Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Khái niệm hệ thống phân tán và cơ sở dữ liệu phân tán (CSDL phân tán)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.44 KB, 22 trang )

CHƯƠNG I



KHÁI NIỆM HỆ THỐNG XỬ LÝ PHÂN TÁN
VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN

PGS.NCVC.TS LÊ HUY THẬP


n
ENO

1
TITLE

SAL

Elect. Eng.
Syst. Anal.
Mech.Eng
Progammer

40000
34000
27000
24000

1

Quan hệ PAY



E1
E2
E3
E4
E5
E6
E7
E8

ENAME

TITLE

J.Doe
M. Smith
A.Lee
J.Mmith
B.Casey
L.Chu
R.David
J.Jones

Elect. Eng
Syst. Anal
Mech.Eng
Programmer
Syst.Anal
Elect.Eng
Mech.Eng

Syst. Anal

Quan hệ EMP

n

n

ENO

PNO

RESP

DUR

E1
E2
E2
E3
E3
E4
E5
E6
E7
E8

P1
P1
P2

P3
P4
P2
P2
P4
P3
P3

Manager
Analyst
Analyst
Consultant
Engineer
Programmer
Manager
Manager
Engineer
Manager

12
24
6
10
48
18
24
48
36
40


Title- Chuyên môn
SAL: Salary-Lương
Elect. Eng Kỹ sư điện tử
Syst. Anal Nhà phân tích hệ thống
Mech.Eng Kỹ sư cơ khí
Programmer Lập trình viên
EMP: Employee-Nhân viê
PAY: Payment- Trả lương
Proj: Project-Dự án
ASG: assignment-Phân nhiệm
Resp: responsibility-Trách nhiệm
Manager: Người quản lý
Analyst: Nhà phân tích
Consultant: Tư vấn
Budget: Ngân sách

1
PNO

PNAME

BUDGET

LOC

P1
P2
P3
P4


Instrumentation
Dabatase Develop
CAD/ CAM
Maintenance

150000
135000
250000
310000

Montreal
New York
New York
Paris

Quan hệ PROJ

Quan hệ ASG

Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

2


n
MaNV

1
TrinhDoCM


Luong

Kỹ sư điện
Phân tích và thiết kế hệ thống
Kỹ sư cơ khí
Lập trình viên

4000
3400
2700
2400

NV1
NV2
NV3
NV4
NV5
NV6
NV7
NV8

Quan hệ TraLuong

TenNV

TrinhDoCM

Nguyễn Văn Bổng
Lê Hồng Ngoc

Hoàng Trung Mã
Trịnh Kim Thanh
Ngô Đình Vinh
Trần Mỹ Lệ
Lê Hồng Hạnh
Nguyễn Trường Tam

Kỹ sư điện
Phân tích và thiết kế hệ thống
Kỹ sư cơ khí
Lập trình viên
Phân tích và thiết kế hệ thống
Kỹ sư điện
Kỹ sư cơ khí
Phân tích và thiết kế hệ thống

Quan hệ NhanVien

n

n
MaNV

MaDuAn

ChucVu

ThoiGianLV

NV1

NV2
NV2
NV3
NV3
NV4
NV5
NV6
NV7
NV8

DA1
DA1
DA2
DA3
DA4
DA2
DA2
DA4
DA3
DA3

Giám đốc
Nhân viên phân tích và thiết kế
Nhân viên phân tích và thiết kế
Nhân viên tư vấn
Kỹ sư
Lập trình viên
Giám đốc
Giám đốc
Kỹ sư

Giám đốc

12
24
6
10
48
18
24
48
36
40

1

MaD
uAn

TenDuAn

NganSac
h

ViTri

DA1
DA2
DA3
DA4


Thiết bị đo đạc
Phát triển CSDL
CAD/ CAM
Bảo dưỡng

150000
135000
250000
310000

Hải Phòng
Hà Nội
Hà Nội
TP.Hồ Chí Minh

Quan hệ DuAn

Quan hệ PhanNhiem

Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

3


1.1. HỆ XỬ LÝ PHÂN TÁN
1. Định nghĩa đơn vị xử lý
Đơn vị xử lý là một hệ thống gồm các thiết bị tính toán có thể chạy được
các chương trình, có thể truyền và nhận thông tin,…
2. Định nghĩa hệ thống xử lý phân tán

Hệ thống xử lý phân tán là hệ thống gồm các đơn vị xử lý “tự vận hành”
- liên kiết bởi một mạng truyền dẫn và cùng hợp đồng thực hiện các
nhiệm vụ mà chúng được phân công.
3. Những gì được phân tán
Các thiết bị xử lý (máy tính, CPU, máy in…)
Các chức năng (chức năng của hệ thống có thể được phân tán và giao
cho các phần cứng và phần mềm đảm nhận)
Dữ liệu (được dùng bởi một số ứng dụng có thể được phân tán cho một
số vị trí xử lý).
• Quyền điều khiển (quyền điều khiển việc thực hiện một số nhiệm vụ cũng
có thể được phân tán).

Các hệ cơ sở dữ liệu phấn tán cũng có thể đượ xem xét trong
khuôn khổ của bộ khung này và được xử lý như nhũng công cụ có thể
làm cho việc xử lý dữ liệu phân tán dễ dàng và hiệu quả hơn.
Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

4


4. Phân loại các hệ thống xử lý phân tán:
• Mức độ kết nối
• Sự liên đới giữa các thành phần
• Cấu trúc tương giao
• Cách đồng bộ hoá giữa các thành phần.
5. Tại sao phải phân tán.
• Thích ứng tốt hơn cho việc phân bố rộng rãi của các công ty, xí
nghiệp, các cơ sở đào tạo,….
• Nhiều ứng dụng của công nghệ thông tin cần được phân tán.

• Gải quyết được các bài toán lớn và phức tạp.
• Tận dụng sức mạnh tính toán bằng cách sử dụng nhiều đơn vị xử
lý.
• Tận dụng hệ thống xử lý song song.
• Giải quyết bài toán theo từng nhóm hoạt động khá độc lập, nên có
thể
kiểm soát được chi phí phát triển phần mềm.

Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

5


1.2. HỆ THỐNG ĐA BỘ XỬ LÝ VÀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN
1.2.1. Hệ thống đa xử lý
Định nghĩa.
Là hệ thống có nhiều đơn vị xử lý cùng dùng chung một dạng bộ nhớ.
Một số hệ thống đa bộ xử lý hay gặp:
1. Hệ thống đa xử lý dùng chung bộ nhớ
Đơn vị xử lý 1

Đơn vị xử lý 2

……

Đơn vị xử lý n

Bộ nhớ


O/I

Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

6


2. Hệ đa bộ xử lí shared disk
3. Hệ đa bộ xử lý sở hữu cá nhân
Computer2

Computer1

Computer2

Computer1
Kênh chuyển mạch

Disk
Computer3

Computer4

Computer3

Computer4

1.2.2. HỆ CSDL PHÂN TÁN VÀ HỆ QT CSDL PHÂN TÁN
Định nghĩa Hệ CSDL phân tán - Distributed Database System

(DDBS):
Là một tập hợp dữ liệu có liên đới logic và được phân bố trên các nút
của một mạng máy tính.

Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

7


CSDL được phân tán trên mạng

CSDL tập trung

Worstatio
n5

Worstatio
n4

Worstation
1

Worstatio
n1

Worstation
5

Worstatio

n2
Mạ
ng
Tru
yền
DL

CSDL

CSDL
Worstatio
n3

Worstation
4
CSDL

Mạng
Truyền
DL

Worstation
2
CSDL

Worstation
3
CSDL

Định nghĩa Hệ quản trị CSDL phân tán - DDB Management Sytem

(DDBM):
Là một hệ thống phần mềm cho phép quản lý các DDB và làm cho việc
phân tán trở nên vô hình - tức là che dấu đi những phần mà cả người lập
trình và người sử dụng chỉ biết ứng dụng không cần phải biết cách hành
xử của chúng.

Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

8


Nhận xét:


DDBS không phải là tập các tập dữ liệu được lưu trữ riêng rẽ tại
các nút của mạng máy tính mà là các tập dữ liệu vừa liên đới
logic và vừa phải được truy xuất qua một giao diện chung.



Phân bố vật lý không nhất thiết là các bộ xử lí phải cách xa nhau
về mặt địa lý mà thể ở trong cùng một máy, một phòng. Tuy
nhiên việc giao tiếp giữa chúng được thực hiện trên mạng truyền
dẫn
Nếu tất cả CSDL nằm tại một nút mạng thì nó không phải là
DDBS, vì quản trị CSDL không khác với quản trị CSDL trong môi
trường tập trung kiểu client/server.
Nếu cơ sở dữ liệu được phân tán trên nhiều nút mạng, khi đó
CSDL sẽ là cơ sở dữ liệu phân tán.






Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

9


1.3 . CÁC YÊU CẦU VỀ HỆ CSDL PHÂN TÁN
Từ lý do xã hội và kinh tế xã hội phi tập trung, nên để có hiệu quả kinh tế
người ta phân mảnh, phân tán và xử lý chúng tại các vị trí khác nhau.
Ví dụ 1.3-1
Một công ty Máy tính, có các văn phòng ở Hà Nội , Hải Phòng, Nha Trang
và TP. Hồ Chí Minh, có một số dự án được thực hiện tại các địa điểm đó,
và muốn dùng CSDL để quản lý nhân công, quản lý dự án và các dữ liệu
liên quan khác. Giả sử CSDL là CSDL quan hệ , được cho bởi các quan
hệ sau:
Bảng nhân viên NhanVien(MaNV, TenNV, TrinhDoCM)
Trong đó NhanVien là Nhân viên, MaNV là mã nhân viên, TenNV là tên
nhân viên, TrinhDoCM là trình độ chuyên môn.
Bảng dự án DuAn(MaDuAn, TenDuAn, NganSach)
Trong đó MaDuAn là mã số dự án; TenDuAn - Tên dự án và NganSach là
ngân sách dự án.
Bảng trả lương TraLuong(TrinhDoCM, Luong)
Trong đó Luong - Tiền lương.
Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy


10


Bảng phân nhiệm PhanNhiem (MaNV, MaDuAn, ThoiGianLV, ChucVu)
Trong đó PhanNhiem: giao nhân viên làm tại dự án, thời gian làm, với nhiệm
vụ, ThoiGianLV thời gian làm việc.ChucVu chức vụ.
Nếu dữ liệu được lưu ở hệ CSDL tập trung và nếu muốn có danh sách
tên và lương của các nhân viên đã làm dự án nào đó trên 12 tháng thì
câu lệnh truy vấn SQL sẽ là:
SELECT

TenNV, Luong

FROM

NhanVien, PhanNhiem , TraLuong

WHERE

PhanNhiem.ThoiGianLV > 12 AND
NhanVien.MaNV = PhanNhiem.MaNV AND
TraLuong.TrinhDoCM = NhanVien.TrinhDoCM

Các yêu cầu về phân mảnh, nhân bản và truy xuất vô hình
Yêu cầu nhân bản (Replication)
Do yêu cầu về hiệu quả và độ tin cậy cho CSDL nên một phần dữ liệu
đã được phân mảnh ở trên cần phải được lưu (bản sao) tại một số vị trí khác.
Quá trình này được gọi là nhân bản.


Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

11


Định nghĩa vô hình
Vô hình là cách cho ẩn đi những cái mà người sử dụng không cần quan tâm đến.

Yêu cầu truy xuất vô hình
CSDL được phân tán trên các nút mạng, nhưng người sử dụng vẫn có thể vấn
tin như vấn tin trên CSDL tập trung tại điểm nút thực hiện truy vấn.

Yêu cầu phân mảnh CSDL (Fragmentation)
Vì công ty được phân tán các vị trí khác nhau như Hà Nội, Hải Phòng, Nha
Trang và TP.Hồ Chí Minh, nên công ty muốn để dữ liệu về các nhân viên các dự
án của vị trí nào được lưu ở vị trí đó, do đó cần phải phân hoạch các quan hệ
N.viên tại H.Nội, N.
Trang và D.án tại HN

Hà Nội

N.viên và D.án tại
Hà Nội, Nha Trang
Nha Trang

Mạng Truyền
dữ liệu
Hải Phòng
N.viên và D.án tại HP,

D.án tại Nha Trang

TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên và dự án
tại TP. Hồ Chí Minh

Hình 1.3-1. Ứng dụng phân tán nhân

Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

12


MỘT SỐ YÊU CẦU CỦA QUẢN TRỊ DỮ LIỆU PHÂN TÁN
Yêu cầu độc lập dữ liệu
Độc lập dữ liệu là sự miễn nhiễm các tác động hay che đậy các chi
tiết về cấu trúc lưu trữ dữ liệu. Đôc lập dữ liệu là dạng vô hình cơ
bàn đầu tiên của DDBMS.
Có hai mức độc lập dữ liệu:
1/ Mức độc lập dữ liệu logic. Chương trình ứng dụng truy xuất vào một
tập con thuộc tính của CSDL sẽ không bị ảnh hưởng nếu thêm hoặc
bớt một số thuộc tính vào CSDL đã cho.
2/ Mức độc lập dữ liệu vật lý. Người viết ứng dụng không cần quan tâm
đến dữ liệu để ở đâu (ổ đĩa, hay băng từ, nút mạng,… nào) và cách
truy xuất dữ liệu tuần tự hay ngẫu nhiên.
Yêu cầu vô hình liên kết mạng
Vô hình liên kết mạng làm cho NSD không biết là mình đang làm việc
trên mạng. Vô hình liên kết mạng có thể chia thành hai loại:
+ Vô hình vị trí: Việc thực hiện một lệnh nào đó độc lập với vị trí

+ Vô hình đặt tên: Cần cung cấp một tên duy nhất trước cho mỗi đối
tượng CSDL.
Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

13


Yêu cầu vô hình nhân bản
Vô hình nhân bản làm cho người sử dụng không thể biết họ đang làm
việc với CSDL gốc hay với các bản sao.
Ưu điểm vô hình nhân bản
1.Việc nhân bản sẽ làm tăng hiệu quả vì có thể làm giảm xung đột
đường truyền khi truy cập vào cơ sở dữ liệu, giảm thời gian truyền
dữ liệu và tăng độ an toàn và bảo mật.
2.Nếu một số máy lưu dữ liệu có "hỏng hóc" thì các máy khác có thể
truy cập đến các nhân bản tại các máy khác,.…
Nhược điểm vô hình nhân bản
1.Khi một nhân bản nào đó có sự thay đổi thì tất cả các bản khác phải
được cập nhật.
2.Nhân bao nhiêu bản
3.Lưu trữ các bản sao tại nút nào của mạng
Vô hình phân mảnh (Fragmentation transparency)
Làm cho NSD không cần tham gia phân mảnh và không biết họ đang
làm việc với CSDL gốc hay với các mảnh của CSDL gốc.
Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

14



Vô hình ngôn ngữ
Người sử dụng chỉ biết dùng ngôn ngữ đã được cung cấp để giao tiếp
với máy. Mà không cần biết máy tính và chương trình dùng những
ngôn ngữ nào khác nữa
Nhiệm vụ cung cấp các đặc tính vô hình
Có bốn tầng cung cấp dịch vụ vô hình
1. Tầng truy xuất.
Cung cấp tính vô hình khi truy xuất đến các tài nguyên.
2. Tầng ở cấp độ hệ điều hành.
Các hệ điều hành cung cấp vô hình cho người sử dụng hệ thống. Ví
dụ các trình điều khiển thiết bị.
3. Tầng quản trị CSDL.
Vô hình ở tầng này là giải quyết sự tương tác giữa hệ điều hành và
các DDBMS phân tán.
4. Tầng ngôn ngữ.
Người sử dụng có thể truy xuất đên hai dữ liệu dưới dạng trừu
tượng hóa cao. Ví dụ: Nhờ giao diện đồ họa GUI, truy xuất bằng ngôn
ngữ tự nhiên.
Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

15


GIAO DỊCH PHÂN TÁN
Định nghĩa giao dịch
Một giao dịch bao gồm một loạt các thao tác trên CSDL nhằm chuyển
CSDL từ trạng thái này sang trạng thái khác.
DDBMS được hỗ trợ cho giao dịch sẽ đảm bảo cho việc thực hiện

đồng thời các giao dịch của người sử dụng mà không vi phạm tính nhất
quán của CSDL.
Ví dụ
1. Khi cập nhật tăng lương cho tất cả các nhân viên. Nếu có sự cố khi
đang thực hiện câu truy vấn trên, DDBMS phải tự xác định nơi chương
trình phải dừng lại, để khi trở lại nó phải biết nơi phải tiếp tục thực hiện.
2. Một người đang tính lương trung bình của các nhân viên trong khi mà
các hoạt động cập nhật dữ liệu đang được tiến hành trên các mảnh vì
thế kết quả tính trung bình trên có thể sai. Vậy DDBMS phải có khả
năng đồng bộ hóa được việc thực hiện đồng thời của hai chương trình
này.
Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

16


YÊU CẦU NÂNG CAO HIỆU NĂNG
Tăng hiệu năng của DDBMS cần dựa vào hai điều kiện:
1. DDBMS có khả năng phân mảnh CSDL mức khái niệm.
2. Ưu tiên dữ liệu lưu ở gần nơi sử dụng.
Hai ưu điểm khi cục bộ hóa dữ liệu:
1. Mỗi trạm chỉ xử lý một phần CSDL, nên việc tranh chấp về CPU
và các dịch vụ I/O không nghiêm trọng như CSDL tập trung.
2. Giảm độ trễ do truy xuất dữ liệu ở ngay nơi sử dụng mà không
cần truy cập từ xa trong WAN phải qua: vệ tinh, viba,…
Tính chất song hành của các hệ phân tán có thể được tận dụng để
thực hiện song hành liên vấn tin và nội vấn tin:
Song hành liên vấn tin là khả năng thực hiện cùng một lúc nhều câu
vấn tin. Song hành nội vấn tin là tách một câu vấn tin thành các

câu vấn tin con, mỗi câu sẽ được thực hiện tại một vị trí.

Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

17


1.4. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ CSDL PHÂN TÁN
Phức tạp
Phức tạp vì chúng có cả những vấn đề của môi trường tập trung mà còn
có cả hàng loạt những vấn để mới của phân tán.
Chi phí cao
Tăng chi phí vì phải thêm thiết bị mới. Phần chi phí đáng kế ở chỗ nó cần
phải có các phần mềm và phương pháp truyền thông phức tạp hơn.
Phần chi phí quan trọng nhất là chi phí về nhân lực. Phải tăng thêm nhân
sự cho các hoạt động xứ lý dữ liệu tại các vị trí và công việc. Vì thế cần phải
phân tích giữa việc tăng lợi nhuận và chi phí về nhân sự.
Khó khăn khi phân tán quyền điều khiển
Sự phân tán gây ra các vấn đề đồng bộ hóa và hiệp đồng. Việc điều khiến
phân tán có thể trở thành một gánh nặng nếu không có những chiến lược phù
hợp để giải quyết chúng.
Vấn đề an ninh
Môi trường mạng kèm theo sẽ làm cho vấn đề an ninh trong các hệ CSDL
phân tán phức tạp hơn so với các hệ tập trung.

Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

18



1.5. KIẾN TRÚC HỆ Q.TRỊ CSDL PHÂN TÁN
1.5.1. Tiêu chuẩn hóa hệ quản trị CSDL
Ba cách tiếp cận mô hình:
1/ Dựa vào các thành phần.
Các thành phần của hệ thống cần được định nghĩa kèm với mối liên kết
giữa chúng. DDBMS gồm một số thành phần, mỗi thành phần cung cấp
một chức năng vận hành nào đó.
2/ Dựa vào các chức năng
Các chức năng tạo ra một hệ thống phân cấp với các giao diện được xác
định giữa các chức năng của các tầng khác nhau.
3/ Dựa vào dữ liệu.
Các kiểu dữ liệu khác nhau sẽ được định nghĩa và bộ khung kiến trúc
được đặc tả để định nghĩa các đơn vị chức năng sẽ tiếp nhận hoặc sử
dụng dữ liệu theo những góc độ khác nhau này: bởi vì dữ liệu là tài
nguyên chính mà DDBMS cần quản lý, cách tiếp cận này rất được ưa
chuộng đối với các hoạt động tiêu chuẩn hóa. Ưu điểm của cách tiếp cận
này là nội dung chủ chốt được đặt vào tài nguyên dữ liệu.

Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

19


1.5.2. Yêu cầu thiết kế mô hình kiến trúc hệ CSDL phân tán
Tính tự vận hành
Tự vận hành nói lên sự hoạt động độc lập của từng DDBMS tham gia vào
phức hệ.

Các hoạt động cục bộ của từng DDBMS không bị ảnh hưởng bởi sự tham gia
của chúng vào trong phức hệ.
Phương thức xử lý và tối ưu hóa vấn tin trong từng DDBMS không bị ảnh
hưởng bởi việc thực hiện các yêu cầu toàn cục có truy nhập nhiều CSDL.
Tính nhất quán, hoặc hoạt động có hệ thống không bị tổn hại khi từng DDBMS
riêng rẽ tham gia hoặc tách ra khỏi phức hệ.
Du and Elmagarmid, 1989 mô tả các đặc tính tự vận hành như sau:
1.
Tính tự trị thiết kế: Mỗi DDBMS đều tự do sử dụng các mô hình dữ liệu
và các kỹ thuật quản lý giao dịch thích hợp.
2.
Tính tự trị truyền thông: Mỗi DDBMS đều tự do quyết định xem loại thông
tin nào muốn cung cấp cho những DDBMS khác hoặc cho các phần mềm
điều khiển hoạt đọng toàn cục.
3.
Tính tự trị thực thi:Mỗi DDBMS có thể thực hiện các giao dịch đã được
giao cho nó theo cách tùy ý miễn là thực hiện được các giao dịch đó.
Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

20


4. Tính tích hợp chặt:
Chỉ tồn tại một hình ảnh duy nhất về hệ thống CSDL tuy rằng có nhiều cơ
sở dữ liệu tích hợp lại. Trong hệ thống tích hợp chặt, một hệ quản trị dữ
liệu nắm quyền kiểm soát việc xử lý của các hệ quản trị dữ liệu cùng tham
gia xử lý.
5. Tính bán tự trị.
Các DDBMS hoạt động độc lập nhưng cùng chia sẻ dữ liệu. Mỗi DDBMS

phải xác định được dữ liệu nào của riêng nó có thể chia sẻ. Chúng không
phải là hệ thống tự vận hành hoàn toàn vì chúng cần phải được sửa đổi
lại để có thể trao đổi thông tin với các hệ thống khác.
6. Tính đóng.
Những DDBMS cô lập, không biết có sự hiện diện của các DDBMS khác.
Trong hệ thống đóng, việc XL truy cập đến nhiều CSDL sẽ rất khó khăn vì
không có sự kiểm soát toàn cục hoạt động của các DDBMS.
7. Tính phân tán
Chúng ta khái quát thành 2 lớp: Client/Server và Peer To Peer
8. Tính đa chủng.
Tính đa chủng liên quan đến dữ liệu, ngôn ngữ vấn tin và nghi thức quản
lý giao dịch. Tính đa chủng là do dữ liệu được thể hiện bởi các công cụ,
cách truy cập, vấn tin và ngôn ngữ được sử dụng khác nhau.
Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

21


1.5.3. Kiến trúc hệ quản trị CSDL phân tán
Hệ Client/Server
• Server chịu trách nhiệm thực hiện mọi xử lý vấn tin, quản lý giao dịch và
quản lý thiết bị,…
• Các Client có trách nhiệm chuyển các câu SQL tới Server. Server làm tất
cả mọi việc như tối ưu hóa câu vấn tin, thực hiện truy vấn và trả lại kết
quả cho Client
• Mỗi Client chỉ biết Server trực tiếp của mình, khi muốn giao tiếp với các
Server khác nó phải thông qua Server trực tiếp của nó.
Hệ Peer To Peer
Các máy trạm không chia ngôi thứ. Mỗi máy đều có chức năng đầy đủ của

DDBMS và có thể trao đổI thông tin với các trạm khác để thực hiện vấn tin
và giao dịch. Lớp này cũng được gọi là phân tán hoàn toàn.

Asso Prof.Dr.
Thap Lehuy

22



×