Tải bản đầy đủ (.doc) (196 trang)

Ảnh hưởng của mật độ ương, loại thức ăn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng cua biển scylla paramamosain (estampador, 1949) giai đoạn megalopa lên cua bột tại nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 196 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
––––––––––––––

NGUYỄN SỚC SIN

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG,
LOẠI THỨC ĂN ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG
CỦA ẤU TRÙNG CUA BIỂN Scylla paramamosain
(Estampador, 1949) GIAI ĐOẠN MEGALOPA
LÊN CUA BỘT TẠI NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN - 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
––––––––––––––

NGUYỄN SỚC SIN

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG,
LOẠI THỨC ĂN ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH
TRƯỞNG
CỦA ẤU TRÙNG CUA BIỂN Scylla paramamosain
(Estampador, 1949) GIAI ĐOẠN MEGALOPA


LÊN CUA BỘT TẠI NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60620301
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Xuân Quang

NGHỆ AN - 2015


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn "Ảnh hưởng của mật độ ương, loại thức ăn đến
tỷ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain
(Estampador, 1949)) giai đoạn Megalopa lên cua bột tại Nghệ An" là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn
đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu, kết quả thực hiện nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi
sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Sớc Sin

LỜI CẢM ƠN


4


Lời đầu tiên, tôi xin gửi đến PGS. TS Hoàng Xuân Quang, người hướng
dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn, lời cảm ơn
sâu sắc nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường đại học Vinh, Ban
Chủ nhiệm, các thầy cô trong khoa Nông - Lâm - Ngư, cán bộ công nhân viên
trại sản xuất giống Thủy sản mặn lợ Diễn Hải đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi
hòa thành tốt đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp,
những người đã giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
Tác giả

Nguyễn Sớc Sin


5

MỤC LỤC
Trang
LỜI

CẢM

ƠN ....................................................................................................................... i
DANH

MỤC

BẢNG ............................................................................................................ v
DANH


MỤC

HÌNH ............................................................................................................ vi
DANH

MỤC

CÁC

TỪ

VIẾT

TẮT ................................................................................... vii
ĐẶT

VẤN

ĐỀ ..................................................................................................................... 1
Chương

1.

TỔNG

QUAN

TÀI


LIỆU .................................................................................. 4
1.1.

Đặc

điểm

sinh

học

của

Cua

xanh

Scylla

paramamosain .............................................. 4
1.1.1.

Phân

loại ................................................................................................................... 4
1.1.2.

Hình

thái




cấu

tạo ................................................................................................... 5
1.1.3.

Phân

bố ...................................................................................................................... 6
1.1.4.

Vòng

đời .................................................................................................................... 6
1.1.5.

Đặc

điểm

dinh

dưỡng ................................................................................................ 7
1.1.6.

Đặc

điểm


sinh

trưởng ................................................................................................ 8
1.1.7.

Đặc

điểm

sản .................................................................................................... 11

sinh


6

1.2.

Tình

hình

nghiên

cứu

trên

thế


giới



Việt

Nam ........................................................ 18
1.2.1.

Tình

hình

nghiên

cứu

trên

thế



Việt

giới ........................................................................... 18
1.2.2.

Tình


hình

nghiên

cứu

Nam ........................................................................... 20
1.3. Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà luận văn tập trung nghiên cứu,
giải
quyết ..................................................................................................................
.. 22
Chương

2.

NỘI

DUNG



PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN

CỨU ........................................ 24
2.1.


Nội

dung

nghiên

cứu .................................................................................................. 24
2.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ chuyển
giai
đoạn

của

ấu

trùng

Megalopa

lên

cua

bột .................................................................. 24
2.3.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ
chuyển giai đoạn của ấu trùng Megalopa lên cua
bột .............................................. 24
2.2.


Phạm

vi

nghiên

cứu ..................................................................................................... 24
2.3.

Đối

tượng



vật

liệu

nghiên

cứu ................................................................................ 24
2.3.1.

Đối

tượng

nghiên


cứu .............................................................................................. 24
2.3.2.

Vật

liệu

nghiên

cứu .................................................................................................. 24
2.4.

Phương

pháp

thực


7

nghiệm .......................................................................................... 25
2.4.1.

Phương

pháp

bố


trí

thí

nghiệm ................................................................................. 25
2.4.2.

Phương

pháp

chế

biến

thức

ăn ................................................................................. 28
2.4.3.

Phương

pháp

thu

thập

số


liệu ................................................................................... 29
2.4.3.1.

Phương

pháp

xác

định

các

chỉ

số

môi

rộng

mai

cua

trường ....................................................... 29
2.4.3.2.

Phương


pháp

xác

định

chiều

bột ..................................................... 30
2.4.3.3. Phương pháp xác định khối lượng ấu trùng Megalopa và khối lượng cua
bột ..... 30
2.4.3.4. Phương pháp xác định tỷ lệ sống của ấu trùng Megalopa TLS
(%) ..................... 31
2.4.3.5. Phương pháp xác định tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trung Megalopa
(%)........... 32
2.5.

Phương

pháp

xử



số

liệu ........................................................................................... 32
2.6.


Thời

gian



địa

điểm

nghiên

cứu ............................................................................... 32
Chương

3.

KẾT

QUẢ

NGHIÊN

CỨU



THẢO

LUẬN ............................................... 33

3.1. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ
chuyển

giai

đoạn

của

ấu

trùng

Megalopa

lên

cua

bột ................................................. 33
3.1.1.

Các

yếu

tố

môi


trường

trong

thí

nghiệm .................................................................. 33
3.1.2.

Sự

sinhtrưởng

của

Megalopa ..................................................................... 34

ấu

trùng


8

3.1.3.

Tỷ

lệ


sống

của

ấu

trùng

Megalopa ........................................................................... 41
3.1.4.

Tỷ

lệ

chuyển

giai

đoạn

của

ấu

trùng

Megalopa

lên


cua

bột .................................... 44
3.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ
chuyển
giai

đoạn

của

ấu

trùng

Megalopa

lên

cua

bột ............................................................. 46
3.2.1.

Các

yếu

tố


môi

trường

trong

thí

nghiệm .................................................................. 46
3.2.2.

Sự

sinh

trưởng

của

ấu

trùng

ấu

trùng

Megalopa ................................................................... 47
3.2.3.


Tỷ

lệ

sống

của

Megalopa ........................................................................... 55
3.2.4.

Tỷ

lệ

chuyển

giai

đoạn

của

ấu

trùng

Megalopa ....................................................... 58
3.2.5.


Đánh

giá

doanh

thu

trong

thời

gian

thực

hiện

thí

nghiệm ....................................... 60
KẾT

LUẬN



ĐỀ


XUẤT ............................................................................................... 62
TÀI

LIỆU

THAM

KHẢO .................................................................................................. 64
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

1.1.

Cỡ

Cua

thành

thục

lần

đầu ................................................................................. 12
Bảng

1.2.


Các

giai

đoạn

cái .............................................. 14

thành

thục

chính

của

Cua

biển


9

Bảng

1.3.

Các

giai


đoạn

của

ấu

trùng

cua

ăn

sử

dụng

biển

(Scylla

sp)................................................. 16
Bảng

2.1.

Các

loại


thức

trong

thí

nghiệm ........................................................ 29
Bảng

3.1.

Các

yếu

tố

môi

trường

trong

thí

nghiệm

các

mật


độ

độ

thí

1 ......................................................... 33
Bảng

3.2.

Khối

lượng

ấu

trùng

Megalopa



thí

nghiệm .................................. 35
Bảng

3.3.


Khối

lượng

Cua

1



các

mật

nghiệm

(g/con) .......................................... 36
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của ấu trùng Megalopa ở các mật độ
TN ............ 37
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng tương đối của ấu trùng Megalopa ở các mật độ
TN .......... 39
Bảng

3.6.

Chiều

rộng


mai

Cua

1



các

mật

độ

thí

nghiệm ................................................ 40
Bảng 3.7. Tỷ lệ sống của ấu trùng Megalopa và Cua 1 ở các mật độ thí
nghiệm .............. 41
Bảng 3.8. Tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trùng Megalopa ở các mật độ
TN ..................... 44
Bảng

3.9.

Các

yếu

tố


môi

trường

trong

thí

nghiệm

2 ......................................................... 46
Bảng 3.10. Khối lượng của ấu trùng Megalopa ở các nghiệm thức sử dụng
loại

thức

ăn

khác

nhau ...................................................................................... 48
Bảng 3.11. Khối lượng Cua 1 ở các nghiệm thức sử dụng các loại thức ăn khác
nhau ..... 48
Bảng 3.12. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của ấu trùng Megalopa khi sử dụng các
loại
thức

ăn


khác


10

nhau ............................................................................................. 50
Bảng 3.13. Tốc độ tăng trưởng tương đối của ấu trùng Megalopa khi sử dụng các
loại
thức

ăn

khác

nhau ............................................................................................. 52
Bảng

3.14.

Chiều

rộng

mai

Cua

1




các

loại

thức

ăn

khác

nhau ...................................... 53
Bảng 3.15. Tỷ lệ sống của ấu trùng Megalopa ở các nghiệm thức thí
nghiệm................... 55
Bảng 3.16. Tỷ lệ chuyển giai đoạn củ ấu trùng Megalopa ở các nghiệm thức
TN ............ 58
Bảng

3.17.

Doanh

thu



các

thí


nghiệm

về

mật

các

thí

nghiệm

về

thức

độ ............................................................ 60
Bảng

3.18.

Doanh

thu



ăn ........................................................... 61

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

1.1.

Scylla

paramamosain

........................................................................................... 4
Hình

1.2.

Ấu

trùng

cua

Xanh

giai

đoạn

Megalopa .............................................................. 6
Hình

1.3.


Vòng

đời

của

cua

biển ......................................................................................... 7
Hình

1.4.

Các

giai

đoạn

phát

triển

của

ấu

trùng

Scylla


sp ................................................. 16
Hình 2.1. Bố trí thí nghiệm trong các bể ciment có thể tích 5
m3 ...................................... 26


11

Hình

2.2.



đồ

khối

thí

nghiệm

thí

nghiệm

1 ..................................................................................... 27
Hình

2.3.




đồ

khối

2 ..................................................................................... 28
Hình 3.1. Biểu đồ khối lượng của ấu trùng Megalopa và cua bột ở các mật
độ ............... 36
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng của ấu trùng Megalopa


các

mật

độ

thí

nghiệm .................................................................................... 38
Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng tương đối của ấu trùng Megalopa ở các
mật

độ

thí

nghiệm .............................................................................................. 39

Hình

3.4.

Chiều

rộng

mai

cua

bột



các

mật

độ

thí

nghiệm .............................................. 41
Hình 3.5. Tỷ lệ sống của ấu trùng Megalopa ở các mật độ thí
nghiệm ............................. 43
Hình 3.6. Tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trùng Megalopa ở các mật độ thí nghiệm
.......... 45
Hình 3.7. Khối lượng ấu trùng Megalopa và cua bột khi sử dụng các loại

thức

ăn

khác

nhau ............................................................................................... 49
Hình 3.8. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng của ấu trùng Megalopa


các

loại

thức

ăn

thí

nghiệm ............................................................................. 51
Hình 3.9. Tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng của ấu trùng Megalopa


các

loại

thức


ăn

thí

thức

ăn

thí

nghiệm ............................................................................. 52
Hình

3.10.

Chiều

rộng

mai

cua

bột



các

loại


nghiệm ..................................... 53
Hình 3.11. Tỷ lệ sống của ấu trùng megalopa ở các loại thức ăn thí


12

nghiệm .................... 56
Hình 3.12. Tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trùng Megalopa lên cua bột


các

loại

thức

nghiệm ........................................................................... 59

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AGRW: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng
B: Bể thí nghiệm
CW: Chiều rộng mai cua
D1: Nghiệm thức sử dụng thức ăn D1
D2: Nghiệm thức sử dụng thức ăn D2
D3: Nghiệm thức sử dụng thức ăn D3
DC: Nghiệm thức sử dụng thức ăn đối chứng
DO: Hàm lượng oxy hòa tan
M1: Nghiệm thức ương nuôi ấu trùng Megalopa với mật độ 5 con/lít
M2: Nghiệm thức ương nuôi ấu trùng Megalopa với mật độ 10 con/lít

M3: Nghiệm thức ương nuôi ấu trùng Megalopa với mật độ 15 con/lít
MAX: Giá trị lớn nhất
MIN: Giá trị nhỏ nhất
SGRW: Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng
TA: Thức ăn
TLC: Tỷ lệ chuyển giai đoạn
TN: Thí nghiệm
TLS: Tỷ lệ sống

ăn

thí


13

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cua biển được coi như là một trong những nguồn hải sản quan trọng do
kích cỡ lớn, nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và nhu cầu tiêu thụ mạnh (Kathirvel,
1995). Cua biển có tầm kinh tế quan trọng đối với nghề đánh bắt. Chúng cũng
góp phần làm tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong vài quốc gia như Việt
Nam và Philippines (Johnston & Keenan, 1999). Do tăng trọng nhanh và giá trị
kinh tế cao cùng với việc dễ dàng bảo quản sau khi thu hoạch nên cua được xem
như đối tượng thay thế tôm ở vùng bờ biển (Overton & Macintosh, 1997).
Trong những năm gần đây nhu cầu cua biển cho tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu không ngừng gia tăng đã thúc đẩy nghề cua phát triển. Nghề nuôi cua
đã phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước, các mô hình nuôi xen canh một
vụ tôm một vụ cua, mô hình nuôi ghép tôm cua ở các đầm quảng canh, mô hình
nuôi cua bán thâm canh ở những vùng nuôi tôm kém hiệu quả và gần đây mô
hình nuôi cua thương phẩm trong rừng ngập mặn đã từng bước mang lại hiệu quả

kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho ngư dân ở các vùng ven
biển. Gần đây nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã có các biện pháp bảo vệ
nguồn lợi một cách gắt gao, mặt khác tích cực nghiên cứu phát triển sinh sản cua
nhân tạo và đạt được những kết quả khả quan (Hoàng Đức Đạt, 2000).
Khó khăn của nghề nuôi cua hiện nay là vấn đề giải quyết con giống.
Nguồn cua giống cung cấp cho người nuôi từ trước đến nay chủ yếu được khai
thác từ tự nhiên, nguồn giống tự nhiên biến động theo mùa vụ, kích thước không
đồng đều, trộn lẫn nhiều loài với nhau nên khó đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng cho các mô hình nuôi cua thương phẩm. Mặt khác, do bị khai thác quá
mức nên nguồn lợi cua tự nhiên đang có chiều hướng suy giảm. Kể từ đây những
nghiên cứu về sinh sản nhân tạo giống cua biển ( Nguyễn Cơ Thạch, 2000) bước
đầu đưa vào sản xuất, thực nghiệm thành công và đưa ra quy trình sinh sản nhân
tạo cua biển loài Scylla serrata và Scylla paramamosain (Nguyễn Cơ Thạch,
2004)
Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình sản


14

xuất cua giống là quy trình kỹ thuật sinh sản, ương nuôi các giai đoạn ấu trùng.
Hoàn thiện quy trình sản xuất giống để chủ động được nguồn cua giống là một
trong những giải pháp hàng đầu nhằm tạo ra nguồn giống đáp ứng nhu cầu nuôi
cua ở khu vực Bắc Trung bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có tất cả 16 cơ sở sản xuất cua giống,
một số cơ sở với biện pháp kỹ thuật của mình đã sản xuất cua giống nhân tạo với
tỉ lệ sống từ Zoea 1 đến cua bột đạt mức khá cao. Trung bình tỷ lệ sống của ấu
trùng cua từ giai đoạn Zoea 1 đến cua bột đạt mức 5 - 25%. Tuy nhiên kết quả
sản xuất chưa ổn định và hiệu quả sản xuất không đồng đều giữa các cơ sở. Một
trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến tỉ lệ sống, chất lượng của cua
giống là thức ăn. Trong quá trình sản xuất, ở giai đoạn ấu trùng Megalopa, hiện

nay ở Nghệ An sử dụng thức ăn cho ấu trùng với 100% là thức ăn chế biến. Việc
chế biến thức ăn cho giai đoạn này phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất của các trại,
chưa có sự đồng nhất về thành phần và tỷ lệ phối trộn giữa các thành phần. Hầu
hết các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang sử dụng các thành phần là
Hàu cửa sông, cá Thu, Tôm, Sò huyết và lòng đỏ trứng gà để chế biến thức ăn
cho ấu trùng Megalopa. Việc phối trộn các thành phần này không theo tỷ lệ nhất
định, tùy theo kinh nghiệm của từng trại sản xuất. Do đó không đánh giá được
chất lượng và hiệu quả của thức ăn đến quá trình phát triển, quá trình chuyển giai
đoạn của ấu trùng Megalopa.
Song song với vấn đề thức ăn, mật độ ương nuôi giai đoạn ấu trùng
Megalopa trong quy trình sản xuất giống cua cũng là một yếu tố ảnh hưởng
không nhỏ đến tốc độ và tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trùng Megalopa.
Do đó việc xác định mật độ thả ương, loại thức ăn chế biến phù hợp cho
ấu trùng giai đoạn Megalopa trong quá trình sản xuất cua giống là hết sức cần
thiết nhằm tăng tỷ lệ sống, tăng tỷ lệ và tút ngắn thời gian chuyển giai đoạn từ
giai đoạn Megalopa lên cua bột, qua đó tăng hiệu quả sản xuất cua giống trên địa
bàn, chủ động con giống cung ứng cho người nuôi, đồng thời giảm áp lực đánh
bắt tự nhiên.


15

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài:
"Ảnh hưởng của mật độ ương, loại thức ăn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của
ấu trùng cua biển Scylla paramamosain (Estampador, 1949) giai đoạn
Megalopa lên cua bột tại Nghệ An"
Mục tiêu của đề tài là tìm ra được mật độ ương nuôi phù hợp và loại thức
ăn ưa thích của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) nhằm làm cơ sở khoa
học cho những nghiên cứu về quy trình sản xuất giống cua biển ở Nghệ An nói
riêng và cả nước nói chung.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu thu được từ đề tài có thể áp dụng vào thực
tiễn sản xuất giống cua biển hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An, qua đó nâng cao
hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế cho các cơ sở sản xuất giống, cung cấp đầy đủ
nguồn cua giống cho người nuôi.


16

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm sinh học của Cua xanh Scylla paramamosain
1.1.1. Phân loại
Theo De Haan (1883), giống Scylla thuộc họ Portunidae, có nguồn gốc ở
Tây Thái Bình Dương khoảng 1 triệu năm qua (Gopurenko và ctv., 1999). Bằng
phương pháp điện di và hình thái giải phẫu, Keenan và ctv. (1998) đã đi đến kết
luận cua biển giống Scylla có 4 loài phân biệt như sau: Scylla serrata (Forskal,
1755), Scylla paramamosain (Estampador, 1949), Scylla olivacea (Herbst, 1796)
và Scylla tranquebarica (Fabricius, 1798). Loài Scylla paramamosain theo hệ
thống phân loại như sau :
Ngành : Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ : Portunidae
Giống: Scylla
Loài: Scylla paramamosain

Hình 1.1. Scylla paramamosain



17

Tên tiếng Anh: Mud crab, Green crab, Mangrove crab.
Tên tiếng Việt: Cua biển, Cua xanh, Cua sen.
1.1.2. Hình thái và cấu tạo
Cua xanh có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng. Toàn bộ cơ thể được
bao bọc trong lớp vỏ kitin dày và có màu xanh lục hay vàng sẫm.
Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) cơ thể cua được
phân chia thành phần đầu ngực và phần bụng.
Phần đầu ngực: Là sự liên hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía dưới
mai. Do ranh giới giữa các đốt không rõ ràng nên việc phân biệt các đốt có thể
dựa vào số phụ bộ trên các đốt: Đầu gồm có mắt, anten và phần phụ miệng. Mai
cua to và phía trước có nhiều răng. Trước mai có hai hốc mắt chứa mắt, có cuống
và hai cặp râu nhỏ và râu lớn. Trên mai chia thành nhiều vùng bằng những rãnh
trung gian, mỗi vùng là vị trí của mỗi cơ quan.
Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng và làm thành vùng lõm ở
giữa để chứa phần bụng gập vào. Cua đực có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc của đôi
chân bò thứ 5 và dính vào đó một cơ quan giao phối ngắn. Cua cái có 2 lỗ sinh
dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3.
Phần bụng: Phần bụng của cua gấp lại phía dưới phần đầu ngực và tạo cho
cua có thân hình rất gọn. Phần bụng phân đốt và tùy từng giới tính, hình dạng và
sự phân đốt cũng không giống nhau. Con cái trước thời kỳ thành thục sinh dục,
phần bụng (yếm) có hơi vuông, khi thành thục yếm trở nên phình rộng với 6 đốt
bình thường, con đực có yếm bẹp hình chữ V, chỉ có các đốt 1, 2 và 6 thấy rõ còn
các đốt 3, 4, 5 liên kết với nhau.
Đuôi có một đốt nhỏ nằm ở tận cùng của phần bụng với một lỗ là đầu sau
của ống tiêu hoá. Bụng cua dính vào phần đầu ngực bằng khuy lõm ở mặt trong
của đốt 1, móc vào 2 nút lồi bằng kitin nằm trên ức cua.
Ấu trùng cua giai đoạn Megalopa chuyển sang tập tính bắt mồi chủ động
không giống như giai đoạn ấu trùng Zoea. Ấu trùng Megalopa không có gai lưng,

gai trán rất ngắn. Telson không còn chẻ hai mà dạng bầu và có nhiều lông. Chân
bụng rất phát triển và có nhiều lông trên các nhánh. Ấu trùng xuất hiện 2 càng.


18

Hình 1.2. Ấu trùng cua xanh giai đoạn Megalopa
1.1.3. Phân bố
Theo Keenan và ctv (1998), Gopurenko và ctv (1999), loài Scylla
paramamosain phân bố khắp khu vực biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương;
từ Nam Phi đến Biển Đỏ; từ Okinnawa đến Tahiti và xuống tận miền Bắc nước
Úc, Nhật Bản, Nam Trung Quốc(Xiamen); Hong Kong; Singapore, Cambodia;
Indonesia (Trung Java) và Việt Nam (chủ yếu là vùng Đồng bằng sông Cửu
Long).
Ở Việt Nam, tại Đồng bằng sông Cửu Long theo Keenan và ctv (1998) có
2 loài chủ yếu là Scylla paramamosain (Estampador, 1949) và Scylla olivacea
(Herbst, 1796).
Theo Le Vay và ctv (2001) loài Scylla paramamosain chiếm trên 95% và
loài Scylla olivacea chỉ chiếm khoảng 5% trong tập hợp giống Scylla.
1.1.4. Vòng đời
Ong (1964) lần đầu tiên đã mô tả các giai đoạn ấu trùng cua biển Scylla
spp. Theo Sivassubramaniam và Angell (1992), trứng cua nở thành ấu trùng Zoea
1 mất 16 - 17 ngày ở nhiệt độ 23 -25 0C. Ấu trùng cua sau khi nở là Zoea 1 trải
qua 4 lần lột xác để biến thái thành Zoea 5 trong thời gian 17 -20 ngày, mỗi giai


19

đoạn mất 2 - 3 ngày. Từ Zoea 5 biến thái thành Megalopa kéo dài trong khoảng
thời gian 8 - 11 ngày. Ấu trùng Zoea có tính hướng quang bơi ngược dòng. Giai

đoạn Megalopa chỉ lột xác một lần và mất 7 - 8 ngày để biến thành cua bột (cua
con). Cua con trải qua 16 - 18 lần lột xác trước khi thành thục và ít nhất khoảng
328 - 523 ngày. Trước mùa sinh sản, cua di cư ra vùng biển ven bờ lột xác tiền
giao vĩ rồi di cư ra biển, trong quá trình di cư, trứng sẽ phát triển và chín dần.
Cua ấp trứng cho đến khi nở thành ấu trùng Zoea 1 rồi tiếp tục lặp lại vòng đời.
Nhìn chung, chu kỳ sống của loài cua biển theo Heasman (1980) được
trích dẫn bởi Lee (1992) gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn ấu trùng, giai đoạn cua con
(chiều rộng mai 20 - 80 mm), giai đoạn tiền trưởng thành (chiều rộng mai 70 150 mm) và giai đoạn trưởng thành (chiều rộng mai 150 mm trở lên).

Hình 1.3. Vòng đời của cua biển
(Hình chụp: David Mann; sắp xếp lại: Williams và ctv., 1999)
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Giai đoạn ấu trùng: cua thích ăn các loài động vật phù du như Copepoda,
Moina. Tính ăn của cua thay đổi tùy theo giai đoạn biến thái nhưng phần lớn


20

chúng thường ăn tạp các loài động vật như: Ấu trùng giáp xác, luân trùng,
Artemia, nhuyễn thể, giun, mực và ăn lẫn nhau. Riêng đặc tính ăn nhau có thể từ
lúc chúng có đôi càng ở giai đoạn Megalopa (Hill, 1984) . Trong điều kiện sản
xuất giống nhân tạo, ấu trùng được cho ăn với nhiều loại thức ăn khác nhau như
Luân trùng, Artemia và cả thức ăn viên có kích thước nhỏ. Nếu chỉ cung cấp tảo
mà không bổ sung thức ăn phù du thì ấu trùng Zoea 1 không thể chuyển sang giai
đoạn Zoea 2 (Brick, 1974). Mặc dù có sự hiện diện của tảo trong nước kéo dài tỷ
lệ sống của Zoea 1 nhưng chúng không thể lột xác để chuyển sang giai đoạn
Zoea 2 nếu động vật phù du không được cung cấp làm thức ăn.
Cua con có kích thước 2 - 7 cm chủ yếu là ăn giáp xác, cua sắp trưởng
thành (chiều rộng mai - CW từ 7 - 13 cm) ăn nhiều hai mảnh vỏ, trong khi đó cua
lớn hơn thường ăn cua con và cá. Trước đó Hill (1979) đã quan sát thấy rằng

thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cua chứa 50% nhuyễn thể, 21% giáp
xác, 29% các mảnh vụn hữu cơ, ít khi có cá trong ống tiêu hóa của cua. Sheen
(2000) cũng cho rằng nhu cầu về thành phần cholesterol trong thức ăn nhằm cải
thiện tỉ lệ sống và tăng trưởng đối với cua Scylla serrata, vì thế nhu cầu
cholesterol trong khẩu phần ăn tối ưu là 0,5%. Tuy nhiên tính ăn của cua sẽ thay
đổi tuỳ từng giai đoạn phát triển của chúng:
Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu
thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng lại có khả năng nhịn đói 10 - 15 ngày ở
trên cạn trong điều kiện ẩm ướt (Hill, 1979).
Trong điều kiện nuôi, nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn
đến tính ăn và hoạt động của cua (Manjulatha và Babu, 1998).
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Cua biển là loài sinh trưởng không liên tục, được đặc trưng bởi sự gia tăng
đột ngột về kích thước và trọng lượng. Cua lột xác để tăng kích thước, quá trình
này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường và giai đoạn phát
triển của cơ thể.
Quá trình lột xác của cua biển mang tính đặc trưng riêng biệt từng loài,
thông thường 2 - 3 ngày/lần. Cua càng lớn thì chu kỳ lột xác càng kéo dài. Trong


21

quá trình lột xác, cơ thể cua có thể tái sinh những phần phụ đã mất. Đối với
những con cua bị tổn thương khi mất phần phụ, cua có khuynh hướng lột xác
sớm hơn [4].
Quá trình tăng trưởng của cua biển còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
Theo Ong (1996), tăng trưởng trung bình của nhóm cua Scylla ở điều kiện tự
nhiên nhanh hơn so với điều kiện ương nuôi phòng thí nghiệm.
Tuổi thọ trung bình của cua từ 2 - 4 năm, qua mỗi lần lột xác khối lượng
cua sẽ tăng lên 20 - 50 % và kích thước tối đa mà cua có thể đạt được là 19 - 28

cm với khối lượng 1 - 3 kg/con. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ
trong khoảng 7,5 - 10,5 cm. Với kích cỡ tương đương về chiều dài hay chiều
rộng mai thì cua đực nặng hơn cua cái.
Khả năng chịu đựng các yếu tố môi trường của cua biển
Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện nuôi, nhiệt độ, độ mặn, thức ăn
là ba yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tuổi thọ, sinh trưởng, lột xác và tỉ lệ sống
của ấu trùng. Đôi khi thời kỳ ấu trùng kéo dài là do sự kéo dài của giai đoạn Zoea
và ngay cả giai đoạn Megalopa.
Trong thí nghiệm đánh giá về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến ấu
trùng Zoea đầu tiên, Hill (1974) thấy rằng ấu trùng Zoea sống trong điều kiện
nhiệt độ trên 25 oC hoặc độ mặn dưới 17,5 ‰ bị tử vong đáng kể và ông cho rằng
ấu trùng Zoea không thích hợp với điều kiện môi trường vùng cửa sông. Cũng
theo ông, ấu trùng có thể chịu đựng được nhiệt độ dưới 5 oC, nhưng chúng sẽ trở
nên bất động ở dưới 10 oC. Ông còn cho rằng cua cái sẽ không di cư ra vùng biển
có nhiệt độ dưới 12 oC để đẻ trứng. Tuy nhiên, Heasman và ctv (1983) lại nhận
thấy: tần số bắt mồi của ấu trùng cua tăng lên khi nhiệt độ tăng trên khoảng 20 27 oC và chậm lại khi nhiệt độ thấp dưới 20 oC. Theo tác giả, trong thí nghiệm
của Hill, tỉ lệ sống của cua ở 12 - 25 oC cao hơn so với ở 25 - 35 oC bởi vì Hill đã
không cho ấu trùng cua ăn và việc gia tăng nhiệt độ đã làm tăng cường độ trao
đổi chất dẫn đến tỉ lệ tử vong cao. Một số thí nghiệm khác cũng cho thấy ương ấu
trùng cua đạt kết quả tốt hơn ở nhiệt độ 27 - 30 oC và độ mặn khoảng 35 ‰ so
với các điều kiện nhiệt độ và độ mặn khác (Marichamy và Rajackiam, 1991).


22

Ong (1964) nhận thấy rằng giai đoạn Megalope lớn nhanh hơn khi độ mặn
giảm xuống còn 21-27 ‰ và chúng có khuynh hướng di chuyển vào vùng nước
lợ.
Trong tự nhiên, từ giai đoạn cua con trở đi, cua có thể chịu đựng được độ
mặn từ 2 - 60 ‰. Vì vậy, chúng có thể di cư ngược dòng vào vùng nước ngọt để

tìm môi trường sống và thức ăn trong suốt giai đoạn sinh trưởng của chúng.
Hill (1980) cũng nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự bắt mồi và
các hoạt động khác của cua Scylla serrata, ông nhận thấy mức độ hoạt động và
cường độ bắt mồi của cua ở 25 oC và 20 oC giống nhau và đều ở mức cao nhất.
Nhưng, khi nhiệt độ dưới 12 oC, các chỉ tiêu trên giảm đáng kể. Ở 12 oC mức độ
di chuyển của cua chỉ chiếm 33% so với ở 25 oC. Hill (1980) cho rằng khi nhiệt
độ giảm xuống 20 oC, sự bắt mồi và các hoạt động khác của cua giảm đi rất
nhiều, kết quả là sản lượng đánh bắt cua thấp; ở nhiệt độ dưới 15 oC, đánh bắt
cua được ít nhất, và ở 12 oC, số lượng cua đánh bắt gần như bằng không vì cua
rất hiếm khi đi bắt mồi mặc dù chúng vẫn còn hoạt động chút ít [11].
Tập tính sống
Ong (1964) đã mô tả chi tiết về sự bơi lội của ấu trùng cua trong phòng thí
nghiệm. Theo Warner (1977) ấu trùng cua sống trôi nổi trên mặt nước biển, ấu
trùng Megalope thường sống trên những chất nền như tảo ở đáy biển và trở thành
động vật sống đáy sau thời gian bơi lội trôi nổi trong nước.
Cua con có tập tính sống đáy và thường dấu mình trong những chổ ẩn nấp
như bụi rậm, rễ cây hoặc trong hang vào ban ngày, ban đêm chúng bắt đầu hoạt
động kiếm mồi. Rừng ngập mặn là môi trường sống rất tốt cho cua từ giai đoạn
cua con đến cua trưởng thành. Hill và ctv (1984) thấy rằng cua con (CW: 20-90
mm) cư trú ở vùng rừng ngập mặn và lưu lại ở đó khi triều thấp; cua sắp trưởng
thành (CW: 100-149 mm) di cư vào vùng trung triều để kiếm mồi trong lúc triều
cao và trở lại vùng hạ triều khi triều thấp; tuy nhiên, cua trưởng thành (CW ≥ 150
mm) hầu như chỉ thấy ở vùng hạ triều.
Cua là một loài rất năng động, chúng hoạt động trung bình 13 giờ/ngày và
gần như suốt đêm. Quảng đường trung bình mà cua di chuyển một đêm là 461 m,


23

dao động từ 219-910 m.

Theo báo cáo của Hyland (1984) sự phân bố của cua trong tự nhiên có liên
quan đến dòng chảy, trong đó, vận tốc nước thích hợp cho sự phân bố của chúng
là 0,06-1,6 m/giây.
1.1.7. Đặc điểm sinh sản
Phân biệt đực cái
Cua đực và cua cái có thể phân biệt được dựa vào hình dạng của yếm cua.
Ở con cái, yếm cua có 6 đốt phân biệt rõ ràng và các khớp cử động bình thường.
Trước thời kỳ thành thục, yếm hình hơi vuông, khi thành thục yếm nở rộng, tròn,
màu sẫm.
Ở con đực, yếm có hình chữ V, chỉ có các đốt 1, 2 và 6 là thấy rõ và cử
động bình thường, các đốt 3, 4 và 5 liên kết với nhau thành đốt liên hợp, không
cử động được giữa các khớp.
Cơ quan sinh dục trong của cua cái gồm có 2 noãn sào nằm lượn khúc trên
gan tụy vòng qua hai bên mang thật. Hai ống dẫn trứng to và thẳng đổ ra hai lỗ
sinh dục nằm dưới đôi chân thứ 3.
Cơ quan sinh dục trong của cua đực có hai dịch hoàn trắng và dài, nối tiếp
theo bằng 2 ống dẫn tinh cuộn khúc nằm giữa 2 cơ đùi đổ ra lỗ sinh dục ở dưới
chân ngực 5, từ đây có cơ quan giao cấu ngắn [11].
Tuổi thành thục
Cua biển thành thục sinh dục vào khoảng 1 - 1,5 tuổi. Lúc này chiều rộng
của vỏ khoảng 10 cm và khối lượng thân trên dưới 150 g (Nguyễn Thanh Phương
và Trần Ngọc Hải, 2004). Theo Prasad (1989), cua Scylla paramamosain chỉ
tham gia sinh sản khi chiều rộng mai đạt từ 120 -180 mm. Thêm vào đó, không
như cua đực, cua cái không bao giờ đạt đến 100% độ thành thục ở bất cứ kích cỡ
nào. Theo Le Vay (2001) sự thành thục của cua biển tùy theo từng loài khác
nhau.
Theo Fielder và Heasman (1978) nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự thành thục
của cua. Nếu nhiệt độ nước cao sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng do đó sẽ rút ngắn
thời gian thành thục của cua.



24

Những kết quả nghiên cứu về kích cỡ thành thục của cua Scylla serrata
Bảng 1.1. Cỡ cua thành thục lần đầu [10]
Cỡ cua thành thục lần đầu
(CW, mm)

Tên tác giả

85

Kathirvei (1981)

83

Joel và Sanleevaraj (1982)

39

Lalithadev (1985)

127

Shanmugam và Bensam (1980)

Trong tự nhiên, cua biển thành thục ở độ tuổi 1-1,5 năm, với CW thấp
nhất là 83 - 144 mm. Prasad (1989) nhận thấy cua tham gia sinh sản chỉ khi CW
đạt từ 120-180 mm, hơn nữa, không như con đực, cua cái không bao giờ đạt đến
100% độ thành thục ở bất cứ kích cỡ nào [10].

Di cư và sinh sản
Trong suốt quá trình thành thục, cua di cư ra ngoài cửa biển. Qua phân
tích tỉ lệ giới tính của cua ở vùng nước lợ và nước ngọt, Prasad (1987) thấy rằng
phần trăm con đực và cái tương đương nhau ở cả hai vùng nước. Ông cũng nêu
lên rằng, tỉ lệ con cái, đặc biệt là con cái trưởng thành, giảm đáng kể ở vùng nước
lợ tại thời điểm đỉnh cao của mùa sinh sản và tăng lên trong các quần thể cua ở
nước ngọt, và cua có trứng chỉ được tìm thấy ở vùng biển của Ấn độ. Hiện tượng
này cũng được Arriola (1940) ghi nhận: Ở Philippines, cua cái di cư ra biển để
đẻ; theo Ong (1966) cua cái có mang trứng được tìm thấy ở ngoài biển, không
thấy xuất hiện ở vùng nước lợ ở Malaysia. Tương tự, sự di cư này cũng được
Brick (1974) và Hill (1975) đề cặp đến. Theo Hill (1975), sự di cư sinh sản của
cua thường theo chu kỳ âm lịch và sự thay đổi của độ mặn.
Hill (975) cho rằng sở dĩ cua buộc phải di cư từ vùng cửa sông ra biển là
do yêu cầu về điều kiện môi trường của giai đoạn đầu tiên của ấu trùng Zoea.
Chandran (1968) và Prasad (1989) giả thuyết rằng: Độ mặn, nhiệt độ và khả năng
cung cấp thức ăn là những nhân tố quan trọng kích thích cơ chế đẻ trứng. Theo


25

Prasad (1989), độ mặn và nhiệt độ không cao cũng không thấp vào mùa sinh sản
rộ dường như rất lý tưởng cho quá trình ấp và phát triển của ấu trùng. Đoạn
đường di cư sinh sản của cua cái có thể từ 4 - 6 km, có khi đến 65 km (Hyland;
Hill và Lee, 1984). Hill và ctv (1982) báo cáo qua một đêm cua cái có thể di
chuyển được 600 m. Những con cua già với CW ≥ 190 mm, hoạt động sinh sản
của chúng cũng giảm đi [11].
Mùa di cư khác nhau tùy theo điều kiện môi trường. Ở Việt Nam, mùa vụ
sinh sản chính của cua từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau ( Hoàng Đức Đạt, 2004).
Vùng biển phía Nam nước ta cua di cư vào tháng 7, tháng 8 và mùa sinh sản
chính thức từ tháng 10 đến tháng 12. Miền Bắc cua thường di cư sớm vào tháng

2, tháng 3 và thời điểm cua ôm trứng nhiều là vào tháng 4 đến tháng 7.
Phát dục
Trong quá trình phát dục của cua biển, ngoài sự biến đổi về tập tính sống
(di cư sinh sản) còn có sự biến đổi lớn về màu sắc, độ lớn của bụng, phát triển
tuyến sinh dục và cơ quan liên quan. Căn cứ vào những biến đổi trên, quá trình
thành thục sinh dục của cua cũng được chia làm nhiều giai đoạn. Thêm vào đó,
Sombat (1991) cũng tìm thấy tất cả cua cái đều thành thục khi chúng đạt giá trị
chỉ số thành thục con cái (FMI: Female Mature Index) là 0,88 - 1. Sự thành thục
của buồng trứng con cái còn biểu hiện biểu hiện qua chỉ số thành thục tuyến sinh
dục GSI và trải qua 4 giai đoạn phát triển. Nhìn chung, sự thành thục của cua
chịu sự điều khiển của hormon cơ quan X và Y (Warner, 1977).
Chỉ số thành thục của con cái (FMI): FMI = (Độ rộng nơi lớn nhất của đốt
bụng thứ 5 / Độ rộng nơi lớn nhất của tấm ngực giữa gốc của đôi chân ngực 5.
Chỉ số thành thục tuyến sinh dục (GSI): GSI = 100 x (trọng lượng buồng trứng /
trọng lượng cơ thể) [11].

Bảng 1.2. Các giai đoạn thành thục chính của cua biển cái [11]


×