Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Xác định thành phần sâu mọt hại lạc và một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của mọt carpophilus dimidiatus fabr (coleoptera nitidulidae) trong kho bảo quản lạc và biện pháp phòng trừ chung tại vùng bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN THỊ HẠNH

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI LẠC VÀ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, SINH
THÁI HỌC CỦA MỌT Carpophilus dimidiatus Fabr.
(COLEOPTERA: NITIDULIDAE) TRONG KHO BẢO
QUẢN LẠC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHÚNG
TẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN THỊ HẠNH

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI LẠC VÀ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC,
SINH THÁI HỌC CỦA MỌT Carpophilus dimidiatus
Fabr. (COLEOPTERA: NITIDULIDAE) TRONG
KHO BẢO QUẢN LẠC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG
TRỪ CHÚNG TẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh

NGHỆ AN, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là do tôi thực hiện, các kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được sử dụng và
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hạnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu khác:
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn
TS. Nguyễn Thị Thanh đã dành nhiều thời gian quý báu để hướng dẫn và tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ nhân viên
Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VI - Nghệ An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về

cơ sở vật chất, điều kiện thí nghiệm trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư,
Trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc
trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Cao học Khoa học cây
trồng khóa 21 cùng bạn bè, người thân trong gia đình đã động viên khích lệ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hạnh


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................................................................ii
............................................................................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................................................................ix
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài...............................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................3
Ý nghĩa khoa học......................................................................................................3
Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................................3
CHƯƠNG 1 .........................................................................................................................................................................4


1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................................4
1.1.1.Nghiên cứu về thành phần sâu mọt và thiệt hại của nông sản ......................4
1.1.2.Nghiên cứu về thành phần, thiệt hại của sâu mọt hại lạc...............................8
1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................................10
1.2.1.Những nghiên cứu về thành phần sâu mọt và thiệt hại của nông sản..........10
1.2.2.Nghiên cứu sinh học, sinh thái học của sâu mọt hại nông sản.....................13
1.2.3.Những nghiên cứu về thành phần sâu hại lạc và thiệt hại của chúng..........14
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................................................................16

2.1.Nội dung nghiên cứu........................................................................................16
2.2.Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................16


iv

2.3.Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu.......................................................................16
2.3.1.Dụng cụ nghiên cứu......................................................................................17
2.3.2.Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................17
2.4.Phương pháp nghiên cứu.................................................................................17
2.4.1.Điều tra thành phần và mật độ sâu mọt trong kho lạc..................................17
2.4.2.Tìm hiểu đặc điểm nhận biết một số loài sâu mọt gây hại trên lạc..............19
2.4.3.Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt Carpophilus dimidiatus Fabr.......19
2.4.4.Nghiên cứu đặc điểm sinh học của mọt Carpophilus dimidiatus Fabr........19
2.4.5.Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của mọt Carpophilus dimidiatus Fabr. 20
2.4.6.Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ mọt Carpophilus
dimidiatus Fabr.......................................................................................................22
2.5.Phương pháp định loại.....................................................................................24
2.6.Thời gian, địa điểm nghiên cứu.......................................................................24
2.6.1.Thời gian nghiên cứu....................................................................................24

2.6.2.Địa điểm nghiên cứu.....................................................................................24
CHƯƠNG 3........................................................................................................................................................................25

3.1.Thành phần sâu mọt hại kho bảo quản lạc và thiên địch của chúng...............25
3.1.1.Thành phần sâu mọt hại kho không chuyên bảo quản lạc ở tỉnh Nghệ An. 25
3.1.2.Sự phân bố của các loài sâu mọt trong kho không chuyên bảo quản lạc ở 3
tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.......................................................................29
3.1.3.Thành phần sâu mọt hại kho lạc trên kho chuyên bảo quản lạc ở tỉnh Nghệ
An...........................................................................................................................32
3.1.4.Sự phân bố của các loài sâu mọt trong kho chuyên bảo quản lạc ở 3 tỉnh
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh..............................................................................34
3.1.5.Thành phần thiên địch trong kho bảo quản lạc ở tỉnh Nghệ An..................36


v

3.2.Diễn biến mật độ của một số loài sâu mọt hại lạc trong kho bảo quản năm
2014 tại tỉnh Nghệ An............................................................................................37
3.2.1.Mật độ sâu mọt hại lạc trong kho chuyên bảo quản lạc...............................37
3.2.2.Mật độ sâu mọt hại kho không chuyên bảo quản lạc ..................................39
3.3.Triệu chứng gây hại của một số loài sâu mọt trên lạc nhân............................41
3.3.1.Triệu chứng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr.......41
3.3.2.Triệu chứng gây hại của mọt Carpophilus dimidiatus Fabr.........................42
3.3.3.Triệu chứng gây hại của mọt Ngô Sitophilus zeamais Motsch....................44
3.3.4.Triệu chứng gây hại của mọt thóc đỏ Tribolium castaneum Fabr...............44
3.4.Một số đặc điểm hình thái của mọt Carpophilus dimidiatus Fabr..................45
3.4.1.Pha trứng.......................................................................................................46
3.4.2.Pha sâu non....................................................................................................47
3.4.3.Pha nhộng......................................................................................................48
3.4.4.Trưởng thành.................................................................................................49

3.5.Đặc điểm sinh học của mọt Carpophilus dimidiatus Fabr..............................50
3.5.1.Thời gian phát dục........................................................................................50
3.5.2.Khả năng sinh sản.........................................................................................52
3.6.Đặc điểm sinh thái của mọt Carpophilus dimidiatus Fabr..............................55
3.6.1.Ảnh hưởng của thuỷ phần hạt lạc đến diễn biến quần thể mọt Carpophilus
dimidiatus Fabr.......................................................................................................55
3.6.2.Ảnh hưởng của thủy phần hạt lạc đến tỷ lệ thiệt hại do mọt Carpophilus
dimidiatus Fabr. gây ra...........................................................................................58
3.7.Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ mọt Carpophilus dimidiatus Fabr...59
3.7.1.Biện pháp phi hóa học...................................................................................60


vi

3.7.2.Biện pháp hoá học.........................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................................................64

1. Kết luận..............................................................................................................64
2. Đề nghị...............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................................66

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT........................................................................................66
TÀI LIỆU TIẾNG ANH........................................................................................71


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

A. modicella:


Aproaerema modicella

BVTV:

Bảo vệ thực vật

C. dimidiatus:

Carpophilus dimidiatus

CTTN:

Công thức thí nghiệm

H. amigera:

Hellicoverpa amigera

KDTV:

Kiểm dịch thực vật

M. testulatis:

Macura testulatis

R. dominica:

Rhizopertha dominica


S. exiqua:

Spodoptera exiqua

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.

Thành phần sâu mọt trong kho không chuyên bảo quản lạc ở tỉnh

2

Nghệ An

6


viii

Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.

Sự phân bố của sâu mọt trong kho không chuyên bảo quản lạc ở 3

3

tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh


0

Thành phần sâu mọt trong kho chuyên bảo quản lạc ở tỉnh Nghệ

3

An

3

Sự phân bố của sâu mọt trong kho chuyên bảo quản lạc ở 3 tỉnh

3

Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

5

Bảng 3.5.

Thành phần thiên địch trong kho bảo quản lạc ở tỉnh Nghệ An

36

Bảng 3.6.

Diễn biến mật độ của một số loài sâu mọt hại chính trong kho

3


chuyên bảo quản lạc

8

Diễn biến mật độ của một số loài sâu mọt hại chính trong kho

4

không chuyên bảo quản lạc

0

Kích thước các pha phát dục của mọt Carpophilus dimidiatus

4

Fabr.

6

Bảng 3.7.
Bảng 3.8.

Bảng 3.9.

Thời gian phát dục của mọt Carpophilus dimidiatus Fabr.

Bảng 3.10.

Khả năng sinh sản trung bình của mọt Carpophilus dimidiatus


5

Fabr.

3

50

Bảng 3.11.

Tỷ lệ trứng nở trung bình của mọt Carpophilus dimidiatus Fabr.

54

Bảng 3.12.

Ảnh hưởng của thuỷ phần hạt lạc đến quần thể mọt Carpophilus

5

dimidiatus Fabr.

5

Ảnh hưởng của thuỷ phần hạt lạc đến tỷ lệ thiệt hại do mọt

5

Carpophilus dimidiatus Fabr. gây ra


8

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến mật độ mọt Carpophilus dimidiatus

6

Fabr.

1

Hiệu lực của thuốc Phosphine đối với quần thể mọt Carpophilus

6

dimidiatus Fabr.

2

Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1.


Diễn biến mật độ của một số loài sâu mọt hại chính trong kho
chuyên bảo quản lạc

Hình 3.2.

38

Diễn biến mật độ của một số loài sâu mọt hại chính trong kho
không chuyên bảo quản lạc

41

Hình 3.3.

Trưởng thành Rhizopertha dominica Fabr.

42

Hình 3.4.

Triệu chứng gây hại của trưởng thành Rhizopertha dominica Fabr.

42

Hình 3.5.

Triệu chứng gây hại bên trong của trưởng thành Carpophilus
dimidiatus Fabr.

43


Hình 3.6.

Trưởng thành Sitophilus zeamais Motsch.

44

Hình 3.7.

Triệu chứng gây hại của mọt trưởng thành Sitophilus zeamais
Motsch.

44

Hình 3.8.

Trưởng thành mọt Tribolium castaneum Fabr.

45

Hình 3.9.

Triệu chứng gây hại của mọt Tribolium castaneum Fabr. gây nên

45

Hình 3.10.

Hình thái các pha phát dục của mọt Carpophilus dimidiatus Fabr.


47

Hình 3.11.

Diễn biến quần thể mọt Carpophilus dimidiatus Fabr. ở thuỷ phần
8%.

Hình 3.12.

Diễn biến quần thể mọt Carpophilus dimidiatus Fabr. ở thuỷ phần
14%.

Hình 3.13.

56

Diễn biến quần thể mọt Carpophilus dimidiatus Fabr. ở thuỷ phần
20%.

Hình 3.14.

56

57

Ảnh hưởng của thuỷ phần hạt lạc đến tỷ lệ thiệt hại do mọt
Carpophilus dimidiatus Fabr. gây ra

59



1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta, lạc có giá trị kinh tế
cao. Hàng năm, riêng mặt hàng này đã giúp nước ta thu về hàng trăm triệu USD
trong xuất khẩu. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng của chúng, lạc còn là cây được sử
dụng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm tăng độ phì của đất và phát triển nông
nghiệp bền vững.
Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất và
sản lượng lạc ở nước ta còn rất lớn cần được khai thác. Từ năm 1990 trở lại đây,
diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng lạc không ngừng tăng lên, từ 201.400 ha
năm 1990 lên 243.900 ha năm 2000 (tăng 21,1%) và đến năm 2010 là 258.700 ha
(tăng 28,45 %) [21].
Theo Tổng cục thống kê (2004) [45], tổng diện tích lạc của cả nước đạt
258,7 nghìn ha, năng suất trung bình 17,4 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 451,1 nghìn
tấn. Dự kiến trong giai đoạn 2010 - 2015 đưa diện tích trồng lạc lên 330 nghìn
ha, sản lượng đạt 550 - 560 nghìn tấn.
Nghệ An được coi là vùng trồng lạc có truyền thống lâu đời ở nước ta. Cây
lạc là cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu của vùng đất cát ven biển, đất bãi và
đất đồi. Hiện nay Nghệ An là địa phương có diện tích gieo trồng lạc lớn nhất
trong cả nước (24,1 nghìn ha và sản lượng là 48,5 nghìn tấn) chủ yếu tập trung
tại một số huyện ven biển như Nghi Lộc (4300 ha), Diễn Châu (3800 ha) và chủ
yếu được sản xuất trong vụ xuân [5].
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đầu tư
thâm canh, mở rộng sản xuất lạc để đến năm 2020 sẽ đưa diện tích gieo trồng lạc
của tỉnh lên đến 35 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 20 tạ/ha [45].
Tuy nhiên, công tác xuất khẩu lạc nhân của nước ta thời gian qua còn gặp rất

nhiều khó khăn, do sản phẩm lạc nhân của nước ta chưa có đủ tính cạnh tranh cao


2

về kích cỡ hạt, phẩm chất, màu sắc, hàm lượng dầu, ... Sâu bệnh hại là một trong
những nguyên nhân làm giảm phẩm chất lạc nhân của nước ta. Các loài sâu mọt trên
lạc ngoài tác hại làm giảm khối lượng, phẩm chất, ... còn tạo điều kiện cho nấm mốc
phát triển, đặc biệt là nấm Aspergillus flavus sinh ra độc tố Aflatoxin rất nguy hiểm
cho người và gia súc.
Trong những năm qua, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu sâu
bệnh hại lạc và tổn thất do chúng gây ra, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng
trừ hợp lý. Các kết quả nghiên cứu được áp dụng trong sản xuất đã góp phần
nâng cao năng suất và sản lượng lạc ở nước ta. Riêng việc nghiên cứu sâu bệnh
hại lạc mới chỉ được quan tâm ở ngoài đồng ruộng còn tình hình sâu bệnh hại lạc
sau thu hoạch hầu như chưa được các nhà khoa học quan tâm nhiều.
Cho đến nay, tài liệu được công bố về sâu mọt hại lạc trong bảo quản sau
thu hoạch của nước ta cũng như trên thế giới còn rất hạn chế. Vì vậy, việc điều
tra xác định chính xác danh mục dịch hại, nhằm phát hiện kịp thời các đối tượng
dịch hại kiểm dịch thực vật (KDTV) và các loài sâu mọt trong kho bảo quản lạc
sau thu hoạch và trên lạc nhân xuất khẩu, đồng thời tìm các biện pháp phòng trừ
kịp thời; đảm bảo uy tín chất lượng hàng hoá nông sản của nước ta trên thị
trường quốc tế là một nhiệm vụ quan trọng của ngành kiểm dịch thực vật.
Kết quả nghiên cứu chắc chắn là những dẫn liệu góp phần làm cơ sở cho
việc xây dựng các quy trình kiểm tra, xác định danh mục dịch hại kiểm dịch thực
vật của nước ta, giúp ích việc phân tích, đánh giá nguy cơ dịch hại của ngành và
các đối tác xuất nhập khẩu với Việt Nam. Nghiên cứu sâu mọt hại trên lạc nhân,
nhằm hạn chế tác hại của chúng, nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng này
trên thị trường quốc tế là việc làm cần thiết của thực tế hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, thực hiện nhiệm vụ của Chi

cục kiểm dịch thực vật vùng VI - Nghệ An và của ngành Kiểm dịch thực vật,
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thanh, trong thời gian từ 6/2014 đến
9/2015, chúng tôi thực hiện đề tài: "Xác định thành phần sâu mọt hại lạc và
một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của mọt Carpophilus


3

dimidiatus Fabr. (Coleoptera: Nitidulidea) trong kho bảo quản lạc và biện
pháp phòng trừ chúng tại vùng Bắc Trung Bộ".
2. Mục tiêu của đề tài
Trên cở sở xác định thành phần và mật độ sâu hại lạc, thành phần thiên địch
của chúng đồng thời tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt chủ yếu
nhằm đề xuất biện pháp phòng chống chúng một cách hợp lý.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
- Những kết quả nghiên cứu về thành phần sâu mọt và thiên địch trên lạc bảo
quản sau thu hoạch, góp phần bổ sung vào danh mục thành phần sâu mọt hại lạc
nhân đã công bố ở nước ta.
- Bổ sung một số dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt
Carpophilus dimidiatus Fabr.
Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các dẫn liệu về tình hình gây hại, biến động mật độ và một số
đặc tính sinh học của sâu mọt hại lạc làm cơ sở cho công tác phân tích, đánh giá
nguy cơ dịch hại trên lạc nhân xuất khẩu đồng thời làm căn cứ khoa học quan
trọng phục vụ công tác kiểm dịch thực vật lạc nhân xuất khẩu tại Nghệ An, giúp
cán bộ KDTV phát hiện nhanh, chính xác các đối tượng sâu hại trên lạc nhân từ
đó có các biện pháp xử lý kịp thời.
- Kết quả nghiên cứu về hình thái, sinh học, sinh thái học của loài
Carpophilus dimidiatus Fabr. thuộc họ Nitidulidae, bộ Coleoptera góp phần xây

dựng các biện pháp phòng chống sâu mọt hại lạc trong bảo quản, đặc biệt sử
dụng thuốc hợp lý và tránh ô nhiễm môi trường.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.1.1. Nghiên cứu về thành phần sâu mọt và thiệt hại của nông sản
Sự phá hại của côn trùng đối với sản phẩm bảo quản rất đa dạng. Trước hết
phải kể đến việc làm giảm phẩm chất hoặc phá huỷ làm cho vật chất dữ trữ hay
lưu trữ bị giảm hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng. Trong nhiều trường hợp, thiệt
hại có thể là rất lớn và thậm chí là vô giá.
Báo cáo của Pavvgleg (1963) cho thấy tổn thất hạt bảo quản hàng năm được
công bố ở Mỹ là khoảng 15-23 triệu tấn (trong đó khoảng 7 triệu tấn do chuột, 816 triệu tấn do cồn trùng), ở Châu Mỹ La Tinh người ta đã đánh giá rằng ngũ cốc
và đậu đỗ sau thu hoạch bị tổn thất khoảng 25 -50%. Ở một số nước Châu Phi,
khoảng 30% tổng sản lượng nông nghiệp bị mất đi hàng năm (Dẫn theo Vũ Quốc
Trung, 1991) [36].
Bakal (1963) đánh giá sự mất mát lương thực hàng năm do chuột, côn trùng
và nấm mốc gây ra là 33 triệu tấn, lương thực này đủ để nuôi sống người dân
nước Mỹ trong 1 năm (Dẫn theo Snelson, 1978) [78].
Theo công bố của FAO [66, 67] kết quả nghiên cứu của các tác giả Mỹ về
mất mát ngũ cốc sau thu hoạch vào năm 1967 ở các nước công nghiệp phát triển
đã lên tới 42 triệu tấn, tức bằng 95% tổng sản lượng thu hoạch của Canada hay
gấp đôi sản lượng lương thực của nước ta năm 1992.

Hall (1970) cho biết, ở các nước Mỹ La tinh, thiệt hại được đánh giá vào
khoảng 25-50% đối với riêng các mặt hàng ngũ cốc và đậu đỗ. Tại Châu Phi,
thiệt hại vào khoảng 30%. Ở khu vực Đông Nam Á, những năm qua đã xảy ra vụ
dịch hại lớn do côn trùng gây ra đối với ngũ cốc, làm tổn thất tới 50% (Dẫn theo
Bùi Công Hiển, 1995) [14].


5

Năm 1973, tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO)
đã thông báo rằng không lâu nữa, nguồn cung cấp lương thực của thế giới sẽ
không đủ để chống lại thiệt hại mùa màng và nạn đói. Ít nhất 10% lương thực
sau thu hoạch bị mất do dịch hại trong kho và thiệt hại tới 30% là phổ biến ở các
nước trên thế giới (Dẫn theo Snelson, 1978) [78].
Freeman paul (1980) [69] thông báo là tổn thất về sinh tố BI ở gạo bảo
quản 8 tháng đối với mẫu bị nhiễm côn trùng lớn hơn 10-15% so với mẫu không
bị nhiễm.
Cotton và Wilbur (1974) đã thống kê được số lượng loài côn trùng gây hại
hạt dự trữ trong kho trên thế giới gồm 43 loài, trong đó có 19 loài thuộc nhóm
gây hại chủ yếu và 24 loài thuộc nhóm côn trùng gây hại thứ yếu (Dẫn theo
Snelson, 1987) [78].
Kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật ở Cộng hoà dân chủ Đức
trước đây (1986), tại các nước Đông Âu có 20 loài côn trùng hại chủ yếu trên
nông sản cất giữ trong kho (Dẫn theo Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 1989) [25].
Các tác giả trong vùng Đông Nam Á đã phát hiện được 122 loài thuộc 28
họ của bộ cánh cứng (Coleoptera) và 17 loài thuộc 6 họ của bộ cánh vảy
(Lepidoptera) (Sukparakam, 1985) [80], Sukparakam và Tauthong: (1981) [79],
Nilpanit (1991) [75], Nakakita (1991) [74].
Hill D.S (1983) [64] đã thu thập và xác định được 38 loài côn trùng gây hại
sản phẩm kho vùng nhiệt đới.

Việc thay đổi kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch, nguồn thức ăn của
côn trùng hại kho, các điều kiện sinh thái cũng có nhiều thay đổi. Do vậy thành
phần, mật độ các loài côn trùng cũng luôn có sự biến đổi. Cho đến nay việc
nghiên cứu thành phần côn trùng gây hại trong kho bảo quản nông sản vẫn đang
được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm.
Thiệt hại do sâu hại kho gây ra là rất lớn về nhiều mặt: Nó làm giảm số
lượng sản phẩm, chất lượng, giá trị thương phẩm như làm giảm protein, lipit,


6

vitamin biến tính, màu sắc không bình thường; Làm nhiễm bẩn, nhiễm độc
nông phẩm, do đó làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng hoặc trực tiếp
truyền bệnh cho người; Con người phải thêm chi phí khắc phục hậu quả; Mất uy
tín hàng hoá trên thương trường; Mất mát hạt giống cho mùa vụ sau.
Từ những thiệt hại to lớn đó mà đã có nhiều công trình nghiên cứu để đưa
ra các biện pháp phòng trừ.
Mọt cứng đốt (Trogoderma granarium) là một trong những loài mọt rất nguy
hiểm. Nó được nhiều nước trên thế giới đưa vào danh mục đối tượng KDTV như:
Algeria, Angola, Bangladesh, Trung Quốc, Indonesia, Thailand, Malaysia, Zambia
(Bank, 1977),... Chúng đã gây thiệt hại trên 100 mặt hàng, đặc biệt là hàng nông
sản như bột mỳ, lúa mạch, thóc,... và ở môi trường thức ăn trên chúng phát triển rất
nhanh (Monschel, 1971) (Dẫn theo Dobie, P. Haines, 1985) [63].
Theo Khoo T. N. (1990) [71] ở Cộng hoà liên bang Đức riêng loài mọt thóc
(Sitophilus granarius) đã gây thiệt hại hơn 100 triệu mác hàng năm. Ở nước này
riêng tổn thất của ngũ cốc nhập khẩu trong 3 năm (1949-1952) là 162 triệu mác
(Schulze, 1964). Theo Justen (1960), ở Cộng hoà liên bang Đức năm 1957 đã có
379.919 tấn ngũ cốc, 1.382 tấn quả khô và 19.641 tấn hạt có dầu đã bị thiệt hại
do côn trùng gây ra không thể sử dụng được.
Theo thống kê của Mallis Amold (1990) [73] trên thế giới ước tính có

khoảng 1.000.000 loài côn trùng, trong đó có 900.000 loài đã biết tên, chiếm
78% trong tổng số 1.150.000 loài động vật đã biết (Dẫn theo Vũ Quốc Trung,
1978) [35].
Walterr V.E. công bố thiệt hại do dịch hại gây ra khoảng 10% ở Minnesota,
thậm chí tới 50% ở một số quốc gia đang phát triển (Mallis Amold, 1990) [73].
Flinn P. W. And DAV. Hagstrum (1990) [68], Freeman Paul (1980) [69]
đã ghi nhận được 41 loài côn trùng trong sản phẩm lương thực dự trữ ở một số
nước trên thế giới.


7

Lam My -Yen, 1993 [72] đã cho biết tổn thất sau thu hoạch đối với gạo cất
giữ trong kho ở Châu Á khoảng 2 - 6%.
Theo đánh giá của FAO, hàng năm tổn thất về ngũ cốc dự trữ trên toàn thế
giới vào khoảng 10%, có nghĩa bằng 1,3 triệu tấn ngũ cốc đã bị mất do côn trùng
và khoảng 100 triệu tấn đã bị mất giá trị (Wolpent, 1967). Theo Snelson, (1987),
sự tổn hại ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới cao hơn vùng ôn đới (Dẫn theo Bùi
Công Hiển, 1995) [14].
Tại Liên Xô (cũ), đã thí nghiệm nuôi 10 đôi mọt thóc (Sitophilus
granarius) trong lúa mỳ ở điều kiện thích hợp. Sau 5 năm, các thế hệ mọt này đã
ăn hết 406.205 kg ( Dẫn theo Phạm Quý Hiệp, 1995) [15].
Hầu như ở đâu có sự dự trữ và lưu trữ hàng hoá, nông sản, ở đó xuất hiện
các loài sinh vật gây hại. Nhiều khi chỉ cần sau vài tuần, sinh vật gây hại đã phát
triển thành quần thể số lượng lớn và gây ra những vụ cháy ngầm, tiêu hủy một
phần hoặc hoàn toàn hàng hoá bảo quản trong kho (Dẫn theo Bùi Công Hiển,
1995) [14].
Theo Bengston Merv (1997) [57] cho rằng côn trùng là một trong những dịch
hại lương thực và sản phẩm lương thực cất giữ. Thiệt hại do dịch hại gây ra cho
lương thực là rất lớn khoảng 10%.

Bengstong Merv (1997) [57] đã chỉ rõ các loài côn trùng gây hại kho chủ
yếu là Sitophilus spp., Rhizopertha dominica, Tribolium castaneum, Sitotroga
cerealella và Ephestia cautella phân bố khắp thế giới và đặc biệt các vùng khí
hậu ấm áp, trong đó 200 loài dịch hại ngũ cốc cất giữ trong kho.
Theo Bolin Pai (2001) [58] kết quả điều tra cơ bản của Trường đại học
Oklahoma vào đầu và cuối thập kỷ 80, chỉ ra các loại côn trùng chiếm ưu th ế
gây hại kho là Rhizopertha dominica, Cryptolestes spp., Tribolium castaneum
và ngài Ấn Độ.


8

Tổ chức C.A.B.I. (2002) [61] nêu rõ các loài côn trùng Acanthoscelides
obtectus, Callosobruchus spp.,

Rhizopertha dominica, Sitophilus spp.,

Tribolium castaneum là loài gây hại nguy hiểm đối với kho thóc và đậu.
1.1.2. Nghiên cứu về thành phần, thiệt hại của sâu mọt hại lạc
Lạc là một trong những cây trồng khá giàu dinh dưỡng vì vậy trong suốt
quá trình sinh trưởng, phát triển nó bị khá nhiều loài gây hại. Đây cũng là nguyên
nhân quan trọng làm giảm năng suất, tăng chi phí đầu tư cho sản xuất và là lý do
hạn chế việc tăng năng suất lạc [50].
Smith, J. W. và Barfield, C.S, (1982) [77] cho biết nhờ phòng trừ được bọ
trĩ gây hại mà năng suất lạc tại Brazil tăng thêm từ 35 - 50%. Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng các loài sử dụng cây lạc làm thức ăn gồm 360 loài, trong đó có
6% là những loài gây hại quan trọng.
Hàng năm thiệt hại do sâu hại gây ra cho lạc lên tới 15 - 20% sản lượng. Để
hạn chế thiệt hại do sâu gây ra cho lạc, trên thế giới, trong những năm gần đây đã
có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về sâu hại lạc.

Kết quả nghiên cứu của các tác giả Hill và Waller (1985) [65] đã chỉ ra rằng
trên cây lạc ở vùng nhiệt đới có 8 loài sâu hại chính và 40 loài gây hại thứ yếu.
Những loài gây hại đặc biệt nguy hiểm như rệp đen (Aphis craccivora Koch.), sâu
khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu xám (Agrotis ifsilon Rotr.), sâu xanh
(Hellicoverpa armigera Hiib.), ban miêu (Epicauta impresicornic Pic.) và các loài
(Epicauta spp.). Các loài sâu hại này được mô tả chi tiết về ký chủ, phạm vi phân
bố, triệu chứng tác hại, một số đặc điểm hình thái, sinh học và biện pháp phòng trừ.
Còn theo nghiên cứu của Wallis E. S. và Byth D. E. (1986) [81] trên cây lạc
chỉ tính riêng sâu đục củ và hại rễ đã có tới 15 loài, thuộc 12 họ, 9 bộ côn trùng.
Trong đó các họ như kiến (Focmicidae), họ bọ hung (Scarabacidae), họ ngài đèn
(Actiidae), họ ngài độc (Lymantridae), họ ngài đục lá (Phyllocnistidae), họ ngài
cuốn lá (Tortricidae), họ ngài sáng (Pyralidae), rầy nhảy (Cicadelliae), mỗi họ có


9

một loài, còn các họ ngài đêm (Noctuidae), bọ trĩ (Thripidae), mối (Termitidae)
mỗi họ có hai loài.
Tại Trung Quốc, tác giả Ching Tieng Tseng (1991) [59] cho biết các loài
gây hại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc bao gồm sâu khoang
(Spodoptera litura Fabr.), sâu keo da láng (Spodoptera exigua Hiib.), sâu xanh
(Hellicoverpa armigera Hiib.). Tổng giá trị phòng trừ các loài sâu này ước tính
vào khoảng 5 tỷ nhân dân tệ.
Kết quả nghiên cứu trên lạc tại vùng Hyderabad, Ấn Độ của ICRISAT
(1993) [70] trong mùa khô 1980 - 1981 và 1981 - 1982 cho thấy bọ trĩ gây hại có
thể là giảm đến 17% năng suất lạc quả và 30% năng suất chất xanh. Tuy nhiên
điều này còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết.
Theo đánh giá của tác giả Ranga Rao và Wightman (1994) [84] tại Ấn Độ
các loài sâu gây hại nguy hiểm gồm nhóm sâu ăn lá như sâu róm (Amsacta sp.),
bọ trĩ (Thrips palmi), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Heliothis

armigera) và một số sâu hại trong đất. Thiệt hại kinh tế do chúng gây ra vào
khoảng 15 - 20% năng suất.
Wightman, J. A. (1994) [84] cho biết trên lạc tác hại của sâu khoang phụ
thuộc vào mật độ và giai đoạn sinh trưởng của cây. Nếu sau gieo 10 ngày, mật độ
sâu là 1 con/cây, diện tích lá bị ăn là 47% thì năng suất sẽ giảm 22%. Nhưng nếu
với mật độ 10 con/cây thì năng suất sẽ giảm là 56%. Song ở giai đoạn cây hình
thành củ cùng với mật độ như trên thì năng suất giảm ít hơn nhiều (9% và 16%
tương ứng vớị mật độ). Do đó việc phòng trừ sâu khoang trên lạc là rất cần thiết.
Ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương, theo tác giả Waterhouse D. F. (1993)
[82] đã xác định được 157 loài sâu hại trên lạc trong số 160 loài thu được. Trong

đó có 46 loài quan trọng và có ít nhất 25 loài đã được đầu tư nghiên cứu tỉ mỉ và
một số loài đã áp dụng biện pháp phòng trừ có hiệu quả. Còn tại vùng Đông Nam
Châu Á có 37 loài sâu hại trên lạc trong đó 19 loài có mức độ phổ biến cao.


10

Nhìn chung, trong thời gian qua các nhà khoa học mới chỉ tập trung nghiên
cứu về thành phần, thiệt hại của côn trùng trên cây lạc ở ngoài đồng. Ở giai đoạn
sau thu hoach còn ít được các nhà khoa học quan tâm tuy nhiên qua các kết quả
nghiên cứu trên đây cho thấy thành phần sâu mọt hại lạc trong kho bảo quản khá
phong phú, mức độ gây hại cao.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu mọt và thiệt hại của nông sản
Các kết quả điều tra về thành phần loài côn trùng gây hại trong kho ở Việt
Nam không nhiều và ít được điều tra cập nhật.
Nguyễn Công Tiễu (1936) là người đầu tiên quan tâm đến vấn đề này. Ông
cũng là tác giả dịch cuốn “Cho được có hoa lợi nhiều và tốt hơn” của P.
Braemen, trong đó chủ yếu giới thiệu vắn tắt các đặc điểm hình thái, đặc tính gây

hại của một số loài mọt kho thông thường (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [14].
Gần ba mươi năm sau, tức là vào khoảng năm 1960, việc nghiên cứu côn
trùng hại kho mới lại được tiếp tục. Bắt đầu bằng những kết quả điều tra thành
phần loài côn trùng gây hại ở một số kho lương thực ở tỉnh Thanh Hoá ( Lê
Trọng Trải - Trường Đại học tổng hợp Hà Nội, 1980) [34].
Năm 1962 – 1963, Cục BVTV đã điều tra côn trùng trên 50 loại cây trồng ở
32 tỉnh thu thập và giám định được 266 loại côn trùng (Dẫn theo Hoàng Trung,
1999) [38].
Đinh Ngọc Ngoạn (1965) [24] có kết quả kiểm tra côn trùng gây hại trong
kho ở miền Bắc Việt Nam và Phạm Xuân Hương (1963) [17] có cuốn sách “Côn
trùng phá hại kho và cách phòng trừ”.
Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và bảo quản trong kho, Viện BVTV - Bộ
nông nghiệp năm 1967 – 1968 [49, 51] điều tra trên 113 mặt hàng để trong kho
ở các tỉnh phía Bắc đã thu thập được 78 loài côn trùng, trong đó có 51 loài gây
hại kho, có 5 loài côn trùng và một số loài nhện có ích, số còn lại chưa rõ.


11

Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác như: Kết quả điều tra côn trùng hại
kho là đối tượng của KDTV (Dương Quang Diệu, Nguyễn Thị Giáng Vân, 1976)
[7]; Thành phần côn trùng hại dược liệu bảo quản (Nguyễn Thị Lương Vân,
1982) [48].
Hoàng Văn Thông - Nguyễn Thị Giáng Vân, (1989) [31] đã công bố kết
quả điều tra trong hơn 80 kho trên 20 loại nông lâm sản phẩm cất giữ ở các tỉnh
phía Bắc đã thu thập được 42 loài côn trùng.
Kết quả điều tra (1996) của cục BVTV về thành phần côn trùng hại kho ở
Việt Nam thu thập được 76 loài thuộc 37 họ của 6 bộ (Dẫn theo báo cáo khoa
học BVTV, 1996) [41].
Kết quả điều tra thành phần côn trùng hại ở Việt Nam năm 1996 của Cục

BVTV đã thu thập và giám định được 110 loài côn trùng trong kho thuộc 43 họ
của 8 bộ khác nhau, trong đó có 32 loại côn trùng gây hại chủ yếu và gây hại trên
nhiều nhóm nông sản khác nhau (Báo cáo khoa học Cục BVTV, 1996) [46].
Các nghiên cứu về thành phần sâu mọt trên hàng nông sản xuất nhập khẩu
còn rất nhiều hạn chế. Mới chỉ có một số nghiên cứu như kết quả theo dõi thành
phần côn trùng trong các mặt hàng xuất nhập khẩu trong 30 năm (từ 1960 - 1990
của Nguyễn Thị Giáng Vân, 1991) [46]. Kết quả đã thu thập, phát hiện được 130
loài thuộc 9 bộ, 46 họ côn trùng hại trên hàng hoá xuất nhập khẩu và bảo quản.
Theo Hoàng Văn Thông (1997) [32] thành phần côn trùng hại trên hàng
nông sản nhập khẩu ở khu vực phía Bắc Việt Nam từ 1991- 1997 có 40 loài,
phân bố trong 4 bộ. Trong đó 36 loài thuộc bộ cánh cứng Coleoptera, 10 loài
xuất hiện ở mức phổ biến. Trên hàng nông sản xuất khẩu có 40 loài côn trùng hại
nằm trong 29 họ, thuộc 5 bộ. Trong đó có 30 loài thuộc bộ cánh cứng
(Coleoptera) và chỉ có 14 loài xuất hiện ở mức tương đối phổ biến.
Kết quả nghiên cứu thành phần dịch hại trên giống côn trùng nhập nội tại
khu vực Hà Nội (Quách Viết Do, 1997) [9] đã điều tra, thu thập được 10 loài côn


12

trùng, nhện hại trên giống cây trồng nhập nội. 10 loài này đều là những loài nguy
hiểm, có ảnh hưởng lớn đến năng suất, phẩm chất của nhiều loại cây trồng.
Kết quả điều tra thành phần loài côn trùng gây hại thóc dự trữ ở quy mô
hộ nông dân vùng Hà Nội cho thấy chỉ có 5 - 7 loài côn trùng gây hại, số lượng
loài côn trùng gây hại ít hơn rất nhiều so với trong kho thóc dữ trữ đổ rời
(Nguyễn Minh Màu, 1998) [22].
Báo cáo về thành phần loài côn trùng hại thóc dự trữ tại Hà Nội của
Nguyễn Thị Bích Yên (1998) [53] cho thấy tác giả đã ghi nhận được 9 loài côn
trùng gây hại thuộc 8 họ của 3 bộ, trong đó có 3 loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp
và 6 loài nhóm gây hại thứ cấp.

Thành phần loài côn trùng gây hại trong các kho thóc dự trữ đóng bao ở
đồng bằng Sông Cửu Long ít hơn rất nhiều so với trong các kho thóc dự trữ đổ
rời và mới ghi nhận được 7 loài côn trùng là mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ, mọt bột
nhỏ, mọt thóc Thái Lan, mọt râu dài, mọt răng cưa và mọt gạo dẹt (Vũ Quốc
Trung, Bùi Minh Hồng, 1999) [37].
Theo Hoàng Trung (1999) [38] thành phần côn trùng hại kho ở 9 tỉnh phía bắc
Việt Nam có 60 loài của 30 họ thuộc 7 bộ trong số này tập trung chủ yếu ở bộ cánh
cứng 45 loài thuộc 22 họ.
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Nguyễn Tứ Hải (2000 - 2003) [11] đã điều
tra thành phần côn trùng trên giống cây trồng nhập nội là 53 loài, tập trung trong
10 bộ, chủ yếu là bộ Coleoptera 15 loài, Lepidoptera 14 loài.
Đặng Việt Yên (2002) [54] đã thu thập được 16 loài sâu mọt trên mặt hàng
tỏi củ nhập từ Trung Quốc tại cửa khẩu Móng Cái. Trong số đó bộ cánh cứng có
7 họ, bộ hai cánh (Diptera) có 1 họ, bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 1 họ, lớp nhện
Acarina có 1 họ. Những loài gây hại chính là Plodia interpunctella, Ephestia
cautella, Aracerus faciculatus trong số này thì Plodia interpunctella là nguy
hiểm nhất.


13

Phòng KDTV TW, (Cục BVTV) (2003) [28, 29] đã thống kê từ năm 1998
đến năm 2002 toàn ngành đã phát hiện 40 loài côn trùng, gần 30 loài nấm bệnh, 58
loài cỏ dại,... Trong đó có 10 đối tượng KDTV của Việt Nam trên hàng hoá nhập
khẩu. Trong những năm qua sinh vật gây hại trên hàng nhập khẩu ngày càng nhiều,
đa dạng về loài. Đặc biệt các đối tượng KDTV vật bị phát hiện tới gần 800 lần.
Số liệu công bố gần đây về thành phần côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ
rời ở vùng Hà Nội và phụ cận của Bùi Minh Hồng và Hà Quang Hùng (2004)
[16] cho thấy đã ghi nhận được 15 loài côn trùng thuộc 11 họ của 3 bộ.
Thành phần loài côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc Việt

Nam (Dương Minh Tú, 2004) [40] đã thu thập được 32 loài côn trùng thuộc 20
họ của 5 bộ. Trong đó có 25 loài côn trùng gây hại (4 loài gây hại sơ cấp, 21
loài gây hại thứ cấp) 7 loài côn trùng có ích (4 loài bắt mồi, 3 loài sống ký
sinh), 3 loài côn trùng lần đầu tiên được bổ sung vào danh sách côn trùng trong
kho thóc dự trữ là Liposcelis entomophila E., Lipocelis bostrychophila B. và
Cortcaria japonica R.
1.2.2. Nghiên cứu sinh học, sinh thái học của sâu mọt hại nông sản
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học côn trùng gây hại
trong kho không nhiều, chỉ có một số công trình được công bố như:
Đặc điểm sinh học và sinh thái học của mọt đậu xanh (Callosobruchus
chinensis) của Nguyễn Văn Đình (1964) [10]. Đặc điểm sinh học, sinh thái học
của mọt gạo (Sitophilus oryzae L.) của Bùi Công Hiển (1976) [16].
Theo tài liệu của Vũ Quốc Trung (1978) [35], thuỷ phần gạo thích hợp
nhất cho sự phát sinh và gây hại của mọt gạo và mọt bột đỏ là 15 - 20%. Kết
quả nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học quần thể của các loài côn trùng gây
hại trong kho thóc ngoại thành Hà Nội của Bùi Công Hiển (1980) [13] và Lê
Trọng Trải (1980) [34].
Đặc điểm phát triển của mọt bột mỳ (Tribolium castanium Herbst.) của Vũ
Huy Tiếu (1986) [30].


14

Theo Dương Minh Tú (1997) [39] vòng đời của mọt bột vàng Tenebrio
molitor nuôi trên bột mỳ ở 24,6°C, độ ẩm không khí tương đối 78% là 336 ngày
ở 25,8°C, độ ẩm không khí tương đối 75% là 257 ngày.
Theo Nguyễn Thị Bích Yên (1998) [53] vòng đời trung bình của mọt đục
hạt nhỏ khi nuôi trên gạo giã nhỏ có thủy phần là 10,3% ở nhiệt độ 25°C là 96,61
ngày và 30°C là 67,2 ngày.
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của quần

thể mọt bột đỏ ở miền Bắc Việt Nam của Hà Thanh Hương (2002) [18] cho biết
vòng đời trung bình của mọt bột đỏ (Tribolium castaneum Herbst.) trong điều
kiện nhiệt độ 25°C là 99,62 ngày và 30°C là 70,9 ngày với ẩm độ 70%.
1.2.3. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại lạc và thiệt hại của chúng
Cho đến nay, sâu hại là một trong những nguyên nhân hạn chế năng suất và
sản lượng, chất lượng lạc của nước ta. Mặc dù vậy những nghiên cứu về sâu hại
lạc chưa có nhiều, nhất là sâu hại lạc trong bảo quản sau thu hoạch.
Theo tác giả Lê Văn Thuyết, Lương Minh Khôi (1992) [33] vùng Hà Nội
có 21 loài thường xuyên xuất hiện gây hại trên lạc. Trong đó 10 loài gây hại có
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế bao gồm: Sâu xám (Agrotis ipsilon Rotr.), bọ trĩ
(Caliothrips inducus Baynall.), rệp đen (Aphis craccivora Koch.), sâu cuốn lá
(Lamprosema indicata Fabr.), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu xanh
Hellicoverpa armigera Hiib.), ban miêu sọc trắng (Epicauta gorhami Marseul.),
rầy xanh lá mạ (Empoasca flavescens Fabr.), châu chấu và sâu róm chỉ đỏ
(Euprotis sp.).
Trong những năm 1995 - 1996, các chuyên gia ICRISAT (1993) [70] đã
phối hợp với các cán bộ trong nước tiến hành điều tra giám định thành phần sâu
hại lạc và nghiên cứu các biện pháp phòng trừ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, ở miền Bắc có tới 51 loài sâu hại được phát hiện trên lạc, trong đó có
47 loài hại trên đồng ruộng và 4 loài trong kho. Các loài sâu hại quan trọng, gây
tác hại đáng kể nhất ở miền Bắc là sâu khoang (Spodoptera litura), sâu đục hoa,


×