - xó hội khỏc. Chớnh vỡ thế, cỏc nhà kinh tế học hiện đại
đó rất quan tõm đến nghiờn cứu vấn đề này. Đến nay đó cú những lý thuyết quan
trọng.
+ Lý thuyết tạo việc làm bằng sự can thiệp vào đầu tư của chớnh phủ trong
nền kinh tế trong học thuyết của J.M.Keynes.
J.M. Keynes là một nhà kinh tế người Anh thời kỳ 1883-1946. ễng cú phẩm

nổi tiếng: “Lý thuyết tổng quỏt về việc làm, lói suất và tiền tệ” xuất bản năm 1936.
Trong cuốn sách này, ông đó xem xột việc làm trong mối quan hệ với sản lượng
chung, đầu tư và tiết kiệm, thu nhập và tiêu dùng. Theo ông, trong một nền kinh tế,
khi việc làm tăng, thỡ sản lượng tăng, thu nhập sẽ tăng, kéo theo tiêu dùng tăng,
đầu tư tăng và ngược lại. Tuy nhiên, do tâm lý của dõn chỳng là khi thu nhập tăng
thỡ tốc độ gia tăng tiờu dựng chậm hơn gia tăng thu nhập vỡ khuynh hướng gia
tăng tiết kiệm một phần thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng thực tế giảm tương đối so
với thu nhập dẫn đến một bộ phận hàng hóa, dịch vụ không bán được. Đây chính là
nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng xấu đến quy mô sản xuất ở
các chu kỳ sau, do đó làm giảm việc làm, tăng thất nghiệp. Mặc khỏc, trong nền
kinh tế thị trường, khi quy mô đầu tư tư bản tăng thỡ hiệu quả giới hạn của tư bản
đầu tư có xu hướng giảm sút. Khi hiệu quả giới hạn của tư bản giảm xuống bằng
mức lói suất, thỡ chủ doanh nghiệp đúng cửa sản xuất. Khi đó, thất nghiệp tăng,
sản lượng hàng hoỏ và dịch vụ giảm. Từ đó, ông cho rằng để thúc đẩy tăng trưởng
sản lượng của nền kinh tế, cần phải gia tăng việc làm, giảm thất nghiệp, phải tăng
tổng cầu của nền kinh tế. Chính phủ có vai trũ kớch thớch tiờu dựng (kể cả tiêu
dùng sản xuất và tiêu dùng phi sản xuất) để tăng tổng cầu thông qua tăng trực tiếp


các khoản chi tiêu của Chính phủ, hoặc thông qua chính sách của Chính phủ nhằm
khuyến khích đầu tư của tư nhân, của các tổ chức xó hội. Theo J.M.Keynes để tăng
đầu tư và bù đắp các khoản chi tiêu của Chính phủ, Nhà nước có thể sử dụng các
biện pháp hạ lói suất cho vay, giảm thuế, trợ giỏ đầu tư, in thêm tiền giấy để cấp
phát cho ngân sách Nhà nước. J.M.Keynes cũn chủ trương tăng tổng cầu của nền
kinh tế bằng mọi cỏch kể cả đầu tư vào những việc “vụ bổ” miễn là tạo ra được
việc làm và thu nhập, tạo sự ổn định và thỳc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.
+ Lý thuyết tạo việc làm bằng gia tăng đầu tư, tăng trưởng kinh tế (mô
hỡnh đầu tư - tăng trưởng kinh tế).
Theo mụ hỡnh này, muốn tăng trưởng kinh tế phải có tích luỹ, để từ đó có
vốn đầu tư mở rộng tái sản xuất, tạo mở nhiều việc làm. Các nước đang phát triển

do thu nhập thấp, tốc độ tăng trưởng chậm, tỷ lệ tích luỹ thấp, dẫn đến thiếu vốn
đầu tư. Để tạo vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế, các nước này cần phải dựa vào
lợi thế so sánh của mỡnh là tài nguyờn thiờn nhiờn và nguồn nhõn lực dồi dào để
thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài (hiểu theo nghĩa rộng, vốn đầu tư bao gồm cả vốn
bằng ngoại tệ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật, công nghệ, tri thức quản lý kinh tế
hiện đại), từ đó sẽ tạo mở được nhiều việc làm. Theo mô hỡnh này, tốc độ và quy
mô của vốn đầu tư tăng sẽ thúc đẩy trực tiếp tốc độ và quy mô của việc thu hút
nguồn nhân lực vào hoạt động kinh tế (tạo việc làm).
+ Lý thuyết tạo việc làm bằng di chuyển lao động giữa hai khu vực cong
nghiệp và nông nghiệp.
Lý thuyết này do Athur Lewis đưa ra. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này là
chuyển số lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp do
hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước đang phát triển. Quá trỡnh này sẽ
tạo ra nhiều việc làm mới. Bởi vỡ, trong khu vực nụng nghiệp đất đai chật hẹp, lao
động dư thừa. Số lao động này không có việc làm nên không có thu nhập. Vỡ vậy,
việc di chuyển một bộ phận lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công


nghiệp sẽ có 2 tác dụng: (1) chuyển bớt được lao động ra khỏi lĩnh vực nông
nghiệp, chỉ để lại số lao động đủ để tạo ra sản lượng cố định, từ đó nâng cao sản
lượng bỡnh quõn đầu người; (2) việc di chuyển này cũn tạo việc làm cho số lao
động dư thừa trong nông nghiệp, tăng thu nhập, tăng lợi nhuận công nghiệp, từ đó
giúp tăng trưởng kinh tế.
+ Lý thuyết của Harry Toshima.
Theo Harry Toshima, lý thuyết của Athur Lewis khụng cú ý nghĩa thực tế
với tỡnh trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp ở các nước châu Á gió mùa…
Bởi vỡ, nền nụng nghiệp lỳa nước vẫn thiếu lao động lúc mùa vụ và chỉ dư thừa
lao động lúc mùa nhàn rỗi. Vỡ vậy, ụng cho rằng cần giữ lại lao động nông nghiệp
và chỉ tạo thêm việc làm trong những tháng nhàn rỗi bằng cách đa dạng hóa cây
trồng vật nuôi, thâm canh, tăng vụ… Đồng thời, cần phát triển các ngành công

nghiệp cần nhiều lao động để sử dụng số lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp.
Bằng cách đó, lực lượng lao động sẽ được sử dụng hết.
+ Lý thuyết tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Torado.
Lý thuyết của Torado nghiờn cứu sự di chuyển lao động trên cơ sở thực hiện
điều tiết thu nhập, tiền công giữa các khu vực kinh tế. Theo Torado, lao động nông
thôn có thu nhập thấp. Họ quyết định di chuyển ra khu vực thành thị để có thu
nhập cao hơn. Quá trỡnh này mang tớnh tự phỏt, phụ thuộc vào sự lựa chọn, quyết
định của các cá nhân. Vỡ thế, làm cho cung - cầu về lao động ở từng vùng không
ổn định, gây khó khăn cho Chính phủ trong quản lý lao động và nhõn khẩu.
Cỏc lý thuyết về giải quyết việc làm nờu trờn đều tập trung luận giải các
biện pháp nhằm tạo mở việc làm. Mặc dù các lý thuyết đó chưa làm rừ vai trũ của
Chớnh phủ trong việc kết hợp cỏc chớnh sỏch kinh tế với cỏc chớnh sỏch xó hội để
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo mở
nhiều việc làm, song nó có tác dụng gợi mở cho chúng ta những cách thức, biện


pháp để tạo mở nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trỡnh đô thị
hóa.
Như vậy, các nhà kinh tế rất quan tâm đến vấn đề việc làm và giải quyết việc
làm, nhất là đối với những người lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.



×