Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đồ án Điện công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.77 KB, 12 trang )

MÔN ĐỒ ÁN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG I : đánh giá thực trạng công tơ ở nước ta
CHƯƠNG II :phân tích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công
tơ cơ
CHƯƠNG III :cấu tạo nguyên lý hoạt động của công tơ điện tử
CHƯƠNG IV : so sánh giữa công tơ điện tử và công tơ cơ
CHƯƠNG V : chức năng và phương thức xử lý tín hiệu của công
tơ điện tử.
CHƯƠNG VI : phương pháp truyền tín hiệu từ trung tâm CSKH
đến các hộ tiêu thụ
CHƯƠNG VII :ứng dụng

CHÚ Ý :Mỗi nhóm từ 6 người trở xuống , làm gấp để sáng thứ 5
bảo vệ , tài liệu tìm trên mạng làm thàn bài đóng tập giông như
báo cáo thưc tập ; cô NGỌC MINH là giáo viên hướng dẫn .
có gì thắc mắc liên lạc với thành lớp trưởng SĐT : 0978205429


Công T ơ C ơ

EMIC - VIỆT NAM có 2 loại sau:
Loại thứ nhất: Đồng hồ cơ 3 pha
(hình trái)
Dòng điện: trực tiếp hoặc gián tiếp
Điện áp: 220V/380V
Cấp chính xác: 2
Loại thứ hai: Đồng hồ cơ 1 pha
(hình phải)
Dòng điện: 5(20)A; 10(40)A;
20(80)A; 40(120)A
Điện áp: 220V


Cấp chính xác: 2

Công Tơ ĐiệnTử

Genius - Singapore
Loại: Đồng hồ điện tử 3 pha
Dòng điện: 5(6)A
Điện áp: 3 x 57 - 240V
Cấp chính xác: 0.5S

Thực trạng công tơ điện hiện nay do nhiều hãng sản xuất, nhiều chủng loại, lắp đặt trong nhiều thời điểm khác nhau và sử dụng công
nghệ chế tạo cũ nên điện năng tiêu hao trên công tơ lớn, gây tổn thất điện và cấp chính xác của công tơ không cao. Mặt khác, việc
đọc chỉ số thủ công năng suất thấp, không an toàn vì phải leo cao; việc đọc nhầm, đọc sai, nghi độ có thể xảy ra; việc nhập thông tin
chỉ số đôi khi sai do số lượng quá lớn. Công tơ điện tử sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề này.
ông nhân viên chức, tiểu thương phải luôn vắng nhà, đóng cửa nên gây khó khăn cho việc ghi chỉ số công tơ. Thêm nữa, địa bàn
đơn vị quản lý nằm gần Công ty và các phòng ban chuyên môn nên dễ dàng được hỗ trợ mọi mặt trong việc lắp đặt và vận hành thiết
bị mới là công tơ điện tử.
Thực hiện chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về hiện đại hóa đo đếm điện năng và truyền số liệu từ xa phục vụ việc kinh
doanh điện theo cơ chế thị trường, Tổng công ty Điện lực miền Trung đã ra các văn bản 2112/EVNCPC-KD; 2138/EVNCPC-KD;
4633/EVNCPC về việc lắp đặt và báo cáo việc triển khai lắp đặt công tơ điện tử 1 pha DT01P-RF.Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất
lượng tỉnh về kế hoạch triển khai thực hiện chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Từ những cơ sở pháp lý đã được công bố,
quy trình sản xuất công tơ điện tử 1 pha DT 01 P-RF đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam kiểm định, đánh
giá chất lượng. Đơn vị sản xuất công tơ điện tử là Tổng công ty Điện lực miền Trung đã tiến hành công bố tiêu chuẩn, chất lượng
hàng hóa sản phẩm này trước khi bàn giao cho các đơn vị tiến hành lắp đặt rộng rãi.
Về quy trình vận hành của công tơ điện tử. Trước hết là phải có máy vi tính, có phần mềm để khai thác dữ liệu; cập nhật các thông
tin về khách hàng như địa chỉ, hợp đồng mua bán điện. Những số liệu này sẽ được cài đặt vào máy đọc chỉ số từ xa. Khi nhân viên


cầm thiết bị đi dọc tuyến khách hàng, ở trong một bán kính nhất định, công tơ điện tử phát ra sóng và thiết bị cầm tay ghi lại thông tin.
Sau khi nhân viên đọc và ghi chỉ số bằng thiết bị tự động, toàn bộ số liệu được truyền vào máy tính và hóa đơn được in ra. Đây là

quy trình tự động nên sẽ không có sai sót. Trong thời gian tới, một số điểm trên lưới điện sẽ được lắp đặt máy thu, tự động chuyển
tín hiệu về máy tính và in ra hóa đơn, khi đó không cần bố trí nhân viên cầm máy đi đọc.
Trước hết phải khẳng định công tơ điện tử là sản phẩm hiện đại đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Sản phẩm này có ưu
điểm là ít tiêu hao điện năng, giảm tổn thất cho truyền tải điện. Tất cả đều tự động hóa, không phụ thuộc vào chủ quan của con người
nên tránh được các tình huống sai sót như đọc sai, ghi nhầm, bỏ sót... Các công tơ bị cháy, đứng sẽ được phát hiện ngay. Ứng dụng
công tơ điện tử, năng suất lao động có thể cao gấp 10 lần so với việc đọc, ghi chỉ số thủ công.
Mặc dù là công nghệ tiên tiến, nhiều đặc tính ưu việt nhưng đây là lần đầu tiên triển khai nên đơn vị gặp không ít khó khăn. Do khối
lượng thực hiện lớn, diện tiếp xúc rộng nên quá trình tác nghiệp, giao tiếp không tránh khỏi những vấp váp làm khách hàng không
vừa lòng. Do vậy, chúng tôi mong muốn nhận được sự hợp tác tích cực từ phía khách hàng sử dụng điện. Cho đến nay, trong tổng
số 2.800 khách hàng đã được lắp đặt chỉ xảy ra 1 hộ khiếu nại vì tăng tiền điện trong tháng. Sau khi tiếp nhận thông tin, Điện lực
Đông Hà đã cử cán bộ đến kiểm tra, xác định và phát hiện khách hàng dùng tăng thiết bị, thời lượng dùng nhiều nên việc tiền điện
tăng cao là hợp lý. Qua đó, cán bộ ngành điện đã tư vấn cho khách hàng việc sử dụng điện tiết kiệm và nhận được phản hồi hài lòng
từ khách hàng. Chúng tôi rất thận trong từng trường hợp lắp đặt, thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động, vận hành của công tơ,
tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai, nếu có phát sinh vấn đề gì là tập trung xử lý nhanh. Việc lắp đặt công tơ
điện tử là hoàn toàn miễn phí, hộ tiêu dùng không phải đóng góp một khoản kinh phí nào.
Sau khi khách hàng được thay công tơ điện tử, chúng tôi đã dự trù đến các tình huống có thể xảy ra như sản lượng điện tiêu thụ
trong tháng sẽ cao hơn các tháng trước. Tình huống này không chỉ xảy ra với công tơ điện tử mà cả với công tơ kiểu cũ khi thay mới.
Nguyên nhân có thể do công tơ trước đây chạy chưa đúng, hoặc độ nhạy của công tơ qua thời gian đã giảm đi nhiều.
Khi xảy ra các tình huống nằm ngoài dự kiến, Điện lực Đông Hà sẽ tiến hành kiểm tra, giải đáp nguyên nhân. Nếu không thỏa mãn,
khách hàng có thể kiến nghị lên Công ty hoặc kiến nghị qua Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tỉnh Quảng Trị để cùng phối
hợp giải quyết. Nhân đây, chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác tích cực từ phía khách hàng để đơn vị sớm hoàn thành nhiệm vụ
được giao. Mọi sự cố xảy ra, quý khách hàng có thể trực tiếp gọi điện thoại đến các số máy 2210567, 2210568, 0963.789199 để
được trao đổi và giải đáp.

Khái quát chung về công tơ điện tử
- Công tơ điện tử còn là công tơ kiểu tĩnh là một thiết bị kỹ thuật số
hoạt động tương tự như một máy tính, nó có :
Khả năng lập trình
Khả năng giao tiếp với máy tính
Ưu điểm : có nhiều chức năng thuận tiện cho sử dụng đo đếm điện

năng.
Nhược điểm : giá thành cao, khó cài đặt, khó bảo trì sử dụng.

Công tơ điện tử 3 pha

Công tơ điện tử 1 pha


Công tơ điện xoay chiều 1 pha kiểu cảm ứng thực tế chỉ có mấy bộ phận chính sau thôi các bạn ạ :
I. Cấu tạo :
Điện kế xoay chiều một pha kiểu cảm ứng có kết cấu gồm hai phần chính như sau :
Phần tĩnh : gồm cuộn điện áp được quấn bằng loại dây emay có đường kính nhỏ và số dòng lớn và cuộn dòng điện
cũng được quấn bằng emay có đường kính lớn và số vòng ít. Cuộn áp đặt phía trên đĩa nhôm và cuộn dòng nằm
phía dưới đãi nhôm ( do thuận lợi trong việc chế tạo).
Phần động : là một đĩa nhôm nhẹ, có trục quay giữa tâm, nằm trong khe từ của phần tĩnh và một nam châm vĩnh
cữu.
II. Nguyên lý họat động :
1. Hiện tượng cảm ứng điện từ :
Khi cho dòng điện chạy vào cuộn dây, bên trong cuộn dây sẽ xuất hiện từ trường , được tượng trưng bằng cường
độ từ trường H, cường độ từ trường H sẽ tạo ra cường độ từ cảm B. Cường độ từ cảm B đi trong lõi sắt tiết diện S
sẽ sản sinh ra một từ thông Þ. Khi từ thông biến thiên này đi xuyên qua một vật dẫn ( đĩa nhôm) thì sẽ tạo trên
vật dẫn dòng điện cảm ứng có dạng xoáy ( dòng Fuco). Nếu dòng điện cảm ứng này nằm trong một từ trường B’
thì sẽ bị tác dụng bởi một lực F (lực điện tư, lực điện từ này sẽ tạo moment quay cho đĩa nhôm).
2. Nguyên lý hoạt động của điện kế kiểu cảm ứng :
Điện kế xoay chiều kiểu cảm ứng hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Khi cho dòng điện IP vào cuộn điện áp bên trong cuộn dây sẽ sinh ra một từ thông ÞP cùng pha với IP nhưng chậm
pha 900 với điện áp Un, tương tự khi cho dòng điện IC vào cuộn dòng điện, trong cuộn dòng điện sẽ sản sinh ra
một từ thông ÞC, cùng pha với IC và điện áp nguồn.
Dòng từ thông ÞP va ÞC lại sinh ra các sức điện động trên đĩa nhôm của công tơ, từ đó tạo nên các dòng điện xoáy
IÞC và IÞP chạy trong đĩa.

Dòng điện xoáy IÞC tác động với ÞP sinh ra moment quay.
Dòng điện xoáy IÞP tác động với ÞC sinh ra moment quay.
Các moment quay này tác động lên đĩa nhôm làm đĩa nhôm quay theo hướng từ trái sang phải.
Tổng moment quay tác động lên đĩa nhôm theo công thức M = K.UI nghĩa là tốc độ quay của đĩa nhôm tỷ lệ với
công suất tiêu thụ.
3. Hộp số :
Có nhiệm vụ đếm số vòng quay của đĩa nhôm.
a/ Tỷ số truyền :
Số vòng quay của đĩa điện kế tương ứng với lượng điện năng ghi nhận được trên bộ số chỉ thị gọi là tỷ số truyền
của điện kế.
1 kWh = A. vòng quay của điện kế; giá trị này được nhà sản xuất ghi trên mặt điện kế. Ví dụ như : 600 vòng/kWh;
450 vòng/kWh; 900 vòng kWh…
Giá trị nghịch đảo của tỷ số truyền được gọi là hằng số danh định của điện kế với Cn = 1/A thường được viết dưới
dạng Cn = ( 3600 *1000)/A
b/ Hộp số :
Bao gồm các loại hộp số kiểu số, hộp số kểu lăn và hộp số kiểu kim.
c/ Ổ trục :
Co nhiệm vụ đỡ trục quay của đĩa nhôm được cấu tạo đặc biệt có thể chống ma sát gây ra trên ổ trục và chống mài
mòn do bụi sinh ra làm tăng ma sát, điện kế sẽ quay chậm lại bao gồm :ổ trục kiểu chân kính và bi và ổ trục kiểu
đệm từ.
Ổ trục kiểu chân kính và bi : gồm một viên bi thép nằm giữa hai mặt cong làm bằng vật liệu cứng gọi là chân
kính.
+ Ưu điểm : cấu tạo đơn giản chế tạo.
+ Nhược điểm : loại này dễ bị mài mòn khi sử dụng lâu và dễ bị kẹt đĩa do khi di chuyển viên bi có thể lệch ra khỏi
hai bề mặt chân kính.
Ổ trục kiểu đệm từ : Gồm có trục quay và ổ trục làm bằng nam châm . Khi quay, trục quay và ổ trục không tiếp
xúc trực tiếp với nhau, trục quay sẽ quay lơ lửng trên một lớp đệm từ do nam châm tạo nên.
+ Ưu điểm : Chống được ma sát và mài mòn.
+ Nhược điểm : khó chế tạo.
4. Chống quay ngược :

Cơ cấu chống quay ngược trên điện kế có tác dụng chống việc lấy cắp điện bằng cách cho đĩa điện kế quay ngược.
Bao gồm chống quay ngược tên trục quay (dĩa điện kế chỉ quay theo một chiều, không cho quay theo chiều ngược
lại) và chống quay ngược trên hộp số ( chỉ cho hộp số đếm lên dù đĩa quay bất cứ theo chiều nào).
5. Chống tự quay :
Khi I = 0, chỉ có điện áp U áp vào cuộn điện áp thì đĩa điện kế không được quay quá 1 vòng. Người ta gắn một móc
sắt từ lên trục đĩa, khi vạch đen trên đĩa nằm ở ô cửa sổ móc sắt này sẽ đối diện với thanh đệm từ được gắn trên
cuộn áp, điều chỉnh khoảng cách giữa hai chi tiết này để loại trừ hiện tượng tự quay.
6. Vòng chập chỉnh cos phi :
Trong thực tế do IP không chậm pha đúng 900 so với U, ngừoi ta đặt một dây đồng ngắn mạch nối tiếp với một
điện trở trượt nằm trong một phần của dòng từ thông ÞP để tạo một từ thông ÞL chậm pha 900 so với từ thông
ÞP . Thay đổi vị trí vòng chập tương ứng ÞP hoặc thay đổi giá trị điện trở trượt dẫn đến thay đổi pha của ÞL để có
ÞR chậm pha 900 so với U như mong muốn.
Để tiện cho việc hiệu chỉnh, khi chế tạo nhà máy đã lồng sẵn nhiều vòng ngắn mạch, khi hiệu chỉnh chỉ cần cắt bớt
số vòng này đi. Khi chỉnh định điện kế nếu giảm bớt số vòng ngắn mạch hoặc điều chỉnh tăng thêm điện trở trên
cuộn ngắn mạch đĩa điện kế sẽ quay nhanh hơn.
7. Cơ cấu hiệu chỉnh nam châm vĩnh cữu :
Cơ cấu hiệu chỉnh nam châm vĩnh cữu dùng để hiệu chỉnh từ thông cuả nam châm xuyên đĩa điện kế. Có hai cách
hiệu chỉnh từ thông :
+ Hiệu chỉnh thô : Hiệu chỉnh từ thông bằng cách hiệu chỉnh diện tích S của nam châm xuyên qua đĩa, ta điều
chỉnh vị trí bằng cách điều chỉnh vị trí nằm phía dưới nam châm, cách hiệu chỉnh này dùng để chỉnh thô tốc độ
quay của đĩa.
+ Hiệu chỉnh tinh : Hiệu chỉnh từ thông bằng cách thay đổi shunt từ, khi điều chỉnh lá sắt shunt từ đi sâu vào
trong, từ trường nam châm rẽ qua shunt từ tăng lên làm từ thông qua đĩa giảm đi. Cách hiệu chỉnh này dùng chỉnh
tinh tốc độ quay của đĩa.
Quá trình lịch sử phát triển công tơ điện ở Việt Nam

Lưới điện miền Bắc áp dụng chủ yếu theo hệ tiêu chuẩn của Liên Xô. Công tơ sử dụng trên lưới điện đa
phần là của Liên Xô, ngoài ra còn có của một số nước khác như: Bungari, Hunggary, Tiệp khắc, Ba lan...
Trong các nhà máy xay xát thóc gạo và các cơ sở công nghiệp do Trung Quốc viện trợ thì sử dụng công
tơ điện của Trung Quốc sản xuất. ở miền bắc, điện chủ yếu được nhà nước bao cấp. Ngoài những nơi

được lắp đặt công tơ để đo đếm, số còn lại thì áp đặt chế độ khoán.
Những biến động trong quá trình dựng nước, giữ nước và cơ chế xã hội cũng đã có ảnh hưởng nhất định đến quá


trình phát triển này. Lịch sử phát triển có thể tạm chia làm 3 giai đoạn:
- Từ thời kỳ Pháp thuộc đến trước năm1954.
- Từ 1954 đến 1975.
- Từ 1975 đến nay.
Giai đoạn trước năm 1954, điện đã có ở nước ta và được sử dụng chủ yếu ở các thành phố và vùng công nghiệp lớn
như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang... việc đo đếm chủ yếu bằng công tơ của Pháp sản
xuất và còn lại thì áp dụng kiểu thanh toán khoán.
Từ năm 1954 đến năm 1975, nước ta tạm bị chia làm hai miền. Hệ thống quản lý và phân phối điện cũng bị ảnh
hưởng theo 2 hệ tiêu chuẩn áp dụng trong hai phe tư bản và xã hội chủ nghĩa. Lưới điện miền nam áp dụng chủ yếu
theo hệ tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, lúc đó sử dụng công tơ điện của hãng Westinghouse - Hoa Kỳ, và của một số nước
khác như ấn Độ, Đài Loan... và chưa có cơ sở nào sản xuất ra công tơ điện.
Lưới điện miền Bắc áp dụng chủ yếu theo hệ tiêu chuẩn của Liên Xô. Công tơ sử dụng trên lưới điện đa phần là của
Liên Xô, ngoài ra còn có của một số nước khác như: Bungari, Hunggary, Tiệp khắc, Ba lan... Trong các nhà máy xay
xát thóc gạo và các cơ sở công nghiệp do Trung Quốc viện trợ thì sử dụng công tơ điện của Trung Quốc sản xuất. ở
miền bắc, điện chủ yếu được nhà nước bao cấp. Ngoài những nơi được lắp đặt công tơ để đo đếm, số còn lại thì áp
đặt chế độ khoán.
Giai đoạn từ 1975 đế nay, nước ta đã hoàn toàn thống nhất, ngành điện đã xây dựng được một hệ thống quản lý
nhà nước thống nhất từ sản xuất đến truyền tải và phân phối chung là Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN).
Đường dây truyền tải điện chung Bắc - Nam 500 kV đã được xây dựng và đưa vào vận hành.
Cơ sở đầu tiên ở Việt nam đã nghiên cứu, sản xuất ra công tơ điện là phân xưởng Hoá - Lý của nhà máy chế tạo
biến thế tiền thân của công ty chế tạo thiết bị đo điện (EMIC) hiện nay, nằm ở trung tâm Hà Nội. Năm 1976, 04
công tơ cảm ứng đầu tiên của Việt Nam đã ra đời được đưa vào thử nghiệm, chúng có hình dáng mô phỏng như một
loại công tơ của Liên Xô (dáng như cái bánh oản trên bàn để thờ cúng). Do những hạn chế về công nghệ thời bấy
giờ nên một số chi tiết đã không đạt được như mong muốn: mạch từ nam châm vĩnh cửu, bộ số, chi tiết truyền
động... Sau này công ty đã kết hợp với các cơ sở nghiên cứu khoa học khác ở trong nước như Viện công nghệ - Bộ
quốc phòng, nhà máy M1, M3... để lần lượt khắc phục và đưa vào sản xuất hàng loạt công tơ 1 pha và 3 pha.

Bước tiếp theo là vào năm 1991 do nhu cầu cung ứng và sử dụng điện năng, nên đòi hỏi phải sử dụng công tơ 3
biểu giá. Ngoài số công tơ kiểu cảm ứng được nhập về từ hãng Schlumberger, công tơ kiểu cảm ứng 3 pha 3 biểu
giá của công ty EMIC đã ra đời. Đây là công tơ 3 pha có 3 bộ số và các bộ số được kích hoạt theo một đồng hồ thời
gian thông qua rơle hút kiểu điện từ. Bước tiến đột phá nâng công ty lên một tầm cao mới vào giai đoạn 1993-1995
khi công ty này tiến hành liên doanh liên kết sản xuất với hãng sản xuất công tơ nổi tiếng trên thế giới Landis &
Gyr0 - Thụy Sỹ. Hiện nay sản lượng hàng năm của công ty là: 2,5 triệu công tơ 1 pha và 100.000 công tơ 3 pha.
Sản phẩm của công ty chiếm đa phần trên lưới điện ở Việt Nam, số còn lại là công tơ cuả các hãng Schlumbeger,
Email, Westinghouse... Trong mảng dân sự mà đặc biệt là ở các vùng nông thôn thì chủ yếu là công tơ 1 pha của
Trung Quốc
Còn có một cơ sở khác cũng sản xuất công tơ kiểu cảm ứng đó là một công ty của Thái Lan - Công ty liên doanh
OEIC đóng tại khu công nghiệp Biên Hoà 2 với 100% vốn của nước ngoài, sản xuất theo công nghệ của Hãng
Mitsubishi - Nhật bản với sản lượng 400.000 chiếc/năm.
Như chúng ta đã biết, do những hạn chế của công tơ kiểu cảm ứng về tính năng kỹ thuật, độ chính xác,... nên từ
năm 1970 trên thế giới đã bắt đầu triển khai việc nghiên cứu sản xuất và úng dụng công tơ điện tử, còn ở Việt Nam
thì sau một thời gian sử dụng công tơ cảm ứng 3 biểu giá chủ yếu của công ty EMIC và của một số hãng nước
ngoài... Năm 1995, Tổng công ty điện lực Việt Nam đã quyết định triển khai ứng dụng công tơ điện tử nhiều biểu
giá, theo đó một nhóm chuyên gia đầu ngành gồm các ông Nguyễn Hữu Ngọc (ETC1) Vũ Đăng Quang (VMI),
Nguyễn Hanh (Hanoi PC) và ông Toàn (Ban lưới EVN) đã nghiển cứu và tư vấn giúp cho Tổng công ty về chủng lọai
công tơ điện tử cần nhập khẩu. Kết quả đợt đầu tiên với khoảng 5.000 công tơ điện tử 3 pha nhiều biểu giá của các
hãng GEC - Vương quốc Anh và SCHLUMBEGR Pháp-Hoa kỳ-Tây ban Nha đã đựơc nhập về, sau khi qua khâu thử
nghiệm ở VMI đã được đưa vào lắp đặt đo đếm trên lưới điện. Tiếp sau đó công tơ 3 pha nhiều biểu giá của các hãng
ABB, Elster group, EDMI, Landis & Gyr... đã lần lượt được triển khai sử dụng đại trà. Việc nghiên cứư sản xuất và
lắp ráp công tơ điện tử ở trong nước cũng đã hình thành, ngoài công ty EMIC còn có một số cơ sở khác như SEEN,
ETC 1, PC 3... sản xuất ra với số lượng không đáng kể.
Hiện tại, việc lắp đặt và sử dụng công tơ điện tử được áp dụng cho các hộ tiêu thụ điện lớn sử dụng điện 3 pha còn
các hộ tiêu thụ điện 1 pha chỉ mới được tiến hành thí điểm... Từ sau vụ điện kế điện tử ở thành phố Hồ Chí Minh
vào tháng 6 năm 2005, việc lắt đặt và ứng dụng có phần bị chững lại.
Trong lĩnh vực công tơ chuẩn, thì trước năm 1994, phương tiện kiểm chuẩn công tơ điện là oátmét và đồng hồ bấm
giây, kiểm theo phương pháp công suất và thời gian, tiếp theo đó là công tơ chuẩn kiểu cảm ứng có kim chỉ. Năm
1995 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã đầu tư cho VMI một hợp bộ công tơ chuẩn đầu tiên kiểu điện tử

cấp chính xác 0,1 của Hãng Landis & Gyr: TVE 102/3, đây cũng còn là cơ sở để nghiên cứu chế tạo ra công tơ chuẩn
kiểu điện tử ở Việt Nam. Năm 1996, công tơ chuẩn kiểu điện tử đầu tiên ra đời cấp chính xác 0.2 là sản phẩm kết
hợp giữa phòng đo lường điện của Trung tâm Đo lường Việt Nam và phòng tự động hoá của Viện khoa học và công
nghệ Việt Nam, công tơ có dáng mô phỏng kiểu SU 6806 của Nga, từ đó đến nay đã không ngừng được hoàn thiện


và đã được phê duyệt mẫu năm 2006 đạt cấp chính xác 0.1.ở góc độ quản lý nhà nước về kỹ thuật, Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng luôn theo sát và hỗ trợ đắc lực cho lĩnh vực này. Về văn bản pháp quy kỹ thuật tiêu
chuẩn đo lường ở Việt Nam được chia làm 2 ngạch: một là yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, hai là quy trình
kiểm định. Năm 1978 tiêu chuẩn đầu tiên về công tơ điện ra đời mang mã số TCVN 2813-1978 Đây là một tiêu
chuẩn nhà nước về quy trình kiểm định do Phòng đo lường điện thuộc Cục Đo lường Trung ương biên soạn.
Sau cuộc họp bàn về thí điểm quản lý nhà nước đo đếm điện năng tổ chức tại thành phố Hải phòng vào ngày 9
tháng 8 năm 1979 giữa 4 bên: Công ty điện lực 1, Sở điện lực Hải phòng, Cục đo lường trung ương và Chi cục
TCĐLCL Hải phòng, việc đo đếm điện năng đã dần đi vào quỹ đạo đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Đấy
cũng là cơ sở để hình thành cơ chế uỷ quyền kiểm định và công nhận khả năng kiểm định về sau này.
Tiếp đó tiêu chuẩn ngành về yêu cầu kỹ thuật của công tơ điện cảm ứng mang mã số 16 TCN-389-1986 do Bộ cơ
khí và luyện kim biên soạn được ban hành. Đến năm 1991 tiêu chuẩn chính thức của nhà nước về yêu cầu kỹ thuật
và phương pháp thử của công tơ điện kiểu cảm ứng được ban hành mã số TCVN 5411-1991, nội dung cơ bản và các
chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng chủ yếu vẫn dựa vào tiêu chuẩn của Liên Xô GOST 6570 -75 tương đương tiêu chuẩn
của khối SEV 1108-78. Về quy trình kiểm định công tơ điện kiểu cảm ứng thì TCVN 2813-1978 được soát xét lần thứ
nhất thành TCVN 2813-1990, soát xét lần thứ 2 đổi thành QTKĐ 49-1994, sau lần soát xét thứ 3 đổi thành ĐLVN
07- 1998 và lần cuối cùng là ĐLVN 07-2003. Từ lần soát xét thứ 2 trở đi, quy trình đều cập nhật theo các tiêu chuẩn
quốc tế IEC phiên bản IEC 521-1976, IEC 521-1988 và IEC 62053-11-2003.
Riêng lĩnh vực công tơ điện tử, Tổng cục TCĐLCL đã thực hiện việc biên dịch thẳng, áp dụng hoàn toàn theo tiêu
chuẩn quốc tế IEC về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử gồm có: TCVN 6571-1999 (tương đương IEC 6871992), TCVN 6572-1999 (tương đương IEC 1036-1996) và IEC 1268-1995 sau này các tiêu chuẩn đó đã được soát
xét thành TCVN 7589-21-2006 (tương đương IEC 62053-21-2003), TCVN 7589-22-2006 (tương đương IEC 6205322-2006) và IEC 62053-23-2003. Về quy trình kiểm định có ĐLVN 39-1999 và đã được soát xét lần đầu thành ĐLVN
39-2004
14-Tương lai.
Tập trung vào những định hướng thương mại của lĩnh vực đo đếm điện năng và ứng dụng những thành tựu mới nhất
của khoa học và công nghệ. Đó là những hướng trọng điểm để phát triển và tiếp tục đạt được những thành tựu

trong quá trình phát triển mới của công tơ điện. Công tơ điện tử 1 pha và 3 pha chiếm ưu thế với những đặc tính ưu
việt của nó đã và sẽ dần thay thế công tơ kiểu cảm ứng, ngoài ra còn tận dụng tối đa chức năng của một số mạch
điện tử có trong công tơ để bổ sung thêm nhiều tiện ích khác thành như một công tơ vạn năng có thêm cả chức
năng đo và hiển thị của công tơ nước, khí..

Những ưu điểm vượt trội của công tơ điện tử so với công tơ điện cơ
Đáp:
So sánh với công tơ điện cơ, công tơ điện tử có nhiều ưu điểm vượt trội như: Độ
chính xác công tơ điện tử đến ± 1%, cao hơn so với công tơ điện cơ (± 2%); hoạt
động tin cậy, ổn định; kết cấu nhỏ gọn, thuận tiện trong việc lắp đặt; có khả năng mở
rộng và tích hợp thêm các module rời nhằm bổ sung các tiện ích riêng theo nhu cầu
của người sử dụng; đo đếm đa chức năng và đặc biệt là có các cổng giao tiếp dữ
liệu cho phép kết nối vào các hệ thống thu thập dữ liệu tự động từ xa qua các mạng
truyền dẫn phổ biến như RF, PLC, GSM, GPRS, CDMA, 3G, Wifi…


Một vài năm gần đây, với định hướng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là ứng dụng công
nghệ tin học vào việc quản lý khách hàng, phát hành hoá đơn cũng như tự động hoá khâu
ghi chỉ số công tơ, các Công ty kinh doanh điện trên cả nước đang tích cực tìm tòi một giải
pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này nhằm giảm thiểu chi phí về tài chính cũng như nhân
công phục vụ cho công tác ghi chỉ số.
Trong thời gian qua, Các công ty Điện cùng rất nhiều các hãng, các nhà sản xuất trên
thế giới đã đưa ra các giải pháp khác nhau cho việc “Đo đếm điện năng từ xa” với các công
nghệ khác nhau như: Giải pháp vô tuyến, giải pháp xây dựng một mạng lưới đường truyền
thông khác tới khách hàng, giải pháp sử dụng ngay đường dây tải điện hạ thế làm môi
trường truyền thông…đã được lắp đặt và thử nghiệm. Sau một thời gian dài theo dõi và
đánh giá cả về tính năng kỹ thuật, tính kinh tế cũng như khả năng ứng dụng của các loại sản
phẩm tại Việt Nam, Các hệ thống trên đã tỏ ra rất nhiều các nhược điểm, hạn chế cả về khả
năng ứng dụng, chỉ tiêu kỹ thuật cũng như giá thành rất cao và khả năng không làm chủ
được công nghệ, những điều này đã dẫn đến rất nhiều các khó khăn trong việc tiếp cận và

triển khai các ứng dụng.
Mặt khác, quá trình quản lý khách hàng cũng như chất lượng của các hệ thống đo đếm
điện năng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến kết quả kinh doanh của
Ngành điện. Việc ghi chỉ số công tơ ở các Công ty Điện lực hiện đang còn rất nhiều các vấn
đề cần quan tâm và giải quyết như: Việc ghi chỉ số công tơ cần rất nhiều nhân công cũng
như thời gian do việc phải đi đến tận gia đình các khách hàng để ghi chỉ số cũng như thu
tiền, sai số do việc ghi chỉ số bằng tay và quá trình nhập dữ liệu vào máy tính là thường
xuyên xảy ra. Mô hình ghi chỉ số điện như hiện nay đã dẫn đến hiệu quả kinh doanh không
cao do:
Tốn nhiều nhân công.
Mất nhiều thời gian.
Độ chính xác không cao.
Có nhiều tiêu cực trong việc ghi chỉ số.
Không tính được tổn thất một cách chính xác.
Không kiểm soát, theo dõi được lượng điện năng tiêu thụ của khách hàng.
Các dịch vụ khách hàng còn hạn chế.
Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu và tìm ra một giải pháp phù hợp với nhu
cầu cũng như thực tế của lưới điện Việt Nam là hết sức cần thiết.


Công-tơ điện thông minh và các hộ gia đình
Tại các thành phố trên khắp thế giới, các công ty điện lực đang bắt đầu
kết nối với khách hàng thông qua các mạng băng thông rộng dưới hình
thức “xa lộ thông tin hai chiều”. Những công-tơ điện thông minh
(US) đặt tại các hộ gia đình và doanh nghiệp thường xuyên đọc và gửi
thông tin liên quan đến việc sử dụng điện – không chỉ là về số điện
năng tiêu thụ mà còn về từng thời điểm sử dụng điện.
Việc cung cấp thông tin cho khách hàng về phương thức sử dụng điện
của chính họ sẽ giúp khách hàng cắt giảm chi phí, vì họ có thể lập kế
hoạch về thời gian tiêu dùng điện trong ngày. Các công ty điện lực có

thể tối ưu hóa hiệu năng tổng thể của lưới điện trong khi người dùng có
thể chủ động hơn trong việc quản lý việc sử dụng điện năng, thông qua
các thiết bị được nối mạng.
Việc hợp tác với các công ty viễn thông để cung cấp các mạng băng
rộng hữu tuyến và vô tuyến có thể mở rộng phạm vi hoạt động của các
công-tơ điện thông minh, nhờ đó ngay cả người tiêu dùng tại các vùng
nông thôn hoặc các cộng đồng còn chưa được hưởng thụ dịch vụ đều
có thể tiếp cận và tham gia vào chương trình.

Đưa công tơ thông minh đến với khách hàng
THỨ NĂM, 04 THÁNG 8 2011 07:42 PHAN THỊ THỦY

CÔNG TƠ THÔNG MINH
Hộ tiêu thụ điện (khách hàng)
thường có những mối quan
ngại về vấn đề bảo mật và độ
chính xác của công tơ. Do đó,
các công ty điện lực cần phải
biết khách hàng yêu cầu những
gì khi áp dụng công nghệ đo
đếm

thông

minh.

Từ

kinh


nghiệm tích lũy được khi làm
việc với các công ty điện lực
thông qua công ty Utilimetrics,
tác giả đưa ra bốn mẹo nhỏ
giúp các công ty điện lực tích
hợp công nghệ công tơ thông minh vào lưới điện thông minh của họ sao cho khách
hàng

dễ

chấp

nhận,

thậm

chí

cả

những



cần

lường

trước


1. Sẵn sàng đón nhận phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng. Hầu hết các công
nghệ mới đều được giới thiệu để được sử dụng trên tinh thần tự nguyện. Riêng đối


với công tơ thông minh, các hộ tiêu thụ điện buộc phải sử dụng. Nhóm khách hàng
“cực đoan” có thể còn phản đối và đưa ra những quan ngại kỳ quái như là bức xạ
điện

từ

hoặc

do

thám.

John Wambaugh, phó chủ tịch của công ty Utility Integration Solutions, cho rằng
phần lớn các phản ứng tiêu cực của khách hàng bắt nguồn từ ý nghĩ cho rằng công
ty điện lực bắt buộc sử dụng công tơ thông minh là vì những mục đích không chính
đáng,

chẳng

hạn

như

tăng

giá


điện.

2. Giải thích cho khách hàng về các lợi ích cơ bản của công tơ thông minh. Công tơ
thông minh chắc chắn sẽ mang lại lợi ích công ty điện lực, nhưng sẽ là một thất vọng
lớn nếu như công ty điện lực chỉ tập trung vào các lợi ích cho công ty nhiều hơn là
các

lợi

ích

mang

đến

cho

khách

hàng.

Đa phần các công ty điện lực không có kinh nghiệm trong việc truyền các thông tin
có lợi cho khách hàng. Mà như vậy, truyền thông của họ đến với khách hàng có
khuynh hướng bị động. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, khách hàng muốn biết hai
điều: 1. Khi nào nhà tôi có điện lại? 2. Tạo sao hóa đơn tiền điện của tôi lại cao như
vậy?
Tuy nhiên, công ty Duke Energy đã tìm ra cách thông tin cho khách hàng về các lợi
ích của công tơ thông minh. Bà Paige Layne, người phát ngôn của công ty Duke
Energy nói rằng các công ty điện lực thích nói về thiết bị, nhưng điều họ cần làm bây

giờ



tập

trung

vào

các

lợi

ích



thiết

bị

đó

mang

lại.

Nghiên cứu của công ty Duke Energy cho thấy khách hàng muốn có quyền kiểm
soát. Một số khách hàng rất thích các ứng dụng cung cấp thông tin riêng, do vậy có

thể họ muốn quản lý việc sử dụng điện, điều chỉnh các bộ điều nhiệt, đồ dùng điện,
và theo dõi điện năng tiêu thụ hằng ngày. Có thể đối với họ, theo bà Layne, những
việc

này

thể

hiện

quyền

kiểm

soát.

John Galloway, phó chủ tịch điều hành kinh doanh và tiếp thị của công ty Ecology
Analytics, cho biết nhờ có công tơ thông minh, các công ty điện lực có được những
dữ liệu về tiêu thụ điện của khách hàng mà trước đây họ không có. Theo ông
Galloway, các công ty điện lực có thể sử dụng các thông tin này để phục vụ khách
hàng tốt hơn khi khách hàng thay đổi mức tiêu thụ. Các công ty điện lực giờ đây có
thể chào bán công nghệ mới và khách hàng có thể sử dụng trong nhà để tương tác
với

các

dữ

liệu


này.

Do đó, theo ông Wambaugh, công ty điện lực cần đưa khách hàng vào cuộc, giúp họ
hiểu cách họ đang sử dụng điện và sau đó giúp họ giảm hóa đơn tiền điện và tiết


kiệm điện. Ông Wambaugh cũng cho rằng lợi ích quan trọng nhất của công tơ thông
minh là khả năng hiểu và kiểm soát việc tiêu thụ điện, kết quả là sử dụng điện hiệu
quả



giảm

tiền

điện.

Một cách khác để quảng bá ích lợi của công tơ thông minh là chứng tỏ đó là một
công nghệ hữu dụng. Theo bà Layne, nhiều khách hàng nghĩ công tơ thông minh là
một thứ gì đó hoàn toàn xa lạ đối với họ. Bà Layne giải thích: “Chúng tôi đang cố
chứng tỏ công tơ thông minh đơn giản chỉ là áp dụng công nghệ số vào ngành năng
lượng. Công tơ thông minh sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích trước đây họ
không có. Chúng tôi nhấn mạnh rằng điện năng là dịch vụ duy nhất của họ còn chưa
được số hoá. Chúng tôi khiến khách hàng nghĩ đến những gì các công nghệ khác đã
làm

cho

họ


như

điện

thoại

thông

minh,

Internet”.

3. Tìm hiểu xem khách hàng còn yêu cầu gì khác nữa. Chắc chắn là các công ty điện
lực nhận thức rõ về các đặc điểm mà công tơ thông minh cần có. Trước khi mua,
công ty điện lực cần tìm hiểu các đặc điểm mà khách hàng cần, những đặc điểm mà
công ty điện lực có thể chưa nghĩ đến khi ở vị trí người cung cấp điện.
Điều đầu tiên khách hàng muốn ở công tơ thông minh là các thông tin về cách sử
dụng. Theo ông Wambaugh, đa số khách hàng không biết họ sử dụng cái gì hoặc
khi nào thì dùng. Do đó, trước khi nói về giá, khách hàng cần biết họ hiện đang làm




làm

cách

nào


để

họ

thay

đổi

hành

vi.

4. Tập trung cho tương lai. Mặc dù các công ty điện lực và khách hàng đều có
những lợi ích, đặc điểm, yêu cầu và mong muốn, nhưng thông tin về các chức năng
cần thiết của công tơ thông minh chỉ mới ở mức sơ lược. Các công ty điện lực phải
nghĩ về về các đặc điểm cũng như ích lợi mà họ cũng như khách hàng sẽ đòi hỏi
trong tương lai ở công tơ thông minh. Chẳng hạn như khi điện thoại di động lần đầu
tiên được đưa vào áp dụng, chẳng ai nghĩ sẽ có một ngày có thể dùng điện thoại để
chụp

hình,

quay

phim,

gửi

văn


bản

hay

truy

cập

Internet.

Theo cách suy luận tương tự, công nghệ đo đếm thông minh có thể rồi đây sẽ thay
đổi. Trong tương lai, khách hàng có thể từ xa tăng giảm máy sưởi hoặc máy điều
hoà nhiệt độ, bật và tắt đèn, và cho hệ thống an ninh ngôi nhà hoạt động.
Công tơ thông minh vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Để đạt được hiệu quả cao nhất
từ công tơ thông minh, cần thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, trong nội bộ
công ty điện lực cũng như từ phía khách hàng. Sau đó triển khai chương trình phát
triển công tơ thông minh có khả năng một mặt phát huy lợi thế của yêu cầu và mong
muốn hiện tại, và đồng thời đủ linh hoạt để thích ứng với các yêu cầu và mong muốn
trong tương lai.





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×