Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.79 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ
cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực trung Trung bộ, án
ngữ quốc lộ 1A xuyên qua là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu
kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ. Đây là khu vực, điều kiện tự
nhiên khá khắc nghiệt, ít thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp,
nhưng điều kiện khá thuận lợi về những yếu tố cho phát triển công
nghiệp nông thôn như có tài nguyên phong phú, có nhiều loại khoáng
sản, vùng nguyên liệu,.. có nhiều ngành nghề thủ công với các
phường nghề, làng nghề truyền thống và phát triển ra ven đô cũng
như các khu vực khác ở nông thôn Thừa Thiên Huế
Do đó, việc phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên
Huế là vấn đề cần thiết hiện nay nhằm tận dụng các lợi thế của địa
phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy “Phát triển
công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế” được chọn làm đề tài
luận văn thạc sĩ này.
2. Tình hình nghiên cứu
Tuy có cách tiếp cận khác nhau về công nghiệp nông thôn song
các tác giả đã có sự thống nhất khi đề cập đến những vấn đề cơ bản
sau:
- Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của kinh tế nông thôn
nằm trong cơ cấu công nghiệp chung của cả nước.
- Công nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Việc phát triển kinh tế nông thôn là
vấn đề tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn.

1



- Tổng kết một số kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn
ở một số nước, địa phương và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm
phát triển công nghiệp nông thôn cho từng vùng nhất định.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là: từ những cơ sở về lý luận và thực tiễn
về phát triển công nghiệp nông thôn nhằm làm rõ thự trạng phát triển
công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, chỉ ra
những thành tựu và hạn chế chủ yếu của quá trình đó, luận văn đưa
ra phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần thúc
đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa
Thiên Huế trong những năm tiếp theo.
Nhiệm vụ của luận văn là:
- Khái quát lý luận về công nghiệp nông thôn một cách có hệ
thống và vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở
nông thôn.
- Trình bày một số mô hình phát triển công nghiệp nông thôn của
các nước, khu vực trên thế giới và một số địa phương có thể vận
dụng vào việc phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ bản có tỉnh
khả thi nhằm phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn tập
nghiên cứu các quan hệ kinh tế và chính sách của Nhà nước tác động
đến sự phát triển của công nghiệp nông thôn.
Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động sản xuất công nghiệp vừa
và nhỏ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp dưới các hình thức tổ chức


2


sản xuất kinh doanh đang tồn tại và phát triển ở nông thôn trên đại
bàn tỉnh.
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển của công
nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ
năm 2000 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được sử dụng để nghiên cứu là duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở kế thừa những yếu tố hợp lý của
các công trình nghiên cứu đã được công bố tác giả luận văn xây dựng
cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp nông thôn và sử
dụng nó để phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp để phát triển
công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
Phương pháp cụ thể là phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử để
tổng hợp các tài liệu, điều tra, phân tích, so sánh, đối chiếu các số
liệu liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu này góp phần làm rõ thêm phạm trù công nghiệp
nông thôn và ý nghĩa của nó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Phân tích làm rõ những luận cứ khoa học cho việc phát triển
công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển công nghiệp
nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thừa
Thiên Huế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục luận văn gồm 3 chương 9 tiết.


3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
1.1. Những vấn đề lý luận chung về phát triển công nghiệp
nông thôn
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước
được phân bố ở nông thôn bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp
với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, cùng với các ngành tiểu thủ công
nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản
xuất khác nhau gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội ở
nông thôn do chính quyền địa phương quản lý về mặt nhà nước.
Với khái niệm trên, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
có các đặc điểm sau thuộc phạm trù công nghiệp nông thôn
- Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ tính thuần nông
sang cơ cấu kinh tế nông-công-dịch vụ, tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ tăng lên.
- Tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân, tăng thu nhập và
nâng cao đời sống cư dân nông thôn.
- Thu hút lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp,
dịch vụ, phân công lại lao động trên địa bàn nông thôn.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở nông theo hướng hiện
đại, văn minh.
- Phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa
phương và ngành công nghiệp của cả nước.
Phát triển công nghiệp nông thôn là quá trình tạo lập các yếu tố

cần thiết về vốn, kỹ thuật công nghệ, lao động, thị trường và chính

4


sách thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp nông
thôn.
Phát triển công nghiệp nông thôn phải gồm các nội dung sau:
- Tạo ra cơ sở vật chất cần thiết nâng cao năng suất lao động xã
hội trong công nghiệp nông thôn.
- Tạo ra quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông
nghiệp.
- Thúc đẩy tiến trình phân công lại lao động trên địa bàn nông
thôn theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở nông
thôn.
- Bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới văn
minh, hiện đại.
1.1.2. Những tiền đề phát triển công nghiệp nông thôn
Thứ nhất, công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy
hoạch phát triển công nghiệp.
Thứ hai, sự phát triển của kết cấu hạ tầng nông thôn
Thứ ba, trình độ phát triển của thị trường
Thứ tư, trình độ phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn
Thứ năm, quản lý nhà nước
1.2. Vai trò của việc phát triển công nghiệp nông thôn
1.2.1 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
1.2.2. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn

1.2.3. Tạo điều kiện vất phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở
nông thôn

5


1.2.4. Hạn chế chênh lệch trong phát triển giữa nông thôn và
thành thị
1.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở một số
quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương và bài học rút ra cho
Thừa Thiên Huế
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở một số
quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương
* Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở Trung Quốc
* Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở Thái Lan
* Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở Đài Loan
* Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
* Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
1.3.2. Bài học rút ra cho Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, để công nghiệp nông thôn phát triển ổn định và bền
vững cần chú trọng đến công tác quy hoạch.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác khuyến công giúp các cơ sở công
nghiệp nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, mở rộng các ngành nghề sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm
công nghiệp nông thôn, đặc biệt là sản phẩm của các làng nghề
truyền thống đang có uy tín trên thị trường.
Thứ tư, chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động trong công
nghiệp nôn thôn.
Thứ năm, mở rộng thị trường cho công nghiệp nông thôn.
Thứ sáu, trong quá trình phát triển công nghiệp nông thôn cần

chú trọng công tác bảo vệ môi trường.
Thứ bảy, cần có chính sách hỗ trợ cho công nghiệp nông thôn.

6


Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên
Luận văn đã phân tích một số yếu tố cơ bản tác động đến sự phát
triển của công nghiệp nông thôn như tài nguyên khoáng sản, rừng,
đầm phá, biển.
Một số khoáng sản ở Thừa Thiên Huế thể hiện qua Bảng 2.1.1.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Luận văn trình bày một số vấn đề chung về kinh tế, xã hội tác
động đến sự phát triển của công nghiệp nông thôn như: dân số và lao
động, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, là các yếu tố làm nền tảng cho
sự phát triển của công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Tình hình phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa
Thiên Huế trong những năm qua
2.2.1. Các hình thức sở hữu và các hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh
Hiện nay trên toàn tỉnh có 7.568 cơ sở công nghiệp nông thôn
tăng 15% so với năm 2005 và tăng 30% so với năm 2000. Trong đó
số hộ cá thể là 7.328 cơ sở, chiếm 96,83%; doanh nghiệp tư nhân và
công ty trách nhiệm hữu hạn là 215 cơ sở, chiếm 2,84%; hợp tác xã
là 25 cơ sở, chiếm 0,33%.


7


Bảng 2.1.1. Một số khoáng sản chủ yếu ở tỉnh Thừa Thiên Huế
STT
1

Tên khoáng sản
Than bùn

Trữ lượng

Mục đích sử dụng

1,6 triệu tấn
3

nhiên liệu

2

Quặng sắt

3 triệu m

xi măng

4


Ti tan

5 triệu tấn

hợp kim

5

Vàng

1-1,5 tấn

khó khai thác

6

Cao lanh

14 triệu tấn

sứ cao cấp

7

Đất sét

23 triệu tấn

8


Đá vôi

944,5 triệu m

9

Cát thủy tinh

128 triệu tấn

xi măng, gạch
3

10

Đá granit

29.950 triệu m

11

Sỏi, cát xây dựng

(*)

xi măng
thủy tinh cao cấp
3

đá xây dựng

xây dựng

(*) loại này chủ yếu ở các lòng sông trôi về theo dòng nước đã
được khai thác từ rất lâu nhưng chưa có số liệu thống kê.
Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020,
Huế, 2008.

8


Tốc độ gia tăng của các cơ sở sản xuất khá chậm, trung bình
khoảng 3,3%/năm, điều này cho thấy sự phát triển của công
nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế còn yếu chỉ lại ở quy mô gia
đình, nó phản ánh trình độ lạc hậu của công nghiệp nông thôn
Thừa Thiên Huế.
2.2.2. Tình hình lao động
Lao động trong các hộ sản xuất công nghiệp nông thôn ở
Thừa Thiên Huế còn yếu kém, thể hiện qua Bảng 2.2.2.
2.2.3. Cơ cấu ngành nghề và công nghệ sản xuất
* Về cơ cấu các ngành nghề
Công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế cũng như cả nước
có thể khái quát thành ba nhóm ngành nghề sau: nhóm chế biến
lương thực, thực phẩm chiếm 45,0% số cơ sở; nhóm sản xuất
hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ là 41,5%; nhóm khai thác và
sản xuất vật liệu xây dựng 13,5%.
* Về công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất trong công nghiệp nông thôn Thừa Thiên
Huế còn yếu, mức độ cơ khí hóa còn thấp thể hiện qua Bảng
2.2.1.

Bảng 2.2.1. công nghệ sản xuất các cơ sở công nghiệp
nông thôn Thừa Thiên Huế
Nhóm ngành

Đơn vị tính %
Thủ công

Bán cơ khí

Cơ khí

Chế biến thực phẩm

40

35

25

Sản xuất vật liệu xây dựng

50

30

20

34

41


25

Sản xuất hàng tiêu dùng,
thủ công mỹ nghệ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

9


2.2.4. Tình hình thị trường
* Thị trường nguyên liệu
Thị trường nguyên liệu của công nghiệp nông thôn Thừa
Thiên Huế còn chậm phát triển, chất lượng nguyên liệu không
cao.
* Thị trường sản phẩm
Thị trường sản phẩm công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế
chưa phát triển mạnh, chủ yếu bó hẹp trong địa phương và bị cạnh
tranh bởi sản phẩm của các địa phương khác. Một số rất ít sản
phẩm được bán ra bên ngoài. Thị trường công nghiệp nông thôn
thể hiện qua Bảng: 2.2.3.
2.2.5 tình hình vốn sản xuất
* Về cơ cấu vốn phân theo tính chất chu chuyển
Vốn cố định chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng số vốn
sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Cơ cấu
vốn cố định và vốn lưu động trung bình của các cơ sở sản xuất là
43,0% và 57,0%.
* Về cơ cấu vốn phân theo nguồn gốc
Vốn tự có của các cơ sở chủ yếu do tích lũy lại chiếm 78,3%,

vốn vay chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ: 21,7%.
Tình hình vốn của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn
thể hiện qua Bảng 2.2.4.
2.2.6. Tình hình môi trường sinh thái
Môi trường sinh thái của các cơ sở sản xuất chưa bảo đảm: có
đến 66% cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, 40% cơ sở sản xuất
vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường.

10


Bảng 2.2.3. Cơ cấu thị trường công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế. Đơn vị tính: %
Nhóm ngành chế biến

Nhóm ngành vật liệu

Nhóm hàng tiêu dùng

thực phẩm

xây dựng

mỹ nghệ

Thị trường nguyên liệu

100

100


100

1.1

Trong tỉnh

90,5

100

82,5

1.2

Ngoài tỉnh

9,5

-

17,5

Hình thức mua

100

100

100


2.1

Trực tiếp

92,7

17,4

52,5

2.2

Hợp đồng

7,3

82,6

47,5

Thị trường tiêu thụ

100

100

100

3.1


Trong tỉnh

94,5

100

97,0

3.2

Ngoài tỉnh

4,5

-

3,0

Hình thức bán hàng

100

100

100

4.1

Trực tiếp


80,2

75,5

86,5

4.2

Gián tiếp

19,8

24,5

13,5

STT
1

2

3

4

Chỉ tiêu

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

11



Bảng: 2.2.4. Cơ cấu vốn của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế
(Tính bình quân cho một cơ sở)

TT

Chỉ tiêu

Nhóm ngành sản xuất

Nhóm ngành sản xuất

chế biến thực phẩm

vật liệu xây dựng

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

1.000 đồng

%

1.000 đồng

79.578,5


100

136.769,4

1. Phân theo tính chất

79.578,5

100

1.1

Vốn cố định

28.250,4

1.2

Vốn

Tổng số vốn

lưu

động
2. Phân theo nguồn
hình thành

Nhóm ngành sản xuất

hàng tiêu dùng, thủ

Bình quân

công mỹ nghệ
Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

1.000 đồng

%

1.000 đồng

100

187.235,6

100

134.527,8

100

136.769,4

100


187.235,6

100

134.527,8

100

35,5

43.902,6

32,1

101.481,7

54,2

57.878,2

43,0

51.328,1

64,5

92.866,8

67,9


85.753,9

45,8

76.649,6

57,0

79.578,5

100

136.769,4

100

187.235,6

100

134.527,8

100

Tỷ lệ %

Tỷ lệ %

2.1


Vốn tự có

71.461,5

89,8

86.711,8

63,4

157.652,4

84,2

105.275,2

78,3

2.2

Vốn vay

8.117,0

10,2

50.057,6

36,6


29.583,2

15,8

29.252,6

21,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

12


2.2.7. Chính sách cho công nghiệp nông thôn
Nghị định Số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004
của Chính phủ Về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn,
Nghị định Số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của
Chính phủ Về phát triển ngành nghề nông thôn;
Quyết định Số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007
của thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Chương trình khuyến
công quốc gia đến năm 2012;
Thông tư Số 116 /2006/TT- BNN, ngày 18 tháng 12 năm
2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về Hướng dẫn
thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;
Thông tư số Số 113/2006/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm
2006 của Bộ Tài chính Về Hướng dẫn một số nội dung về ngân
sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;
Quyết định Số 29/2007/QĐ-BCN, ngày 11 tháng 7 năm 2007

của Bộ Công nghiệp Về Phê duyệt Quy hoạch phát triển công
nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2015, có
xét đến năm 2020;
Quyết định Số 1390/QĐ-BND ngày 01 tháng 6 năm 2006
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Về việc phê duyệt
nhiệm vụ đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống,
làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn
trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2006 - 2010;
Quyết định Số 1445/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2008
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Về việc phê duyệt Đề
án Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến
2015 và định hướng đến năm 2020;

13


Quyết định Số 608 /QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2009
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Về việc phê duyệt điều
chỉnh, bổ sung Dự án Khuyến nông và Hỗ trợ phát triển sản xuất
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 - 2010;
Quyết định Số 661/QĐ- UBND ngày 28 tháng 3 năm 2009
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Về việc phê duyệt đề
án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm
2015;
Sở Công nghiệp (nay đã sáp nhập với Sở Thương mại thành
Sở công thương) cũng đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển
công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, tầm nhìn đến
năm 2020 đã được Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công
nghiệp thông qua năm 2007.

2.3. Đánh giá chung về công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa
Thiên Huế
2.3.1. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát
triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế trong thời
gian qua
* Một số thành tựu chủ yếu trong quá trình phát triển của
công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế trong thời gian qua
Thứ nhất, sự phát triển của công nghiệp nông thôn góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng hiệu
quả hơn. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế thể
hiện qua Bảng 2.2.5.

14


Bảng 2.2.5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa
Thiên Huế từ năm 2000 đến 2008
Đơn vị tính %
Chỉ tiêu

Năm 200

Công nghiệp, 30,90

Năm 2005

Năm 2008

35,90


36,50

xây dựng
Nông nghiệp

24,10

21,00

18,20

Dịch vụ

45,00

43,10

45,30

Nguồn:
1. Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Huế 2008.
2. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội
tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ
năm 2009, Huế 2009.
Thứ hai, sự phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên
Huế đã góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn của tỉnh.
Thứ ba, sự phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên
Huế tạo thúc đẩy sự phát triển văn hóa xã hội ở nông thôn.

Thứ tư, sự phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên
Huế đã góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn.
* Một số hạn chế cần khắc phục trong quá trình phát triển
của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, sự phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa
Thiên Huế còn chậm.
Thứ hai, các ngành nghề trong công nghiệp nông thôn còn
yếu.

15


Thứ ba, thu nhập của lao động trong công nghiệp nông thôn
Thừa Thiên Huế còn thấp.
Thứ tư, sự phát triển của công nghiệp nông thôn Thừa Thiên
Huế thiếu tính bền vững.
2.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với quá trình phát triển công
nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện
nay
* Về công tác quy hoạch phát triển
* Về nguồn lực phát triển công nghiệp nông thôn
* Về thị trường
* Về môi trường sinh thái
Một số khó khăn của các cơ sở sản xuất thể hiện qua Bảng
2.5 như sau:

16


Bảng 2.5 Một số khó khăn của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: %
Nhóm ngành
STT

Khó khăn

sản xuất chế
biến thực
phẩm

Nhóm ngành
sản xuất vật
liệu xây dựng

Nhóm ngành
sản xuất hàng
tiêu dùng, thủ

Bình quân

công mỹ nghệ

1

Thiếu vốn

75,0

45,5


67,5

62,7

2

Thiếu nhà xưởng

60,5

38,5

75,0

58,2

3

Thiếu năng lực lý

80,0

78,2

76,5

78,2

4


Thiếu thiết bị công nghệ

40,0

50,0

34,0

41,3

25,5

15,5

20,8

20,6

66,0

40,0

90,0

65,3

5
6

Thiếu thị trường tiêu thụ sản

phẩm
Thiếu thiết bị xử lý môi
trường

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

17


Chương 3
QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
CƠ BẢN PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và tác động của nó đến việc
phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2. Những quan điểm và phương hướng cơ bản nhằm
phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, phát triển công nghiệp nông thôn phải đảm bảo hài
hòa với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Thứ hai, phát triển công nghiệp nông thôn trên cơ sở nhiều
thành phần.
Thứ ba, phát triển công nghiệp nông thôn trên cơ sở đa dạng
hóa các ngành nghề, quy mô và công nghệ.
Thứ tư, phát triển công nghiệp nông thôn phải đảm bảo đáp
ứng nhu cầu của thị trường.
Thứ năm, phát triển công nghiệp nông thôn phải đảm bảo
khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có của địa phương đồng thời
thu hút thêm nguồn lực từ bên ngoài để nâng cao hiệu quả sản
xuất.
Thứ sáu, phát triển công nghiệp nông thôn phải gắn liền với

công tác bảo vệ môi trường sinh thái.
3.3. Một số giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp nông
thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
3.3.1. Lập quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp nông
thôn, tạo nhiều ngành nghề sản xuất

18


3.3.2. Phát triển công nghiệp nông thôn trên cơ sở nhiều
thành phần
3.3.3. Phát triển thị trường cho công nghiệp nông thôn
3.3.4. Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cho nông
thôn
3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật công
nghệ cho công nghiệp nông thôn
3.3.6. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống
làm hạt nhân phát triển công nghiệp nông thôn
3.3.7. Đổi mới cơ chế chính sách kinh tế xã hội có lợi cho
phát triển công nghiệp nông thôn

19


KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu sự phát triển của công nghiệp nông
thôn có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Công nghiệp nông thôn là một bộ phận công nghiệp cả
nước được phân bố ở nông thôn bao gồm các cơ sở sản xuất công
nghiệp với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu cùng với các ngành tiểu

thủ công nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức
tổ chức sản xuất khác nhau, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh
tế xã hội ở nông thôn do chính quyền địa phương quản lý về mặt
nhà nước. Công nghiệp nông thôn có vai trò rất quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa ở các nước đang
phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Phát triển công
nghiệp nông thôn là một yếu cầu bức thiết hiện nay nhằm góp
phần đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung, có vị trí địa lý
thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng khác trong cả
nước cũng như có những tiềm năng cho sự phát triển của công
nghiệp nông thôn. Công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế phát
triển đa dạng với nhiều thành phần kinh tế và hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh ở nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó chủ
yếu là kinh tế tư nhân sản xuất theo kiểu hộ gia đình. Quá trình
phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong
những năm qua đã có những thành tựu đáng kể trong vấn đề giải
quyết việc làm, thu nhập cho người dân ở nông thôn. Song trong
quá trình phát triển, công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế vẫn
còn một số hạn chế bất cập cần khắc phục. Để công nghiệp nông

20


thôn Thừa Thiên Huế phát triển ổn định và bền vững, trong thời
gian tới đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học
cũng như sự tác động từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và
các cơ sở sản xuất để tìm ra những giải pháp thích hợp cho sự

phát triển của công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Để phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
cần thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ trên cơ sở một
số quan điểm và phương hướng nhất quán. Các giải pháp phát
triển công nghiệp nông thôn có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Việc phát triển công nghiệp nông thôn, ngoài nỗ lực của các cơ sở
sản xuất cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước thông qua các cơ chế
chính sách thuận lợi nhằm huy động và sử dụng tiết kiệm, có hiệu
quả các nguồn lực đảm bảo sự bền vững trong quá trình phát
triển.

21



×