Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Đánh giá sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tại Ba Vì-Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.37 KB, 48 trang )

Luận văn
Đánh giá sức hấp dẫn của tài
nguyên du lịch tại Ba Vì-Hà Nội

1


Mục lục
Lời cảm ơn.................................................................................................. 2
Phần mở đầu................................................................................................ 3
Chương I: Tổng quan đánh giá sức hấp dẫn của Ba Vì-Hà Nội...................5
I.Lý luận chung về việc đánh giá sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch...........5
II.Cơ sở lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch tại Ba Vì.............................8
Chương II:Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch ở Ba Vì-Hà Nội........11
I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..........................................11
II. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn........................16
Chương III:Hiện trạng khai thác tiềm năng du lịch ở Ba Vì......................23
I.Hiện trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở Ba Vì-Hà Nội.............23
II.Thị trường khách tiền năng du lịch tại Ba Vì..........................................28
III.Cơ sở hạ tầng,kỹ thuật,nguồn nhân lực ở Ba Vì....................................29
Chương IV:Giải pháp phát triển du lịch ở Ba Vì.......................................32
I.Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Ba Vì............................32
II.Những đề xuất về việc xây dựng và quảng bá du lịch tại Ba Vì.............34
III.Xây dựng loại hình du lịch nông nghiệp................................................39
Kết luận.................................................................................................... 42
Phụ lục:Những hình ảnh du lịch tại Ba Vì.................................................44
Tài liệu tham khảo................................................................................... 47

Lời cảm ơn
2



Em tên là: Nguyễn Lan Phương,sinh viên lớp k55,khóa QH-2010X, khoa Du lịch
học,trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Năm nay,em thực hiện niên luận với đề tài: Sức hấp dẫn của tài nguyên du tại Ba
Vì-Hà Nội do giáo viên hướng dẫn: Ths.Bùi Thị Hải Yến. Em được biết rằng,vấn đề
nghiên cứu về các điểm du lịch Ba Vì đã có nhiều ,tuy nhiên với đề tài em đã chọn thì
hiện vẫn chưa,vì vậy, em mạnh dạn chọn đề tài: Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch
tại Ba Vì-Hà Nội. Em đã cố gắng tìm kiếm tài liệu liên quan đến đề tài em nghiên
cứu,tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn…, từ đó hoàn thiện bài niên luận. Em
mong rằng bài niên luận này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé nào đó trong việc đánh giá
sự hấp dẫn của điểm du lịch Ba Vì, từ đó đưa ra được những chiến lược khai thác hiệu
quả trong hoạt động du lịch.Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn: Ths.Bùi
Thị Hải Yến, các nguồn tài liệu trên thư viện của khoa và của trường đã giúp em hoàn
thành bài niên luận của mình. Dù đã rất cố gắng song em nghĩ rằng bài làm không
tránh khỏi những sai sót, rất mong cô chỉ bảo để lần sau em có những nghiên cứu
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

Sinh viên
Nguyễn Lan Phương

Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
3


Nhờ có thành quả của công cuộc đổi mới cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước, du lịch Việt Nam đã phát triển khá nhanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế, xã hội của đất nước. Ngành du lịch Việt Nam đã đón tiếp hàng triệu lượt
khách quốc tế và khách nội địa.

Xu thế hội nhập và mở rộng quốc tế về du lịch không ngừng mở rộng.Du lịch
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), của
Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương (PATA), Hiệp Hội Du lịch Đông NamÁ
(ASEANTA).Các doanh nghiệp du lịchViệt Nam đã thiết lập quan hệ với 1000 doanh
nghiệp du lịch trên khắp thế giới .
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tài nguyên du lịch phong phú,tài nguyên du
lịch chính là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành những sản phẩm du lịch. Ngành
du lịch Việt Nam muốn phát triển được phải biết khai thác những lợi thế từ nguồn tài
nguyên phong phú, hấp dẫn ấy.
Thủ đô hà Nội được mở rộng địa giới trong những năm gần đây,này đã trở thành
một trong những thủ đô lớn trên thế giới,điều này đã tạo ra cơ hội và thách thức lớn
cho ngành du lịch,và Du lịch Ba Vì-Hà Nội là một ví dụ điển hình.
Hà Tây là một tỉnh nằm cạnh vùng trọng điểm phát triển kinh tế Hà Nội-Hải
Phòng-Quảng Ninh. Nằm trong khu vực chuyển tiếp từ Tây Bắc và Trung du miền núi
phía bắc với Đồng bằng sông Hồng qua một mạng lưới giao thông thuận lợi,liền kề
thủ đô,du lịch Hà Tây có tiềm năng để phát triển xa hơn nữa trong tương lai.Hà Tây
có nhiều di tích lịch sử văn hóa,nhiều khu danh thắng nổi tiếng như:Chùa
Hương(Nam thiên đệ nhất động), Chùa Thầy( Quốc Oai), chùa Tây Phương(Thạch
Thất), chùa Bội Phương ( Thanh Oai),chùa Trầm,chùa Trăm gian(Chương Mĩ)....và
còn rất nhiều đình chùa khác được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng quốc gia.
Hà Tây là một tỉnh có số lượng di tích lịch sử văn hóa và danh thắng đứng thứ 3
trong 61 tỉnh thành cúa cả nước. Một trong những vùng được coi là trọng điểm để
phát triển du lịch ở Hà tây đó là Ba Vì, vùng văn hóa có xứ Đoài năm xưa với sự đa
dạng của các loại tài nguyên du lịch,bao gồm nhiều điểm du lịch hấp dẫn như VQG
4


Ba Vì, Ao Vua, Đồng Mô,..Nơi ấy như hai nửa thế giới:một thế giới mộng mơ, yên
bình và một thế giới hùng vĩ, dữ dội. Thiên nhiên hào phóng đã ban tặng nơi này một
hệ thống cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp với nhiều danh thắng gắn liền truyền

thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh. Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài: Đánh giá sức
hấp dẫn của tài nguyên du lịch tại Ba Vì-Hà Nội.
2.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài là đánh giá sự hấp dẫn của Ba Vì thông qua những tiêu chí
nhất định, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển để Ba Vì trở thành một địa bàn du
lịch hấp dẫn đối với du khách.
3.Phương pháp nghiên cứu
a.Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu
b.Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
Phương pháp này được sử dụng nhằm xử lý các thông tin một cách hệ thống,mô
hình của đối tượng nghiên cứu.
c.Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ được sử dụng trong việc phân khu những điểm du lịch của
Ba Vì nhằm phân tích đặc điểm tự nhiên xuất hiện cũng như đề ra kế hoạch tổ chức
các hoạt động du lịch trên địa bàn Ba Vì.
4.Bố cục
Chương I: Tổng quan đánh giá sức hấp dẫn của Ba Vì-Hà Nội
Chương II:Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch ở Ba Vì-Hà Nội
Chương III:Hiện trạng khai thác tiềm năng du lịch ở Ba Vì
Chương IV:Giải pháp phát triển du lịch ở Ba Vì
Chương 1: Tổng quan về đánh giá sức hấp dẫn của Ba Vì -Hà Nội
I.

Lý luận chung về việc đánh giá sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch

5


Trong hoạt động du lịch,sức hấp dẫn là một trong những yếu tố quan trọng hàng
đầu nhằm thu hút khách đến các điểm du lịch,khu du lịch,vùng du lịch.Mặc dù hiện

nay,đối với khách du lịch,sức hấp dẫn vẫn là một khái niệm mới,chưa có một khái
niệm cụ thể nào nhưng thông qua tầm quan trọng của nó chúng ta có thể tạm hiểu:sức
hấp dẫn của một điểm tham quan du lịch là khả năng thu hút khách của điểm tham
quan du lịch đó.Một điểm du lịch ngày càng thu hút được số lượng khách đông và
lượng khách đó có xu hướng trở lại ngày càng nhiều thì độ hấp dẫn của nó càng
cao.Để đánh gía sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch,người ta thường căn cứ vào 3 yếu
tố sau: những giá trị tự thân của tài nguyên du lịch,các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du
lịch và thông qua cảm nhận của du khách về điểm tham quan đó.
1.1.Những giá trị tự thân của tài nguyên du lịch
Đó chính là những giá trị sẵn có,đặc biệt và khác biệt của tài nguyên du lịch,tạo
ra sự hấp dẫn đối với du khách.Nó phải tập trung những giá trị lịch sử,giá trị văn hóa
hoặc giá trị thẩm mĩ mà các điểm tham quan khác không có được,bao gồm:vẻ đẹp tự
nhiên,khí hậu,sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng và các di tích tự nhiên.
1.2. Các chỉ tiêu để đánh giá tài nguyên du lịch
Hiện nay,các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều phương pháp để đánh giá độ hấp
dẫn của tài nguyên du lịch.Nhưng phổ biến hơn cả là phương pháp cho điểm các tài
nguyên du lịch dựa trên các tiêu chí cụ thể.Đó là phương pháp phân loại tài nguyên
thành tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để xây dựng tiêu chí
và thang điểm phù hợp.
Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên thì dựa vào việc phân loại tài nguyên du
lịch tự nhiên gồm những thành phần bao gồm:địa hình,khí hậu,thủy văn,động thực vật
và cảnh quan hay hệ sinh thái,có thể xây dựng điểm số cho tài nguyên du lịch tự nhiên
đó nếu tài nguyên đó bao gồm những thành phần tự nhiên nào.Điểm đó gọi là điểm
"giá trị của tài nguyên du lịch”

6


Độ hấp dẫn của một vùng hoặc một khu vực có thể được đánh giá theo 4 bậc
tương ứng với các mức độ thuận lợi theo các chỉ tiêu sau:

1. Rất hấp dẫn(rất thuận lợi):có bốn hiện tượng tự nhiên trên 5 phong cảnh
đẹp,đa dạng(ở đỉnh núi,các độ cao trên núi,thác nước,hang động,hồ nước,bãi biển,đảo
rừng cây)..
2. Khá hấp dẫn(khá thuận lợi): Có 3 hiện tượng di tích tự nhiên đặc sắc,độc
đáo(rừng,suối nước khoáng,di tích đặc biệt),đáp ứng được 5 loại hình du lịch.
3. Hấp dẫn trung bình: có 3-5 phong cảnh đẹp,đa dạng,có một hiện tượng,di
tích,đặc sắc,đáp ứng được 3-5 loại hình du lịch.
4. Độ hấp dẫn yếu: có 1-2 phong cảnh đẹp, đáp ứng được 1-2 loại hình du lịch.
Còn đối với tài nguyên du lịch nhân văn,độ hấp dẫn của nó phụ thuộc vào các
yếu tố, thành phần cấu tạo nên nó, đó là các yếu tố: nghệ thuật kiến trúc, lịch sử, cách
mạng, kết hợp với tài nguyên tự nhiên tạo thành danh lam thắng cảnh, ngoài ra một tài
nguyên du lịch nhân văn đồng thời là một di chỉ khảo cổ cũng làm nên sức hấp dẫn
của tài nguyên”.Tương tự như đối với tài nguyên du lịch tự nhiên,có thể xây dựng
điểm số cho tài nguyên du lịch nhân văn.Và điểm đó cũng được gọi là điểm giá trị của
tài nguyên du lịch nhân văn.
Thang điểm để đánh giá độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao
gồm 4 bậc sau:
-Loại tốt:4 điểm
-Loại khá:3 điểm
-Loại trung bình:2 điểm
-Loại yếu:1 điểm
Và theo hệ số 1,2,3 theo các mức độ rất thuận lợi,thuận lợi,trung bình và không
thuận lợi.
Dựa vào thang điểm trên, chúng ta có thể đánh giá độ hấp dẫn của một di tích
lịch sử văn hóa như sau:
1.Vị trí thuận lợi(tốt):4 x 2=8 điểm.
7


2.Lịch sử hình thành và phát triển trên 500 năm:4x2=8 điểm.

3.Có phong cảnh đẹp,quy mô lớn kết hợp nhiều tài nguyên có giá trị(hấp
dẫn):4x3=12 điểm.
4.Nội thất hạng mục công trình được giữ gìn,tôn tạo,bảo vệ tốt:4x2=8 điểm.
5.Có giá trị kiến trúc độc đáo:4x3=12 điểm.
6.Việc tổ chức,tôn tạo,bảo vệ,khai thác được tiến hành tốt,đúng nguyên
tắc:4x3=12.
7.Gắn liền với những giá trị văn hóa đặc sắc(tôn vinh những người có công với
nước hoặc các thánh thần gắn liền với sự hình thành của một truyền thuyết tôn giáo)
nơi diễn ra lễ hội lớn:4x2=8 điểm.
8.Môi trường tự nhiên và nhân văn có chất lượng tốt,không bị xâm hại:4x3=12
điểm.
9.Việc nghiên cứu,tuyên truyền,quảng cáo được tiến hành tốt:4x2=8 điểm.
10.Di tích được xếp hạng quốc tế: 4x2=8 điểm.
Tổng số điểm:100.
Thể cách cho điểm,xếp loại tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể được tiến
hành theo hệ số 1,2 với các loại như sau:*=10 điểm,A=5 điểm,B=3 điểm,C=1 điểm.
Cụ thể:
-Lễ hội(hệ số 2)
Loại *:có tục hèm hoặc diễn xướng mô tả lại thần tích
Ngoài ra có:
1.Có đình
2.Còn sắc phong
3.Còn thần phả
4.Có rước
5.Có tế
6.Có nhạc bát âm
7.Có múa hoặc hát thờ.
8



8.Có trò chơi dân gian
9.Có lễ vật đặc biệt
10.Đọc chúc bằng chữ Nho,Hán.
Loại A:Có 6/10 thành tố trên
Loại B:Không có rước
Loại C:Không có lễ hội
-Văn hóa ẩm thực(hệ số 1)
Loại A:có món cổ truyền dặc biệt,nay vẫn còn
Loại B:Có nhưng nay đã mất
Loại C:Không có
1.3.Thông qua cảm nhận của du khách
Việc thông qua cảm nhận của du khách là một yếu tố hết sức quan trọng để xác
định độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch.Để xác định được cảm nhận của du khách về
một điểm tham quan du lịch là tốt hay xấu,người ta thường tiến hành việc thống kê
dựa trên phiếu điều tra xã hội học,căn cứ vào sở thích,tâm lý của du khách.
II. Cơ sở lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch tại Ba Vì
2.1.Cơ sở lý luận
Du lịch là một hoạt động dặc biệt của con người,hoạt động du lịch của con người
có nhiều mục đích khác nhau,con người cỏ thể đi du lịch để nghỉ ngơi phục hồi sức
khỏe,hoặc đơn giản là mong được mở mang hiểu biết,thỏa mãn nhu cầu thưởng thức
cái đẹp.Dưới góc độ kinh tế,du lịch mang lại nhiều lợi nhuận,thậm chí ở một số quốc
gia,thu nhập quốc dân còn hoàn toàn dựa vào kinh doanh du lịch.Dưới góc độ phát
triển du lịch bền vững,du lịch góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên đang bị đe dọa
bởi các hoạt động kinh tế khác.
Con người từ thuở sơ khai đã hoàn toàn dựa vào thiên nhiên để tồn tại và phát
triển.Sau đó,cùng với quá trình tiến hóa loài người sẽ cải tạo tự nhiên để phục vụ theo
mục đích mà mình mong muốn.Quá trình cải tạo và khai thác thiên nhiên theo một
mục đích nhất định có nghĩa là con người biến các điều kiện tự nhiên xung quanh
9



mình thành tài nguyên.Nước,khí hậu,địa hình,…khi con người khai thác nó phục vụ
một mục đích nhất định trong quá trình sinh sống của mình thì nó thành tài nguyên.
Điều kiện tự nhiên cùng với các giá trị nhân văn chính là đầu vào quan trọng
hình thành nên cung du lịch.Trước đây,những người quản lý,nghiên cứu và tổ chức
kinh doanh du lịch cho rằng điểm vùng hay quốc gia nào có điều kiện tự nhiên đa
dạng,đặc sắc thì sẽ được đánh giá là có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.Nhận
định đó chỉ đúng một phần.Nhưng đối với du lịch hiện đại để hoạt động du lịch có
được hiệu quả kinh tế,thẩm mĩ,bảo tồn thì yếu tố quan trọng hàng đầu là các quy
hoạch tổng thể hợp lý,quản lý chặt chẽ.
Khi hoạt động du lịch còn sơ khai và nhu cầu con người con người còn hết sức
đơn giản thì việc khai thác tài nguyên du lịch cũng hết sức đơn giản.Nơi nào có cảnh
quan thiên nhiên đạp,bãi biển,những nơi có khí hậu ôn hòa,mát mẻ sẽ thu hút nhiều du
khách đến.Nhưng nhu cầu du lịch ngày càng phong phú đã phức tạp và tổng hợp và
tổng lượng cầu cũng tăng lên theo hệ số nhân trên toàn thế giới,đòi hỏi phải có những
sản phẩm dịch vụ du lịch phong phú.Đầu vào quan trọng cho việc hình thành các sản
phẩm dịch vụ chính là điều kiện tự nhiên để khai thác có hiệu quả và sử dụng có hiệu
quả các điều kiện tự nhiên thì phải hiểu rõ các điều kiện tự nhiên,sau đó tiến hành
đánh giá tức là xem xét các giá trị của điều kiện tự nhiên phù hợp với hình thức du
lịch nào của con người và khả năng khai thác chúng đến đâu có sức hấp dẫn và mang
lại nhiều giá trị cho khách hay không.
-Tài nguyên thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên,yếu tố tự nhiên,di tích lịch
sử,văn hóa công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể sử dụng được để đáp ứng nhu cầu du lịch ,là yếu tố cơ bản để hình thành khu du
lịch,tuyến du lịch,đô thị du lịch.(trang 12,Luật du lịch 2006)
-Theo Nguyễn Minh Tuệ,"Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và và
văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục,phát triển thể
lực,trí tuệ của con người,khả năng lao động và sức khỏe của họ.Những tài nguyên này
được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp,cho việc sản xuất dịch vụ du lịch''.
10



Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về tài nguyên du lịch và cách thức
phân chia tài nguyêm du lịch,nhung nhìn chung,ta có thể phân chia tài nguyên du lịch
thành hai loại là:
-Tài nguyên du lịch tự nhiên :địa hình,khí hậu,thủy văn,sinh vật.
-Tài nguyên du lịch nhân văn:di tích lịch sử,lễ hội,các loại hình nghệ thuật,các
công trình kiến trúc,điêu khắc,..
2.2.Đánh giá tài nguyên:
Trong du lịch,đánh giá tài nguyên luôn được quan tâm thực hiện đầu tiên trước
khi tiến hành hoạt đông khai thác.Mỗi loại tài nguyên phù hợp với một số loại hình
nhất định.Trên quan điểm của những người kinh doanh du lịch thì việc đánh giá tài
nguyên phụ thuộc vào thị trừơng khách mục tiêu mà họ hướng tới.Việc đánh giá tài
nguyên còn phụ thuộc vào mục đích chính của hoạt động du lịch tại nơi có tài nguyên
nếu là bảo tồn và giải quyết vấn đề việc làm owng dân cư địa phương thì hướng đến
các loại hình du lịch sinh thái cộng đồng.
-Định nghĩa đánh giá tài nguyên du lịch của Mukhina:”Đánh giá tài nguyên là
phân loại các tài nguyên du lịch theo mức độ thuận lợi của chúng cho các hoạt động
du lịch,nghỉ dưỡng của con người,liên quan tới tất cả các loại hình du lịch,đồng thời
cũng có thể chỉ cho một loại hình du lịch vụ thể.
*Địa hình và cảnh quan:
-Theo các nhà nghiên cứu về sở thích phong cảnh chỉ ra rằng phong cảnh có địa
hình tương phản có sức thu hút lớn và gây ấn tượng mạnh nhất với du khách.Địa hình
tương phản là dạng địa hình có sự khác biệt lớn về độ cao tương đối,giữa đỉnh cao
nhất(ngọn núi,ngọn đồi,…)với nơi thấp nhất.Những nơi có phong cảnh hoang sơ kết
hợp với địa hình núi khá hấp dẫn khách du lịch,Ba Vì là một ví dụ điển hình.

Chương II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch ở Ba Vì – Hà Nội
I.


Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
11


Theo TS. Trần Đức Thanh thì các hợp phần tự nhiên là điều kiện cần thiết cho
hoạt động du lịch.Trong những trường hợp cụ thể một số tính chất của hợp phần đó có
sức hấp dẫn du khách.Do vậy,chúng được trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh
du lịch nên trở thành tài nguyên du lịch tự nhiên.Các hợp phần tự nhiên bao gồm:địa
hình,khí hậu,thủy văn,động thực vật…Đối với vườn Quốc gia Ba Vì,những điều kiện
tự nhiên trên đóng vai trò rất quan trọng trong việc lôi cuốn du khách đến tham
quan,học tập hay nghỉ dưỡng.
*Vị trí địa lý:
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa,nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tây.Ba
Vì nối với các tỉnh và thủ đô Hà Nội bằng các trục đường chính như quốc lộ 32,tỉnh lộ
89A,..và các tuyến đường thủy qua sông Hồng,sông Đà có tổng chiều dài 70km với
nhưng lợi thế về giao thông đường thủy,đường bộ…Ba Vì có điều kiện thuận lợi trong
giao lưu kinh tế,văn hóa với bên ngoài,tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật để
phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng nông nghiệp,dịch vụ,du lịch,công nghiệp.
*Địa hình:
Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và
sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó.Đối với du lịch,địa hình càng đa dạng,tương phản
và độc đáo càng có sức hấp dẫn du khách.Khách du lịch thường ưa thích những nơi
nhiều đồi nuí.Đối với nhiều người,địa hình đồng bằng thường không hấp dẫn họ vì
tính đơn điệu của nó.
Đến với VQG Ba Vì,những du khách ưa sự độc đáo,mạo hiểm,thích khám phá
những điều mới lạ sẽ được thỏa mãn bằng chính địa hình đặc biệt do tự nhiên tạo ra.
Ba Vì là vùng núi cao trung bình nằm ở rìa tây đồng bằng Bắc Bộ với ba đỉnh
núi cao nhất:Đỉnh Vua,đỉnh Tản Viên,đỉnh Ngọc Hoa và một số đỉnh thấp hơn là Hang
Hùm 776m,Gia
Dê 714m,xung quanh là những dải núi,dải đồi lượn song xen kẽ với các ruộng

nước tạo nên một vùng có phong cảnh đẹp nên thơ.Vùng núi Ba Vì có độ dốc tương
đối cao,với độ dốc trung bình dlà 25 độ.Từ cốt 400 m trở lên độ dốc trung bình là 35
12


độ và cao hơn,thậm chí có nơi còn lộ ra vách dựng đứng.Du khách lên đến VQG bằng
một đường dốc phẳng lì nhưng khá nhiều cua tay áo nằm trong cái u tịch của núi rừng.
*Khí hậu:
Những nơi có khí hậu ôn hòa thường được du khách ưa thích.Nhiều cuộc thăm
dò đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh những nơi quá ẩm,nơi quá lạnh hoặc
những nơi quá nóng,quá khô.
Khu vực VQG Ba Vì thường chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh khí hậu đặc
thù.Khí hậu khu vực Ba Vì thuộc loại khí hậu nhiệt đới ẩm với hai mùa điển hình là
mùa hè nóng ẩm và mùa khô khô lạnh.Tuy nhiên địa hình núi cao khu vực Ba Vì đã
làm cho khí hậu điển hình trên bị phân hóa thành các đới khí hậu,đặc biệt thuận lợi
cho hoạt động du lịch và nghỉ ngơi.Mùa hè,du khách lên đến vườn quốc gia sẽ được
hưởng một bầu không khí mát mẻ,trong lành làm họ quên đi cái nóng bức,chật chội
của chốn thành thị.Trong thời gian tới,huyện Ba vì chủ trương đẩy mạnh khai thác
VQG Ba Vì hướng tới phát triển mô hình du lịch sinh thái,nghỉ ngơi cuối tuần.Phân
bổ nhiệt độ trung bình năm ở các vùng thấp dưới 100m khoảng 23-23,5 độ.càng lên
cao nhiệt độ càng giảm,cứ cao 100m nhiệt độ giảm 0,55 độ.Ở độ cao 500m,nhiệt độ
trung bình năm là 18 độ.Tháng nóng nhất nhiệt độ lên tới 28-29 độ,tháng lạnh nhất
nhiệt độ trung bình là 16-16,5 độ.
*Thủy văn:
Nước là một yếu tố không thể thiếu được để duy trì sự sống của con người.Tài
nguyên nước của khu vực này khá phong phú do lượng mưa cao và thảm thực vật che
phủ còn bảo toàn tốt nên hệ thống các sông suối phát triển.Mật độ lưới sông suối dao
động 0,1-1,5km/km2,theo xu hướng ngày càng xa đỉnh Ba Vì thì mật độ càng
tăng.Nhiều sông suối nhỏ đã được chặn đắp thành các đập và hồ nhân tạo phục vụ cho
nông nghiệp và hoạt động du lịch.

*Thế giới động thực vật

13


Thế giới động thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch
chủ yếu nhờ sự đa dạng và tính đặc hữu.Con người thường phấn đấu để cuộc sống
ngày càng đầy đủ về mặt tiện nghi và vật chất.Để đạt được mục đích ấy,họ đã làm cho
cuộc sống của mình này càng xa rời với thiên nhiên.Trong khi đó,với tư cách là một
thành tạo của thiên nhiên,con người lại muốn quay về gắn với thiên nhiên.Do vậy,bên
cạnh các loại hình du lịch văn hóa,du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu
thế và nhu cầu phổ biến.Như vậy,thế giới động thực vật hoang dã ngày càng hấp dẫn
nhiều du khách.
Do VQG Ba Vì nằm trên khí hậu vành đai khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới ở độ
cao từ 100-1296m nên có hệ thực vật rừng phong phú,vừa có thực vật nhiệt đới,vừa có
thực vật á nhiệt đới.Theo phân hội VQG và khu bảo tồn thiên nhiên.Từ năm 1990 đến
năm 1992,các nhà thực vật Việt Nam đã điều tra phát hiện được 450 loài thuộc 128 họ
thực vật tại Ba Vì và đã xếp thành ngành:
-Ngành dương xỉ: 17 họ
-Ngành thực vật hạt trần:5 họ,5 loài
-Ngành thực vật hạt kín:106 họ,402 loài.
Có 8 loại cây quý hiếm: bách xanh,thông tre,sến mật,giổi lá bạc,quyết thân gỗ,bát
giác liên,hoa tiên,râu hùm.Có hai loài cây đặc hữu gồm cà lồ Ba Vì,bời lời Ba Vì.
Theo kết quả điều tra năm 1990 của Học viện quân y 103 về tình hình cây thuốc
từ cốt 400m trở lên đã phát hiện 169 loài cây thuốc được phân thành 28 nhóm có tác
dụng chữa các bệnh khác nhau.
Theo kết quả điều tra năm 1992 của trường Đại học Dược Hà nội đã phát hiện
thấy 250 loài cây được dùng làm thuốc chữa 33 loại bệnh và các chứng bệnh khác
nhau,trong đó có những loài thuốc quý như:hoa tiên, huyết đằng, bát giác liên, râu
hùm, hoàng đằng, dòm,..

Theo điều tra của phân hội VQG và khu bảo tồn thiên nhiên thuộc Hội Khoa học
Kỹ thuật Lâm Nghiệp Việt Nam,VQG Ba Vì có 45 loài thú thuộc các bộ: bộ gặm
nhấm, bộ ăn thịt, bộ dơi, bộ ngón chẵn, bộ linh trưởng,bộ ăn sâu bọ,bộ nhiều răng,bộ
14


te tê,bộ cánh da. Hiện nay, nguồn lợi này đã cạn kiệt,tuy nhiên vẫn còn tồn tại các đại
diện của những loài qúy hiếm. Từ cốt 800m-1200m đã tìm thấy một loài vật kì lạ, hấp
dẫn, đó là sóc bay.Đây là loài thú đặc hữu,là nguồn gen độc đáo của Vườn Quốc gia
Ba Vì, đang được khẩn cấp bảo vệ để đảm bảo sự tồn tại và nâng cấp số lượng của
quần thể. Ngoài ra loài sóc bụng đỏ,chóp đuôi trắng cũng là loài thú có giá trị kinh tế
và quý hiếm,đã được ghi trong sách Đỏ cần được bảo vệ và nhân giống. Đây cũng là
đối tượng rất hấp dẫn với du khách tham quan khi đến VQG Ba Vì.
Ở đây có tổng số113 loài chim,40 họ và 17 bộ…
Theo một số liệu điều tra đã phát hiện ở vùng Ba Vì có 86 loài côn trùng trong 17
họ và 9 bộ.Bộ cánh cứng có 7 và 28 loài,họ nhiều nhất là côn trùng ăn là có 17 loài.
Khu du lịch Khoang Xanh-suối Tiên
Cách trung tâm Hà Nội 60km về phía Sơn Tây, Khu Du lịch Khoang Xanh –
Suối Tiên thuộc xã Vân Hòa, huyện Ba Vì là nơi phong cảnh ngoạn mục, sơn thủy
hữu tình, trong một khu vực có rừng nguyên sinh.
Khoang Xanh – Suối Tiên nằm giữa thung lũng của dãy núi Ba Vì, ở độ cao 400
mét so với mực nước biển. Cả khu Du lịch được bao bọc bởi núi rừng trùng điệp, có
dòng Suối Tiên nằm ngay dưới chân núi Tản huyền thoại. Phía trên thượng nguồn là
những dòng thác đẹp như thác Mơ, thác Hoa, thác Tràn, thác Mâm Xôi…ngày đêm đổ
xuống từ trên núi tạo ra những âm thanh trầm bổng như sự vẫy gọi của thiên nhiên
huyền ảo. Tất cả đều mang một phong cảnh tự nhiên, với dáng vẻ hoang sơ man mác
của một miền sơn cước….
Khí hậu ở đây luôn mát mẻ quanh năm, mây trắng lãng đãng bao phủ trên đỉnh
núi Ba Vì khiến người ta có cảm giác êm ái và yên ả như ở giữa Đà Lạt mộng mơ.
Đến với Thiên Sơn - Suối Ngà, du khách được tận hưởng sinh khí trong lành của

trời đất. Du khách lần lượt khám phá 3 tiểu khu hạ sơn, Trung sơn và Ngoạn Sơn.
Điểm chất ngất trong khu du lịch là thác cổng trời mênh mông và bao la. Từ độ cao
vài chục mét có 3 làn nước đổ xuống sườn núi tạo thành một bể bơi thiên nhiên. Tắm
15


ngâm mình dưới bể, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát lạnh. Nước suối trong veo, nhìn
thấy cả hạt cát dưới đáy. Cạnh bể bơi là động Thiên Sơn. Đây là điểm dịch vụ điểm
tâm, thay đồ, thư giãn, sân khấu mini giao lưu văn nghệ có hồ nước rộng khoảng 12ha
ở giữa.
Hồ nước tự nhiên trong xanh, quý khách có thể bơi thuyền và câu cá. Điểm dừng
chân ở khu Hạ Sơn có thác Tam cấp và nhiều suối nhỏ chảy róc rách qua cầu uốn lượn
nối hai khu nhà nghỉ thơ mộng. Những ngôi nhà sàn Mường, nhà sàn Thái lấp ló trên
sườn núi xen kẽ giữa rừng cây, thác nước, là điểm nghỉ đẹp làm nao lòng du khách.
Trong cả 3 tiểu khu du lịch đều có những nhà sàn, buồng phòng đạt tiêu chuẩn khách
sạn 2 sao. Đặc biệt trong khu Trung Sơn xây dựng khách sạn hiện đại, có hội trường
lớn, hội thảo, nhà ăn buffe đặc sản hấp dẫn.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, khu du lịch sinh thái Thiên Sơn Suối Ngà thường xuyên đổi mới đa dạng các sản phẩm du lịch. Nhiều sản phẩm du
lịch mới hấp dẫn như công viên nước rộng 2ha có máy tạo sóng, cầu trượt, nhà chiếu
phim 3D, sân thi đấu thể thao, hệ thống xe điện, xe đạp đôi thăm rừng...nhằm phục vụ
tốt hơn nhu cầu tham quan của khách du lịch.

II.

Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
2.1.Điều kiện kinh tế xã hội
Khu vực rừng cấm VQG Ba Vì không có dân cư sống tập trung.Vùng đệm bao
gồm 7 xã miền núi: xã Minh Quang,Khánh Thượng, Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì,Yên
Bài và Vân Hòa với mật độ dân số tương đối cao. Theo Phân hội các vườn Quốc Gia
và khu bảo tồn thiên nhiên,dân số vùng đệm có 46.547 người gồm 3 dân tộc: Kinh,

Mường, Dao trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số.
Hoạt động kinh tế cuả dân cư vùng đệm chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước
và trồng hoa màu.Đồng bào Dao truyền thống du canh,du cư nên điều đó cũng gây
16


sức ép cho rừng tự nhiên. Nhưng hiện nay, cùng với sản xuất nông nghiệp, đồng bào
đã tham gia khai thác cây thuốc,gỗ củi và tài nguyên rừng tự nhiên khác.
Hoạt động kinh tế hiện nay đang phát triển manh mẽ trong phạm vi vườn Quốc
gia và vùng đệm là dịch vụ du lịch.Du khách đến VQG ban ngày tự do hưởng ngoạn
tài nguyên của rừng,ban đêm có thể tham gia vào giao lưu văn hóa với các cư dân các
vùng dân tộc ở vùng đệm.Xung quanh VQG Ba Vì xuất hiện hàng loạt các cơ sở khai
thác và làm dịch vụ du lịch như Đồng Mô,Suối Hai,Khoang Xanh,Ao Vua,…Hoạt
động du lịch góp phần đáng kể tới sự sôi động của hoạt động kinh tế trong vùng.
Hệ thống giáo dục dân cư vùng đệm nhìn chung chưa phát triển.Hiện nay,nhà
nước đã đưa một số cơ sở giáo dục và đào tạo lên đó góp phần thúc đẩy quá trình
nâng cao nhận thức văn hóa và giáo dục cho cư dân địa phương,nhất là đối với đồng
bào dân tộc,ví dụ như Đại học Quốc Gia Hà Nội,Trường Sĩ quan Phòng hóa,trường Sĩ
quan lục quân và nhiều cơ sở nghiên cứu như VQG Ba Vì,Viện chăn nuôi,Viện Tài
nguyên sinh vật,các cơ sở huấn luyện và nghiên cứu quân sự.
Khu vực VQG Ba Vì là một vùng có tiềm năng phát triển văn hóa đa dạng và
phong phú.Ở đây có thể kết hợp được truyền thống văn hóa cổ truyền và hiện đại
trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của văn hóa,phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn
Hoạt động du lịch trong khu vực có điều kiện phát triển nhờ sự kết hợp giữa du
lịch sinh thái và tìm hiểu thiên nhiên trong vườn quốc gia với du lịch văn hóa tại một
số điểm thuộc khu vực của VQG như các đền,miếu thờ Sơn Tinh,đền thờ Bác Hồ,các
tàn tích của hàng trăm biệt thự cũ và dấu tích của trận đánh Thực dân pháp năm
xưa.Ngoài ra,VQG cũng là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng vào những ngày cuối tuần cho

những công dân thành thị vào những ngày hè oi bức.Dưới đây là một số điểm du lịch
chính trong khu vực VQG Ba Vì(theo cuốn Núi Ba Vì-truyền thuyết và lịch sử)
*Đền Thượng:
17


Truyền thuyết và các ngọc phả có liên quan cho rằng Đền Thượng có từ thời vua
An Dương Vương,thờ Thánh Tản Viên trên mái núi thắt cổ bồng có hình tròn như cái
tán,xung quanh có nhiều cây cổ thụ,cảnh trí đẹp.Theo một số tài liệu chép lại,Đền
Thượng có từ đời Lý Nhân Tông.Trải qua bao nhiêu năm,ngôi miếu đã bị đổ nát.Năm
1993 được sự giúp đỡ của VQG Ba Vì,Đền Thượng được khởi công dựng lại với độ
cao 1.227m.Đền được khởi công xây dự ng vào ngày 09 tháng 10 năm Quý Dậu và
hoàn thành ngày 20 tháng 12 năm Bính Tý.Từ năm 1997 đến nay,được sự hỗ trợ của
VQG,nhiều cá nhân,khách thập phương công đức Đền Thượng đã có nhiều công trình
được bổ sung,hoàn thiện như điện thắp sang,cổng đền,sân đền,nhà tiếp khách và một
số công trình khác.
*Đền thờ Hồ Chủ tịch trên đỉnh Vua
Được xây dựng trên diện tích 150 m2 tại đỉnh Vua-núi Ba Vì có độ cao 1296 m so
với mặt nước biển.Ngôi đền có kiến trúc theo phong cách cổ,hai tầng tám mái đao
cong,nhìn về hướng nam.Kết cấu bê tông cốt thép giả gỗ.Xung quanh đền được bố trí
các dãy ghế dài để mọi người đến thăm viếng được ngồi quây quần bên Bác.Tượng
Bác được đúc bằng Đồng thờ chính giữa đền,với tư thế ngồi tay cầm tờ báo Nhân
dân.Hai bên có hạc chầu,giữa có đài hoa sen và có các đồ thờ khác.Phía trên bàn thờ
có bức trướng đề:”Không có gì quý hơn độc lập,tự do''.Đối diện với bàn thờ là tấm bia
đá,mặt trong trích dẫn một phần di chúc của Bác,mặt trước ghi một đoạn điếu văn của
ban Chấp hành trung ương Đảng đọc tại buổi lễ truy điệu Bác.Xung quanh đền là một
khuôn viên đẹp,phía trước và sau đền có các đài quan sát,bàn ghế ngồi dưới bóng cây
rừng để thưởng thức thiên nhiên,hưởng thụ không khí trong lành.Từ năm 1999 đến
nay.Đền đã đón tiếp hàng trăm nghìn lượt người trong nước và khách quốc tế đến
viếng Bác.Thực hiện ước vọng của Hồ Chủ tịch,VQG đã dành một khu đồi ở độ cao

700m để xây dựng một vườn cây”Thực hiện di chúc Bác Hồ” để mọi người đến thăm
viếng Bác được tham gia trồng cây lưu niệm.

18


*Khu di tích K9
Địa điểm này vào năm 1957 trong một lần tham sư đoàn 316 diễn tập bên sông
Đà, Bác Hồ đã dừng chân ăn trưa trên đỉnh đồi, ngay dưới chân ba tảng đá chông
hùng vĩ. Thấy khí hậu nơi đây mát mẻ, địa hình hiểm trở, phong cảnh đẹp, Bác đã
chọn vị trí này làm khu căn cứ của TW đề phòng chiến tranh có thể mở rộng toàn
quốc. Năm 1960, Cục Doanh trại thuộc tổng cục Hậu cần xây dựng một ngôi nhà sàn
làm vị trí hội họp nghỉ ngơi của Bác Hồ và Bộ chính trị TW Đảng. Xung quanh là hệ
thống công sự kiên cố, khu vực này đặt tên là công trường K9. Những năm có chiến
tranh phá hoại của không quân Mỹ, nhiều lần Bác và các đồng chí trong Bộ chính trị
đã lên làm việc và nghỉ ngơi tại đây. Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa.
Đảng và Nhà nước chọn địa điểm K9 là nơi đầu tư trang thiết bị kỹ thuật để gìn giữ
thi hài Bác. Ngày 15/12/1969 công trình gìn giữ thi hài Bác Hồ tại K9 đã hoàn thành
trước thời hạn 10 ngày. Để giữ bí mật K9 đổi thành K84. Đúng 23 giờ ngày
23/12/1969 thi hài Bác đã được di chuyển từ K75A đưa vào nơi lưu giữ ở K84 một
cách an toàn, đảm bảo kỹ thuật tuyệt đối vào sáng ngày 24/12/1969.
Về cơ bản từ năm 1969-1975, thi hài Bác được giữ gìn ở đồi Đá Chông (có thời
gian không dài ở K2). Đúng 16 giờ ngày 18/7/1975, tại K9 đoàn xe đặc biệt chở thi
hài Bác được lệnh xuất phát về Hà Nội. Đến 20 giờ ngày 18/7/1975 đoàn xe về đến
quảng trường Ba Đình. Kính cẩn và trang nghiêm đưa thi hài của Bác vào Lăng, nơi
yên nghỉ vĩnh hằng của Người. Hiện nay, K9 đã trở thành nơi một thời giữ yên giấc
ngủ của Bác, Bộ Tư lệnh Lăng bố trí bộ phận tiếp đón các đoàn cán bộ và nhân dân
toàn quốc về thăm K9. Tại đây du khách thắp hương Nhà thờ Bác Hồ, tham quan khu
vực bảo quản thì hài Bác vẫn được giữ nguyên trạng gắn với nhà kính, nhà hầm và các
phương tiện kỹ thuật máy móc. Bên trái của khu đồi là dòng sông Đà êm đềm chảy, du

khách có thể chụp ảnh lưu niệm với cảnh quan thiên nhiên đầy thơ mộng.
Rời K9, theo đường Vườn Quốc gia xe đưa du khách lên thăm đền thờ Bác Hồ
tọa lạc trên đỉnh Vua của núi Ba Vì, ở độ cao 1281m so với mặt nước biển. Tại đây,
19


các đồng chí lãnh đạo TW Đảng, Nhà nước và nhân dân thường đến dân hương và báo
công, nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Buổi chiều, xe ôtô chở du khách đi thăm hồ Suối Hai. Đây là một công trình
thủy lợi, vinh dự được đón Bác Hồ về thăm ngày 15/4/1964. Bác khen cảnh đẹp nơi
đây: "Các nước có hồ thế này là người ta làm giàu đấy. Phải làm một cái sân bay nhỏ,
làm nhà nuôi thú vật, trồng hoa...Biến khu này thành nơi nghỉ mát, vừa là nơi du lịch,
vừa mang lại lợi ích kinh tế". Làm theo lời Bác dạy, khu vực hồ Suối Hai đã trở thành
khu du lịch sinh thái thú vị và hấp dẫn. Tại đây có thuyền du lịch thăm đảo giữa biển
hồ mênh mông, có khách sạn, nhà nghỉ phục vụ du khách đến tham quan. Năm 2010,
UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án "Khu du lịch Quốc tế cao cấp Tản Viên". Trong
tương lai hồ Suối Hai sẽ là một điểm đến lý tưởng đón du khách.

*Cụm cứ điểm 600:
Núi Ba Vì:Di tích lịch sử cách mạng:cụm cứ điểm 600m núi Ba Vì là vị trí chiến
dịch hết sức quan trọng và lợi hại để quân Pháp có thể thực hiện kế hoạch đánh chiếm
vùng tự do của ta,chia cắt Việt Bắc và liên khu 3,liên khu 4.Trên điểm cao này,quân
Pháp đặt đài quan sát để chỉ huy pháo binh bắn phá,chi viện cho một vùng rộng lớn từ
tả ngạn đến hữu ngạn sông Đà,từ Trung Hòa đến thị xã Hòa Bình,từ Sơn Tây đến dọc
đường 87,đường 89..Đây là một trong các vị trí then chốt trên phòng tuyến sông Đà
của địch.Nhận rõ tầm quan trọng của điểm cao này quân Pháp đã đưa lên đây một tiểu
đoàn để chiếm giữ gồm một đại đội lính lê dương và một đại đội biệt kích áo đen và
thiết lập thành cụm cứ điểm cao 550 và điểm cao 600 để khống chế đường tiến của
quân ta.Bộ chỉ huy chiến dịch đã quyết định tiêu diệt cụm cứ điểm quan trọng này để
mở màn cho đợt 2 của chiến dịch.Trận đánh đã được giao cho Trung đoàn 141,đại

đoàn 312 đảm nhiệm.Ngày 31/12/1951 ta hoàn toàn làm chủ trận địa,tiêu diệt 120
tên,làm bị thương 32 tên,bắt sống 130 tên,thu nhiều vũ khí và phương tiện quân
sự.Chiến thắng cụm cứ điểm 600 cho ta nhiều bài học về quân sự đáng quý như công
20


tác tư tưởng chính trị,dân chủ,bàn bạc tác chiến,khắc phục khó khăn,đánh nhanh tiêu
diệt gọn:Cụm cứ điểm 600 trên núi Ba Vì đã công nhận là di tích lịch sử cách mạng
cấp tỉnh năm 2001 và đang đề nghị Bộ văn hóa thông tin công nhận di tích lịch sử
cách mạng cấp tỉnh năm 2001 và đang đề nghị Bộ văn hóa thông tin công nhận di tích
lịch sử cách mạng cấp tỉnh năm 2001 và đang đề nghị Bộ Van hóa Thông tin công
nhận di tích lịc h sử cách mạng cấp quốc gia.
2.3. Tiềm năng du lịch Nhân văn
Tiềm năng du lịch Nhân văn bao gồm các di tích và danh thắng lịch sử,văn
hóa,các đối tượng gắn với khảo cổ,dân tộc học và các sự kiện văn hóa,con người.Bên
cạnh đó là các điểm phong tục tập quán truyền thống và toàn bộ đời sống tinh thần
văn hóa,xã hội của một cộng đồng dân cư có sức hấp dẫn khách du lịch với nhận thức
nhiều hơn về nghỉ ngơi giải trí.
Ba Vì là vùng đất thuộc xứ Đoài, một vùng đất cổ có truyền thống lịch sử lâu
đời, bảo lưu những di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán,sinh hoạt văn
hóa độc đáo, phong phú và đa dạng.... Mặc dù tài nguyên du lịch nhân văn không phải
là đối tượng tham quan chính yếu trong hoạt động du lịch cuối tuần, nhưng bên cạnh
việc thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên,việc tìm hiểu những di tích lịch sử, phong tục
tập quán,hay tham gia lễ hội...để cảm nhận những giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc là xu hướng xuất hiện ngày càng một rõ nét trong các dòng khách du lịch.
* Di tích văn hóa lịch sử
Chẳng những là nơi phong cảnh hữu tình,cảnh quan thiên nhiên phong phú,đa
dạng mà còn là miền đất lưu giữ kiến trúc văn hóa lịch sử có giá trị. Xứ Đoài xưa vốn
nhiều đình đền,chùa với cảnh trí nên thơ,ngôi đình xứ Đoài đã gây ấn tượng sâu đậm
hơn trong tâm hồn,nếp nghĩ của nhân dân đương thời.

"Cầu Đông, chùa Bắc, đình Đoài"

21


Nhìn nhận một cách tổng quát, thì ngôi đình có mái rủ thấp xuống mặt đất,góc
đao cong vểnh lên trời,bên trong lát sàn gỗ và chạm khắc đến nhiều thành phần kiến
trúc chính là hình ảnh đặc trưng của đình đoài.
- Theo đánh giá của Bộ Văn hóa Thông tin,cho tới nay, có 5 ngôi đình được xếp
loại vào loại cổ nhất viêt nam,khoảng thế kỷ 16,trong đó riêng xứ Đoài(Ba Vì ) đã
''hun đúc'' nên ba di tích:Tây Đằng,Thanh Lũng,Thụy Phiêu.
Nét nổi bật trong nghệ thuật điêu khắc nội thất của ngôi Đoài không chỉ dừng lại
ở việc trang trí,hơn thế nữa đã bước sang lĩnh vực của chạm nổi phù điêu.Tính chất
chung của điêu khắc tuy không trau chuốt,song đường nét,hình dáng khối tuy mộc
mạc,chất phác mà vẫn duyên dáng,chứ không khô cững,thô kệch,đó là cái đẹp chắc
khỏe của khoai lúa,cái đẹp hồn nhiên giản dị của hương cỏ đồng nội...
*Lễ hội và phong tục
Được sống trong lễ hội,du khách sẽ cảm thấy những năm tháng hào hùng của
lich sử dân tộc,được thưởng thức các trò chơi,hình thức nghệ thuật dân gian,chiêm
ngưỡng các hình thức nghi lễ,các trang phục của các vai diễn được thả mình trong
không khí nửa hư nửa thực,...Du khách có cơ hội tìm hiểu hoặc nâng cao kiến thức
văn hóa tộc người bởi lẽ lễ hội là mối giao duyên giữa tín ngưỡng dân gian và tín
ngưỡng Phật giáo.
Ba Vì là vùng đất có bề dày lịch sử.Nơi đây có các nhân vật là anh hùng lịch sử
hoặc danh nhân văn hóa được tôn thờ như thành Hoàng làng ở làng xã.

*Làng nghề thủ công truyền thống
Hà Tây nói chung và Ba Vì-một phần của xứ Đoài xưa nói riêng quả là mảnh
đất"khéo tay hay nghề" đúng như"bách nghệ ca" đã ghi nhận
"Xứ Đoài là đất trăm nghề

Đi buôn,làm thợ đuề huề tinh tôn".
22


Nón Phú Châu,tranh Cổ Đô,đồ mộc tản Hồng-Phong Châu.Đến với làng nghề,du
khách được sống trong không khí vừa thanh bình vốn có của làng quê Việt Nam,vừa
khám phá nhịp sống nhộn nhịp của đất"nghề".Du khách nước ngoài đền đây có thể
mua đồ lưu niệm.Kết hợp du lịch cuối tuần và du lịch thủ công mĩ nghệ là điều đáng
được quan tâm của ngành.
*Con người
Ba Vì là vùng đất với những con người mang đậm bản tính tốt đẹp của người dân
xứ Đoài:cần cù,khéo tay,chất phác,thuần hậu,...là địa bàn sinh sống của nhóm người
Mường Dao với những phong tục tập quán độc đáo,có số người ở độ tuổi lao động
chiếm tỉ lệ 4 %
Người dân nơi đây,với tình yêu quê hương sâu sắc và lòng yêu lao động có thể
tham gia nhiều công việc như:hoạt động văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số từ trước
đến nay vẫn là một câu hỏi lớn hấp dẫn đối tượng du khách.Nếu có cơ hội được tiếp
cận bảo vệ môi trường sinh thái-văn hóa tạo cơ sở nền tảng phát triển du lịch bền
vững.Nếu không biết kết hợp hài hòa giữa hoạt động du lịch và đời sống dân cư địa
phương sẽ gây thách thức cho ngành du lịch.
=> Đánh giá chung:Với vị trí địa lý thuận lợi,tài nguyên du lịch tương đối
phong phú,đa dạng bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn đặc
sắc,các di tích văn hóa lịch sử.Đây là một lợi thế hết sức quan trọng trong việc tạo nên
các tiền đề để phát nghỉ dưỡng,tham quan,chữa bệnh…góp phần đẩy mạnh các hoạt
động du lịch của cộng đồng địa phương.
Có thể nói Ba Vì sẽ là nơi có đủ tiềm năng để đáp ứng được nhu cầu du lịch của
mọi đối tượng du khách.Nhưng việc khai thác cho hoạt động du lịch tại đây có xứng
với tiềm năng của nó hay không,có tạo ra nhiều lợi ích cho cộng đồng hay không,có
đảm bảo được sự bền vững cho hiện tại cũng như cho thế hệ mai sau hay không điều
đó còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan quản lý cũng như phụ thuộc vào những du khách

khi bước đến nơi này.
23


CHƯƠNG 3: Hiện trạng khai thác tiềm năng du lịch ở Ba Vì
I.

Hiện trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở Ba Vì-Hà Nội
Phát triển du lịch sinh thái có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà
còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của ngành du lịch trên quan
điểm tài nguyên và môi trường. Ba Vi vùng đất hội tụ đủ các điều kiện về tài nguyên
tự nhiên và nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Nội phát triển thêm loại hình
du lịch sinh thái.
Với những thế mạnh về tự nhiên và nhân văn Việt Nam đang đứng trước cơ hội
lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái thành mũi nhọn của ngành du lịch.
Hà Nội là Thủ đô của đất nước, là thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch.
Trước đây Hà Nội chủ yếu tập trung vào phát triển du lịch văn hóa kiến trúc, Là thủ
đô 1000 năm tuổi có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hoá đa dạng và giàu bản sắc, Hà
Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội luôn là một trong
những điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Từ khi sát nhập Hà Tây
vào Hà Nội đã tạo nên một thế mạnh khác của phát triển du lịch đó là loại hình du lịch
sinh thái, với sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phong phú đa dạng về
các hệ động thực vật.
Điểm nổi bật nhất là ngọn núi Ba Vì là vùng đất địa linh, nhân kiệt, mảnh đất đồi
gò huyện Ba Vì dày đặc các di tích lịch sử, văn hóa. Đây còn là nơi cư ngụ của nhiều
dân tộc khác nhau, với nững phong tục, tập quán, nét văn hóa riêng biệt. Không những
thế, Ba Vì được thiên nhiên ban tặng bức tranh sơn thủy hữu tình, với hệ sinh thái
phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là “ Lá phổi xanh” phía Tây Thủ đô Hà
Nội. Những tiềm năng đó đang là lợi thế giúp Ba Vì thu hút du khách đến tham quan.
Tuy nhiên qua khảo sát thực tế cho thấy, tại khu du lịch Ba Vì vẫn còn những yếu

điểm cho việc phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch sinh thái nói riêng như
24


việc quy hoạch tổng thể khu du lịch sinh thái, môi trường du lịch, chất lượng về sản
phẩm du lịch, tính chuyên môn của đội ngũ nguồn nhân lực. Chính vì vậy, đề tài đã
nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm, đồng thời đánh giá thực trạng phát triển du lịch
sinh thái tại Ba vì từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tại đây.
Cách tiếp cận mà tác giả thực hiện đi từ tổng hợp lý thuyết về du lịch sinh thái, lý
thuyết về marketing địa phương. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích thực tiễn
phát triển du lịch tại Hà Nội từ 2009-2011 và đề xuất giải pháp để phát triển du lịch
sinh thái tại Ba Vì- Hà Nội.
* Du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái
Định nghĩa hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được Hetor Ceballos đưa
ra năm 1987 : Du lịch sinh thái là du lịch đến với những vùng thiên nhiên ít bị thay
đổi, với những mục đích đặc biệt : nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế
giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá. Theo định nghĩa của Nêpan :
« Du lịch sinh thái là lọai hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc
hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên
kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du
lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào ». Theo định nghĩa của
Malaysia : “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách
nhiệm về môi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và
trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo) mà hoạt
động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn , có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo
điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xã hội
và kinh tế ”. Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế : “Du lịch sinh thái
là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường
và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” .
Tại hội thảo quốc gia về “ xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt

Nam” từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái :“ Du
25


×