Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Thiết kế hồ chứa nước mỹ lâm 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 141 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Trang 1

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

MỤC LỤC
PHẦN I: TÌNH HÌNH CHUNG ........................................................................... 6
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................................ 7
1.1 Vị TRÍ ĐịA LÝ, ĐặC ĐIểM ĐịA HÌNH, ĐịA MạO KHU VựC XÂY DựNG CÔNG TRÌNH: ..... 7
1.1.1. Vị trí địa lý: ............................................................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo: ................................................................... 7
1.2.ĐIềU KIệN THUỷ VĂN KHÍ TƯợNG: ........................................................................... 7
1.2.1. Các đặc trưng lưu vực: ........................................................................... 8
1.2.2. Khí tượng: .............................................................................................. 8
1.2.3. Các đặc trưng khí tượng thủy văn công trình:......................................... 8
1.2.4. Lượng bùn cát: ..................................................................................... 10
1.3 ĐIềU KIệN ĐịA CHấT: ............................................................................................. 13
1.3.1.Đặc điểm địa chất khu vực: ................................................................... 13
1.3.2. Đặc điểm địa chất công trình. ............................................................... 14
1.3.3. Địa chất công trình khu đầu mối: ......................................................... 15
1.4. TÌNH HÌNH VậT LIệU XÂY DựNG: .......................................................................... 17
1.4.1. Mỏ vật liệu 1: ....................................................................................... 17
1.4.2. Mỏ vật liệu 2: ....................................................................................... 17
1.4.3. Mỏ vật liệu 3: ....................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN DÂN SINH KINH TẾ ............................................. 19
2.1. TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH Tế: ............................................................................ 19
2.1.1. Dân số, xã hội: ..................................................................................... 19
2.1.2. Nông nghiệp và nông thôn: ................................................................... 19
2.1.3. Công nghiệp: ........................................................................................ 20
2.1.4. Giao thông vận tải: ............................................................................... 20


2.1.5. Năng lượng: ......................................................................................... 20
2.1.6. Cấp nước sinh hoạt: ............................................................................. 20
2.1.7. Điều kiện vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng: ............................................. 20
2.1.8. Các lĩnh vực liên quan khác: ................................................................ 20
2.2. HIệN TRạNG THUỷ LợI VÀ ĐIềU KIệN CấP THIếT XÂY DựNG CÔNG TRÌNH- TÌNH
HÌNH QUY HOạCH NGUồN NƯớC TRONG VÙNG: .......................................................... 21

2.2.1. Hiện trạng thuỷ lợi: ............................................................................. 21
2.2.2. Hiện trạng các công trình thuỷ lợi: ...................................................... 21
2.3. PHƯƠNG HƯớNG PHÁT TRIểN KINH Tế: ................................................................ 21
2.3.1. Yêu cầu phát triển xã hội: ..................................................................... 22
Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp

Trang 2

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

2.3.2. Yêu cầu phát triển kinh tế: .................................................................... 22
2.3.3. Sự cần thiết phải đầu tư:....................................................................... 23
2.3.4. Các điều kiện thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án: ..................... 23
2.4. NHIệM Vụ CÔNG TRÌNH: ...................................................................................... 24
PHẦN II: THIẾT KẾ SƠ BỘ ............................................................................. 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH....... 25
3.1. GIảI PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ THÀNH PHầN CÔNG TRÌNH Để THựC THI GIảI PHÁP
ĐÓ: ............................................................................................................................. 25

3.1.1. Giải pháp công trình: ........................................................................... 25
3.1.2. Thành phần công trình để thực thi giải pháp trên: ................................ 25
3.2. CấP BậC CÔNG TRÌNH VÀ CÁC CHỉ TIÊU THIếT Kế: ............................................... 25
3.2.2. Xác định các chỉ tiêu thiết kế: .............................................................. 26
3.3. Vị TRÍ CÔNG TRÌNH ĐầU MốI:............................................................................... 26
3.3.1. Tuyến đập: ............................................................................................ 26
3.3.2. Tuyến tràn: ........................................................................................... 27
3.3.3. Tuyến cống: .......................................................................................... 27
3.4. XÁC ĐịNH CÁC THÔNG Số Hồ CHứA: ..................................................................... 27
3.5 HÌNH THứC CÔNG TRÌNH ĐầU MốI: ....................................................................... 28
3.5.1. Đập ngăn sông: .................................................................................... 28
3.5.2. Tràn tháo lũ:......................................................................................... 28
3.5.3. Cống lấy nước: ..................................................................................... 28
3.6. CHọN PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH: ......................................................................... 28
3.6.1. Các phương án có thể:.......................................................................... 28
CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ. .................................................... 28
4.1. TÍNH TOÁN ĐIềU TIếT LŨ: .................................................................................... 28
4.1.1. Mục đích tính toán điều tiết lũ: ............................................................. 28
4.1.2. Phương pháp và kết quả tính toán: ....................................................... 29
CHƯƠNG V THIẾT KẾ ĐẬP ĐẤT ................................................................ 37
5.1. KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA ĐẬP ĐẤT ........................................................ 37
5.1.1.Vị trí xây dựng đập: ............................................................................... 37
5.1.2.Hình thức đập:....................................................................................... 37
5.1.3.Xác định kích thước cơ bản của đập: ..................................................... 37
5.1.4.Xác định cao trình đỉnh đập: ................................................................. 37
5.1.7. Mái đập và cơ đập: ............................................................................... 43
5.2. TÍNH THấM QUA ĐậP ĐấT: .................................................................................... 45
Sinh viên :

Lớp :



Đồ án tốt nghiệp

Trang 3

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

5.2.1. Nhiệm vụ: ............................................................................................. 45
5.2.2. Tài liệu tính toán: ................................................................................. 45
5.2.3. Trường hợp tính toán: .......................................................................... 46
5.2.4. Nội dung tính toán: .............................................................................. 47
5.3. KIểM TRA ổN ĐịNH ĐậP ĐấT: ................................................................................. 57
5.3.1. Mục đích tính toán:............................................................................... 57
5.3.2. Các trường hợp tính toán: .................................................................... 57
5.3.3. Tính toán ổn định mái đập đất bằng phương pháp mặt trượt trụ tròn:58
5.3.4. Đánh giá tính hợp lý của mái đập:........................................................ 72
5.4. BảO Vệ MÁI: ......................................................................................................... 72
5.4.1. Mái thượng lưu:.................................................................................... 72
5.4.2 Mái hạ lưu: ............................................................................................ 73
CHƯƠNG VI: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH TRÀN XẢ LŨ ............................... 75
6.1. Bố TRÍ TổNG THể CÔNG TRÌNH Xả LŨ: ................................................................. 75
6.2. TÍNH TOÁN THUỷ LựC CÔNG TRÌNH TRÀN Xả LŨ: ................................................ 75
6.2.1. Các tài liệu dùng trong tính toán: ........................................................ 75
6.2.2. Tính lại điều tiết lũ: ............................................................................. 75
6.2.3. Lưu lượng chảy qua đập tràn đỉnh rộng tính theo công thức sau: ......... 75
6.2.4.Ảnh hưởng của hệ số co hẹp bên: .......................................................... 76
6.2.5. Chọn lại hệ số lưu lượng: ..................................................................... 76
6.3. TÍNH TOÁN THủY LựC DốC NƯớC: ........................................................................ 76
6.3.1. Mục đích ý nghĩa: ................................................................................. 76

6.3.2 Vẽ đường mặt nước trên dốc :............................................................... 77
6.3.5: Thiết kế kênh dẫn hạ lưu sau tràn xả lũ. ............................................... 92
6.3.6: Tính toán tiêu năng sau dốc.................................................................. 93
6.4. CHọN CấU TạO CÁC Bộ PHậN TRÀN: ...................................................................... 96
6.4.1. Kênh thượng lưu:.................................................................................. 96
6.4.2.Tường cánh thượng lưu: ........................................................................ 96
6.4.3. Ngưỡng tràn và các thiết bị trên ngưỡng: ............................................. 97
6.4.3.6.Dốc nước: ........................................................................................... 98
6.4.3.8.Kênh hạ lưu: ....................................................................................... 99
6.5. TÍNH TOÁN ổN ĐịNH TRÀN: .................................................................................. 99
6.5.1. Mục đích: ............................................................................................. 99
6.5.2. Các trường hợp tính toán: .................................................................... 99
6.5.3. Nội dung tính toán: ............................................................................ 100

Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp

Trang 4

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ CỐNG NGẦM LẤY NƯỚC ................................... 106
7.1. NHữNG VấN Đề CHUNG:...................................................................................... 106
7.1.1. Nhiệm vụ, cấp công trình và các chỉ tiêu thiết kế: ............................... 106
7.1.2. Tuyến công trình và hình thức cống ngầm: ......................................... 107
7.1.3. Sơ bộ bố trí cống: ............................................................................... 107

7.1.4. Tài liệu tính toán: ............................................................................... 107
7.2. THIếT Kế KÊNH Hạ LƯU CốNG: ........................................................................... 107
7.2.1. Thiết kế mặt cắt kênh: ......................................................................... 108
7.2.2. Kiểm tra điều kiện không xói và bồi lắng: .......................................... 109
7.3. TÍNH TOÁN KHẩU DIệN CốNG: ............................................................................ 110
7.3.1. Trường hợp tính toán: ........................................................................ 110
7.3.2. Tính toán bề rộng cống (bc): ............................................................... 111
7.4 KIểM TRA TRạNG THAI CHảY VA TINH TOAN TIEU NANG. ....................................... 117
7.5.CHọN CấU TạO CốNG: .......................................................................................... 127
7.5.1. Cửa vào, cửa ra:................................................................................. 127
7.5.2. Thân cống: ......................................................................................... 127
7.5.3. Tháp van: ........................................................................................... 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 135

Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp

Trang 5

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

LỜI CẢM ƠN.
Sau thời gian mười bốn tuần làm đồ án tốt nghiệp, với sự cố gắng của bản thân
và được sự hướng dẫn nhiệt tình, khoa học của thầy giáo PGS-TS.Nguyễn Phương
Mậu, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Với đề tài : “ Thiết kế hồ chứa
nước Mỹ Lâm 2 “.

Thời gian làm đồ án tốt nghiệp là một dịp tốt để em có điều kiện hệ thống lại
kiến thức đã được học tại trường, giúp em biết cách áp dụng lý thuyết đã được học
vào thực tế. Những điều đó đã giúp em có thêm hành trang kiến thức chuyên ngành
để chuẩn bị cho tương lai và giúp em đỡ bỡ ngỡ khi bước vào nghề với công việc
thực tế sau này.
Đồ án đã đi vào sử dụng tài liệu thực tế công trình thuỷ lợi, (Công trình hồ
chứa nước Mỹ Lâm), vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học. Mặc dù bản thân đã
hết sức cố gắng nhưng do điều kiện thời gian hạn chế nên trong đồ án em chưa giải
quyết được đầy đủ và sâu sắc các trường hợp trong thiết kế cần tính, mặt khác do
trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên trong đồ án không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo giúp cho đồ án của em được hoàn chỉnh hơn, chính xác hơn, giúp cho kiến
thức chuyên môn của em được hoàn thiện.
Để đạt được kết quả này em đã được các thầy các cô trong trường ĐHTL, từ
các thầy các cô ở các môn học cơ sở đến các thầy các cô ở các môn chuyên nghành
dạy bảo tận tình, truyền đạt tất cả những tâm huyết của mình cho em được có ngày
trở thành một kỹ sư thực thụ. Em xin chân thành cảm ơn các thầy các cô.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn
Thủy Công đặc biệt là thầy giáo PGS-TS. Nguyễn Phương Mậu đã tận tình hướng
dẫn, tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đồ án này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện :

PHẦN MỞ ĐẦU
Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp


Trang 6

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

Tuy Hòa là một huyện của tỉnh Phú Yên, nằm trên quốc lộ 1A phía nam giáp
với tỉnh Khánh Hòa phía bắc giáp với thị xã Tuy Hòa phía đông giáp với biển đông
và phía nam giáp với hai huyện miền núi Sơn Hòa và Sông Hinh.
Huyện Tuy Hòa có một thị trấn Phú Lâm, 20 xã, 104 thôn diện tích là 90.400
ha. Trong đó đất nông nghiệp 24.124 ha, còn lại là đồi núi có độ dốc lớn và nhiều
khe lạch. Trong huyện có nhiều sông suối, các sông chính trong huyện như: sông
Đà Rằng, sông Mới, sông Trong.
Huyện Tuy Hòa có mật độ dân số là: 274 người/km2, có tổng dân là: 248.004
người. Phân bố ở thành thị ( thị trấn Phú Lâm) 27.528, nông thôn là: 220.476 người
chiếm 89%. Xã xa nhất là Sơn Thành 35km và gần nhất là thị trấn Phú Lâm 6km.
Phú Yên là một tỉnh nghèo của cả nước thu nhập đầu người trên năm thấp,
phần lớn các gia đình ở nông thôn còn thiếu ăn từ 1 đến 2 tháng. Nông nghiệp là
nghành sản xuất chính của huyện Tuy Hòa chiếm tới 90% dân số của huyện. Diện
tích có khả năng canh tác nông nghiệp là 24.124 ha, ngoài ra một phần diện tích
canh tác lúa ở hạ lưu sông Bàn Thạch đã phát triển nuôi tôm sú.
Với việc nghiên cứu và thiết kế thi công công trình hồ chứa Mỹ Lâm ở đây sẽ
mang lại lợi ích kinh tế và góp phần đảm bảo chống ngập lụt và hạn hán ở khu vực
này, góp phần nâng cao cuộc sống của nhân dân trong khu vực.
Với sự phân công của bộ môn em được giao đề tài “ Thiết kế hồ chứa Mỹ
Lâm- Phương án 1”. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS TS Nguyễn Phương
Mậu em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Sinh viên

PHẦN I: TÌNH HÌNH CHUNG

Sinh viên :

Lớp :


Trang 7

Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1 . Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực xây dựng công trình:
1.1.1 . Vị trí địa lý:
Hồ chứa nước Mỹ Lâm được xây dựng trên sông Trong, thuộc địa bàn xã Hòa
Thịnh, huyện Tuy Hòa (nay là huyện Tây Hoà) tỉnh Phú Yên, nằm phía nam huyện
Tuy Hòa, cách đường quốc lộ 1A về phía tây 21km.
- Tọa độ địa lý vùng công trình đầu mối và khu tưới hồ chứa Mỹ Lâm vào
khoảng:
12º 53’44” ÷ 12º54’15” vĩ độ Bắc.
109º14’27” ÷ 109º14’33” kinh độ Đông.
1.1.2 . Đặc điểm địa hình, địa mạo:
Bao bọc xung quanh lòng hồ Mỹ Lâm bởi các dãy núi cao nối liền nhau được
cấu tạo bởi các loại đá sít, thấm nước yếu ,cao độ dao động từ +70m đến +113m.
Phần các
mái đồi tính từ đường phân thủy xuống vùng chân các đồi núi có cao trình +13m ,có
bề mặt địa lý khá dóc,bin phân cách bởi các khe ,rãnh xuối nhỏ
Địa mạo trong khu vực này có dang xâm thực ,bào trụi . Nham thạch chủ yếu là
các dạng hỗn hợp sạn dam tảng lan (thành phần là thạch anh ,granit cứng chắc ,kích
thước từ 1:2 cm đến vài mét ,bề dày lớp từ 1:5cm ). Trên mặt được phủ lớp thảm

thực vật dày.
Khu vực lòng hồ có bề mặt địa hình khá thoải, cao độ địa hình dao động +7m tới
+13m ,bề mặt địa hình bị phân cách bởi hệ thống sông suối nhỏ.
Lưu vực hồ chứa Mỹ Lâm có diện tích khoảng 66,20 km2, lưu vực bao quanh
bởi các đỉnh núi cao từ 1000m có xu thế giảm dần về phía Bắc, các dãy núi phía
Tây có độ cao từ 1000 đến 1100m,dãy núi phía Đông thấp hơn có cao độ khoảng
500m trở xuống.
Khu tưới hồ chứa nước Mỹ Lâm có cao độ thấp dần theo hướng từ phía
Nam xuống phía Bắc, từ phía Tây sang phía Đông Bắc. Khu tưới hồ chứa Mỹ Lâm
có sông Trong chạy thẳng theo hướng Bắc và đổ vào sông Bánh Lái, chia khu tưới
làm hai phần: Khu tưới phía Đông và khu tưới phía Tây. Địa hình khu tưới cao ở
gần khu đầu mối và thấp dần về cuối khu tưới, độ chênh cao từ 4 đến 10m do đó rất
thuận lợi để bố trí công trình tưới tự chảy.
1.2.Điều kiện thuỷ văn khí tượng:

Sinh viên :

Lớp :


Trang 8

Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

1.2.1. Các đặc trưng lưu vực:
- Tổng diện tích lưu vực: Flv = 66,2 km2.
- Chiều dài sông


:

Ls = 10,2 km.

- Độ dốc lòng sông

:

Js = 29,7 %.

- Chiều dài sườn dốc

: Bd = 3,2 km.

1.2.2. Khí tượng:
Trên lưu vực hồ chứa Mỹ Lâm không có trạm đo khí tượng, tuy vậy gần khu
vực nghiên cứu có một số trạm khí tượng: trạm khí tượng Tuy Hòa, trạm mưa Hòa
Đồng, trạm khí tượng Sơn Hòa, trạm sông Hinh.
1.2.3. Các đặc trưng khí tượng thủy văn công trình:
Lượng mưa trung bình nhiều năm là 2410mm. Lượng mưa tập trung vào mùa
mưa từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 83% lượng mưa cả năm, tháng 10 và tháng 11
là hai tháng mưa lớn nhất. Độ ẩm trung bình nhiều năm là 82%, độ ẩm lớn nhất là
từ tháng 9  12 và tháng 1.
Bảng 1-1: Độ ẩm tương đối (%) trung bình tháng và năm trạm Tuy Hoà
Tháng

I

II


III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII Năm

%

85

84

84

82

79


74

75

82

86

86

85

76

82

Bảng 1-2: Lượng mưa trung bình và lớn nhất ngày và năm trạm Tuy Hoà
T

I

II

III

IV

V

VI


VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

TB

68.3

32.5

46.5

53.9

89.4

76.2

56.9


64.6

270.2

739.0

596.5

331.1

2410.5

Max

58.6

39.6

174.9

99.9

138.2

94.0

48.2

79.6


163.2

666.2

275.0

288.0

628.9

Năm

1999

1988

1994

1995

1994

1988

1995

1988

1997


1993

1985

1998

1993

Lượng bốc hơi khá lớn, lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 1358,7mm
Lượng bốc hơi lớn nhất là từ tháng 5 đến tháng 8, khi có độ ẩm thấp, nhiệt độ cao.
Bảng 1-3: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm (Piche) trạm Tuy Hoà
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Năm

Z (mm)

85.6

76.6

95.2

104.5

139.5

167.2

172.2

172.5

109.4


73.8

76.8

85.5

1358.7

Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 26,5oC, cao nhất từ tháng 5 đến tháng 8,
nhiệt độ cao nhất đạt tới 40oC vào tháng 5/1977, thấp nhất là 15,2oC xuất hiện vào
tháng 1/1984.

Sinh viên :

Lớp :


Trang 9

Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

Bảng 1-4: Nhiệt độ không khí trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất tháng và
năm
Tháng

I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

TBình

23

23.8

25.4


27.2

28.7

29

29

28.8

27.6

26.3

25.8

23.8

26.5

Max

33.7

36.5

36.3

38.2


40.0

39.4

38.3

38.4

38.4

35.7

34.5

33.1

40.0

Năm

1973

1966

1980

1959

1977


1983

NN

1985

1985

1972

1974

1974

1977

Min

15.2

16.8

17.0

18.8

21.4

21.9


21.7

22.0

20.9

19.1

17.7

15.3

15.2

Năm

1984

NN

1963

1978

NN

1984

1964


1971

1966

1937

1971

1982

1984

Một năm có 2450 giờ nắng, trung bình mỗi ngày có 6,7 giờ nắng, nắng nhiều
nhất là tháng 4 và tháng 5.
Bảng 1-5: Số giờ nắng (h/ngày)
Tháng

I

II

III

IV

V

VI


VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Giờ

4.96

6.81

8.17

8.88

8.97

7.81

7.83


7.26

6.76

5.23

3.99

3.92

6.71

Hướng gió thịnh hành từ tháng 1012 và tháng 1 là hướng Bắc và Đông Bắc
với mưa lớn, từ tháng 6 đến tháng 9 là hướng Tây và Tây Nam. Tốc độ gió trung
bình là 2,5m/s, lớn nhất đạt tới 36m/s.
Bảng 1-6: Tốc độ gió trung bình và lớn nhất tháng và năm
Tháng

I

II

III

IV

V

VI


VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

TB

2.2

2.1

2.2

2

2

3.1

2.8


3.1

1.8

2.1

3.2

3.1

2.5

Max

16

15

16

12

20

25

19

19


20

22

36

20

36

Năm

1977

1977

1977

1980

1977

1978

1966

1964

1977


1979

1964

1991

1964

Mùa lũ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12, chiếm 71% lượng dòng chảy năm, lũ
lớn nhất thường xảy ra vào tháng 11, hướng gió Bắc, Đông Bắc mang hơi ẩm từ
biển vào gặp địa hình dâng cao gây mưa lớn.
Bảng 1-7: Đặc trưng thống kê dòng chảy năm của một số lưu vực
TT

Tên trạm

Flv (km2)

Qo (m3/s)

1

Đồng Trăng

1244.0

56.00

45.02


2

Sông Hinh

752.0

46.36

3

An Hoà

383

27.90

Sinh viên :

Mo (l/s.km2) Yo (mm)

Cv

Cs

1417.5

0.22

2Cv


61.65

1942.0

0.42

2Cv

72.85

2294.6

0.42

2Cv

Lớp :


Trang 10

Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

Vận tốc gió tính toán tương ứng với tần suất thiết kế.

Bảng 1-8:
Tần
suất(%)

V(m/s)

1

2

3

5

10

20

50

30.7

29.4

28.5

27.4

25.6

23.5

20.6


1.2.4. Lượng bùn cát:
-Độ đục bùn cát bình quân khu vực là   120 g / m3 .
-Lưu lượng bùn cát: R =  .Q (kg/s.10-3)
-Những hạt mịn của bùn cát lơ lửng theo dòng chảy chảy theo cửa xả chiếm
khoảng 20% bùn cát lơ lửng, nên tổng lượng bùn cát lư lửng năm là:
W = R.31,5.0,80.106 kg/năm
- Lưu vực thuộc vùng đồi núi, sông ngắn, các sườn dốc chảy trực tiếp vào
sông, độ dốc sườn dốc và độ dốc lòng sông lớn. Do đó Lượng bùn cát di đẩy lấy
bằng 20% tổng lượng bùn cát lơ lửng.
Thể tích bùn cát lắng đọng hàng năm là: Vbc 

W

c

Trong đó:  c là dung trọng bùn cát lấy bằng 1,0 T/m3
Bảng 1-9: Lớp tổn thất do bốc hơi
Tháng

1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

Năm

ΔZ
(mm)

39,9

35,7

44,4

48,7

65,0

77,9


80,2

80,4

51,0

34,4

35,8

39,8

633,2

Bảng 1-10: Tốc độ gió (Trạm Tuy Hòa)
Tần suất (%)

1

2

3

4

5

50

V m/s


30,8

29,4

28,5

27,8

27,3

19,4

Sinh viên :

Lớp :


Trang 11

Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

Bảng quan hệ Z~F~V:
STT

Sinh viên :

Z


F

V

(m)

(m2)

106 m3

1

10

184.6

0

2

11

304.8

0.25

3

12


478

0.64

4

13

743

1.25

5

14

962.8

2.1

6

15

1094.3

3.13

7


16

1173

4.26

8

17

1235.5

5.47

9

18

1296.8

6.73

10

19

1358

8.06


11

20

1411.6

9.45

12

21

1455.3

10.88

13

22

1494.4

12.35

14

23

1533.6


13.87

15

24

1572.7

15.42

16

25

1630

17.02

17

26

1672.1

18.67

18

27


1714.1

20.37

19

28

1756.2

22.1

20

29

1798.2

23.88

21

30

2030

25.7

22


35

2051.5

35.43

23

40

2257.6

46.2

24

45

2468.6

58.2

25

50

2589.4

90.91


Lớp :


Trang 12

Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

Hình 1-1: Biểu đồ quan hệ Z~F
Z~F
60
50

Z

40
30

Z~F

20
10
0
0

500

1000


1500

2000

2500

3000

F

Hình 1-2: Biểu đồ quan hệ Z~V

Z~V
60
50

Z

40
30

Z~V

20
10
0
0

20


40

60

80

100

V

Sinh viên :

Lớp :


Trang 13

Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

Bảng 1-10 : Quá trình lũ thiết kế với P=1%
Q (m3/s)

t (h)

t (h)

Q (m3/s)


11.8

1

13

1044.0

60.0

2

14

856.0

120.0

3

15

727.0

206.0

4

16


626.0

410.0

5

17

491.0

647.0

6

18

336.0

881.0

7

19

224.0

1260.0

8


20

138.0

1670.0

9

21

68.8

1861.0

10

22

26.7

1656.0

11

23

11.6

1308.0


12

24

3.8

1.3 Điều kiện địa chất:
1.3.1.Đặc điểm địa chất khu vực:
1.3.1.1. Địa tầng:
Theo bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/200.000 đã xuất bản năm
1997, địa tầng tại khu vực dự án bao gồm: Trầm tích đệ tứ, pha trầm tích, trầm tích
sông biển và đá gốc. Các thành tạo đá biến chất thuộc hệ tầng khâm Đức chỉ lộ ra
những mảnh nhỏ phân bố ở chân núi.
1.3.1.2. Địa chất vật lý:
Theo tài liệu địa chất và khoáng sản của cục địa chất và khoáng sản Việt Nam
xuất bản năm 1997 thì nhìn chung các hoạt động mới kiến tạo không xảy ra ở cụm
công trình đầu mối hồ chứa Mỹ Lâm.
1.3.1.3. Địa chất khoáng sản:
Theo tập thuyết trình địa chất và khoáng sản Việt Nam xuất bản năm 1997,
vùng lòng hồ và khu vực đầu mối hồ Mỹ Lâm không có các mỏ quặng khoáng sản.

Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp

Trang 14


Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

1.3.2. Đặc điểm địa chất công trình.
1.3.2.1. Địa chất công trình khu vực lòng hồ:
- Địa tầng:
Lòng hồ chứa nước Mỹ Lâm nằm trong vùng đá mắc ma xâm nhập thuộc
phức hệ Đèo Cả và một phần là các thành tạo đá biến chất thuộc hệ tầng Khâm Đức.
Các đá trên đều có cấu tạo dạng khối, phần trên bị phong hóa nứt nẻ. Tầng
phủ trên đá gốc ở các sườn đỉnh đồi núi chủ yếu là hỗn hợp sạn dăm tảng lăn và đất
đá, á sét có bề dày từ 1 ÷ 5 m. Nguồn gốc pha tàn tích, phần bụng hồ là các lớp sét,
á sét lẫn lớp cát cuội sỏi có bề dày đến 20m nguồn gốc bồi tích.
- Địa chất thủy văn:
- Nước mặt: Nguồn cung cấp chủ yếu cho lòng hồ Mỹ Lâm là nước mặt
gồm nước mưa và nước lũ. Vào mùa mưa, nước lũ có đặc điểm dâng lên và rút đi
khá nhanh do bề mặt địa hình dốc. Lượng nước mặt khá phong phú được cung cấp
bởi hệ thống các sông suối như: Suối đá Bàn Thượng, sông Trong, suối Đổ, suối
Chanh.
- Nước ngầm: Nước ngầm chủ yếu tồn tại trong các lớp tầng phủ có
nguồn gốc bồi tích tại phần bụng hồ. Nước ngầm có quan hệ chặt chẽ với nước sông
suối trong vùng. Về mùa khô lượng nước ngầm chủ yếu bổ sung cho nước sông
suối.
1.3.2.2. Đánh giá điều kiện xây dựng hồ chứa:
- Khả năng giữ nước:
Hồ chứa nước Mỹ Lâm có khả năng giữ nước đến cao trình thiết kế do lòng
hồ được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi cao nối liền nhau được cấu tạo bới các
loại đá có cấu tạo khối đặc sít, thấm nước yếu. Vì vậy vấn đề thấm mất nước tại khu
vực lòng hồ là rất ít.
- Vấn đề ngập và bán ngập:
Trong khu vực lòng hồ, dân cư sinh sống rất thưa thớt, không có các cơ sở

công nghiệp, đường giao thông, di tích văn hóa và các loại khoáng sản quý. Vùng
đất canh tác của nhân dân chủ yếu là trồng mía, vì vậy việc di dân và đền bù hoa
màu trong khu vực lòng hồ không ảnh nhiều tới việc thi công công trình.
- Vấn đề tái tạo bờ hồ và bồi lắng lòng hồ:
Lòng hồ chứa nước Mỹ Lâm được bao quanh bởi các dãy núi cao, nham
thạch ở các sườn, đỉnh đồi núi là cấc lớp á sét, hỗn hợp dăm tảng và lớp á sét, bề mặt
được phủ bởi thảm thực vật dày, đá gốc có cấu tạo dạng khối vững chắc. Khi lòng hồ
Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp

Trang 15

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

tích nước có thể xảy ra hiện tượng tái tạo bờ hồ ở một số vị trí có độ dốc lớn. Tuy nhiên
do bề dày của tầng phủ không lớn, đá gốc có cường độ chịu lực cao, nằm nông lên vấn
đề tái tạo và bồi lắng lòng hồ không ảnh hưởng đến khả năng giữ nước.
1.3.3. Địa chất công trình khu đầu mối:
1.3.3.1. Tuyến đập:
a. Đặc điểm địa hình:
Tuyến đập được thiết kế qua một thung lũng không đối xứng, phần bên
trái đập đi qua một quả đồi thấp. Tại khu vực lòng sông và thềm sông, cao độ địa
hình dao động từ +6,9 ÷ +1,2 m. Phần các sườn đồi núi có cao độ từ + 12.0 ÷ 44.0
m. Các sườn đỉnh đồi được phủ thảm thực vật khá dày.
b. Điều kiện địa tầng:
Theo mặt cắt địa chất công trình đã lập dựa vào các kết quả khảo sát địa

chất tại tuyến đập, địa tầng từ trên xuống dưới gồm các lớp như sau:
- Lớp (1): Á sét – sét nhẹ, hạt cát lẫn tạp chất hữu cơ, kết cấu kém bền chặt.
Lớp có bề dày khá nhỏ (0,3 ÷ 1,2m) chỉ phân bố ở những bãi bồi ven sông, khả
năng chịu lực thấp, hệ số thấm lớn, cần bóc bỏ hoàn toàn.
- Lớp (2): Á sét trung chứa hữu cơ, kết cấu kém chặt, trạng thái dẻo mềm,
chiều dày 3÷4,5m, lớp này có hệ số thấm nhỏ, khả năng chịu lực thấp, có tính lún
theo thời gian khi chịu tải trọng công trình.
- Lớp (3): Đất sét nhẹ, kết cấu kém chặt. Lớp này có hệ số thấm nhỏ, có
tính nén lún cao và lún theo thời gian. Chiều dày từ 2,3 ÷ 4,5m.
- Lớp (4): Hỗn hợp cát cuội sỏi màu xám nâu nhạt, trắng đục, tầng bão hòa
nước rời rạc, trong tầng xen kẹp các thấu kính á sét. Chiều dày lớp đến 18,4m, lớp
này có tính thấm lớn, cần xử lý thấm để tránh mất nước từ thượng lưu về hạ lưu khi
thi công đập.
- Lớp (5): Á sét nặng chứa dăm sạn thạch anh granit màu xám nâu, xám
vàng, nâu đỏ. Đất ẩm, kém chặt, dẻo cứng phân bố chủ yếu tại các sườn đỉnh đồi, bề
dày lớp 0,8 ÷ 5,5m. Lớp này có khả năng chịu lực lớn, hệ số thấm trung bình.
- Lớp (6): Đá granit phong hóa mãnh liệt, hầu hết đã biến thành á sét
trung – nặng lẫn sạn thạch anh màu xám nâu, xám vàng đốm trắng. Lớp này có khả
năng chịu lực và tính thấm trung bình.Chiều dày lớp 4,6 ÷ 8 m.
- Lớp (7): Đá granit phong hóa mạnh xen kẹp với các đới phong hóa vừa
màu xám nâu, xám vàng nhạt, xám trắng có tính chịu lực cao, hệ số thấm trung
bình. Bề dày lớp từ 1,0 ÷ 11,20 m.
Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp

Trang 16


Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

- Lớp (8): Đá granit phong hóa nhẹ, tươi màu xám xanh, xám trắng đốm
đen. Đá có cấu tạo khối kiến trúc hạt thô, thành phần chủ yếu là Thạch anh, Fenspat,
Biotit, đá rất cứng chắc, ít nứt nẻ, khe nứt kín, phạm vi phân bố sâu.
c. Địa chất thủy văn:
Trong phạm vi tuyến đập chỉ có lớp 4 là tầng chứa nước, các lớp còn lại
hầu như không chứa nước ngầm. Về mùa mưa nước chỉ tồn tại tạm thời trong các
lớp phủ và nhanh chóng rút xuống vùng trũng thấp.
1.3.3.2. Tuyến tràn xả lũ:
Tuyến tràn được bố trí tại vai phải tuyến đập. Theo mặt cắt địa chất đã lập tại
tuyến tràn, địa tầng từ trên xuống gồm các lớp như sau:
- Lớp (5): Á sét nặng chứa ít sạn dăm thạch anh màu xám nâu, xám vàng, nâu
đỏ, đất ẩm, kém chặt, bề dày từ 2,5 ÷ 3,5 m.
- Lớp (6): Đá granit phong hóa mãnh liệt hầu hết đã biến thành đất á sét trung
nặng lẫn sạn thạch anh màu xám nâu, xám vàng đốm trắng. Đá mềm bở, dễ bóp vụn
nát bằng tay. Bề dày khoảng 4,8 m.
- Lớp (8): Đá granit thô phong hóa nhẹ, tươi màu hồng xám, xám xanh đốm
đen. Đá có cấu tạo khối rất cứng chắc, ít nứt nẻ, phân bố sâu.
Đánh giá: Tại phạm vi tuyến trên các lớp (5) và (6) khi bị tác dụng mạnh của
dòng nước dễ bị lở và rửa trôi. Lớp 8 có khả năng chịu tải lớn và bền vững, phạm vi
phân bố sâu.
Tuyến cống được bố trí tại vai trái tuyến đập chính. Theo mặt cắt địa chất
công trình đã lập, từ trên xuống dưới gồm các lớp như sau:
- Lớp (1): Á cát, á sét nhẹ hạt cát phân bố tại cuối đuôi cống, bề dày khoảng 0,3m.
- Lớp (2): Á sét trung hạt cát lẫn ít sỏi màu xám, xám xanh, xám đen nhạt. Đất
ẩm kết cấu kém chặt, trạng thái dẻo cứng, bề dày lớp khoảng 2,7m.
- Lớp (3): Đất sét nhẹ màu xám nâu, xám vàng nhạt. Đất ẩm kết cấu kém chặt,
trạng thái dẻo cứng, bề dày khoảng 1,5m.

- Lớp (5): Á sét nặng chứa ít sạn dăm thạch anh màu xám nâu, nâu đỏ. Đất
ẩm, kém chặt, dẻo cứng, chiều dày khoảng 3,0m.
- Lớp (7): Đá granit phong hóa mạnh màu xám nâu, xám vàng nhạt, đá kém
cứng có thể bẻ bằng tay, bề dày lớp khoảng 1m.
- Lớp (8): Đá granit hạt thô phong hóa nhẹ, tươi, ít nứt nẻ, rất vững chắc, phân
bố sâu.

Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp

Trang 17

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

Đánh giá: Tại vị trí tuyến cống các lớp (1), (2), (3) có tính lún cao, phân
bố cục bộ tại phần đuôi cống. Lớp (7) có chiều dày nhỏ, diện phân bố hẹp. Lớp
(8) có sức chịu tải cao, phạm vi phân bố sâu.
1.4. Tình hình vật liệu xây dựng:
Yêu cầu cần phải có khối lượng đất đắp đập từ (1.500.000÷1.800.000)m3.
Theo kết quả thăm dò và khảo sát do Công ty Tư Vấn và chuyển giao công nghệ
trường Đại Học Thủy Lợi thực hiện kết hợp với lấy mẫu thí nghiệm xác định chỉ
tiêu đầm chặt cho thiết kế thi công, phạm vi khảo sát được tập chung vào các mỏ
vật liệu thuộc khu vực lòng hồ: Phía thượng lưu vai phải, vai trái của tuyến đập
phương án I và khu vực nằm ngoài lòng hồ; hạ lưu tuyến đập phương án II. Khu
vực từng mỏ vật liệu được khoanh vùng trên bản đồ vị trí bãi vật liệu.
Qua khảo sát đã xác định khu vực cho khai thác với diện tích khoảng 93ha,

chiều sâu khai thác từ 1  4m, chiều dày bóc bỏ gồm đát á sét nhẹ - trung lẫn rễ cỏ
cây và tạp chất hữu cơ từ 0,2 ÷ 0,6m. Trữ lượng khai thác đạt khoảng 1.817.200 m3.
Đất dùng cho đắp đập là:
-

Đất á sét trung màu xám xanh, nâu vàng.

-

Đất sét nhẹ màu nâu vàng, vàng nhạt đốm trắng.

-

Đất á sét nặng lẫn ít sỏi thạch anh màu vàng nhạt – xám vàng.

-

Đất sét lẫn ít sỏi thạch anh màu vàng – xám, xanh nhạt.

Từ kết quả khảo sát và thí nghiệm trong báo cáo địa chất do Công ty Tư vấn và
chuyển giao công nghệ trường Đại Học Thủy Lợi đã thực hiện thì thứ tự các lớp từ
trên xuống dưới của từng mỏ vật liệu như sau:
1.4.1. Mỏ vật liệu 1:
Nằm về phía thượng lưu, vai phải của tuyến đập phương án I. Cách tim tuyến
khoảng 150m. Đây là khu vực đất trồng mía của nhân dân. Mỏ 1 có các thông số cụ
thể như sau:
- Diện tích mỏ:

55.000m2


- Khối lượng bóc bỏ:

29.300m3

- Khối lượng khai thác:

Lớp (2a): 49.500m3;
Lớp (3a): 56.500m3.

1.4.2. Mỏ vật liệu 2:
Nằm về phía hạ lưu tuyến đập II, dọc hai bên tuyến đường từ cuối xã Hòa
Thịnh đi lên cụm công trình đầu mối. Đây là khu vực bãi trồng mía của nhân dân có
bề mặt địa hình khá bằng phẳng. Mỏ đất số 2 có các thông số cụ thể như sau:
Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp

Trang 18

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

- Diện tích mỏ:

581.900m2

- Khối lượng bóc bỏ:


242.300m3
Lớp (4a): 821.600m3;

- Khối lượng khai thác:

Lớp (5a): 151.400m3.
1.4.3. Mỏ vật liệu 3:
Nằm trong khu vực lòng hồ, về phía thượng lưu vai trái của tuyến đập phương
án I. Cách tim tuyến khoảng 150m (khoảng cách gần nhất). Đây là bãi trồng mía
của nhân dân. Mỏ 3 có các thông số cụ thể như sau:
- Diện tích mỏ:

60.900m2

- Khối lượng bóc bỏ:

24.300m3

- Khối lượng khai thác:

Lớp (8a): 195.600m3;
Lớp (9a): 379.300m3.

Như vậy qua kết quả khảo sát địa chất công trình tại các mỏ vật liệu đất cho
thấy:
- Tổng khối lượng bóc bỏ:
389.500m3
- Tổng khối lượng khai thác:

1.817.200m3


Nhìn chung các mỏ vật liệu đều nằm gần cụm công trình đầu mối trong phạm vi bán
kính 3km. Các mỏ đất dều có trữ lượng khai thác lớn, dễ khai thác.

Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp

Trang 19

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN DÂN SINH KINH TẾ
2.1. Tình hình dân sinh kinh tế:
2.1.1. Dân số, xã hội:
Dân số toàn vùng dự án tính đến tháng 5 năm 2001 là: 21.429 người; 10.520
người trong độ tuổi lao động.
Các dân tộc trong vùng dự án chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm 99,8%, còn lại là
dân tộc ÊĐê chiếm 0,2%.
Tỷ lệ tăng dân số giảm rõ rệt.
Năm 1996 : Tỷ lệ tăng dân số là 2,14%.
Năm 1999 : Tỷ lệ tăng dân số là 1,7%.
Lực lượng lao động tương đối dồi dào, chiếm 49% dân số, trong đó chủ yếu là
lao động sản xuất nông nghiệp.
2.1.2. Nông nghiệp và nông thôn:
2.1.2.1. Nông nghiệp:
Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng trong khu vực: 4.700 ha, trong đó diện

tích hồ Mỹ Lâm phụ trách tưới là 2500 ha, gồm trồng lúa 2000 ha và 500 ha chủ
yếu là diện tích trồng mía và các loại hoa màu khác.
Về lương thực: Sản lượng hằng năm tăng khoảng 4%. Năng suất lúa trung
bình khoảng 37 tạ/ha/vụ. Tăng sản lượng lương thực qui ra thóc khoảng 15.000 tấn
/năm.
Cây công nghiệp ngắn ngày: Trong vùng dự án cây mía là cây công nghiệp
chủ lực, năng suất mía đạt 50 tấn /ha. Tổng sản lượng mía thu hoạch hàng năm
khoảng 14.500tấn.
Chăn nuôi: Trâu bò có khoảng 5.500 con. Còn về gia cầm, trong vùng chủ
yếu là chăn nuôi vịt, đàn vịt có khoảng 55.000 con. Đây là nguồn cung cấp thực
phẩm chủ yếu cho người dân trong vùng dự án.
2.1.2.2. Nông thôn:
Thu nhập đầu người bình quân hàng năm 1,2tr đồng/năm.
Trong vùng dự án số hộ kinh tế giàu chiếm 12% còn lại đa số các hộ đều
thiếu ăn, đời sống của nhân dân trong vùng phần lớn còn khó khăn.
Nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, phương tiện đi lại, mức hưởng thụ văn hoá và bảo
vệ sức khoẻ người dân còn thiếu thốn.
Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp

Trang 20

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình đang triển khai và có những biến
chuyển tốt. Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 2,9% (1989) xuống 1,8% (1998).

Giáo dục: Khu vực đã có trường cấp 1, cấp 2, đa số trẻ em đều được đến
trường.
2.1.3. Công nghiệp:
Nhìn chung ngành công nghiệp trong vùng không phát triển, chỉ có vài cơ sở
sản xuất nhỏ sản xuất vật liệu xây dựng: đá chẻ, gạch ngói, sữa chữa đồ gia dụng và
máy móc nông cụ, chế biến lương thực và sản xuất đá lạnh.
2.1.4. Giao thông vận tải:
Trong khu dự án có đường nhựa H13 nằm bên bờ hữu sông Trong xây dựng
năm 1999 thuộc dự án cơ sở hạ tầng nông thôn, chạy đến sát khu đầu mối công
trình. Ngoài ra còn có các đường liên xã là đường đất đi qua giữa các khu tưới. Hệ
thống giao thông trong vùng dự án chỉ đi lại thuận tiện vào mùa khô, mùa mưa
nhiều đoạn bị lầy thụt, xe cộ đi lại rất khó khăn.
2.1.5. Năng lượng:
Mạng lưới điện quốc gia đã phủ toàn bộ khu vực dự án. Trạm điện cao thế đặt
tại Phú Thứ cách công trình khoảng 12Km. Tại Hoà Thịnh đã có 5 trạm biến áp 325
KVA.
2.1.6. Cấp nước sinh hoạt:
Trong vùng dự án nước sinh hoạt chủ yếu của nhân dân là nước giếng do nhân
dân tự đào, chất lượng nước nói chung là không được tốt do chưa được xử lý. Về
mùa khô lượng nước ngầm trong khu vực bị giảm nhiều, do vậy mực nước trong
các giếng đào gần như không có, dẫn đến việc người dân trong vùng dự án thiếu
nước sinh hoạt trong mùa khô.
2.1.7. Điều kiện vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng:
Trong vùng dự án đều có các trạm y tế xã, người dân trong vùng dự án đều
được chăm sóc tại chỗ khi bị ốm đau, bệnh tật. Trên 98% trẻ em trong vùng đều
được tiêm chủng mở rộng.
2.1.8. Các lĩnh vực liên quan khác:
Trong vùng dự án các địa phương đều có hệ thống truyền thanh, có các trạm
bưu điện văn hoá xã. Công tác hoạt động tuyên truyền văn hoá thông tin luôn được
chính quyền quan tâm. Công tác chăm sóc thương binh gia đình liệt sĩ và những

người có công với cách mạng đều được địa phương quan tâm giúp đỡ.

Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp

Trang 21

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

2.2. Hiện trạng thuỷ lợi và điều kiện cấp thiết xây dựng công trình- tình hình
quy hoạch nguồn nước trong vùng:
2.2.1. Hiện trạng thuỷ lợi:
2.2.1.1. Hệ thống tiêu:
Sông Trong không những là trục tưới mà còn là trục tiêu quan trọng của khu
vực dự án ra sông Bánh Lái. Nước từ sông Bánh Lái đổ vào sông Bàn Thạch và
chảy ra biển qua cửa Đà Nông.
Hàng năm vào mùa mưa với những trận mưa lớn, do nước ở cửa Đà Nông
chưa tiêu thoát được làm cho sông Bánh Lái dâng cao tràn bờ sông làm úng ngập
sau mỗi trận mưa từ 3  7 ngày.
Nói chung, hệ thống tiêu của khu vực dự án đã tương đối hoàn chỉnh. Việc tiêu
thoát lũ trong khu vực hoàn toàn phụ thuộc vào sông Bàn Thạch tại cửa Đà Nông.
2.2.1.2. Hệ thống tưới:
Hiện tại khu vực được cấp nước bằng hai nguồn chính: Tự chảy và động lực.
Tưới tự chảy: Từ các đập dâng trên các suối thuộc dãy núi phía Nam khu
tưới, trên sông Trong và trên các bầu trong khu tưới.
Nguồn lấy nước trực tiếp từ các suối thì tưới được diện tích không đáng kể.

Tưới động lực: Từ các trạm bơm điện, trạm bơm dầu, trạm bơm than và trạm
bơm dã chiến. Các trạm bơm này lấy nước trực tiếp từ bờ hữu sông Bánh Lái và bờ
tả của cánh cụt sông Trong.
2.2.2. Hiện trạng các công trình thuỷ lợi:
Các xã Hoà Thịnh, Hoà Mỹ Đông, Hoà Đồng, Hoà Tân Tây và Hoà Tân Đông
có diện tích canh tác bên bờ hữu sông Bánh Lái nằm ngoài vùng tưới của hệ thống
thuỷ lợi Đồng Cam, do đó rất khó khăn về nhu cầu chủ động cấp nước tưới.
Hiện tại, diện tích canh tác trong khu vực dự án được cấp nước tưới bằng hai
nguồn chính là tự chảy và động lực.
Hệ thống kênh mương là kênh đất, hầu hết các tuyến kênh đều bị lở, lòng kênh bị
bồi lắng nghiêm trọng, khả năng dẫn nước kém, các công trình trên kênh đa phần do
dân tự làm không có cửa van điều tiết nên khó khăn cho việc cung cấp nước tưới.
2.3. Phương hướng phát triển kinh tế:
Căn cứ vào niên giám thống kê của tỉnh Phú Yên, phương hướng phát triển đến
năm 2010 của huyện Tuy Hòa nói chung và nghị quyết đại hội Đảng bộ các xã trong
vùng dự án nói riêng đặt ra yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội như sau:
Sinh viên :

Lớp :


Trang 22

Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

2.3.1. Yêu cầu phát triển xã hội:
- Dự kiến phát triển dân số: theo kế hoạch phát triển dân số trong vùng dự án
đến năm 2010 như sau:

Hạng mục

Hiện tại

2010

2015

Dân số (người)

21.428

30.000

30.360

Tỷ lệ tăng dân số

1,7%

1,4%

1,2%

- Với tốc độ phát triển dân số theo bảng trên trong tương lai, yêu cầu đặt ra thu
nhập của người dân trong vùng đạt đến 2,5 triệu đồng/người/năm.
- Số hộ đói nghèo trong vùng đến năm 2010 còn 3%.
- Số hộ có nhà kiên cố, lợp ngói hoặc mái bê tông đến năm 2010 đạt 90%.
- Số hộ có xe gắn máy đến năm 2010 đạt 60%.
- Số hộ có tivi, radio đến năm 2010 đạt 95%.

- Tốc độ tăng dân số đến năm 2010 giảm còn 1,4%.
2.3.2. Yêu cầu phát triển kinh tế:
Trong quy hoạch phát triển kinh tế huyện Tây Hòa, vùng dự án hồ Mỹ Lâm
trong những năm tới vẫn tập trung sản xuất lúa gạo để cung cấp đủ lương thực tại
chỗ cho khoảng 30.000 dân. Để khai thác triệt để đất đai sẵn có thì trước tiên cần
phải có nước tưới chủ động cho toàn bộ diện tích lúa và mía theo quy hoạch của
huyện.
Với yêu cầu đặt ra về phát triển xã hội thì phát triển kinh tế phải đạt được yêu
cầu như sau: Trong những năm tới khi dự án hoàn thành, có đủ nước tưới sẽ triển
khai trồng đại trà các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao. Căn cứ vào báo
cáo tổng kết 10 năm đổi mới nông nghiệp và nông thôn (1989-1999) và phương
hướng phát triển kinh tế đến năm 2010 của xã Hòa Thịnh làm điển hình để phấn đấu
cho toàn vùng dự án như sau:
- Về sản xuất lúa: Mục tiêu đưa năng suất trồng lúa đến năm 2010 đạt 50 đến
55 tạ/ha/vụ. Tổng sản lượng lương thực đạt khoảng 20.000 tấn/năm
- Về trồng cây công nghiệp: Tiếp tục mở rộng diện tích trồng mía, áp dụng
khoa học công nghệ để đến năm 2010 năng suất trồng mía đạt 80 đến 100 tấn/ha.
Sản lượng mía công nghiệp đạt khoảng 45.000 tấn/năm
- Về chăn nuôi: Tốc độ tăng đàn gia súc bình quân đạt 3%/năm, đến năm
2010:

Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp

Trang 23


Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

- Đàn heo đạt 16.000 con, đàn trâu bò đạt 12.000 con.
- Đàn gia cầm đạt 140.000 con.
- Về giá trị sản phẩm ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ
bình quân tăng 10%.
2.3.3. Sự cần thiết phải đầu tư:
Trên cơ sở các số liệu điều tra về tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội ở thời
điểm hiện tại, và các số liệu về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng trong các
kỳ đại hội Đảng bộ các cấp đặt ra, khảo sát đánh giá hiện trạng các công trình thủy
lợi như đã trình bày trên cho thấy:
- Tình hình phát triển kinh tế và xã hội của vùng dự án hiện nay còn thấp.
Trong vùng, kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nền sản xuất nông nghiệp chịu
tác động trực tiếp từ thiên tai như: hạn hán, lũ lụt… vì vậy hiệu quả sản xuất nông
nghiệp mang lại chưa cao, đời sống kinh tế của người dân trong vùng còn gặp nhiều
khó khăn.
- Kinh tế nông nghiệp trong vùng dự án những năm gần đây đã đưa nhiều giống
lúa mới có năng suất cao vào sản xuất đã cho hiệu quả kinh tế cao với những vùng
đảm bảo nước tưới. Như vậy để thúc đẩy nền sản suất nông nghiệp phát triển thì
ngoài việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống và phân bón thì việc đảm
bảo đủ nước tưới là yếu tố quyết định đến hiệu quả của kinh tế sản xuất nông nghiệp.
- Với tổng diện tích canh tác trong vùng là 2.500 ha, trong đó các công trình
đập dâng và trạm bơm hiện nay theo thiết kế tưới cho 1.673 ha đất canh tác, nhưng
thực tế mới tưới ổn định được 997 ha, còn lại 696 ha tưới không ổn định. Còn lại
827 ha chưa có nguồn nước để tưới. Nếu hồ Mỹ Lâm được xây dựng, kết hợp tận
dụng các công trình đập dâng và hệ thống kênh đã có thì sẽ đảm bảo cấp nước tưới
đủ cho 2.000 ha lúa 2 vụ và 500 ha mía, tạo nguồn bổ xung cấp nước cho 800ha
tôm tại vùng hạ lưu sông Bàn Thạch và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội trong vùng dự án
đặt ra như đã trình bày trong mục 2.3.2. thì phải đưa nền kinh tế sản xuất nông

nghiệp của vùng phát triển vững chắc đạt hiệu quả cao.
Bởi vậy việc đầu tư “Dự án hồ chứa nước Mỹ Lâm” là rất cần thiết.
2.3.4. Các điều kiện thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án:
2.3.4.1. Các thuận lợi:
- Dự án xây dựng được sự đồng tình, ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa
phương.
Sinh viên :

Lớp :


Đồ án tốt nghiệp

Trang 24

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2

- Đường giao thông, thông tin liên lạc, đường điện đều đã được xây dựng đến
gần khu công trình đầu mối.
- Công trình nằm gần Thị xã Tuy Hòa (cách 30km về phía Nam).
- Thời tiết thuận lợi cho thi công từ tháng 1 đến tháng 8 là mùa khô trong năm.
- Không phải di dân, đền bù khi xây dựng công trình đầu mối.
2.3.4.2. Các khó khăn:
- Khu đầu mối có địa chất phức tạp, tầng cuội sỏi lòng sông rất dày (sâu nhất
20m) đây là điều kiện rất khó khăn không những cho công tác thiết kế mà còn cả
trong công tác thi công để đảm bảo cho công trình vận hành an toàn trong mùa lũ và
không bị mất nước do thấm qua nền đập.
- Tài liệu thủy văn không có tài liệu đo đạc chính xác tại lưu vực cho nên phải
lấy theo các tài liệu tương tự gần lưu vực công trình.
- Do điều kiện địa chất, vật liệu đất đắp đập không đồng đều, trữ lượng các bãi

không tập trung nên giải pháp kết cấu đập đất cần phải nghiên cứu các phương án
để phù hợp với từng loại đất. Vì vậy việc thiết kế và thi công cũng gặp nhiều khó
khăn hơn.
- Do điều kiện địa hình cho nên không chọn được nhiều tuyến đập, đập đất dài,
khối lượng đất đắp lớn (1.400.000 m3) cho nên công tác thi công phải kéo dài trong
nhiều năm.
- Hàng năm lũ từ sông Bánh Lái đổ về chảy tràn qua tuyến kênh Đông cho nên
công tác thiết kế an toàn cho các tuyến kênh trong mùa lũ là vấn đề hết sức quan
trọng.
- Hệ thống đường liên thôn nhỏ, việc vận chuyển vật liệu để thi công kênh
mương rất khó khăn, khó có thể đưa thi công cơ giới vào tận chân công trình.
2.4. Nhiệm vụ công trình:
Hồ chứa nước Mỹ Lâm được xây dựng với các mục tiêu và nhiệm vụ như sau:
- Cấp nước tưới cho 2.500 ha đất canh tác (Trong đó tưới lúa 2000ha, tưới mía
500ha)
- Cấp nước sinh hoạt cho 30.000 dân.
- Ngăn lũ quét sông Trong, hạn chế và giảm lũ cho hạ du.
- Tạo nguồn để bổ xung nước về mùa khô cho khu vực nuôi tôm hạ du sông
Bàn Thạch cách hồ Mỹ Lâm khoảng 30km với diện tích tưới 800ha.
- Cải tạo khí hậu và môi trường sinh thái trong khu vực dự án.
Sinh viên :

Lớp :


Trang 25

Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hồ chứa nước Mỹ Lâm 2


PHẦN II: THIẾT KẾ SƠ BỘ
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
3.1. Giải pháp công trình và thành phần công trình để thực thi giải pháp đó:
3.1.1. Giải pháp công trình:
Để có thể đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra của dự án thì biện pháp duy nhất
là làm hồ chứa Mỹ Lâm để tạo ra nguồn nước tưới chủ động, giảm lũ quét cho khu
vực hạ lưu sông Trong, cấp đủ nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng dự án vào
mùa khô khi mà mực nước ngầm trong các giếng không đủ cấp nước sinh hoạt cho
gần 30.000 dân.
Để tiết kiệm nước tưới không bị tổn thất toàn bộ hệ thống kênh mương phải
được kiên cố hóa.
Để giảm và cắt lũ quét cho hạ du, hồ chứa nước phải có dung tích phòng lũ lớn.
3.1.2. Thành phần công trình để thực thi giải pháp trên:
Hồ chứa nước Mỹ Lâm được xây dựng với các hạng mục chính sau đây:
- Đập: Cách vị trí tuyến đập về phía thượng lưu và về phía vai trái đập có các
bãi đất có đủ chất lượng và khối lượng như đã để xây dựng đập đất, do đó hình thức
đập ở đây là đập đất, tường nghiêng và sân phủ chống thấm.
- Tràn xả lũ: bố trí ở vai đập bờ phải, so sánh tính chất bảo đảm an toàn đối với
toàn bộ công trình đầu mối kiến nghị chọn hình thức tràn thực dụng Ôphixêrôp Bê
tông cốt thép, có cửa van cung, tiêu năng bằng dốc nước kết hợp với bể tiêu năng.
- Cống: chọn hình thức cống hộp bằng Bê tông cốt thép, lấy nước kiểu tháp.
3.2. Cấp bậc công trình và các chỉ tiêu thiết kế:
3.2.1. Cấp công trình:
Để xác định chiều cao đập sơ bộ xác định cao trình đỉnh đập theo công thức :
Zđđ = MNLTK + d
Trong đó :

(3-1)


d - Chiều cao an toàn có thể lấy d = 1,5 3 m.
Chọn d = 3 m
MNLTK - Mực nước lũ thiết kế.

Vì MNLTK chưa biết nên có thể sơ bộ chọn :
MNLTK = MNDBT + 2,0 m = 38.5+ 2 = 40.5( m ).
=>

Sinh viên :

Zđđ = MNLTK + d = 40.5 + 3 = 43.5( m ).
Lớp :


×