Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về hệ THỐNG cơ QUAN QUẢN lý đất ĐAI ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.7 KB, 10 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Những định hướng chủ yếu hoàn thiện pháp luật về hệ thống cơ quan
quản lý đất đai ở nước ta hiện nay
Cải cách hành chính là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta,
nhằm từng bước "lành mạnh hoá" các quan hệ xã hội, bảo đảm cho quá trình
kinh tế- xã hội của đất nước phát triển vững chắc. Thực hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước, thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với
các cơ quan quản lý đất đai đã triển khai nhiều chương trình hành động cụ
thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Bộ đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch để thực
hiện; đồng thời rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục
hành chính trong lĩnh vực đất đai, hiện đại hóa công nghệ quản lý, đổi mới
thái độ, phương thức quản lý với tinh thần “phục vụ dân, công khai, minh
bạch và dân chủ” ... Quá trình hoàn thiện pháp luật về hệ thống cơ quan
quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta dựa trên những định hướng chủ yếu
sau đây:
1.1. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý đất đai đặt trong tổng thể quá
trình cải cách bộ máy hành chính; xác định rõ chức năng, cơ cấu tổ
chức của từng cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai
Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước cho thấy việc đổi mới hệ thống
chính trị, đổi mới bộ máy cơ quan công quyền chưa theo kịp với tiến trình
đổi mới kinh tế - xã hội. Bộ máy nhà nước cồng kềnh, hiệu lực quản lý thấp,
các thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà ... đang cản trở quá trình phát triển
kinh tế. Vì vậy việc đổi mới, cải cách bộ máy hành chính đang là yêu cầu vô
cùng cần thiết. Bộ máy cơ quan quản lý đất đai cũng không "nằm ngoài" quá
trình này: "Tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã
hội đối với việc quản lý và sử dụng đất ... Bảo đảm sự quản lý nhà nước
thống nhất của trung ương, đồng thời phân cấp cho địa phương, có chế tài
nghiêm trong thực thi chính sách, pháp luật đất đai";
Việc hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai đặt


trong tổng thể của quá trình cải cách hành chính; đồng thời xác lập những


giải pháp cụ thể của quá trình hoàn thiện bộ máy các cơ quan này theo
hướng:
- Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý đất đai thành một thể thống nhất
trên cả nước từ trung ương đến địa phương, có mối quan hệ chặt chẽ, mật
thiết với nhau trong quá trình hoạt động;
- Mỗi cơ quan cần được quy định rõ trách nhiệm theo "chiều dọc" và
sự phụ thuộc theo "chiều ngang". Việc phân định rõ như vậy mới đảm bảo
hiệu quả trong quá trình hoạt động của từng cơ quan, tránh tình trạng các cơ
quan không biết mình ở vị trí nào, cần phải làm theo sự chỉ đạo, và kiểm
soát của các cơ quan nào trong từng trường hợp cụ thể;
- Kiên quyết thực hiện việc giảm sự chồng chéo trong hoạt động giữa
các cơ quan, bằng việc thực thi đúng chủ trương “một công việc chỉ giao cho
một cơ quan giải quyết”.
1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý đất đai dựa trên
nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo sự quản lý tập
trung thống nhất của cấp trung ương; đồng thời phân cấp cho địa
phương trong quản lý đất đai
Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai phải bảo đảm nâng cao
hiệu quả hoạt động quả lý đất đai theo hướng tăng cường tính chủ động của
các cơ quan. Hiện nay tình trạng thụ động trong công việc diễn ra khá phổ
biến và thường xuyên mà nguyên nhân là do sự thiếu minh bạch trong hoạt
động quản lý dẫn đến lo sợ bị liên luỵ về trách nhiệm. Trong những năm tới
đây, cải cách hành chính sẽ chú ý tới việc nâng cao tính chủ động của các cơ
quan quản lý đất đai mà trước mắt là việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong
giải quyết thủ tục về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan
quản lý các cấp đang quyết tâm xây dựng mô hình này trên toàn quốc sau
khi đã thí điểm thành công ở một số tỉnh, thành;

Công khai, minh bạch trong mọi hoạt động của cơ quan quản lý như
lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ, điều chỉnh quy hoạch; công bố quy hoạch
SDĐ; cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích SDĐ, thu hồi và cấp giấy
chứng nhận QSDĐ .... Công khai, minh bạch cũn thể hiện ở việc cơ quan
quản lý đất đai cụng khai những thông tin đầy đủ về địa chỉ, số điện thoại
liên lạc của mình để người dân dễ dàng tiếp cận, phát hiện và tố cáo về


những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, các hành vi nhũng nhiễu, tham
nhũng, tiêu cực về đất đai ...; Ở khía cạnh khác, việc công khai các quy
trình, thủ tục hành chính về đất đai sẽ làm giảm các hiện tượng tham nhũng,
"chạy chọt", tiêu cực nảy sinh;
Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai
cần quán triệt sâu sắc định hướng phân cấp nội dung quản lý đất đai cho cấp
địa phương để địa phương chủ động và đề cao trách nhiệm trong quản lý đất
đai; đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý đất đai ở cấp trung
ương giảm sức ép từ phía các đối tượng chịu sự quản lý đất đai. Mặt khác,
để tránh hiện tượng hoạt động quản lý đất đai ở các địa phương nằm ngoài
quỹ đạo quản lý của Nhà nước phải tăng cường sự quản lý tập trung thống
nhất của Nhà nước trong quản lý đất đai.
1.3. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai dựa trên cơ sở nâng
cao năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và thái độ phục vụ nhân
dân của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai
Hiệu quả của hệ thống cơ quan quản lý đất đai phụ thuộc chủ yếu vào
ý thức, thái độ, năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của ®éi ngò c¸n
bé, c«ng chøc làm công tác quản lý đất đai. Vì vậy để nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai cần nâng cao năng lực, trình
độ, chuyên môn nghiệp vụ và xác định ý thức, thái độ đúng đắn của đội ngũ
cán bộ này theo hướng:
- Xây dựng chiến lược dài hạn, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng

hợp lý đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai;
- Xây dựng ý thức, thái độ đúng đắn vì nhân dân phục vụ cho đội ngũ
cán bộ làm công tác quản lý đất đai;
- Cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý đất đai để họ yên tâm công tác;
- Cung cấp đầy đủ các điều kiện vật chất đáng ứng yêu cầu công việc
của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai;
- Thường xuyên đánh giá về năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp
vụ và ý thức, thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đất đai dựa vào
tiêu chí sự hài lòng của dân khi sử dụng các dịch vụ công về đất đai;


1.4. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai phải dựa trên việc đáp
ứng các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay đòi hỏi phải xác lập cơ chế quản lý thích hợp nhằm biến đất đai trở
thành tư bản, thành nguồn vốn to lớn để phát triển đất nước. Đây là mục tiêu
chủ đạo xuyên suốt quá trình đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu
quả hoạt động và kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay;
Vấn đề đất đai cũng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động sản
xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản
lý đất đai dựa trên các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm
hỗ trợ đắc lực các doanh nghiệp trong cuộc canh tranh gay gắt khi hội nhập
vào "sân chơi" chung của thế giới.
2. Một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao năng lực quản lý hệ thống
cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay
Trên cơ sở những định hướng chủ yếu được đề cập trên đây, chúng tôi
cho rằng việc hoàn thiện pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau
đây:
2.1. Hoàn thiện các quy định về cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan
quản lý
Những nghiên cứu ở trên cho thấy, vấn đề đối với cơ cấu tổ chức của
hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay chính là sự chồng chéo,
trùng lặp về nhiệm vụ quyền hạn giữa các tổ chức cơ quan trong hệ thống.
Điều này cú nguyờn nhõn từ cỏc quy định về vấn đề này khụng cụ thể, rừ
ràng. Để khắc phục những tồn tại này, cần sửa đổi, bổ sung cỏc quy định
hiện hành theo cỏc giải pháp cụ thể sau:
2.1.1. Giải pháp thứ nhất
Thực hiện nguyên tắc: “ Một việc chỉ giao cho một tổ chức”. Nhưng
thực tế cho thấy nguyên tắc này chưa được thực hiện triệt để, mà rõ nhất là
còn rất nhiều những công việc được chia nhỏ ra giao cho nhiều cơ quan khác


nhau: như việc lập các bản quy hoạch SDĐ, thống kê đất đai,.... Để thực
hiện triệt để nguyên tắc này cần phải có những giải pháp phụ đi kèm đó là:
Thứ nhất, đối với những cơ quan, tổ chức đã được thành lập và đang
đi vào hoạt động thì cần phải rà soát lại quyền hạn và nhiệm vụ của cỏc cơ
quan này; từ đó khắc phục những điểm còn chồng chéo, trùng lặp. Quá trình
rà soát ở đây không chỉ đơn thuần là rà soát đối với các cơ quan quản lý đất
đai mà đồng thời còn ra soát, so sánh đối với một số các cơ quan liên quan
đặc biệt đến hoạt động quản lý đất đó là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Giao thông vận tải,….; không chỉ rà soát đối với các cơ quan ở
trung ương mà phải tiến hành đồng bộ ở mỗi địa phương;
Thứ hai, trong suốt quá trình soạn thảo và ban hành quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực
thuộc thì những cơ quan ra quyết định phải rà soát liên tục việc thực hiện
nguyên tắc trên.

2.1.2. Giải pháp thứ hai
Hiện nay, sau 9 năm, kể từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được
thành lập và 7 năm Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, hệ thống cơ quan quản lý
đất đai đã được hình thành khá đồ sộ. Tuy nhiên do được thành lập chỉ trong
thời gian ngắn nên còn mang tính chắp vá và nhiều cơ quan, trách nhiệm,
quyền hạn được quy định không rõ ràng;
Giải pháp được đưa ra ở đây là cần thu nhỏ hệ thống cơ quan quản lý
đất đai, thông qua hình thức sát nhập một số cơ quan, tổ chức có quyền hạn
và nhiệm vụ gần giống nhau. Việc sát nhập sẽ tạo ra những khó khăn nhất
định khi đụng chạm đến quyền và lợi ích nhất định của đội ngũ cán bộ và đặt
ra một nhiệm vụ nặng nề hơn rất nhiều cho tổ chức, cơ quan được sát nhập.
Tuy nhiên ưu điểm lớn của giải pháp này là tinh giản hệ thống cơ quan, tổ
chức; người dân và nhà quản lý đều dễ dàng khi thực hiện công việc của
mình; không còn sự chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức
nữa, hoạt động quản lý sẽ diễn ra trôi chảy và suôn sẻ hơn.
2.1.3. Giải pháp thứ ba
Cơ quan quản lý đất đai luôn có xu hướng xây dựng một hệ thống cơ
quan thống nhất trong cả nước và bước đầu đã có kết quả. ở trung ương, là
Bộ, Vụ, Cục và các phòng giúp việc; ở địa phương là Sở, Phòng Tài nguyên


và Môi trường kèm theo đó các các phòng ban chuyên môn giúp việc. Có thể
thấy về mặt hình thức là khá thống nhất nhưng nội dung bên trong còn nhiều
bất ổn. Cụ thể ở trung ương từng Vụ, từng Cục lại có những cơ cấu tổ chức
khác nhau; ở địa phương thì các phòng, ban chuyên môn được quy định khá
tuỳ tiện.
Giải pháp được đặt ra đó là xây dựng các cơ quan, tổ chức theo cơ cấu
“cứng” và cơ cấu “mềm”. Trong hoạt động thực tiễn các cơ quan thường có
điểm chung gần giống nhau đó là thực hiện các nhiệm vụ hành chính, quản
trị, kế hoạch, đầu tư, tổ chức, cán bộ,... Vì vậy cơ cấu “cứng” quy định cụ

thể những phòng, ban cần phải có trong một tổ chức, cơ quan quản lý; quy
định này được thống nhất áp dụng trên cả nước. Thực tiễn cũng cho thấy
không thể áp dụng một mô hình cơ cấu tổ chức cho tất các cơ quan quản lý
vì mỗi cơ quan lại có những đặc điểm riêng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng.
Cơ cấu “mềm” sẽ giải quyết vấn đề này, đó là các các tổ chức sẽ thành lập
các cơ quan, tổ chức chuyên ngành mà chỉ tổ chức đó mới có. Ví dụ như
Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam thành lập Phòng Khoáng sản, Phòng
Địa chất; Cục Bảo vệ môi trường thành lập Phòng Bảo tồn thiên nhiên,
Phòng Quản lý chất thải và Hoá chất độc hại,...;
2.1.4. Giải pháp thứ tư
Vấn đề thông tin liên lạc giữa các cơ quan, tổ chức quản lý đất đai
hiện nay còn rất yếu kém, mặc dù mạng Internet đã được lắp ở hầu hết các
cơ quan, tuy nhiên một kênh thông tin riêng của ngành là chưa có. Từ năm
2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lên kế hoạch hoàn thiện, nâng cấp và
triển khai áp dụng phần mềm ViLIS trong lĩnh vực quản lý đất đai. Sau thời
gian triển khai ở một vài địa phương, phần mềm ViLIS đang ngày càng hoàn
thiện và đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý và chứng tỏ là một công
cụ thực sự hiệu quả trong quá trình xây dựng dữ liệu đất đai và tạo ra một
môi trường mới, hiện đại cho các hoạt động của công tác quản lý. Để giải
pháp này nhanh chóng được áp dụng trên cả nước, cơ quan quản lý đất đai
cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, mà ở đây cụ thể là hệ thống
máy vi tính văn phòng, hệ thống mạng liên kết trên cả nước
2.1.5. Giải pháp thứ năm


Khả năng liên kết trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của hệ
thống cơ quan quản lý là một vấn đề phức tạp mà nguyên nhân đến từ nhiều
phía, do hệ thống thông tin liên lạc còn kém, do mỗi cơ quan lại có phương
thức hoạt động khác nhau, hay vì chính tính thụ động của đội ngũ cán bộ,….
Giải pháp được đưa ra để tạo được một mối liên kết bền chặt giữa cơ

quan cấp trên và cơ quan cấp dưới, giữa các cơ quan cùng cấp đó là phối kết
hợp giải pháp thứ 3 và giải pháp thứ 4, đồng thời thường xuyên định kỳ báo
cáo công tác hoạt động của cơ quan mình. Giải pháp thứ 3 và giải pháp thứ 4
sẽ khắc phục những khó khăn khách quan cản trở liên kết của hệ thống; hoạt
động báo cáo tạo nên một luồng thông tin liên tục trên toàn hệ thống cơ quan
quản lý đất đai.
2.2. Hoàn thiện các quy định về nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động
của cơ quan quản lý đất đai
Hoạt động của cơ quan quản lý đất đai trong thời gian gần đây đã có
nhiều chuyển biến tích cực; tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc, đó
là các thủ tục hành chính còn rườm rà gây khó khăn cho người dân khi phải
thực hiện các hoạt động pháp lý liên quan đến đất đai. Nguyên nhân là rất rõ
ràng nhưng khó khăn là đưa ra những giải pháp để khắc phục những nguyên
nhân đó. Nâng cao được hiệu quả hoạt động chính là hoàn thiện hơn nữa hệ
thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta. Để thực hiện mục tiờu này, việc sửa
đổi, bổ sung cỏc quy định về nõng cao tớnh hiệu quả trong hoạt động quản
lý đất đai cần dựa trờn cỏc giải phỏp sau:
2.2.1. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý đất đai
Nhiều năm sống và làm việc trong chế độ bao cấp, một thế hệ người
dân Việt Nam đã bị ảnh hưởng phần nào lối làm việc và tư duy khép kín mà
ở đó cơ chế "Xin- Cho" rất phổ biến. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến
công tác quản lý đất đai trong một thời gian dài.;
Giải pháp đề ra là công khai, minh bạch mọi hoạt động quản lý đất đai
mà quan trọng nhất là quy hoạch, kế hoạch SDĐ, hoạt động giao đất, cho
thuê đất, chuyển QSDĐ, thu hồi đất. Đây là những hoạt động ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi của người dân. Bên cạnh đó cơ quan quản lý nên xây
dựng một mối liên hệ thông tin hai chiều với người dân, thông qua mối liên
hệ này cơ quan quản lý sẽ kịp thời phát hiện những yếu kém trong công tác



quản lý, những trường hợp cán bộ nhũng nhiễu dân để kịp thời xử lý, đồng
thời cũng tạo điều kiện cho người dân giải toả được vướng mắc và bức xúc.
2.3. Hoàn thiện các quy định về đổi mới và nâng cao chất lượng của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường
Sau hơn 8 năm đi vào hoạt động, vấn đề nguồn nhân lực vẫn làm cho
các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai phải đau đầu. Đội ngũ cán bộ vừa
thiếu lại yếu, không ít cán bộ tha hoá biến chất dẫn đến việc nhiều chủ
trương chính sách đúng đắn không thể thực thi do không có đủ người để
triển khai. Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực cũng là một hình thức
hữu hiệu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai;
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có hai hướng đi. Thứ nhất, là
nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ hiện có; thứ hai, tạo ra những chính
sách cơ chế mới nhằm thu hút đội ngũ lao động có trình độ. Cỏc quy định
liền quan về vấn đề này cần được sửa đổi, bổ sung theo các giải pháp sau:
2.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ hiện có
Theo thống kê hiện trạng nguồn nhân lực gần đây của Bộ Tài nguyên
và Môi trường thì số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ là rất ít ỏi và
chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành trọng yếu trong cả nước như Hà Nội hay
Thành phố Hồ Chí Minh. Đa số cán bộ công chức có trình độ Cao đẳng,
Trung cấp, Sơ cấp.Không những thế ở nhiều địa phương do thiếu cán bộ
hoạt động trong lĩnh vực đất đai nên đã chuyển cán bộ ở các lĩnh vực khác
sang làm. Điều này cho thấy được chất lượng cán bộ quản lý đất đai hiện
nay chưa đỏp ứng được yêu cầu của cụng tỏc quản lý đất đai trong tình hình
mới;
Giải pháp đưa ra là cần phải lập tức mở các khoá đào tạo, huấn luyện
công tác nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành tài nguyờn và mụi
trường. Công tác này không chỉ thực hiện một vài lần mà cần phải trở thành
một hoạt động thường xuyên, liên tục và định kỳ. Các cơ quan quản lý phải
trích một khoản tài chính nhất định trong năm để cử cán bộ đi học, nâng cao
trình độ; thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo tạo điều kiện cho đội ngũ

cán bộ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để từ đó tìm ra phương pháp làm việc
hiệu quả nhất cho mình;


Vấn đề tham nhũng trong đội ngũ cán bộ quản lý đất đai cũng rất
nhức nhối, để giải quyết tình trạng này các cơ quan phải có giải pháp hợp lý.
Đầu tiên là nâng mức thu nhập cho cán bộ, thường xuyên giáo dục về đạo
đức cách mạng, chỉ ra những trường hợp, những nguy cơ mà cán bộ có thể
rơi vào vòng xoáy tham nhũng. Đồng thời cơ quan quản lý cùng với nhân
dân tiến hành hoạt động thanh tra, giám sát và xử lý thật nghiêm những
trường hợp vi phạm
2.3.2. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực
Hàng năm ở Việt Nam có hàng triệu sinh viên ra trường và trong một
quốc gia với dân số hơn 80 triệu người, thật khó tin là hệ thống cơ quan
quản lý đất đai vẫn đang rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ.
Nguyên nhân của vấn đề này chính là chế độ chính sách dành cho cán bộ
quá thấp, lương bổng ít, khối lượng công việc nhiều, đa số muốn ở lại làm
việc tại các thành phố lớn. Hơn nữa, hoạt động quản lý đất đai luôn tạo một
áp lực không nhỏ lên cán bộ, công chức bởi ranh giới giữa tham nhũng và
không tham nhũng là rất mong manh;
Giải pháp đưa ra là: cơ quan quản lý phải xây dựng một chế độ, chính
sách mới dành cho cán bộ, công chức mà phương châm đặt ra là “ Người lao
động phải đủ sống bằng đồng lương của mình”. Không nên cào bằng mức
lương, mà ở mỗi một công việc, một nhiệm vụ khác nhau thì người lao động
được hưởng mức lương khác nhau tương xứng với công sức và hiệu quả
trong quá trình làm việc. Tạo cho họ một môi trường làm việc lành mạnh mà
ở đó họ có thể phát huy tốt nhất khả năng, đồng thời có một chế độ khen
thưởng, kỷ luật phù hợp;



KẾT LUẬN
Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai hiện nay là một nhu cầu
cấp thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và SDĐ trong thời kỳ tiếp tục
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay. Tuy nhiên, hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
dựa trên những định hướng cơ bản nào, theo mô hình nào và cách thức cụ
thể như thế nào lại là vấn đề không hề đơn giản và phải có sự đánh giá thực
trạng về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống các
cơ quan này cũng như tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về mô hình hệ thống cơ
quan quản lý đất đai của các nước trên thế giới để tìm ra những giải pháp
hoàn thiện thích hợp;
Để trả lời cho các câu hỏi trên đây, đề án” Nâng cao năng lực trong hệ
thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai" ở Việt Nam đã đi sâu nghiên
cứu cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống các cơ quan quản lý
đất đai từ trung ương đến địa phương; từ đó chỉ ra những ưu điểm và nhược
điểm của hệ thống các cơ quan này và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta;



×