Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM VỀ MẶT CƠ SỞ HẠ TẦNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.62 KB, 79 trang )

Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH
----------oOo----------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC:

DU LỊCH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM VỀ MẶT CƠ
SỞ HẠ TẦNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN HOÁ
SVTH: HUỲNH THỊ MỸ LINH 08898211
TRẦN THỊ CẨM THUỲ 08274111
TRẦN VĂN HƯNG
LỚP: ĐHKD2ATLT – ĐHKD4

TP.HCM, THÁNG 10 NĂM 2011

1

08094001


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Du lịch việt nam hiện đang rất phát triển, bởi chúng ta có thế mạnh về tài nguyên
thiên nhiên và vẻ đẹp hoang sơ của cảnh quan. Nhưng du lịch vẫn chưa thể là thế
mạnh của ta vì chưa khai thác hết và vận dụng những tiềm năng sẵn có ấy. Muốn
phát triển du lịch không phải chỉ cải tạo chất lượng hay khai thác tiềm năng tự nhiên
mà còn phải nâng cao cơ sở hạ tầng của các ngành liên quan khác, đặc biệt là vận
tải hàng không – một ngành liên quan trực tiếp đến phát triển du lịch và công tác
tuyên truyền quảng bá du lịch quốc tế.
Đề tài “THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG

CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM VỀ MẶT CƠ SỞ
HẠ TẦNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG” – là vấn đề mà chúng tôi muốn tìm
hiểu và mong sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cho du lịch
Việt Nam có thể cạnh tranh với các quốc gia khác.
Đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu vận tải hàng không Việt Nam
Phần 2: Thực trạng cơ sở vật chất vận tải hàng không Việt Nam
Phần 3: Kiến nghị và đóng góp

2


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

MỤC LỤC
Lời mở đầu
PHẦN I: GIỚI THIỆU VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1.1 – Các hãng hàng không quốc nội
1.1.1 – Vietnamairlines – Tổng công ty hàng không Việt Nam
1.1.2 – Jetstar Pacific
1.1.3 – Air Mekong

1.2 – Hãng hàng không quốc tế
1.3 - Các sân bay

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
VIỆT NAM
2.1 - Nhóm các doanh nghiệp công ích
2.2 - Nhóm các doanh nghiệp vận tải hàng không
2.2.1 - Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vận tải hàng không
2.2.2 - So sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới
2.2.3 - Đánh giá về các doanh nghiệp hàng không Việt Nam
2.3 - Thực trạng về đội tàu bay của hàng không Việt Nam
2.3.1 - Về cơ cấu đội tầu bay
2.3.2 - Về đặc điểm khai thác đội tầu bay
2.3.3 - Đánh giá về đội tầu bay của hàng không Việt Nam
2.4 - Thực trạng hệ thống cảng hàng không – sân bay Việt Nam
2.4.1 - Kết cấu mạng cảng hàng không - sân bay
2.4.2 - Quy mô của các cảng hàng không
2.4.3 - Thực trạng khai thác các cảng hàng không
2.4.4 - So sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới
2.4.5 - Đánh giá về hệ thống cảng hàng không Việt Nam
2.5 - Thực trạng hệ thống quản lý – đảm bảo hoạt động bay
2.5.1 - Qui mô và năng lực điều hành

3


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

2.5.2 - Hệ thống cơ sở hạ tầng
2.5.3 - Sản lượng điều hành bay

2.5.4 - Đánh giá về hệ thống quản lý, đảm bảo hoạt động bay
2.6 - Thực trạng nguồn nhân lực và các cơ sở đào tạo chuyên ngành hàng không
2.6.1 - Đặc điểm và cơ cấu nguồn nhân lực
2.6.2 - Các cơ sở đào tạo chuyên ngành hàng không
2.6.3 - Đánh giá về nguồn nhân lực trong Ngành hàng không
2.6.4 - Đánh giá về cơ sở đào tạo chuyên ngành hàng không
2.7 - Thực trạng về công nghiệp hàng không
2.7.1 - Lĩnh vực kỹ thuật tàu bay
2.7.2 - Lĩnh vực trang thiết bị kỹ thuật hàng không khác
2.7.3 - Đánh giá về công nghiệp hàng không Việt Nam
2.8 - Công tác quản lý, bảo vệ môi trường
2.8.1 - Không khí
2.8.2 - Tiếng ồn
2.8.3 - Các yếu tố vật lý
2.8.4 - Môi trường nước
2.8.5 - Môi trường đất
2.8.6 - Chất thải rắn và lỏng
2.8.7 - Ô nhiễm do xây dựng , cải tạo các công trình hàng không
2.9 - Đánh giá chung
2.9.1 - Những mặt hạn chế
2.9.2 - Nguyên nhân của những hạn chế
2.10 - Các kết quả đạt được
2.10.1 - Công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
2.10.2 - Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch
2.10.3 - Đầu tư xây dựng cơ bản
2.10.4 - Vận tải hàng không
2.10.5 - Quan hệ quốc tế

4



Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

2.10.6 - Khai thác cảng hàng không
2.10.7 - Bảo đảm hoạt động bay
2.10.8 - An ninh, an toàn Hàng không
2.10.9 - Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại tố cáo; thực hành Luật phòng,
chống tham nhũng
2.10.10 - Thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
2.10.11 - Công tác Khoa học Công nghệ và Môi trường
2.10.12 - Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính
2.10.13 - Công tác báo chí, xuất bản, thông tin tuyên truyền
2.10.14 - Công tác phòng chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả
thiên tai
2.10.15 - Công tác y tế Hàng không
PHẦN 3: KIẾN NGHỊ VÀ ĐÓNG GÓP
3.1 Kiến nghị
3.1.1 Sự thiếu chuyên nghiệp trong chất lượng phục vụ
3.1.2 Cơ sở hạ tầng chưa đủ để cạnh tranh
3.1.3 Giá cả
3.2 Đóng góp

5


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
-


GTVT:

Giao thông vận tải.

-

VTHK:

Vận tải hàng không.

-

HK:

Hàng không.

-

HKDD:

Hàng không dân dụng.

-

HKVN:

Hàng không Việt Nam.

-


CHK:

Cảng hàng không.

-

SB:

Sân bay.

-

CHKQT:

Cảng hàng không quốc tế.

-

CHKNĐ:

Cảng hàng không nội địa.

-

DNCI:

Doanh nghiệp công ích.

-


CNHK:

Công nghiệp hàng không.

6


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực có số lượng dân
cư đông nhất, tiềm lực kinh tế mạnh và đặc biệt là khu vực có các hoạt động kinh tế
năng động và phát triển nhất. Bên cạnh đó, với lợi thế nằm trên trục giao thông
Đông - Tây và Bắc - Nam, là những trục giao thông quan trọng và đông đúc nhất
trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về giao thông, đặc biệt là giao thông
HK. Hiện nay, tiềm năng về vị trí địa lý mới chỉ được khai thác một phần, chủ yếu
là phục vụ điều hành các chuyến bay quá cảnh, trong khi đó việc tổ chức khai thác
lợi thế về khả năng tạo lập các trung tâm trung chuyển hành khách, hàng hóa chưa
thực hiện được.
Dân số Việt Nam đạt xấp xỉ 85 triệu người (2006), được phân bố tập trung tại
các khu vực đồng bằng sông Hồng, duyên hải Trung bộ và đồng bằng Nam bộ.
Mạng lưới các trung tâm đô thị được phân bổ tương đối đều, mức độ đô thị hoá
nhanh trên toàn lãnh thổ với 3 trung tâm lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ
Chí Minh. Mức độ tăng trưởng kinh tế của các trung tâm này bình quân đạt khoảng
15%/năm. Đây là một tiềm năng rất lớn trong việc phát triển giao thông HK giữa
các trung tâm này với nhau, giữa các trung tâm này với các vùng miền trên toàn
quốc cũng như với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam có một hệ thống giao thông với đầy đủ các phương thức vận tải
(đường không, đường bộ, đường sắt, đường biển và đường sông), bao gồm hơn
77.300 km đường bộ, 3.150 km đường sắt, 41.000 km sông kênh, 3.200 km bờ biển

với 92 cảng đang hoạt động và hệ thống 61 SB được quy hoạch trong đó có 20
CHK đang khai thác phục vụ các hoạt động dân dụng. Việc phát triển hợp lý, cân
đối và có sự hỗ trợ qua lại giữa các loại hình vận tải nêu trên sẽ là lợi thế quan trọng
đối với việc phát triển vận tải đa phương thức và vận tải bằng đường không.

7


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

PHẦN I: GIỚI THIỆU VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1.1 – Các hãng hàng không quốc nội
1.1.1 – Vietnamairlines – Tổng công ty hàng không Việt Nam
a – Giới thiệu chung
- Trụ sở chính: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Số 200 Nguyễn Sơn, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội, VIỆT NAM
- Giấy chứng nhận ĐKKD/Quyết định thành lập số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2010
của Thủ tướng Chính phủ
- Mã số doanh nghiệp: 0100107518, cấp ngày 30/06/2010 tại Sở KHĐT Tp Hà Nội.
b - Vietnam Airlines - Những trang sử

Thời kỳ đầu tiên
Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng
năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự
ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay
còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45…
Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.
Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều
tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc,
Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po. Vào cuối giai đoạn này, hàng

không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng
Quốc tế (ICAO).
Tháng 4 năm 1993 chính là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia
Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn

8


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1996,
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng
cốt.
c - Tiến trình phát triển
Vào ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới - Bông
Sen Vàng, thể hiện sự phát triển của Vietnam Airlines để trở thành Hãng hàng
không có tầm cỡ và bản sắc trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự khởi đầu cho
chương trình định hướng toàn diện về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines,
kết hợp với những cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường
bay và đặc biệt là nâng cấp đội máy bay.
Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy
bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên trong số 6 chiếc
Boeing 777 đặt mua của Boeing. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của chương
trình hiện đại hóa đội bay của hãng. Ba năm sau đó, Vietnam Airlines trở thành một
trong những hãng hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực.
Hãng hàng không đẳng cấp thế giới
Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm
(trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng

không có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay
rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương.
Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay mạng
đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 20 tỉnh, thành phố trên cả nước
và 40 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á.
Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở
thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất
lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình.

9


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

Từ năm 2009, Vietnam Airlines đã nỗ lực đáp ứng các yêu cầu gia nhập của
Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam, và được chính thức công nhận là thành
viên thứ 10 của Liên minh vào ngày 10/6/2010. Sự kiện này đánh dấu một bước
phát triển vượt bậc của hãng trong tiến trình khẳng định đẳng cấp quốc tế, đồng thời
góp phần tích cực vào sự nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước .
Hướng tới tương lai
Nhằm khẳng định thương hiệu quốc tế và thế mạnh về đội bay trẻ, hiện đại,
Vietnam Airlines đã để lại ấn tượng mạnh mẽ khi cùng với Công ty cho thuê tàu
bay Việt Nam (VALC) mà Vietnam Airlines là một trong những sáng lập viên, ký
một hợp đồng mua máy bay lớn gồm 12 chiếc Boeing 787, 10 chiếc Airbus A350 900, 20 chiếc Airbus A321 và 5 chiếc ATR72 - 500 trong năm 2007.
Để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai, Vietnam Airlines
đã thực hiện chiến lược phát triển đội bay theo hướng ưu tiên lựa chọn những chủng
loại máy bay sử dụng công nghệ tiên tiến trong ngành hàng không dân dụng thế
giới. Liên tiếp trong các năm vừa qua, hãng đã tiến hành đặt mua mới, nâng cấp đội
máy bay hiện tại nhằm đáp ứng mục tiêu trở thành hãng hàng không lớn trong khu

vực, mở rộng đội bay lên 115 chiếc vào năm 2015 và 170 chiếc vào năm 2020 với
nhiều loại máy bay công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiêm liệu và thân thiện với môi
trường như Airbus A350XWB, Boeing 787-9.
Biểu tượng Bông Sen Vàng

Ngày 20/10/2002 Vietnam Airlines tổ chức lễ giới thiệu biểu tượng mới
“Bông Sen Vàng”. Đây là mốc đánh đấu sự thay đổi toàn diện của Vietnam Airlines
với chương trình hiện đại hoá đội ngũ máy bay, mở rộng mạng đường bay và hoàn

10


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

thiện chất lượng dịch vụ để trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực
và trên thế giới.
Hoa Sen một hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam.
Hoa Sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý,
linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc.
Đó là những phẩm chất quý giá của Hoa Sen và là lý do để Vietnam Airlines lựa
chọn Hoa Sen làm biểu tượng mới của mình. Màu vàng của Hoa Sen tượng trưng.
d - Ban Lãnh Đạo Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng thành
Ông Phạm Viết Thanh
viên:
Tổng giám đốc:

Ông Phạm Ngọc Minh

Phó Tổng giám đốc :


Ông Phan Xuân Đức
Ông Nguyễn Văn Hưng
Ông Trịnh Hồng Quang
Ông Dương Trí Thành
Ông Trịnh Ngọc Thành

e - Đối tác hàng không
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách,Vietnam Airlines đã và đang và
tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các hãng hàng không khác trong khu vực và
trên thế giới. Thông qua các quan hệ hợp tác này, Vietnam Airlines nỗ lực đáp ứng
tốt hơn nhu cầu đa dạng của hành khách đi tới các điểm đến trên toàn cầu.
Các đối tác trong liên minh SkyTeam
Air France
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh
- Paris, Hà Nội - Paris.
Czech Airlines
(Dự kiến từ ngày 1/09/2010)
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh
- Frankfurt, Hà Nội - Frankfurt, Frankfurt - Prague.

11


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

Alitalia
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh
- Frankfurt, Hà Nội - Frankfurt, Tp. Hồ Chí Minh Paris, Hà Nội - Paris, Frankfurt - Rome và Paris –
Rome.

Korean Air
Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Seoul, Tp.
Hồ Chí Minh - Seoul, Hà Nội - Pusan, Tp. Hồ Chí Minh
- Pusan.
China Southern Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh Canton, Hà Nội – Canton, Hà Nội - Beijing.
Royal Dutch Airlines
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh
- Băng Cốc và Amsterdam - Frankfurt.
Delta Airlines
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Narita - Los
Angeles, Narita - San Francisco, Narita - Atlanta, Narita
- Minneapolis, Narita - Seatle, Narita - Porland, Narita Honolulu, Atlanta - Dallas Ft. Worth, Atlanta Washington D.C, Atlanta - Houston, Atlanta - Miami,
Atlanta - Austin, Minneapolis - Chicago, Minneapolis Denver, Minneapolis - Saint Louis, Minneapolis Boston, Minneapolis - Philadelphia.

Các đối tác khác

12


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

Japan Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Osaka, Tp.
Hồ Chí Minh - Osaka, Hà Nội - Narita, Tp. Hồ Chí
Minh - Narita, Hà Nội – Fukuoka, Tp. Hồ Chí Minh Fukuoka, Hà Nội - Nagoya, Osaka - Saporo, Osaka Haneda, Osaka – Okinawa, Nagoya - Sapporo, Narita Sapporo.
China Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Taipei - Los Angeles,
Taipei - San Francisco, Hà Nội - Taipei, Tp. Hồ Chí
Minh - Kao Shiung.

Cathay Pacific
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh Hong Kong, Hà Nội - Hong Kong.
Qantas Airways
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh Sydney, Tp. Hồ Chí Minh - Melbourne.
Philippines Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh Manila.
Garuda Indonesia
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh Singapore, Singapore - Jakarta
Lao Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Vientiane,
Hà Nội - Luang Prabang, Pakse - Tp. Hồ Chí Minh,
Vientiane - Phnom Penh, Luang Prabang - Siem Reap.
Cambodia Angkor Air
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh
- Siêm Riệp, Tp. Hồ Chí Minh - Phnôm Pênh, Phnôm
Pênh - Siêm Riệp

f - Đội bay

13


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

f1 - Đội máy bay Boeing 777

B777-200ER

Số chỗ: 307
Hạng thương gia: 25

Hạng Phổ thông đặc biệt : 54
Hạng Phổ thông: 228

B777-200ER

Số chỗ: 338
Hạng Thương gia: 32
Hạng Phổ thông: 306

B777-200ER

Số chỗ: 325
Hạng Thương gia: 35
Hạng Phổ thông: 290

f2 - Đội máy bay Airbus 330

Airbus 330 - 223

Số chỗ:
Hạng thương gia:
Hạng Phổ thông :

Airbus 330 - 322

Số chỗ:

266
24
242

320

Hạng thương gia:

36

Hạng Phổ thông :

284

f3 - Đội máy bay Airbus 320/321

14


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

Airbus 320

Số chỗ: 150
Hạng Thương gia:

12

Airbus 320

Hạng Phổ thông: 138
Số chỗ: 162

Airbus 321


Hạng Phổ thông: 162
Số chỗ: 184
Hạng Thương gia:

16

Hạng Phổ thông: 168
f4 - Đội máy bay Fokker 70

Fokker 70

Số chỗ: 79
Hạng Phổ thông: 79

f5 - Máy bay ATR72

15


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

ATR72

Số chỗ: 65
Hạng Phổ thông: 65

f6 - Máy bay A350-900
Airbus 350 - 900 là dòng máy bay thế hệ mới từ nhà sản xuất Airbus dự kiến sẽ bắt đầu
khai thác trên các đường bay của Vietnam Airlines từ năm 2014. Đang đặt hàng


f7 - Đội máy bay Boeing 787
Là một trong những hãng hàng không đầu tiên đặt mua Boeing 787, Vietnam Airlines
mong muốn mang lại những trải nghiệm bay tuyệt vời nhất cho hành khách. Đang đặt hàng

16


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

1.1.8 - Đường bay hợp tác
Tuân thủ “Hướng dẫn về việc công bố thông tin về dịch vụ Code Share theo
điều 49 USC 41712” sửa đổi, Vietnam Airlines yêu cầu tất cả các đại lý của
Vietnam Airlines, bao gồm cả các đại lý BSP phải thực hiện công bố thông tin các
chuyến bay Liên danh (Codeshare) theo Hướng dẫn trên, hoặc các đại lý có thể phải
đối mặt với các biện pháp bắt buộc theo pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền
của Mỹ.
VNA sẽ không chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại xảy ro do việc các đại
lý vi phạm điều 49 USC 41712 hoặc hướng dẫn nêu trên. Danh sách các chuyến bay
Liên danh của Vietnam Airlines như sau:
AirFrance
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay
VN2107

Tp. Hồ Chí Minh - Paris

VN2106

Paris - Tp. Hồ Chí Minh


Alitalia

17


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

Hợp tác khai thác trên các chuyến bay
VN3157

Paris - Rome

VN3156

Rome - Paris

VN3158

Rome - Paris

VN3161

Frankfurt - Rome

VN3160

Rome - Frankfurt

RoyalDutchAirlines
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay

VN3151

Frankfurt - Amsterdam

VN3150

Amsterdam - Frankfurt

CzechAirlines
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay
VN3033

Prague - Frankfurt

VN3032

Frankfurt - Prague

DeltaAirlines
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay
VN 3041

Atlanta - Austin

VN 3040

Austin - Atlanta

VN 3043


Atlanta - Dallas

VN 3042

Dallas - Atlanta

VN 3044

Atlanta - Washington

VN 3045

Washington - Atlanta

VN 3047

Atlanta - Houston

VN 3046

Houston - Atlanta

VN 3049

Atlanta - Miami

VN 3048

Miami - Atlanta


VN 3011

Atlanta - Tokyo

VN 3010

Tokyo - Atlanta

18


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

VN 3050

Minneapolis - Boston

VN 3051

Boston - Minneapolis

VN 3053

Minneapolis - Denver

VN 3052

Denver - Minneapolis

VN 3059


Minneapolis - St Louis

VN 3058

St Louis - Minneapolis

VN 3056

Minneapolis - Philadelphia

VN 3057

Philadelphia - Minneapolis

VN 3055

Minneapolis - Chicago

VN 3054

Chicago - Minneapolis

VN 3017

Minneapolis - Tokyo

VN 3016

Tokyo - Minneapolis


VN 3012

Tokyo - Honolulu

VN 3013

Honolulu - Tokyo

VN 3060

Tokyo - New York

VN 3061

New York- Tokyo

VN 3014

Tokyo - Los Angeles

VN 3015

Los Angeles - Tokyo

VN 3018

Tokyo - Portland

VN 3019


Portland - Tokyo

VN 3020

Tokyo - Seattle

VN 3021

Seattle - Tokyo

VN 3022

Tokyo - San Francisco

VN 3023

San Francisco - Tokyo

CambodiaAngkorAir
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay

19


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

VN3819

Tp. Hồ Chí Minh - Siem Riep


VN3821

Tp. Hồ Chí Minh - Siem Riep

VN3823

Tp. Hồ Chí Minh - Siem Riep

VN3818

Siem Riep - Tp. Hồ Chí Minh

VN3820

Siem Riep - Tp. Hồ Chí Minh

VN3822

Siem Riep - Tp. Hồ Chí Minh

VN3855

Tp. Hồ Chí Minh - Phnom Penh

VN3857

Tp. Hồ Chí Minh - Phnom Penh

VN3854


Phnom Penh - Tp. Hồ Chí Minh

VN3856

Phnom Penh - Tp. Hồ Chí Minh

VN3981

Phnom Penh - Siem Riep

VN3983

Phnom Penh - Siem Riep

VN3985

Phnom Penh - Siem Riep

VN3987

Phnom Penh - Siem Riep

VN3989

Phnom Penh - Siem Riep

VN3980

Siem Riep - Phnom Penh


VN3982

Siem Riep - Phnom Penh

VN3984

Siem Riep - Phnom Penh

VN3986

Siem Riep - Phnom Penh

VN3988

Siem Riep - Phnom Penh

Vasco
Hợp tác khai thác các chuyến bay
VN8051

Tp. Hồ Chí Minh - Côn Đảo

VN8053

Tp. Hồ Chí Minh - Côn Đảo

VN8055

Tp. Hồ Chí Minh - Côn Đảo


VN8050

Côn Đảo - Tp. Hồ Chí Minh

VN8052

Côn Đảo - Tp. Hồ Chí Minh

20


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

VN8054

Côn Đảo - Tp. Hồ Chí Minh

VN8061

Tp. Hồ Chí Minh - Cà Mau

VN8063

Tp. Hồ Chí Minh - Cà Mau

VN8060

Cà Mau- Tp. Hồ Chí Minh


VN8062

Cà Mau- Tp. Hồ Chí Minh

VN8430

Tp. Hồ Chí Minh - Tam Kỳ

VN8431

Tam Kỳ - Tp. Hồ Chí Minh

VN8440

Tp. Hồ Chí Minh - Tuy Hòa

VN8442

Tp. Hồ Chí Minh - Tuy Hòa

VN8441

Tuy Hòa - Tp. Hồ Chí Minh

VN8443

Tuy Hòa - Tp. Hồ Chí Minh

CathayPacific
Hợp tác khai thác các chuyến bay

VN3560

Tp. Hồ Chí Minh - Hong Kong

VN3561

Hong Kong - Tp. Hồ Chí Minh

VN3562

Tp. Hồ Chí Minh - Hong Kong

VN3563

Hong Kong - Tp. Hồ Chí Minh

LaoAirlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay
VN2897

Hà Nội - Vientiane

VN2896

Vientiane - Hà Nội

VN2905

Hà Nội - Luang Prabang


VN2904

Luang Prabang - Hà Nội

VN2911

Tp. Hồ Chí Minh - Pakse

VN2910

Pakse- Tp. Hồ Chí Minh

Japan Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay

21


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

VN3302

Tp. Hồ Chí Minh - Tokyo

VN3303

Tokyo - Tp. Hồ Chí Minh

VN3310


Hà Nội - Tokyo

VN3311

Tokyo - Hà Nội

VN3313

Osaka - Sapporo

VN3315

Osaka - Sapporo

VN3321

Haneda- Osaka

VN3331

Nagoya - Sapporo

VN3341

Osaka - Okinawa

VN3351

Tokyo - Sapporo


VN3350

Sapporo- Tokyo

GarudaIndonesia
Hợp tác khai thác các chuyến bay
VN2632

Jakarta - Singapore

VN2633

Singapore - Jakarta

PhilippinesAirlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay
VN2691

Manila - Tp. Hồ Chí Minh

VN2693

Manila - Tp. Hồ Chí Minh

VN2690

Tp. Hồ Chí Minh - Manila

VN2692


Tp. Hồ Chí Minh - Manila

KoreanAir
Hợp tác khai thác các chuyến bay
VN3401

Seoul - Tp. Hồ Chí Minh

VN3400

Tp. Hồ Chí Minh - Seoul

VN3411

Seoul - Hà Nội

VN3410

Hà Nội - Seoul

China Airlines

22


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

Hợp tác khai thác các chuyến bay
VN2032


Taipei - Los Angeles

VN2033

Los Angeles - Taipei

VN2030

Taipei - San Francisco

VN2031

San Francisco - Taipei

China SouthernAirlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay
VN3506

Hà Nội - Guangzhou

VN3507

Guangzhou - Hà Nội

VN3508

Hà Nội - Guangzhou

VN3509


Guangzhou - Hà Nội

VN3500

Tp. Hồ Chí Minh - Guangzhou

VN3501

Guangzhou - Tp. Hồ Chí Minh

VN3502

Tp. Hồ Chí Minh - Guangzhou

VN3503

Guangzhou - Tp. Hồ Chí Minh

VN3506

Hà Nội - Beijing

VN3507

Beijing - Hà Nội

1.1.2 – Jetstar Pacific
a - Giới thiệu chung
Jetstar hoạt động theo tiêu chí chung của toàn mạng lưới là cung cấp giá vé rẻ mỗi
ngày nhằm giúp khách hàng tiếp cận với việc di chuyển bằng đường hàng không.

Bằng nỗ lực cung cấp cho hành khách giá rẻ mỗi ngày, Jetstar mang sứ mệnh giúp
mọi người ngày càng được bay thường xuyên hơn, đồng thời tạo cơ hội du lịch bằng
đường hàng không cho tất cả những ai trước đây được xem là không đủ khả năng để
đi lại bằng máy bay.
Tập đoàn Jetstar thuộc chủ sở hữu Qantas có mặt tại các quốc gia như Úc và New
Zealand, Express Ground Handling và các công ty cổ phần khác bao gồm Jetstar
Asia và Valuair tại Singapore, Jetstar Pacific tại Việt Nam.

23


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

Jetstar Asia/ Valuair có 51% cổ phần của Công ty trách nhiệm hữu hạn Westbrook
Investerment Pte (Westbrook) và 49% cổ phần của Qantas. Jetstar Pacific tại Việt
Nam có 27% cổ phần của Qantas và những cổ đông lớn khác như Tổng công ty
kinh doanh và đầu tư vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty du lịch Saigon Tourist.
Hiện có trên 1900 chuyến bay mỗi tuần được tâp đoàn Jetstar khi thác tại 15 quốc
gia, phục vụ cho hơn 50 thị trường tại khu vực Châu Á và Châu Á Thái Bình
Dương.
Và có khoảng 7,000 nhân viên đang trực tiếp làm việc cho Jetstar tại khu vực Châu
Á Thái Bình Dương.
Ông Bruce Buchanan hiện là tổng giám đốc điều hành của Jetstar.
b - Mạng lưới Jetstar
Về Jetstar Úc
Trụ sở chính của Jetstar đặt tại Melbourne (Úc), đây là một phần chiến dịch
trong chiến lược phát triển hai thương hiệu lớn của tập đoàn Qantas trong thời gian
sắp tới.
Jetstar Airways là một công ty con hoàn toàn thuộc sở hữu của tập đoàn
Qantas, với chuyến bay giá rẻ đầu tiên khai thác tại Úc vào tháng 5 năm 2004.

Jetstar là một hãng hàng không giá rẻ của Úc, dẫn đầu về vé rẻ với 19 điểm
đến trong nội địa Úc và 11 điểm đến quốc tế đường dài và đường ngắn.
Ban đầu Jetstar khai thác 14 điểm đến dọc theo bờ biển phía đông nước Úc,
hiện nay con số ấy tăng lên gấp 4 lần và hy vọng trong 5 năm tới Jetstar sẽ phát
triển gấp 10 lần quy mô hiện nay.
bay của Jetstar Úc bao gồm 44 chiếc máy bay (tính đến ngày 30 tháng 06
năm 2009), bao gồm 33 chiếc máy bay Airbus A320( 177 ghế ngồi), 5 Airbus A321
(214 ghế ngồi) và 6 chiếc Airbus A330-200 (303 ghế ngồi cho hai hạng).
Hiện nay Jetstar là hãng hàng không lớn thứ 3 (thị trường nội địa) và là hãng
hàng không quốc tế lớn thứ 5 có khả năng chia sẻ các tuyến đường quốc tế ra và vào
nước Úc, đồng thời hỗ trợ tập đoàn Qantas, hãng hàng không nội địa và quốc tế lớn
nhất của Úc.
Các công ty con khác bao gồm Jetstar Airways (New Zealand) và Express
Ground Handling.
Về Jetstar New Zealand
Jetstar New Zealand thuộc sở hữu của Jetstar.

24


Khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam về mặt CSHT vận tải hàng không

Jetstar New Zealand khai thác trên 84 chuyến bay nội địa khứ hồi hàng tuần
giữa Aukland, Christchurch, Wellington và Queenstown. Các chuyến bay nội địa
được phục vụ bắt đầu từ ngày 10 tháng 6 năm 2009.
Đội bay hiện tại gồm 6 chiếc Airbus A320 đang hỗ trợ Jetstar trong việc mở
rộng hoạt động kinh doanh tại New Zealand.
Jetstar bắt đầu khai thác bay vùng Tasman từ tháng 12 năm 2005 và khai
thác 42 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần từ New Zealand. Bao gồm các chuyến bay từ
Christchurch đến Sydney, Melbourn, Brisbane và Gold Coast, và từ Auckland đến

Sydney và Gold Coast.
Mọi hoạt động đều được cấp Chứng chỉ khai thác hàng không Úc của Jetstar
(AOC). Ông Bruce Buchanan cũng giám sát Jetstar New Zealand trong hoạt động
khai thác.
Về Jetstar / Valuair tại Singapore
Jetstar Asia và Valuair hoạt động trên nguyên tắc chung của tập đoàn Jetstar
là cung cấp giá rẻ mỗi ngày tại hầu hết các điểm nghỉ mát phổ biến tại khu vực
Đông Nam Á.
Jetstar Asia bắt đầu vận hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2004 với chuyến bay
đầu tiên cất cánh vào ngày 13 tháng 12 năm 2004 đến Hồng Kông, 1 trong những
điểm đến được khai thác đầu tiên từ Singapore. Đây là một bước phát triển của hãng
sau 6 tháng kể từ khi chuyến bay nội địa đầu tiên tại Úc được khai thác.
Không như Jetstar tại Australia với toàn bộ cổ phần của tập đoàn Qantas,
Jetstar Asia có cổ đông chính tại Singapore, đươc quản lý bởi Westbrook (51%) và
tập đoàn Qantas nắm 49% cổ phần.
Bà Chong Phit Lian hiện là Tổng giám đốc điều hành. Ông Choo Teck Wong
(Ông Dennis Choo), chủ Westbrook là Chủ tịch hội đồng quản trị của Newstar.
Từ Singapore, Jetstar và Valuair bay đến 17 điểm của 10 quốc gia bao gồm
Bangkok, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồng Kông, Macau, Kuala Lumpur, Kota
Kinabalu, Kuching, Penang, Siem Reap, Phnom Penh, Manila, Taipei, Yangon,
Bali, Jakarta, Medan và Surabaya với đội bay gồm 7 chiếc Airbus A320.
Về Jetstar Pacific tại Vietnam
Jetstar Pacific là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam, được chuyển
đổi từ Pacific Airlines vào tháng 5 năm 2008. Jetstar Pacific có 27% cổ phần của
tập đoàn Qantas, phần còn lại là của các cổ đông Việt Nam khác như Tổng công ty
liên doanh và đầu tư vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty du lịch Saigon Tourist.
Jetstar Pacific hiện đang khai thác đội bay gồm 5 chiếc Boeing 737 và 2
chiếc Airbus A320 với 7 điểm đến nội địa Việt Nam.

25



×