Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản cá ngạnh (cranoglanis sinensis peters 1880) trong điều kiện nhân tạo tại nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------@&?-------

PHẠM TÙNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN
VÀ THỬ NGHIỆM SINH SẢN CÁ NGẠNH (Cranoglanis sinensis
Peters, 1880) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÂN TẠO TẠI NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

NGHỆ AN, THÁNG 9/ 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN
VÀ THỬ NGHIỆM SINH SẢN CÁ NGẠNH (Cranoglanis sinensis Peters,
1880) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÂN TẠO TẠI NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Mã số: 60.62.03.01

Người thực hiện: Phạm Tùng
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Kim Đường


Nghệ An, tháng 9/ 2015


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử
nghiệm sinh sản cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis Peters, 1880) trong điều
kiện nhân tạo tại Nghệ An ” chuyên ngành nuôi trồng thủy sản là của riêng cá
nhân tôi. Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các
thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã có được trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Vinh, tháng 10 năm 2015
Học viên

Phạm Tùng

3


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu,
phòng Sau Đại học, khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã tạạo điều kiện
thuận lợi để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn Thạc sĩ
của bản thân mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS. TS.
Nguyễn Kim Đường, người đã định hướng và chỉ dẫn tận tình trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm thực nghiệm thủy sản ngọt, trường Đại

học Vinh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi tiên khai, thực hiện và hoàn
thành đề tài luận văn của mình.
Chân thành cảm ơn Nhiệm vụ quỹ gen cấp Nhà nước “Khai thác và phát
triển nguồn gen cá chuối hoa, cá lóc đen, cá ngạnh tại vùng Bắc Trung bộ” do
ThS. Nguyễn Đình Vinh làm chủ nhiệm, Trường Đại học Vinh là cơ quan chủ
trì đã tạo điều kiện hỗ trợ vật liệu, cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiện đề
tài.
Cảm ơn tới Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, cổổ vũ và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong nhậận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học, quý thầy, cô
giáo và các bạn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người
Nghệ An, tháng 8 năm 2015
Học viên

Phạm Tùng

4


MỤC LỤC
Trang

Mở đầu
Chương 1. Tổng quan tài liệu ....................................................................
1.1. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở Việt Nam ............................................
1.2. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt tại Nghệ An ............................................
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu cá Ngạnh trong và ngoài nước ..........
1.4. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .........................................

Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .....................................
2.1. Vật liệu nghiên cứu ..............................................................................
2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................
2.3. Phương pháp xử lý số liệu, so sánh và đánh giá ................................
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .............................................
3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá Ngạnh
..................

1
3
3
6
7
13
17
18
18
31
31
32
32
32

3.1.1. Đặc điểm giới tính ..............................................................................

33

3.1.2. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục ..............................................


37

3.1.3. Tuổi và kích thước thành thục lần đầu .....................................................

38

3.1.4. Mùa vụ và sinh sản của cá Ngạnh ............................................................
3.1.5. Sức sinh sản ........................................................................................

3.2. Kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá Ngạnh ....................................
3.2.1. Kết quả thử nghiệm nuôi vỗ cá bố mẹ ................................................
3.2.2. Kết quả kích thích sinh sản cá Ngạnh bằng các liều lượng kích dục tố
khác nhau ......................................................................................................
3.2.3. Hình thức thụ tinh cho trứng cá Ngạnh ...............................................
3.2.5. Các kết quả thí nghiệm ương nuôi cá bột ...........................................
3.2.6. Kết quả thí nghiệm ương nuôi cá Ngạnh từ cá hương lên cá giống
Kết luận và kiến nghị ................................................................................
Phụ lục

5

40
41
41
42
45
46
49
51



DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

KD

Kích dục tố

ADG

Tăng trưởng bình quân ngày

ANOVA

Phân tích phương sai một nhân tố

DO

Ôxy hòa tan

mm

milimet

FCR

Hệ số chuyển đổi thức ăn

CT

Công thức


g

Gam

MAX

Giá trị lớn nhất

MIN

Giá trị nhỏ nhất

TN

Thí nghiệm

SGR

Tốc độ tăng trưởng tương đối ngày.

SD

Độ lêch tiêu chuẩn

TLS

Tỷ lệ sống




Giai đoạn

K

Hệ số thành thục

SSS

Sức sinh sản

TB

Trung bình

TL

Chiều dài toàn thân

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các yếu tố môi trường
Bảng 2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
Bảng 3.1. Tuổi và kích thước sinh sản lần đầu của cá Ngạnh (n = 95)
Bảng 3.2. Sức sinh sản của cá Ngạnh theo nhóm kích thước
Bảng 3.3. Kết quả thử nghiệm thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của kích dục tố đến số lượng, tỷ lệ cá cái vuốt cho trứng và hệ


Trang
28
28
37
40
41
42

số thành thục sinh dục của cá Ngạnh
Bảng 3.5. Thời gian hiệu ứng và năng suất trứng của cá cái khi sử dung kích dục tố
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của hình thức ấp trứng đến tỷ lệ nở và tỷ lệ cá dị hình
Bảng 3.7. Tăng trưởng của cá ương ở các hình thức khác nhau
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng về khối lượng và dài thân toàn

43
46
47
50

7


phần của cá Ngạnh từ cá hương lên cá giống

8


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis Peters)

Hình 2.1. Cá Ngạnh cái
Hình 2.2. Cá Ngạnh đực
Hình 2.3. Ấp trứng trong thùng xốp
Hình 2.4. Ấp trứng trong bể vòng
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu các công thức thức ăn
Hình 3.1. Cá Ngạnh đực
Hình 3.2. Cá Ngạnh cái
Hình 3.3. Cá Ngạnh cái đang mang trứng
Hình 3.4. Buồng trứng cá Ngạnh cái
Hình 3.5. Cá Ngạnh đực mang tinh sào
Hình 3.6. Tinh sào cá Ngạnh đực
Hình 3.7. Buồng trứng GĐ II
Hình 3.8. Tiêu bản buồng trứng GĐ II
Hình 3.9. Buồng trứng GĐ III
Hình 3.10. Tiêu bản buồng trứng GĐ III
Hình 3.11. Buồng trứng GĐ IV
Hình 3.12. Tiêu bản buồng trứng GĐ IV
Hình 3.13. Buồng trứng GĐ V
Hình 3.14. Tiêu bản buồng trứng GĐ V
Hình 3.15. Tỷ lệ thành thục của cá Ngạnh qua các nhóm kích thước
Hình 3.16. Biến động hệ số thành thục (GIS) của cá Ngạnh
Hình 3.17. Tần suất xuất hiện các giai đoạn thành thục cá cái
Hình 3.18. Tần suất xuất hiện các giai đoạn thành thục cá đực
Hình 3.19. Sự biến động độ béo Fulton và Clark của cá Ngạnh qua các tháng thu mẫu
Hình 3.20. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của cá Ngạnh khi sử dụng kích dục tố
Hình 3.21. Ảnh hưởng của phương thức thụ tinh đến tỷ lệ thụ tinh của trứng cá Ngạnh
Hình 3.22. Tỷ lệ sống của cá khi ương ở các hình thức khác nhau
Hình 3.23. TĐTT bình quân ngày về khối lượng của cá thí nghiệm
Hình 3.24. TĐTT bình quân ngày về chiều dài của cá thí nghiệm
Hình 3.25. Tỷ lệ sống của cá Ngạnh giai đoạn từ cá hương lên cá giống


Trang
13
22
22
24
24
27
30
30
31
31
31
31
32
32
33
33
34
34
34
34
36
37
37
37
38
42
44
45

47
47
48

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ An được xem là địa phương có nguồn lợi cá tự nhiên phong phú.
Các loài cá ở đây đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản lượng cá tự
nhiên, thuần hoá để nuôi và làm tăng sự đa dạng sinh học các loài thuỷ sinh.
Nguồn lợi cá nước ngọt của Nghệ An khá đa dạng, phân bố tự nhiên dọc theo
các hệ thống sông suối. Khu hệ cá sông Lam gồm có 157 loài và phân loài
thuộc 52 họ và phân họ nằm trong 17 bộ, có nhiều loài có kích thước lớn trên
30kg như cá ghé, cá bọp, cá măng; nhiều loài kích thước nhỏ nhưng mật độ lớn
9


như cá đục, cá mương, cá chiệc; những loài được nhân dân tuyển chọn làm cá
nuôi truyền thống như cá chép, cá mè, cá trôi; có những loài cá quí như cá
chình; có nhiều loài có thể làm cá cảnh và cá làm đồ dùng dạy học như cá ép,
cá ngần; có những loài cá có giá trị trên thị trường xuất khẩu như cá trê, lươn;
nhiều loại ăn thực vật phù du hay thực vật thượng đẳng như cá mè, cá bóp, cá
ních, có chuỗi thức ăn ngắn nên hiệu suất sinh học cao.
Cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis) là loài thuộc bộ cá Nheo Siluriformes, họ
cá da trần nước ngọt Bagridae, giống cá Ngạnh Cranoglanis, là loài cá hoang
dã có giá trị kinh tế cao, thịt cá mềm, thơm, ít xương dăm. Hiện nay, cá ngạnh
được coi là đặc sản trong các nhà hàng tại miền Bắc. Giá cá Ngạnh do ngư dân
khai thác đang bán ra trên thị trường Hà Nội với giá từ 280.000- 300.000 .
Những năm gần đây, việc gia tăng các phương tiện khai thác, số lượng người
đánh bắt cá tăng và trình độ khai thác của nhân dân được nâng lên đã dẫn đến
hiện tượng nguồn lợi bị suy giảm trên hầu hết các vực nước tự nhiên, khai thác

quá khả năng khôi phục của các quần thể cá đã làm giảm sút sản lượng cá tự
nhiên. Dưới áp lực khai thác đó, một số loài cá đã bị tiêu diệt, nhiều loại cá
khác trở nên khan hiếm, khó bắt gặp và đang ở trong tình trạng báo động mức
V và E (Vulnerable và Endangred). Trong đó có loài cá Ngạnh (Cranoglanis
sinensis Peters, 1880) được ghi trong sách đỏ Việt nam với mức độ có nguy cơ
bị tuyệt diệt loại V. Do vậy việc nghiên cứu sự phân bố, các đặc điểm sinh học,
tình hình khai thác, đánh giá các tác động bất lợi và đề xuất các giải pháp bảo
vệ, tái tạo nguồn lợi các loài cá ở hệ thống sông Nghệ An là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu khoa học và thực tiễn trên chúng tôi chọn thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản
cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis Peters, 1880) trong điều kiện nhân tạo tại
Nghệ An”. Qua đó bước đầu xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và
phát triển nguồn lợi loài cá này đồng thời làm tiền đề nghiên cứu sản xuất
giống phục vụ cho mục tiêu đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Nghệ An.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu được một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh
10


sản nhân tạo cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis Peters, 1880) tại Nghệ An.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản cá Ngạnh
- Xác định tuổi, kích thước và khối lượng thành thục;
- Xác định các đặc điểm sinh học của tế bào sinh dục;
- Xác định hệ số thành thục và sức sinh sản;
- Xác định mùa sinh sản trong năm;
3.2. Thử nghiệm sản xuất thử nghiệm cá Ngạnh giống trong điều kiện
nhân tạo
- Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ thành thục đàn cá bố mẹ và cho đẻ cá Ngạnh.
- Nghiên cứu kỹ thuật ấp trứng cá Ngạnh.

- Nghiên cứu kỹ thuật ương giống cá Ngạnh

11


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở Việt Nam
Việt Nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống ngòi dày
đặc trải dài từ bắc vào nam với nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, chính
vì vậy mà thành phần nguồn lợi thủy sản nước ta khá đa dạng, gồm
nhiều nhóm đối tượng như cá, giáp xác, thân mềm. Trong đó cá đóng
vai trò quan trọng bậc nhất, phân bố ở các sông, suối, ao hồ từ miền
núi, trung du đến đồng bằng, các hệ đầm phá ven biển và các thủy
vực thuộc các hải đảo thềm lục địa Với một hệ thống sông, suối dày
đặc, đặc biệt là các lưu vực sông chính như sông Hồng, sông Thái
Bình, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long đã tạo cho nguồn lợi
thủy sản nội địa Việt Nam tương đối đa dạng về chủng loại, với các
nhóm: cá nước ngọt, cá nước lợ, cá di cư từ biển vào sông và ngược
lại, thực vật ngập mặn, chim di trú. Cá nước ngọt có nhiều loài đặc
sản có giá trị, như cá Lăng, cá Chiên, cá Anh vũ, cá Bống... Cá di cư
có những loài có giá trị thực phẩm, xuất khẩu cao, như cá Mòi, cá
Cháy, cá Chình. Ngoài các loài di cư biển - sông, sông - biển, còn có
các loài di cư sinh sản trong sông như cá Mè trắng, cá Mè hoa, cá
Trôi việt, cá Trắm cỏ, Trắm đen (hệ thống sông khu vực miền Bắc);
cá tra, cá Basa (hệ thống sông Cửu Long).
Nguồn lợi thủy sản nước ngọt tập trung chủ yếu tại 2 khu vực chính là
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Hồng:
Khu hệ cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Hồng rất phong phú về thành

phần loài (280 loài thuộc 14 bộ 60 họ, 230 giống), hiện nay do sự di nhập nhiều
loài do phát tán hoặc di nhập nuôi (cá thương phẩm, nuôi làm cảnh, ...) mà số
lượng loài tăng khá nhiều. Có thể chia khu hệ cá vùng đồng bằng sông Hồng ra
4 nhóm sinh thái: Nhóm cá miền núi, nhóm cá đồng bằng, nhóm cá biển di cư
vào nước ngọt và nhóm cá phân bố rộng. Hoặc chia theo hệ sinh thái như: cá
12


sống ở sông suối, nhóm cá sống ở sông hồ, nhóm cá sống ở ao, ruộng và nhóm
cá sống vùng cửa sông. Chia theo tính chất của hệ sinh thái sông ta có các nhóm
cá: Nhóm cá sống phần hạ lưu sông hồ, nhóm cá sống ở trung lưu sông hồ và
nhóm cá sống phần thượng lưu sông hồ: Khu hệ cá phần hạ lưu sông Hồng khá
phong phú về thành phần loài bao gồm: các loài đặc hữu, các loài cá ở nước lợ
(Cá nguồn gốc ở biển di cư vào vùng cửa sông) và những loài cá sống ở sông và
đồng ruộng trũng. Khu hệ cá phần trung lưu: gồm các loài cá sống ở sông và
đồng ruộng trũng, đa số là những loài phân bố rộng như cá Mương, cá Ngão, cá
Thiểu, cá Dầu sông và một số loài di cư từ cửa sông vào như cá Mòi, cá Cháy.
Đa dạng về thành phần loài, có nhiều loài cá kinh tế như: cá Chép, cá Trắm cỏ,
cá Măng, cá Mương, cá Ngạnh; cá quý hiếm như cá Lăng chấm, cá Chiên, cá
Bỗng, cá Chình; cá đặc hữu như cá Rầm xanh, Rầm vàng, cá Hoả [13, 24, 25].
Đồng bằng sông Cửu Long:
Có 175 loài cá vùng ĐBSCL thuộc 109 giống, 48 họ, 17 bộ. Trong đó bộ
cá chép (Cypriniformes) có thành phần loài đa dạng nhất chiếm 36% tổng số
loài; tiếp theo là bộ cá nheo (Siluriformes) chiếm 27%; bộ cá vược
(Perciformes) chiếm 19%, bộ cá cơm (Clupeiformes) chiếm 6%; bộ cá bơn
(Pleuronectiformes) chiếm 3%, 12 bộ còn lại chỉ chiếm 1% tổng số loài. Hầu hết
thành phần loài cá thuộc nhóm cá trắng chiếm 74%, nhóm cá đen chiếm 7%.
Ngoài ra nhóm cá nước lợ chiếm 11% như cá đối (Mugil spp.), cá mề gà (Coilia
spp.), cá mặt quỷ (Eleutheronema tetradactylum), cá lạt vàng (Congresox
talabonoides). Nhóm cá có nguồn gốc nước mặn chiếm 7%, tiêu biểu là cá thu

(Scomberomorus sinensis) và cá mập trắng (Carcharhinus leucas).
Về sản lượng khai thác: sản lượng cá úc (Arius spp.) chiếm tỉ trọng cao
nhất với 16% tổng sản lượng, là loài thường phân bố vùng cửa sông ven biển; cá
rô đồng (Anabas testudineus) được xếp thứ hai chiếm 10% là loài cá đen đặc
trưng cho vùng ngập lụt; cá phèn (Polynemus spp.) chiếm 8% tổng sản lượng
được xếp thứ ba; cá mè vinh (Barbonymus gonionotus), cá linh
(Henicorhynchus siamensis) và cá dảnh trắng (Puntioplites proctozysron) mỗi
nhóm cùng chiếm 6% tổng sản lượng khai thác, cả ba loài cá này đều thuộc
13


nhóm cá trắng, phân bố chủ yếu ở hệ thống sông kênh rạch. Sản lượng khai thác
có xu hướng giảm, trung bình đạt 6,1kg/ngày/ngư dân nhưng hiệu quả khai thác
(kg/giờ/100 m2 lưới) lại có xu hướng tăng. Sản lượng khai thác nguồn lợi cá
trong vùng có mối tương quan mật thiết với mực nước lũ, khi mực nước lũ cao
thì sản lượng khai thác cũng cao và ngược lại. Do đó bất kỳ một yếu tố nào ảnh
hưởng đến mực nước đều ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản trong vùng.
Nghiên cứu bước đầu tại các thủy vực đã xác định được 1.438 loài vi tảo
nước ngọt thuộc 259 chi và 9 ngành. Trên 800 loài động vật không xương sống
đã được thống kê. Trong đó, đáng lưu ý là thành phần loài giáp xác (Crustacea),
có 54 loài và 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Riêng hai nhóm tôm,
cua có 59 loài thì có tới 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên
được mô tả. Trong tổng số 155 loài trai, ốc, có 51 loài (32,9% tổng số loài), 4
giống lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc trưng cho Việt Nam
hay vùng Đông Dương. Một điều đáng chú ý là tính đa dạng nhiệt đới của thành
phần loài giáp xác và thân mềm nước ngọt ở Việt Nam cũng như một số nhóm
khác được thể hiện ở sự phong phú ở số giống hơn là số loài.
Theo số liệu nghiên cứu mới nhất về nguồn lợi thủy sản nội địa đã xác
định được 1.027 loài cá nước ngọt thuộc 22 bộ, 97 họ và 427 giống. Riêng họ cá
chép có 79 loài thuộc 32 giống, 1 phần họ được coi là đặc hữu của Việt Nam.

Trong đó có 1 giống, 40 loài và phân loài mới cho khoa học. Phần lớn các loài
đặc hữu đều có phân bố ở các vùng nước sông, suối, vùng núi [24, 25].
Theo kết quả hiện có, số lượng các loài động vật và tảo đơn bào (trừ vi
sinh vật và thực vật bậc cao) sống trong các thủy vực nội địa có trên 2.740 loài
và dưới loài, trong đó tảo đơn bào và khuẩn Lam (Cyanophyta) có 1.403 loài và
dưới loài, giáp xác (Crustacea) 292 loài, trùng bánh xe (Rotatria) là 109 loài,
giun nhiều tơ (Polychaeta) là 30 loài, giun ít tơ (Oligochaeta) là 47 loài, đỉa
(Hyrudinae) là 9 loài, thân mềm (Mollusca) là 147 loài, động vật nguyên sinh
(Protozoa) là 157 loài và cá nước ngọt (Pisces) là 547 loài. Thực vật bậc cao khá
đa dạng, có thể từ vài chục loài đến vài ba trăm loài.
Nhìn chung, các nghiên cứu về thành phần loài thực vật, động vật tập trung
14


ở vùng đồng bằng. Nhiều ngọn nguồn sông suối, nơi giàu các loài đặc hữu còn
chưa được khảo sát đầy đủ. Hơn nữa, nhiều nhóm loài còn chưa được nghiên cứu
sâu. Ngay số lượng các loài cá nước ngọt cũng không dừng ở 546 loài.
1.2. Nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt tại Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có tiềm năng lớn về diện tích nuôi trồng thủy sản nói
chung và diện tích mặt nước lớn nói riêng với 1.250 hồ chứa thủy lợi, thủy điện
vừa và nhỏ, nhiều sông suối lớn được phân bố đều trên các huyện đồng bằng,
trung du và miền núi. Trong đó, có 944 hồ dung tích 462.110.000 m 3 nước, diện
tích mặt thoáng 11.783,49 ha có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản. Đây
được xem là địa phương có nguồn lợi cá tự nhiên phong phú. Các loài cá ở đây đóng
vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản lượng cá tự nhiên, thuần hoá để nuôi
và làm tăng sự đa dạng sinh học các loài thuỷ sinh [20].
Nguồn lợi cá nước ngọt của Nghệ An khá phong phú, phân bố tự nhiên
dọc theo các hệ thống sông suối. Khu hệ cá sông Lam gồm có 157 loài và phân
loài thuộc 52 họ và phân họ nằm trong 17 bộ. Khu hệ cá sông Lam cũng rất đa
dạng về sinh thái học, có nhiều loài có kích thước lớn trên 30kg như cá Ghé, cá

Bọp, cá Măng, … ; nhiều loài tuy kích thước nhỏ nhưng mật độ lớn như cá Đục,
cá Mương, cá Diếc; có những loài được nhân dân tuyển chọn làm cá nuôi truyền
thống như cá Chép, cá Mè, cá Trôi; có những loài cá quí như cá Chình; Có
những loài cá có ý nghĩa phòng dịch do ăn bò gậy như cá Rô, cá Cờ, cá Sóc; có
nhiều loài có thể làm cá cảnh và cá làm đồ dùng dạy học như cá Ép, cá Ngần; có
những loài cá có giá trị trên thị trường xuất khẩu như cá Trê, lươn; nhiều loại ăn
thực vật phù du hay thực vật thượng đẳng như cá Mè, cá Bóp, cá Ních, có chuỗi
thức ăn ngắn nên hiệu suất sinh học cao [20].
Những năm gần đây, việc gia tăng các phương tiện khai thác, số lượng
người đánh bắt cá tăng và trình độ khai thác của nhân dân được nâng lên đã dẫn
đến nguồn lợi bị suy giảm trên hầu hết các vực nước tự nhiên, khai thác quá khả
năng khôi phục của các quần thể cá đã làm giảm sút sản lượng cá tự nhiên và là
nguyên nhân chính dẫn đến nguồi lợi cá tự nhiên đang dần bị cạn kiệt. Dưới áp
lực khai thác đó, một số loài cá đã bị tiêu diệt, nhiều loại cá khác trở nên khan
15


hiếm, khó bắt gặp và đang ở trong tình trạng báo động mức V và E (Vulnerable
và Endangred). Trong đó có loài cá cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis
Pertes,1880) được ghi trong sách đỏ Việt nam với mức độ có nguy cơ bị tuyệt
diệt mức V và có trong danh sách các loài động vật cần được bảo tồn [20].
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu cá Ngạnh trong và ngoài nước
1.3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cá Ngạnh, Cranoglanis bouderius hay C. sinensis lần đầu tiên được mô tả
như là loài Bagrus bouderius năm 1846 bởi John Richardson dựa trên một bức
tranh sơn dầu của Trung Quốc. Sau đó, Wilhelm Peters (1880) đã mô tả giống
Cranoglanis cùng với một loài mới, Cranoglanis sinensis. Loài này có đặc điểm
chính là có đầu lớn, thân dài vừa phải, không vảy. Vây lưng và vây ngực thường
có ngạnh cứng, nhớt phủ ở da, vây có độc tố gây đau nhức cho người bị châm.
Otto Koller (1926) đã mô tả 1 loài cá ở đảo Hải Nam, Trung Quốc và đưa ra chi

mới Pseudotropichthys với loài điển hình Pseudotropichthys multiradiatus,
nhưng kết quả nghiên cứu của ông đã không so sánh với các loài thuộc giống
Cranoglanis và lại xếp giống mới Pseudotropichthys vào họ phụ Bagrina.
George Myers (1931) đã thống nhất giống Pseudotropichthys với giống
Cranoglanis, và đưa ra họ mới Cranoglanididae [26, 27].
Herre (1934) đã hoài nghi về loài cá Ngạnh có nguồn gốc ở Hồng Kông.
Dựa trên các dữ liệu cơ bản về mẫu ở tỉnh Quảng Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung
Quốc. Ông cho rằng nguồn gốc của cá Ngạnh là ở tỉnh Quảng Châu. Tuy nhiên,
ông tin rằng giống Cranoglanis không xuất hiện ở các đảo gần biển, đặc biệt là
mẫu của Koller thu thập ở đảo Hải Nam. Mặc dù thực tế là cá Ngạnh xuất hiện phổ
biến ở sông West và các nhánh của sông này, sông Fu ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Jayaram (1955) đã thống nhất gộp 2 loài C. multiradiatus C. và C.
sinensis thành loài C. bouderius. Gần đây, C. bouderius và C. multiradiatus đã
được coi là loài riêng biệt.
Trên thế giới có 15 giống thuộc họ cá da trần nước ngọt (Bagridae), phân
bố chủ yếu ở sông ngòi châu Á, châu Phi, một số loài sống được ở nước lợ.
16


Thuộc họ này, ở Việt Nam có 4 giống: Giống cá Ngạnh (Cranoglanis), giống cá
Đủng Đeng (Liobagrus), giống cá Lăng (Hemibagrus) và giống cá Bò
(Pseudobagrus).
Cá Ngạnh, Cranoglanis bouderius hay C. sinensis (Siluriformes,
Cranoglanididae), là một loài đặc hữu trong hệ thống sông Pearl (Quảng
Châu, Trung Quốc), sông Hồng (Việt Nam) và hệ thống kênh mương ở đảo
Hải Nam. Đó là một trong những loài cá ăn được trong lưu vực sông Pearl,
nhưng số lượng cá Ngạnh suy giảm đáng kể trong vài thập kỷ qua, do sự bùng
nổ đột ngột của dân số và kỹ thuật đánh bắt hủy diệt. Hiện nay, cá Ngạnh
được xếp vào nhóm có nguy cơ bị tuyệt chủng (Nhóm V) ở sách đỏ của Trung
Quốc (Yue và Chen, 1998) [27].

Trên thế giới cá Ngạnh Cranoglanis sinensis phân bố ở Thái Lan,
Philippin, Indonexia, Trung Quốc (đảo Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân
Nam) và Việt Nam.
Zhang ZhuQing và cs., (2009) đã tiến hành nghiên cứu về hàm lượng
thịt và thành phần dinh dưỡng của thịt cá Ngạnh, kết quả nghiên cứu cho thấy
có Ngạnh có 69,92% là thịt, và có hàm lường protein, chất béo và hàm lượng
tro tương ứng là 17,89%, 5,20% và 1,10%. Thịt cá Ngạnh có chứa 17 amino
axít ngoại trừ trytophan và chiếm 79,18% trong thịt, trong số đó có các amino
axít thiết yếu chiếm 33,04% và chiếm 46,14% trong tổng số các amino axít.
Tỷ lệ các amino axít thiết yếu và các amino axít không thiết yếu là 0,72. Các
amino axít thơm chiếm 29,59% và 37,37% trong tổng số các amino axít. Chỉ
số amino axít trong cá Ngạnh là 86,60 so với tiêu chuẩn của WHO/FAO.
Trong các amino axít thì valine là amino axít hạn chế nhất, sau đó là
methionine và cystine.
Cheng Feil và cs., (2007) tiến hành nghiên cứu đa dạng sinh học loài cá
Ngạnh (Cranoglanis bouderius) sử dụng 55 cặp mồi microsatellite để đánh giá
bộ genome của cá Ngạnh ở sông Pearl và cá Ngạnh ở đảo Hải Nam, Trung
Quốc. Trong đó có 23 cặp mồi có xuất hiện ban trên gel điện di. Trong số 23
17


cặp mồi đó có 11 cặp mồi cho thấy sự đa hình của cá Ngạnh ở sông Pearl và 9
cặp mồi cho thấy sự đa hình của cá Ngạnh ở đảo Hải Nam. Số allen trong các
locus đa hình là 2 đến 4 và đạt giá trị trung bình là 2,91.
Zhou và Ye (2007) đã tiến hành nghiên cứu quy trình sản xuất giống nhân
tạo và sự phát triển phôi của cá Ngạnh thông qua việc sử dụng cá bố mẹ 4 năm
tuổi, sử dụng kích dục tố LHRH-A, DOM và não thủy thể (CPE) cho kết quả tỷ
lệ nở đạt 33%. Trứng đạt kích thước trung bình 1,10 ± 0,2 mm, trứng nở sau 96
giờ 10 phút sau quá trình thụ tinh ở nhiệt độ 26-290C.
Việc phân tích mỗi quan hệ di truyền của các loài thuộc giống

Cranoglanis bằng hình thái còn gây ra nhiều tranh cãi của các nhà khoa học.
Hiện nay, bằng sự hỗ trợ của chỉ thị phân tử, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau để nghiên cứu định loài các loài thuộc giống này, có thể
liệt kê một số nghiên cứu như sau:
Vào những năm 1990 của thế kỷ 20, nhiều nhà khoa học đã sử dụng
marker phân tử (bộ genome DNA mitochondrial để định loại các quần thể cá
(Ferris và Berg, 1987; Whitmore và cs., 1992; Cronin và cs., 1993; Cantatore và
cs., 1994; Murdoch và cs., 1994).
Thời gian sau đó, nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng vùng D-loop có
chứa sự biến động di truyền lớn nhất để định loài các loài cá (Ferris và Berg,
1987; Meyer, 1993).
Tại Trung Quốc, Cheng Fei và cs., (2009) đã tiến hành phân tích di truyền
loài cá Ngạnh (Cranoglanis bouderius) bằng chỉ thị AFLP sử dụng kết hợp 18
đoạn mồi để phân tích mỗi quan hệ phát sinh chủng loài của 60 cá thể được thu
thập ở hai vùng sinh thái khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đa hình của
cả 2 quần thể cá thu thập. Chỉ số giống nhau tương ứng là 0,9462 ± 0,0237 và
0,9465 ± 0,0226 trong các quần thể cá Ngạnh ở sông Pearl (Quảng Châu) và
quần thể cá Ngạnh ở đảo Hải Nam. Chỉ số giống nhau giữa các quần thể cá thấp
hơn trong từng quần thể. Khoảng cách di truyền giữa quần thể cá Ngạnh ở sông
Pearl (Quảng Châu) và quần thể cá Ngạnh ở đảo Hải Nam là 0,0634 ± 0,0230.
18


Kết quả phân tích cây phát sinh chủng loài cho thấy các cá thể trong cùng một
quần thể kết hợp với nhau trước, sau đó kết hợp với các cá thể ở ngoài quần thể.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hai quần thể cá này là một loài.
1.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Những năm gần đây, việc gia tăng các phương tiện khai thác, số lượng
người đánh bắt cá tăng và trình độ khai thác của nhân dân được nâng lên đã dẫn
đến nguồn lợi bị suy giảm trên hầu hết các vực nước tự nhiên, khai thác quá khả

năng khôi phục của các quần thể cá đã làm giảm sút sản lượng cá tự nhiên và là
nguyên nhân chính dẫn đến nguồi lợi cá tự nhiên đang dần bị cạn kiệt. Dưới áp
lực khai thác đó, một số loài cá đã bị tiêu diệt, nhiều loại cá khác trở nên khan
hiếm, khó bắt gặp và đang ở trong tình trạng báo động mức V và E (Vulnerable
và Endangred). Trong đó có loài cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis Peters,1880)
được ghi trong sách đỏ Việt nam với mức độ có nguy cơ bị tuyệt diệt mức V và
có trong danh sách các loài động vật cần được bảo tồn.
Ở Việt Nam gặp ở tất cả các hệ thống sông từ miền Bắc đến miền Nam
Trung Bộ, không gặp loại này ở miền Nam. Giới hạn thấp nhất về phía Nam biết
được của loài cá này là sông Trà Khúc, Quảng Ngãi (Nguyễn Hữu Dực, 1997).
Cá Ngạnh là loài đặc trưng cho khu hệ cá các tỉnh miền Nam Trung Quốc
và miền Bắc Việt Nam. Cá sống ở tầng đáy và kề đáy, cá thích sống ở nơi nước
chảy vừa hoặc chậm, đáy nhiều bùn cát. Cá thường sống thành từng đàn và
thường thấy ở vùng hạ lưu nhiều hơn trung và thượng lưu các sông ở các tỉnh
phía Bắc. Hiện nay nguồn lợi cá Ngạnh ở các sông đang giảm mạnh do khai thác
quá mức, khai thác nhiều tại nơi cá đẻ.
Cá Ngạnh có thân thon dài,dẹp bên về hướng đuôi. Từ chót mõm lên đến
gốc vi lưng gần như là một đường thẳng. Cuống đuôi co hep lại. Đầu dẹp đứng,
có dạng hình chóp. Khoảng cách 2 ổ mắt rộng, có 1 rãnh sâu chạy từ chẩm tới
hết mắt và ở giữa đầu. Cằm phẳng, có 4 đôi râu, râu hàm kéo dài tới quá gốc vây
bụng, một đôi nằm ở hàm trên và phân bố hai bên mép miệng, đôi râu còn lại
nằm ở hàm dưới nằm ở phần trước của nắp mang. Râu hàm trên kéo dài đến vây
19


hậu môn và thường dài hơn râu hàm dưới và khoảng cách giữa hai râu hàm dưới
ngắn hơn khoảng cách giữa hai râu hàm trên. Một đôi râu mũi nằm ở hai bên lỗ
mũi. Và một đôi râu cằm nắm ở dưới cắm. Mõm tù, miệng ở dưới rộng ngang,
chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng đầu ở đó. Hàm trên dài hơn hàm dưới. Và hơi
nhọn về phía trước. Môi trên dày. Môi trên và môi dưới liền nhau ở góc miệng.

Da mõm và môi trên liền nhau và trùm vào thân môi trên. Lỗ mũi ở phía trên
đường viền của mắt. Lỗ mũi tới mút mõm bằng tới góc miệng. Răng cá tra nghệ
nhỏ, kết thành đám. Răng hàm trên kết thành đám có hình chữ V nhưng hơi bẹt
về hai bên mép miệng. Răng lá mía gồm hai đám tách rời nhau. Răng hàm dưới
cũng tương tự như răng hàm trên, nhỏ, mịn, nhưng kết thành đám có hình vòng
cung. Mắt tròn to phân bố đều ở hai bên đầu, nằm phía trên đường trục và hơi
thiên về phía trước của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng, hơi bằng. Đỉnh đầu
nhẵn. Lỗ mang rộng. Màng mang rách rời khỏi eo mang, có thể tách rời hoặc
liền với nhau. Vây lưng cao, có 1 gai cứng ở đầu mút cả 2 mặt đều có răng cưa
thưa và nhỏ. Gai cứng của vây ngực đầu mút hai mặt cũng có răng cưa. Vây
bụng gần vây hậu môn, kéo dài quá khởi điểm vây hậu môn một ít. Vây hậu
môn dài, số tia vây nhiều. Vây đuôi chẻ sâu, 2 thuỳ bằng nhau và mút nhọn. Vây
mỡ nhỏ. Cuống đuôi co hep lại. Đường bên thẳng, rõ. Cá không có vẩy và có
màu xám sẫm ở lưng, nhạt ở bụng. Các vẩy có màu xám.
Tập tính bắt mồi: Cá Ngạnh kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm, ở những
nơi nước trong. Cá kiếm ăn mạnh vào ban đêm và đi theo đàn.
Cá Ngạnh thuộc nhóm ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là các động vật không
xương sống, côn trùng, cá con. Trong ống tiêu hóa của cá còn gặp một số loài
động vật nhỏ thuộc họ Crustaceae (Cyclops, Ostrracoda...), ấu trùng côn trùng.
Cá còn ăn vẩn cặn hữu cơ, nguyên sinh động vật, ấu trùng giáp xác, thực vật,
các mảnh vụn hữu cơ lắng đọng và cả động vật thượng đẳng.
Chiều dài ruột tăng dần theo tuổi, song chỉ ngắn hơn chiều dài thân một ít.
Cá tích cực kiếm mồi nên dạ dày thường có độ no cao. Chúng hay tập trung ở
các bến phà, bến tắm rửa ở hai ven sông và ăn tất cả những thải bỏ của con
người và động vật.
20


Cá Ngạnh có kích thước trung bình, con lớn nhất nặng 4 kg. Cá 1 năm
có chiều dài 15,5-21,0 cm, đạt trung bình khoảng 19 cm, năm thứ 2 bằng

31,4% năm đầu, còn các năm sau chỉ từ 19-23%. Nhìn chung tốc độ lớn
những năm sau giảm dần về chiều dài, nhưng lớn nhanh về khối lượng. Sinh
trưởng chiều dài có liên quan đến sự biến động của độ béo Fulton và độ béo
Clark. Độ béo của cá Ngạnh tăng khi chiều dài cá tăng và đạt lớn nhất ở
nhóm tuổi 5+, ngoài ra còn phụ thuộc các mùa trong năm. Thông thường, từ
tháng 1 đến tháng 3 cá béo nhất.
Cá Ngạnh bước vào sinh sản ở năm thứ 3, vào ngày cuối đông tuyến sinh
dục đã phát triển và đẻ trứng vào khoảng tháng 3-6. Sau tháng 5 cá con cỡ 5-6
cm đã xuất hiện.
Cá đẻ trứng trong hang hốc tự nhiên hoặc tự đào hố ở đáy đất. Cá bố mẹ
bảo vệ trứng và con cái, ở nơi đẻ thời điểm này cá rất dữ.
Sức sinh sản của cá không cao, với chiều dài 27,5-42,5 cm có số trứng
300- 12.500 trứng, sức sinh sản tương đối 10-23 trứng/g khối lượng cá. Trứng
đẻ ra có kích thước lớn 0,9-1,3 mm chiếm 50-95% tổng số lượng trứng.
Như vậy, cho đến nay cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis Peters) chưa được
quan tâm nghiên cứu đúng mức của các nhà khoa học ở Việt Nam. Thời gian
qua các nghiên cứu thường tập trung vào việc mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái
và vùng phân bố của cá Ngạnh, các nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống, chọn
giống ... gần như chưa có. Gần đây, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học
Vinh đã có những nghiên cứu bước đầu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá
Ngạnh tại lưu vực sông Lam, Nghệ An. Bên cạnh đó, bước đầu đã thành công
trong việc sản xuất cá giống trong điều kiện nhân tạo, kết quả nghiên cứu cho
thấy: mùa vụ sinh sản của các Ngạnh tại sông Lam là từ tháng 4 đến tháng 6, sức
sinh sản tuyệt đối giao động 3000-19128 trứng/1 cá thể cá cái, sức sinh sản
tương đối đạt 13-38 trứng/1 gam cá cái (Nguyễn Đình Vinh, 2012).

21


1.4. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

1.4.1. Định danh trong hệ thống phân loại

Hình 1.1. Cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis Peters)

Cá Ngạnh được định danh như sau:
Ngành động vật có dây sống: Chordata
Lớp cá vây tia: Actinopterygii
Bộ cá Nheo: Siluriformes
Họ cá da trần nước ngọt: Bagridae
Giống cá Ngạnh: Cranoglanis
Loài: Cranoglanis sinensis Peters
Tên tiếng anh: Cranoglanidid catfish
Tên đồng vật [8]:
Anopleutropius henrici Vaillant, 1893.
Pseudotropichthys multiradiatus Koller, 1927.
Cranoglanis multiradiatus Myers, 1931 .
Cranoglanis sinensis (non Peters, 1880).
Cranoglanis bouderius multiradiatus .
Craniglanis henrici.
Tên địa phương:
Cá Ngạnh (cá lớn), cá hau (cá nhỏ), cá hau mùn, cá hau trung hoa (tên
Việt), Papé (tên Thái) .

22


1.4.2. Đặc điểm phân bố, tập tính sống và hiện trạng nguồn lợi
* Phân bố
- Trên thế giới có 15 giống thuộc họ cá da trần nước ngọt (Bagridae),
phân bố chủ yếu ở sông ngòi Châu Á, Châu Phi, một số loài sống được ở nước

lợ. Thuộc họ này, ở Việt Nam có 4 giống: giống cá Ngạnh (Cranoglanis), giống
cá Đủng Đeng (Liobagrus), giống cá Lăng (Hemibagrus) và giống cá Bò
(Pseudobagrus)[5].
- Trên thế giới cá Ngạnh Cranoglanis henrici phân bố ở Thái Lan,
Philippin, Inđônêxia, Trung Quốc (đảo Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân
Nam) và Việt Nam.
- Ở Việt Nam gặp ở tất cả các hệ thống sông từ miền Bắc đến miền Nam
Trung Bộ, không gặp loại này ở Miền Nam. Giới hạn thấp nhất về phía Nam biết
được của loài cá này là sông Trà Khúc, Quảng Ngãi (Nguyễn Hữu Dực, 1997) .
* Môi trường sống: Cá Ngạnh là loài đặc trưng cho khu hệ cá các tỉnh
Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cá sống ở tầng đáy và kề đáy, thích sống ở
nơi nước chảy vừa hoặc chậm, đáy nhiều bùn cát. Cá thường sống thành từng
đàn và thường thấy ở vùng hạ lưu nhiều hơn trung và thượng lưu các sông ở các
tỉnh phía Bắc[8].
* Hiện trạng nguồn lợi: Cá được ghi trong sách Đỏ ở mức độ V
(Vulnerable). Hiện nay nguồn lợi cá Ngạnh ở các sông đang giảm mạnh do khai
thác quá mức, khai thác nhiều tại nơi cá đẻ.
1.4.3. Đặc điểm hình thái
Thân thon dài ,dẹp bên về hướng đuôi.Từ chót mõm lên đến gốc vi lưng
gần như là một đường thẳng, cuống đuôi co hep lại, đầu dẹp đứng, có dạng hình
chóp. Khoảng cách 2 ổ mắt rộng, có 1 rãnh sâu chạy từ chẩm tới hết mắt và ở
giữa đầu,cằm phẳng. Có 4 đôi râu , râu hàm kéo dài tới quá gốc vây bụng. một
đôi nằm ở hàm trên và phân bố hai bên mép miệng. Đôi râu còn lại nằm ở hàm
dưới nằm ở phần trước của nắp mang. Râu hàm trên kéo dài đến vây hậu môn và
thường dài hơn râu hàm dưới và khoảng cách giữa hai râu hàm dưới ngắn hơn
khoảng cách giữa hai râu hàm trên, một đôi râu mũi nằm ở hai bên lỗ mũi và
23


một đôi râu cằm nắm ở dưới cằm.

Mõm tù ,miệng ở dưới rộng ngang, chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng đầu ở
đó. Hàm trên dài hơn hàm dưới và hơi nhọn về phía trước. Môi trên dầy, môi
trên và môi dưới liền nhau ở góc miệng .Da mõm và môi trên liền nhau và trùm
vào thân môi trên .Lỗ mũi ở phía trên đường viền của mắt. Lỗ mũi tới mút mõm
bằng tới góc miệng. Răng cá tra nghệ nhỏ, kết thành đám.Răng hàm trên kết
thành đám có hình chữ V nhưng hơi bẹt về hai bên mép miệng.Răng lá mía gồm
hai đám tách rời nhau. Răng hàm dưới cũng tương tự như răng hàm trên, nhỏ,
mịn, nhưng kết thành đám có hình vòng cung. . Mắt tròn to phân bố đều ở hai
bên đầu , nằm phía trên đường trục và hơi thiên về phía trước của đầu. Khoảng
cách hai mắt rộng, hơi bằng. Đỉnh đầu nhẵn.Lỗ mang rộng. Màng mang rách rời
khỏi eo mang, có thể tách rời hoặc liền với nhau.
Vây lưng cao, có 1 gai cứng ở đầu mút cả 2 mặt đều có răng cưa thưa và
nhỏ. Gai cứng của vây ngực đầu mút hai mặt cũng có răng cưa. Vây bụng gần
vây hậu môn, kéo dài quá khởi điểm vây hậu môn một ít. Vây hậu môn dài, số
tia vây nhiều. Vây đuôi chẻ sâu, 2 thuỳ bằng nhau và mút nhọn. Vây mỡ nhỏ.
Cuống đuôi co hep lại. Đường bên thẳng, rõ. Cá không có vẩy và có màu xám
sẫm ở lưng, nhạt ở bụng. Các vẩy có màu xám.
1.4.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Tập tính bắt mồi: Cá Ngạnh kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm, ở những
nơi nước trong. Cá kiếm ăn mạnh vào ban đêm và đi theo đàn .
Cá thuộc nhóm ăn tạp. Thức ăn là các động vật không xương sống, côn
trùng, cá con là chủ yếu. Trong ống tiêu hóa của cá còn gặp một số loài động
vật nhỏ thuộc Crustaceae (Cyclops, Ostrracoda...), ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn
vẩn cặn hữu cơ, nguyên sinh động vật ,ấu trùng giáp xác , thực vật, các mảnh
vụn hữu cơ lắng đọng và cả động vật thượng đẳng.
Cá Ngạnh ăn tạp và rất phàm ăn nên phổ thức ăn rất rộng. Thành phần
thức ăn đa dạng, gồm thực vật, mảnh vụn hữu cơ và động vật. Thức ăn thực vật
là lá, hạt, quả; thức ăn động vật gồm nhiều nhóm ấu trùng, côn trùng và côn
trùng trưởng thành (thuộc Epherneroptera, Odonata, Coleopreta, Micronecta,
24



Chirinomidae, Oliochaeta, Giun đốt, Decapoda, Mollusca, ốc, hến, …).
Thành phần thức ăn của cá Ngạnh rất đa dạng. Có thể nói cá Ngạnh là loài
ăn tạp, thành phần thức ăn có cả thực vật lẫn động vật. Trong số những loại thức
ăn phân tích được, các ngành động vật chiếm ưu thế hơn về số lượng loại thức
ăn với tỷ lệ cao, còn thực vật chỉ chiếm một tỷ lệ thấp cho thấy cá Ngạnh thích
ăn động vật hơn thực vật. Cá có kích thước nhỏ bắt mồi chủ yếu là các phiêu
sinh vật cỡ nhỏ như actemia ,rotifer , moina mới nở và rất ít thức ăn là thực vật.
Nhóm cá kích thước lớn ngoài thức ăn là các loài động vật không xương sống
còn sử dụng các loại thực vật , động vật thượng đẳng khác và mũn bã hữu cơ
làm thức ăn nhiều hơn so với cá nhỏ. Có thể nói phổ thức ăn của cá Ngạnh được
mở rộng dần theo sự phát triển của cá thể, đặc điểm này phù hợp với các loài cá
đa thực. Cá có kích thước lớn thường mở rộng phổ thức ăn để đảm bảo nguồn
thức ăn cho những cá nhỏ, hạn chế sự cạnh tranh trong loài. Thành phần thức ăn
thay đổi theo kích thước cá, theo mùa vụ và phụ thuộc vào nơi sống. Ở hạ lưu cá
có kích thước lớn, ngoài mảnh vụn hữu cơ, rau, quả… thì trong ống tiêu hóa gặp
đa số là Annelides, Decapoda, Mollusca.
Chiều dài ruột tăng dần theo tuổi, song chỉ ngắn hơn chiều dài thân một ít.
Cá tích cực kiếm mồi nên dạ dày thường có độ no cao. Chúng hay tập trung ở
các bến phà, bến tắm rửa ở hai ven sông và ăn tất cả những thải bỏ của con
người và động vật .
Cá Ngạnh có cấu tạo miệng. Miệng khá rộng vá dạng miệng dưới thích
hợp với tập tính sống và ăn ở tầng đáy. Răng thuộc loại răng lá mía. Cá có chiều
dài ruột và chiều dài thân gần bằng nhau.
1.4.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Ngạnh thuộc cỡ trung bình, con lớn nhất nặng 4 kg. Cá 1 năm có chiều
dài 15,5-21 cm, trung bình khoảng 19cm, ở năm thứ 2 cá tăng trưởng nhanh,
những năm sau cá tăng trưởng chậm lại.
Cá thuộc cỡ trung bình, con lớn nhất đã bắt gặp nặng 4 kg. Cá khai thác

thuộc 5 nhóm tuổi từ 1+-5+. Chiều dài hàng năm của cá 1 tuổi 15,4-20,8 cm (18,8
cm), cá 2 tuổi 22,2-27,9 cm (24,7 cm), cá 3 tuổi 27,1-28,8 cm (28,0 cm), cá 4
25


×