Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ nuôi đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá lóc đen (channa striata bloch, 1973) giai đoạn giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------------***-------------

NGUYỄN THỊ KHUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN TỶ LỆ
SỐNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LÓC ĐEN (Chana
striata Bloch) GIAI ĐOẠN GIỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN - 2015


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------------***-------------

NGUYỄN THỊ KHUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN TỶ LỆ
SỐNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LÓC ĐEN (Chana
striata Bloch) GIAI ĐOẠN GIỐNG
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 03 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Kim Đường
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


NGHỆ AN - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu đạt được của luận văn thạc
sỹ “Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ nuôi đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cá
lóc đen (Channa striata Bloch) giai đoạn giống” chuyên ngành nuôi trồng thủy
sản là của riêng cá nhân tôi, chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị hay
công trình nghiên cứu nào khác.
Các thông tin sử dụng tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ
ràng và tôn trọng bản quyền tác giả.
Tác giả

Nguyễn Thị Khuyên


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Vinh,
phòng Sau đại học, khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS. TS.
Nguyễn Kim Đường, người đã định hướng và chỉ dẫn tận tình trong suốt quá
trình thực hiện đề tài luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban quản lý nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà
nước”Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chuối hoa (Channa maculata
Lacepede), cá Lóc đen (Channa striata Bloch), cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis

Peters) ở Bắc Trung Bộ” do ThS. Nguyễn Đình Vinh làm chủ nhiệm, Trường Đại
học Vinh là cơ quan chủ trì đã tạo điều kiện hỗ trợ vật liệu, cơ sở vật chất và
kinh phí để tôi thực hiện đề tài luận văn.
Cảm ơn tập thể cán bộ Trại thực nghiệm thủy sản ngọt trường Đại học
Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có đủ điều kiện triển khai đề tài luận
văn.
Cảm ơn tới Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học,
thầy, cô giáo và các bạn.
Tác giả

Nguyễn Thị Khuyên


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
Chương 1................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................3
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cá lóc
đen giai đoạn giống.............................................................................21
- Giai (3 công thức thức ăn x 3 lần lặp lại), mỗi giai có kích thước 2 x 1,5 x
1,5 m, giai có nắp đậy, được bố trí trong cùng ao............................22
- Mật độ thả nuôi 30 con/m2..............................................................................22
- Các công thức thức ăn thí nghiệm:..................................................................22
+ TĂ1: Hỗn hợp thức ăn tự phối chế theo công thức: 50% bột cá, 30% bột
đậu nành, 16% bột cám gạo, 2% premix khoáng, vitamin...............22

+ TĂ2: Cá tạp xay nhuyễn hấp cách thủy.........................................................22
+ TĂ3: Thức ăn công nghiệp con heo vàng 35% protein................................22
2.3. Các dụng cụ, thiết bị, hoá chất dùng trong nghiên cứu............................23
Chương 3..............................................................................................................26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................26
Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường nước trong ao trong quá trình thí nghiệm
..............................................................................................................26
3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng chiều dài thân của cá lóc đen
giai đoạn giống....................................................................................27
3.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tích lũy chiều dài thân của cá
lóc đen giai đoạn giống.......................................................................................27
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tích lũy chiều dài thân của
cá lóc đen giai đoạn giống..................................................................................28

Hình 3.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tích lũy chiều dài
thân của cá lóc đen giai đoạn giống...................................................29
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài
thân của cá lóc đen giai đoạn giống...................................................31


iv

Tăng trưởng tương đối chiều dài thân của cá lóc đen (%/ngày)......................31
Hình 3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài
thân của cá lóc đen giai đoạn giống...................................................32
3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá lóc
đen giai đoạn giống.............................................................................32
Kết quả phân tích thống kê về tốc độ tăng trưởng tương đối của cá lóc đen
giai đoạn giống qua 60 ngày ương nuôi cho thấy, có sự khác biệt
giữa cá ở các công thức thức ăn khác nhau. Cá lóc đen ở TĂ1 có tốc

độ tăng trưởng tương đối là 2,91%/ngày, cao hơn cá ở TĂ2
(2,38%/ngày) và cá ở TĂ3 (2,00%/ngày), sai khác giữa chúng là rõ
ràng (p<0,05).......................................................................................33
3.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng tích lũy khối lượng của cá lóc
đen giai đoạn giống.............................................................................33
Trong suốt quá trình thí nghiệm, khối lượng của cá lóc đen ở TĂ1 luôn đạt
cao nhất, tiếp đến là khối lượng của cá ở TĂ2, và thấp nhất là khối
lượng của cá ở TĂ3.............................................................................33
Hình 3.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng tích lũy khối lượng.........34
của cá lóc đen giai đoạn giống...........................................................................34
3.3.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng
của cá lóc đen giai đoạn giống...........................................................35
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối
lượng của cá lóc đen giai đoạn giống................................................35
Hình 3.5. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối
lượng của cá lóc đen giai đoạn giống................................................36
3.3.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng
của cá lóc đen giai đoạn giống...........................................................37
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về khối
lượng của cá lóc đen giai đoạn giống................................................37
Hình 3.6. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối.............38
về khối lượng của cá lóc đen giai đoạn giống...................................................38


v

3.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống tích lũy của cá lóc đen giai đoạn
giống.....................................................................................................38
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống tích lũy của cá lóc đen giai
đoạn giống............................................................................................39



vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADG
SGR
TA

TLS

Nội dung chữ viết tắt
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày
Tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày
Thức ăn
Mật độ
Tỷ lệ sống


vii

DANH MỤC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
Chương 1................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................3
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cá lóc
đen giai đoạn giống.............................................................................21
- Giai (3 công thức thức ăn x 3 lần lặp lại), mỗi giai có kích thước 2 x 1,5 x
1,5 m, giai có nắp đậy, được bố trí trong cùng ao............................22

- Mật độ thả nuôi 30 con/m2..............................................................................22
- Các công thức thức ăn thí nghiệm:..................................................................22
+ TĂ1: Hỗn hợp thức ăn tự phối chế theo công thức: 50% bột cá, 30% bột
đậu nành, 16% bột cám gạo, 2% premix khoáng, vitamin...............22
+ TĂ2: Cá tạp xay nhuyễn hấp cách thủy.........................................................22
+ TĂ3: Thức ăn công nghiệp con heo vàng 35% protein................................22
2.3. Các dụng cụ, thiết bị, hoá chất dùng trong nghiên cứu............................23
Chương 3..............................................................................................................26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................26
Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường nước trong ao trong quá trình thí nghiệm
..............................................................................................................26
3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng chiều dài thân của cá lóc đen
giai đoạn giống....................................................................................27
3.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tích lũy chiều dài thân của cá
lóc đen giai đoạn giống.......................................................................................27
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tích lũy chiều dài thân của
cá lóc đen giai đoạn giống..................................................................................28

Hình 3.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tích lũy chiều dài
thân của cá lóc đen giai đoạn giống...................................................29
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài
thân của cá lóc đen giai đoạn giống...................................................31
Tăng trưởng tương đối chiều dài thân của cá lóc đen (%/ngày)......................31


viii

Hình 3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài
thân của cá lóc đen giai đoạn giống...................................................32
3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá lóc

đen giai đoạn giống.............................................................................32
Kết quả phân tích thống kê về tốc độ tăng trưởng tương đối của cá lóc đen
giai đoạn giống qua 60 ngày ương nuôi cho thấy, có sự khác biệt
giữa cá ở các công thức thức ăn khác nhau. Cá lóc đen ở TĂ1 có tốc
độ tăng trưởng tương đối là 2,91%/ngày, cao hơn cá ở TĂ2
(2,38%/ngày) và cá ở TĂ3 (2,00%/ngày), sai khác giữa chúng là rõ
ràng (p<0,05).......................................................................................33
3.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng tích lũy khối lượng của cá lóc
đen giai đoạn giống.............................................................................33
Trong suốt quá trình thí nghiệm, khối lượng của cá lóc đen ở TĂ1 luôn đạt
cao nhất, tiếp đến là khối lượng của cá ở TĂ2, và thấp nhất là khối
lượng của cá ở TĂ3.............................................................................33
Hình 3.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng tích lũy khối lượng.........34
của cá lóc đen giai đoạn giống...........................................................................34
3.3.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng
của cá lóc đen giai đoạn giống...........................................................35
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối
lượng của cá lóc đen giai đoạn giống................................................35
Hình 3.5. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối
lượng của cá lóc đen giai đoạn giống................................................36
3.3.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng
của cá lóc đen giai đoạn giống...........................................................37
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về khối
lượng của cá lóc đen giai đoạn giống................................................37
Hình 3.6. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối.............38
về khối lượng của cá lóc đen giai đoạn giống...................................................38


ix


3.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống tích lũy của cá lóc đen giai đoạn
giống.....................................................................................................38
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống tích lũy của cá lóc đen giai
đoạn giống............................................................................................39


x

DANH MỤC HÌNH
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
Chương 1................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................3
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cá lóc
đen giai đoạn giống.............................................................................21
- Giai (3 công thức thức ăn x 3 lần lặp lại), mỗi giai có kích thước 2 x 1,5 x
1,5 m, giai có nắp đậy, được bố trí trong cùng ao............................22
- Mật độ thả nuôi 30 con/m2..............................................................................22
- Các công thức thức ăn thí nghiệm:..................................................................22
+ TĂ1: Hỗn hợp thức ăn tự phối chế theo công thức: 50% bột cá, 30% bột
đậu nành, 16% bột cám gạo, 2% premix khoáng, vitamin...............22
+ TĂ2: Cá tạp xay nhuyễn hấp cách thủy.........................................................22
+ TĂ3: Thức ăn công nghiệp con heo vàng 35% protein................................22
2.3. Các dụng cụ, thiết bị, hoá chất dùng trong nghiên cứu............................23
Chương 3..............................................................................................................26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................26
Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường nước trong ao trong quá trình thí nghiệm
..............................................................................................................26
3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng chiều dài thân của cá lóc đen
giai đoạn giống....................................................................................27
3.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tích lũy chiều dài thân của cá

lóc đen giai đoạn giống.......................................................................................27
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tích lũy chiều dài thân của
cá lóc đen giai đoạn giống..................................................................................28

Hình 3.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tích lũy chiều dài
thân của cá lóc đen giai đoạn giống...................................................29
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài
thân của cá lóc đen giai đoạn giống...................................................31
Tăng trưởng tương đối chiều dài thân của cá lóc đen (%/ngày)......................31


xi

Hình 3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài
thân của cá lóc đen giai đoạn giống...................................................32
3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá lóc
đen giai đoạn giống.............................................................................32
Kết quả phân tích thống kê về tốc độ tăng trưởng tương đối của cá lóc đen
giai đoạn giống qua 60 ngày ương nuôi cho thấy, có sự khác biệt
giữa cá ở các công thức thức ăn khác nhau. Cá lóc đen ở TĂ1 có tốc
độ tăng trưởng tương đối là 2,91%/ngày, cao hơn cá ở TĂ2
(2,38%/ngày) và cá ở TĂ3 (2,00%/ngày), sai khác giữa chúng là rõ
ràng (p<0,05).......................................................................................33
3.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng tích lũy khối lượng của cá lóc
đen giai đoạn giống.............................................................................33
Trong suốt quá trình thí nghiệm, khối lượng của cá lóc đen ở TĂ1 luôn đạt
cao nhất, tiếp đến là khối lượng của cá ở TĂ2, và thấp nhất là khối
lượng của cá ở TĂ3.............................................................................33
Hình 3.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng tích lũy khối lượng.........34
của cá lóc đen giai đoạn giống...........................................................................34

3.3.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng
của cá lóc đen giai đoạn giống...........................................................35
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối
lượng của cá lóc đen giai đoạn giống................................................35
Hình 3.5. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối
lượng của cá lóc đen giai đoạn giống................................................36
3.3.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng
của cá lóc đen giai đoạn giống...........................................................37
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về khối
lượng của cá lóc đen giai đoạn giống................................................37
Hình 3.6. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối.............38
về khối lượng của cá lóc đen giai đoạn giống...................................................38


xii

3.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống tích lũy của cá lóc đen giai đoạn
giống.....................................................................................................38
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống tích lũy của cá lóc đen giai
đoạn giống............................................................................................39


1

MỞ ĐẦU
Cá lóc đen Channa striata là loài cá nuôi đặc trưng của nhiều vùng trong
cả nước. Cá lóc đen có thịt thơm ngon và giá trị kinh tế cao. Ngoài tiêu thụ nội
địa, cá lóc đen còn có triển vọng là mặt hàng xuất khẩu sang thị trường nước
ngoài và được ưa chuộng.
Từ năm 1997, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II và trường Đại học

Cần Thơ đã nghiên cứu và cho sinh sản thành công giống cá lóc đen trong điều
kiện nhân tạo. Việc ứng dụng kích thích tố sinh sản vào việc nhân giống cá lóc
đen đang ứng dụng được phổ biến rộng rãi tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay ở nhiều tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình,
Hải Dương,... phong trào nuôi cá lóc đen phát triển rất mạnh, nhu cầu con giống
đang nhân tạo ngày càng tăng cao. Tuy nhiên con giống phục vụ nuôi cá lóc đen
ở miền Bắc hiện nay hầu hết vẫn đang phụ thuộc vào cá giống vận chuyển từ
miền Nam ra. Quá trình vận chuyển giống cá lóc đen từ miền Nam ra chi phí quá
cao, thời gian vận chuyển dài và dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn nên gây khó khăn cho
nghề nuôi cá lóc đen. Tỷ lệ sống của cá giống nhập từ miền Nam về thường chỉ
đạt 30-50%, không đủ số lượng để đáp ứng cho nuôi cá lóc đen ở miền Bắc.
Từ năm 2004, nhiều tỉnh thành miền Bắc đã được tiếp nhận công nghệ sản
xuất cá lóc đen trong điều kiện nhân tạo, nhưng do việc lưu giữ cá bố mẹ qua
mùa đông không thành công nên việc sản xuất giống không hiệu quả. Ở Nghệ An
đã có nghiên cứu về lưu giữ cá lóc bố mẹ qua đông thành công đã bước đầu đặt
nền móng cho việc nghiên cứu sản xuất giống cá lóc đen tại địa bàn tỉnh nói
riêng và Bắc Trung Bộ nói chung.
Nghệ An là một trong những tỉnh phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS)
lớn của khu vực Bắc Trung bộ. Diện tích tiềm năng có thể đưa vào nuôi trồng
thủy sản toàn tỉnh Nghệ An là 35.441 ha, diện tích nuôi nước ngọt là 31.569 ha,
phong phú về đối tượng nuôi, đa dạng về hình thức nuôi. Trong đó cá lóc đen
(Channa striata Bloch, 1973) là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, là nguồn
thực phẩm được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày của người dân.


2

Hiện nay các hộ nuôi cá lóc đen tại Nghệ An đã thành lập Hiệp hội nuôi
cá lóc đen với 120 thành viên tham gia. Chỉ tính riêng sản lượng cá thương phẩm
của hội viên trong Hiệp hội năm 2008 cung cấp cho thị trường tổng cộng trên

400 tấn cá lóc đen thương phẩm. Đặc biệt có những hộ nuôi đã thành tỷ phú nhờ
nuôi cá lóc đen như hộ ông Long Vân ở phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò với mô
hình nuôi trong bể xi măng đạt năng suất 20÷30 kg/m 3; hộ anh Đô ở phường
Vinh Tân (TP Vinh) nuôi trong ao đạt năng suất 50÷60 tấn/ha.
Nhu cầu cá giống phục vụ cho nghề nuôi cá lóc đen tại Nghệ An mỗi
năm cần hơn 1 triệu con và dự kiến sẽ tăng mạnh do hiệu quả cao từ các mô
hình nuôi [12].
Xuất phát từ nhu cầu khoa học và thực tiễn trên chúng tôi chọn thực hiện
đề tài: “Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ nuôi đến tỷ lệ sống và tăng trưởng
của cá lóc đen (Channa striata Bloch) giai đoạn giống”.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được loại thức ăn phù hợp nuôi cá lóc đen giai đoạn giống
- Xác định mật độ nuôi phù hợp trong nuôi cá lóc đen giai đoạn giống
Nội dung nghiên cứu
- Xác định ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tỷ lệ sống của cá
lóc đen giai đoạn giống.
- Xác định ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tốc độ tăng
trưởng của cá lóc đen giai đoạn giống.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ nuôi khác nhau đến tỷ lệ sống của cá lóc
đen giai đoạn giống.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ nuôi khác nhau đến tốc độ tăng trưởng
của cá lóc đen.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm sinh học cá lóc đen
1.1.1. Vị trí phân loại cá lóc đen

Hệ thống phân loại của cá lóc đen
Ngành động vật có dây sống: Chordata
Lớp :

Actinopterygii

Bộ :

Perciformes
Họ:

Channidae
Giống:

Channa

Loài cá Lóc đen: Channa striata Bloch,1793

Hình 1.1. Cá lóc đen
1.1.3. Đặc điểm sinh sản cá lóc đen
Cá lóc đen sau 1 tuổi bắt đầu đẻ trứng, mùa vụ sinh sản từ tháng 4-8, tập
trung vào tháng 4-5. Trong tự nhiên, cá thường đẻ trứng vào sáng sớm sau
những trận mưa rào một hai ngày nơi yên tỉnh có nhiều cây thủy sinh. Ở nhiệt
độ 20-35 0C sau 3 ngày trứng nở thành cá bột, khoảng 3 ngày sau cá tiêu hết
noãn hoàng và bất đầu ăn được thức ăn tự nhiên bên ngoài.
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng cá lóc đen
Sau khi nở, luân trùng Brachionus plicatilis được xem là thức ăn đầu tiên
tốt nhất của cá bột. Ngoài ra có thể cho ăn nấm men, lòng đỏ trứng hay thức ăn



4

tổng hợp dạng bột. Giai đoạn kế tiếp cho ăn trứng nước Moina, Daphnia hay
trùng chỉ, ấu trùng muổi đỏ. Giai đoạn cá giống, sâu gạo và dòi là thức ăn ưa
thích của cá. Một số thí nghiệm trên cá bột cho thấy cá có khả năng sử dụng thức
ăn trứng nước kết hợp với đạm đơn bào. Thức ăn Moina vẫn là thức ăn tốt nhất
đối với cá bột trong 3 tuần lễ đầu. Rhizopus arrhizus hay đạm đơn bào (125 µm)
được sản xuất từ kỹ thuật lên men sử dụng dầu cọ làm nguồn carbon chính. Giai
đoạn cá lớn thường cho ăn cá tạp, phụ phế phẩm từ các nhà máy chế biến đầu
tép, tôm, ếch, cá hay thức ăn chế biến và thức ăn viên.
Cá lóc là loài cá dữ, có dạng hình tròn dài. Lược mang dạng hình núm. Thực
quản ngắn, vách dầy, bên trong là nếp nhăn thực quản. Dạ dày to hình chữ Y.
Cá lóc là loài cá dữ, tính ăn động vật điển hình, thành phần thức ăn bao gồm
nhiều loài động vật tươi sống như cá tạp, tép, ếch, nhái, cua, ốc, ... (Mohsin và
Ambak, 1983). Quan sát ống tiêu hóa của cá cho thấy thức ăn cá tạp chiếm
63,01%, tép 35,94%, ếch nhái 1,03% và sau cùng là bọ gạo, côn trùng và mùn bã
hữu cơ chiếm 0,02%.
Cá lóc là loài ăn động vật tuy nhiên trong quá trình nuôi, người nuôi cá có
thể tập luyện cá giống quen dần với các loại thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế
biến từ các nguồn nguyên liệu địa phương như cá tạp, tấm, cám, bắp và vitamin
C,... có hàm lượng protein 26-28%. Hiện nay đã có thức ăn viên chuyên dùng
cho cá lóc, hệ số thức ăn dao động 1,2-1,3.
Khẩu phần cho ăn: Được định lượng cho phù hợp với các nhu cầu dinh
dưỡng và tình hình sức khỏe ở các giai đoạn phát triển của cá có thể tóm tắt như
trên Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Khẩu phần thức ăn cá lóc đen giai đoạn giống
Kích cỡ cá giống (g/con)
Khẩu phần thức ăn (%)
10-20
20-30


8-10
5-8

30-50
50-100

5-8
5-8

>100

5
(Nguồn: Dương Nhựt Long, 2003)


5

1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng cá lóc đen
Cá lớn nhanh vào mùa xuân hè. Cá lóc 1 tuổi dài 19-39 cm, nặng 100-750 g.
Cá hai tuổi thân dài 38-45 cm, nặng 600-1400 g. Cá ba tuổi dài 45-59 cm, nặng
1.200-2.000 g. Cá có thể sống trên 10 năm dài 67-85 cm, nặng 7000-8000 g. [1]
1.2. Phân bố của cá lóc đen
Cá lóc đen phân bố rộng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là vùng nước ngọt
thuộc Ấn Độ Dương và các đảo thuộc Thái Bình Dương; từ lưu vực sông Indus
Pakistan tới hầu hết các sông hồ Ấn Độ, miền nam Nepal, Trung Quốc, Indonesia,
các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam. (Nguồn: Distribution of Channa
striata.[2] Madagascar reports are misidentifications of C. maculata)

Hình 1.2. Phân bố cá lóc đen trên thế giới (phần màu đỏ)

Cá lóc Channa striata có nhiều tên gọi tương ứng với các quốc gia khác
nhau: chevron snakehead (Pakistan); murrel (Ấn Độ); haal, shawl, shol (Assam,
India); hal path maha, lulla (Sinhalese, Sri Lanka); trey raws (Cambodia); cá lóc
(Viet Nam); dalag, dalak (Philippines)…[17]
Ng và Lim (1990) [15] liệt kê loài này từ "vùng nước mở", và chúng
sống ở vùng nước nông (1 m hoặc ít hơn) với thảm thực vật dày đặc. Tại Ấn


6

Độ, cá lóc đen có thể được tìm thấy trong các hồ chứa và các ruộng lúa
(Jhingran, 1984). [15] Trong vườn Quốc gia Keoladeo, Bharatpur, bang
Rajasthan, phía bắc miền trung Ấn Độ, chúng có mặt trong thủy vực nước
chảy có thảm thực vật dày đặc (Kumar và Mittal, 1993). Herre (1924), Umali
(1950), và Conlu, 1986) [15] ghi nhận sự có mặt của cá lóc đen từ các hồ
chứa và sông vùng đồng bằng ở Philippines, hồ miệng núi lửa ở độ cao
khoảng 1.050 m trên mực nước biển. [15]
Cá lóc sống ở hầu hết các thủy vực, đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm,
sông... thích hợp cả nước đục, tù đọng và vùng có nhiều rong đuôi chó, cỏ bèo.
Cá có cơ quan hô hấp phụ ở mang trên và bong bóng dài không thông với thực
quản, chúng có thể sử dụng được oxy từ không khí, nên có khả năng sống lâu
trên cạn. Cá lóc phân bố những vùng có pH 7-8, nhiệt độ 23-27 0C, độ sâu 1-10
m. Mùa hè thường sống ở trên tầng mặt, mùa đông khi nhiệt độ dưới 8 0C cá
thường xuống sâu hơn, ở nhiệt độ 6 0C cá ít hoạt động.[1]
1.3. Tình hình nghiên cứu về cá lóc đen trên thế giới
Cá lóc đen là đối tượng nuôi phổ biến ở các thủy vực nước đứng từ Sri
Lanka đến Indonesia, Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc, Indonesia, các
nước Đông Dương trong đó có Việt Nam.

Hình 1.3. Phân bố của Channa striata trên thế giới

(Phần màu đỏ biểu thị phân bố cá lóc đen)


7

Từ những năm đầu thập kỷ 70, cá lóc đen đã được nuôi ghép với cá loài
cá khác nhằm mục đích kiểm soát mật độ cá rô phi trong ao. Ở nhiều quốc gia
châu Á đã có nghiên cứu khá sớm về loài cá này, tập trung chủ yếu về mối
quan hệ của chúng với sản xuất lúa nước như E. Amilhat và K. Loenen (1993)
đã tiến hành gắn thẻ cho cá nhằm nghiên cứu môi trường sống, di cư, tỷ lệ tử
vong và tăng trưởng của chúng tại một vùng nông nghiệp phía đông bắc Thái
Lan, Ahyaudin B. Ali nghiên cứu về sinh học sinh sản của cá lóc, sinh sản của
cá lóc cái thu được từ các cánh đồng lúa và thủy lợi, kênh mương thoát nước tại
Perak, Malaysia.
Trên thế giới nghề nuôi cá lóc phát triển mạnh với nhiều mô hình nuôi,
hình thức nuôi khác nhau. Phổ biến ở Thái Lan và Hồng Kông là mô hình nuôi
bán thâm canh trong ao đất với thời gian nuôi từ 6-7 tháng với thức ăn công
nghiệp bổ sung gạo, tấm, cám…Ở Đài Loan, cá lóc được nuôi chung với cá rô
phi, cá chép, ...[15].
Cá lóc là loài cá có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trong cá lóc
so với các loài cá khác được liệt kê theo bảng sau: [16]
Loài cá
Hàm lượng protein (%)
Patin
17
Snakehead
16,2
Gold fish
16
Sepat

15,2
Baung
15,1
Belida
14,7
Eel
14,6
Rabbit fish
14,5
Tongkol
13,7
Teri
10,3
Bảng 1.2. Hàm lượng protein của cá lóc đen so với các loài cá khác
Nguồn: Histopathological analysis of the respiratory organs of Channa striata
subjected to air exposure [16]
Cá lóc đen là một trong những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế được nuôi
nhiều nhất trên thế giới, nhất là ở các nước Đông Dương. Tổng sản lượng đánh


8

bắt của loài này theo số liệu thống kê của FAO năm 1999 là 32.938 tấn, trong đó
Thái Lan là nước có số lượng lớn nhất 27.500 tấn. [15]
Bảng 1.3. Hàm lượng dinh dưỡng của cá lóc đen Channa striata
Chất dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng
Protein (g)
3,36 ± 0,29
Albumin (g)

2,17 ± 0,14
Total fat (g)
3,36 ± 0,29
Total glucose (g)
3,36 ± 0,29
Zn (mg)
3,36 ± 0,29
Cu (mg)
3,36 ± 0,29
Fe (mg)
3,36 ± 0,29
Nguồn: Albumin and ZinC content of snakehead fish extract and its role in
health [15]
Bảng 1.4. Thành phần các axit amin của cá lóc đen Channa striata [16]
Axit amin
Hàm lượng (mg/g)
Arginine
360
Phenylalanine
230
Histidine
130
Isoleucine
320
Leucine
470
Lysine
560
Methionine
180

Cysteine
70
Threonine
280
Tyrosine
190
Trytophan
60
Valine
330
Nguồn: Histopathological analysis of the respiratory organs of Channa striata
subjected to air exposure [16]
Một vài báo cáo khác nhau cho thấy sự xuất hiện của chúng lần đầu tiên ở
Haiwai năm 1900 (Jordan and Evermann, 1903; Cobb, 1905; Smith, 1907;
Tinker, 1944; Brock, 1952, 1960) [15], ở Madagascar năm 1978 (Raminosoa,
1987; Reinthal and Stiassny, 1991; Stiassny and Raminosoa, 1994; Leveque


9

1998 [15]); bán đảo Vogelkop, Papua, Indonesia, có thể nằm trong thời gian từ
những năm 1970 và được xác nhận bằng hình ảnh của Gerald Allen năm 2002;
Sundaland, Sulawesi, Lesser Sundas, Moluccas,... (Kotellat and others, 1993;
Lever, 1996) [15].
Hình 1.4. Sản lượng cá Lóc đen toàn cầu và sản lượng cá sản xuất được
1950-2010 (Nguồn: FAO fishstat) [18]
Herre (1924) [18] cho rằng cá lóc ở Hawaii có nguồn gốc từ miền Nam
Trung Quốc. Tuy nhiên Kottelat và cs (1993), lại cho rằng cá lóc đen (Channa
striata) ở miền Nam Trung Quốc nhưng nó không phải là loài bản địa ở đây, nó
được nhập vào có thể từ Philippines từ những năm đầu 1800 thông qua các mô tả

của Peters (1868) về hai loài cá Ophiocephalus vagus và O. philippinus).
Grzimek (2003) và Jais (2007) [18] cho rằng cá lóc đen có nguồn gốc
tại Malaysia và Đông Nam Á, một loài khác cùng họ Channidae tồn tại ở châu
Phi. Một số loài đã được du nhập vào Bắc Mỹ và Nam Mỹ (Courtenay W.J và
cs., 2004).
Kích thước cá lóc đen có thể lên đến 90 cm (Bardacha và cộng sự, 1972), 91,4
cm (Sen, 1985) [18], có thể đạt chiều dài 30-36 cm trong 1 năm (Bhatt, 1970).
Talwar và Jhingran (1992) cho rằng, loài này là thành thục sinh dục ở kích thước
30 cm và cần 2 năm để đạt được kích thước đó. Murugesan (1978), ghi nhận
mức tăng trưởng 1,3-3,0 mm/ngày trong 3 tháng đầu tiên, sau đó tăng 0,3-0,9
mm/ngày. Chiều dài của cá lóc đen tại bang Kerala, Ấn Độ từ 25-27 cm ở tháng
thứ 13+ và 23,4-31,7 cm trong tháng 9+; cá lóc đen trong 2 năm tại Tây Bengal
đạt 32 cm/2 năm và 30.51 cm ở Madras. Trên các sông của bang Uttar Pradesh,
chiều dài cá lóc 2 năm tuổi đạt 32 cm [18]
Lee và Ng (1991) [18] chỉ ra cá lóc đen thường sống đơn độc ngoại trừ
trong mùa sinh sản. Tại Ấn Độ, cá cái sinh sản hầu hết các tháng trong năm, đạt
vài trăm đến hơn 1.000 quả trứng (Parameswaran và Murugesan, 1976a; Talwar
và Jhingran, 1992). Đỉnh sinh sản trùng với lượng mưa cao nhất (Parameswaran
và Murugesan, 1976a). Howell (1913) cho biết kích thước trứng trung bình


10

khoảng 1,25 mm, trứng nở trong 1-3 ngày. Cá cái trưởng thành ở năm 2 tuổi và
kích thước trên 30 cm (Talwar và Jhingran, 1992; Ali, 1999). Trứng nổi lên bề
mặt sau khi thụ tinh (Lee và Ng, 1991). Trứng cá nổi và được bảo vệ bởi cá bố
mẹ (Lowe-McConnell, 1987). [18]
Herre (1924) chỉ ra rằng ở Philippines, C. striata đẻ trứng trong suốt
năm, mà có nhiều cá thể đẻ trứng mỗi năm hai lần. Ali (1999) khẳng định cá
cái thành thục có mặt quanh năm trong ruộng lúa ở Perak, Tây Bắc

Malaysia. Thời kỳ sinh sản cao điểm ở phía tây nam Sri Lanka xảy ra giữa
tháng 5 và tháng 9, với thời kỳ sinh sản thứ cấp tháng 10 đến hết tháng 12
(Kilambi, 1986). Jhingran (1984) nhận thấy cá cái có khả năng sinh sản
3,000-30,000 noãn.
Cá lóc là động vật ăn thịt, giun, tôm, ếch, và các loài cá khác (Mohsin và
Ambak, 1983). Dasgupta (2000) nghiên cứu tại vùng biển Tây Beganl, Ấn Độ
cho thấy cá lóc tiêu thụ thức ăn chủ yếu là côn trùng (40%) tiếp theo là cá (30%)
và động vật giáp xác (10%) trong vùng biển của Tây Bengal, Ấn Độ. Ng và Lim
(1990) mô tả các răng nanh mở rộng của Chana striata là "trụ trong mặt cắt
ngang, ... lý tưởng cho việc giết con mồi.
Năm 1999, Hội nghiên cứu kinh doanh nông nghiệp nhỏ Mỹ tài trợ cho
một dự án giai đoạn II cho Công ty Waialua của Hawaii số tiền 230,000 USD
trong 24 tháng để phát triển nuôi thương phẩm cá lóc Channa striata. Giai đoạn
I nghiên cứu đã thiết lập tính khả thi của việc nuôi và cho sinh sản cá lóc đen,
cho cá ăn thức ăn nhân tạo. Mục tiêu nghiên cứu của giai đoạn 2 là sản xuất của
cá giống trong điều kiện nhân tạo, nghiên cứu bổ sung thức ăn
Năm 1975 Trung Quốc đã thành công trong việc tổng hợp và sử dụng kích
dục tố LRH nhân tạo cho cá đẻ. Kết quả này đã được sử dụng rộng rãi trên thế
giới, dẫn tới việc sản xuất thành công giống nhân tạo của nhiều loài cá trong đó
có giống cá lóc đen. [15]
Từ việc sản xuất được con giống, đã thúc đẩy nghề nuôi cá lóc đen phát triển
mạnh ở nhiều quốc gia như Đài Loan, Thái Lan, Philippine, Indonesia,... với sản
lượng ngày càng tăng.


11

Hiện nay, quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lóc đen đang
ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên do tập tính dễ phân đàn và ăn thịt lần nhau
đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của cá trong quá trình ương, vấn đề này

đang được nhiều quốc gia quan tâm nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình kỹ thuật
nuôi cá lóc đen.
1.4. Tình hình nghiên cứu về cá lóc đen ở Việt Nam
Việt Nam có 4 loài thuộc giống cá lóc, bao gồm: Channaorientalu, C.
lucius, C. micropeltes, C. striata và 4 loài ở khu hệ cá nước ngọt miền Bắc Việt
Nam, bao gồm: Channa orientalu, C. striata, C. maculatus và C. asiatica
Nghề nuôi cá lóc đạt sản lượng tới 40.000 tấn/năm, chỉ xếp sau cá tra, tôm
sú, có nhiều hộ nuôi cá đạt trên 14 tấn sản phẩm/năm, Cá lóc là loài cá đặc trưng
ở nước ta và đang được nông dân nuôi nhiều ở ĐBSCL, nhất là các tỉnh như An
Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, ...
Cá lóc thịt ngon, ngọt, được chuộng dùng chế biến thực phẩm trong bữa
ăn thường ngày của các gia đình còn có thể chế biến tạo giá trị gia tăng và bảo
quản dùng được lâu như làm mắm, phơi khô, chà bông.
Trên thị trường nội tiêu, kết quả cuộc khảo sát tiêu dùng của Khoa Thủy
sản, Trường Đại học Cần Thơ cho thấy người tiêu dùng ở các đô thị và nông thôn
vùng ĐBSCL khi chọn mua cá cho bữa ăn gia đình thì vẫn ưu tiên hàng đầu là
mua cá lóc, sau đó lần lượt tới cá rô đồng, cá biển, cá tra, cá điêu hồng. Bắt mạch
nhu cầu, từ khi chủ động tạo được nguồn cá giống nhân tạo và các khâu ương
giống, phòng trị một số bệnh cá trong quá trình nuôi, sản lượng cá lóc không
ngừng tăng lên.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long cá lóc đen có thể nuôi thâm canh trong ao
và bè đều đạt năng suất cao. Mô hình nuôi cá lóc trong bè với mật độ 30-50
con/m3 sử dụng thức ăn cá tạp và tấm, gạo,... sau 8 tháng nuôi đạt 1,5-2,5 kg/con.
[7]
Vào những năm 1960 nghề nuôi cá lóc bông trong lồng bè đã xuất hiện ở
Châu Đốc (An Giang) và Hồng Ngự (Đồng Tháp). Từ năm 1990 đến nay, nghề


×