Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại QUẬN BÌNH tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.47 KB, 54 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN BÌNH TÂN


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC..............................................................................................................01
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................03
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC..........................................................................................
1. Tổng quan về ngân sách nhà nước...................................................................04
2. Chi ngân sách nhà nước....................................................................................06
2.1. Khái niệm chi ngân sách................................................................................06
2.2.Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước...........................................................07
2.3.Phân loại chi ngân sách nhà nước..................................................................08
2.4. Nguyên tắc quản lý và yêu cầu về chi ngân sách.........................................10
2.5. Nội dung chi ngân sách nhà nước ................................................................12
.........................................................................................................................................
3.Một số bài học kinh nghiệm chi ngân sách ở một số nước..............................16
3.1. Bài học quản lý ngân sách từ khủng hoảng của Hy Lạp.............................16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN BÌNH TÂN
.........................................................................................................................................
1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội quận Bình Tân........................................19
.........................................................................................................................................
2. Thực trạng chi ngân sách tại quận Bình Tân.................................................22
...............................................................................


2.1.Tình hình thực tế chi ngân sách tại quận......................................................22
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2.2. Nhận xét chung...............................................................................................38


3. Thành tựu đạt được và những hạn chế...........................................................41
3.1. Những thành quả đạt được...........................................................................41
.........................................................................................................................................
3.2. Những tồn tại và hạn chế...............................................................................43
........................................
3.3. Những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và hạn chế.............................43
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN......................................
................
1. Phương hướng hoàn thiện................................................................................45
2. Giải pháp............................................................................................................46
3. Một số kiến nghị trong công tác chi.................................................................48
KẾT LUẬN............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................54
DANH MỤC VIẾT TẮT.......................................................................................55


LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thì phát triển kinh tế là một điều

kiện tất yếu. Nó giúp cho đời sống nhân dân tốt hơn, xã hội ngày càng đi lên. Kinh tế
muốn phát triển đòi hỏi Bộ máy nhà nước, các doanh nghiệp và các ngành nghề khác
phải phát triển và được quản lý thật tốt. Phải chăng nên có một công cụ giúp nhà nước
quản lý. Kế toán có thể nói là một công cụ quan trọng của nhà nước, giúp cho việc
tính toán và thiết lập ngân sách, xây dựng các tiêu chí kinh tế, điều hành và quản lý
nền kinh tế, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp quản lý nắm bắt các hoạt động kinh
doanh của công ty. Thì quản lý ngân sách hà nước lại là một công cụ đắc lực cho các
cơ quan Nhà nước thực thi quyền lực nhà nước của mình trong việc điều hành, phát
triển đất nước theo đúng mục tiêu, chính sách và đường lối phát triển kinh tế đã đề ra.
Việc quản lý ngân sách đòi hỏi phải đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn định mức.
Quản lý tốt ngân sách sẽ giúp cho ngân sách nhà nước sử dụng đúng mục đích và tối
ưu các nguồn chi. Tránh được các khoản thất thoát ngân sách nhà nước trong việc
thực hiện chi ngân sách nhà nước. Bộ máy nhà nước sẽ hoạt động có hiệu quả hơn,
nhanh chóng đưa nền kinh tế phát triển hơn. Ngân sách nhà nước sẽ được sử dụng chi
cho mọi hoạt động, các khoản đầu tư cơ sơ hạ tầng, phúc lợi, an sinh xã hội. Ngân
sách nhà nước là nguồn lực tài chính cho một quốc gia để thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội của quốc gia đó. Nó là một công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền
kinh tế, tạo ra phản ứng dây chuyền thúc đẩy cho các ngành, các lĩnh vực phát triển.


Góp phần tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển tiến nhanh chóng ngày
một đi lên bắt kịp cùng với các nước trong khu vực và trên thới giới.
Vậy quản lý ngân sách nhà nước là một trong những nhu cầu rất cần thiết, để phát
triển đất nước. Do vậy em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý chi ngân sách nhà
nước tại quận Bình Tân”. Để góp phần nhỏ bé sức của mình vào sự phát triển của đất
nước, cũng như của quận.

Chương I: Cơ sở khoa học về ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước
1. Tổng quan về ngân sách nhà nước
a. Khái niệm về ngân sách nhà nước.

Như chúng ta đã biết thuật ngữ “ngân sách” được lấy từ thuật ngữ “budjet” một từ
tiếng Anh thời Trung cổ, dung để mô tả chiếc túi của nhà vua trong đó có chứa những
khoản tiền cần thiết cho những khoản chi tiêu công cộng. Dưới chế độ phong kiến, chi
tiêu của nhà vua cho những mục đích công cộng như: đắp đê phòng chống lũ lụt, xây
dựng đường xá và chi tiêu cho bản thân hoàng gia không có sự tách biệt nhau. Khi
giai cấp tư sản lớn mạnh từng bước khống chế nghị viện và đòi hỏi tách bạnh hai
khoản chi tiêu này, từ đó nảy sinh khái niệm ngân sách nhà nước.
Trong thực tiễn, khái niệm ngân sách nhà nước thường để chỉ tổng số thu và chi
của một đợn vị trong một khoảng thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí
để thực hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình chi một mục đích nhất định của
một chủ thể nào đó. Nếu chủ thể đó là nhà nước thì được gọi là ngân sách nhà nước.
Từ điển Tiếng Việt thông dụng định nghĩa: “Ngân sách: tổng số thu và chi của một
đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định.”
Điều 1 của luật ngân sách Nhà nước được Quốc hội khóa XI nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thong qua tại kỳ họp thứ hai, năm 2002 ghi rõ: “Ngân sách
nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có


thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
b.Các đặc trưng cơ bản của ngân sách Nhà nước
Từ điều trên, có thể thấy đặc trưng của ngân sách nhà nước bao gồm;
-Về cơ cấu: ngân sách Nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu khoản chi của nhà
nước. Hình thức biểu hiện ra bên ngoài, ngân sách nhà nước là một bảng liệt kê các
khoản thu khoan chi bằng tiền của nhà nước được dự kiến và cho phép trong một thời
gian nhất định.
-Về mặt pháp lý: ngân sách nhà nước phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Thẩm quyền quyết định ngân sách nhà, ở hầu hết các nước là thuộc về các cơ quan đại
diện (Nghị viện). Ở Việt Nam, Quốc Hội cũng là cơ quan có thẩm quyền thông qua và
phê chuẩn ngân sách. Quốc hội thảo luận và quyết định về tổng mức, cơ cấu và phân

bổ ngân sách trung ương. Mọi hoạt động thu chi ngân sách đều được tiến hành trên cơ
sở pháp luật do nhà nước ban hành.
-Về thời gian thực hiện: Theo quy định hiện hành, ngân sách nhà nước dự toán và
thực hiện trong một năm, năm này gọi là năm ngân sách hay Tài khóa.
Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước.NSNN vừa là
nguồn lực để nuôi sống bộ máy, vừa là công cụ hữu hiệu trong tay nhà nước để điều
tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
Về bản chất ngân sách nhà nước, là đằng sau những con số thu, chi đó là các quan
hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước và cá chủ thể khác như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá
nhân trong và ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ
ngân sách.
Ngân sách nhà nuớc là kế hoạch Tài chính cơ bản để hình thành, phân phối, sử
dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, để mở rộng sản xuất và thỏa
mãn các nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.


Ngân sách nhà nước là một thể thống nhất, trong đó có phân cấp giữa ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương (Ngân sách các cấp: bao gồm ngân sách cấp tỉnh,
Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã, thị trấn) phù hợp với hệ thống tổ chức bộ
máy nhà nước theo luật định.
Ngân sách Nhà nước Việt Nam gồm: Ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương.
c. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
Từ những đặc điểm trên, yêu cầu việc quản lý ngân sách nhà nước cần tông trọng
các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc niêm hạn:
Nguyên tắc này có thể tóm tắt với hai nội dung chính như sau:
- Mỗi năm Quốc hội phải thông qua ngân sách nhà nước một lần.
- Chính phủ thi hành ngân sách nhà nước trong thời hạn một năm. Tùy theo quan
điểm của mỗi quốc gia, năm ngân sách có thể bắt đầu từ 1 – 1 của năm dương lịch và

kết thúc ngày 31 – 12 hoặc có thể bất đầu từ ngày 1 – 4 và kết thúc ngày 31 – 3. Ở
nước ta năm ngân sách được bắt đầu từ ngày 1- 1 của năm dương lịch và kết thúc
ngày 31- 12 của năm
- Nguyên tắc đơn nhất.
Nguyên tắc này yêu cầu toàn bộ dự toán chi cần được trình bày trong một văn kiện
duy nhất. Nguyên tắc đơn nhất không chấp nhận việc lập ngân sách bằng nhiều văn
kiện không tập trung. Chính phủ không được đệ trình ngân sách nhà nước trước Quốc
hội bằng nhiều văn kiện khác nhau. Quốc hội chỉ xem xét và thông qua ngân sách nhà
nước bằng một đạo luật duy nhất.
- Nguyên tắc toàn diện.
Ngân sách nhà nước phải là một ngân sách toàn diện và bao quát. Các khoản thu và
chi trong ngân sách nhà nước phải được hợp thành một tài liệu duy nhất phản ánh đầy
đủ mọi chương trình tài chính của Chính phủ. Tất cả khoản thu và khoản chi của


Quốc gia phải được ghi vào trong dự toán ngân sách nhà nước, không có sự bù trừ
giữa thu và chi.
2. Chi ngân sách Nhà nước.
2.1. Khái niệm chi ngân sách
Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm
thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ. Nội dung chi ngân sách nhà
nhằm trang trải cho các chi phí quản lý nhà nước, đảng – đoàn thể, bảo đảm an ninh
quốc phòng, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ nước ngoài; chi viện
trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Trong thực tế chi ngân sách nhà nước là sự kết hợp hai quá trình phân phối và sử
dụng quỹ ngân sách nhà nước.
Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước để hình
thành các quỹ trước khi đưa vào sử dụng.
Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi, dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách
nhà nước không trải qua hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.

2.2.Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối sử dụng quỹ ngân sách nhà nước
theonhững nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện những nhiệm vụ của nhà nước.
Thực chất,chi ngân sách nhà nước chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính
cho việc thựchiện các nhiệm vụ của nhà nước. Chi ngân sách nhà nước có các đặc
điểm sau:
Chi ngân sách nhà nước luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà
nướcphải đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi tiêu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào
nhiệm vụcủa nhà nước trong từng thời kỳ.
Tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước được thể hiện ở tầm vĩ mô và
mangtính toàn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao.


Các khoản chi ngân sách nhà nước đều là các khoản cấp phát mang tính không
hoàn trảtrực tiếp.
Chi ngân sách nhà nước thường liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm
mới,thu nhập, giá cả và lạm phát…
2.3. Phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước.
Phân loại theo ngành nghề kinh tế quốc dân: Đây là cách phân loại dựa vào chức
năng của chính phủ đối với nền kinh tế - xã hội thể hiện qua hơn 20 ngành kinh tế
quốc dân như: Nông nghiệp - lâm nhiệp - thủy lợi; thủy sản;công nghiệp khai thác
mỏ; công nghiệp chế biến;xây dựng;khác nhà hàng và du lịch;giao thông vận tải, kho
bãi và thông tin liên lạc; tài chính, tín dụng; khoa học và công nghệ;quản lý nhà nước
về an ninh quốc phòng; giáo dục và đào tạo; y tế và các hoạt động xã hội; hoạt độn
văn hóa và thể thao…
Phân loại chi theo nội dung kinh tế của các khoản chi: Căn cứ vào nội dung kinh tế
của các khoản chi mà chi ngân sách nhà nước có thể chia ra thành các nhóm, mục tiểu
mục chi ngân sách.
Theo cách phân loại này thì các khoản chi được chia thành: Chi thường xuyên, chi
đầu tư phát triển và chi khác.

Chi thường xuyên là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn thường dưới một
năm. Nhìn chung, đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý và
điều hành xã hội một cách thường xuyên của nhà nước như: Quốc phòng, an ninh, sự
nghiệp giáo dục,đào tạo, y tế văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa hoc công nghệ,
hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam….
Thuộc loại chi thường xuyên gồm các nhóm, mục chi sau:
-

Chi thanh toán cho các cá nhân như tiền lương; tiền công;phụ cấp lương; học bổng
sinh viên;tiền thưởng; phúc lơi tập thể; các khoản đóng góp như: bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn…..


-

Chi nghiệp vụ chuyên môn: Các khoản chi về hành hóa, dịch vụ tại cơ quan Nhà nước
như: điện nước, vệ sinh môi trường, vật tư văn phòng, dịch vụ thông tin, tuyên truyền,
liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành như ấn
chỉ, đồng phục trang phục.

-

Chi mua sắm, sửa chữa: Các khoản chi mua đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm
việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ.

-

Chi khác: Gồm những khoản chi thường xuyên không xếp vào nhóm trên.

-


Các khoản chi đầu tư phát triển. Là những khoản chi có thời hạn tác động dài thường
trên một năm, hình thành nên những tài sản vật chất có khả năng tạo được nguồn thu,
trực tiếp làm tăng cơ sơ vật chất của đất nước.
Các khoản chi đầu tư phát triển bao gồm:
Chi đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạn tầng kinh tế xã hội không có khả năng
thu hồi vốn như: Các công trình giao thông, thông tin, điện lực, bưu chính viễn thông,
các công trình văn hóa, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng …chi mua hàng hóa, vật tư
dự trữ nhà nước; đầu tư hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước; góp vốn cổ phần liên
doanh vào các doanh nghiệp cần thiết phải có sự tham gia của nhà nước; chi cho các
chương trình mục tiêu quốc gia, dự án của nhà nước.
Các khoản chi khác bao gồm những khoản chi còn lại không xếp được vào nhóm
chi kể cả trên bao gồm như: chi trả gốc và lãi vay; chi viện trợ; chi cho vay; chi bổ
sung quỹ dự trữ tài chính; chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới; chi chuyển nguồn từ
ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
Phân loại theo tổ chức hành chính: theo cách phân loại này chi ngân sách được
phân loại theo đơn vị dự toán các cấp bao gồm; cấp I; cấp II; cấp III nhằm làm rõ
trách nhiệm từng cấp trong quản lý ngân sách nói chung và kế toán, kiểm toán và
quyết toán ngân sách nhà nước nói riêng.


Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ
tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao. Đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ,
giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm trước nhà
nước về tổ chức,thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình
và công tác kế toán và quyết toán Ngân sách của các đơn vị dự án cấp dưới trực
thuộc.
Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán
cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trương
hợp được ủy quyền của đơn vị dư toán cấp I), chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện

công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và
quyết toán của các đơn vị dự dự cấp dưới.
Đơnvị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán
cấp I hoặc cấp toán II giao dự toán ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công
tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân sách trực
thuộc.
Đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thức hiện phần công việc cụ thể, khi
chi tiêu phải thực hiện kế toán và quyết toán.
2.4. Nguyên tắc quản lý và yêu cầu vềchi ngân sách.
a. Các nguyên tắc quản lý và yêu cầu về chi ngân sách nhà nước:
- Nằm trong khả năng chi trả ngân sách nhà nước.
Điều này đòi hỏi lập dự toán ngân sách mang tính tổng hợp thể hiện được toàn bộ
cáckhoản chi tiêu của chính phủ. Việc xây dựng ngân sách do vậy phải dựa vào tình
hìnhkinh tế vĩ mô. Nhận biết được các tác động của ngân sách đối với nền kinh tế vĩ
mô và dựtoán ngân sách phải hợp lý và có khả năng thực hiện được.
- Nguyên tắc phân bố hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi kế hoạch chi tiêu phải phù
hợp với thứ tự ưu tiên trong chính sách và giới hạn trần của ngân sách. Từ đó có khả


năng lựachọn giữa các chương trình mang tính cạnh tranh trong khi nguồn lực có hạn
dựa trên cácmục tiêu chiến lược.
- Nguyên tắc sử dụng có hiệu quả: Để có thể biết được các khoản chi tiêu sử dụng
có hiệu quả hay không đòi hỏi phải thực hiện việc đánh giá dựa vào kết quả công
việc. Nguyêntắc này cũng xem xét các khía cạnh về tính linh hoạt trong quản lý và cả
khả năng dựđoán được kết quả và mục tiêu đã định.
b. Các yêu cầu về chi ngân sách nhà nước:
Để đảm bảo các nguyên tắc trên, chi ngân sách nhà nước cần đáp ứng các yêu cầu
như:
- Thứ nhất, Nhà nước phân định và bố trí các khoản chi ngân sách tương ứng với
cácnguồn thu thích hợp:

+ Chi tiêu thường xuyên chỉ được sử dụng trong phạm vi từ nguồn thu trong nước
(thuế,phí, lệ phí) và viện trợ nhân đạo.
+ Chi trả nợ gốc nước ngoài trong một phạm vi tỷ lệ quy định trong chi ngân sách.
+ Chi đầu tư phát triển được xác định một tỷ lệ thích hợp trong tổng số chi Ngân
sách để đảm bảo yêu cầu tăng trưởng kinh tế.
- Thứ hai, chi ngân sách phải được thực hiện vai trò điều tiết kinh tế và phát triển
kinh tế.
Thông qua chi ngân sách phân phối vốn cho các mục tiêu có tầm quan trọng lớn để
hình thành cơ cấu ngành, cơ cấu sản xuất hiện đại; tập trung đầu tư cho các ngành
kinh tế mũinhọn, đổi mới công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào
tạo, giải quyếtcông ăn việc làm cho người lao động.
- Thứ ba, tinh giảm bộ máy nhà nước đảm bảo gọn nhẹ, năng động, có hiệu lực.
Sắp xếp lại bộ máy, chấn chỉnh định biên, tiêu chuẩn hóa cán bộ theo chức danh.
Thực hiện côngcuộc cải cách triệt để nền hành chính quốc gia.
- Thứ tư, quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả kinh tế trong mọi khoản chi
ngân sách.


- Thứ năm, đảm bảo thu chi ngân sách theo kế hoạch trong phạm vi khả năng thu,
tíchcực thu đảm bảo nhu cầu chi, hạn chế bội chi ngân sách Nhà nước. Chỉ được chi
trongphạm vị dự toán được duyệt.
- Thứ năm, quản lý chi ngân sách theo đúng luật pháp, chính sách, chế độ, nguyên
tắc, đúng mục tiêu chuẩn định mức, được thủ trưởng đơn vị quyết định chi và chịu sự
kiểmsoát của kho bạc nhà nước.
2.5. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước.
Quản lý chi ngân sách nhà nước là việc đề xuất các chính sách chi ngân sách, lập
kếhoạch, tổ chức, điều hành chi ngân sách nhà nước. Các nội dung cụ thể của quản lý
chi ngân sách nhà nước là:
 Ban hành các chính sách, chế độ và định mức chi ngân sách nhà nước.


- Ban hành các chính sách về chi ngân sách nhà nước. Nhà nước xây dựng các
chính sách về chi ngân sách nhà nước theo các mục tiêu mà nhànước đề ra. Các nội
dung chủ yếu của chi ngân sách nhà nước là:
+ Xóa bỏ bao cấp vốn trong kinh tế, giảm bớt chi bù lỗ, chỉ tập trung vào lĩnh vực
cầnthiết, cấp bách, đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước.
+ Chú trọng đầu tư cho các mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội (các ngành kinh tế
mũi nhọn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án huy động được nhiều lao động
nhằm tậndụng nhân lực, đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại.
+ Chi thường xuyên không vượt quá nguồn thu từ thuế, phí lệ phí trong nước.
+ Tăng chi hợp lý cho các mục tiêu trọng điểm: Giáo dục – Đào tạo, Y tế, xã hội
(chú ý công tác dân số, xóa đói giảm nghèo và khắc phục tệ nạn xã hội).
+ Thực hiện triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả mọi khoản chi. Hoàn thiện cơ
chế chính sách chi tiêu của nhà nước đúng đối tượng, mục đích, có hiệu quả. Hình
thành cácquỹ dự trữ quốc gia đủ mạnh (quỹ dự trữ tài chính, ngoại tệ, kim khí quý,
vật tư chiếnlược).


- Ban hanh các chế độ, định mức về chi ngân sách nhà nước.
Nhà nước ban hành các chế độ, định mức về chi ngân sách, tạo cơ sở để quản lý chi
ngân sách, tạo cơ sở để quản lý chi ngân sách một cách khoa học và thống nhất. Có
hai loạiđịnh mức chi ngân sách nhà nước:
+ Định mức phân bổ ngân sách. Đây là căn cứ để xây dựng và phân bổ ngân sách
cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở trung ương
và cácđịa phương.
Thẩm quyền quyết định mức phân bổ ngân sách theo chế độ hiện hành như sau:
Thủtướng chính phủ quyết định định mức phân bổ ngân sách nhà nước làm căn cứ để
xây dựng và phân bổ ngân sách cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính
phủ, cơquan khác ở trung ương và các địa phương. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ
vào địnhmức phân bổ ngân sách nhà nước do thủ tướng chính phủ ban hành, khả năng
tài chính – ngân sách và đặc điểm tình hình ở địa phương, quyết định định mức phân

bổ ngân sáchlàm căn cứ xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách ở địa phương.
+ Định mức chi tiêu: Định mức chi tiêu là những chế độ, tiêu chuẩn làm căn cứ để
thực hiện chi tiêu và kiểm soát chi tiêu ngân sách. Theo chế độ hiện hành, thẩm quyền
banhành định mức chi tiêu như:Chính phủ quyết định những chế độ ngân sách quan
trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội
của cả nước.
Thủ tướng chính phủ quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực
hiệnthống nhất trong cả nước.
Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối
với các ngành lĩnh vực sau khi thống nhất với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương trên cơ sở nguồn
ngân sách địa phương được đảm bảo. Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh được quyết định
chế độ chingân sách phù hợp với các đặc điểm thực tế ở địa phương.


Các cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, định mức chi ngân sách phải
được định kỳ rà soát lại các định mức tiêu chuẩn chi tiêu cho phù hợp với yêu cầu
thực tế và nguồnlực ngân sách. Đồng thời, tiếp tục ban hành các chế độ, định mức chi
theo nhu cầu thựctế.
 Tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước.

Việc tổ chức điều hành chi ngân sách dựa trên dự toán ngân sách nhà nước đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm, các cơ quan đơn vị có sử dụng ngân sách
nhà nướcphải lập dự toán trình các cấp có thẩm quyền phê duyệ. Dự toán ngân sách
nhà nước củacả nước được Chính phủ tổng hợp trình Quốc hội quyết định. Quốc hội
tiến hành phân bổdự toán ngân sách trung ương; Hôi đồng Nhân dân các cấp phân bổ
dự toán ngân sách củacấp mình. Dự toán chi ngân sách nhà nước được lập dựa vào
các căn cứ sau:
- Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác ở trung ương
và các cơ quan nhà nước ở địa phương.

- Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp và tỷ lệ % phân
chiacác khoản thu và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới (trong năm tiếp theo của
thời kỳ ổn định).
- Lập ngân sách nhà nước dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức
hiệnhành về thu chi ngân sách nhà nước như chi tiền lương, sinh hoạt phí cho cán bộ,
v.v…
- Đối với các cơ quan thụ hưởng ngân sách, viêc lập dự toán ngân sách cho ngân
sách của cơ quan phải dựa vào số kiểm tra về dự toán ngân sách được thông báo.
Căn cứ thực hiện chi ngân sách nhà nước:
Trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc
thực hiện các khoản chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo các điều kiện :


+ Thứ nhất, chi ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo đúng dự toán đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt
+ Thứ hai, chi ngân sách nhà nước phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp
cóthẩm quyền quy định.
+ Thứ ba, đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền
quyết định chi.
Ngoài các điều kiện nói trên, trường hợp sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà nước
đểđầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công
việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi. Các
khoản chi có tính chất thường thời vụ hoặc phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư
xây dựng cơbản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường
xuyên khác phảithực hiện theo đúng dự toán quý.
 Kiểm tra, giám sát chi ngân sách nhà nước.

Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử
dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị. Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt

nguồn chophép, chi sai chính sách, chế độ thì cơ quan tài chính có thẩm quyền yêu
cầu Kho bạc nhànước tạm dừng thanh toán các khoản chi.Kho bạc Nhà nước thực
hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nướccăn cứ vào dự toán
được giao, quyết định chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách vàtính hợp pháp
của các tài liệu cần thiết khác theo quy định. Trường hợp phát hiện khôngđủ điều kiện
chi thì có quyền từ chối các khoản chi.
Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc
sửdụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan quản lý và của các đơn vị trực
thuộc, chịu trách nhiệm về những sai phạm của các đơn vị, tổ chức trực thuộc.


Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước quản lý, sử dụng ngân sách và tài
sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, tiết kiệm hiệu
qủa. Trườnghợp vi phạm, tùy theo tính chất và mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt
hành chính hoặc bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, qua phân tích những nét cơ bản về nhiệm vụ thu, chi ngân sách thì rõ
ràng chi ngân sách là vấn đề quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hôi đất nước.
Nhưng thực tếviệc cân đối cán cân thu chi ngân sách của nhà nước là là một công việc
khó khăn vàphức tạp. Nếu không có tính toán bước đi phù hợp gây hậu quả nghiêm
trọng đến tìnhhình kinh tế xã hội đất nước. Có thể thấy như bội chi ngân sách nhà
nước đang là một vấnđề kinh tế xã hội nhiều nước đang quan tâm và gặp phải, trong
đó có cả Việt Nam.
3. Một số bài học kinh nghiệm chi ngân sách ở một số nước
3.1. Bài học quản lý ngân sách từ khủng hoảng của Hy Lạp
Trong quý II/2010, Thị trường chứng khoán thế giới đảo chiều sau thời gian tăng
điểm ấn tượng từ sự phục hồi kinh tế hậu khủng hoảng. Nguyên nhân quan trọng
khiến nhà đầu tư lo ngại về một cuộc đại suy thoái là do khủng hoảng nợ công của Hy
Lạp.
Khoản nợ khiến đất nước này có nguy cơ phá sản cấp quốc gia, làm sụp đổ Liên
minh Châu Âu (EU) và kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hiện giờ gói viện trợ

phối hợp 110 tỷ euro, và kế tiếp là gói 1.000 tỷ euro của EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) để Hy Lạp đối phó khủng hoảng nợ công, có hy vọng giúp thị trường chứng
khoán (TTCK) thế giới dần ổn định... Cần có thời gian để đúc kết những bài học kinh
nghiệm về quản lý tài chính quốc gia; nhưng dưới góc độ quản lý ngân sách, thì từ
việc quan sát Hy Lạp, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học để tránh tình trạng thâm hụt
ngân sách Nhà nước.
Bài học thứ nhất. Đừng tiêu xài như một người giàu chỉ vì được xếp vào
nhómngười giàu. Gia nhập “câu lạc bộ nhà giàu” Eurozone, đứng chung với các nước


Tây Âu giàu có, Hy Lạp cũng tự cho rằng mình đã trở thành nước giàu, trong khi thực
tế Hy Lạp vẫn đang là một quốc gia còn nghèo khó. Theo chỉ số thuận lợi kinh doanh
của Ngân hàng Thế giới (WB), Hy Lạp đứng thứ 109; xếp hạng môi trường kinh
doanh, Hy Lạp có thứ hạng gần chót, tính ra còn thua nhiều quốc gia trung bình và
nghèo ở châu Phi như Ai Cập, Ethiopia và Lebanon. Thói quen tiêu “hoang” của Hy
Lạp như các nước nhà giàu từ việc vay nợ tràn lan đã làm gánh nợ ngày càng cao, dẫn
đến bị sụp đổ.
Bài học thứ hai. Đừng đầu tư vào các dự án lớn chỉ vì được vay vốn dễ dàng. Thế
vận hội Athens 2004 là một cơ hội không thể nào tốt hơn để Hy Lạp gia tăng các dự
án đồ sộ của mình. Tuy nhiên, các nguồn lợi không chắc chắn trong tương lai sẽ
không bù đắp nổi chi phí đầu tư quá lớn trong hiện tại mà phần lớn từ vay vốn. Nhiều
chuyên gia nhất trí rằng, sụp đổ Hy Lạp có nguyên nhân quan trọng từ việc đầu tư
tràn lan các công trình thế vận hội 2004 từ nguồn vốn trái phiếu quá dễ dàng. Thật ra
năm 2005, IMF đã cảnh báo đầu tư Olympic Athens 2004 đã tạo ra khoản nợ xây
dựng 15 tỷ USD, đến nay vẫn chưa có nguồn để trả, trong khi có sân vận động chi đến
250 triệu USD chỉ sử dụng mỗi vào thế vận hội rồi bỏ hoang.
Bài học thứ ba. Đừng chi phí quá mức khả năng và đừng để mất kiểm soát
nguồnthu. Khi mổ xẻ nguyên nhân phá sản của Hy Lạp, các chuyên gia đưa nguyên
nhân quan trọng là chi phí lương và phúc lợi cao ở Hy Lạp tạo ra gánh nặng ngân
sách, nó còn làm cho tính cạnh tranh của nền kinh tế nước này yếu đi. Nhiều công

chức Hy Lạp được nghỉ hưu trước 60 tuổi với mức lương hưu bằng 3/4 mức lương khi
còn đi làm. Những chính sách “xa xỉ” hiếm gặp ở những quốc gia giàu có hơn như
Mỹ. Trong khi ưu ái chi phí cho bộ phận công chức không trực tiếp tạo ra nguồn thu
thì Hy Lạp lại thất thu nặng nề từ kinh tế ngầm. Theo ước tính, kinh tế ngầm có quy
mô khoảng 20-30% nền kinh tế chính thức, giá trị trốn thuế hàng năm lên tới 30 tỷ
USD. Nếu thu đủ nguồn thuế này thì ngân sách Hy Lạp có khả năng cân đối ngân
sách. Đối lại, các yếu kém đó thì người lao động đang bị gánh nặng từ những lợi ích
do lương công chức cao, tham nhũng, trốn thuế.


Bài học thứ tư. Vay lãi suất cao là nguy cơ quan trọng nhất làm sụp đổ doanh
nghiệp. Quan sát tình trạng nợ Hy Lạp cho thấy, nguồn thu hạn hẹp trong khi phải trả
khoản lãi quá cao so với các nước giàu - điều đó làm ngân sách ngày càng thâm hụt.
Thống kê cho thấy lãi suất trái phiếu Hy Lạp cao gần gấp đôi so với Pháp và Đức.
Bài học thứ năm. Hiệu quả kinh doanh sẽ quyết định khả năng trả nợ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Hy Lạp đã vay quá mức, nợ công của Hy Lạp tương
đương 113% GDP. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác cũng đang hoặc từng có những tỷ
lệ nợ tương tự mà không hề lâm vào khủng hoảng (ví dụ năm 1946, nước Mỹ có mức
nợ tương đương 122% GDP).Sự khác mhau ở đây là nền kinh tế mỹ hoạt động hiệu
quả hơn với các chính sách kích cầu của nhà nước hiệu quả.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN BÌNH TÂN
1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội Quận Bình Tân.

Quận Bình Tân là đô thị mới được thành lập bao gồm 10 phường theo nghị định
130/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính Phủ, từ Thị trấn An Lạc, xã Bình Hưng Hoà,


xã Bình Trị Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh trước đây. Trong những năm
gần đây tốc độ đô thi hoá diễn ra khá nhanh, có phường hầu như không còn đất nông

nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế - xã hội của quận phát triển nhanh theo hướng đô
thị.
Vị trí địa lý:
Phía Bắc: giáp Quận 12, huyện Hóc Môn.
Phía Nam: giáp Quận 8, xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh).
Phía Đông: Giáp quận Tân Bình, Quận 6, Quận 8.
Phía Tây: giáp xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh).
Địa hình, thổ nhưỡng địa chất công trình:
Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, được chia làm
hai vùng:
Vùng 1: Vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3-4m, độ dốc 0-4m tập
trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hoà.
Vùng 2: Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm: phường Tân Tạo và phường An
Lạc.
Về thổ nhưỡng quận Bình Tân có 03 loại chính :
Đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các phường Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đông thành
phần cơ học là đất pha thịt nhẹ kết cấu rời rạc.
Đất phù sa thuộc phường Tân Tạo và một phần của phường Tân Tạo A.
Đất phèn phân bố ở phường An Lạc và một phần phường Tân Tạo
Nhìn chung vị trí địa lý thuận lợi cho hình thành phát triển đô thị mới.
Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực:
Dân số quận Bình Tân trung bình năm 2003 là 265.411 người, trong đó nữ chiếm
52,55% nam chiếm 47,45%. Do tác động của quá trình đô thị hoá, dân số quận Bình


Tân Tăng rất nhanh trong thời gian qua, tốc độ tăng dân số bình quân năm giai đoạn
1999-2003 là 16,17%.
Mật độ dân cư bình quân năm 2003 là 5.115 người/km 2, nơi có mật độ dân cư đông
nhất là phường An Lạc A 16.680 người/km2 và thấp nhất là phường Tân Tạo 1.592
người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các phường có tốc

độ đô thị hoá nhanh như: An Lạc A, Bình Hưng Hoà A, Bình Trị Đông.
Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ
yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%, còn
lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài… .Tôn
giáo có phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi Giáo… trong
đó phật giáo chiếm 27,26 % trong tổng số dân có theo đạo.
Đặc điểm về kinh tế
Nông nghiệp có quy mô ngày càng nhỏ do tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh khiến
cho quỹ đất dành cho hoạt độngsản xuất nông nghiệp ngày càmg giảm.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng là động lực
tăng truởng chính của nền kinh tế trên địa bàn.
Thương mại dịch vụ ngày càng được chú trọng và mở rộng hơn. Năm 2003 sau khi
tách Quận thì phần lớn cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh đều tập trung chủ yếu
trên địa bàn Quận. Như các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệpp với quy mô lớn như: các công ty Pouyen, Mee kwaung, Sacasnia Pacific….
Nhờ sự hiện diện của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nên phát huy tác động
rất lớn trong việc gia tăng và ổn định giá trị sản xuất của quận góp phần giải quyết
việc làm, thúc đẩy tăng truởng kinh tế Quận theo huớng “dịch vụ - cồng nghiệp –
nông thôn” phấn đấu đạt mức tăng truởng kinh tế trên địa bàn quận tăng từ 30% trở
lên, trong đó:
+ Thương mại, dịch vụ: 33,2% trở lên.
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghhiệp: 53,2% trở lên.
+ Nông nghiệp: 13,6% trở lên.
Quá trình phát triển:


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “ Thuơng mại dịch vụ - Công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp – nông nghiệp”. Phát triển các ngành nghề thương mại dịch vụ trong
đó quan trọng nhất sẽ là việc hình thành trung tâm thương mại dịch vụ ở phường Tân
Tạo A trong những năm tới.

Đây là một sự chuyển dịch cơ cấu phù hợp với quá trình phát triển Công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nuớc nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cũng như
phù hợp với điều kiện tự nhiên của quận Bình Tân nói và định hướng phát triển chung
của thành phố.
Cùng với sự chuyển biến tốt đẹp của nền kinh tế - xã hội trên địa bàn quận thì trong
những năm qua tổng thu Ngân sách Nhà nước đều tăng đáng kể, thu nhập bình quân
đầu người cũng tăng. Tuy nhiên do mới tách quận nên cũng gặp nhiều khó khăn bước
đầu về cơ sở khắc phụcnhững khó khăn, đi vào phát triển kinh tế xã hội, ổn định an
ninh, trật tự trên địa bàn quận.


Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền Quận Bình Tân

2. Thực trạng chi Ngân sách tại quận Bình Tân
2.1.Tình hình thực tế chi Ngân sách tại quận Bình Tân giai đoạn 2008 đến
2011.
 Tình hình thực hiện chi Ngân sách năm 2008. Được thể hiện qua biểu đồ sau:(phụ

lục 1)


Biểu đồ 1: Thể hiện cơ cấu chi Ngân sách của quận Bình Tân trong năm 2008

Chi Ngân sách quận Bình Tân năm 2008 là 348,778 tỷ đồng, đạt 215,5% dự toán năm
và vượt 64,7% so với cùng kỳ, bao gồm:


Chi đầu tư phát triển: 74,985 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,5% tổng số chi, trong
đó:


-

Chi chuyển nguồn năm 2007 chuyển sang là 14,903 tỷ đồng.

-

Giải ngân khối lượng hoàn thành vón kế hoạch năm 2008 là 60,045 tỷ đồng.


Chi thường xuyên:221,289 tỷ đồng, đạt 136,7% dự toán năm và vượt 55,8% so
với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 63,4% tổng chi. Chi tiết các khoản chi như sau:

-

Chi sự nghiệp kinh tế: đã chi 50,039 tỷ đồng, đạt 209,7% dự toán năm và vượt
123,7% so với cùng kỳ. Gồm các khoản chi thanh toán tiền điện chiếu sáng dân lập
các năm trước (3,105 tỷ đồng); thnah toán bổ sung tiền điện chiếu sáng năm 2008
(1,443 tỷ đồng); thanh toán cho công tác quét dọn, thu gom và vân chuyển rác (7,482
tỷ đồng), chăm sóc cây ngân xanh nghĩa trang liệt sĩ Quận; kinh phí duy tu, dặm vá
các tuyến đường, nạo vét các tuyến kênh trên địa bàn và thực hiện công tác chỉnh
trang 200 tuyến hẻm trên địa bàn.

-

Chi sự nghiệp văn hóa – xã hội: đã chi 94,180 tỷ đồng, đạt 124,9% so với dự toán
năm và vượt 40,8% so với cùng kỳ, trước đó.

-

Chi sự nghệp Giáo dục – Đào tạo: đã chi 62,441 tỷ đồng, đạt 124,9% so với dự toán

năm và vượt 32,1% so với cùng kỳ. Nguyên nhân vượt dự toán là do bổ sung kinh phí
để sửa chữa trường lớp và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học (8,7 tỷ
đồng)…..


-

Chi sự nghiệp y tế: đã chi 18,084 tỷ đồng, đạt 144,7% dự toán năm và vượt 61,1% so
với cùng kỳ. Trong đó quận đã rang bị cho Bệnh viện: một máy siêu âm Doppler màu
tim mạch ( 1,462 tỷ đồng ), bổ sung kinh phí mua thuốc khám chữa bệnh ( 804 triệu
đồng ); bổ sung kinh phí hoạt động là 2,570 tỷ đồng ( do tăng thêm 50 giường bệnh )
….

-

Chi sự nghiệp Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao: đã chi 4,735 tỷ đồng, đạt 126,1%
dự toán năm và cao hơn cùng kỳ 8,2%. Nguyên nhân vượt dự toán là do công tác chi
sửa chữa CLB thể dục thể thao ( 328,833 triệu đồng ), bổ sung kinh phí chi Hội xuân
Đinh Hợi ( 217,185 triệu đồng ), bổ sung kin phí hoạt động chuyên môn ( 346,3 triệu
đồng )…

-

Chi sự nghiệp xã hội: đã chi 8,200 tỷ đồng, đạt dự toán năm và cao hơn cùng kỳ
129,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân vượt dụ toán là thực hiện chăm la Tết Mậu Tý
cho diện chính sách, thăm lo chính sách thương binh Liệt sĩ ngày 27/7 là 835 triệu
đồng; bổ sung quỹ xóa đói giảm nghèo, việc làm của quận 1,5 tỷ đồng…

-


Chi quản lý nhà nước: đã chi 41,538 tỷ đồng, đạt 155,8% dự toán năm và vượt 52%
so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do có bổ sung kinh phí hoạt động chuyên môn cho
các đơn vị dự phòng ban quản lý nhà nước; bổ sung kinh phí do tăng định mức kinh
phí thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trác nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành
chính đối với các quận, phường….

-

Chi hoạt động Đảng – Đoàn thể: đã chi 10,538 tỷ đồng, đạt 123,1% dự toán năm và
cao hơn cùng kỳ 31,7%.

-

Chi Quốc phòng – An ninh: đã chi 7,014 tỷ đồng, đạt 193,3 dự toán năm, cao hơn
cùng kỳ 38,8%. Chủ yếu hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên trong công tác đảm
bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận.


×