Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Lịch sử văn hóa làng văn la xã lương ninh huyện quảng ninh tỉnh quảng bình từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.07 MB, 115 trang )

1

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ HƯỜNG

LỊCH SỬ - VĂN HÓA LÀNG VĂN LA
XÃ LƯƠNG NINH - HUYỆN QUẢNG NINH
TỈNH QUẢNG BÌNH
TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN NĂM 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN QUANG HỒNG

Nghệ An, 2015


2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và thực hiện luận văn này, ngoài sự nỗ
lực của bản thân tôi đã nhận được sự dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ, góp ý rất
nhiệt tình của các thầy cô trường Đại học Vinh cùng các tập thể, cá nhân khác.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ giảng dạy khoa Lịch
sử trường Đại học Vinh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
đến PGS TS Nguyễn Quang Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi


trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ Trung tâm Thư
viện Nguyễn Thúc Hào (Đại học Vinh), Thư viện tỉnh Quảng Bình đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu nghiên cứu. Tôi cũng
xin cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân xã Lương
Ninh, gia tộc họ Hoàng, họ Đỗ, họ Lê,…ở xã Lương Ninh đã cung cấp tư liệu và
giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực tế tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình, các bạn bè
và đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình xây dựng đề cương và hoàn
thành luận văn nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, có lẽ luận
văn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy, cô cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Đồng Hới, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Phan Thị Hường


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................6
1.1. Về mặt khoa học...................................................................................6
1.2. Về mặt thực tiễn...................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................8
3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài..........................9
3.1. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................10

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.....................................10
4.1. Nguồn tài liệu.....................................................................................10
4.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................10
5. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn.....................11
6. Bố cục của luận văn...........................................................................11
NỘI DUNG.................................................................................................12
CHƯƠNG 1................................................................................................12
Quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp...........................12
của dân làng Văn La đối với quê hương, đất nước................................12
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên.........................................................12
1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................12
1.1.2. Đất đai - Sông ngòi...........................................................................13
1.1.3. Khí hậu..........................................................................................16
1.2. Quá trình khai đất, lập làng và phát triển của làng Văn La từ
giữa thế kỉ XVI đến năm 1945......................................................................18
1.2.1. Duyên cách địa lý và tên gọi làng Văn La qua các thời kỳ.......................18
1.2.2. Quá trình định cư của các dòng họ trên vùng đất Văn La........................19
1.3. Khái quát về đóng góp của các thế hệ cư dân làng Văn La đối với
lịch sử dân tộc.................................................................................................24
1.3.1. Khai khẩn đất đai, lập làng, phát triển kinh tế, văn hóa............................24
1.3.2. Dân làng Văn La trong lĩnh vực giáo dục khoa cử.................................26


4

1.3.3. Dân làng Văn La trong sự nghiệp giữ đất, mở nước và chống ngoại xâm...32
CHƯƠNG 2................................................................................................40
Đời sống văn hóa vật chất của cư dân làng Văn La...............................40
2.1. Sản xuất kinh tế...............................................................................40
2.1.1. Nông nghiệp....................................................................................40

2.1.2. Thủ công nghiệp..............................................................................47
2.1.3. Hoạt động buôn bán, trao đổi.............................................................51
2.2. Ăn, uống, mặc, đi lại.......................................................................52
2.2.1. Ăn..................................................................................................52
2.2.2. Uống..............................................................................................54
2.2.3. Mặc...............................................................................................56
2.2.4. Đi lại..............................................................................................57
2.3. Kiến trúc nhà cửa............................................................................58
2.3.1. Nhà thờ họ, đình, đền, chùa, miếu mạo.................................................58
2.3.2. Nhà ở của cư dân trong làng..............................................................63
CHƯƠNG 3................................................................................................68
Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân làng Văn La.............................68
3.1. Tín ngưỡng dân gian.......................................................................68
3.1.1. Tín ngưỡng vòng đời (thờ cúng tổ tiên, sinh nở,…).................................68
3.1.2. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng......................................................72
3.1.3. Tín ngưỡng đa thần..........................................................................73
3.2. Phong tục, tập quán........................................................................74
3.2.1. Cưới xin..........................................................................................74
3.2.2. Ma chay.........................................................................................76
3.3. Tôn giáo............................................................................................82
3.3.1. Nho giáo.........................................................................................82
3.3.2. Phật giáo........................................................................................83
3.3.3. Đạo giáo........................................................................................85
3.3.4. Thiên chúa giáo...............................................................................87
3.4. Một số lễ hội.....................................................................................87


5

3.4.1. Các lễ tiết thờ cúng trong năm............................................................87

3.4.2. Lễ hội.............................................................................................91
3.4.3. Văn hóa - văn nghệ dân gian..............................................................95
KẾT LUẬN..............................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................105


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt khoa học
Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, là vùng đất nối liền non
sông Việt Nam thành một dải, lưng tựa dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra
Biển Đông rộng lớn.
Trong tiến trình dựng nước và giữ nước, Quảng Bình là nơi có nhiều dấu ấn
lịch sử đặc biệt quan trọng, là nơi hội tụ, giao thoa, đan xen nhiều nền văn hóa
lớn như văn hóa Đông Sơn - Sa Huỳnh, Việt Mường - Đại Việt - Chăm pa, Đàng
Trong - Đàng Ngoài… Các làng xã ở Quảng Bình gắn liền với lịch sử mở đất bảo vệ lãnh thổ phía Nam của quốc gia Đại Việt từ thời Lý - Trần - Hồ - Lê,...
Nhưng, trong các công trình nghiên cứu về triều đại phong kiến Việt Nam
từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, ngoài việc đề cập ít nhiều đến các cuộc hành
quân của vua tôi nhà Lý, nhà Trần,v.v… qua vùng đất Quảng Bình, hay những
trận đánh diễn ra trên vùng đất phía Nam Đèo Ngang trở vào, chưa có một công
trình nào nghiên cứu về Lịch sử hình thành của các làng xã ở đây. Trong khi đó,
nhiều biến động của lịch sử dân tộc trong nhiều thế kỷ lại diễn ra tại các làng xã
ở phía Nam đèo Ngang và dấu tích để lại chưa hẳn đã phai mờ hoặc biến mất. Vì
vậy, việc chọn làng Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình, làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Cao học là nhằm góp phần thiết thực vào
việc sưu tầm, đối chiếu tư liệu, nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển và
đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của các thế hệ cư dân các làng cổ nổi tiếng ở
vùng đất Quảng Bình, vốn là một trong những khoảng trống trong nghiên cứu

lịch sử địa phương nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.
Đó là chưa nói đến một thực tế là làng Văn La nói riêng và nhiều làng xã
khác bên dòng sông Gianh, hay sông Nhật Lệ lại là nơi sản sinh ra nhiều nhân
vật lịch sử nổi tiếng, có nhiều đóng góp đối với lịch sử dân tộc trên các phương
diện: Kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa,… như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn


7

Phạm Tuân, Nguyễn Hàm Ninh...Trong đó, tiêu biểu là dòng họ Hoàng ở làng
Văn La ba đời làm quan đại thần dưới triều Nguyễn.
Mặt khác, việc chọn đề tài nghiên cứu về Lịch sử văn hóa một làng điển
hình ở một địa phương nào đó là một hướng nghiên cứu thu hút sự quan tâm của
các nhà sử học, văn hóa học, kinh tế, xã hội học,v.v….
Do đó, chọn đề tài “Lịch sử - văn hoá làng Văn La, xã Lương Ninh,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1945” thực
sự có ý nghĩa khoa học sâu sắc.
1.2. Về mặt thực tiễn
Làng Văn La có lịch sử hình thành phát triển từ rất lâu đời. Một trong
những giai thoại của làng rằng thời Bắc thuộc đã có một thầy địa lý thấy đất Văn
La là đất sinh vương nên cho đào 5 cái giếng để cắt long mạch. Tuy nhiên,
những tư liệu thành văn mang tính khoa học ghi nhận sự tồn tại và phát triển của
làng Văn La thì mới bắt đầu từ cuốn “Ô châu cận lục” của Dương Văn An trở
về sau. Ngoài những đặc điểm chung của các làng Việt ven sông, Văn La còn có
những nét riêng đặc sắc được người xưa truyền tụng là một trong “Bát danh
hương” của Quảng Bình. Tiếc rằng, cùng với bao thăng trầm của lịch sử, các giá
trị văn hóa tinh thần cũng như vật chất trên đất Văn La bị lớp bụi thời gian che
phủ và chìm dần vào quên lãng. Vì vậy, xua tan lớp bụi, giải mã các thông điệp
mà người xưa gửi cho hậu thế, nhìn nhận các giá trị văn hóa cổ truyền sẽ là một
công việc vô cùng lý thú và cần thiết đối với cuộc sống hôm nay. Nhất là trong

xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu
rộng, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, một số giá trị lịch sử - văn hóa,
trong đó có văn hóa làng xã đang dần bị lãng quên, mai một. Chúng ta phải luôn
nhớ rằng, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước luôn phải gắn liền với sự
nghiệp xây dựng, củng cố và phát triển nền văn hóa dân tộc vừa hiện đại vừa
đậm đà bản sắc truyền thống. Do đó, những giá trị văn hóa, những bài học lịch
sử, những đóng góp của các thế hệ cha ông, những truyền thống quý báu của quê
hương Văn La nói riêng và nước nhà nói chung rất cần được mọi người biết,


8

hiểu để giữ gìn và phát huy. Thông qua việc tìm hiểu, nhận thức sâu sắc văn hóa
truyền thống quê hương sẽ giúp cho chúng ta biết nâng niu, trân trọng, tự hào và
biết ơn những đóng góp của các thế hệ cha ông đi trước, giáo dục niềm tin, tình
yêu quê hương đất nước, biết sống có đạo lý, trọng nghĩa trọng tình và góp sức
nhiều hơn cho công cuộc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, xây
dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Tôi sinh ra và lớn lên ở làng Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình. Từ khi biết “hóng chuyện người lớn” tôi đã nghe truyền tụng
“Bát danh hương” của Quảng Bình: Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ Kim. “Văn” chính là làng Văn La của tôi. Làng Văn La được bình chọn là “danh
hương” của Quảng Bình từ khi nào? Vì sao lại được bình chọn? Những câu hỏi
đó vẫn luôn thường trực ở trong tôi. Có lẽ, đó là một trong những lí do vì sao tôi
lại chọn “nghiệp” Sử. Theo học Lịch sử tôi mới có điều kiện để đi hết “chiều
sâu” của làng, thực hiện được những ấp ủ bấy lâu. Càng tìm hiểu tôi càng thêm
tự hào về quê hương của mình, càng muốn giới thiệu với mọi người về quê
hương tôi - làng Văn La - mảnh đất sơn thủy hữu tình. Vì vậy, việc chọn đề tài
về Lịch sử văn hóa làng Văn La cũng chính là sự tri ân đối với quê hương.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Lịch sử - văn hoá
làng Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ giữa

thế kỷ XVI đến năm 1945” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Cao học.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về “lịch sử văn hóa làng” không còn là mảng đề tài mới nhưng
vẫn không kém phần hấp dẫn, lý thú bởi mỗi làng xã ngoài những đặc điểm
chung của “làng Việt” đều có những nét riêng độc đáo của mình. Cũng như các
làng trên toàn quốc, làng Văn La đã được giới nghiên cứu địa phương quan tâm,
đặc biệt là trong thời gian gần đây, khi Hội thảo khoa học “Hoàng Kế Viêm
trong tiến trình lịch sử Việt Nam”, “Quảng Bình 410 năm hình thành và phát
triển” được tổ chức thì Văn La càng được nhiều người biết đến.


9

Có thể nói, “Ô châu cận lục” của Dương Văn An là cuốn địa chí đầu tiên
của đất Thuận Hóa và đây cũng là tác phẩm đầu tiên đã đề cập ít nhiều đến lịch
sử - văn hóa làng Văn La.
Các công trình: “Cấu trúc văn hóa làng xã người Việt ở Quảng Bình dưới
triều Nguyễn (1802 - 1945)” (Nguyễn Thế Hoàn), “Làng xã văn hóa Quảng
Bình” (Tạ Đình Nam), “Địa chí Quảng Bình” (Nguyễn Khắc Thái), “Quảng
Bình 900 năm nhìn lại” (Nguyễn Đức Cung), “Địa chí huyện Quảng Ninh” (Đỗ
Duy Văn), “Văn hóa dân gian huyện Quảng Ninh” (Đỗ Duy Văn), kỷ yếu hội
thảo “Hoàng Kế Viêm trong tiến trình lịch sử Việt Nam”, Báo cáo khoa học hội
thảo “Quảng Bình 410 năm hình thành và phát triển”, “Danh nhân Quảng
Bình”, “Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN huyện Quảng Ninh”…đã viết về các vấn đề
“xưa và nay’ trên các lĩnh vực địa lý, kinh tế, văn hóa, nhân vật…của Quảng
Bình, trong đó có đề cập ít nhiều về làng Văn La.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tú trong tác phẩm “Hoàng Kế Viêm” có đề cập
đôi nét về vùng đất Văn La.
Đặc biệt, cuốn “Địa chí làng Văn La” của Đỗ Duy Văn đã cung cấp những
thông tin, tư liệu khá phong phú về văn hóa làng Văn La.

Như vậy, đã có những công trình nghiên cứu được công bố ít nhiều đề cập
đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu. Song tất cả những tài liệu đó đều là những
mảnh riêng lẻ chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu và hệ thống hóa một cách đầy đủ,
toàn diện về văn hóa truyền thống của làng Văn La.
Trên cơ sở kế thừa các tác giả đi trước, chúng tôi mong muốn có cái nhìn
tổng quan đầy đủ và khoa học hơn về lịch sử văn hóa làng Văn La trong tiến
trình phát triển của văn hóa dân tộc từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1945.
3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở những tài liệu hiện có, chúng tôi đặt ra phạm vi nghiên cứu của
đề tài: ''Lịch sử - văn hóa làng Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1945''.
* Về mặt thời gian:


10

Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về làng Văn La từ giữa thế kỷ XVI đến
năm 1945. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có đề cập đôi nét về làng Văn
La sau năm 1945.
* Về mặt không gian:
Không gian nghiên cứu của luận văn được xác định rõ ràng trong phạm vi
không gian của làng Văn La từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1945. Những nội dung
khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lịch sử văn hóa làng Văn La, trong đó
chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của làng Văn La.
- Đi sâu nghiên cứu những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của làng
Văn La để thấy được những nét chung và nét riêng về văn hóa làng Văn La.

- Phân tích những đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa vật chất và tinh
thần của làng Văn La.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng
Văn La.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tham khảo các nguồn tài liệu sau:
- Tài liệu thành văn: bao gồm các công trình nghiên cứu lịch sử - văn hóa
làng Việt nói chung và làng Văn La nói riêng.
- Tài liệu điền dã: bao gồm những ghi chép phỏng vấn người cao tuổi, tộc
trưởng một số dòng họ trong làng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương
pháp logic là hai phương pháp chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp
thống kê, so sánh, đối chiếu,.. để xử lý tư liệu và trình bày các nội dung của luận
văn một cách khoa học, có hệ thống.


11

5. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn
- Tập hợp các tư liệu có liên quan để tự nghiên cứu so sánh đối chiếu.
- Làm rõ lịch sử văn hóa của làng Văn La từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1945.
- Trình bày những đóng góp của các thế hệ người dân Văn La một cách có
hệ thống trong khoảng thời gian đề tài xác định.
- Trình bày rõ những phong tục, tập quán, tôn giáo, và đời sống văn hóa ở
làng Văn La. Từ đó chỉ rõ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà các thế
hệ cư dân làng Văn La đã tạo ra để kế thừa và phát huy.
- Luận văn làm phong phú thêm cho việc xây dựng bộ lịch sử địa phương,
là nguồn tư liệu cho việc xây dựng chương trình và giảng dạy lịch sử địa phương

ở các trường THPT của tỉnh Quảng Bình.
Giáo dục thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch sử của các làng nói riêng, của dân tộc
nói chung, hiểu thêm về công lao của cha ông, về những tấm gương sáng, từ đó
biết nâng niu, trân trọng, gìn giữ và có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp của làng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục
thì nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp của
dân làng Văn La đối với quê hương, đất nước.
Chương 2: Đời sống văn hóa vật chất của cư dân làng Văn La
Chương 3: Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân làng Văn La


12

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
Quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp
của dân làng Văn La đối với quê hương, đất nước
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Rời thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), đi về hướng Nam theo quốc
lộ 1A khoảng chừng 5km là đến địa phận làng Văn La. Làng Văn La - Lương
Ninh nằm phía Bắc huyện Quảng Ninh, ở vào vĩ tuyến 17,26 độ Bắc.
Văn La là vùng đất sơn thủy hữu tình. Phía đông (trước mặt) là dòng sông
Nhật Lệ hiền hòa, nước xanh biêng biếc, thơ mộng với những cù lao xanh giữa
dòng. Phía tây (sau lưng) là dãy đồi sim mua (thuộc sơn hệ Trường Sơn thoai
thoải thấp dần về hướng đông) tiếp giáp với đất đồi làng Trung Trinh, làng Vĩnh
Tuy, ruộng lúa làng Lệ Kỳ (xã Vĩnh Ninh). Phía bắc giáp với làng Lương Yến
(xã Lương Ninh). Điểm cuối cùng phía nam của làng chính là bến đò Hàu bờ

bắc sông Nhật Lệ.
Tuy nhiên, trải qua thời gian cùng với những biến động thăng trầm của lịch
sử, địa giới hành chính của làng đã có nhiều thay đổi. Khi chiến tranh Trịnh Nguyễn kết thúc, đội quân Hữu Hùng của nhà Nguyễn giải ngũ, một làng mới ra
đời ở phía tây nam đất làng Văn La, đó là làng Hữu Hùng. Cồn Dừa là một doi
đất bồi nằm sát bờ sông Nhật Lệ đã trở thành nơi cư ngụ của 5 - 7 gia đình
chuyên nghề đơm đáy trên sông. Dần dần xóm Đáy hình thành và ngày càng
đông đúc. Sau cải cách ruộng đất, xóm Đáy trở thành làng Phú Bình, tách khỏi
làng Văn La.
Quán Hàu vốn là vùng đất thuộc địa phận Văn La (xóm Chợ), chỉ là địa danh
được gắn với đặc sản hàu mua bán ở quán, ở chợ của quê hương mà có tên: Chợ
Quán Hàu, phà Quán Hàu, bến đò Hàu, cầu Quán Hàu... Ngày 01 tháng 7 năm
1999 thành lập thị trấn Quán Hàu, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của


13

huyện Quảng Ninh. Thị trấn gồm nhiều khu vực dân cư và địa bàn: Xóm Làng
Văn La nay là tiểu khu I của thị trấn Quán Hàu. Một phần của xóm Động (phía
nam cầu Hốc) nay là một phần của tiểu khu IV thị trấn Quán Hàu. Đất Hữu
Hùng, Thiện Phú là tiểu khu III, IV, V. Làng Phú Bình trở thành tiểu khu II và
làng Trung Trinh (xã Vĩnh Ninh) nay là tiểu khu VI, VII. Tên làng Trung Trinh,
Hữu Hùng và Phú Bình xưa không còn trên địa danh thị trấn Quán Hàu.
Địa giới làng Văn La ngày nay đã thay đổi nhiều so với trước. Phía Bắc giáp
làng Lương Yến - xã Lương Ninh. Phía Đông và phía Nam giáp thị trấn Quán
Hàu huyện Quảng Ninh. Phía Tây giáp xã Vĩnh Ninh huyện Quảng Ninh.
1.1.2. Đất đai - Sông ngòi
Theo số liệu thống kê đất đai xã Lương Ninh năm 2010 của UBND xã
Lương Ninh, tổng diện tích tự nhiên của xã là: 561,59 ha, trong đó:
- Đất đang sử dụng: 547,49 ha, chiếm 97,49% diện tích tự nhiên.
+ Đất nông nghiệp: 312,40 ha, chiếm 57,06% đất đang sử dụng.

+ Đất phi nông nghiệp: 235,09 ha, chiếm 42,94% đất đang sử dụng.
- Đất chưa sử dụng: 14,10 ha, chiếm 2,51% diện tích tự nhiên.[49,27]
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp của xã gồm có các loại sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 248,22 ha, chiếm 79,46% tổng diện tích đất nông
nghiệp, trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm là 229,9 ha, chiếm 92,62% tổng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng lúa là 201,19 ha và đất trồng cây hàng năm
khác là 28,71 ha.
+ Đất trồng cây lâu năm là 18,32 ha, chiếm 7,38% tổng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp của xã.
- Đất lâm nghiệp là 19,61 ha chiếm 6,28% tổng diện tích đất nông nghiệp
toàn xã, trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 19,61 ha chiếm 100% diện tích
đất lâm nghiệp.[49,27]
Thành phần đất của làng Văn La được chia thành các nhóm sau:


14

- Nhóm đất xám (Acriols): Loại đất này có tầng B tích sét (Argic) với khả
năng trao đổi cation dưới 24mep/100g sét và độ bảo hoà bazơ < 50% tối thiểu là
ở một phần tầng B thuộc lớp đất 20 - 125 cm. [49, 3]
- Nhóm đất xám Feralit: Được hình thành trên các loại đá mẹ nghèo kiềm,
có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét. Do phân bố trong điều kiện nhiệt đới
ẩm, khoáng sét bị biến đổi đáng kể, quá trình bị rửa trôi sét và cation kiềm thô
xảy ra mạnh mẽ, tạo cho đất có tầng tích tụ (tầng Arigic) có dung lượng trao đổi
cation thấp (dưới 24 mep/100 sét) và có độ bão hòa bazơ < 50%.[49, 3]
- Đất xám bạc màu: Được hình thành trên các loại mẫu chất đá mẹ, có
thành phần cơ giới nhẹ. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ cấp hạt các 77,6 81,2%, cấp hạt sét 2,8 - 7,8%, cấp hạt thịt 14,6 - 16%. Phản ứng của đất khá
chua Phkcl4,09 - 4,12, cation kiềm trao đổi tổng nghèo < 1 mep/100g đất. Hàm
lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt thấp, tầng dưới nghèo. Lân tổng số trung

bình 0,072%.[49, 3]


15

Sông ngòi khe suối tự nhiên của Văn La không nhiều, chỉ có con sông
Nhật Lệ chảy dọc phía đông làng. Đến nay cũng không ai hiểu nguyên nhân nào
dòng sông đầy huyền thoại này lại mang tên Nhật Lệ. Trong dân gian nhiều
người cho rằng Nhật Lệ là dòng sông “nước mắt”. Có huyền thoại rằng: Huyền
Trân - công chúa nhà Trần - trên chặng đường cuối cùng từ giã tổ quốc về nhà
chồng làm dâu nước Chiêm Thành đã khóc cho cảnh biệt ly, khóc vì mối tình
đầu dang dở, nước mắt hòa vào dòng sông nên dân gian gọi là “Sông Nhật Lệ”.
Lại có truyền thuyết rằng: Nàng Mỵ Ê vợ vua nước Chiêm Thành bị vua Đại
Việt bắt làm tù binh mang về Thăng Long, khi thuyền qua cửa biển này đã khóc
và gieo mình xuống biển này... Truyền thuyết dân gian thì như vậy, nhưng khi
tìm hiểu các văn tự, “các nhà địa lí lịch sử lại viết Lệ là đẹp chứ không phải Lệ
là nước mắt” [36,90]. Có một điều đặc biệt là trong khi các dòng sông khác ở
Quảng Bình đều chảy theo hướng tây bắc - đông nam thì sông Nhật Lệ lại chảy
ngược từ tây nam - đông bắc. Sông Nhật Lệ là hợp lưu của hai con sông nhỏ
Kiến Giang (còn gọi là Bình Giang) và Đại Giang (còn gọi là sông Long Đại).
Sông Kiến Giang phát nguyên từ núi Quan Độ phía tây nam sơn hệ Lệ Thủy,
chảy về Cổ Liễu thì theo hướng đông nam tây bắc, gần như song song với bờ
biển phía nam Quảng Bình, chảy qua giữa đồng bằng huyện Lệ Thủy nổi tiếng
màu mỡ, là vựa lúa Quảng Bình. Sông Đại Giang phát nguyên từ nguồn Côộc,
chảy theo hướng tây nam đông bắc ở vùng sơn hệ huyện Quảng Ninh, đi vào địa
phận hai thôn Long Đại, Xuân Dục và gặp sông Kiến Giang tại ngã ba Nhà Tràn
(tức Trần Xá). Chính từ đây sông mang cái tên mới : Nhật Lệ. Khi về đến Quán
Hàu bị thắt lại như một cái eo, Cồn Hàu tách đôi dòng nước ra hai luồng hẹp.
Sông tiếp tục xuôi về lọt vào giữa hai gọng kìm, một bên là xã Hà Cừ (nay thuộc
Bảo Ninh - Đồng Hới) cát trắng mênh mông, một bên là làng Văn La đồng

ruộng bao la, lác đác những đồi cao với lùm lòi rậm rạp. Nếu tính về ranh giới
địa lí, con sông Nhật Lệ thuộc về Văn La tính từ Xóm Đáy về đến Đồng Biền
(nay là xóm 1 Văn La) dài khoảng 3km. Con sông mặn mòi quanh năm, không
có tác dụng tưới tắm cho đồng ruộng Văn La nhưng hàng năm dòng sông cũng
tải nặng phù sa bồi đắp cho nhiều vùng ruộng đất Văn La. Chính lượng phù sa


16

đó đã làm cho đất Cồn Soi, Cồn Dừa, Đồng Biền ngày một rộng thêm. Dòng
sông nước lợ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều chính là nơi cung cấp
những loại thủy sản đặc biệt bổ dưỡng. Sông Nhật Lệ được ví như chiếc máy
điều hòa nhiệt độ khổng lồ của làng, nhất là vào những trưa hè nắng gắt. Sông
Nhật Lệ còn là chiến địa khốc liệt đẫm máu thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Năm 1648, chúa Nguyễn Phúc Lan sai Phúc Tần chỉ huy đạo quân phòng ngự ở
đây. Phúc Tần sai tướng Trần Phương đem thủy binh phục ở sông Cẩm La (nay
là Văn La) khoảng bến đò Hàu (tức Quán Hàu-Văn La) đánh cho quân Trịnh
một trận tơi bời, phần thì bị chết đuối, phần bị bắt sống rất nhiều. Trên mảnh
đất Văn La còn lưu lại những địa danh có liên quan đến trận tuyến thời ấy như:
Động Chòi, Động Cháy, Cồn Hội, Cồn Cơm, động Khu Voi... kèm theo những
huyền thoại, sự tích thú vị. Trong kháng chiến chống Mĩ, bến phà Quán Hàu
cũng là một trong những trọng điểm bắn phá của không quân Mĩ. Bến phà Quán
Hàu đã đưa hàng ngàn bộ đội, nhân dân, hàng vạn tấn vũ khí, hàng hóa, lương
thực… qua sông chi viện cho chiến trường. Bến phà Quán Hàu đã chứng kiến
bao cuộc chiến đấu anh dũng, sự hi sinh oanh liệt của các chiến sĩ giao thông
vận tải. Bộ Văn hóa - Thông tin có Quyết định số 62 - 2003 ký ngày 27/11/2003
công nhận Bến phà Quán Hàu là Di tích lịch sử cấp Nhà nước. [12,122]
Ngoài ra, Văn La còn có một số khe suối nhưng chỉ chảy về mùa mưa gọi
là Khe Cạn. Những khe suối này sau cạn dần và biến thành ruộng vãi nên có tên
gọi Ruộng Khe. Nếu tính từ vực Bàu Lái đổ ra cánh đồng chính của làng sẽ có

một nhánh từ đồng ruộng Lý Giữa Ngoài kéo dài về Ruộng Khe theo hướng
Đông Bắc, một nhánh khác cũng chảy về hướng Đông Bắc thành cánh đồng
Hang, qua vực Hốc, nước đổ ra đồng Mơng tiếp giáp với ruộng Nhì, ruộng Nhất.
1.1.3. Khí hậu
Làng Văn La - Lương Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mang đặc điểm chung của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có mùa đông lạnh, mưa
nhiều; mùa hè nóng, mưa ít. Mỗi năm khí hậu chia làm hai kì rõ rệt: mùa nắng
nóng và mùa mưa rét, đối lập với một chu kì hạn hán gay gắt là một chu kì độ


17

ẩm rất cao. Mùa mưa đi kèm với rét và bão lụt. Mùa nắng đi liền với gió Tây
khô nóng (gió Lào) và hạn hán.
Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 kéo dài khoảng 170 ngày.
Nhiệt độ trung bình ngày nắng 25 - 270C, những ngày nắng cao (trên dưới 30
ngày /năm) nhiệt độ có thể lên tới 350C. Đây là giới hạn nhiệt có thể gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường sinh thái.[30,16]
Mùa lạnh có nhiệt độ trung bình ngày dưới 20 0C kéo dài trong khoảng
thời gian từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 3 năm sau. Thời gian rét đậm khoảng 60
ngày. Mùa lạnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ khối không khí lạnh phía Bắc nhưng
nhiệt độ trung bình vẫn cao hơn các tỉnh phía bắc đèo Ngang.
Giao thời giữa hai mùa nóng và lạnh là thời kì chuyển tiếp có khí hậu hỗn
hợp có xen kẽ mưa nắng, nóng rét hết sức bất thường.
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 24,4 0C, nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất là 39,7 - 40,30C (tháng 6, tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là
7,8 - 9,40C (tháng 12, tháng 01), tổng tích ôn trong năm 8.600 - 9.000 0C; biên độ
chênh lệch ngày và đêm trung bình 5 - 80C, số giờ nắng trung bình trong ngày là
5,9 giờ.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.100 - 3.300 mm, nhưng phân bố

không đều giữa các tháng trong năm, mùa khô nóng (tháng 4 đến 8), mưa ít,
lượng mưa chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa cả năm. Mùa mưa (tháng 9
đến 12), lượng mưa chiếm đến 75 - 80% tổng lượng mưa cả năm. Tổng số ngày
mưa trung bình khoảng 135 ngày/năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9,
10 (502 - 668 mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 4 (44 - 46 mm). [49,1]
Độ ẩm không khí khá cao trung bình 82 - 84%, độ ẩm không khí thấp nhất
là 60% vào tháng 6-7, độ ẩm không khí cao nhất là 87% vào tháng 10-12.
Chế độ gió: Có 2 hướng gió thịnh hành (gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 đến
tháng 4 năm sau và gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8), ảnh hưởng
tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa. Cả hai hướng gió này đều ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân trên địa bàn.


18

Văn La - Lương Ninh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ nên hàng năm phải
chịu ảnh hưởng của gió bão (trung bình hàng năm có từ 2 đến 3 cơn bão ảnh
hưởng tới), kèm theo đó là mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng tới sản xuất
và đời sống của người dân.
1.2. Quá trình khai đất, lập làng và phát triển của làng Văn La từ giữa thế kỉ
XVI đến năm 1945
1.2.1. Duyên cách địa lý và tên gọi làng Văn La qua các thời kỳ
Theo giai thoại truyền khẩu ở làng Văn La, thuở người Tàu còn đô hộ nước
ta, thấy đất Văn La là đất sinh vương nên đã cho đào 5 cái giếng (giếng Hang)
để cắt long mạch. Chính sử ghi lại rằng, thời Tây Hán năm 111 tr.CN vùng đất
Quảng Ninh thuộc Tây Quyển, quận Nhật Nam. Năm 289 (Thái Khang thứ 10),
chia Tây Quyển để đặt thêm Thọ Linh, huyện Quảng Ninh vẫn thuộc Tây
Quyển. Thời Tây Tấn (265 - 420), huyện Quảng Ninh thuộc Tỷ Ảnh. Từ đời
Thái Khang về sau, tuy rằng Lâm Ấp lấn sang Nhật Nam và đánh Giao Châu,
nhưng chỉ là nhất thời chứ trong phần lớn thời gian có lẽ nhà Tấn vẫn giữ được

đất Nhật Nam. Từ thế kỉ VII, đến khi Quảng Bình trở về với Đại Việt, thời kì
này thuộc về Chiêm Thành. Năm 1069, 3 châu Bố Chinh, Địa Lý, Ma Linh
thuộc về Đại Việt, huyện Quảng Ninh ở châu Địa Lý. Năm 1075, châu Địa Lý
được đổi thành châu Lâm Bình, huyện Quảng Ninh thuộc châu Lâm Bình. Năm
1344, châu Lâm Bình đổi thành phủ Lâm Bình. Năm 1375, đổi phủ Lâm Bình
thành phủ Tân Bình.[1,106] Theo “Đại Nam Nhất thống chí” đời Trần, vùng
Quảng Ninh thuộc huyện Phúc Khang. Năm 1407, thuộc huyện Phú Khang và
huyện Tri Kiến. Năm 1420, huyện Phú Khang và huyện Nha Nghi sáp nhập có
tên là Khang Lộc. Theo “Ô châu cận lục” Dương Văn An biên soạn năm Ất
Mão (1555), niên hiệu Cảnh Lịch đời Mạc Phúc Nguyên, ở mục bản đồ huyện
Khang Lộc (phủ Tân Bình) có 72 xã, trong đó có xã Văn La. Đây chính là tài
liệu thành văn đầu tiên có nói đến làng Văn La.
Thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) làng được đổi tên thành Cẩm
La. Thế kỉ XVIII, theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, huyện Quảng Ninh lúc
bấy giờ có tên là Khang Lộc gồm 6 tổng, 79 làng xã, 6 thôn, 11 phường. Xã


19

Cẩm La thuộc tổng An Đại. Khi triều Nguyễn được thành lập, tổng An Đại đổi
thành tổng Long Đại. Xã Cẩm La cũng trở về với tên Văn La.
Năm 1885 phủ Quảng Ninh có các huyện Phong Lộc, Phong Đăng. Xã Văn
La thuộc tổng Long Đại, huyện Phong Lộc. Cuối năm 1939, tách 9 làng thuộc
phủ Quảng Ninh lập thị xã Đồng Hới. Dời phủ lỵ từ Trung Trinh về Văn La.
[1,118]
Sau Cách mạng tháng Tám, thực hiện chủ trương bỏ phủ lập huyện, bỏ
tổng lập xã của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, huyện Quảng Ninh được
thành lập gồm 13 xã, làng Văn La thuộc xã Vĩnh Ninh. Năm 1956, tỉnh chia các
xã lớn ra thành các xã phù hợp với việc quản lý trong giai đoạn mới. Thành lập
xã Lương Ninh trên cơ sở tách từ xã Vĩnh Ninh. Làng Văn La thuộc xã Lương

Ninh. Năm 1985, xã Lương Ninh và xã Vĩnh Ninh chuyển về Đồng Hới. Năm
1990, hai xã Lương Ninh và Vĩnh Ninh lại trở về với huyện Quảng Ninh. Năm
1999, thị trấn Quán Hàu được thành lập trên cơ sở tách một phần của Văn La,
Trung Trinh, Phú Bình, Hữu Hùng và Thiện Phú.[1,121]
Như vậy, trải qua các thời kì lịch sử, tính từ giữa thế kỉ XVI đến nay, làng
Văn La chỉ một lần đổi tên gọi rồi lấy lại tên cũ và giữ mãi đến bây giờ, nhưng
về không gian địa lý của làng Văn La thì có nhiều thay đổi so với trước. Chính
vì vậy, việc lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Làng là hết sức cần
thiết cho hôm nay và mai sau.
1.2.2. Quá trình định cư của các dòng họ trên vùng đất Văn La
Trải qua quá trình lịch sử, vùng đất Văn La - huyện Quảng Ninh nói riêng,
tỉnh Quảng Bình nói chung, lúc thì thuộc về Chiêm Thành, lúc thì thuộc về Đại
Việt. Quảng Bình từng là địa bàn cư trú của các dân tộc Chăm và một số dân tộc
thiểu số khác. Tuy nhiên, theo “Ô châu cận lục”, thì Văn La là một làng thuần
Việt, người Văn La “có tiếng nói gần giống châu Hoan”[6,62]. Như vậy, xét về
nguồn gốc thì người Văn La có nguồn gốc chủ yếu từ Thanh - Nghệ - Tĩnh vào.
Làng Văn La có thể được hình thành khi Lý Thường Kiệt mộ dân khai hoang lập
ấp trên đất Địa Lý (đổi thành châu Lâm Bình). “…việc di dân lập ấp dưới thời


20

Lý Nhân Tông nhiều người ở phía bắc đã di cư vào đây lập nghiệp nhưng họ
không dừng lại ở châu Bố Chính mà đi thẳng vào Lâm Bình nơi vùng đất bằng
phẳng, phì nhiêu hơn”[40,90] Hoặc “từ đời Trần, đời Hồ chiêu mộ dân đến lập
nghiệp” [6,143]. Hoặc có thể muộn hơn, lúc vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497)
ban chính sách lập đồn điền với việc khẩn hoang quy mô lớn.
Theo thông lệ của triều đình phong kiến, khi dân đến định cư khai hoang,
khẩn đất ở một vùng hoang vu, chưa có tổ chức làng xã, khi có từ 9 dòng họ sẽ
được lập làng, có 10 đến 12 dòng tộc chung sống, được lập xã. Trên 12 họ là đại

xã. Dưới làng có ấp, có phường hội. Khi chưa đủ điều kiện lập và đặt tên làng xã
thì tùy theo đặc trưng nghề nghiệp của cộng đồng dân cư mà gọi kẻ hoặc xóm.
Ví như Kẻ roọng, Kẻ nại, Kẻ chài, Kẻ chợ, xóm Rèn, xóm Đáy...
Đất ở lúc mới định cư của Làng tại vùng Ruộng Nương (khu vực trường
trung học cơ sở và tiểu học của xã hiện nay) sau đó chuyển dời về phía nam có
tên là xóm Làng, vùng đất cũ làm ruộng gọi là ruộng nương. Xóm Làng, (nay là
tiểu khu I, II, III của thị trấn Quán Hàu), nằm ven đường Quốc lộ, trước mặt là
dòng sông, phía sau là dãy ruộng Nhất, ruộng Nhì (hạng nhất, nhì), xưa kia là
con ngòi có bến đò Hàu, nay hóa thành ruộng lúa. Hai xóm ở vùng đồi, khai phá
sau gọi là xóm Động (nay là các xóm, 2-3-4-5-6 Văn La) và xóm Đâu (phía nam
cầu Hốc và một phần của tiểu khu IV thị trấn Quán Hàu).
Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, nhà Nguyễn cắt đất Văn La lập đồn và ấp
Hữu Hùng làm căn cứ quân sự của Nhà Nguyễn chống quân chúa Trịnh. Chiến
tranh kết thúc, binh lính giải ngũ đã định cư tại Văn La đổi ấp thành làng Hữu
Hùng. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp và buôn bán từng bước hình thành và phát
triển kéo theo sự ra đời Xóm Chợ. Xóm Chợ có thị dân và thợ thủ công, trung
tâm của vùng chợ Quán Hàu, (nay là vùng cơ quan huyện thuộc tiểu khu IV-V
thị trấn Quán Hàu).
Có một xóm hầu hết người dân theo đạo Thiên Chúa, ở vùng đất đồi cao, có
nhà thờ, tháp chuông là xóm Giáo, (nay là 1 điểm tại tiểu khu IV Quán Hàu).
Ngoại vi làng còn có các xóm: Xóm Rèn là phường rèn từ Hoàng Giang, Xuân
Lai, huyện Lệ Thủy về cư trú làm nghề rèn, sau 1945 sáp nhập vào Văn La, (nay


21

là khu vực đất trụ sở UBND thị trấn Quán Hàu và xí nghiệp đóng tàu Nhật Lệ).
Xóm Đáy, là xóm nhỏ, 5-7 gia đình dân làng Phú Bình làm nghề đơm đáy trên
sông Nhật Lệ, nay đã nhập vào thị trấn Quán Hàu. Xóm Phủ, là xóm những gia
đình công chức phủ Quảng Ninh cư trú, sau 1945 được đặt tên là xóm Thiện

Phú. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ xóm Thiện Phú nhập với làng Hữu Hùng
thành thôn Hùng Phú, HTX Hùng Phú, (nay là vùng đất phía nam của tiểu khu V
dọc đường lên tiểu khu VI Trung Trinh). Trải qua thời gian, dân cư ở Văn La
ngày càng đông đúc lên bởi nhiều cuộc di dân khác. Vào cuối 1944 - đầu 1945,
trước nạn đói nặng nề làm hơn 2 triệu đồng bào chết đói, dân xiêu bạt, tha
phương cầu thực đến đây tìm thấy được tình cảm ấm áp chân tình của người
dân Văn La đã xin dừng chân ở lại Văn La. Đầu năm 1947, giặc Pháp đổ bộ lên
đất Văn La, lập đồn Quán Hàu. Các xóm Chợ , xóm Rèn, xóm Giáo, làng Hữu
Hùng bị chiếm làm đồn bốt của Tây, dân cư di tản về sống cùng dân Văn La. Bà
con xóm Giáo hầu hết về cư trú tại xứ Đạo Tam Tòa, thị xã Đồng Hới làm ăn
sinh sống và thực hiện các nghi lễ tôn giáo.
Cư dân Văn La cùng với dân Hữu Hùng, Thiện Phú, Phú Bình gắn bó,
hòa quyện, đan xen về mọi mặt văn hóa xã hội, phong tục tập quán, sản xuất
kinh doanh... tạo thành một cộng đồng lớn bao gồm nhiều thôn xóm khó phân
biệt rạch ròi về phong cách, lối sống đời thường.
Năm 1954, khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, hòa bình lập lại, đất
nước chia cắt 2 miền Nam - Bắc. Vĩ tuyến 17- sông Hiền Lương ranh giới tạm
thời. Một số gia đình theo binh nghiệp thời tạm chiếm vào miền Nam cư trú ở
các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, Đồng Nai, Sài Gòn. Đồng bào
xóm Giáo Văn La ở Tam Tòa cùng di cư vào Nam trú tại Lăng Cô, Thừa Thiên,
Thủ Đức, Sài Gòn... Đồng thời trên vài chục gia đình bà con sống bằng nghề
sông nước ở Nam Trị (Quảng Trị) tập kết ra Bắc nhập cư tại Quán Hàu. Trung
Đoàn 101 của Trị Thiên về đóng quân vùng đồi phía tây làng, làm nhiệm vụ bảo
vệ giới tuyến 17 và miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Nhiều chàng trai bộ đội 101 kết
duyên với các cô gái làng, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái, định cư khi giải
ngũ, tăng thêm dân số và dòng họ ở quê ta. Sau Giảm tô, Cải cách ruộng đất,


22


người lao động tham gia hợp tác xã nông nghiệp Văn La, thủ công nghiệp Hùng
Phú, Rạng Đông, giao thông vận tải, nghề cá Bình Minh...Những năm 19611962, đồng bào đi Lào, Miên, Thái về nước sống chung với bà con thôn xóm,
làm nghề buôn bán, dịch vụ thủ công nghiệp (Trước năm 1945, một số dân làng
sang Lào, Miên (Căm-pu-chia),Thái tìm kế mưu sinh. Số ít người vào các đồn
điền cao su miền Nam tìm việc làm. Dù xa quê biệt xứ, họ vẫn luôn hướng về
nơi chôn nhau cắt rốn).[43]
Khi giặc Mỹ bắn phá miền Bắc (1965), dân Quán Hàu và phụ cận lại sơ
tán tránh những trọng điểm bắn phá ác liệt ở bến phà. Năm 1973, Mỹ ngừng bắn
miền Bắc, hòa bình trở lại. Các hộ sơ tán, gia đình xã viên tiểu thủ công, tiểu
thương dịch vụ, cán bộ, bộ đội hội tụ về nơi đầu cầu, bến phà, nền chợ, bãi sông
cắm lều, dựng nhà, ổn định dần cuộc sống, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Dân
số và các dòng họ tăng. Những năm 1980-1985 thiên tai liên tiếp, đói kém, một
bộ phận dân làng thực hiện chủ trương di dân vào vùng kinh tế mới các tỉnh Gia
lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đồng Nai...làm ăn sinh sống. Vì vậy dân số làng giảm.
Năm 1990, khi chia tách huyện Lệ Ninh (Lệ Thủy - Quảng Ninh), Quảng Ninh
trở về địa giới cũ, Quán Hàu lại giữ vị trí huyện lỵ của Quảng Ninh. Gia đình
cán bộ, viên chức của huyện lập cư tại nơi công tác ngày càng đông. Các dòng
họ mới xuất hiện, nhân khẩu phát triển cơ học trên đất Văn La. Dọc đường quốc
lộ 1A từ đồng Biền-Ruộng Nương đến tận bến phà, lên Xóm Rèn xưa, rồi lan về
phía tây Quán Hàu vùng đất Hữu Hùng cũ, đất Mụ Bàn, Bàu Lái... Những nơi
này thành vườn ở của các gia đình cán bộ và dân làng. Dân số tăng vọt. Hình
thành các xóm mới: xóm I Văn La ở vùng Biền, Ruộng Nương, trung tâm trụ sở
UBND xã Lương Ninh, xóm các gia đình xã viên hợp tác xã Bình Minh, Phú
Bình sau này là tiểu khu II-III, xóm mới Bàu Lái... Nhà cửa san sát, dày đặc.
Mật độ dân số tăng cao.
Cho đến ngày nay, ở Văn La có hơn 100 chi nhánh các dòng họ, trong đó có
những dòng tộc trùng họ như họ Lê có 6 chi nhánh, họ Hoàng có 4 chi nhánh…
nhưng cũng có những họ chỉ độc họ như họ Đỗ, họ Văn, họ Phan… Tìm hiểu
một số gia phả dòng họ lớn (có nhiều nhân khẩu) hiện còn lưu giữ cho rằng “do



23

thất học, hoặc thất lạc” nên việc ghi chép gia phả còn nhiều thiếu sót, hoặc do
một số lí do khác (chiến tranh, bão lụt lưu lạc…) nên gia phả gốc không còn,
hoặc chỉ lấy “đời đệ ngũ làm đời đệ nhất” của dòng họ mình.[16,2]
Dòng họ nào khai khẩn khai canh ra làng Văn La đến nay vẫn chưa biết
chính xác được. Theo truyền ngôn thì họ “Lê cái” (là họ Lê có nhiều nhân khẩu
nhất trong các họ Lê trong làng) là họ có sắc phong của nhà vua, là họ tiền khai
khẩn, còn các họ Hoàng, Đỗ, Phan, Nguyễn… có công hậu khai canh. Có dòng
họ mới chấm dứt cảnh ngụ cư khi cách mạng tháng Tám thành công.
Một số gia phả của các dòng họ chỉ ghi một cách sơ sài ngày tháng mất,
nơi mộ táng để nhớ hương khói. Khi đọc gia phả của một dòng họ có ghi đời thứ
mấy một cách chính xác, rồi căn cứ vào đời này chúng tôi đi ngược thời gian,
chỉ lấy trung bình một thế hệ 25 năm mà tính ngược lại. Ví dụ : Họ Hoàng gốc ở
Khánh Hòa, đi lính chúa Nguyễn đóng ở Hữu Thiệp, đời thứ 2 về định cư ở Văn
La. Đời thứ 6 là ông Hoàng Kế Viêm, gia phả họ Hoàng có ghi sinh năm 1820,
như vậy trước đó 4 đời là khoảng 100 năm. Vậy họ Hoàng có mặt ở Văn La
khoảng 1720, thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1725 - 1738) tức thời vua Lê Dụ
Tông (1706 - 1728). Theo cách tình như vậy thì họ Đỗ từ Bình Phúc đến định cư
tại Văn La khoảng 1750. Họ Lê (cái) định cư vào năm 1638, thời chúa Nguyễn
Phúc Lan (1635 - 1648) tức thời vua Lê Thần Tông (1619 - 1643), … Niên đại
tính toán trên chỉ mang tính chất tương đối mà thôi. Để xác minh được dòng họ
nào có công khai khẩn khai canh vẫn là một vấn đề cần tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu.
Như vậy, có thể nói rằng, qua nhiều nguồn tư liệu và qua thực tế gia phả
của các dòng họ ở Văn La, chúng tôi nhận thấy về thực chất, mỗi dòng họ ở đây
chỉ là một bộ phận nhỏ của dòng họ gốc từ các địa phương khác nhau, trong
những khoảng thời gian khác nhau và với nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Do được chiêu mộ đi khai khẩn đất hoang


- Do bắt được tù binh trong chiến tranh.
- Là lính giải ngũ không về quê mà ở lại làng.
- Do đói kém đi kiếm ăn, phiêu bạt đến


24

Rõ ràng có nhiều thành phần, có nhiều ngoại tộc từ phía Nam, có người từ
phía Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh họ đến Văn La với nhiều nguồn
gốc, thời gian, động cơ khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Lâu dần họ trở thành
người Văn La, chung lưng đấu cật với người bản địa, xây dựng mảnh đất Văn
La về mặt văn hóa vật chất, cũng như văn hóa tinh thần, làm cho Văn La trở
thành một làng quê giàu đẹp, đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh công nhận là làng
văn hóa cấp tỉnh.
1.3. Khái quát về đóng góp của các thế hệ cư dân làng Văn La đối với lịch sử
dân tộc
1.3.1. Khai khẩn đất đai, lập làng, phát triển kinh tế, văn hóa
Thuở ban đầu làng quy tụ ven đường, trước mặt là dòng sông Nhật Lệ, sau
lưng là cánh đồng nhất hạng nên gọi là Đồng Nhất. Vùng giếng Hang còn là một
rừng đại ngàn với đầy đủ các loại gỗ quý như lim, trắc, dạ hương, huê, mộc…
với những địa danh còn lưu lại một thuở hoang sơ như Hang, Hốc, Khe, Nỗng,
Lòi, Lùm…
Trải qua thời gian, do sinh con đẻ cái, nhiều họ tộc về sinh sống nên tỏa
dần về phía đồi để khai phá lập nương vườn. Một xóm nữa được hình thành. Để
phân biệt giữa hai xóm, người ta gọi xóm cũ là Xóm Làng (tên trong giấy tờ
hành chính là Văn La Hạ thôn) và xóm mới là Xóm Động (Văn La Thượng
thôn). Ruộng đồng cũng được khai phá mở rộng ra: ruộng Bàu, ruộng Sác,
ruộng Khẩn. Những ruộng này là ruộng sâu, làm một vụ chiêm thôi vì chỉ sau
một trận mưa là ngập úng. Đặc biệt, Văn La có một mảnh đất phù sa màu mỡ
nằm giữa dòng Nhật Lệ gọi là Cồn Soi. Đây là một rạn đá ong ngầm rồi do phù

sa bồi đắp lâu ngày mà dài thêm. Để giữ đất, xung quanh cồn dân làng trồng sú,
đước, vẹt; chính giữa là đất màu trồng được đậu đỗ, ngô và các loại rau màu.
Song song với Cồn Soi là Cồn Dừa, đó là một doi đất bồi của dòng sông. Phía
tây Cồn Dừa là một lạch nước sau này làng đắp đập khẩn hoang thành ra ruộng
Khẩn. Ruộng Khẩn nằm sát bên sông nên nhiễm mặn. Người dân đã biết cải tạo
đồng ruộng chống nhiễm mặn, nhiễm phèn, lai tạo tìm được giống lúa chịu được


25

loại ruộng này. Ngoài ra, ruộng Khẩn còn có nhiều tôm, cá…Vụ gặt tháng 5
cũng là lúc tháo nước cửa khâu bắt tôm, cá.
Xóm Động hình thành còn kèm theo sự khai phá vùng đất đồi để trồng
khoai trỉa bắp (ngô), nhiều nhất vẫn là khoai lang. Văn La có câu: “Không khoai
lang bỏ làng mà đi”. Khoai là loại lương thực quan trọng thứ hai sau lúa gạo.
Vùng đất trồng khoai ngon nhất ở Văn La là đất Cửa Lăng. Có giai thoại truyền
miệng ở Văn La rằng, ăn khoai Cửa Lăng phải đeo kính mắt và chuẩn bị sẵn ca
nước. Ngoài ra còn có khoai từ, khoai tía. Nhưng giá trị kinh tế nhất vẫn là củ
đậu. Người Văn La khấm khá lên, thoát khỏi đói nghèo, có tường xây mái ngói
nhờ bán củ đậu.
Từ thuở xa xưa ấy, người Văn La đã nghĩ đến việc làm kinh tế trang trại.
Đầu thế kỉ XX, sau khi từ quan về nghỉ hưu ở quê nhà, Hoàng Kế Viêm đã vận
động dân đến lập trang trại (đồn điền) khai hoang vùng cồn cỏ hoang hóa ở Thế
Lộc (xã Tân Ninh bây giờ). Chuyện rằng: Theo phép nước quy định, khi ông
nghỉ hưu triều đình ban cho ông 4 mẫu ruộng “lộc điền” thuộc loại nhất đẳng để
làm tự điền hương hỏa, nhưng ông chỉ chọn 4 mẫu đất cồn cỏ hoang ở làng Thế
Lộc bởi ông sợ chọn ruộng tốt ở đâu thì Triều đình sẽ thu lại ruộng của dân mà
cấp cho ông, dân sẽ mất ruộng. Ông vận động con cháu, chiêu tập dân phiêu tán
khai hoang, làm hệ thống nước tự chảy dẫn nước từ Mỹ Trung về tưới cho đồng
ruộng. Cánh đồng hoang biến thành cánh đồng hai vụ (vụ chiêm và vụ tám), đủ

hệ thống thủy lợi, tưới tiêu chủ động, không bao giờ mất mùa vì hạn, vì úng. Số
ruộng này ông chia cho mọi người cùng hưởng. Nông dân trong vùng có câu:
Đồng quan Hoàng
Ngàn mùa không mất
Theo gương ông, nhiều người khác như ông Hường, ông Độ Trặn, ông Thủ
Hàm … mở trang trại vùng đồi để trồng chè, mít, thơm, khoai sắn, nuôi bò…
Cũng do những đòi hỏi của cuộc sống, bên cạnh nghề nông một số nghề
tiểu thủ công - mỹ nghệ ra đời. Dần dần, một cụm cư dân mới được hình thành
gọi là Xóm Chợ. Chợ Quán Hàu khá sầm uất, nhất là từ khi phủ lỵ Quảng Ninh
chuyển từ Trung Trinh về Văn La. Chợ nằm ven sông, ngày ngày ghe thuyền từ


×