Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Ứng dụng quy luật lượng chất trong vấn đề học tập rèn luyện của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.26 KB, 26 trang )

Lời mở đầu
Thi đỗ vào Đại Học hẳn là một niềm vui và là mục tiêu phấn đấu của rất
nhiều học sinh ; khi bước chân vào đại học rồi thì lại có biết bao là dự tính kế
hoạch được đặt ra . Có thể nói Đại Học như là nơi chúng ta đặt một viên gạch
quan trọng cho ước mơ của mình . Tuy vậy khi tiếp xúc với môi trường ở Đại
Học thì không phải ai cũng có thể phát huy hết khả năng và thể hiện được mình
như khi ở phổ thong bởi lẽ trong quá trình học tập và nghiên cứu ở Đại Học
người snh viên phải tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau : tu dưỡng , học tập
nghiên cứu , văn nghệ , thể dục thể thao , các hoạt động lớp đoàn , v.v... bên cạnh
đó một số không ít đi làm them ngoài giờ và đặc biệt là sự thay đổi môi trường
học và môi trường sống mà không phải ai cũng có thể thích ứng một cách nhanh
chóng được . Do đó vấn đề đặt ra cho mỗi sinh viên là phải xây dựng cho mình
một phương pháp học tập , rèn luyện phù hợp với bản thân và phù hợp với điều


kiện sống đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của nhà trường và xã hội đặc
biệt là đối với những sinh viên năm nhất . Bởi lẽ đó , là một sinh viên năm nhất
tôi tự chọn đề tài bài tiểu luận cho mình là : “ Ứng dụng quy luật lượng chất trong
vấn đề học tập rèn luyện của sinh viên

Mục Lục
Tr

Phần I : Quan niệm lượng và chất trong triết học Mac Lênin……………….3
1. Khái niệm về chất và lượng……………………………………….…3
1.1 Khái niệm về chất……………………………………………….3
1.2 Khái niệm về lượng……………………………………………..3
2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi lượng chất…………………………....4
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tồn tại và tư duy…...................4



Phần II : Phong cách và phương pháp học tập rèn luyện của
sinh viên …………………………………………………..………...7
1. Sự khác nhau cơ bản của việc học ở phổ thông và ở ĐH…………….7
2. Phong cách học tập của sinh viên………………………….................8
Phần III : Phương pháp học tậ của sinh viên……………………….................10
1. Xác định đúng mục đích học tập và nghiên cứu………….………….10
2. Hình thành động cơ học tập…………………………………………..11
2.1 Tinh thần say sưa, ý thức tự giác , chủ động……………….…12
2.2 Tinh thần ham học hỏi và khiêm tốn………………………….13.
2.3 Tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau………................14
3.Phương pháp học của sinh viên………………………………………..15
Phần IV : Kết luận chung……………………………………………...............17

Phần I : Quan niệm về lượng và chất trong triết học Mác-Lê Nin


1 . Khái niệm về chất và lượng
1.1 Khái niệm về chất .
Chất là phạm trù triết học dung để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật , là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó
chứ không phải là cái khác .
Phạm trù này tạo nên sự khác biệt khách quan giữa các sự vật hiện tượng.
Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính , mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của
sự vật. Vậy nên mỗi sự vật có rất nhiều chất . Chất và sự vật có mối liên hệ chặt
chẽ không tách rời .
1.2 Khái niệm về lượng .
Lượng là phạm trù triết học dung để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về
mặt số lượng , quy mô , trình độ , nhịp độ , nhịp điệu của sự vận động và phát
triển của sự vật như các thuộc tính của sự vật .



Lượng là cái vốn có của sự vật , song lượng chưa làm cho sự vật là nó , nói
cách khác lượng không phải là phạm trù để phân biệt giữa các sự vật hiện tượng .
Sự phân biệt lượng chất chỉ mang tính tương đối có những tính quy định
mối quan hệ này là chất của sự vật song mối quan hệ khác lại là lượng của sự vật.
VD: số lượng sinh viên ưu tú của một lớp học ( lượng ) chưa thể hiện được chất
lượng của lớp học đó .

2 . Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất .
Sự thay đổi về lượng sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại sự phát
triển về chất sẽ kéo theo sự thay đổi về lượng .
Trong học tập , qua các kì thi ( điểm nút ) sinh viên sẽ biết được khả năng ,
kết quả mà mình đã đạt được ( bước nhảy ) để có thể tiến tới các bước tiếp theo .
Các kì thi của một môn học ( bước nhảy cục bộ ) sẽ làm cho sinh viên đạt kết quả
cao cho cả học kì , cả năm học ( bước nhảy toàn bộ )


Vậy nên có thể nói mọi vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất , sự
thay đổi dần dần của lượng tới điểm nút sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật
thông qua bước nhảy , chất mới được tạo ra lại tác động vào sự thay đổi sinh ra
lượng mới có chất cao hơn . Quá trình đó diễn ra lien tục và không ngừng thay
đổi .
3 . Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức , giữa thực tại và tư duy .
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong mối quan hệ giữa vật
chấ và ý thức thì vật chất là cáu có trước và s thức là cái có sau , vật chất là
nguồn gốc của ý thức , quyết định ý thức . Song ý thức có thể tác động trở lại vật
chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người ; vì vậy ta cần phải tôn trọng
hiện thực khách quan , đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của bản thân .
Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất , của các quy luật
tự nhiên , xã hội , lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình.



Nếu chỉ lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ là mắc
căn bệnh chủ quan duy ý chí.
Trong quá trình học tập của sinh viên , nếu không có những nhận định ,
dánh giá đúng về chương trình học, không biết tự đánh giá bản thân, lực học của
cá nhân mình so với mặt bằng chung thì sinh viên dễ bị rơi vào tình trạng trì trệ,
dễ mắc bệnh chủ quan, tự kiêu, tự coi mình là giỏi, là tốt là hoàn hảo mà không
bết rằng thực tế thì mình còn có quá nhiều khiếm khuyết. Vì thế mà sự nhận xét
đúng đắn việc tìm hiểu thông tin, cập nhật những hiểu biết, những điều mới,
những tri thức sẽ giúp cho sinh viên tránh khỏi căn bệnh cố hữu này.
Ý thức con người có thể tác động ngược trỏ lại vật chất thông qua các hoạt
động vật chất. Vậy nên con người cần phát huy tính năng động chủ quan, phát
huy vai trò của ý thức, của nhân tố con người. bản than của ý thức không trực tiếp
tác động lên vật chất mà nó phải thông qua những hoạt động của con người trong


thực tiễn. Sự tác động của ý thức lên vật chất thông qua các giai đoạn bắt đầu từ
khâu nhận thức quy luật khách quan, vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan
đó, phải có ý chí, phải có phương pháp học tập. Ta cần phát huy tính năng động
sáng tạo của ý thức phát huy vai trò tích cực đồng thời khắc phục bệnh trì trệ, tính
thụ động ỷ lại, thái độ tiêu cực ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay. Liên hệ
với sinh viên thì tính năng động sang tạo được đặt lên hàng đầu, nó không chỉ
phản ánh tình trạng học tập mà nó còn là mức thang đánh giá chính xác năng lực
tư duy của mỗi cá nhân. Khi nói tới sinh viên là chúng ta thường ca ngợi tính
năng động sang tạo, ý chí, lòng nhiệt thành và những hoài bão lớn lao. Thật vậy
tất cả những phẩm chất đó đều nhờ vào tính năng động, chủ quan trong ý thức
mỗi con người.
Ý thức không chỉ giúp phát huy vai trò nhân tố con người mà nó còn giúp
sinh viên tránh căn bệnh ỷ lại, chủ quan thiếu ý chí thụ động trong quá trình học



tập. Điều đó rất nguy hiểm đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phát triển không
ngừng của thế giới như hiện nay.

Phần II : Quan niệm về phong cách và phương pháp học tập và rèn luyện
của sinh viên

Bước vào trường Đại học tức là trở thành một sinh viên , một bộ phận đóng
vai trò quan trọng chủ chốt trong tương lai của đất nước . Đó là một vinh dự ,
một phần thưởng cao quý dành cho những học sinh có tinh thần nhiệt tình , có ý


chí quyết tâm trng những năm học của phổ thông. Nhưng liệu sự nhiệt tình , ý chí
quyết tâm trong thời phổ thông đó có còn được phát huy và những phương pháp
học tập có còn phù hợp với chúng ta khi ở trong môi trường đại học hay không ?
Đó là những vấn đề hệ trọng có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của chúng ta .
Bởi lẽ đó sinh viên cần phải dành nhiều thời gian để xem xét một cách thận trọng
và nghiêm túc ngay từ những năm đầu của khóa học.

1. Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại học .
Quá trình chúng ta học tập tại phổ thông là nền móng để xây dựng trình độ
học vấn cho con người , là cơ sở để thiết lập một nền giáo dục Đại học. Bởi vậy
nhà trường phổ thông và đại học có quan hệ mật thiết với nhau , nhưng vì mục
tiêu , yêu cầu đào tạo , mỗi cấp có mức độ khác nhau , do đó nhiệm vụ học tập
của người học sinh phổ thông khác với nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của sinh
viên . Ở trường Đại học sinh viên phải quan tâm đến các hình thức học tập :


xermina , thí nghiệm , thực nghiệm , bảo vệ đồ án , làm đề tài khoa học . . . tất

cả những việc làm đó đều có những yêu cầu mới và cao hơn nhiều so với cách
học ở trường phổ thông . Ở đây có sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự
thay đổi về hình thức bởi vậy có thể nói sự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học
cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất . Chính vì vậy mà người
sinh viên cần thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp hoàn cảnh hiện tại , phù
hợp với các yêu cầu của ngành giáo dục đối với Đại học. Chỉ khi nào làm được
như vậy sinh viên mới hi vọng đạt được những thành tích rực rỡ trong quá trình
học tập và nghiên cứu của mình .
2. Phong cách học của sinh viên phải được hiểu thế nào .
Nhiệm vụ của một người sinh viên trường Đại học là phải học tập rèn
luyện tu dưỡng phấn đấu thành những người lao động tốt , những cán bộ công
nhân viên chức góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Muốn làm tròn nhiệm


vụ nặng nề ấy, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường mỗi sinh viên phải quán
triệt sâu sắc quan điểm giáo dục của Đảng và về công tác đào tạo cán bộ , phải
thấu suốt mục tiêu đào tạo của trường mình học , có như vậy mới xây dựng
được phong cách và phương pháp học tập rèn luyện hợp lí .
Là những sinh viên , chúng ta phải biết cụ thể hóa những quan điểm giáo
dục , đào tạo của Đảng và nhà nước thành những nhiệm vụ thiết thực , những
việc làm bổ ích , phải biết vận dụng sáng tạo nó vào trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ chính trị của người sinh viên. Trước những yêu cầu to lớn đang đặt
ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay , mỗi sinh viên cần có những suy nghĩ
đầy đủ về chính trị và trách nhiệm của mình. Mỗi sinh viên cần phải có đóng
góp vào sự nghiệp cách mạng những gì có thể làm được ngay từ khi ngồi trên
ghế nhà trường. Ở đây cần phải hiểu rằng quá trình thực hiện các nhiệm vụ
học tập nghiên cứu trong lúc còn là sinh viên cũng không chỉ có ý nghĩa phục


vụ cho bản thân mà ở đó còn có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Để thực hiện nhiệm

vụ chính trị đó , mỗi sinh viên phải có ý thức giai cấp rõ rệt , phải có quan
điểm lập trường vững vàng vì chính trị không phải là một khái niệm chung
chung , trừu tượng. Nó chính là những việc làm cụ thể đòi hỏi mỗi sinh viên
thực hiện một cách có ý thức. Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường
Cao đẳng, Đại học nhưng điều đó không ó nghĩa là toàn bộ cuộc sống chỉ là
giai đoạn chuẩn bị cho tương lai hoặc chờ đón tương lai sẽ đến với mình .
Đảng và nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết cho sinh viên học tập nghiên
cứu cho nên Đảng và Nhà nước có quyền đòi hỏi sinh viên những cống hiến
nhất định . Có thể nói thời kì sinh viên cũng chính là một giai đoạn sống đích
thực của cuộc đời với tất cả nội dung đầy đủ thú vị và những hình thức hoạt
động phong phú.


Phần III: Phương pháp học tập của sinh viên.

1. Xác định đúng mục đích học tập và nghiên cứu.
Trong khi tiến hành bất kì một công việc nào , muốn đạt được kết quả
điều đầu tiên là phải hiểu được mục đích của nó rõ ràng , phải vạch ra được
phương hướng cụ thể . Đối với học tập nghiên cứu cũng vậy , mỗi sinh viên
phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi : “ học để làm gì?” , “ học để phục vụ
ai?” . Xác địn được mục đích học tập nghiên cứu là hiểu được mình phải phấn
đấu để trở thành con người như thế nào ? Muốn thế người sinh viên phải
thường xuyên nâng cao trình độ nhận thức về tình hình , nhiệm vụ , nắm vững
yêu cầu của ngành giáo giục nhất là đối với bậc giáo dục Đại học cùng các vấn
đề khác có liên quan.


Hiện nay trong các nhà trường tình trạng sinh viên xác định mục tiêu phấn
đấu một cách chung chung , học cốt sao chỉ để qua các kì thi . Chính vì thế
nên nhiều sinh viên vẫn chưa tìm được phương pháp học tập tốt. Quả thật :

“Nếu không có mục đích thì con người không làm đượ gì cả và không thể làm
nên cái vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.
Điều cần nhớ là việc xác định mục đích học tập nghiên cứu không chỉ diễn
ra trong giai đoạn mới vào trường , mà nó là một quá trình lâu dài .
“ Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là hướng ta đang
đi”.Trong quá trình học tập và nghiên cứu , nếu mỗi sinh viên đều xác định
được một hướng đi cụ thể , có mục đích đúng đắn thì đó là nhân tố quan trọng
nhất để có thể đạt được thắng lợi.
2. Hình thành động cơ học tập và nghiên cứu .


Việc xác đinh mục đích học tập nghiên cứu có quan hệ chặt chẽ với việc
xác định động cơ học tập nghiên cứu . Bởi vì động cơ với tư cách là nguyên
nhân của hành động đã trở thành động lực bên trong có tác dụng thúc đẩy mọi
sức mạnh tinh thần và vật chất của con người hành động theo những tri thức
và niềm tin sẵn có . Mặt khác động cơ với tư cách là mục đích của hành động
sẽ quy định chiều hướng của hành động , quy định thái độ của con người đối
với hành động của mình.
Xác định được động cơ học tập nghiên cứu là ý thức được nhiệm vụ của
mình . Ở các trường Cao đẳng , Đại học nếu sinh viên muốn học tốt thì phải có
động cơ mạnh mẽ . Khi xây dựng động cơ hcoj tập nghiên cứu chúng ta cần
chú ý đến đặc điểm tâm lí cá nhân của bản thân và đặc điểm nghề nghiệp đang
theo học.


Động cơ là cái thuộc về lĩnh vực tình cảm thầm kín. Nó được hình thành
và phát triển trog quá trình hoạt động nghề nghiệp. Bởi vậy, nếu lòng yêu
nghề càng cao thì động cơ học tập nghiên cứu càng trở nên sâu sắc . Có điều là
sự biểu hiện của động cơ thường rất tế nhị, nó không phơi bày một cách lộ
liễu, cho nên muốn nắm bắt được nó thì phải đi sâu vào lĩnh vựa tâm tư tình

cảm con người.
Có thể khẳng định giá trị của việc xác định động cơ là ở chỗ nó có tính
chất quyết định nội dung , phương hướng và cả phương pháp học tập đúng
đắn.
Nói vậy nhưng chúng ta hiểu một động cơ học tập đúng đắn là thế nào?
Theo tôi một động cơ đúng đắn là một động cơ được hình thành từ những yếu
tố sau : - Tinh thần say sưa, ý thức tự giác và chủ động trong học tập.
- Tinh thần ham học hỏi và thật thà trong học tập.


- Tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập và
nghiên cứu.
2.1 Tinh thần say sưa, ý thức tự giác chủ động trong học tập.
Việc học tập và nghiên cứu đòi hỏi snh viên phải có ý chí quyết tâm cao,
phải có một tinh thần say sưa, tự giác và luôn chủ động trong học tập. Tinh thần
say sưa miệt mài kông phải ngẫu nhiên mà có, nó phải được bắt đầu từ những
việc làm nhỏ bé , đơn giản như làm them một bài toán hay, đọc them một trang
sách hay là ghi them một số lời giảng trên lớp…. đó là những công việc hoàn
toàn không có tính bắt buộc nhưng đó lại là những viên gạch để xây nên một nền
tảng tốt. Khổ công suy nghĩ để giải quyết một bài khó, quên đi những lợi ích cá
nhân để làm một việc hữu ích là biểu hiện của một sinh viên khi đã có ý thức tự
giác say sưa trong học tập. Trong mọi việc chúng ta đều cần có một ý thức say
sưa nỗ lực vì không nỗ lực chúng ta không thể đạt được kết quả trong bất cứ hoạt


động nào. Để có thể vượt qua những cám dỗ của bản thân , để có được tinh thần
say sưa học tập người sinh viên phải có quan niệm rõ ràng về viễn cảnh cuộc
sống, về những mục đích gần và xa, về lý tưởng nghề nghiệp bản thân.
2.2 Tinh thần ham học hỏi và thật thà trong học tập.
Quá trình chọ tập ở các trường Đại học luôn đặt ra cho sinh viên rất nhiều

yêu cầu và vấn đề để giải quyết. Bởi vậy không một ai có thể có một vốn kiến
thức, một phương pháp học hoàn hảo vì vậy khi chúng ta tiếp cận với một kiến
thức mới, một phương pháp mới từ ai đó chúng ta không có quyền bác bỏ nó trái
lại chúng ta phải suy xét kỹ càng vấn đề , trên cơ sở đó mà rút ra cho mình những
điều còn thiếu, cần phải học tập. Làm được như vậy nghĩa là chúng ta đã chứng
minh được sự lớn lên về nhận thức của chính chúng ta đồng thời qua đó cũng có
được sự yêu mến kính trọng của mọi người xung quanh.


Như vậy trong quá trình hcoj tập ta không nên ngần ngịa việc hỏi thầy hay
bạn bè. Tự ti , giấu dốt là một biểu hiện hoàn toàn sai lầm trong phong cách học
tập. Tôi còn nhớ về một câu chuyện về Anhstanh trong một cuốn sách, nội dung
cuốn sách thì tôi không nhớ rõ nhưng tôi nhớ rõ về câu trả lời của ông cho một
câu hỏi so sánh sự nổi tiếng của ông và hề Saclo, ông trả lời :”Saclo . ông ta nổi
tiếng vì ông ta biết cách làm cho mọi người biết đến ông ta, còn tôi nổi tiếng vì
có rất ít người biết đến tôi” . Câu trả lời nghe có vẻ khó hiểu nhưng nghĩ kĩ chúng
ta sẽ thấy được sự khiêm tốn của ông ; hay như Niwton ví mình như hạt cát so với
kiến thức của nhân loại , và còn một hiện tượng trong tự nhiên đó là biển : biển là
nơi thấp nhất nhưng nó lại có nhiều nước nhất bởi song luôn đổ ra biển . “Khiêm
tốn bao nhiêu cũng chưa đủ , tự kiêu một chút cũng là thừa “. Phẩm chất khiêm
tốn trong học tập còn được biểu hiện ở niềm tin sâu sắc và khả năng của bản thân.
Hiểu mình , hiểu việc kết hợp với lòng tự tin là hoàn thành được một phần cơ bản


của công việc định làm còn chắc chắn rằng thiếu tự tin là nguyên nhân dẫn đến
thất bại.
2.3 Tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập nghiên cứu.
“ Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng vốn có của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó , bản chất con người là tổng hòa của tất cả
những quan hệ xã hội – C.Mac”. Áp dụng điều đó vào việc học tập nghiên cứu

của sinh viên nghĩa là mỗi sinh viên phải có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ, phải coi những kinh nghiệm của bạn bè đã được phân tích , chọn lọc là
những bài học quý báu, không phải cứ chờ đến bài giảng của thầy mới coi là học.
Trong cuộc sống hàng ngày , sinh viên cần phấn đấu không để cho tính cá
nhân , tích ích kỉ của bản thân phát triển . Trong học tập cần có sự đoàn kết
nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta bao che, giấu diếm cho nhau những
khuyết điểm sai sót mà ngược lại chúng ta phải đấu tranh thẳng thắn với những


sai lầm thiếu sót đó. Ngoài ra chúng ta, mỗi người cần làm tốt công tác phê bình
và tự phê bình và phải luôn có tinh thần vươn lên. Sinh viên phải sẵn sàng tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho bạn trong học tập cũng như nghiên cứu, dám nhận
phần khó về mình. Những tình bạn như vậy chắc chắn sẽ tạo nên một sự cổ vũ,
một sức mạnh cho mỗi người. Chúng ta có thể láy tình bạn của Mac và Anghen là
một ví dụ điển hình.
3. Phương pháp học tập của sinh viên.
Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi sinh
viên nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi tranh luận, Quá trình này chỉ thật sự
bắt đầu khi sinh viên chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp
cận môn học như : đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị này
càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để
có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế


này, sinh viên có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi có liên quan
đến nội dung được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “ khung
tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách hệ thống. Với cách
chuẩn bị tri thức mà sinh viên có được không phải là một tri thức được truyền đạt
một chiều từ phía người dạy mà còn do chính sinh viên tự tạo ra bằng cách chuẩn
bị các điều kiện thực tế và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Bởi vậy có

thể nói rằng học là quá trình “hợp tác” giữa người dạy và người học
Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn khi sinh viên biết tự tổ chức,
sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có tổ chức và có hệ thống.
Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập hiệu quả nhất bởi vậy
trong các buổi thực hành thì nghiệm sinh viên cũng phải làm việc một cách chăm
chú và có ý thức.


Ngoài ra sinh viên phải biết cách tự suy nghĩ lại và biết cách lật ngược vấn
đề theo một cách khác. Khả năng này giúp cho sinh viên biết cách cải thiện điều
kiện, phương pháp pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học
không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư
duy đa tuyển , phức hợp đòi hỏi người đọc, người dạy, người nghiên cứu phải có
tính sang tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng
vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến.
Giải lao, giải trí một hoạt động cũng quan trọng không kém so với học tập
chính khóa. Ai không biết cách nghỉ ngơi, giải trí thì cũng có thể xem như người
đó không biết cách học hoặc là có kết quả học tập không cao. Vậy phải hiểu vấn
đề này như thế nào? Theo tôi thì đó là những hoạt động thể dục thể thao, các
phong trào do Đoàn sinh viên tổ chức và một mặt nào đó thì đó là niềm vui trong
học tập. Bên cạnh đó cần có những đề tài nghiên cứu theo nhóm cho các sinh


viên, qua đó hình thành và trau dồi khả năng làm việc theo nhóm , phát huy năng
lực nghiên cứu và trang bị thêm cho mình những kĩ năng tác nghiệp về sau; qua
việc lam này chúng ta có thể biến những tri thức lĩnh hội thành những sản phẩm
trí tuệ đích thực.
Ngoài ra nhà trưởng cần thiết lập quan hệ với các tổ chức, cơ quan đoàn
thể, hiệp hội để tạo cầu nối cho sinh viên được tiếp cận môi trường thực tế cũng
như thu hút nguồn đầu tư, hỗ trợ giáo dục.


Phần IV : Kết luận chung.

Trên là những ý kiến kinh nghiệm của nhóm chúng tôi về phương pháp học tập
của sinh viên. Chúng tôi hi vọng với những kinh nghiệm ít ỏi của mình sẽ góp
phần giúp cho các bạn sinh viên sớm hòa nhập thích nghi và tìm được cho mình
một phương pháp học tập đúng đắn và qua đó cũng có thêm quyết tâm và định


×