Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 134 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
______________________________________

PHẠM THỊ HUYỀN

TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỀN, CHÙA TIÊU BIỂU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG,
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

VINH - 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
______________________________________

PHẠM THỊ HUYỀN

TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỀN, CHÙA TIÊU BIỂU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG,
TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS TRẦN VĂN THỨC

VINH - 2015


3

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám
hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm cùng quý Thầy, Cô giáo
trong khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi trong việc thu thập tư liệu: Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Thư viện
Tổng hợp Thanh Hóa, Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch tỉnh Thanh Hóa,
Huyện ủy huyện Quảng Xương, phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quảng
Xương và Ban quản lý các di tích...
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần
Văn Thức đã luôn tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thu
thập, xử lý tư liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và bạn
bè đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành luận văn.
Do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và kiến thức còn hạn chế nên luận
văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự cảm thông và góp ý
của các quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Phạm Thị Huyền


4

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................3
A. MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT QUẢNG XƯƠNG......................................................................................7
1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên..............................................................................................................7
1.1.1.Vị trí địa lý................................................................................................................................7
1.1.2.Điều kiện tự nhiên....................................................................................................................7
1.2.Dân cư.......................................................................................................................................14
1.3.Truyền thống văn hóa và lịch sử................................................................................................18
1.3.1.Truyền thống văn hóa.............................................................................................................18
1.3.2.Truyền thống lịch sử, cách mạng............................................................................................24
Tiểu kết chương 1............................................................................................................................30
CHƯƠNG 2
DIỆN MẠO MỘT SỐ DI TÍCH ĐỀN, CHÙA TIÊU BIỂU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG..........................................................................................31
2.1. Chùa Hưng Phúc (Chùa Kênh)...................................................................................................31
2.1.1. Lịch sử hình thành.................................................................................................................31
2.1.2. Phong cách kiến trúc.............................................................................................................33
2.1.3. Văn bia chùa Kênh.................................................................................................................35
2.1.4. Các hiện vật trong di tích.......................................................................................................39
2.2. Chùa Nổ....................................................................................................................................40
2.2.1. Nguồn gốc lịch sử..................................................................................................................40

2.2.2. Phong cách kiến trúc.............................................................................................................42
2.2.3. Hệ thống thờ tự.....................................................................................................................46
2.2.4. Các hiện vật trong di tích.......................................................................................................49


5
2.3. Chùa Yên Đông.........................................................................................................................49
2.3.1. Nguồn gốc lịch sử..................................................................................................................49
2.3.2. Đôi nét sơ lược về dòng đạo Nội...........................................................................................50
2.3.3. Nhân vật thờ tự.....................................................................................................................53
2.3.4. Đặc điểm kiến trúc.................................................................................................................57
2.3.5. Các hiện vật trong di tích.......................................................................................................58
2.4. Đền thờ An Dương Vương........................................................................................................59
2.4.1. Vài nét về nhân vật lịch sử An Dương Vương........................................................................59
2.4.2. Nguồn gốc lịch sử..................................................................................................................61
2.4.3. Quy mô cấu trúc ...................................................................................................................63
2.4.4. Lễ hội đền thờ An Dương Vương...........................................................................................65
2.4.5. Các hiện vật trong di tích.......................................................................................................67
2.5. Đền thờ Hoàng Bùi Hoàn..........................................................................................................68
2.5.1. Vài nét khái quát về tướng quân Hoàng Bùi Hoàn.................................................................68
2.5.2. Phong cách kiến trúc.............................................................................................................71
2.5.3. Các tác phẩm nghệ thuật chạm khắc đá................................................................................75
2.5.4. Các hiện vật trong di tích.......................................................................................................81
2.6. Đền thờ Bùi Sỹ Lâm...................................................................................................................81
2.6.1. Thân thế sự nghiệp Thái tể Bùi Sỹ Lâm..................................................................................81
2.6.2. Nguồn gốc lịch sử..................................................................................................................86
2.6.3. Đặc điểm kiến trúc.................................................................................................................87
2.6.4. Các hiện vật trong di tích.......................................................................................................88
CHƯƠNG 3
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN

PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH ĐỀN CHÙA.....................................................................................90
3.1. Giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích.......................................................................................90
3.1.1. Giá trị lịch sử..........................................................................................................................90


6
3.1.2.2. Giá trị văn hóa phi vật thể................................................................................................103
3.2. Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích.....................................................................................106
3.2.1. Thực trạng bảo tồn di tích...................................................................................................106
3.2.2. Một số giải pháp..................................................................................................................109
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................116
PHỤ LỤC........................................................................................................................................121
Một số hình ảnh tiêu biểu về các di tích đền, chùa trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh
Hóa................................................................................................................................................121
(Nguồn tư liệu do tác giả chụp được trong quá trình đi điền dã tại di tích)..................................121


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Huyện Quảng Xương vốn là một huyện nghèo miền biển Thanh Hóa,
khả năng kinh tế, trình độ văn hóa không đồng đều. Dưới chế độ phong kiến,
nơi đây chính là mảnh đất màu mỡ để các tôn giáo, tín ngưỡng có điều kiện
xâm nhập và phát triển. Gần như làng nào cũng xây dựng, tu tạo đền, chùa,
nghè, miếu... sang thì xây bằng gạch, đá, gỗ, ngói; sơ sài thì thờ ở bệ đất, gốc
cây, hang núi... Dần dần, hệ thống đền, chùa luôn gắn bó mật thiết với đời
sống tinh thần của mỗi người dân địa phương.
Trải qua bao biến cố thăng trầm, những nét đẹp văn hóa đặc trưng trên

mảnh đất này vẫn luôn được trân trọng, giữ gìn: từ những làn điệu dân ca,
những lễ hội tưng bừng rộn rã luôn gắn liền với những di tích lịch sử, những
đền, những chùa cổ kính, rêu phong, nhuộm màu thời gian, luôn lưu giữ một
phần hồn của đất và người Quảng Xương. Đền, chùa không chỉ có vị trí đặc
biệt trong văn hóa làng mà còn có tác động sâu sắc, toàn diện đến đời sống xã
hội của nhân dân trong vùng. Nó chính là không gian tôn giáo, nơi phục vụ các
hoạt động thờ cúng, tâm linh, là nơi sinh hoạt cộng đồng, in dấu những hương
ước, lệ làng, những thiết chế lâu đời.
Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm, do nhiều tác động của thời gian,
thiên tai, khí hậu, chiến tranh... mà hệ thống đền chùa, cũng như các di tích lịch
sử - văn hóa khác trên địa bàn huyện Quảng Xương đã không còn được nguyên
vẹn, thậm chí có nhiều di tích chỉ còn là phế tích. Chính vì vậy mà việc nghiên
cứu, phục dựng, trùng tu các di tích đền, chùa là một việc làm hết sức cần thiết
và cấp bách nhằm trả lại diện mạo cũng như những ý nghĩa và giá trị lịch sửvăn hóa của các di tích.


2

Với những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu một số
đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”
làm luận văn thạc sĩ với hy vọng nghiên cứu một cách có hệ thống các di
tích đền, chùa ở địa phương. Qua đó làm rõ những giá trị văn hóa, lịch sử
nhằm giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng văn hóa truyền thống ngay trên
mảnh đất quê hương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ xa xưa, hình ảnh các ngôi đền, chùa đã rất đỗi quen thuộc ở làng
quê Việt Nam, là một trong những biểu tượng của làng xã Việt Nam truyền
thống: Chùa là nơi thờ tự của đạo Phật, là một tôn giáo gắn bó với nhân dân ta
từ lâu đời, có sự ảnh hưởng đáng kể đến đời sống tinh thần. Đền là nơi thờ tự
các bậc quân vương thánh hiền qua các thời kì lịch sử với công lao to lớn làm

cho quốc thịnh dân an, được nhân dân tôn kính.
Vì thế từ lâu đền chùa đã trở thành đối tượng nghiên cứu dưới nhiều
góc độ văn hóa dân gian, kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo, khảo cổ học, dân tộc
học, lịch sử học... Đi sâu vào nghiên cứu mảng văn hóa này trong phạm vi
huyện Quảng Xương chính là đề tài tương đối hấp dẫn, và trên thực tế đã có
nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, hầu
hết các công trình đó cũng chỉ mới đề cập một cách khái quát và chưa đi sâu
vào nghiên cứu cụ thể, đầy đủ các di tích đền, chùa trên địa bàn huyện:
Trong cuốn “Chùa xứ Thanh” tập 1- NXB Thanh Hóa (2009) cũng có
đề cập đến một số chùa trong địa bàn huyện Quảng Xương như chùa Mậu
Xương, chùa Nổ...
Trong cuốn “Thanh Hóa di tích danh thắng”- NXB Thanh Hóa (2004)
có nhắc đến một số đền trên địa bàn Quảng Xương như đền thờ tướng Bùi Sĩ
Lâm, đền thờ tướng Trần Nhật Duật, đền An Dương Vương...


3

Trong cuốn “Địa chí văn hóa Quảng Xương” (Hoàng Tuấn Phổ), NXB
Lao động (2012) có nhắc tới đền Du Vịnh, đền thờ Trần Triều lục vị tướng
quân, đền thờ tướng quân Nguyễn Xuân Mậu, đền thờ tướng quân Nguyễn
Phục, bia ký về Hoàng Bùi tướng công...
Ngoài ra còn một số khóa luận,luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến các di
tích đền chùa ở huyện Quảng Xương như: “Đền thờ Chiêu Văn Vương Trần
Nhật Duật và lễ hội văn trinh: xã Quảng Hòa, Quảng Hợp, huyện Quảng
Xương tỉnh Thanh Hóa”(Vũ Quốc Oai-2010); “Tín ngưỡng cư dân ven biển
huyện Quảng Xương” (Nguyễn Xuân Trà- 2010); “Sử dụng di tích lịch sửvăn hóa ở Quảng Xương (Thanh Hóa) trong dạy học khóa trình lịch sử VN từ
nguồn gốc đến giữa TK XIX” (Nguyễn Thị Nam- 2010)...
Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy
đủ di tích đền, chùa ở huyện Quảng Xương, chính vì vậy mà việc thu thập

nguồn tài liệu một cách có hệ thống để phục vụ cho công tác nghiên cứu là
tương đối khó khăn. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều thì các nguồn tài liệu trên
cũng là những nguồn tài liệu quý giá làm cơ sở cho chúng tôi tiếp cận và giải
quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
3. Đối tượng, nhiệm vụ,phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là tập
trung tìm hiểu một cách cụ thể về một số đền, chùa trên địa bàn huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa. Từ việc nghiên cứu lịch sử hình thành, cho đến vai
trò của hệ thống đền, chùa đối với đời sống tâm linh của nhân dân địa
phương. Ngoài ra, đề tài còn tập trung đánh giá hiện trạng, từ đó đề ra các giải
pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu một cách toàn diện và hệ thống về
lịch sử hình thành của một số đền, chùa tại huyện Quảng Xương; Tìm hiểu hệ


4

thống kiến trúc và hiện trạng cũng như tác động của một số đền, chùa đến đời
sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân trên địa bàn huyện Quảng Xương.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát các di tích đền, chùa
trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trên các khía cạnh: nguồn
gốc lịch sử, diện mạo, đặc điểm kiến trúc và các giá trị lịch sử - văn hóa của
di tích.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu:
Tài liệu thành văn: Để thực hiện đề tài này, tôi tập trung sử dụng chủ
yếu các nguồn tài liệu thành văn gồm các công trình nghiên cứu về hệ thống
đền chùa ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Quảng Xương nói riêng; các
tài liệu khác có liên quan đến đối tượng, phạm vi đề tài đã được nghiên cứu
và công bố. Trong đó các nguồn tư liệu thành văn chủ yếu là các tác phẩm sử

học, các công trình nghiên cứu về lịch sử văn hóa, dân gian; Nghị quyết, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc bảo tồn và phát huy giá trị
của các di tích lịch sử - văn hóa...
Tài liệu điền dã: Tiến hành khảo sát trực tiếp tại di tích một cách
nghiêm túc và khoa học nhằm làm rõ nguồn gốc lịch sử, quá trình xây dựng,
trùng tu và những giá trị lịch sử - văn hóa như kiến trúc, điêu khắc, câu đối,
hoành phi, bia đá, lăng mộ... từ đó dần hình thành cái nhìn khách quan, chân
thực về vấn đề nghiên cứu.
Tài liệu lưu trữ: Gồm có các tư liệu nằm ở các cơ quan lưu trữ như:
trung tâm lưu trữ Thanh Hóa, thư viện tỉnh Thanh Hóa, thư viện trường Đại
học Vinh, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa... Ngoài ra còn có thư tịch, bia ký, gia phả
của các dòng họ và thần tích về các nhân vật được thờ tự...


5

Tất cả các nguồn tư liệu trên chính là nguồn tư liệu hết sức phong phú,
có giá trị lớn, giúp cho chúng tôi có cái nhìn khái quát nhất để dựa vào đó mà
hình thành nên những luận cứ, luận điểm khoa học của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để có thể tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này,
phương pháp luận sử học Mác xít và tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt trong quá trình hoàn thành đề tài.
Đương nhiên, hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic được chúng tôi sử dụng để nghiên cứu luận văn. Ngoài ra,
chúng tôi còn sử dụng phương pháp tổng hợp để trình bày một cách hệ thống
về quá trình xây dựng, bảo tồn các di tích theo tiến trình phát triển của lịch sử.
Các phương pháp liên ngành: Thống kê, so sánh, đối chiếu.
Phương pháp điền dã, sưu tầm lịch sử địa phương...
5. Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng rõ diện mạo hệ thống đền, chùa tiêu
biểu trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, đề
xuất ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của
các di tích.
Qua đề tài này, tôi mong muốn được đóng góp những cố gắng hiểu biết
còn hạn hẹp của mình vào việc khơi dậy và phát huy những giá trị văn hóa tốt
đẹp của vùng đất Quảng Xương. Từ đó hình thành và khơi dậy lòng tự hào
đối với quê hương, đất nước góp thêm phần cơ sở để xây dựng Quảng Xương
ngày càng giàu đẹp mà vẫn giữ vững và phát huy được những giá trị văn hóa
của quê hương.
Ngoài ra luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo về lịch sử địa
phương.


6

6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về vùng đất Quảng Xương
Chương 2: Diện mạo một số di tích đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn
Quảng Xương
Chương 3: Giá trị lịch sử - văn hóa và công tác bảo tồn, phát huy giá trị
các di tích đền chùa.


7

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT QUẢNG XƯƠNG

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Xương là một huyện đồng bằng ven biển, nằm về phía Đông
Nam tỉnh Thanh Hóa có tọa độ 19°40’59” vĩ độ Bắc, 105°48’10’’ kinh độ
Đông; phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa và thành phố Thanh Hóa; phía Nam
giáp huyện Tĩnh Gia và một phần huyện Nông Cống; phía Đông giáp Biển
Đông với đường bờ biển dài 22km; Đông Bắc giáp thị xã Sầm Sơn; phía Tây
giáp huyện Đông Sơn và huyện Nông Cống.
Với diện tích đất tự nhiên 200.430 km 2, hiện nay huyện bao gồm 35 xã
và 1 thị trấn, huyện Quảng Xương nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Thanh
Hóa với vị trí địa lý hết sức thuận lợi. Hơn nữa, với chiều dài bờ biển gần
18km, Quảng Xương là một trong những huyện có tiềm năng về thủy, hải sản
rất lớn. Huyện lại nằm trên các trục quốc lộ 1A, quốc lộ 45, 57, tỉnh lộ số 4 và
là huyện có vị trí trọng yếu về an ninh- quốc phòng của tỉnh. Vị trí địa lý
thuận lợi như vậy chính là lợi thế đặc biệt quan trọng để thu hút đầu tư phát
triển kinh tế, củng cố quốc phòng.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển nên nó có đặc trưng rõ
rệt là những dải cồn cao xen với những dải đất thấp chạy dọc song song
với bờ biển. Nó được hình thành qua quá trình biển tiến, biển thoái kết
hợp với các tác động của thủy triều và sự bồi đắp của phù sa sông Mã,
sông Chu, sông Yên.


8

Là một huyện ở nơi “Đầu sóng ngọn gió”, địa hình của huyện tương
đối bằng phẳng, núi non ít, nằm rải rác và không cao lắm. Phía Bắc huyện gần
cửa Hới (sông Mã) là núi Sầm Sơn, bên cửa Ghép (sông Yên) là dãy núi Lau

Chẹt như hai cánh tay khổng lồ chắn đỡ, đón nhận phù sa của hai dòng sông
lớn và những hải lưu của biển. Vị trí ba mặt Nam, Bắc, Tây của Quảng
Xương tương đối ổn định vì những dòng sông trong đất liền không dễ thay
đổi. Phía Đông của huyện, mặt biển chịu tác động mạnh mẽ của sức gió và
sóng lớn biển tạo nên những hình khối lồi lõm, ghồ ghề. Mỏm cực Bắc, nhất
là ven cửa Hới, hàng năm bồi thêm cho khu vực này một lượng phù sa lấn ra
biển, khiến núi cát nhô mãi ra. Ở khoảng giữa là những xã ven biển với cồn
cát cao. Phía cực Nam huyện vẫn chưa bồi tụ hoàn chỉnh gắn với dòng sông
Yên mở ra khoảng rộng bao la ở Cửa Ghép.
Theo phân tích của các nhà khoa học, vùng đất Quảng Xương được
kiến tạo sau đợt biển lùi vào cuối thế kỉ Đệ Tứ. Từ một vùng lầy lội, đầm,
phá, nước mặn, xen kẽ cồn, bái, rừng núi hoang vu, trải qua quá trình bồi tụ
của thiên nhiên hàng vạn năm cùng với sức lao động sáng tạo của con người
mà Quảng Xương có được địa hình như ngày nay. Là huyện đồng bằng ven
biển nhưng lại có cả núi mang rõ yếu tố điển hình của đồng bằng Quảng
Xương với địa hình bồi tích cổ và đồi núi sét đá gốc.
1.1.2.2. Đất đai
Đi đôi với sự phức tạp của địa hình là sự phức tạp của thổ nhưỡng.
Quảng Xương có các loại đất cát, đất thịt, đất bùn, đất cát pha, đất thịt nhẹ,
đất thịt nặng, đất bùn hẩu... Ở vùng ven biển, có dải cát giáp biển không thể
cấy lúa hoặc trồng màu, nhưng ở khu vực phía trong thì đất tốt hơn. Đó là đất
và cát pha bùn do sông Mã, sông Yên và phù sa sông Rào bồi đắp tạo thành
thứ đất xốp mịn, màu mỡ, có thể trồng lúa, khoai và các loại rau màu. Vùng
phía Tây huyện được coi là vùng trọng điểm lúa được bao bọc bởi con sông


9

Yên, sông Lý, sông Hoàng... thuận lợi cho trồng lúa, cói, rau màu, nung gạch.
Bên cạnh đó, đồng ruộng các làng xã ven đê, trong đê luôn luôn bị ngập úng

vào mùa mưa làm cho độ PH cao, ảnh hưởng đến việc trồng trọt và nguồn
nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất.
Ngày nay, con người Quảng Xương đã áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ
thuật vào cải tạo đất đai, đồng ruộng, phục vụ tốt hơn cho đời sống của mình.
Vùng đất khu vực phía Nam của huyện thuộc lưu vực Bắc sông Yên, thuận lợi
cho việc trồng cói và nuôi trồng thủy sản. Người dân ở đây vừa áp dụng
phương pháp quảng canh vừa kết hợp kỹ thuật thâm canh trong nuôi trồng
thủy sản nên mực thu nhập ổn định và khá so với thu nhập bình quân chung
toàn huyện. Có thể phân định một cách tương đối, đất đai Quảng Xương được
phân bố theo tỷ lệ 15% thuộc vùng biển, 25% thuộc vùng màu và 60% thuộc
vùng trọng điểm lúa, cói.
1.1.2.3. Khí hậu
Quảng Xương nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển với nét đặc trưng
chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa: nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh
lắm, mùa hè tương đối mát, độ ẩm cao, mưa vừa phải, gió tương đối mạnh.
Nhiệt độ bình quân cả năm là 19,48°C, phân chia mùa nóng từ tháng 4
đến tháng 10, trong đó, nóng nhất là tháng 6 và tháng 7 (38°C); từ tháng 8 đến
tháng 9 chớm mát; từ tháng 10 chớm lạnh; tháng 11, 12 gió mùa đông bắc
thổi mạnh, nhiệt độ tụt dần xuống 25,5°C đến 17,9°C, có lúc 10°C. Độ ẩm
cao nhất là 86% vào tháng 2 và tháng 3. Lượng mưa trung bình năm 1.6001.900mm, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10.
1.1.2.4. Sông ngòi
Sông ngòi bao quanh huyện với các dòng sông lớn, sông vừa và sông
nhỏ được tạo thành bởi nhiều nhánh sông từ nhiều miền đất chảy vào, đổ ra


10

biển Đông. Sông ngòi được nói ở đây chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên, nhưng
không loại trừ sự tác động của con người từ hàng trăm, hàng nghìn năm trước.
- Sông Mã: Căn cứ vào tài liệu “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” đo

tính theo đường đi trên bờ sông Mã, thì sông này chảy trên đất Quảng Xương
khoảng trên dưới 20km. Hiện nay, phần sông Mã chảy qua địa phận Quảng
Xương còn khoảng 15km. Mùa mưa hay lụt lội, mùa khô chủ yếu nước thủy
triều lên xuống, không chit cửa sông mơi có các cồn cát bồi cao mà ở khúc
trên, hiện tượng đó vẫn xảy ra gây ảnh hưởng đến dòng chảy và giao thông
đường thủy.
- Sông Yên: Các sách cổ viết về sông Yên với nhiều tên gọi khác nhau.
Tài liệu “Khí hậu Thanh Hóa” của Đài khí tượng thủy văn Thanh Hóa đề cập
rõ, “sông Yên bắt nguồn từ vùng Như Xuân (ở độ cao 100- 125m) len lỏi qua
vùng rừng rậm rạp, xuôi về đồng bằng Nông Cống, Quảng Xương rồi đổ ra
biển ở cửa Hải Ninh (Lạch Ghép)” [19, 48]. Sông dài 89km, trong đó hơn một
nửa chảy qua vùng rừng núi. Sông Yên có một số nhánh chính chảy qua địa
phận Quảng Xương là sông Hoàng, sông Lý và một số nhánh nhỏ khác như
sông Đơ, sông Dừa, sông Mở, sông Thọ Hạc, kênh Vinh...
- Sông Lý: Là sông nối bến Mỹ Cảnh (Quảng Yên) với bến Hòa
Trường (Quảng Trường) với nhiều khúc quanh co. Theo dân gian, sông Lý
được đào từ thời Lý. Thời xưa, nhà Lý muốn tìm đường đi tắt thẳng xuống
sông Yên ở bến Hòa Trường để thay thế đường vòng lên phải qua Ngã ba
Riềng. Vì dựa theo khe ngòi, dòng sông cũ để đỡ tốn công nên sông Lý quanh
co, uốn khúc. Sông Lý có vai trò hết sức quan trọng về giao thông đường thủy
dưới triều Trần, Hậu Lê và sau này.
Trước đây, sông Lý hay gây ngập úng cho các cánh đồng ven sông, vì
thế tỉnh quyết định nắn dòng và đào sâu sông Lý để trở thành đường hơi lượn
từ xã Quảng Yên qua các xã Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Trường, Quảng


11

Khê. Đại công trình thủy lợi sông Lý năm 1976 huy động dân công toàn tỉnh,
riêng huyện Quảng Xương chịu trách nhiệm đoạn cuối, nắn dòng chảy dài

2km qua xã Quảng Khê đến cửa Ghép. Năm 1977, hoàn thành việc cải tạo và
nắn dòng sông Lý.
- Sông Rào: Là con sông cổ nối sông Mã với sông Yên, đi qua các xã
ven biển huyện Quảng Xương. Các sách cổ không đề cập tới sông Rào nhưng
lại ghi địa danh “Cầu Rào”. Sông được đào từ thời Hậu Lê. Dấu tích xưa
không còn. Đến thời kỳ tri huyện Đặng Huy Trứ, ông cho đào lại sông Rào
nhưng từ địa phận xã Quảng Vinh, ông không đào theo lối cũ qua các xã
Quảng Thọ, Quảng Châu phía trên mà mở thẳng, nối cửa sông Mã với cửa
sông Ghép, dặt các đồn bốt phòng vệ ven biển. Đoạn sông từ xã Quảng Vinh
ra sông Mã gọi là sông Đơ.
- Sông Hoàng: Sách cổ gọi dòng chính của sông Yên ở phía thượng lưu
là sông Hoàng, sông Ngã Ba Riềng, sông Vạy. Sông Hoàng bắt nguồn từ
huyện Thọ Xuân, qua các huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Quảng Xương gặp
các nhánh: sông Cầu Quan, sông Mực, sông Thị Long.
Sông Hoàng chảy xuống sông Yên, càng xuống hạ lưu thì khả năng tiêu
thủy càng chậm, gây ngập lụt, nhất là khi chảy qua địa phận Quảng Xương.
Năm 1978, sau khi hoàn thành công trình sông Lý, tỉnh huy động nhân lực cải
tạo sông Hoàng. Đoạn sông Hoàng ở Quảng Xương được vạch 2 đoạn đường
thẳng tắp thành 3 tuyến sông mới. Ngoài ra, tỉnh còn mở 2 đoạn ngắn thuộc
địa phân huyện Nông Cống. Lực lượng dân công tham gia gồm 8 vạn người
được huy động từ các huyện trong tỉnh. Riêng huyện Quảng Xương có 5 ngàn
lao động tham gia và đã hoàn thành vượt kế hoạch được giao.
Ngoài các sông chính, ở huyện còn nhiều sông khác và chi giang thuộc
hệ thống sông Chu, đặc biệt Quảng Xương có 22km bờ biển tính từ sông Đơ


12

(Quảng Vinh) đến cửa sông Ghép (Quảng Nham) có giá trị hết sức to lớn về
du lịch, trữ lượng khoáng sản và quốc phòng - an ninh.

1.1.2.5. Đồi núi
Nét đặc trưng nhất về địa lý của huyện Quảng Xương là nhiều sông ít
núi. Núi trong huyện tuy ít nhưng cũng được phân bố rộng khắp:
- Núi Voi: Gắn với quần thể di tích - danh thắng núi Voi. Theo “Đại
Nam nhất thống chí” đời Tự Đức: Núi Voi ở xã Bất Quần, huyện Quảng
Xương, núi đá nổi vọt giữa đồng bằng như hình đầu voi. Trước kia trạng
nguyên Trịnh Huệ dựng nhà học ở dưới núi, nay là văn chỉ của huyện.
Tương truyên, chùa và miếu ở núi Voi do thái giám triều Lê là Vệ quốc
công lập ra, trong đó có câu liễn khắc trên đá:
Thiên địa lai lâm cơ bất sảng,
Quỷ thần chiếm giám lý vô tư.
Tạm dịch:
Trời đất giao hòa hóa công chẳng lộn,
Quỷ thần chiếu giám nghĩa lý vô tư. [32, 25]
Trên vách đá núi Voi cao khoảng 15m, phía dưới khu vực tai voi có
diện tích 70cm x 80cm được mài nhẵn, khắc nội dung văn bia chùa Phúc
Lâm. Bốn chữ “Phúc Lâm tự bi”, phía dưới là nội dung văn bia. Theo thời
gian, văn bia đã bị mờ đi rất nhiều. Người soạn văn bia là Đốc đồng Hàn lâm
Nguyễn Hiệu, tiến sỹ Hộ nguyên khoa thi Giáp Thìn 1724.
- Núi Văn Trinh: Đã được “Đại Nam nhất thống chí” chép: “Núi
Ngọc Sơn ở xã Văn Trinh cách huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia) 54 dặm về phía
Bắc, tương truyền trên đỉnh núi thường xuất hiện tinh ngọc; sườn núi có
chùa, phía trên có đền thờ Chiêu Văn Vương nhà Trần”[43, 235]. Núi Văn
Trinh nằm giữa vùng đồng bằng, kề bên sông Lý, cao 108m, dài khoảng
2km, chỗ rộng nhất 700m, thuộc địa phận 3 xã Quảng Hợp, Quảng Văn và


13

Quảng Ngọc. Núi lẫn đất và đá, sườn đồi dốc thoải. Núi Văn Trinh chiếm

một vị trí quân sự rất quan trọng của Nam Thạnh Hóa thời nhà Trần. Trong
kháng chiến chống Mỹ, núi Văn Trinh là cao điểm canh giữ bầu trời và vùng
biển của tỉnh Thanh Hóa.
- Núi Sầm Sơn: Cao 79m, là loại núi đá hoa cương. Loại đá này màu
nâu xám với nhiều tảng đá rải ra khắp nơi, tròn như viên bi, quả táo khổng lồ.
Sách “Đại Nam nhất thống chí” đời vua Tự Đức có chép: “Núi Trường Lệ ở
địa phận 3 xã Trường Lệ, Du Vịnh và Lương Niệm huyện Quảng Xương. 11
ngọn nổi vọt lên chỗ đất bằng, trên núi có đền thờ thần Độc Cước sơn; đằng
trước có vết chân người to lớn, càu đảo nắng mưa thường được linh ứng;
dưới chân núi có đàn Kỳ Phong” [43, 265].
- Núi Hòa Trường: Cao 98m, diện tích 75ha thuộc địa phận xã Quảng
Trường và 19ha thuộc địa phận xã Quảng Vọng.
- Núi Lau Chẹt: Có đỉnh cao nhất ở phía Đông 122m, địa phận thuộc
các xã Quảng Lĩnh, Quảng Lợi, Quảng Thạch. Núi Lau gồm nhiều quả đồi,
được nhân dân gọi là núi, gồm núi Đá Chồng, núi Bồ, núi Eo, núi Đở, núi
Hang...
Trên địa bàn huyện còn một số núi như núi Gây, núi Phúc Quả thuộc xã
Quảng Ninh. Nhân dân địa phương còn truyền nhau bài vè ca ngợi nghĩa quân
của Đỗ Đức Mậu đóng ở núi Gây:
Nghĩa quân đồn đóng núi Gây
Trống dong cờ mở quân vây bốn bề
Rạng ngày cơ vệ chỉnh tề
Thái Lai tướng Đỗ kéo về nghìn quân... [32, 33]
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trận địa quân sự của ta được đặt
trên các núi, góp phần chống lại các cuộc đổ bộ bằng đường không và tập
kích bằng không quân, hải quân của địch.


14


1.2. Dân cư
Huyện Quảng Xương là miền đất do thiên nhiên bồi tụ sau và được con
người khai phá muộn so với một số vùng khác. Căn cứ vào các di chỉ khảo cổ
và các hiện vật tìm được tại địa phương, có thể thấy vùng đất Quảng Xương
được tạo thành vào các thế kỷ trước hoặc sau công nguyên, tương ứng với
giai đoạn Đông Sơn muộn.
Những di chỉ khảo cổ học ở cồn Ổi, cồn Bần, đồng Mầy bên bờ sông
Mã Bà, một nhánh của sông Hoàng là khu vực cư trú của người Quảng Thắng
đầu Công nguyên làm cơ sở cho niềm tin về những ngôi làng cổ từ 2000 năm
trước tại Kẻ Riềng, Kẻ Sòng. Các di vật được phát hiện ở xã Quảng Thắng tập
trung ở cồn Ổi với nhiều hiện vật bằng đồng và sắt, gồm rìu, dáo, dao găm,
thạp, thố... đặc biệt là trống đồng. Bốn trống đồng ở cồn Ổi có một chiếc lớn
còn nguyên vẹn, một trống nhỏ đã vỡ thân và chân đế, một trống minh khí và
trống khác chỉ còn là mảnh vỡ. Các nhà nghiên cứu khảo cổ và lịch sử nhận
định trống đồng cồn Ổi thuộc loại 1 của nền văn hóa Đông Sơn thời kỳ đầu.
Trước thời gian đó, trên địa bàn huyện Quảng Xương còn phát hiện
được 2 trống đồng nổi tiếng từ thời Pháp thuộc: Trống làng Mậu Xương (xã
Quảng Lưu) được phát hiện đầu tiên vào năm 1928 và trống làng Triều Công
(xã Quảng Lộc) tìm thấy năm 1935. Giới khảo cổ học đặc biệt quan tâm vì
chúng thuộc loại I rất đẹp và phát hiện thấy tại những cồn cát ven biển Quảng
Xương. Điều đó làm tăng thêm cơ sở để chứng minh dân cư đã xuất hiện ở
Quảng Xương từ thời kỳ này.
Qua quá trình ngụ cư của cư dân đã hình thành nên những làng quê trù
phú. Do đặc thù đất đai của Quảng Xương hình thành muộn, các làng cư trú
đều dựa theo những dòng sông cổ hoặc trên những dải đất, cồn cát gò giữa
đồng trũng... Cho đến khi cư trú ổn định, làng xã hình thành, đời sống xã hội
luôn luôn có sự thay đổi và phát triển.


15


Từ văn bia Hưng Phúc tự (chùa Kênh) dựng năm 1324, ta biết được
nhiều làng thuộc hương Yên Duyên thành lập rất sớm, từ thời Tiền Lê, Lý trở
về trước. Hương này ở miền biển của huyện Quảng Xương, tương ứng với các
xã ở phía Đông tỉnh lộ 4A ngày nay: Quảng Vinh, Quảng Thọ, Quảng Châu,
Quảng Hùng, Quảng Lợi..Phía Tây huyện gồm 9 xã miền đồng: Quảng Yên,
Quảng Long, Quảng Văn, Quảng Hòa, Quảng Hợp... thời nhà Trần là hương
Ngọc Sơn, trung tâm điền trang thái ấp của Chiêu Văn Vương Trần Nhật
Duật, đến đầu thời Nguyễn là đất thuộc huyện Tĩnh Gia, cuối thời Nguyễn
mới cắt chuyển về huyện Quảng Xương. Các làng ven sông Hoàng như Kẻ
Riềng (xã Quảng Yên), Kẻ Sòng (xã Quảng Long) xuất hiện sớm hơn gắn với
truyền thuyết các viên tướng đánh giặc thời nhà Tùy, Đường bị chém đứt cổ
vẫn giữ lấy đầu phi ngựa về đến đây thì bay lên trời, thần hiệu là Tham Xung
đại vương (Kẻ Sòng), Nghiêu Sơn đại vương (Kẻ Riềng).
Dưới thời Lê sơ, Lê Thái Tổ kiến thiết đất nước, trước hết bằng chủ
trương khai hoang, lập làng, đưa dân phiêu tán, người nghèo đói trở về quê cũ
làm ăn hoặc xây dựng quê mới. Chính sách “Ngụ binh ư nông” phát triển
mạnh thời Lê sơ đã hình thành nên những làng xã mới ở Quảng Xương, tiêu
biểu trong số đó là làng Đồn Điền (xã Quảng Thái) thành lập vào thế kỷ XV.
Rất ít làng có thể xác định niên đại cụ thể và chính xác như làng Đồn Điền.
Chính sách “Ngụ binh ư nông” vừa đảm bảo việc xây dựng và phát triển quân
đội, phục vụ nhiệm vụ phòng thủ đất nước, vừa làm tròn nhiệm vụ xây dựng
các đồn điền trong tỉnh. Sau này, các binh đồn điền đã dàn dần chuyển thành
các dân đồn điền. Các triều đại về sau tiếp tục mở mang, khởi lập và tái lập
các làng.
Những làng sau này thành lập vào thời Lê Trung Hưng, thời Nguyễn có
thể xác định tương đối chính xác về nguồn gốc. Thời Lê Trung Hưng, một số
ít làng tiêu biểu có thể xác định được, như làng Đồn (xã Quảng Thọ) do ông



16

tổ họ Lê cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII là Lê Văn Đức cho quân lính khai
phá đất đai lập ra ấp Đồn, sau này trở thành làng.
Thời Nguyễn có các làng tiêu biểu như làng Mỹ Lâm (xã Quảng Đức)
do cụ tổ họ Phạm là Phạm Đức Thiện thành lập vào thế kỷ XVIII. Làng Mỹ
Thạch (xã Quảng Trung) thành lập vào thế kỷ XIX do cụ tổ là Phạm Bá
Quyền lập nên...
Có thể nói, qua quá trình sưu tầm tư liệu về các làng, xã vẫn còn rất ít
văn bản cổ có giá trị được lưu giữ lại. Có nhiều làng phải căn cứ vào gia phả
hoặc chỉ biết đến do truyền miệng trong dân gian. Trải dọc theo thời gian,
mảnh đất Quảng Xương luôn có sự chia tách, sáp nhập và thay đổi tên gọi.
Nhà nước Văn Lang ra đời, Thanh Hóa thuộc bộ Cửu Chân, một trong
15 đơn vị hành chính của nước ta lúc bấy giờ. Quảng Xương cũng thuộc bộ
Cửu Chân.
Thời thuộc Hán (từ năm 111 trước Công nguyên), Quảng Xương thuộc
đất huyện Cư Phong và huyện Tư Phố [2, 178]
Đến thời Đại Việt, theo Đại Nam nhất thống chí, triều Trần trở về
trước, Quảng Xương hiện nay được gọi là huyện Vĩnh Xương. Thời thuộc
Minh, phía Băc Quảng Xương là huyện Duyên Giác, phía Nam huyện là địa
phận Kết Thuế. Đời Lê Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông vẫn được gọi là
huyện Vĩnh Xương. Từ đời vua Lê Thánh Tông mới gọi là huyện Quảng
Xương và tên gọi này có từ đời đó cho đến nay.
Thời vua Gia Long, dưới triều Nguyễn, huyện Quảng Xương có 4 tổng,
118 xã, thôn, sở, trong đó tổng Thủ Hộ có 27 xã, thôn, sở; tổng Lưu Vệ có 39
xã, thôn; tổng Thái Lai có 29 xã, thôn; tổng Giặc Thượng có 23 xã, thôn.
Từ sau đời Đồng Khánh cho đến trước cách mạng tháng Tám 1945,
huyện được chia thành 7 tổng: Thủ Chính, Lưu Thanh, Vệ Yên, Cung
Thượng, Thái Lai, Văn Trinh, Ngọc Đới.



17

Dân số của 7 tổng khoảng gần 10 vạn người. Huyện lỵ vào đầu
thời Nguyễn ở thôn Nang (xã Quảng Cát), sau đó dời đến xã Cung
Thượng và làng Bùi.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra đời, các đơn vị hành chính cấp phủ và cấp tổng bị xóa bỏ. Sau bầu cử Quốc
hội (6/1) và Hội đồng nhân dân các cấp nửa đầu năm 1946, huyện Quảng
Xương thành lập với 39 xã đặt theo tên của các nhà yêu nước như: Duy Tân,
Đào Duy Từ, Chiêu Văn...
Từ cuối năm 1947 đến tháng 4 năm 1948, từ 39 xã sáp nhập thành 17
xã lớn, lấy từ Quảng làm tên đầu: Quảng Đức, Quảng Tân, Quảng Hải, Quảng
Bình...
Ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 50- CP thành
lập thị trấn Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa bao gồm khu nghỉ mát Sầm
Sơn và xã Quảng Sơn. Lúc này huyện Quảng Xương còn 46 xã. [4, 202]
Ngày 22/8/1971, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 226/TTg sáp nhập
xã Quảng Thắng vào thị xã Thanh Hóa.
Ngày 18/12/1981, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định thành lập thị xã
Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, bao gồm thị trấn Sầm Sơn, xã Quảng
Trường, xã Quảng Cư, xã Quảng Tiến và xóm Vinh Sơn (xã Quảng Vinh).
Ngày 13/4/1992, Chính phủ ra quyết định số 1851-CP thành lập thị trấn
Quảng Xương.
Ngày 6/12/1995, Chính phủ ra nghị định số 85-CP sáp nhập xã Quảng
Hưng, xã Quảng Thành và một phần đất ở Bắc cầu Quán Nam (xã Quảng
Thịnh) vào thành phố Thanh Hóa.
Lúc này, huyện Quảng Xương còn 41 xã, thị trấn, có tổng diện tích tự
nhiên là 227,6km2 với dân số là 258.513 người. [18, 54]



18

Tính đến năm 2013, dân số toàn huyện là 238.872 người. Mật độ dân
số 1.192 người/km2.[18, 56]
Trong số 36 xã, thị trấn, địa phương có diện tích lớn nhất là xã Quảng
Ngọc (8,8km2). Những địa phương có diện tích nhỏ nhất là thị trấn (1,1km 2),
xã Quảng Phúc (4,9km2). Địa phương có dân số đông nhất là xã Quảng Nham
(gần 14 nghìn người) và địa phương có số dân ít nhất là xã Quảng Phúc (gần
3 nghìn người).
1.3. Truyền thống văn hóa và lịch sử
1.3.1. Truyền thống văn hóa
Quảng Xương là một miền đất đậm đà những nét đẹp văn hóa truyền
thống lâu đời. Trong quá trình chinh phục thiên nhiên, bằng sự lao động cần
cù và sáng tạo, người dân Quảng Xương đã xây dựng được một kho tàng văn
hóa vật chất và phi vật chất phong phú và đầy ý nghĩa nhân văn.
• Lễ hội truyền thống
Trong quá trình khai khẩn đất đai, lập làng xóm, người dân từ nhiều nơi
về Quảng Xương đã mang theo cả văn hóa và phong tục tập quán của nhiều
miền quê, nhất là văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Mặt khác, qua quá
trình giao thương tại các vùng miền khác nhau đã tăng thêm mối giao lưu văn
hóa vật chất và tinh thần hết sức phong phú cho người dân Quảng Xương.
Qua thời gian, nhiều tập tục đã được thay đổi, cái được bảo lưu, cái mai một,
có những cái được hòa trộn để tạo thành một phong cách riêng của người
Quảng Xương. Về nét chung nhất, phong tục của người dân nơi đây không
khác mấy với phong tục của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Có thể bắt gặp đủ các loại hình múa hát dân gian như hát Ghẹo, hát
Đúm, hát Trống quân... Nhưng phổ biến nhất là hát Ghẹo, đem lại những giây
phút tinh thần thoải mái cho nam nữ thanh niên sau một ngày lao động vất vả.
Những trò diễn dân gian cũng khá phổ biến như: trò diễn Ngũ trò ở làng



19

Riềng (xã Quảng Yên), Voi buồm ngựa vía (xã Quảng Tâm). Vùng đất Văn
Trinh có lễ hội kéo ngựa, vùng biển Cự Nham có hội đua thuyền, rước Thần
hoàng ở Quảng Văn...
Có thể đánh giá tổng quát, Quảng Xương là mảnh đất có nhiều lễ hội
truyền thống phong phú gắn với các làn điệu dân ca, hò, vè, múa hát, các trò
diễn dân gian, trong đó, đáng chú ý có một số hoạt động tiêu biểu, bao gồm:
- Lễ hội đền Văn Trinh: Địa danh Văn Trinh ghép chữ “Văn” trong
Chiêu Văn đại vương, tước hiệu của Trần Nhật Duật, với chữ “Trinh” trong
Trinh Túc phu nhân, Hương Ngọc Sơn xưa là thái ấp của Trần Nhật Duật và
phủ đệ Chiêu Văn ở ngay chân núi Ngọc. Khi hương Ngọc Sơn thành tổng
Văn Trinh, núi Ngọ cũng mang tên núi Văn Trinh. Khi Trần Nhật Duật mất,
được an táng tại nơi đây, triều đình sai lập đền thờ, gồm có đền Thượng và
đền Trung.
Sinh thời, Trần Nhật Duật ưa chuộng Đạo giáo, thích ca vũ và giỏi âm
nhạc. Trong nhà, đội ca vũ của ông đông đến trăm người, họ biểu diễn nhiều
bài ca, điệu múa do chính ông sáng tác. Sau khi ông mất, trong các buổi lễ
dâng cúng, phường ca vũ nhạc tấu nhac, xướng xa, diễn trò trước bàn thờ như
lúc ông còn sống. Những vài sáng tác của Trần Nhật Duật vẫn lưu lại trong
dân gian, đến nay, vẫn còn một số trò diễn, lễ hội tiêu biểu như lễ hội cầu
phúc tháng 3, hát nhà trò Văn Trinh.
Trò diễn Thiên Linh: Trước năm 1945, làng Riềng là nơi duy nhất
trong huyện có lệ đầu năm: Sau Tết Nguyên đán, diễn “Ngũ trò” để tế thần
Nghiêu Sơn đại vương.
Làng Riềng tên chữ là Thiên Linh, nay thuộc xã Quảng Yên. Đền
Nghiêu Sơn đại vương nằm ven sông Vạy được trùng tu năm Cảnh Hưng thứ
36 (1775), tục gọi đền Riềng thờ Kiều Sơn vương, tướng giỏi của vua Hùng

thứ 18, đánh giặc Thục bị thua, phi ngựa chạy về đất này thì hóa.


×