Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư ở huyện nông cống tỉnh thanh hóa từ năm 1945 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 162 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
______________________

NGUYỄN THỊ ĐIỆP

SỰ THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ DÂN CƯ
Ở HUYỆN NÔNG CỐNG TỈNH THANH HÓA
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2015


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
____________________

NGUYỄN THỊ ĐIỆP

SỰ THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ DÂN CƯ
Ở HUYỆN NÔNG CỐNG TỈNH THANH HÓA
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2014

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ



Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN VĂN THỨC

NGHỆ AN - 2015


3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng
biết ơn chân thành và sâu sắc của mình đối với PGS.TS Trần Văn Thức
người thầy đã định hướng đề tài, tận tình hướng dẫn và có nhiều gợi mở để tôi
hoàn thành được luận văn.
Qua đây, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong học tập; đã nhiệt tình góp
ý và đưa ra những lời khuyên quý giá để tôi kịp thời sửa chữa, bổ sung,
hoàn thành luận văn.
Tôi cũng chân thành cảm ơn tới các cán bộ, công nhân viên thuộc các
cơ quan, đơn vị đã giúp đỡ tôi về mặt tư liệu để tôi hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh nguồn động viên, giúp đỡ trên, tôi còn nhận được sự quan
tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các đồng nghiệp trong trường nơi tôi đang
công tác, sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè và những người thân,
luôn bên tôi trong quá trình thực hiện luận văn cũng như suốt quá trình học
tập. Tôi trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp đó.
Quá trình thực hiện luận văn tuy đã cố gắng hết sức, song không thể
tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý kiến quý báu của
thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 10 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Thị Điệp


4
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BCH TW
CNXH
CNH - HĐH
CP
DS - KHHGĐ
GDTX- DN
HĐBT
HTX
HĐND
KHKT
TTCN
TH
THCS
THPT
TW
UBMTTQ
UBND
UBHC

:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Ban chấp hành trung ương
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Chính phủ
Dân số - kế hoạch hóa gia đình
Giáo dục thường xuyên - dạy nghề
Hội đồng Bộ trưởng
Hợp tác xã
Hội đồng nhân dân
Khoa học kỹ thuật
Tiểu thủ công nghiệp
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung ương

Uỷ ban mặt trận Tổ quốc
Ủy ban nhân dân
Ủy ban hành chính


5
MỤC LỤC
Trang
Về việc giải thể thị trấn nông trường để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Ngọc Lặc, Thạch
Thành, Cẩm Thủy, Như Xuân, Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa............................................................144


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Về mặt khoa học
Địa giới hành chính và dân cư là hai yếu tố quan trọng tác động đến sự
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia, dân tộc nói chung và của địa
phương, vùng miền nói riêng.
Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, địa giới hành
chính và dân cư được hình thành, phát triển, hoàn chỉnh như ngày nay gắn
liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tuy nhiên theo dòng
chảy cuả lịch sử dân tộc, địa giới hành chính, tên gọi của các địa phương,
vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam, bên cạnh sự ổn định còn có sự thay đổi,
thậm chí biến mất theo từng giai đoạn, thời kì lịch sử theo chương trình cải
cách hành chính và quy hoạch địa giới hành chính của nhà nước hiện nay.
Sự thay đổi hành chính, kéo theo sự thay đổi, phát triển của vấn đề dân
cư là một điều tất yếu của cả quốc gia dân tộc trong quá trình tồn tại và phát
triển. Chính vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu về địa giới hành chính và dân cư
của một địa phương, vùng miền hay cụ thể một huyện, một tỉnh… là đề tài có

ý nghĩa khoa học, góp phần tích cực vào việc nghiên cứu lịch sử của các địa
phương, vùng miền nói riêng và của lịch sử dân tộc nói chung.
Sự ổn định hoặc thay đổi địa giới hành chính và dân cư đều có sự tác
động, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
của các địa phương, vùng miền.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, địa giới hành chính và
dân cư huyện Nông Cống liên tục có những biến động bởi nhiều nguyên nhân
chủ quan và khách quan. Nhưng việc nghiên cứu về những thay đổi tên gọi,
địa giới hành chính cũng như về dân cư trên địa bàn huyện lại chưa được
quan tâm đúng mức. Đề tài hy vọng sẽ giải quyết được yêu cầu đó trong


2
nghiên cứu lịch sử huyện Nông Cống và góp phần vào việc nghiên cứu thay
đổi địa giới hành chính và dân cư trên phạm vi cả nước.
1.2. Về mặt thực tiễn
Nông Cống là vùng đồng bằng và bán sơn địa nằm ở phía tây nam của
tỉnh Thanh Hóa. Đây là một vùng châu thổ giàu tiềm năng phát triển kinh tế văn hóa - xã hội. Từ ngàn xưa nơi đây đã là một vùng đất nông nghiệp trù
phú, là vùng trọng điểm lúa của Thanh Hóa, cho đến nay Nông Cống vẫn là
vùng đất “cơm gạo” nên tiềm năng lớn nhất ở nơi đây vẫn là nông nghiệp.
Khí hậu, thủy văn tuy có khó khăn nhưng đất đai, sông núi, ruộng đồng Nông
Cống phong phú, đa dạng. Bên cạnh thế mạnh về sản xuất lúa gạo, Nông
Cống còn chứa đựng nhiều tiềm năng lớn cho việc phát triển kinh tế lâm
nghiêp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp khai khoáng và tiềm năng du lịch
vui chơi văn hóa.
Trong dòng chảy dân cư Nông Cống từ lâu là một tụ điểm tập hợp qua
rất nhiều đời trong trường kỳ lịch sử của dân tộc. Qua mỗi thời dòng người
dồn về Nông Cống nhiều ít triền miên liên tục của nhiều địa phương, xa là
miền Bắc miền Trung, gần là các huyện trong tỉnh Thanh Hóa. Mặt khác hòa
mình theo dòng chảy của lịch sử dân tộc từ năm 1945 đến năm 2014, huyện

Nông Cống trải qua nhiều thay đổi, phạm vi không gian địa lý của huyện
cũng có nhiều sự thay đổi. Đặc biệt trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh
của dân tộc chống lại thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm lược và trong công
cuộc đổi mới hiện nay. Những biến động và thay đổi đó của lịch sử huyện nhà
gắn liền với lịch sử dân tộc nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Đề tài góp
phần vào việc nghiên cứu một cách có hệ thống toàn diện những thay đổi về
địa giới hành chính, dân cư của huyện Nông Cống (Thanh Hóa) nhằm góp
phần lấp một khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử địa phương lâu nay, để
giúp cho người đọc có cái nhìn cận cảnh và toàn diện hơn về lịch sử địa
phương.


3
Sự thay đổi địa giới hành chính của huyện Nông Cống trong thời gian
qua kéo theo sự thay đổi về dân cư và ảnh hưởng của nó đến những vấn đề
quản lý đất đai, phân bố lại vị trí các vùng dân cư, sự phát triển kinh tế - chính
trị - xã hội, bố trí lại cán bộ quản lý, hệ thống cơ sở hạ tầng... Đề tài không chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu những thay đổi về địa giới hành chính, dân cư mà
phạm vi nội dung của đề tài còn được mở rộng sâu hơn nhằm tạo bức tranh
toàn cảnh bước đường phát triển của huyện nhà trong những năm khói lửa
chiến tranh và trong công cuộc đổi mới hiện nay cũng như đóng góp của
Đảng bộ và nhân dân huyện Nông Cống đối với sự phát triển của tỉnh Thanh
Hóa và của đất nước.
Ngoài những nét riêng trong quá trình phát triển của huyện Nông Cống
từ 1945 đến năm 2014 thì huyện Nông Cống còn mang những nét chung
giống các huyện, thị ở nước ta trong quá trình hình thành và phát triển từ nửa
sau thế kỷ XX đến nay.Vì vậy nghiên cứu về những thay đổi về địa giới hành
chính, dân cư huyện Nông Cống là góp phần vào việc nghiên cứu về hệ thống
huyện, thị ở nước ta. Là người con sinh ra và lớn lên trên vùng đất Nông
Cống, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi muốn giúp phần nhỏ bé của

mình vào việc xây dựng, phát triển quê hương.
Với những lý do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Sự thay đổi
địa giới hành chính và dân cư ở huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa từ năm
1945 đến năm 2014” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tìm hiểu, nghiên
cứu lịch sử địa phương, trong những năm qua các cấp ủy Đảng và chính
quyền, các học giả trong và ngoài nước đã và đang tích cực tìm hiểu, nghiên
cứu lịch sử địa phương từ cấp xã, huyện, tỉnh… các ấn phẩm như lịch sử làng,
lịch sử huyện, lịch sử tỉnh, lịch sử đảng bộ xã, lịch sử đảng bộ huyện, lịch sử
đảng bộ tỉnh, địa chí văn hóa huyện, địa chí văn hóa tỉnh… lần lượt được ra


4
mắt bạn đọc. Tuy nhiên việc tìm hiểu và nghiên cứu về địa giới hành chính và
dân cư ở các địa phương trong đó có huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa chưa
được quan tâm, đầu tư đúng mức. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình,
ấn phẩm nào nghiên cứu về đề tài “Sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư
ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa) từ năm 1945 đến năm 2014” một cách đầy
đủ và hệ thống, giúp người đọc thấy được quá trình thay đổi về tên gọi và
lãnh thổ huyện, sự biến đổi và chuyển động của địa giới hành chính và dân cư
ở huyện Nông Cống từ năm 1945 đến năm 2014.
Mặc dù vậy cũng đã có những công trình, ấn phẩm nghiên cứu về
huyện Nông Cống, ở những góc độ và nội dung khác nhau đã đề cập đến một
số khía cạnh của đề tài này.
Trong công trình “Địa chí Thanh Hóa, tập 1: Lịch sử và địa lý” của
Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - UBND tỉnh Thanh Hóa, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội năm 2004, các tác giả đã khái quát ngắn gọn về lịch sử hình thành
và tên gọi cũng như đơn vị hành chính, dân cư của huyện Nông Cống, giúp
người đọc tra cứu nhanh về huyện Nông Cống trong tổng thể các huyện của

tỉnh Thanh Hóa.
Đặc biệt trong công trình: “Địa chí văn hóa huyện Nông Cống”, Nxb
khoa học xã hội Hà Nội, năm 1998 do nhà nghiên cứu Lê Huy Trâm làm chủ
biên đã nghiên cứu hết sức công phu, viết tương đối đầy đủ về địa lí, địa mạo,
thổ nhưỡng, khí hậu, đồi núi, sông ngoài, con người, truyền thống lịch sử,
phong tục tập quán, các tổ chức đơn vị hành chính của huyện Nông Cống.
Trong đó có phần làng xã và một số phong tục tập quán nếp sống và xây dựng
xóm làng ở Nông Cống qua đó đề cập đến nguồn gốc làng xã và các đơn vị
hành chính cấp xã từ năm 1945 đến nay. Mặt khác ở phần phụ lục, ở phụ lục
một tác giả đưa ra bảng tổng hợp tình hình ruộng đất, tình hình dân cư các xã
và ở phụ lục bốn là hương ước làng - xã cũ Nông Cống và phụ lục năm là địa
danh cổ - các dòng họ: Đình Chùa Nghè Miếu của từng làng. Qua đó giúp cho


5
việc tổng hợp tên gọi các làng xã trước và sau cách mạng Tháng Tám(1945) ở
Nông Cống, cùng với sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ.
Ngoài ra ở một số tài liệu như “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ
và nhân dân huyện Nông Cống, (1930- 1990)”, “Những sự kiện lịch sử đảng
bộ huyện Nông Cống (1930 - 1954), Nxb Thanh Hóa, “Báo cáo biến động
diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2013 so với năm 2000 và năm
2009”, “Báo cáo tỷ lệ tăng dân số hàng năm giai đoạn 2000 - 2013” của
UBND huyện Nông Cống, “Niên giám thống kê Nông Cống từ năm 1999 đến
năm 2014” của cục thống kê Thanh Hóa… ít nhiều đã đề cập đến sự thay đổi
địa giới hành chính và dân cư của huyện Nông Cống. Mặc dù còn sơ lược
song đó là nguồn tài liệu quan trọng để tôi so sánh, đối chiếu và đi sâu vào nội
dung đề tài đề cập đến.
Nhìn chung có thể nói các công trình, các bài viết trên đều đã làm sáng
tỏ một số vấn đề lịch sử của huyện nói chung và vấn đề địa giới hành chính và
dân cư của huyện nói riêng. Tuy nhiên, nếu xét một cách toàn diện khách

quan thì cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể,
chi tiết và chuyên sâu về địa giới hành chính và dân cư ở huyện Nông Cống
từ năm 1945 đến năm 2014. Thực tế đó là vấn đề trăn trở và là động lực thôi
thúc tôi đi sâu nghiên cứu về địa giới hành chính và dân cư huyện Nông Cống
từ năm 1945 đến năm 2014 nhằm góp phần vào việc nhìn nhận sâu sắc, bao
quát hơn về lịch sử hình thành và phát triển của huyện Nông Cống.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài
3.1. Đối tượng
Trong luận văn này chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu về sự thay đổi địa
giới hành chính và dân cư ở huyện Nông Cống từ năm 1945 đến năm 2014,
cũng như những tác động của nó đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa, giáo dục, y tế và an ninh quốc phòng ở huyện Nông Cống.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


6
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những thay đổi địa giới hành chính và
dân cư của huyện Nông Cống (Thanh Hóa). Những ảnh hưởng và tác động
của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nông Cống từ năm
1945 đến năm 2014.
3.3. Nhiệm vụ khoa học
Đề tài tập trung vào giải quyết những nhiệm vụkhoa học sau: Tìm hiểu
một cách khái quát, hệ thống tương đối chính xác sự thay đổi địa giới hành
chính và dân cư ở huyện Nông Cống từ năm 1945 đến năm 2014. Bước đầu
đánh giá sự ảnh hưởng, tác động của sự thay đổi địa giới hành chính và dân
cư đến sự phát triển kinh tế, chính tri - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế và an
ninh quốc phòng ở huyện Nông Cống từ năm 1945 đến năm 2014.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nghiên cứu và tham khảo các tài

liệu sau:
4.1.1. Tài liệu gốc
- Gồm các Nghị định của Chính phủ, của tỉnh Thanh Hóa về việc điều
chỉnh, mở rộng, chia tách các xã, thị trấn ở huyện Nông Cống từ năm 1945
đến năm 2014.
- Bản đồ hành chính của huyện Nông Cống, các huyện tiếp giáp với
huyện Nông Cống, của tỉnh Thanh Hóa.
- Các đề án xây dựng, quy hoạch huyện Nông Cống.
- Số liệu niên giám thống kê về dân số, sự phát triển, thay đổi dân cư ở
huyện Nông Cống từ năm 1945 đến năm 2014… Các tài liệu này là cơ sở
pháp lý để khẳng định về địa giới hành chính, sự ra đời và thay đổi của các
đơn vị hành chính cũng như dân cư của huyện Nông Cống từ năm 1945 đến
năm 2014.
4.1.2. Tài liệu nghiên cứu
Tôi tham khảo các tài liệu nghiên cứu lịch sử, chính trị, văn hóa như:
“Địa chí Nông Cống” của tác giả Hoàng Anh Nhân và Lê Huy Trâm biên
soạn, “Lịch sử Đảng bộ huyện Nông Cống” (1946 - 2005) của ban chấp hành


7
Đảng bộ và Ủy ban nhân dân huyện Nông Cống, “Lịch sử lực lượng vũ trang
nhân dân huyện Nông Cống” (1945 - 2007) của Đảng ủy - Ban chỉ huy quân
sự huyện Nông Cống. “Thanh Hóa thế và lực mới trong thế kỷ XXI”…
4.1.3. Tài liệu khác
Để bổ sung và làm phong phú tài liệu cho đề tài, tôi đã sử dụng cả tài
liệu báo chí, các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử, các báo cáo tổng
kết hàng năm của xã, huyện về tình hình kinh tế- xã hội, văn hóa, giáo dục, y
tế, an ninh quốc phòng… một số luận văn thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành lịch
sử Việt Nam được bảo vệ thành công tại Trường Đại học Vinh… có liên quan
đến đề tài, bên cạnh đó tác giả còn sử dụng nguồn tài liệu điền dã, trực tiếp

quan sát, chụp hình ảnh, tìm hiểu thực tế về địa giới hành chính và dân cư ở
huyện Nông Cống.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng chủ yếu
hai phương pháp mang tính chuyên ngành: phương pháp lịch sử và phương
pháp logic. Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh, thống
kê, đối chiếu, xử lí tài liệu, phân tích tổng hợp mối quan hệ giữa lịch sử dân
tộc và lịch sử địa phương. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên
ngành, sử dụng sử liệu học, phương pháp điền dã, thực địa…
5. Đóng góp của đề tài
- Luận văn sẽ cung cấp và giới thiệu cho người đọc một bức tranh tổng
quát, hệ thống tương đối chính xác về quá trình thay đổi địa giới hành chính
và dân cư ở huyện Nông Cống từ năm 1945 đến năm 2014.
- Luận văn bước đầu đánh giá những tác động của vấn đế địa giới hành
chính và dân cư đến quá trình phát triển kinh tế- chính trị- xã hội, từ đó tìm ra
những giải pháp chiến lược cho sự pháp triển kinh tế, chính tri, xã hội ở
huyện Nông Cống trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước.
- Luận văn trở thành nguồn tài liệu, góp phần nghiên cứu và giảng dạy
lịch sử địa phương.


8
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư ở huyện Nông
Cống từ năm 1945 đến năm 1954
Chương 2: Sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư ở huyện Nông
Cống từ năm 1954 đến năm 2014
Chương 3: Tác động của sự thay đổi địa giới hành chính và dân cư đến

kinh tế - xã hội ở huyện Nông Cống.

NỘI DUNG
Chương 1
SỰ THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ DÂN CƯ
Ở HUYỆN NÔNG CỐNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
1.1. Khái quát về tên gọi, địa giới hành chính và dân cư huyện
Nông Cống trước 1945
1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử và văn
hóa
Nông Cống là một vùng đồng bằng và bán sơn điạ nằm ở phía tây nam
tỉnh Thanh Hóa. Từ Thành phố Thanh Hóa đi theo quốc lộ 45 về phía TâyNam dài 28km là huyện lỵ Nông Cống - trung tâm kinh tế - chính trị - văn
hóa của cả huyện thuộc vùng châu thổ đầy tiềm năng và truyền thống cách


9
mạng. Phía Bắc giáp huyện Đông sơn và Triệu Sơn với chiều dài đường biên
là 31,2 km, phía Nam và Tây - Tây Nam giáp huyện Như Thanh với chiều dài
đường biên là 7,1 km, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tĩnh Gia, phía
Đông giáp huyện Quãng Xương có chiều dài đường biên là 54,2 km. Xét theo
vĩ độ và kinh độ trên mặt địa cầu thì “Nông Cống Điểm cực Bắc ở 105,7 kinh
độ đông; 21,48 vĩ độ bắc. Điểm cực Nam ở 105,68 kinh độ đông; 21,54 vĩ độ
bắc. Điểm cực Tây ở 106,63 kinh độ Đông; 21,70 vĩ độ bắc. Điểm cực Đông
ở 105, 68 kinh độ đông; 21,70 vĩ độ bắc. Huyện Nông Cống có chiều dài BắcNam là 28,5 km; có chiều rộng Đông- Tây nơi hẹp nhất là 7,2 km (ở xã Công
Bình) nơi rộng nhất là 17,1 km (từ xã Trường Giang sang phía tây là xã Vạn
Thắng) [48; 21]. Diện tích tự nhiên của toàn huyện hiện nay là 28.710ha, dân
số là 182.289 người [5; 11]. Nông Cống trừ phần núi Nưa xuôi về phía Nam
là vùng bán sơn địa đất đỏ giàu khoáng sản và thích hợp với cây công nghiệp,
phần lớn đất đai Nông Cống thích hợp với cây lúa, là vùng trọng điểm lúa của
Thanh Hóa như từ xưa đã khẳng định “Nghệ Yên Thành, Thanh Nông Cống”.

Địa hình: Nông Cống là một huyện đồng bằng. Song nằm ven vùng đồi
núi phía nam của dải đồi núi trung du sông Chu nên có một vùng đồi núi thấp
lượn sóng đã tạo cho Nông Cống một dải bán sơn địa (nằm ở phía Tây Bắc
huyện, có diện tích khoảng 7.500ha). Dải đồi núi trung lưu sông Chu chiếm
phần phía Nam các huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc và toàn bộ huyện Thường
Xuân kéo tới Thọ Xuân hạ thấp dần về phía Đông Nam Triệu Sơn kéo xuống
miền Tây Bắc Nông Cống. Đó là núi Nưa có đỉnh cao tới 583m gắn liền với
truyền thuyết “Tu Nưa gánh núi dọn đồng”, “Tu Nưa đấu với Tu Vồm”. Một
ông Nưa khổng lồ về sức khỏe và ý chí biểu tượng cho sức mạnh của con
người Nông Cống thuở “khai thiên lập địa” tạo dựng xóm làng. Tại vùng này
có hàng chục khe, ngòi từ núi Nưa và dãy đồi đất đỏ chia cắt địa hình phía
Tây Nông Cống. Do đó, con đường xuyên suốt Bắc - Nam phải xây nhiều cầu
cống. Với địa hình đổi núi độ dốc vừa phải, lại lắm khe suối nên mỗi khi mưa


10
to nước từ núi Nưa trút xuống các khe, suối và song Yên, nhưng lại thoát
nước chậm nên đã gây ra nạn úng lụt ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.
Vùng đồng bằng châu thổ Nông Cống khá rộng lớn, có diện tích
21.210ha, chiếm 74% diện tích tự nhiên toàn huyện, nổi lên núi đá vôi nhỏ,
gò đồi thấp xen kẽ những vùng thấp, lầy thụt là đặc điểm riêng biệt của vùng
đồng bằng châu thổ Nông Cống. Do quy luật bồi tụ tự nhiên của sông Lãng,
sông Hoàng và sông Yên đã chia vùng đồng bằng châu thổ Nông Cống thành
các tiểu vùng. Đó là vùng thềm đồng bằng (nơi tiếp giáp đồi núi với đồng
sâu), vùng ven sông Lãng, sông Hoàng, sông Yên và vùng địa hình thấp,
trũng. Sự đa dạng của địa hình Nông Cống (đồi núi, đồng bằng và những
vùng trũng lầy…) đã tạo ra vùng châu thổ giàu tiềm năng và những khó khăn
cách trở.
Đồi núi: Tuy là huyện đồng bằng nhưng Nông Cống có nhiều đồi núi
được phân chia thành 4 cụm. Cụm đồi núi phía Bắc nổi bật là dãy Hoàng

Nghiêu Sơn, dãy núi này được chia thành 2 phần gồm dãy Hoàng Sơn thuộc
địa phận xã Hoàng Sơn, Nông Cống; dãy Nghiêu Sơn nằm trên địa phận xã
Đồng Thắng, Triệu Sơn (thuộc Nông Cống cũ) có dòng sông Hoàng Giang
làm gianh giới tự nhiên. Dãy Hoàng Nghiêu cao 276m khu vực này không chỉ
là danh sơn, thắng cảnh mà còn có một vị trí chiến lược hiểm yếu. Thế kỉ XV
Hoàng Nghiêu Sơn đã được Nguyễn Trích xây dựng thành lũy chống giặc
Minh và sau này trở thành công thần nhà Lê. Thời Cần Vương, Bang Văn
lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Hoàng Nghiêu chống Pháp. Trong 2 cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nơi đây trở thành nơi cất giữ vũ khí
của quân đội. Cùng nằm trong cụm đồi phía bắc huyện còn có núi Tiêu Sơn
(Tân Phúc), núi Trãi (Hoàng Giang), có nhiều hang động, núi sỏi (Tân Phúc)
là di tích khảo cổ học thuộc thời kì cuối của nền văn hóa Đông Sơn. Theo
sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì núi Nưa tức núi Na Sơn (thuộc huyện
Nông Cống ngày nay) nằm trên địa phận 3 huyện: Triệu Sơn, Nông Cống,


11
Như Thanh. Vùng núi Nưa phía Đông và Đông Nam thuộc xã Tân Thọ, Tân
Khang, Trung Thành, Tế Thắng, Tế Lợi, đỉnh cao nhất là 350m gắn liền với
truyền thuyết ông khổng lồ Tu Nưa khai phá đồng bằng Nông Cống và về nữ
tướng Triệu Thị Trinh cưỡi voi phất cờ đánh giặc… núi Nưa còn nhiều
khoáng sản quý đang được khai thác.
Nằm trong hệ thống đồi núi giữa còn có núi Mưng thuộc xã Trung
Thành là một dải đồi đất đỏ rộng chừng 10ha, có độ cao so với mực nước biển
là 30m. Núi Mưng gắn liền với truyền thuyết thánh Ngũ Vị hy sinh trong cuộc
chiến đấu chống quân xâm lược nhà Đường (vào thế kỉ VII).
Cụm núi phía Nam Nông Cống gắn với đồi và cồn cát gồm 18 ngọn núi
gồm các xã Vạn Hòa, Vạn Thắng, Vạn Thiện, Thăng Long, Công Liêm, Công
Chính, Công Bình, Tượng Sơn… thuận lợi cho việc trồng mía, cà phê, chè, và
cây ăn quả.

Cụm núi phía Đông gồm 15 ngọn núi, đồi thuộc các xã Minh Thọ,
Minh Nghĩa, Trường Minh, Thăng Bình, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Trường
Trung.
Sông ngòi: Các cụm đồi núi đã tạo cho địa hình Nông Cống hình thành
nhiều sông, suối. Sông ngòi Nông Cống thuộc hệ thống sông Yên - một trong
4 hệ thống sông lớn của Thanh Hóa, gồm có 4 nhánh: sông Hoàng, sông Thị
Long, sông Nhơm, sông Chuối.
Sông Hoàng nằm ở phía Bắc huyện, độ dài 81km, có lưu vực 336km
bắt nguồn từ huyện Thọ Xuân gồm 2 nhánh, một nhánh chảy qua Thiệu Hóa,
nhánh 2 chảy qua Triệu Sơn về Nông Cống làm gianh giới tự nhiên giữa
Nông Cống và Đông Sơn, Nông Cống với Quãng Xương. Sông Hoàng uốn
lượn quanh co lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều cường, long sông hẹp,
nước chảy chậm nên thường gây nạn úng lụt về mùa mưa.
Phía Nam huyện là sông Thị Long bắt nguồn từ Nghĩa Đàn Nghệ An
chảy vào Nông Cống tại địa phận xã Công Bình rồi qua các xã Tượng Sơn,
Tượng Lĩnh, Tượng Văn, Trường Giang và nhập vào sông Yên ở ngã ba Tuần
(giáp giới 3 huyện Nông Cống, Quãng Xương, Tĩnh Gia, cách biển 6km).


12
Sông thị Long phần lớn chảy qua vùng đồng bằng, nằm trong khu vực có
lượng mưa lớn, mùa mưa nước sông chảy nhanh, đoạn chảy vào địa phận
Nông Cống độ dốc giảm lại ảnh hưởng của triều cường nên vào mùa mưa
sông Thị Long thường gây ra úng lụt, vào mùa khô thường gây mặn, ảnh
hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
Sông Nhơm nằm giữa vùng bắc huyện, khởi nguồn từ huyện Như xuân,
chảy ven chân núi Nưa (thuộc huyện Triệu Sơn) vào các xã Tân Thọ, Tân
Khang, Trung Thành, Trung ý, Tế Tân, Tế Nông đến ngã ba Vua Bà thì gặp
sông Yên, sông Nhơm có chiều dài 66,9km, đoạn chảy qua Nông Cống dài 12
km. Do sông nằm ngay cạnh chân núi Nưa, một khu vực có lượng mưa lớn

của tỉnh Thanh Hóa, nên khi mưa trút xuống dữ dội, lại chịu ảnh hưởng trực
tiếp của triều cường sông Yên khiến nước sông Nhơm ngày càng tăng nhanh,
tốc độ chảy chậm thường gây úng lụt cho các xã phía bắc huyện.
Sông Chuối bắt nguồn từ huyện Như Xuân chảy qua Như Thanh vào
Nông Cống qua các xã Vạn Thắng, Vạn Hòa, Vạn Thiện, Minh Thọ, Minh
Nghĩa, Trường Trung gặp sông Yên tại Ngã ba Con Sơ. Bốn con sông kể trên
đã góp phần tạo nên vùng đồng bằng châu thổ tiềm năng sản xuất nông
nghiệp, đồng thời cũng gây ra nạn úng lụt vào mùa mưa.
Giao thông: Hệ thống giao thông gồm có: quốc lộ 45 xuyên Nam - Bắc
Nông Cống nối thành phố Thanh Hóa - Chuối - Yên Cát (Như Xuân); thành
phố Thanh Hóa theo quốc lộ 15B đi Nghĩa Đàn (Nghệ An) cùng hệ thống
đường liên huyện Nông Cống - Quán Giắt (Triệu Sơn), Nông Cống - Bến
Sung (Như Xuân)… hiện nay đường liên xã, liên thôn đang được mở rộng.
Đường sắt xuyên Việt qua Nông Cống dài 44 km từ thành phố Thanh Hóa đến
ga Yên Thái, Minh Khôi, Thị Long.
Khí hậu: Nông Cống thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm ở
khu vực “Nam Thanh- Bắc Nghệ” nên thời tiết thay đổi thất thường. Tuy vậy
vẫn thể hiện rõ hai mùa trong năm. Đó là mùa khô từ tháng 10 năm trước đến
tháng 2 dương lịch năm sau, khí hậu hanh khô, giá rét. Nhiệt độ có khi giảm


13
xuống 50C-60C. Từ tháng 2 đến tháng 6 dương lịch gió Lào nóng bức, nhiệt
độ có ngày tăng lên 400C.
Khoáng Sản: Với cấu tạo tự nhiên phong phú, đa dạng. Nông Cống
không chỉ là vùng châu thổ giàu tiềm năng nông nghiệp mà còn là vùng đất có
nhiều khoáng sản quý với trữ lượng đáng kể.
Từ thời Pháp thuộc đã phát hiện nhiều loại khoáng sản quý và tổ chức
khai thác. Mỏ Crommit sa khoáng Cổ Định là mỏ khoáng sản lớn được phát
hiện từ năm 1932.

Quặng sa khoáng Crôm tìm thấy trên địa bàn Nông Cống từ Tinh Mễ
(xã Tân Khang) đến Bãi áng (xã Tế Lợi). Vùng Tinh Mễ xác định diện tích
779.000 km2, trữ lượng khoáng thạch khoảng 160,680 tấn. Vùng Bãi áng xác
định lượng khoáng thạch khoảng 27.025.000 tấn, lượng kim thuộc khoảng
966.870 tấn. Theo một số tài liệu cho biết mỏ quạng Crôm Cổ Định vào loại
lớn nhất Đông Nam Á. Crôm Nông Cống hàm chứa nhiều kim loại quý hiếm:
Niken, Cooban và Amiang sản xuất vật liệu cách điện, cách nhiệt.
Ở Nông Cống còn có quặng Manhêzit là nguyên liệu quan trọng sản
xuất gạch chịu nhiệt ở Bãi áng. Sét trắng dùng để sản xuất sứ cao cấp ở làng
Cát, Thái Hòa (xã Minh Thọ). Sét Bentonit dùng trong xây dựng tìm thấy ở
Vũ Yên, mỏ lân ở núi sỏi (Định Kim), Cát kết núi sỏi (xã Thăng Bình) là loại
đá chịu lửa đạt tới 1.6500C, than Kim Thái Thượng (Tượng Sơn) có nhiệt
năng từ 3800 đến 42000C. Nguyên vật liệu phong phú: cát, sỏi, đá. Đá nhiều
loại: đá trắng, đá xanh, đá hoa cương, đá canxit là đồ trang sức, đá Thạch Anh
làm mặt đồng hồ [48;12].
Bên cạnh nguồn khoáng sản phong phú thì Nông Cống là nơi có nhiều
tài nguyên rừng với khu rừng quốc gia Bến En (một phầnthuộc Nông Cống,
một phần thuộc Như Thanh) trong khu rừng này có rất nhiều loài động vật
quý hiếm như: Voi, Rùa, Hổ, Báo, Gấu, Trăn… Với những tài nguyên rừng
như vậy có thể nói Nông Cống là một vùng đất vàng của đất nước [48; 17].


14
Với tiềm năng khoáng sản trên mặt đất và trong lòng đất như thế với sự
phân bố rộng trữ lượng lớn có nơi còn nguyên vẹn chưa được khai thác đây là
một tiềm năng lớn cho sự phát triển công nghiệp của huyện Nông Cống và
tỉnh Thanh Hóa”.
Đất đai, sông ngòi, đồi núi, thời tiết khí hậu, tài nguyên khoáng sản ở
Nông Cống đã tạo nên một vùng quê giàu tiềm năng về kinh tế, nông nghiệp,
công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Cư dân Nông Cống trong quá trình lịch sử đã

không ngừng cải tạo tự nhiên, khai thác tiềm năng thiên nhiên từng bước làm
biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, mảnh đất
và con người Nông Cống luôn gắn bó máu thịt cùng với vùng đất xứ Thanh
và dân tộc Việt Nam. Không những thế đây được xem là vùng một trong
những vùng đất “Địa linh nhân kiệt” với truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời.
Bao trùm và nổi bật hơn cả đó là truyền thống yêu nước và truyền thống hiếu
học của nhân dân Nông Cống.
Từ buổi bình minh lịch sử dựng nước của dân tộc, Nông Cống đã góp
sức cùng với nhóm cư dân núi sỏi, các “kẻ” và các “làng cổ” đã làm cho cuộc
sống ở vùng Nông Cống trong đất nước Văn Lang trở nên sinh động, phong
phú, góp phần làm nên truyền thống và bản sắc dân tộc. Lịch sử Việt Nam
còn là lịch sử giữ nước rất oanh liệt. Từ thời Bắc thuộc trở đi, nhân dân Việt
Nam bất khuất chống Hán hóa, chống giặc ngoại xâm từ phương Bắc, phương
Tây đến xâm chiếm nước ta, đặt ách nô lệ lên dân tộc ta. Và chính trong lịch
sử chống ngoại xâm ấy Nông Cống đã trở thành địa phương nổi tiếng được cả
nước ca ngợi về việc đóng góp sức người, sức của cho tuyền tuyến. Mặt khác,
Nông Cống còn là địa bàn thủ hiểm, là một bộ phận quan trọng, là một cứ
điểm chiến lược trong hệ thống căn cứ của hậu phương thanh hóa rộng lớn
của nhiều cuộc chống ngoại xâm và có lúc trở thành căn cứ địa từ đây tấn
công kẻ thù xâm lược của các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại.


15
Trong suốt thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân Nông Cống không
ngừng vươn lên cùng với cả nước kiên trì đấu tranh chống hành động xâm
lược và âm mưu đồng hóa của kẻ thù Phương Bắc, tạo nên một sắc thái riêng
biệt cho quê hương của mình. Năm 40, Trưng Trắc, Trưng Nhị giương cao
ngọn cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán giành lại chủ quyền
độc lập cho dân tộc. Trong hàng chục tướng lĩnh Hai Bà Trưng người Thanh
Hóa có danh tướng Đào Kỳ quê hương Nông Cống đã cùng với vợ là Phương

Dung chỉ huy nghĩa quân anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm lập nhiều
công tích. Khi hai bà Trưng bị vây hãm ở kinh đô, hai vợ chồng Đào Kỳ đã
đem quân từ Lạng Sơn về ứng cứu. Đào Kỳ tử trận, Phương Dung đã tử tiết
trọn tình thủy chung. Kinh Đô bị tàn sát quân Hai Bà Trưng đã rút về Thanh
Hoá, về căn cứ Ngàn Nưa (Nông Cống) tiếp tục chiến đấu. Nhân dân Nông
Cống đã cung cấp lương thực bảo vệ nghĩa quân và tham gia chiến đấu đến
trận cuối cùng.
Năm 156, nối tiếp truyền thống Hai Bà Trưng, Chu Đạt từ quê hương
Nông Cống đã dấy binh khởi nghĩa tiếp tục đánh đuổi quân Nam Hán. Nghĩa
quân Chu Đạt đã bất ngờ đánh chiếm huyện lỵ Cư Phong (Cửu Chân) giết
chết thái thú Cửu Chân Nghê Thức, làm chủ thành trì trong 3 tháng. Quân
giặc đã tập trung lực lượng của các đại quân về chiến thuyền vây thành Cửu
Chân. Cuối cùng nghĩa quân phá vòng vây vào Hàm Hoan (Nghệ Tĩnh). Nhà
Hán đã cử đại tướng Hạ Phương đem quân đuổi theo Chu Đạt. Trong trận
quyết chiến ở gianh giới hai huyện Cư Phong và Vô Biên, Chu Đạt đã hy sinh
anh dũng.
Năm 248, Triệu Thị Trinh người con gái Yên Định căm thù giặc đã
chiêu mộ nghĩa quân, lấy núi Nưa làm căn cứ dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi
giặc Ngô xâm lược với khí thế “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng
dữ, chém Cá kình ở biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn, cởi
ách nô lệ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người”. Khí tiết đó đã làm


16
lay động và thôi thúc hàng triệu người con xứ Thanh tập hợp dưới ngọn cờ
khởi nghĩa của bà, đuổi giặc Ngô xâm lược. Nông Cống được chọn làm địa
bàn chiến lược của nghĩa quân Bà Triệu. Ngày nay còn lưu những dấu tích
chứng minh cho một thời oanh liệt của nhân dân Nông Cống. Đó là đồng Bắt
Voi(xã Trung Thành), đồi Chiềng Trống, Cột Nanh (cột cờ - xã Tế Lợi). Cây
Đa Bàu Huyết nơi Bà Triệu làm lễ tế cờ (xã Trung Thành), Núi Én (xã Vạn

Thiện) là nơi tập trung nghĩa quân, Bãi Sỏi xã Tân Phúc nơi đóng quân của
Bà Triệu. Nghĩa quân đã san bằng huyện lỵ, thành ấp ở 3 quận: Cửu Chân,
Cửu Đức, Nhật Nam (Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quãng Bình ngày nay) lật đổ
ách thống trị của giặc Ngô, song do lực lượng chênh lệch, cuộc khởi nghĩa
thất bại. Bà Triệu đã thủ tiết, song khí phách lẫm liệt, anh hùng của bà vẫn
sang mãi, hồn thiêng của Bà vẫn gắn mãi với “Ngàn Nưa”, là “Bà tiên của
núi Nưa”:
Ai về Nông Cống tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng.
Như vậy từ Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248), phất cờ khởi nghĩa
đến chiến thắng của Ngô Quyền (938), góp sức khôi phục nền tự chủ, giành
độc lập dân tộc, chấm dứt thời kỳ Bắc Thuộc, Nông Cống luôn góp sức
người, sức của vì sự nghiệp giải phóng đất nước, vì vinh dự giống nòi.
Từ thời Lý - Trần trở đi, nền độc lập của Đại Việt trải qua biết bao
hưng vong, suy thịnh. Cùng chung nhịp thở với tổ quốc Việt Nam, nhân dân
Nông Cống gắn bó với vận mệnh dân tộc, góp phần trí tuệ và tâm hồn tình
cảm của mình xây dựng cho cuộc sống dân tộc ngày càng tiến lên phía trước.
Và cũng trong quá trình vận động lịch sử ấy, Nông Cống cũng hòa mình trong
niềm sung sướng khi tổ quốc chiến thắng cũng như đắm mình trong nỗi đau
mà các triều đại phong kiến bảo thủ, suy thoái đem lại. “Có tên từ thời Trần
trở về trước” huyện Nông Cống xưa đã có nhiều nhân vật tài năng góp trí tuệ
và công sức của mình xây dựng nền độc lập, tự chủ đất nước. Chỉ riêng một


17
làng Cổ Định (Kẻ Nưa) và một làng Phu Huệ (Cổ Đôi) đã làm cho thiên hạ
phải trầm trồ.
Võng lọng Cổ Định, Cổ Đôi
Lắm thịt nhiều xôi, Đống Cao, Đống Cải
Ở thời Lý, họ Doãn ở Cổ Định đã có nhiều nhân vật trong họ tham gia

triều chính. Đời Lý Thái Tổ, cụ Doãn Tử Tư được đi sứ Tống, có công hoạch
định biên giới được ban tước vị quận công. Đời Lý Nhân Tông, có cụ Doãn
Anh Khải được vua Lý cử sang Tống sau khi Lý Thường Kiệt chiến thắng
quân Tống xâm lược. Ông đã sắp đặt hòa hiếu hai nước sau khi chiến tranh
kết thúc.
Đời Trần Minh Tông, cụ Doãn Băng Hài (1272 - 1332) đậu tiến sĩ giữ
chức Hàn lâm hiệu úy, Thượng thư bộ hình tước Thiếu Bảo. Cụ đã làm chánh
xứ sang nhà Nguyên về tranh chấp biên giới Trung - Việt, giữ được quốc thể
và quan hệ hai nước. Vua Trần Hiến Tông ban cho chức thiếu phó, tước
Hương hầu và 100 mẫu ruộng tại Doãn Xá (Đông Sơn). Thời Trần Anh Tông,
cụ Doãn Định (1312- 1363) đã làm giám sát ngự sử. Các nhân vật họ Doãn
tiếp theo như Doãn Hoằng, Doãn Quyết, Doãn Năng… đều là những người
làm vẻ vang cho quê hương Nông Cống. Đời Trần Anh Tông, Cổ Định còn có
cụ Lê Thân, có công soạn hình luật cho triều Trần ban tước Luật quận công
[48; 160].
Đầu thế kỷ XV, nhà Hồ thay nhà Trần. Trong suốt gần mười năm nắm
quyền, nhà Hồ phải đối mặt với cuộc xâm lược của giặc Minh. Trong cuộc
chiến này, cha con Hồ Quý Ly đã thất bại. Một lần nữa, nước ta lại rơi vào tay
bọn thống trị phong kiến Phương Bắc, giặc Minh tập trung lực lượng đàn áp
các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta giành độc lập. Nguyễn Chích quê Vạn
Lộc (Đông Ninh- Đông Sơn) chiêu mộ nghĩa binh chiếm giữ 2 núi Hoàng và
Nghiêu làm căn cứ. Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” chép “Thành trì của
Nguyễn Chích ở bên núi Hoàng Nghiêu thuộc địa phận xã Châu Tứ, huyện
Nông Cống, gần con sông nhỏ, lại ở bên sông là động Nghiêu Sơn thuộc địa


18
phận xã Xích Lộ huyện Đông Sơn, hai địa điểm này đều là thành cũ, hai bên
tả hữu đều là núi làm thành, chỗ nào núi đứt đoạn thì đắp đất làm lũy, trong
đó có vài trăm mẫu đất trống”. Ông đã được nhân dân Nông Cống giúp đỡ

xây thành, đắp lũy, tích lũy lương thực, tập luyện nghĩa quân đẩy lùi nhiều
cuộc tiến công của giặc Minh. Năm 1420, Nguyễn Chích đã đem toàn bộ
nghĩa quân gia nhập quân của Lê Lợi, cùng Lê Lợi tiến hành cuộc khởi nghĩa
đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập tự chủ cho dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo, nhiều
người con ưu tú quê hương Nông Cống đã tìm đến tụ nghĩa và đã trở thành
những công thần của nhà Lê như: Đỗ Bí (Giáp Mai), Trịnh Đồ (Cổ Mộc), Hà
Mộng, Lương Khê, Hà Đô, Trương Lôi, Doãn Nổ (Cổ Định)… có công lớn
nên được ban quốc tính (họ Lê của Vua) và hàng ngàn trai tráng tham gia
nghĩa quân. Nếu như trước kia ở (thời Lý Trần) các dòng họ Doãn, họ Lê… ở
Cổ Định đã làm bừng sáng nửa trên của huyện Nông Cống thì vào triều Lê
Sơ, các vị khai quốc thần Đinh Liệt Lê Hiểm, Vũ Uy, Đỗ Bí… đã làm cho
nửa dưới huyện Nông Cống trở nên tươi đẹp, phồn vinh, nổi tiếng cả nước.
Từ thời Lê Trung Hưng trở đi, chế độ phong kiến suy thoái, giai cấp
thống trị xâu xé lẫn nhau, đất nước lâm vào cảnh chiến tranh chia cắt liên
mien, cho đến đầu thế kỷ XIX nhà Nguyễn mới thống nhất được đất nước.
Trong khoảng 400 năm ấy Nông Cống cũng chìm nổi, đau thương cùng đất
nước. Phong trào học nho ở Nông Cống phát triển, làm nên đất học nổi tiếng
cả tỉnh, cả nước là Cổ Định và Cổ Đôi. Từ thời Lê Hiến Tông (1502) đến thời
Lê Hy Tông (1676), hơn 100 năm, vùng Cổ Đôi trở vào đã có 20 vị đại khoa
(đậu tiến sĩ) [48; 161]. Huyện Nông Cống nổi lên những nhân vật xuất sắc,
tham gia triều chính hoặc biên soạn sách vở như Lê Thời Hiến, Lê Bật Tứ, Lê
Trạc Tú, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Hoàn, Nguyễn Thu, Lê Nghĩa Trạch, Lê
Nhân Triệt, Lê Sĩ Cẩn, Đỗ Phi Tán, Phạm Trác, Đỗ Tấn Đạt, Đỗ Tế Mỹ, Lê
Đình Túc… Đất học Nông Cống “võng lọng Cổ Định, Cổ Đôi” là như thế,


19
cùng tham gia với đất nước trong lý tưởng “trung quân Ái quốc” mà lúc này
sự lựa chọn “trung với vua nào?” trở thành sự đánh giá nhân cách nhân vật có

tầm cỡ tham gia việc nước. Một điều rất dễ nhận thấy, hàng trăm nhân vật nổi
lên cùng đất nước trăn trở đau thương từ thời Lê Trung Hưng trở đi, ở Nông
Cống chưa một ai bị sử sách chê bai, phê phán.
Cuộc chiến Nam - Bắc triều chưa kết thúc thì Trịnh - Nguyễn lại phân
tranh khiến cho đất nước bị chia cắt, dân chúng lầm than, nông dân liên tiếp
nổi dậy khởi nghĩa. Nông Cống trở thành chiến trường các danh tướng Lê
Trịnh đem quân bố phòng ở Nông Cống để đảm bảo hậu phương “lúa gạo”
nuôi sống Nam Triều đóng ở Yên Trường (Thọ Xuân) và danh tướng nhà
Mạc là Mạc Kính Điển đã giong thuyền hiến dọc sông Yên từ cửa Ghép tiến
sâu vào vùng Nông Cống, phá kho hậu cần Lê Trịnh. Ngày nay, trên đất làng
Nhiễn (xã Tân Khang) còn dấu tích Thành Trịnh và trên đất làng Thái Hòa
(xã Tân Ninh) còn dấu vết thành Mạc nói lên sự đối đầu kịch liệt của Trịnh Mạc trên đất Nông Cống suốt một thế kỷ ròng rã khiến nhân dân Nông Cống
sống trong cảnh loạn lạc không yên. Những ngày nghĩa quân Tây Sơn đem
quân ra Bắc diệt họ Trịnh, lấy đất Bắc Hà, đại phá quân Thanh, Nông Cống
không ít người đứng dưới cờ vua Quang Trung. Vương triều Tây Sơn được
thiết lập, chấm dứt tình trạng vua Lê - Chúa Trịnh, Đàng Trong - Đàng Ngoài,
nhưng tiếc rằng hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời để lại bao tiếc nuối
cho lịch sử dân tộc.
Năm 1802, nhà Nguyễn lên thay nhà Tây Sơn, lịch sử dân tộc bước
sang một trang mới. Dưới triều Nguyễn, huyện Nông Cống đã có những đóng
góp nhiều công sức và trí tuệ của mình ra phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất
nước. Có được đất nước thống nhất nhưng nhà Nguyễn không biết phát huy
những thành quả đó để phát triển đất nước. Ngược lại, với đường lối xây dựng
và phát triển không phù hợp, Việt Nam dưới thời Nguyễn đã ngày càng khủng
hoảng, suy yếu. Đây là điều kiện thuận lợi để thực dân phương Tây nhòm ngó


20
và xâm lược. Như vậy thời đại phong kiến Việt Nam mở ra từ đầu thế kỷ X và
coi như kết thúc ở đầu thế kỷ XX. Gần một thiên niên kỷ, đất nước có lúc

hưng thịnh, có lúc suy vong. Quá trình lịch sử đấu tranh gian nan có lúc chính
tà lẫn lộn, dân tộc ta tìm con đường đi lên cho cuộc sống “độc lập, tự do, ấm
no, hạnh phúc” làm nên truyền thống bất khuất “chìm trong máu lửa lại vùng
đứng lên”. Nông Cống là một vùng của Tổ quốc Việt Nam cũng hòa trong
truyền thống anh hùng bất khuất đó, xứng đáng là “đất thủ hiểm”, là “hậu
phương vững vàng” cho cả tỉnh, cả nước. Và khi đối mặt với kẻ thù phong
kiến đế quốc, Nông Cống cùng hòa tiếng súng chiến đấu của mình trong
phong trào yêu nước chống pháp một cách thật xứng đáng, thật vẻ vang.
Năm 1858, thực dân Pháp bắn đại bác vào bán đảo Sơn Trà (Đà
Nẵng) mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Nhà Nguyễn đã
từng bước đầu hàng và cuối cùng ký với Pháp hiệp ước Patơnốt (6/6/1884),
đưa nước ta từ một nước phong kiến độc lập, có chủ quyền chính thức là
thuộc địa của Pháp.
Phong trào Cần Vương nổ ra (1858 - 1895). Hưởng ứng chiếu Cần
Vương của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (ngày 13 tháng 7 năm 1885),
các sỹ phu yêu nước đã tập hợp nhân dân các vùng ở Thanh Hóa xây dựng
căn cứ địa chống Pháp. Ở Nông Cống phong trào Cần Vương chống Pháp
phát triển sớm, sâu rộng, quyết liệt. Từ năm 1885 - 1886, tri huyện ở Nông
Cống là Tôn Thất Hàm, Bang Tá, Đỗ Tuấn Dẫy, huấn đạo Nguyễn Văn Quỳ
đã bỏ huyện đường tổ chức phong trào Cần Vương chống Pháp. Cũng trong
thời gian này Tú Phương (Nguyễn Ngọc Phương) quê ở Hương Trì - tổng Văn
Trường - phủ Tĩnh Gia (nay là xã Trường Sơn huyện Nông Cống) cùng với
Tôn Thất Hàm vào căn cứ Sơn Phòng - Quãng Trị gặp vua Hàm Nghi và Tôn
Thất Thuyết để nhận chiếu Cần Vương. Sau khi trở về hai ông đã nhanh
chóng phát động phong trào Cần Vương. Với cương vị là tham biện phủ Tĩnh
Gia, Tú Phương đã chỉ đạo xây dựng căn cứ Ôn Lâm - Kỳ Thượng để hợp lực


×