Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến hãy trình bày quan điểm của mình về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.15 KB, 12 trang )

Bài tập lớn học kì – Môn Luật hôn nhân và gia đình

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Như một lẽ thường tình, khi mâu thuẫn vợ chồng đi đến căng thẳng, mọi
nỗ lực hòa giải hầu như bế tắc thì ý định ly hôn xuất hiện. Nhiều người nảy sinh
tâm lý giải quyết càng nhanh càng tốt, không muốn kéo dài tình trạng căng
thẳng, bầu không khí gia đình ô nhiễm đầu độc con cái, để lại nhiều di hại. Tuy
nhiên do nhiều lý do vướng mắc như con cái, tài sản, danh tiếng mà nhiều gia
đình chỉ dừng ở ly thân. Xu hướng này đang xuất hiện ngày càng nhiều tại các
khu vực thành thị. Để làm rõ hơn về vấn đề ly thân hiện nay, e xin được trình
bày đề tài “ Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến. Hãy trình
bày quan điểm của mình về vấn đề này”. Do đây là một đề tài khá phức tạp và
cần sự am hiểu sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, nên trong bài tập không thể tránh
khỏi những thiếu sót, sai lầm, mong thầy cô và các bạn thông cảm, đóng góp để
kiến thức cũng như bài tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG

1


Bài tập lớn học kì – Môn Luật hôn nhân và gia đình

I.Những hiểu biết chung về ly thân
1. Khái niệm ly thân
Trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của nước Việt Nam ta không
có một chế định nào quy định về ly thân. Tuy nhiên, dựa vào quy định trước đây
của Nhà nước ta về ly thân cũng như định nghĩa về ly thân trong bộ luật của các
nước khác (Hoa Kỳ, Anh…), ta có thể định nghĩa như sau: Ly thân là hiện


tượng giữa vợ và chồng vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân và chỉ chấm dứt một
nghĩa vụ duy nhất là nghĩa vụ sống chung. Như vậy, ly thân hiểu đơn giản là sự
sống riêng giữa vợ và chồng, như là: không ăn chung, ở chung, không sinh hoạt
vợ chồng….v….v
2. Ly thân trong pháp luật tư sản
Theo học thuyết mác – lênin về hôn nhân và gia đình về vấn đề ly thân có
nguồn gốc từ tôn giáo. Theo quan điểm của giáo hội thiên chúa, việc lấy vợ lấy
chồng của nam nữ là do chúa tạo lập, hôn nhân có tính cách bất khả tiêu, vợ
chồng phải ăn đời ở kiếp với nhau, không được ruồng bỏ nhau; quan điểm của
giáo hội thường cấm vợ chồng ly hôn.
Tuy nhiên, hôn nhân là 1 hiện tượng xã hội có nội dung khá đa dạng.
Trong thực tiễn cuộc sống chung giữa vợ và chồng, có nhiều trường hợp vì
những nguyên nhân lí do động cơ nào đó mà có những xung đột, mâu thuẫn sâu
sắc, vợ chồng không muốn hoặc không thể sống chung. Pháp luật Việt Nam theo
quan điểm tôn giáo thường cấm vợ chồng ly hôn và chế định ly thân được pháp
luật quy định với mục đích ban đầu coi ly thân là 1 giải pháp nhằm giải tỏa xung
đột trong đời sống vợ chồng, tạo điều kiện sống riêng
Hiện nay, trong pháp luật của các nước tư bản, bên cạnh việc quy định cho vợ
chồng được ly hôn còn công nhận quyền ly thân của vợ chồng. Ly thân được coi
là 1 giải pháp quá độ, 1 giai đoạn thử thách cuối cùng trước khi ly hôn. Thời
gian vợ chồng sống ly thân theo luật định sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng suy
nghĩ lại, tạo điều kiện tái hợp cuộc sống chung của vợ chồng trước khi quyết
định ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Khi nghiên cứu về bản chất của
quan hệ vợ chồng, Ph. Ăng ghen đã chỉ rõ : “ Cái sẽ biến mất 1 cách chắc chắn
trong chế độ 1 vợ 1 chồng là tất cả các đặc trưng mà những quan hệ tài sản đẻ
ra nó . Những đặc trưng đó là : Thứ nhất là sự thống trị của người đàn ông và
thứ 2 là tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân. Sự thống trị của người đàn ông
2



Bài tập lớn học kì – Môn Luật hôn nhân và gia đình

trong hôn nhân chỉ đơn thuần là sự thống trị về kinh tế. Tính rằng buộc vĩnh
viễn của hôn nhân, 1 phần là kết quả của các điều kiện kinh tế trong đó chế độ 1
vợ 1 chồng phát sinh và phần nữa là truyền thông của thời kì trong đó mối liên
hệ giữa những điều kiện kinh tế ấy với chế độ 1 vợ 1 chồng còn chưa được
người ta hiểu đúng đắn và đã bị tôn giáo thổi phồng lên..” 1 và “Nhà thờ Thiên
chúa cấm ly hôn có lẽ cũng chỉ vì đã thấy rằng không có phương thuốc nào trị
được ngoại tình cũng như không có thuốc nào trị được cái chết”.2
Thông thường, pháp luật của nhà nước tư sản quy định về ly thân và hậu
quả của ly thân rất chặt chẽ. Toà án giải quyết ly thân thường dự trên cơ sở lỗi
của vợ hoặc chồng. Hậu quả pháp lí của ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ
chồng trước pháp luật mà chỉ tạm thời chấm dứt 1 số quyền và nghĩa vụ theo
luật định. Khi ly thân, vợ chồng rơi vào tình trạng biệt cư, họ được miễn trách
nhiệm đồng cư, vợ chồng không cần sống chung, họ có quyền ở riêng. Hậu quả
pháp lý khi ly thân đặt vợ chồng vào tình trạnh biệt sản. Khi ly thân, tài sản
chung của vợ chồng sẽ được chia, mỗi bên vợ chồng được chia 1 phần trong
khối tài sản chung theo quyết định của toàn án, phần tài sản này sẽ thuộc sở hữu
riêng của vợ chồng. Tức là chế độ cộng đồng tài sản chấm dứt khi vợ chồng ly
thân. Tuy nhiên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng . Giữa vợ và
chồng vẫn ràng buộc trách nhiệm với nhau và với con chung : vợ chồng vẫn
phải chung thuỷ với nhau, không được kết hôn với người khác , phải có nghĩa vụ
đóng góp phí tổn vào nhu cầu chung của gia đình, nuôi dưỡng con chung.
Sau 1 thời gian vợ chồng sống ly thân, nếu xung đột, mâu thuẫn vợ chồng
đã được dàn xếp thì vợ chồng có quyền yêu cầu toà án huỷ bỏ bản án ly thân
trước đây và tái hợp chung sống vợ chồng bình thường. Nếu không thể tái hợp
thì trong thời gian sống ly thân ( thường được pháp luật quy định là 3 đến 5 năm
) vợ chồng có quyền yêu cầu toà án cải hoán ( sửa đổi) án ly thân thành án ly
hôn để được chấm dứt quan hê vợ chồng
3. Ly thân trong pháp luật Việt Nam

Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, vấn đề ly thân hoàn toàn không
được dự liệu vì nó trái với tập quán truyền thông của gia đình Việt Nam. Theo
tập quán truyền thống gia đình Việt Nam, quan hệ hôn nhân được xác lập dựa
trên cơ sở tình cảm yêu thương chân chính của nam nữ, vợ chồng yêu thương
1

Ph. ănghen “ Nguồn gốc gia đình củ chế độ tư hữu và nhà nước” NXB sự thật h.1972 tr 132
Ph. Aawnghen, sđd tr 111- 112

2

3


Bài tập lớn học kì – Môn Luật hôn nhân và gia đình

nhau cùng thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm với gia đình với con cái. Nguyên tắc
không bình đẳng giữa vợ và chồng của pháp luật Việt Nam đã cột chặt người
phụ nữ , người vợ vào nhà chồng, lấy chồng theo quan điểm “ thuyền theo lái,
gái theo chồng”, “ sống gửi thịt, chết gửi xương” người vợ thường vô năng lực
chỉ được ở riêng nếu được chồng cho phép.
Sau khi thực dân pháp xâm lược nước ta, trước năm 1945, chính quyền bù
nhìn đã ban hành 3 bộ luật dân sự, áp dụng riêng trên ba miền bắc – trung –
nam. Chế độ hôn nhân và gia đình theo 3 bộ luật này phần nhiều dựa trên bộ dân
luật pháp ( 1804 ). Tuy nhiên, vấn đề ly thân chỉ được quy định 1 cách giản đơn
trong bộ dân luật giản yếu của Nam kì (1883). Bộ dân luật ở bắc kì ( 1931 ) và
trung kì ( 1936) không quy định về ly thân. Trong thiên thứ 5 về ly hôn, bộ luật
giản yếu nam kì có nêu rõ : “ Trong các trường hợp có thể xin ly hôn được, vợ
chồng cũng có thể xin ly thân. Đơn ấy sẽ được thẩm cứu và xử trong vụ ly hôn.
Sau này cũng có thể khởi tố xin ly hôn, và căn cứ vào những duyên cớ đã nại ra

để xin ly thân.”
Ở miền nam nước ta trước ngày giải phóng ( từ năm 1954 – 1975 ), chế
độ nguỵ quyền sài gòn cũng ban hành 1 số văn bản luật, trong đó có quy định về
vấn đề ly thân.
Bộ luật gia đình ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm, tại điều 55
đã quy định rõ cấm vợ chồng không được ly hôn, việc ly hôn chỉ đặt ra trong
trường hợp đặc biệt và được tổng thống quyết định. Từ điều 56 – 69 của Bộ luật
này có quy định việc ly thân, những duyên cớ ( lỗi ) để vợ chồng yêu cầu ly thân
và hiệu lực của việc ly thân. Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 quy định về giá
thú, tử hệ và tài sản cộng đồng thay thế bộ luật gia đình dưới chế độ Ngô Đình
Diệm. Sắc luật này vừa chấp nhận cho vợ chồng ly thân đồng thời cũng công
nhận quyền ly hôn của vợ chồng ( chương II từ điều 62 đến 99 đã quy định về
ly thân, ly hôn ).
Bộ luật dân sự ngày 20/12/1972 của Nguỵ quyền sài gòn thay thế sắc luật
15/64. Bộ dân luật này cũng quy định cho vợ chồng vừa được ly hôn cũng có
quyền yêu cầu ly thân. Trong tiết III nói về ly thân từ điều 202 đến điều 206 quy
định trình tự thủ tục; hậu quả của ly hôn.

4


Bài tập lớn học kì – Môn Luật hôn nhân và gia đình

Hệ thống pháp luật dân sự và hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ
cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay không quy định về vấn đề ly thân của vợ
chồng.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 không quy định việc ly thân giữa vợ
chồng. có quan điểm cho rằng điều 18 chấp nhận việc ly thân của vợ chồng.
Hiểu như thế là không đúng với nội dung ý nghĩa của điều luật. Điều luật quy
định việc thanh toán tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại, nếu

vợ hoặc chồng yêu cầu và có lí do chính đáng. Quy định này xuất phát từ thực tế
khách quan, có 1 số trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến việc vợ chồng có xung
đột, không muốn ly hôn mà chỉ ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung ( Nghị
quyết số 01/ HĐTP ngày 20/1/1988 của HĐTP TANDTC, hướng dẫn TAND
các cấp áp dụng 1 số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.)
Quy định này đã góp phần giải quyết ổn thoả 1 số mâu thuẩn gia đình, bảo đảm
quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, hạn chế của điều 18 là
chưa định rõ hậu quả pháp lý ; các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản vợ
chồng được hiểu và áp dụng như thế nào khi toà án đã chia tài sản chung của vợ
chồng. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tiếp tục không thừa nhận và quy
định vấn đề ly thân.
4. Điểm giống và khác nhau giữa ly thân và ly hôn tại Việt Nam ( về mặt pháp
lí )
Có thể thấy ly hôn và ly thân vẫn có những điểm khác nhau riêng biệt
như:
+

Về mặt hình thức: Ở nước ta đã từng tồn tại chế định về ly thân trước đây,

nhưng Luật hôn nhân và gia đình hiện nay lại đã bãi bỏ chế định ly thân, nên về
mặt hình thức, hiện tượng ly thân không được quy định trong Bộ luật Hôn nhân
và Gia đình hiện hành năm 2000. Trong khi đó, Bộ Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 có hẳn một chương X với 15 Điều luật (từ Điều 85 đến Điều 99) để
quy định về chế định ly hôn.
+

Về quan hệ hôn nhân: Trong Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000

có ghi rõ: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc
quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Như

vậy, khi ly hôn, quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng đương nhiên chấm dứt,
đồng thời việc ly hôn cũng phải có quyết định của Tòa án mới được công nhận.
5


Bài tập lớn học kì – Môn Luật hôn nhân và gia đình

Ngược lại đối với ly thân, vì không có chế định nào quy định về ly thân nên vợ
chồng nếu muốn ly thân hoàn toàn không phải phụ thuộc vào quyết định của
Tòa án mà phụ thuộc vào chính bản thân họ có muốn ly thân hay không. Bên
cạnh đó, trong suốt thời gian ly thân, quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng vẫn tồn
tại, tức là trên danh nghĩa thì hai người đó vẫn là vợ và chồng của nhau.
+

Vấn đề chia tài sản: Nếu vợ và chồng quyết định ly hôn, thì vấn đề chia tài

sản chung là một vấn đề bắt buộc. Vấn đề này được quy định rõ từ Điều 95 đến
Điều 99 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Như đã nói ở trên, quan hệ hôn
nhân giữa vợ và chồng vẫn tồn tại trong thời kỳ ly thân, nên vấn đề chia tài sản
chung là không bắt buộc. Vợ và chồng nếu có yêu cầu có thể thỏa thuận hay nhờ
Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29).
II. Thực trạng ly thân tại Việt Nam, một số ví dụ và các kết quả mà ly thân
mang lại
1. Thực trạng ly thân tại Việt Nam
Hiện nay ly thân đang khá phổ biến, thậm chí còn nhiều hơn các ca ly
hôn. Một thực tế cho thấy ở các vùng thành thị, các cặp vợ chồng ly thân xảy ra
nhiều gấp 2 lần so với ở nông thôn. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra ở
những cặp vợ chồng ngoài 30 tuổi. Nhóm tuổi này thường có cuộc sống thu
nhập ổn định, thành đạt, họ không muốn ly hôn vì sợ ảnh hưởng đến địa vị, uy
tín, hay con cái. Khác với ở các nước phương Tây, người Việt Nam thường ly

thân nhưng vẫn sống chung nhà, mọi giao tiếp chỉ là chiếu lệ. Trước mặt người
thân, bạn bè, hàng xóm họ vẫn tỏ ra quan tâm yêu thương nhau.
Trong thực tế, nhiều trường hợp tuy cuộc sống vợ chồng quá nặng nề
nhưng họ không muốn ly hôn. Có những người mà vợ chồng họ bất hòa nhưng
ông chồng là 1 quan chức nhất định không chịu ly hôn vì danh tiếng. Ông này
sẵn sàng chấp nhận vợ cặp với người khác nhưng trước mặt quan khách, họ
hàng thì hai người vẫn phải vui vẻ, quan tâm nhau như 1 cặp tràn trề hạnh phúc.
Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay của Việt Nam hoàn hoàn toàn không
có chế định về ly thân. Vì luật không quy định nên không có một định nghĩa
chính xác về ly thân, cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho
ly thân theo hướng ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly thân. Trong quy
định về căn cứ cho ly hôn cũng không có quy định là vợ chồng phải sống ly thân
một thời gian rồi mới được ly hôn.
6


Bài tập lớn học kì – Môn Luật hôn nhân và gia đình

2. Những ví dụ và các kết quả mà ly thân mang lại
2.1. Ví dụ số 1 : Ly thân hóa thành ly hôn (theo socola.vn)
Trong khi Vân tối mặt vì chăm sóc con nhỏ thì chồng ngang nhiên “bồ
bịch”. Vân tâm sự: “Bé nhà mình từ khi chào đời đã hay ốm. Có lúc con nằm
viện, gọi điện cho chồng mà lại có giọng phụ nữ bắt máy thì làm sao chịu nổi?”.
Quá uất ức, Vân đã vứt bỏ những tấm thiếp, bông hoa khô mà chồng tặng từ hồi
yêu nhau. Cô còn tự tay ném vào thùng rác những chiếc váy mà chồng mua tặng
sinh nhật. Xong xuôi, hai mẹ con Vân bỏ về bên ngoại.Lúc đó, chồng Vân mới
có vẻ hối lỗi. Anh gọi điện thoai, Vân cố tình không nghe. Anh gửi tin nhắn, cô
không nhắn lại. Anh qua nhà ngoại, đòi gặp con nhưng bố mẹ vợ không cho vào.
Có lúc, thấy chồng đứng ở cổng khi trời đang mưa, Vân cũng muốn cho chồng
thêm một cơ hội nhưng cô lại tự nhắc: “Anh ta là người gây ra mọi chuyện.

Gieo nhân nào thì phải gặp quả nấy”.
Có lần, bác giúp việc (hiện đang ở cùng chồng) kể chuyện, chồng không ăn
uống gì, người mỗi ngày mỗi xơ xác vì thương nhớ vợ con thì lòng cô lại xót xa.
Cả đêm hôm đó, Vân trằn trọc không ngủ được. Cô định ngày mai sẽ đưa con về
đoàn tụ với chồng nhưng khi tỉnh giấc, Vân đổi ý: “Thôi kệ, thế đã là gì so với
những ngày mình vất vả một mình chăm con trong viện”. Cứ thế, mỗi lần định
tha thứ cho chồng thì cảm giác bị tổn thương lại khiến Vân trở nên lạnh lùng.
Cô bạn thân của Vân khuyên: “Nếu còn tình cảm thì quay lại đi. Cũng là để con
cái có bố, có mẹ và cũng để anh ấy còn cơ hội sửa đổi” nhưng Vân khăng
khăng: “Cứ để cho anh ta thấm bài học xương máu. 1-2 năm ly thân, nếu còn
tình cảm thì quay lại với nhau cũng chưa muộn”.
Hậu quả là đến gần bốn tháng sau, Vân chợt nghe tin từ phía bà giúp việc rằng
chồng Vân thường xuyên đi chơi với một người phụ nữ khác cùng công ty, thậm
chí có lần còn đi qua đêm. Nghe vậy, Vân lập tức quay về nhà để “hỏi tội”
chồng thì anh đã đưa ra một tờ đơn xin ly hôn. Với tính tự kiêu sẵn có, Vân
không suy nghĩ gì đã ngay lập tức ký vào đơn xin ly hôn.
2.2 Ví dụ số 2 : Sau ly thân, vợ chồng lại hòa hợp (theo : Netlife.com.vn)
Vợ chồng Hằng - Thịnh ly thân đã được mấy tháng bởi lỗi cô gây ra.
Trong một lúc không kìm chế được mình Hằng đã ngoại tình. Thịnh bắt quả
tang và có bằng chứng khiến vợ không thể chối cãi.Anh không đòi ly hôn ngay
mà chỉ ly thân để xem có tha thứ được không, sau đó nếu thấy vẫn cần nhau thì
7


Bài tập lớn học kì – Môn Luật hôn nhân và gia đình

quay lại cũng chưa muộn.Vì còn tình nghĩa lại chỉ mới ly thân nên vợ chồng vẫn
thường xuyên gặp gỡ và "sinh hoạt" như bình thường. Những lần ấy Hằng thấy
chồng vẫn còn yêu mình và chuyện chia tay chẳng ảnh hưởng đến cảm xúc của
hai bên. Nhiều lúc cô thấy chồng còn "tuyệt vời" hơn cả lúc "cơm lành canh

ngọt".Cuối cùng, Hằng phát hiện mình đã mang thai đứa con của Thịnh. Cô lo
sợ khi nói với chồng, anh sẽ không tin đây là con của mình mà đòi từ bỏ nó. Tuy
nhiên, khi biết tin vợ có thai, Thịnh rất vui mừng và ngay lập tức trở về nhà để
có điều kiện chăm sóc vợ và con được chu đáo hơn.
2.3. Ví dụ số 3 : “Án treo” ly thân – mãi không hồi kết ()
Trường hợp của Lực và Hồng rất trớ trêu. Ly thân đã gần 3 năm, hằng
ngày hai người vẫn gặp nhau tại công ty (Hồng đang làm việc ở công ty gia đình
chồng). Mỗi cuối tuần hai người vẫn đi chơi cùng đứa con trai 4 tuổi đang sống
với bà nội. Tuy Minh vẫn muốn quay lại nhưng Hồng thì nhất định từ chối vì cô
không còn tình yêu. Lá đơn ly hôn Hồng viết đã lâu nhưng Lực vẫn không muốn
ký. Nhìn Hồng trong vòng tay của người đàn ông khác, Lực đau khổ, ghen tuông
vì anh nghĩ trên giấy tờ Hồng vẫn là vợ "hợp pháp" nên mình vẫn có quyền của
một người chồng. Để trả đũa, Lực cũng sa đà vào những cuộc tình chóng vánh.
Và hai người cứ thế mặc sức "hành" nhau không biết đến bao giờ kết thúc.
Còn Ngọc sau khi lấy chồng được 4 năm thì ai về nhà nấy vì Hưng chồng cô không thể chịu nổi tính ghen tuông của vợ nên thường xuyên xảy ra
mâu thuẫn. Dù Ngọc vẫn rất muốn quay về vì rất yêu chồng và cũng vì thương
đứa con gái mới hơn 2 tuổi, nhưng Hưng vẫn một mực: "Nếu cô muốn về thì cứ
về ở nhưng tôi vẫn chưa thể hòa hợp lại được". Thế là hơn 3 năm qua, Ngọc vẫn
sống như thế để đợi chờ và mong đứa con sẽ là cơ hội hàn gắn. Nhưng rồi một
ngày Hưng nói cho cô biết trong lòng anh đã có một người phụ nữ khác. Tất
nhiên là Ngọc không thể chấp nhận điều đó và rất đau khổ nhưng vẫn không thể
dứt khoát ký vào đơn ly hôn sau nhiều lần hòa giải. Cô nói với vị thẩm phán:
"Cứ để như thế để con bé vẫn có cha, có mẹ và biết đâu sẽ có một ngày anh ấy
về lại với mẹ con em".
Từ những ví dụ trên, ta thấy xuất hiện rất nhiều những “kết quả” của hiện
tượng ly thân. Đó có thể là sự trở lại của một gia đình hạnh phúc, cũng có thể là
kết thúc bằng một tờ đơn xin ly hôn hay vẫn kéo dài mãi tình trạng ly thân
không dứt.
8



Bài tập lớn học kì – Môn Luật hôn nhân và gia đình

III.Quan điểm của bản thân về vấn đề ly thân và pháp luật
Ly thân với ý nghĩa tích cực, nó như một “thử nghiệm” để các cặp vợ
chồng có thời gian suy nghĩ kỹ hơn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là ly
hôn.
Có nhiều ý kiến cho rằng không cần phải quy định chế định về ly thân
trong Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, nhằm tránh gây thêm nhiều phức tạp
trong mối quan hệ đã rất “rối ren” này. Bên cạnh đó, nhiều gia đình chỉ ly thân
trong thời gian rất ngắn rồi lại quay về với nhau, nếu luật pháp có quy định về ly
thân thì họ phải đưa đơn ra Tòa làm thủ tục ly thân rồi lại hủy bỏ ly thân thì rất
rắc rối và mất công. Thậm chí một số người còn nêu quan điểm: ly thân là lối
sống không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng các đạo đức, truyền thống tốt đẹp
trong gia đình của nhân dân Việt Nam ta, là lối sống sa đọa, tha hóa của các
nước tư bản phương Tây.
Tuy nhiên theo em,với sự phát triển phức tạp của các quan hệ xã hội nói
chung cũng như các quan hệ trong hôn nhân nói riêng, pháp luật nước ta nên
tiến hành quy định thêm các chế định về ly thân trong Luật Hôn nhân và gia
đình, vì thực tế hiện nay lại cho thấy hiện tượng ly thân đang ngày càng phổ
biến, có nhiều vấn đề cần được pháp luật điều chỉnh và giải quyết
Thứ nhất, nhiều cặp vợ chồng lấy việc ly thân như một “sự ràng buộc
không hồi kết”: Nhiều trường hợp dù đã hết tình cảm nhưng chỉ vì muốn trả thù,
không cho đối phương được tự do sinh hoạt và có quan hệ chính thức với người
mình thích mà nhất quyết không chịu ly hôn, chỉ sống ở tình trạng ly thân.
Không những thế, một số người còn quan niệm, phải để cho đối phương của
mình hối hận, ăn năn cả đời về những sai lầm đã mắc phải, không cho đối
phương có cơ hội để sửa sai cũng như tìm kiếm hạnh phúc mới. Đây là một hiện
tượng ngày càng phổ biến ngày nay, đặc biệt là với phụ nữ - những người
thường xuyên có tư duy “trả thù” hay “không ăn được thì đạp đổ”. Như vậy, ý

nghĩa tốt đẹp của hiện tượng ly thân đã bị một số người lợi dụng để thực hiện
mục đích riêng không tốt của mình. Ngoài ra, nếu trong giai đoạn này có sự giúp
đỡ của chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm thì rất hiệu quả. Các chuyên gia sẽ tiếp
xúc với từng người, tạo ra trạng thái cân bằng tâm lý cho họ. Tuy nhiên thời
gian ly thân chỉ nên kéo dài tối đa 6 tháng vì càng kéo dài càng phức tạp, mỗi
bên có thể thiết lập những mối quan hệ khác. Đặc biệt, không nên ly thân vô thời
9


Bài tập lớn học kì – Môn Luật hôn nhân và gia đình

hạn, vì như thế chẳng khác nào tự đày đọa cuộc đời mình trong khi có thể tìm
thấy cuộc sống khác hạnh phúc hơn hay ít ra cũng thanh thản hơn.
Pháp luật nên đưa những quy định về thời hạn cho phép vợ chồng được
ly thân hoặc bắt buộc vợ chồng phải thỏa thuận thời hạn ly thân, tránh những
hiện tượng nêu trên. Nếu sau thời hạn này, cả 2 vẫn chưa thấy cần ly hôn, thì
nên tiến hành quay lại sống chung với nhau.
Thứ hai, nhiều người lợi dụng việc ly thân để dễ dàng ly hôn hơn : Đây
cũng là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Với mong muốn ly hôn để được
kết hôn với “tình nhân” của mình, một số người đã thực hiện ly thân, sau đó lấy
cớ này để đệ đơn ra Tòa án xin ly hôn. Không những thế, một số đối tượng còn
“gian xảo” hơn, vì đối phương không chịu ly hôn, họ thực hiện một vở kịch để
đối phương tức giận, ra sống ly thân, nhờ vào đó họ viết đơn xin ly hôn với
nguyên nhân là do lỗi của đối phương, nhằm trốn tránh trách nhiệm và không bị
thiệt hại về tài sản khi chia tài sản chung. Hiện tượng này chủ yếu xuất hiện ở
những ông chồng, khi mà “thèm của lạ, ham đồ mới” đi ngoại tình. Việc này đã
gây ra một thiệt thòi lớn cho các chị em phụ nữ, khi vừa phải mang trong mình
tiếng là “làm chồng không chịu được, phải đòi ly hôn”, vừa có nguy cơ hạn chế
hơn trong vấn đề chia tài sản chung nếu chồng có đơn kiện ra Tòa án về vấn đề
chia tài sản. Khi quyết định cho ly hôn, Tòa án cũng nên xem xét vào thời gian

ly thân, nguyên nhân dẫn đến ly thân (nếu có) để có thể có những phán xét công
bằng và đúng đắn hơn.
Thứ ba, việc phân chia tài sản, chế độ chịu trách nhiệm liên đới giữa vợ
và chồng cũng như vấn đề con cái khi ly thân : Có thể thấy, khi ly thân, vợ và
chồng hầu như đều sống tách biệt, không có nhiều những mối quan hệ với nhau,
đặc biệt là mối quan hệ về tiền bạc. Vợ và chồng đều tự do chi tiêu mà không bị
chi phối bởi bất kỳ ai. Như vậy, vấn đề phát sinh là nếu trong trường hợp chị A
và anh B đang ly thân (hai người không tiến hành chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân), anh B lại vay một khoản tiền rất lớn để chơi cờ bạc và đã bị thua,
bản thân anh không đủ để trả. Trong thời gian ly thân, chị A lại kiếm được một
khoản tiền rất lớn mà không xác minh được nguồn gốc (ví dụ như nhặt được trên
đường). Như vậy, khoản tiền chị A kiếm được là tài sản riêng hay tài sản chung?
Vì nếu là tài sản chung theo như quy định của pháp luật, chị A sẽ phải là người
tiếp tục trả khoản nợ này cho anh B, trong khi chị không hề biết và có liên quan
10


Bài tập lớn học kì – Môn Luật hôn nhân và gia đình

gì đến số tiền cũng như số tiền vay kia hoàn toàn không phục vụ cho vấn đề sinh
hoạt hay chi tiêu của gia đình? Bên cạnh đó, vấn đề nuôi dưỡng và chăm sóc con
cái sẽ được quyết định như thế nào trong thời kỳ ly thân? Nếu người vợ mang
thai trong thời kỳ ly thân sẽ quyết định thế nào? Đây đều là những câu hỏi mà
dư luận đang thắc mắc. Pháp luật nên quy định cụ thể những vấn đề này. Có nên
áp dụng việc chia tài sản và trách nhiệm nuôi dưỡng con cái như ly hôn hay
không? Hay sẽ có những quy định mới phù hợp hơn?
KẾT LUẬN
Như vậy, hiện tượng ly thân hiện nay đang càng ngày phổ biến. Ý nghĩa
tốt đẹp mà chúng ta xem xét trên phương diện tích cực của ly thân là điều không
thể chối cãi. Chính vì vậy, để tránh tình trạng lợi dung ly thân để thực hiện

những mục đích, mưu đồ bất chính riêng, pháp luật nên đưa ra một khuôn khổ,
một hành lang pháp lý rõ ràng để nhân dân dễ dàng thực hiện, để mục đích của
ly thân ngày càng được phổ biến và có hiệu quả hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà

Nội, nxb CAND, năm 2009
2.

Bộ luật hôn nhân và gia đình năm 2000

3.

Vấn đề ly thân có được quy định trong luật hôn nhân và gia đình Việt

Nam năm 1986, thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ, tạp chí luật học, trường Đại học Luật
Hà Nội số 6 năm 1997
4.

Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường, một số vấn đề lý luận và thực tiễn về

luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
5.

Nguyễn Ngọc Điện, bình luận khoa học luật hôn nhân và gia đình, tập 1,


Nxb trẻ thành phố HCM, 2002.

11


Bài tập lớn học kì – Môn Luật hôn nhân và gia đình

6.

Nguyễn Văn Cừ, chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia

đình Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học, trường đại học luật Hà Nội, 2002.

12



×