Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

MỘT số bài tập bồi DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG lực vẽ kỹ THUẬT CHO GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.74 KB, 10 trang )

MỘT SỐ BÀI TẬP BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG
LỰC VẼ KỸ THUẬT CHO GIÁO VIÊN CÔNG
NGHỆ PHỔTHÔNG
ThS Phan Duy
Trường THPT Lê Xoay
TÓM TẮT
Để đáp ứng yêu cầu của vấn đề đổi mới giáo dục và
phù hợp với xu thế xã hội thì người giáo viên cần có năng
lực tự học, tự nghiên cứu. Giáo viên công nghệ cũng
không nằm ngoài xu thế đó. Bài viết đề cập đến việc bồi
dưỡng nâng cao năng lực vẽ kỹ thuật cho giáo viên công
nghệ phổ thông nhằm giúp cho giáo viên công nghệ có
những năng lực thiết yếu về vẽ kỹ thuật và biểu diễn hình
vẽ là việc làm cần thiết.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, giáo viên không chỉ biết đến sách vở mà
cần phải tiếp thu những phương pháp dạy học của những
nền giáo dục tiên tiến, học hỏi công nghệ thông tin để dạy
học hiệu quả. Kiến thức từ trường đại học không đủ để


người giáo viên có thể đáp ứng nhu cầu người học, nhu
cầu xã hội và đất nước, mỗi ngày mỗi đổi mới, mỗi lúc
mỗi cao hơn. Kiến thức đó có tính chất hàn lâm, là những
hành trang để người học tiến xa hơn. Vì, trường đại học là
nơi rèn luyện phương pháp nghiên cứu, tự học, tự rèn cho
sinh viên.
Do đó, người giáo viên phải luôn cố gắng tự học, tự
nghiên cứu. Vì rằng biết mười để dạy một. Muốn dạy được
một phải biết đến mười. Không tự học, tự nghiên cứu ,
không luyện rèn, kiến thức sẽ dần mai một. Ngày nào đó,


thầy chỉ còn một lượng kiến thức đủ để dạy học, đủ lĩnh
lương là được, thì người học, xã hội, tương lai của thế hệ
trẻ sẽ đi về đâu?. Hiện nay, Có nhiều cuộc thi các cấp như
cấp tỉnh, cấp quốc gia dành cho học sinh, sinh viên và giáo
viên nghiên cứu khoa học như: Nghiên cứu khoa học kỹ
thuật dành cho học sinh, sinh viên, sáng tạo khoa học kỹ
thuật dành cho giáo viên,…. Như vậy, người thầy ở trung
học phổ thông không bắt tay nghiên cứu khoa học có phải
là điều đáng lo ngại?


II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Vấn đề tự học, tự nghiên cứu
“Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các
năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng
hợp…)cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm
lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh
nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu
của chính bản thân người học” theo GS – TSKH Thái
Duy Tuyên.
* Những yêu cầu của người tự học, tự nghiên cứu :
Muốn đạt mục tiêu, người thầy phải nhận thức được: điểm
mạnh, điểm yếu về học tập, tự học, tự nghiện cứu của
mình. Họ biết những điểm mạnh, những khả năng vượt
trội để phát huy nó lên tầm cao . Để tự học, tự nghiên cứu
hiệu quả, điều cần thiết ở người thầy là phải có: Niềm đam
mê, tính tự lực, tinh thần chủ động, tự tin, tính kiên nhẫn,
phương pháp đọc tài liệu, biết về ngoại ngữ, sơ đồ như
sau:



Chủ động

Đam mê

Tính tự lực

Đọc tài liệu
Người tự học, tự
nghiên cứu

Tự tin

Kiên nhẫn

Học ngoại ngữ

Hứng thú

Những yếu tố cần thiết đối với người tự học, tự nghiên cứu
- Sự chủ động: Giáo viên tự ý thức được hoạt động tự
học tự rèn. Họ biết làm thế nào để vượt qua những trở ngại
hay thất bại. Họ biết cách điều chỉnh, thay đổi để quá trình
học, nghiên cứu phù hợp hơn.
- Sự kiên trì, kiên nhẫn: Người giáo viên cần duy trì
hoạt động tự học, tự nghiên cứu bất chấp khó khăn. Nếu


thiếu kiên trì, kiên nhẫn trong khoa học thì khó thành

công.
- Tính tự lực: Khả năng độc lập giải quyết vấn đề
hoặc để thông tin nghiên cứu là cần thiết. Muốn học tập
theo nhóm, làm việc theo nhóm, người học phải tự giác, tự
ý thức.
- Kĩ năng tìm đọc tài liệu qua: các nguồn sách, báo,
mạng... Tìm theo từ khóa, cách tải về hoặc liên hệ mua
sách báo qua mạng, thuận tiện và ít tốn kém hơn.
- Sự tự tin: Sự tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện bản
thân sẽ mang lại kết quả tốt. Điều bản thân giáo viên
nghiên cứu, viết ra, đó là kinh nghiệm, là nhận thức, là
sáng tạo của bản thân. Giáo viên phải chiến thắng những
cảm giác mặc cảm, yếu đuối, tự ti.
- Hứng thú và đam mê. Đây là những yêu tố duy trì
việc tự học, tự nghiên cứu. Chính những cảm xúc ấy giúp
người tự học thêm vững vàng hơn. Để việc tự học, tự
nghiên cứu thêm động lực, người giáo viên phải biết học


tập gương tự học của người khác như những nhà khoa
học...
- Học ngoại ngữ: Mỗi giáo viên chọn cho mình một
ngoại ngữ. Có thể là tiếng Anh, tiếng Pháp ... Nhiều người
có chứng chỉ ngoại ngữ B, C nhưng khả năng đọc hiểu,
nghe nói cũng chưa đạt yêu cầu. Giáo viên cần học thật sự
để có khả năng đọc tài liệu nước ngoài, giao tiếp với người
nước ngoài.
2. Một số bài tập nhằm nâng cao năng lực vẽ kỹ thuật
cho giáo viên phổ thông.
Thông qua những nội dung về vấn đề tự học, tự nghiên

cứu ở trên, tác giả đưa ra một số bài tập khó và có tính đa
phương án ở phần Vẽ kỹ thuật nhằm bồi dưỡng năng lực
tự học, tự nghiên cứu của giáo viên công nghệ.
Ví dụ: Cho hai hình chiếu (hình chiếu đứng và hình chiếu
cạnh) vẽ hình chiếu bằng và hình chiếu trục đo của vật thể
theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.


Đáp án 1

Đáp án 2

Hình chiếu

Hình chiếu

Hình chiếu

Hình chiếu

bằng

trục đo

bằng

trục đo

Bài tập 1: Cho hai hình chiếu (hình chiếu đứng và hình
chiếu bằng) vẽ hình chiếu cạnh và hình chiếu trục đo của

vật thể theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.


Bài tập 2: Cho hai hình chiếu (hình chiếu đứng và hình
chiếu bằng) vẽ hình chiếu cạnh và hình chiếu trục đo
vuông góc đều của vật thể (dưới đây)theo phương pháp
chiếu góc thứ nhất.

Bài tập 3: Cho hai hình chiếu (hình chiếu đứng và hình
chiếu cạnh) vẽ hình chiếu bằng và hình chiếu trục đo
vuông góc đều của vật thể theo phương pháp chiếu góc
thứ nhất.


Bài tập 4: Cho hai hình chiếu (hình chiếu đứng và hình
chiếu cạnh) vẽ hình chiếu bằng và hình chiếu trục đo của
vật thể theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.

III. KẾT LUẬN
Thông qua bài viết này giúp cho giáo viên có hiểu
biết về vấn đề tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao
chuyên môn và đáp ứng được nhu cầu của người học. Và
qua một số bài tập đa phương án trên giúp giáo viên công
nghệ nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu về phần vẽ
kỹ thuật môn Công nghệ phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Văn Khôi (chủ biên), 2007, Công nghệ 11,

Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Trần Hữu Quế, Đoàn Như Kim, Phạm Văn Khôi,
2001, Kỹ thuật 10, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Huỳnh Văn Thế, Kỷ yếu hội thảo "Nâng cao năng lực
tự học, tự nghiên cứu của giáo viên phổ thông đáp
ứng nhu cầu đổi mới giáo dục" 2013.



×