Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Điều tra thành phần loài thực vật họ cà phê (rubiaceace) tại hai xã châu hoàn và xã diên lãm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------

NGUYỄN THANH TÚ

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT HỌ
CÀ PHÊ (RUBIACEAE) TẠI HAI XÃ CHÂU HOÀN
VÀ XÃ DIÊN LÃM THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN PÙ HUỐNG, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


2

Vinh 10-2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------

NGUYỄN THANH TÚ

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT HỌ
CÀ PHÊ (RUBIACEAE) TẠI HAI XÃ CHÂU HOÀN
VÀ XÃ DIÊN LÃM THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN PÙ HUỐNG, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Thực vật


Mã số: 60.42.01.11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hồng Ban


2

Vinh 10-2015
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến
thầy giáo PGS.TS.Phạm Hồng Ban đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn tận
tình, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến TS. Đỗ Ngọc Đài, Khoa Nông Lâm Ngư,
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Khu BTTN Pù
Huống, các Trạm QLBVR Diên Lãm, các thầy cô trong Khoa sinh học, Bộ môn
Thực vật, Phòng đào tạo Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và những người thân
trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn.
Nghệ An, ngày 02 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thanh Tú


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................3

2. Mục tiêu của đề tài...............................................................................................4
3. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................4
CHƯƠNG 1...........................................................................................................5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................5
1.1.2. Ở Việt Nam............................................................................................................... 6

1.2. Nghiên cứu họ Cà phê......................................................................................9
1.2.1. Nghiên cứu họ Cà phê trên thế giới................................................................9
1.2.2. Nghiên cứu họ Cà phê ở Việt Nam.....................................................................11

1.5. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu.........................................21
1.5.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................21
1.5.2. Điều kiện xã hội...........................................................................................22
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................25
2.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................25
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................25
CHƯƠNG 3.........................................................................................................30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................................30
3.1. Đa dạng về họ Cà phê.....................................................................................30
3.2.1. So sánh với Việt Nam..................................................................................39
3.2.2. So sánh tại địa điểm nghiên cứu với VQG Pù Mát........................................40
3.3. Đa dạng về dạng sống.....................................................................................41
3.4. Đa dạng về các yếu tố địa lý...........................................................................44
3.5. Đa dạng về giá trị sử dụng..............................................................................46


2


3.6. Bổ sung chi và loài cho khu hệ Pù Huống và Nghệ An....................................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................53
1. Kết luận............................................................................................................53
2. Kiến nghị..........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................55

1. Tiếng Việt.........................................................................................................55
2. Tiếng Anh..................................................................................................................... 58

PHỤ LỤC.............................................................................................................60


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Dân số ở hai xã Châu Hoàn và Diên Lãm
Bảng 1.2. Thành phần thực vật Khu BTTN Pù Huống
Bảng 3.1. Thành phần trong họ Cà phê (Rubiaceae) ở hai xã Châu

Trang
20
22
28

Hoàn và Diên Lãm thuộc Khu BTTN Pù Huống
Bảng 3.2. Số lượng các chi và loài ở hai xã nghiên cứu
Bảng 3.3. Tỷ lệ các chi của họ Cà phê tại 2 xã Châu Hoàn và Diên Lãm
Bảng 3.4. Phân bố số lượng loài trong các chi của họ Cà phê
Bảng 3.5. Các chi đa dạng nhất của họ Cà phê
Bảng 3.6. So sánh số lượng chi, loài tại địa điểm nghiên cứu với Việt Nam
Bảng 3.7. So sánh số lượng chi, loài tại địa điểm nghiên cứu với VQG Pù


33
34
35
36
37
38

Mát
Bảng 3.8. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của họ Cà phê ở Châu Hoàn và Diên

39

Lãm
Bảng 3.9. So sánh phổ dạng sống của họ Cà phê ở khu vực nghiên cứu với

40

Pù Mát
Bảng 3.10. Yếu tố địa lý của các loài trong họ Cà phê ở Châu Hoàn và Diên

42

Lãm
Bảng 3.11. Giá trị sử dụng của các loài cây họ Cà phê (Rubiaceae)
Bảng 3.12. Các loài chưa có tên trong danh lục Khu BTTN Pù Huống
Bảng 3.13. Các loài mới phát hiện phân bố ở tỉnh Nghệ An

44
46

48


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Phân bố các chi, loài ở các Châu Hoàn và Diên Lãm
Hình 3.2. So sánh tương quan tỷ lệ chi, loài của họ Cà phê ở địa điểm

Trang
33
37

nghiên cứu với Việt Nam
Hình 3.3. So sánh tương quan tỷ lệ số lượng chi, loài của họ Cà phê ở

39

Châu Hoàn và Diên Lãm với VQG Pù Mát
Hình 3.4. Phổ dạng sống họ Cà phê tại Châu Hoàn và Diên Lãm
Hình 3.5. Tỉ lệ phổ dạng sống họ Cà phê ở địa điểm nghiên cứu với Pù

40
41

Mát
Hình 3.6. Phổ các yếu tố địa lý ở hai xã Châu Hoàn và Diên Lãm
Hình 3.7. Giá trị sử dụng của các loài thuộc họ Cà phê

43
45



DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 1. Thu mẫu ở thực địa
Ảnh 2. Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Ảnh 3. Sinh cảnh rừng thứ sinh
Ảnh 4. Sinh cảnh ven suối
Ảnh 5. Sinh cảnh ven rừng
Ảnh 6. Sinh cảnh trảng cây bụi
Ảnh 7. Adina pilulifera (Wall. ex Don) Benth.
Ảnh 8. Nauclea orientalis (L.) L.
Ảnh 9. Coffea arabica L.
Ảnh 10. Hedyotis effuse Hance
Ảnh 11. Hedyotis hirsute (L.f.) Spreng
Ảnh 12. Hedyotis trinervia (Retz.) Roem
Ảnh 13. Lasianthus chevalierii Pitard
Ảnh 14. Lasianthus langkokensis Pitard
Ảnh 15. Myrioneuron pubifolium Pitard
Ảnh 16. Lasianthus wallichii Wight
Ảnh 17. Morinda tomentosa Heyn.
Ảnh 18. Morinda trichophylla Merr.
Ảnh 19. Morinda umbellata L.
Ảnh 20. Mussaenda macrophylla Wall.
Ảnh 21. Mussaenda glabra Vahl
Ảnh 22. Fagerlindia depauperata (Drake) Tirv.
Ảnh 23. Mycetia balansae Drake


1

Ảnh 24. Mycetia longifolia (Wall. ex Roxb.) K. Schum

Ảnh 25. Myrioneuron pubifolium Pitard.
Ảnh 26. Ixora krewanhensis Pierre ex Pitard
Ảnh 27. Psychotria montanum Blime
Ảnh 28. Paederia scandens (Lour.) Merr.
Ảnh 29. Psychotria balansae Pitard
Ảnh 30. Psychotria cephalophora Merr.
Ảnh 31. Psychotria pseudo-ixora Pitard
Ảnh 32. Psychotria thorelii Pitard
Ảnh 33. Uncaria laevigata Wall. ex G. Don
Ảnh 34. Uncaria ma crophylla DC.
Ảnh 35. Uncaria laevigata Wall. ex G. Don
Ảnh 36. Wendlandia tonkiniana Pitard

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


2

BTTN:

Bảo tồn Thiên nhiên

VQG:

Vườn quốc gia

DS: Dạng sống
Ph: Cây chồi trên
Th: Cây chồi một năm
Ch: Cây chồi sát đất

Hm: Cây có chồi nửa ẩn
YTĐL: Yếu tố địa lý
2. Liên nhiệt đới
3.1. Cổ nhiệt đới châu Á và châu Úc
4. Nhiệt đới Châu Á
4.1. Đông Dương - Malêzi
4.3. Lục địa Đông Nam Á
4.4. Đông Dương - Nam Trung Quốc
4.5. Đông Dương
5.3. Ôn đới Địa Trung Hải - Châu Âu - Châu Á
5.4. Đông Á
6. Đặc hữu
6.1. Cận đặc hữu
8. Chưa xác định
GTSD: Giá trị sử dụng
M: Cây làm thuốc
F: Cây ăn được
Or : Cây làm cảnh.


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thực vật trên thế giới rất đa dạng và phong phú, theo thống kê ước tính
đến nay có khoảng 380.000 loài, trong đó 1/5 số loài đang đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng [64]. Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới với những
điều kiện thuận lợi cho thực vật sinh trưởng và phát triển. Hiện nay ở Việt Nam
có gần 13.000 loài thực vật bậc cao có mạch [3].
Trong ngành thực vật Hạt kín thì họ Cà phê (Rubiaceae) là họ lớn thứ hai

chỉ sau họ cúc (Asteraceae) với khoảng 611 chi và 13.150 loài, các loài trong họ
này chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ít khi phân bố ở vùng ôn
đới [52]. Họ Cà phê ở Việt Nam có khoảng 90 chi và 450 loài [3]. Các loài trong
họ Cà phê chủ yếu là những cây gỗ thấp, cây bụi hay nửa bụi đôi khi là cây thân
thảo hay cây dây leo, chúng là thành phần chủ yếu tạo thành tầng cây thấp trong
rừng. Nhiều loài cây trong họ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời
sống con người như y học, thực phẩm, công nghiệp, chế biến gỗ....và có những
đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân [14].
Nghệ An là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên khoảng
16.490,25 km2 trong đó với hơn 80% diện tích là vùng đồi núi nằm ở phía tây của
tỉnh do đó có tiềm năng rất lớn về tài nguyên đất và rừng; đồng thời, điều kiện khí
hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo nên sự đa dạng hệ sinh thái nơi đây.
Với diện tích vùng lõi là: 40.127,7 ha, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
thuộc phạm vi vùng sinh thái dãy Trường Sơn Bắc. Tháng 9 năm 2007 đã được
UNESCO công nhận nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An. Đối
với thực vật ở Khu BTTN Pù Huống rất đa dạng và phong phú có 1.137 loài
thuộc 585 họ. Trong đó họ cà phê (Rubiaceae) có 39 loài và 15 chi [51].
Xã Châu Hoàn và Diên Lãm, huyện Quỳ Châu, Nghệ An, thuộc Khu BTTN
Pù Huống với diện tích vùng lõi là hơn 10.000 ha, nơi đây có nguồn tài nguyên
động, thực vật rất phong phú. Hiện nay, chưa có công trình nào đánh giá về hệ thực


4

vật ở đây, đặc biệt là các taxon bậc họ. Để xác định rõ thêm về thành phần loài của
các taxon bậc họ và tính đa dạng của nó chúng tôi chọn đề tài “Điều tra thành
phần loài thực vật của họ Cà phê (Rubiaceae) ở hai xã Châu Hoàn và xã Diên
Lãm thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu của đề tài
Điều tra thành phần loài thực vật và đánh giá tính đa dạng của họ Cà phê

(Rubiaceae) ở hai xã Châu Hoàn và xã Diên lãm thuộc Khu BTTN Pù Huống,
tỉnh Nghệ An.
3. Ý nghĩa của đề tài
Cung cấp những dẫn liệu mới về họ Cà phê ở xã Châu Hoàn và Diên Lãm
cho Khu BTTN Pù Huống và Nghệ An.
Thu thập mẫu tiêu bản họ Cà phê cho phòng mẫu của Trường Đại học,
Khu BTTN Pù Huống.
Đánh giá được tính đa dạng về thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý
và giá trị sử dụng.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu về thực vật
1.1.1. Trên thế giới
Những công trình đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập cổ đại cách đây hơn (3.000
năm TCN) [ theo 15] và Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN) sau đó là ở Hy Lạp,
La Mã cổ đại cũng xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật.
Théophraste (371 - 286 TCN) [theo 15] là người đầu tiên đề xướng ra
phương pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu
tạo cơ thể thực vật. Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia Plantarum)
và "Cơ sở thực vật" ông mô tả được khoảng 500 loài cây. Sau đó nhà bác học La
Mã Plinus (79 - 24 TCN) viết bộ "Lịch sử tự nhiên" (Historia naturalis) [theo
15] Ông đã mô tả gần 1.000 loài cây. Cùng thời này có Dioseoride (20 -60)
[theo 15] một thầy thuốc của vùng Tiểu Á đã viết cuốn sách "Dược liệu học"
chủ yếu nói về cây thuốc. Ông nêu được hơn 500 loài cây và xếp chúng vào các
họ.
Sau một thời gian dài, vào thời kỳ Phục Hưng thế kỷ (XV - XVI) với sự

phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển của thực vật
học. Thời kỳ này xảy ra 3 sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của thực vật
học đó là: Sự phát sinh tập bách thảo (Herbier) thế kỷ XVI [theo 15] thành lập
vườn bách thảo (Thế kỷ XV - XVI) và biên soạn cuốn "Bách khoa toàn thư về
thựcvật” Từ đây xuất hiện các công trình như: Andrea Caesalpino (1519 - 1603)
[theo 15] ông đưa ra bảng phân loại đầu tiên và được đánh giá cao; John Ray
(1628 -1705) [theo 15] mô tả được gần 18.000 loài thực vật trong cuốn "Lịch sử
thực vật”. Tiếp sau đó Linnée (1707-1778) với bảng phân loại được coi là đỉnh
cao của hệ thống phân loại thực vật. Ông đã đưa ra cách đặt tên bằng tiếng La


6

tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta còn sử dụng và ông đưa ra hệ
thống phân loại gồm 7 đơn vị: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
Cho đến thế kỷ XIX việc nghiên cứu các hệ thực vật đã thực sự phát triển
mạnh mẽ với nhiều công trình có giá trị được công bố như: Thực vật chí Hồng
Công, thực vật chí Anh (1869), thực vật chí Ấn Độ 7 tập (1872-1897, thực vật
Vân Nam (1977), thực vật chí Malayxia, thực vật chí Trung Quốc, thực vật chí
Liên Xô, thực vật Australia, thực vật chí Thái Lan,...
1.1.2. Ở Việt Nam
Ngoài những tác phẩm cổ điển của Loureiro (1790), Pierre (1879 - 1907)
[69] nghiên cứu về thực vật rừng Việt Nam, từ những năm đầu thế kỷ đã xuất
hiện một công trình nổi tiếng, là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực
vật Việt Nam, đó là bộ thực vật chí Đông Dương do Lecomte H. chủ biên (1907
- 1951). Trong công trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên,
lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương
[68].
Trên cơ sở bộ thực vật chí Đông Dương, Thái Văn Trừng (1978) đã thống
kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài, 1.850 chi và 289 họ [47]. Về sau

Humbert (1938 - 1950) đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện việc đánh giá thành
phần loài cho toàn vùng và gần đây phải kể đến bộ Thực vật chí Campuchia,
Lào và Việt Nam do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960 - 1997) cùng với
nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 29 tập nhỏ gồm 74 họ cây có mạch
nghĩa là chưa đầy 20% tổng số họ đã có [72].
Từ 1969 - 1976, nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật đã cho xuất bản bộ sách
"Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam" gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên [25].Để
phục vụ công tác khai thác tài nguyên viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã công bố
7 tập “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1971 - 1988) giới thiệu khá chi tiết cùng với
hình vẽ minh hoạ [50]. Trần Đình Lý và tập thể (1993) công bố “1.900 loài cây
có ích ở Việt Nam” [33]. Để phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gen thực vật


7

năm 1996 các nhà thực vật Việt Nam đã cho xuất bản cuốn "Sách đỏ Việt Nam"
phần thực vật đã mô tả 356 loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt
chủng và được chỉnh sửa in lại năm 2007 [10]; Võ Văn Chi (2012) công bố từ
điển cây thuốc Việt Nam đã thống kê hơn 4.800 loài cây làm thuốc [14].
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ
(1991-1993) xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam
trong những năm gần đây [19], [20]. Đây là bộ danh sách đầy đủ nhất và dễ sử
dụng nhất góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam. Bên cạnh đó
một số họ riêng biệt đã được công bố như Annonaceae của Nguyễn Tiến Bân
(2000) [4],... Đây là tài liệu quan trọng nhất làm cơ sở cho việc đánh giá về đa
dạng phân loại thực vật Việt Nam.
Lê Trần Chấn (1999) với công trình "Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực
vật Việt Nam" đã công bố 10.440 loài thực vật [12]. Gần đây tập thể các nhà thực
vật Việt Nam đã công bố “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” từ bậc thấp đến
bậc cao. Có thể nói đây là công trình tổng hợp đầy đủ nhất từ trước tới nay và

cũng là tài liệu cập nhật nhất. Cuốn sách đã giới thiệu 368 loài Vi khuẩn lam,
2.200 loài Nấm, 2.176 loài Tảo, 461 loài Rêu, 1 loài Quyết lá thông, 53 loài thông
đất, 2 loài Cỏ tháp bút, 691 loài Dương xỉ, 69 loài Hạt trần, và 13.000 thực vật
Hạt kín đưa tổng số các loài thực vật Việt Nam lên trên 20.000 loài [3], [48].
Ngoài ra Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ đã công
bố cuốn sách "Tính đa dạng thực vật Cúc Phương" (1996) [28] và Nguyễn
Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời công bố cuốn "Đa dạng thực vật có mạch vùng
núi cao Sa Pa - Phan Si Pan" (1998) [45], Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô
công bố cuốn "Đa dạng sinh học khu hệ Nấm và Thực vật ở Vườn Quốc gia
Bạch Mã" (2003) [43]; Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [42] đã
công bố cuốn “Đa dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Pù Mát”. Nguyễn Nghĩa Thìn
(2006) công bố cuốn Đa dạng hệ thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang
Tuyên Quang với 1.162 loài và dưới loài của 604 chi, 159 họ [40]. Trần Minh
Hợi và cộng sự (2008) công bố tính đa dạng sinh học của VQG Xuân Sơn, Phú


8

Thọ với 1.217 loài và dưới loài của 680 chi, 180 họ [21]. Đó là những kết quả
nghiên cứu trong nhiều năm các tác giả, nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn của
các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn ở Việt Nam.
1.1.3. Nghiên cứu thực vật ở Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh có diện tích rừng lớn, các khu rừng chạy dọc theo dãy
Trường Sơn tạo nên khu dự trữ sinh quyển miền Tây với tổng diện tích 1.303.285
ha; là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: VQG Pù Mát, KBTTN Pù Huống
và KBTTN Pù Hoạt. Nơi đây được đánh giá là một trong những trung tâm về đa
dạng sinh học trong đó VQG Pù Mát làm trung tâm đang lưu giữ nhiều nguồn gen
quý về động, thực vật với đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ (rừng thưa, rừng
kín, cây bụi và cây thảo). Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực
vật rừng Việt Nam. Theo thống kê ở Nghệ An có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài

cây thân gỗ, chưa kể đến loại thân thảo, thân leo và cây bụi, trong số đó có 23 loài
thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam.
Việc điều tra thành phần loài thực vật của các khu rừng đã được quan tâm
nhiều trong những năm gần đây. Đề tài “Thực trạng thảm thực vật trong
phương thức canh tác của người Đan Lai vùng đệm Pù Mát- Nghệ An” Nguyễn
Văn Luyện đã công bố 251 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 178 chi, 77 họ ở
vùng đệm Pù Mát, tác giả cũng đã đưa ra một danh lục tập đoàn cây trồng của
người Đan Lai [31].
Năm 1999, Đặng Quang Châu và cộng sự với đề tài cấp bộ: “Bước đầu
điều tra thành phần loài thực vật núi đá vôi Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát,
Nghệ An” thống kê được 883 loài thực vật bậc cao thuộc 460 chi và 144 họ, tác
giả cũng đưa ra phổ dạng sống của hệ thực vật Pù Mát, đồng thời bước đầu đã
có nhận xét về tính chất và quy luật phân bố của thảm thực vật [13].
Năm 2001, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự trong công trình nghiên cứu
cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái vùng tây nam Nghệ An, tác giả đã mô tả
544 loài thực vật bậc cao làm thuốc thuộc 363 chi của 121 họ và đã công bố


9

nhiều bài thuốc hay của đồng bào dân tộc [44]. Cũng trong năm 2001, Phạm
Hồng Ban đã công bố 586 loài thực vật bậc cao thuộc 334 chi và 105 họ ở vùng
đệm Pù Mát - Nghệ An trong công trình “Nghiên cứu tính đa dạng sinh học
của các hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An ”, ngoài sự
đánh giá về đa dạng thành phần loài tác giả còn đánh giá sự đa dạng của các
quần xã thực vật và đã xác định được diễn thế của thảm thực vật sau nương rẫy
tại khu vực nghiên cứu [1].
Năm 2002, Nguyễn Anh Dũng với đề tài “Thành phần loài thực vật bậc cao
có mạch ở xã Môn Sơn vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát” đã công bố 496 loài 391
chi [9]. Năm 2004 vườn Quốc gia Pù Mát cho xuất bản cuốn sách "Đa dạng thực

vật Vườn Quốc gia Pù Mát" công bố với 2.494 loài thực vật có mạch [16]. Hệ
sinh thái rừng ở Nghệ An đã được nhiều tác giả đề cập đến, nhưng các tác giả chỉ
đề cập theo từng chuyên đề riêng lẻ không tính đến luận chứng kinh tế cũng như
khoa học và kỹ thuật để xây dựng các KBT, VQG một cách có hệ thống.Phạm
Hồng Ban và cộng sự (2009), nghiên cứu hệ thực vật bắc Quỳnh Lưu đã xác
định được sự có mặt của 516 loài thuộc 304 chi, 98 họ [2].
Nguyễn Đức Linh và cộng sự (2010) khi nghiên cứu hệ thực vật vùng
đông bắc núi đá vôi Nghĩa Đàn đã thống kê được được 306 loài, 200 chi và 80
họ [29]. Gần đây khi nghiên cứu hệ thực vật Pù Hoạt, Lê Thị Hương và cộng sự
(2012) đã thống kê được 821 loài, 441 chi và 156 họ[24].
1.2. Nghiên cứu họ Cà phê
1.2.1. Nghiên cứu họ Cà phê trên thế giới
Trên thế giới, họ Cà phê (Rubiaceae) là một trong 05 họ thực vật có nhiều
loài nhất trong ngành thực vật hạt kín với khoảng 13.000 loài, được phân bố
trong 611 chi, hơn 40 tông và được chia làm 3 phân họ: Cinchonoideae,
Ixoroideae, Rubioideae [54]. Chúng phân bố ở tất cả các lục địa, kể cả nam cực,


10

với một vài loài của chi Coprosma, Galium và Sherardia nhưng phần lớn phân
bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [54].
Một vài chi của tông Rubieae phân bố rộng rãi trong vùng ôn đới. Chúng
sống ở nhiều môi trường khác nhau. Tính đa dạng trong họ này là rất lớn, với
các kiểu dạng sống khác nhau (từ các dạng cây bụi, cây thân thảo nhỏ đến cây
gỗ lớn), nhiều kiểu hoa thích nghi với các kiểu thụ phấn khác nhau, các dạng
quả khác nhau với nhiều loại cơ chế phát tán.
Họ Cà phê được nghiên cứu từ thời C. Linne (1753) trong cuốn “Lịch sử tự
nhiên thực vật”, ông phân nhóm này vào lớp 10 nhị [70]. Đến năm 1789 thì de
Jussieu mới tách ra làm 1 họ riêng và đã thống kê được trên thế giới có 10 chi và

102 loài [67]. Sau này, nghiên cứu họ Cà phê ở các vùng khác nhau trên thế giới
thì có các công trình điển hình như: Hooker JD (1873) đã thống kê các họ và chi
trong cuốn “Các chi thực vật trên thế giới” [58]. Năm 1891, Schumann K cũng
đã thống kê các loài thuộc họ Cà phê trên thế giới trong cuốn “Các họ thực vật
có hoa” [62].
Gần đây, họ Cà phê được công bố ở các vùng dưới dạng thực vật chí như:
Steenis van (1948) đã công bố các loài của họ Cà phê phân bố ở vùng Malesiana
[63]. Trong thực vật chí của vùng đảo Micronesia được Fosberg FR và cs (1993)
đưa ra khóa định loại và mô tả chi tiết các loài trong họ Cà phê [56]. Alejandro
GD và S Liede (2003) trong thực vật chí Philippin đã đưa ra khóa định loại và
mô tả các loài trong họ Cà phê phân bố ở đây [52]. Trong thực vật chí Trung
Quốc đã xác định được 97 chi và 701 loài [64], Trong thực vật chí Pakisistan đã
xác định được có 33 chi và 87 loài [65]. Bridson DM và B Verdcourt (2003) đã
công bố các loài của họ Cà phê trong thực vật chí Zimbabiwe với 71 chi và 229
loài [53]. Gần đây, Puff C, V Chamchumroon (2015) đã công bố họ Cà phê
trong Thực vật chí Thái Lan [59].
Nghiên cứu về giá trị sử dụng các loài trong họ Cà phê có các công trình
điển hình như: Năm 1988, Robbrecht E đã công bố các loài cây gỗ của họ Cà
phê ở vùng nhiệt đới [61]. Davis A P và DM Bridson (2007), công bố các loài


11

thuộc họ Cà phê trên thế giới trong cuốn Thực vật có hoa [55]. Năm 2007, Davis
AP và EFigueiredo đã đưa ra danh lục họ Cà phê ở vùng Guine [57].
Như vậy, ở các vùng và các nước đã và đang xây dựng hoàn chỉnh danh lục
và bộ thực vật chí của họ Cà phê để giúp cho quá trình bảo tồn và khai thác các
loài có giá trị trong họ này một cách hợp lý.
1.2.2. Nghiên cứu họ Cà phê ở Việt Nam
Nghiên cứu về họ Cà phê ở Việt Nam được thực hiện từ thời Pháp bởi

Loureiro (1793). Ông là người đầu tiên nghiên cứu rừng Việt Nam là trong Thực
vật chí Nam Bộ. Tác giả đã mô tả 8 chi và 12 loài trong họ Cà phê ở rừng Nam
Bộ Việt Nam [71]. Tiếp đến là Pierre (1880), trong Thực vật rừng Nam Bộ đã
giới thiệu các loài cây họ Cà phê có mặt ở Nam Bộ [69]. A. Finet và F.
Gagnepain (1907), trong Thực vật chí Đại cương Đông Dương do H. Lecomte
chủ biên đã công bố các loài cây họ Cà phê có ở Đông Dương [68]. Sau này,
Aubréville A và cs (1960) đã đưa ra bản mô tả chi tiết họ Cà phê ở Đông Dương
[66]. Như vậy, các tác giả người Pháp đã phân tích, đánh giá họ Cà phê ở các
vùng khác nhau ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
Sau này, các nhà thực vật Việt Nam cũng đã điều tra và thống kê nguồn
tài nguyên ở các khu vực trên cả nước và phát hiện mô tả nhiều loài mới trong
họ Cà phê, điển hình là công trình trình nghiên cứu và thống kê của Thái Văn
Trừng (1970) [47].
Khi nghiên cứu đa dạng các vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam các tác
giả đã thống kê trong các danh lục như: Danh lục thực vật Tây Nguyên, Nguyễn
Tiến Bân và cs (1984) đã thống kê họ Cà phê có 59 loài [5]. Sau này, trong
Danh lục thực vật Sông Đà, Phan Kế Lộc và Lê Trọng Cúc (1997), đã thống kê
được 45 loài [30]. Trong cuốn “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam” do tác giả Trần
Hợp viết năm 2002 được Nhà xuất bản Nông nghiệp giới thiệu khá chi tiết cùng
với hình vẽ minh hoạ, về họ Cà phê có 37 loài và 27 chi [22]. Ngoài ra cuốn
“Tên cây rừng Việt Nam” của các tác giả được xuất bản năm 2000 đã thống kê


12

các loài thực vật ở Việt Nam, trong cuốn này được chú trọng đến việc thu thập
tên cây địa phương là chính, có 110 loài và 40 chi thuộc họ cà phê [11].
Để biết và hiểu rõ các đặc điểm, hình thái và phân bố của họ cà phê thì
cuốn 1900 loài cây có ích của Trần Đình Lý và cs (1993) đã công bố 28 chi và
53 loài cây có giá trị sử dụng [33]. Trần Thế Bách và cs (2012) công bố trong

cuốn “Useful flowering plants in Viet Nam” cho biết rõ 4 loài thuộc 4 chi [6].
Ngoài ra còn có hình ảnh sắc nét chân thực để miêu tả rõ hơn và còn có cả ngôn
ngữ tiếng anh và tiếng việt, với cuốn “Useful flowering plants in Viet Nam II”
cho biết thêm 14 loài thuộc 11 chi trong họ cà phê [7].
Trong công tác bảo tồn nguồn gen thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng,
năm 1996 các nhà thực vật đã xuất cản cuốn Sách Đỏ Việt Nam, mô tả họ Cà
phê có 3 loài thuộc 3 chi có nguy cơ tuyệt chủng và được xuất bản lại năm 2007
nâng tổng số loài lên 11loài và 11 chi cần có chính sách ưu tiên để bảo tồn [10].
Ngoài ra, để phục vụ công tác phòng và chữa bệnh, năm 2012, Võ Văn
Chi đã xuất bản cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, tác giả đã mô tả hơn 50
loài trong họ cà phê được sử dụng làm thuốc [14]. Đỗ Tất Lợi (1999) đã công bố
14 chi và 19 loài trong họ Cà phê có tác dụng chữa bệnh [31]. Ngoài ra, còn có
cuốn “Cây Thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam” cho biết rõ về thành phần
hóa học và công dụng của các loài thực vật, riêng họ Cà phê có 23 loài thuộc 14
chi được làm thuốc [9]. Sau này, Nguyễn Nghĩa Thìn và cs (2001) đã công bố
23 loài được đồng bào dân tộc Thái, Con Cuông, Nghệ An sử dụng làm thuốc
[44].
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” của Lê
Khả Kế và cs (1969-1976) đã xuất bản được 6 tập trong đó đưa ra bản mô tả và
hình vẽ chi tiết của một số loài thuộc họ Cà phê [25]. Cũng trong thời gian này
Viện điều tra quy hoạch rừng cho ra mắt bộ sách “Cây gỗ rừng Việt Nam”, các
tác giả đã mô tả và vẽ hình các loài cây gỗ của họ Cà phê [50]. Đặc biệt bộ sách
“Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ xuất bản tại Canada năm 1993 và được
tái bản sữa chữa năm 1999-2000. Đây là bộ sách mô tả chi tiết và đầy đủ nhất,


13

góp phần đáng kể cho khoa học thực vật Việt Nam, Ông đã phân tích rõ có 427
loài và 83 chi trong họ Cà phê [20].

Ngoài những công trình mang tính chất cả nước thì còn có một nửa đất
nước hay vùng miền hay từng địa điểm cụ thể cũng được đề cập đến như: “Tính
đa dạng thực vật ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương” của Phùng Ngọc Lan và cs
(1996) đã thống kê 79 loài, 32 chi trong họ cà phê [28]. Nguyễn Nghĩa Thìn và cs
đã công bố cuốn “Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sapa - Phansipan”
gồm có 48 loài trong 29 chi họ Cà phê [45]. Nguyễn Nghĩa Thìn và cs năm 2004,
xuất bảncuốn “Đa dạng thực vật Vườn Quốc Gia Pù Mát” đã thống kê các loài
thực vật ở miền tây Nghệ An và phân chia chúng theo các yếu tố địa lý thực vật
riêng biệt, đa dạng về dạng sống của chúng và cho biết nguyên nhân tác động làm
suy thoái tính đa dạng trong đó có 149 loài thuộc 39 chi trong họ cà phê [42].
Trong cuốn “Đa dạng sinh học hệ nấm và thực vật Vườn Quốc gia Bạch Mã” xuất
bản năm 2003 của tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn và cs có 71 loài, 28 chi họ cà phê
[43]. Năm 2006, Nguyễn Nghĩa Thìn và cs công bố cuốn “Đa dạng thực vật Na
Hang” với 45 loài [40]. Gần đây, Trần Minh Hợi và cs (2008) đã công bố ở VQG
Xuân Sơn Phú Thọ có 48 loài thuộc 24 chi của họ Cà phê [21].
Bên cạnh những công trình mang tính chất chung cho đất nước hay các
vùng miền khác nhau thì được công bố thống kê dưới dạng các công trình
nghiên cứu đa dạng ở các vùng sinh thái khác nhau của: Nguyễn Nghĩa Thìn và
cs (2004), đã công bố 30 loài thuộc họ cà phê có ở Khu BTTN Hữu Liên, Hữu
Lũng, Lạng Sơn [41]. Năm 2007, Vũ Xuân Phương và cs khi nghiên cứu Tính
đa dạng của khu hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh,
đã xác định được họ Cà phê có 47 loài [34]. Năm 2009, Nguyễn Quang Hưng và
cs đã công bố 15 loài ở Khu BTTN Tây Côn Lĩnh, Vị Xuyên, Hà Giang [23].
Cũng năm 2009, Lý Ngọc Sâm đã thống kê được ở VQG Núi Chúa với 61 loài
và 27 chi [37]. Hoàng Thị Thanh Thúy và cs đã công bố 35 loài của họ Cà phê
có mặt ở Khu BTTN Thần Sa-Phượng Hoàng [46]. Lê Thị Hương và cs (2010)
khi nghiên cứu hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt đã công bố họ Cà phê có 13 loài


14


và 6 chi [24]. Đỗ Ngọc Đài và cs (2010) đã phát hiện ở Xuân Liên có 25 loài và
10 chi [17]. Khi nghiên cứu đa dạng thực vật hạt kín ở Kontum (2011), Trần Thế
Bách đã công bố 45 loài phân bố ở đây [6]. Hoàng Văn Sâm và cs (2011) đã
công bố 43 loài có ở Khu BTTN Pù Hu, Thanh Hóa [36]. Năm 2011, Nguyễn
Khắc Khôi và cs đã công bố ở Khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn, Lào Cai có 41
loài [27]. Đỗ Văn Trường và cs (2011), khi nghiên cứu Đa dạng thực vật ở Khu
BTTN Tà Sủa, Sơn La đã thống kê được 35 loài [49]. Bùi Thu Hà và cs (2011),
đã công bố 32 loài có ở Khu BTTN Vân Long, Ninh Bình [18]. Gần đây, khi
nghiên cứu hệ thực vật Pù Luông, Đậu Bá Thìn và cs (2013) đã xác định được
78 loài [38].
Sau này, các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu đa dạng thực vật ở các
vùng khác nhau đã thống kê được các chi, loài ở khu vực nghiên cứu trên cả
nước. Ở Việt Nam, theo các tài liệu đã công bố mới nhất về họ Cà phê
(Rubiaceae) cho thấy, họ này có khoảng 93 chi và 450 loài, phân bố rộng khắp
cả nước [3]. Tuy nhiên các kết quả này chưa phản ánh hết tính đa dạng, cũng
như phân bố của họ này ở Việt Nam.
Như vậy, nghiên cứu về họ Cà phê ở Việt Nam được thực hiện một cách
riêng lẻ, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về các taxon trong họ. Vì vậy
cần có những nghiên cứu cụ thể và chi tiết hơn nữa về phân loại các taxon, đa
dạng, phân bố và giá trị sử dụng.
1.2.3. Nghiên cứu họ Cà phê ở Nghệ An
Ở Nghệ An chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về họ Cà phê mà chỉ
có những thống kê trong các công trình nghiên cứu về đa dạng mang tính chất
chung, điển hình như Phạm Hồng Ban (2000) [1], Nguyễn Nghĩa Thìn và cs
(2001) [44], Nguyễn Nghĩa Thìn và cs (2004) [42], Nguyễn Anh Dũng (2002)
[16], Lê Thị Hương và cs (2010) [24],…
1.3. Nghiên cứu đa dạng về yếu tố địa lý thực vật



15

Mỗi hệ thực vật bao gồm nhiều yếu tố địa lý thực vật khác nhau, thể hiện
ở yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư, các loài thuộc yếu tố đặc hữu biểu hiện ở sự
khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc yếu tố di cư sẽ chỉ ra
sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó hay nói cách khác đó chính là sự du nhập của
các loài bằng những con đường khác nhau tạo thành ổ sinh thái trong khu hệ
thực vật.
Các yếu tố địa lý thực vật của Việt Nam mang bản sắc của các yếu tố địa
lý Đông Dương, vì thế để phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thực vật
Việt Nam về mặt địa lý trước tiên phải kể đến các công trình của Gagnepain:
“Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương” (1924) và “Giới thiệu về hệ
thực vật Đông Dương” (1942) [theo 47].Theo tác giả, hệ thực vật Đông Dương
bao gồm các yếu tố:
Yếu tố Trung Quốc

33,8%

Yếu tố Xích Kim - Himalaya

18,5%

Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác

15,0%

Yếu tố đặc hữu bản địa

11,9%


Yếu tố nhập nội và phân bố rộng

20,8%

Trong các yếu tố địa lý trên, yếu tố địa lý đặc hữu bản địa là quan trọng
nhất, vì yếu tố này thể hiện bản chất riêng biệt của khu hệ thực vật tại địa
phương và sự độc đáo về loài.
Theo Pócs Tamás (1965) [theo 47], khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt
Nam, đã phân biệt 3 nhóm các yếu tố như sau:
- Nhân tố bản địa đặc hữu

39,90 %

+ Của Việt Nam

32,55 %

+ Của Đông Dương

7,35 %

- Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới:

55,27 %

+ Từ Trung Quốc

12,89 %

+ Từ ấn Độ và Himalaya


9,33 %

+ Từ Malaysia - Indonesia

25,69 %


16

+ Từ các vùng nhiệt đới khác

7,36 %

- Nhân tố khác

4,83 %

+ Ôn đới

3,27 %

+ Thế giới

1,56 %

Năm 1978, Thái Văn Trừng [47] căn cứ vào bảng thống kê các loài của hệ
thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số loài
đặc hữu. Nhưng khi thảo luận tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ nam Trung
Hoa và nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam làm một và căn cứ vào khu phân bố

hiện tại, nguồn gốc phát sinh của loài đó đã nâng tỷ lệ các loài đặc hữu bản địa
lên 50% (tương tự 45,7% theo Gagnepain và 52,79% theo Pócs Tamás), còn yếu
tố di cư chiếm tỷ lệ 39% (trong đó từ Malaysia - Indonesia là 15%, từ Hymalaya
- Vân Nam - Quý Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến Điện là 14%), các nhân tố
khác theo tác giả chỉ chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn đới và 1% thế giới), nhân
tố nhập nội vẫn là 3,08%.
Năm 2007 Nguyễn Nghĩa Thìn căn cứ vào các khung phân loại của Pócs
Tamás (1965), tác giả đã xây dựng thang phân loại các yếu tố địa lý thực vật cho
hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi thực vật Việt Nam
vào các yếu tố địa lý như sau [39]:
1- Yếu tố toàn cầu
2- Yếu tố Liên nhiệt đới
3- Yếu tố Cổ nhiệt đới
4- Yếu tố nhiệt đới châu Á
5- Yếu tố ôn đới
6- Yếu tố đặc hữu Việt Nam
7- Yếu tố cây trồng.
Từ khung phân loại các yếu tố địa lý đó Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự
đã lần lượt xác định các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật các VQG và
KBTTN trong cả nước. Tài liệu mới nhất về các yếu tố địa lý thực vật của hệ
thực vật chính ở VQG Bạch Mã (2003) [43] được chỉ ra như sau:


×