Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Diễn châu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.2 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO THỊ NHIẾP

DIỄN CHÂU TRONG PHONG TRÀO
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ NĂM 1930
ĐẾN NĂM 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO THỊ NHIẾP

DIỄN CHÂU TRONG PHONG TRÀO
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ NĂM 1930
ĐẾN NĂM 1945

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 602.203.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS TRẦN VĂN THỨC


NGHỆ AN, 2015

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nổ lực của bản thân tôi còn nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp. Vì
vậy, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn của mình tới PGS.TS Trần Văn Thức người thầy đã giúp đỡ chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Tuyên giáo huyện Diễn Châu, UBND
các xã, Thư viện Nghệ An, Bảo Tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã cung cấp cho
tôi nguồn tư liệu để tôi có điều kiện nghiên cứu. Xin cảm ơn đến các thầy
cô giáo của Phòng sau đại học, khoa Lịch sử trường Đại học Vinh cùng gia
đình và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian hoàn thành luận văn.
Nhưng do năng lực và nguồn tư liệu có hạn nên luận văn của tôi chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những sai lầm thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
sự góp ý của thầy cô, gia đình, bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2015.
Tác giả

Cao Thị Nhiếp

3


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Diễn Châu được biết đến là một trong những vùng đất “địa linh nhân
kiệt”, có bề dày văn hóa, văn minh và giàu truyền thống cách mạng. Trong
chiều dài lịch sử dân tộc, nhân dân Diễn Châu cùng nhân dân cả nước đã
làm nên những kì tích đáng tự hào, nhất là trong giai đoạn lịch sử từ năm
1930 đến năm 1945.
Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 là lịch sử đấu tranh
chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ấy
chính là cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Cách mạng tháng Tám


1945 là một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới; là cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đầu tiên của Việt Nam, của Đông
Nam Á, mở đầu thời kì các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc giành độc lập tự
do với những hình thức và mức độ khác nhau, chấm dứt chế độ thực dân.
Cách mạng tháng Tám là kết quả của 15 năm chuẩn bị, 15 ngày giành
chính quyền và dân tộc ta đã mất 30 năm bảo vệ chính quyền cách mạng
ấy. Nhân dân Diễn Châu có một vị trí quan trọng nhất định trong cuộc đấu
tranh giành chính quyền.
Tìm hiểu lịch sử của nhân dân Diễn Châu trong giai đoạn này là tìm
hiểu lịch sử cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Diễn Châu
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Diễn Châu trong bối cảnh chung của
cả nước và những nét riêng đặc thù của điều kiện kinh tế- xã hội, truyền
thống cách mạng và tính cách riêng của con người đất Diễn Châu.
Việc đi sâu nghiên cứu lịch sử “Diễn Châu trong phong trào giải
phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945” không chỉ đưa lại những đóng
góp về mặt lí luận khoa học mà một lần nữa chứng minh cho sự lãnh đạo
tài tình của Đảng, đồng thời còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Từ đó giúp
chúng ta có cái nhìn toàn diện đầy đủ hơn về ý nghĩa của một giai đoạn lịch

sử dân tộc và đặc biệt thấy được đóng góp của nhân dân Nghệ An đối với
sự nghiệp giành độc lập dân tộc. Những thành tựu và bài học lịch sử trong
giai đoạn này không chỉ có ý nghĩa đối với phong trào cách mạng trong
toàn tỉnh Nghệ An và cả nước mà còn có ý nghĩa đối với công cuộc bảo vệ
quê hương. Cho đến thời điểm này những bài học ấy vẫn còn nguyên giá trị
và tiếp tục được phát huy.
Nghiên cứu lịch sử Diễn Châu giai đoạn này còn giúp ta hiểu sự ra đời
và phát triển của các Đảng bộ ở địa phương, sự thành lập mặt trận chống
Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời bổ sung những thiếu sót mà các
tài liệu khác chưa đề cập đến.

5


Nghiên cứu lịch sử “Diễn Châu trong phong trào giải phóng dân tộc từ
năm1930 đến năm1945” là điều bổ ích và cần thiết, góp phần làm sống dậy
một thời kì hào hùng của quê hương, đồng thời làm phong phú và đa dạng
thêm nội dung và tầm vóc của cuộc vận động giải phóng dân tộc. Hơn nữa,
lịch sử Diễn Châu cũng là một bộ phận của lịch sử Nghệ An. Do vậy,
nghiên cứu lịch sử Diễn Châu cũng là một yêu cầu bức thiết, góp phần làm
rõ hơn lịch sử của một huyện, giúp ích trong việc giảng dạy lịch sử địa
phương ở các trường THPT trên địa bàn Tỉnh và thiết thực đối với học sinh
huyện Diễn Châu.
Vì tất cả lí do trên cùng với tâm nguyện của một học viên chuyên
nghành Lịch sử Việt Nam được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Diễn Châu,
tôi mong muốn góp một chút công sức nhỏ bé trong việc tìm hiểu cụ thể
hơn về một giai đoạn lịch sử của Huyện nhà và cũng là cơ hội để bản thân
được hiểu sâu sắc hơn về lịch sử của quê hương, đất nước, đó là lý do tôi
chọn đề tài “Diễn Châu trong phong trào giải phóng dân tộc từ năm1930
đến năm1945” để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử của mình.


2. Nghiên cứu vấn đề.
Cho đến lúc này chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào
chuyên sâu cho vấn đề “Diễn Châu trong phong trào giải phóng dân tộc từ
năm 1930 đến năm 1945”. Nó chỉ được đề cập ở một số khía cạnh, một số
sự kiện ở một số công trình nghiên cứu như:
2.1.

Luận án tiến sĩ: “Quá trình vận động cách mạng giải phóng

dân tộc ở Nghệ An thời kỳ 1939-1945” của giảng viên Trần Văn Thức
nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và hệ thống về cuộc vận động cách mạng
tháng Tám ở Nghệ An.

6


2.2.

Sơ thảo lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Diễn

Châu 1930-1945 do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Diễn Châu biên soạn,
Lưu hành nội bộ phần nào đề cập đến.
2.3.

Cách mạng tháng Tám(1939-1945) của Ban ngiên cứu của

Lịch sử Đảng tỉnh ủy Nghệ An. Đề cấp đến quá trình Tổng khới nghĩa ở
Nghệ An. Còn giai đoạn trước không đề cập đến.
2.4.


Lịch sử Đảng bộ các xã trên địa bàn huyện

-

Lịch sử Đảng bộ xã Diễn Trường (2009)

-

Lịch sử Đảng bộ xã Diễn Yên (2005)

-

Lịch sử Đảng bộ xã Diễn Vạn (2010)

-

Lịch sử Đảng bộ xã Diễn Đoài (2005)

2.5.

Lịch sử Đảng bộ Nghệ An của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng

Tỉnh ủy Nghệ An (1967); Lịch sử Đảng bộ Nghệ Tĩnh Sơ thảo T1, (19251954)
Nhìn chung các tư liệu lịch sử nói trên có đề cập đến giai đoạn lịch sử
cách mạng 1930-1945 nhưng với lịch sử Diễn Châu thì rõ ràng chưa có một
hệ thống, còn nằm rải rác trong các tài liệu. Vấn đề cần thiết cần có một
công trình chuyên khảo về “Diễn Châu trong phong trào giải phóng dân tộc
từ năm 1930 đến năm1945”. Đề có được điều đó, tác giả cần phải có sự đầu
tư công phu và chu đáo. Đây là một công trình khoa học đòi hỏi phải có

thời gian nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về lịch sử của Diễn Châu trong
giai đoạn sôi sục cách mạng, oanh liệt và hào hùng này.
Trong Luận văn tốt nghiệp của mình, chúng tôi cố gắng hệ thống hóa
những tư liệu thu thập có liên quan để tiện theo dõi nghiên cứu nhằm góp
phần tái hiện lại một cách toàn diện về một giai đoạn lịch sử mà nhân dân
Diễn Châu đã đứng lên với một tinh thần đấu tranh quyết liệt, đặc biệt
trong cao trào cách mạng 1930-1931 và trong cuộc vận động Cách mạng
tháng Tám, họ đã một phen sống mái với kẻ thù xâm lược. Cùng đồng thời,

7


tác giả sẽ rút ra những điểm riêng của lịch sử Diễn Châu giai đoạn này so
với các huyện khác trên địa bàn trong cùng thời kì.
3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong trào đấu tranh cách

mạng giải phóng dân tộc của nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An từ
năm 1930 đến năm 1945.
-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định từ khi Cấp bộ Đảng

ra đời năm 1930 lãnh đạo nhân dân huyện Diễn Châu vùng lên trong phong
trào cách mạng từ 1930 đến khi khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi vào
tháng Tám năm 1945.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1.


Nguồn tài liệu: Chúng tôi chủ yếu sử dụng các công trình của

địa phương và Trung ương đã công bố có liên quan đến hướng nghiên cứu
của mình. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tiếp cận nguồn tư liệu lưu trữ ở
huyện Diễn Châu, ở tỉnh Nghệ An và ở Kho lưu trữ Trung ương….
4.2.
-

Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp luận sử học Mác xít, Tư tưởng Hồ Chí

Minh, quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước ta.
-

Hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là: lịch sử và

lô gic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như phân
tích, thống kê, điền dã…
5. Bố cục đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dung luận văn được chúng tôi trình bày trong các chương sau:
Chương 1: Diễn Châu trong cao trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh 1930 - 1931
Chương 2: Diễn Châu trong giai đoạn đấu tranh cách mạng 1932-1939
Chương 3: Diễn Châu trong cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc
1939-1945

8



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
DIỄN CHÂU TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931
1.1.

Giới thiệu về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, điều

kiện kinh tế xã hội của Diễn Châu
1.1.1.Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên
Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển, nằm ở trung tâm của
vùng văn hoá xứ Nghệ, từng là lị sở nhiều năm của đất Châu Diễn, Nghệ
An.
Diễn Châu xưa nay được coi là mãnh đất ngàn năm văn hiến của Tổ
Quốc Việt Nam anh hùng. Không phải ngay từ đầu mãnh đất này đã mạng
tên “Diễn Châu” mà nó trãi qua một quá trình thay đổi.
Thời Văn Lang, Diễn Châu thuộc bộ Việt thường, bao gồm hầu hết
phần đất phía Bắc và Tây Bắc Nghệ An ngày nay. Dưới thời Bắc thuộc,
vùng đất này thuộc huyện Hàm Hoan, quận Cửu Chân (đời Triệu), quận
Cửu Đức (đời Ngô), quận Đức Châu (đời Lương), quận Nhật Nam (đời
Tuỳ), Châu Nam Đức, Đức Châu, rồi Hoan Châu (đời Đường).
Theo sách An Nam chí lược của Lê Tắc (tác giả đời Trần) viết: “Diễn
Châu lộ vốn thuộc huyện của quận Nhật Nam, gọi là Phù Diễn và An
Nhân, nhà Đường đổi tên thành Diễn Châu"[49,16].
Theo “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn thì Diễn Châu đã được
xuất hiện vào thời Tuỳ (Tuỳ Văn đế, 581-589). Tuy nhiên các nhà sử học
không tìm ra sử liệu nào là cơ sở để Lê Quý Đôn đưa ra nhân định trên.
Bộ sách “Thái Bình hoàn vũ kí” của Nhạc Sử (930-1007) đời Tống
chép rằng: Diễn Châu kiêm kí huyện Trung Nghĩa đời Đường, năm vũ Đức
thứ 5 (622) đặt Hoan Châu ở huyện Hoài Hoan. Năm Trinh Quán thứ nhất
(627) đổi làm Diễn Châu, năm thứ 26 (653) lại bỏ châu, dồn vào huyện

Hàm Hoan…Các phủ Trấn Biên, một phần của Trấn Ninh, Tương Dương,
9


Quỳ Châu và miền Nam huyện Nông Cống ngày nay đều là đất Diễn Châu
cả[49,17]. Theo các nhà sử học thì đây là bộ sách rất đáng tin cậy.
Sách “Đại Việt địa dư toàn biên” do Nguyễn Văn Siêu biên soạn, có
ghi: Diễn Châu Long Trì quận, trước là quận Trung Nghĩa, lại gọi là quận
Diễn Thuỷ. Năm Trinh Quán, bỏ Quảng Đức, cắt đất Hoan Châu đặt làm
Diễn Châu…, có 7 huyện: Trung Nghĩa, Long Trì, Vũ Lang, Vũ Kim, Hoài
Hoan, Tư Nông, Vũ Dung.[49,17-18]
Kết hợp với các bộ quốc sử và tư sử: “Khâm Định Việt sử thông giám
cương mục”, “Đại Nam nhất thống chí”, “Lịch triều hiến chương loại
chí”, “Nghệ An kí”, các nhà khoa học tại cuộc toạ đàm khoa học ngày 119-2005 đã nhất trí cho rằng có đủ cơ sở khoa học để xác định chắc chắn tên
gọi Diễn Châu được xuất hiện vào năm Trinh Quán thứ nhất đời Đường
Thái Tông (627).
Như vậy, Diễn Châu là vùng đất cổ thuộc bộ Hoài Hoan từ thời Hùng
Vương, nhưng đến năm 627, cái tên Diễn Châu mới chính thức xuất hiện
trong lịch sử dân tộc. Địa vực có lúc rộng, lúc hẹp, nhưng ngay từ khi xuất
hiện năm 627, Diễn Châu đóng vai trò là một đơn vị hành chính cấp châu,
trãi qua nhiều triều đại kế tiếp từ thời thuộc Đường đến các triều đại tự chủ
như Khúc (905-923), Ngô (939-965), Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009),
Diễn Châu vẫn đứng độc lập là một châu riêng biệt.
Nhà Lý (1010-1225) quốc hiệu Đại Cồ Việt, Lí Thái Tổ cải tổ bộ máy
hành chính, chính quyền địa phương cao nhất là Lộ (24 lộ), rồi đến phủ,
huyện, hương, giáp, trai. Châu Hoan, Châu Ái làm trại. Nhưng Diễn Châu
vẫn được giữ nguyên tên gọi và là đơn vị hành chính cao nhất (Lộ) và là
một trong những trọng trấn của đất nước.
Nhà Trần vẫn giữ lộ Diễn Châu (bao gồm cả trấn Nghệ An); Năm
Quang Thái thứ 10 đổi Nghệ An làm Lâm An trấn, Diễn Châu làm Vọng

An trấn.

10


Nhà Hồ đã đổi Diễn Châu làm Linh Nguyên phủ, cùng với Thanh
Hóa, Cửu Chân, Ái Châu gọi là tứ phụ.
Thời thuộc nhà Minh, Diễn Châu và Nghệ An là 2 phủ riêng biệt.
Nhà Hậu Lê, Phủ Diễn Châu thuộc Nghệ An thừa tuyên. Năm Hồng
Đức thứ 21 đổi thừa tuyên Nghệ An thành xứ Nghệ. Phủ Diễn Châu là một
trong 8 phủ của Xứ Nghệ, quản lĩnh 2 huyện: Đông Thành (Yên Thành và
Diễn Châu) và Quỳnh Lưu;
Thời nhà Nguyễn, Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Nghệ An chia
tách thành 2 tỉnh: tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An. Phủ Diễn Châu là một
trong 4 phủ của tỉnh Nghệ An, gồm: Đông Thành, Yên Thành, Nghi Lộc và
Quỳnh Lưu.
Năm 1919, chính quyền thực dân phong kiến bỏ cấp phủ: Huyện Đông
Thành đổi tên thành huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Ngày nay, Diễn Châu là một huyện của tỉnh Nghệ An.
Diễn Châu nằm ở phía Bắc

của tỉnh Nghệ An. Phía Bắc giáp

huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây giáp
huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An), phía Đông giáp biển Đông. Huyện Diễn
Châu nằm cách thủ đô Hà Nội 270 km, cách thành phố Vinh 40 km. Diễn
Châu có diện tích tự nhiên là 30492.36 ha; đất nông nghiệp là 21804.13 ha
trong đó diện tích sản xuất đất nông nghiệp là 14858.11ha, diện tích cây
trồng hàng năm là 14806.48 ha, cây lâu năm là 51.63 ha; đất chưa sử dụng
là 2154.57 ha; đất phi nông nghiệp là 6533.66 ha trong đó diện tích đất thổ

cư là 1283.25 ha.
Diễn Châu có điều kiện địa hình, kinh tế tương đối thuận lợi. Huyện
Diễn Châu có đường quốc lộ 1A, 7A, sông Bùng và Đường sắt Bắc Nam đi
qua. Ngoài ra còn có đường tỉnh lộ 38,48. Hệ thống giao thông liên huyện
được xây dựng kiên cố, hệ thống thuỷ lợi phần lớn được bê tông hoá. Trình
độ dân trí ngày càng cao.

11


Diễn Châu được hình thành trong lớp kiến tạo Tân sinh, do quá trình
biển tiến, biển lùi mà tạo thành các vùng bồi tụ (vỏ sò, cát biển…) chiếm tỷ
lệ lớn, nên mức độ màu mỡ cho đồng bằng ven biển Diễn Châu là tương
đối thấp. Đất Diễn Châu thích hợp cho trồng cây lúa và cây hoa màu: Lạc,
kê, vừng, ngô đậu, …Vùng bán sơn địa với phần lớn là đồi núi thấp thích
hợp cho trồng cây công nghiệp, phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Diễn Châu có 25 km đường bờ biển chạy dài từ xã Diễn Hùng đến xã
Diễn Trung. Khí hậu mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có bãi
tắm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng khu an dưỡng và phát triển
các loại hình du lịch dịch vụ. Biển Diễn Châu có hầu hết các loại hải sản
trong vùng vịnh Bắc bộ có giá trị kinh tế cao như cá, tôm, mực, rau câu,
sứa tạo điều kiện cho ngành ngư nghiệp phát triển.
Chạy dọc bờ biển là bãi cát trắng thích ứng với việc trồng phi lao và
dừa. Vùng hạ lưu sông Bùng có lạch Vạn ăn sâu vào đất liền tạo điều kiện
cho cư dân ở đây phát triển nghề muối.
Không giàu khoáng sản nhưng Diễn Châu cũng có mỏ sắt, cồn sò
điệp. Các cồn sò do những loài ốc trai, hến xưa kia kết lại ở đáy thềm lục
địa, có độ dày 4-5m. Điều đó chứng tỏ cư dân nơi đây có một cơ tầng văn
hoá rất lâu đời. Sò là loại vật liệu rất tốt cho việc xây dựng các công trình
dân dụng.

Diễn Châu có kênh Đa Cái (sau nàynối với nhiều đoạn sông ngòi phía
Bắc gọi là kênh nhà Lê). Con kênh này được đào từ thời nhà Tiền Lê. Theo
Đại Việt sử kí toàn thư “Vua Lê Đại Hành trực tiếp chỉ đạo việc đào vét
kênh đoạn từ Diễn Châu qua Xã Đoài- Bùi Chu, quan Chính Đích(Hưng
Nguyên) thông ra sông Lam……đoạn kênh qua Diễn Châu gọi là kênh
Sắt”[ 49, 151]. “Tuyến kênh dài hàng trăm ki-lô-mét len lỗi giữa nhiều
vùng đất cứng, mềm khác nhau, một số đoạn chạm vào vách đá(bắc Nghi
Lộc, nam Diễn Châu), toàn Châu Hoan chỉ có 5 nghìn suất đinh với công
cụ đồ sắt, gỗ thô kệch, mỗi lao động phải đảm bảo nhiều ngày công và
12


nhiều lần phục vụ ở công trường trong hoàn cảnh mo cơm, bầu nước,
chiếu đất, màn trời để làm nên lợi ích ngàn đời”[33,17].
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp
của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa
Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Khí hậu Diễn
Châu thuận lợi cho sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, tuy
nhiên cũng có một số khó khăn như lũ quét, rét đậm, gió Tây…
Điều kiện địa lí tự nhiên của Diễn Châu có nhiều thuận lợi nhưng
cũng không ít khó khăn, điều đó ảnh hưởng to lớn đến tình hình kinh tế -xã
hội khu vực này.
1.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội.
1.1.2.1. Kinh tế
Trong buổi đầu lập nước với công cụ thô sơ, ông cha ta chủ yếu dựa
vào sức lao động của công xã, đẩy mạnh công cuộc khai hoang khai phá đất
đai vùng Tây Bắc và Tây Nam Diễn Châu, lập ấp chiêu mộ dân, dựng làng,
thuần hoá nhiều giống động vật và cây trồng.
Thời Bắc thuộc, nhân dân Diễn Châu tiếp tục mở mang đồng ruộng.
Đồ sắt dần dần thay thế đồ đồng, góp phần không nhỏ vào nâng cao nâng

suất lao động và quá trình thâm canh. Lúa được trồng hai vụ, ở một số nơi
đã biết thâm canh luân lưu ba mảnh (phép đại điền). Ngoài cây lúa họ còn
trồng rau màu bổ sung như rau muống, rau cải, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc;
các loại cây công nghiệp như mía, dâu, bông.
Đến thời Lý- Trần- Lê, công cuộc khai hoang lập ấp được đẩy mạnh
thêm một bước. Vùng ven biển Diễn Châu bắt đầu được khai phá. Vùng
trung tâm huyện đã có nhiều tụ điểm dân cư đông đúc. Ngoài sở đồn điền
Diễn Châu chạy từ núi Mồng Gà qua Bến Thóc, Yên Sở, Lạc Sở do Nhà
nước quân chủ quản lý, một số quan lại quý tộc được phép đứng ra tổ chức
việc khai hoang lập ấp. Ông Non thuỷ tổ họ Cao và Đặng Tiến Công khai
khẩn vùng đất Nho Lâm (Diễn Thọ, Diễn Lộc, Diễn Phú), Tạ Công Luyện
13


khai khẩn vùng Cầu Đạm (Diễn Cát), Trịnh Công Đán vùng Xuân Sơn
(Diễn Lợi), Đặng Phúc Lâm đảm nhiệm vùng Mai Các (Diễn Thành), Phạm
Thập vùng Cao Xá (Diễn Thành, Diễn Thịch, Diễn Trung), ba ông tổ họ
Bùi, Hoàng, Tăng vùng Diễn Đồng, Diễn Nguyên, Diễn Thái, ông tổ họ
Trương khai phá vùng Diễn Kỷ,…
Vào cuối đời Lê, huyện Đông Thành đã lên đến 76 xã, 4 thôn, 29
sách,1trang, 2 sở, 3 vạn, 4 quản.
Những kết quả khai khẩn đất đai từ thế hệ này qua thế hệ khác đã biến
Diễn Châu trước đây là miền biên cương hẻo lánh “hươu, hoẵng đầy gò,
tiếng kêu vang đòng nội, chim công bay lượn che rợp núi trời” (Lịch Đạo
Nguyên, Thuỷ kinh chú) thành một vùng đất phì nhiêu trù mật, những cánh
đồng mênh mông dập dìu sóng lúa, những vườn cây trĩu quả, làng mạc
xanh rờn có luỹ tre bao bọc, những trường học rộn rã tiếng cười, những chợ
búa đông nghịt người qua là kết quả của biết bao mồ hôi, nước mắt của lớp
người tiên phong đi khai sơn phá thạch.
Với đôi tay rắn chắc, trí tuệ và tài năng sáng tạo, nhân dân Diễn Châu

đã nâng tầm trình độ kĩ thuật của địa phương ngang tầm cả nước.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, từ chỗ “thuỷ canh hoả hậu” ông cha ta
từng bước biết dùng trâu bò làm sức kéo thay người, phỏng đoán thời tiết,
lập thời vụ, biết áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ và tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm sản xuất lưu lại đời sau. Các công trình thuỷ lợi gắn liền
với nghề trồng lúa nước được đặt lên hàng đầu trong bốn biện pháp kỹ
thuật nông nghiệp cổ truyền. Các thôn xã lợi dụng địa hình đắp đê ngăn
mặn. Nhiều ao hồ, đập nước được xây dựng để tạo thêm nguồn nước tưới.
Diễn Châu là một huyện có nhiều làng nghề truyền thống. Có một số
làng nghề nổi tiếng khắp vùng Thanh- Nghệ Tĩnh- Quảng Bình, thậm chí
cả nước từ xa xưa như: Nghề rèn ở Nho Lâm, nghề đúc đồng ở Tây Tháp,
nghề hát tuồng ở Lý Nhân, Nghề dệt vải ở Phượng Lịch, nghề làm nước

14


mắm ở Vạn Phần. Nhiều người đạt tay nghề cao và đã được mệnh danh là
tổ sư các nghề nghiệp.
Tại di chỉ Đồng Mỏm (Diễn Thọ), người ta đã tìm thấy những lưỡi
cày bằng đồng, chõ đồ xôi bằng đồng và một số loại di vật đặc trưng cho
văn hoá Đông Sơn. Cũng tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm được 6 lò
luyện sắt ở thời kỳ văn hoá Đông Sơn.
Chính nhờ sự ra đời sớm của nghề đúc đồng và nghề luyện sắt, nghề
rèn ở Diễn Châu, kéo theo nền sản xuất phát triển trên tất cả các lĩnh vực:
nông nghiệp, thủ công nghiệp, mở rộng giao lưu kinh tế.
Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp tìm cách khai thác nước ta trên quy
mô lớn. Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển nằm trên các trục đường
giao thông quan trọng, sẵn có nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên phong
phú nên ngay từ đầu đã thu hút sự chú ý của bọn tư bản Pháp.
Nông nghiệp vốn là ngành kinh tế chủ yếu của Diễn Châu. Hơn 80

năm Pháp thuộc, diện mạo nền kinh tế Diễn Châu cơ bản vẫn lạc hậu, nạn
chiếm đoạt ruộng đất vẫn xảy ra gay gắt. Vùng bán sơn địa Tây Bắc, Tây
Nam và ven biển Diễn Châu bị tư bản Pháp độc chiếm để trồng phi lao và
thông xuất khẩu với nhiều hình thức tinh vi, trắng trợn như cho vay gán
ruộng với lãi suất cao, bao vây ruộng đất chiếm đoạt liên thửa,…Trong khi
đó một bộ phận lớn ruộng đất tập trung trong tay các điền chủ. Bình quân
đất ở Diễn Châu tính theo đầu người không quá 7 thước thế nhưng có
những gia đình địa chủ lại chiếm đến hàng trăm mẫu đất, ví như địa chủ
Phạm Kinh có 400 mẫu, Phạm Minh 370 mẫu,…
Sản xuất kiểu độc canh nông cụ thô sơ lạc hậu, lại lệ thuộc hoàn toàn
vào thiên nhiên rất đỗi khắc nghiệt nên năng suất lúa hàng năm ở Diễn
Châu vừa thấp lại vừa bấp bênh. Ngay những năm được mùa, năng suất lúa
chỉ đạt 1,6 tấn/ha.
Xuất phát từ mục đích biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá
cho nền công nghiệp chính quốc, thực dân Pháp thi hành nhiều chính sách
15


kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Ở Diễn Châu ,thủ công
nghiệp bị bóp nghẹt, bị chèn ép dẫn đến nhiều nghề phụ nông dân lâm vào
tình trạng đình đốn. Đông đảo thợ thủ công bị phá sản vì không đủ sức
cạnh tranh. Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực
dân Pháp, trình độ kĩ thuật và thao tác của thợ thủ công đất Diễn có nhiều
tiến bộ đáng kể, cách thức tổ chức và quản lý nghề nghiệp cũng khá chặt
chẽ, có quy củ hơn.
Nghề đánh bắt cá, chế biến nước mắm, làm muối vẫn tiếp tục phát
triển nhưng phải vượt qua muôn ngàn khó khăn. Qua quá trình bóc lột ngư
dân, nhiều chủ thuyền trở thành những nhà tư sản có xưởng chế biến nước
mắm tận Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng.
Thực dân Pháp trực tiếp kiểm soát việc sản xuất muối ở các xã Diễn

Bích, Diễn Vạn, Diễn Kỷ. Đồng muối được chia thành nhiều sách cho chủ
sách đứng đầu. Muối làm ra trước đây diêm dân phải nạp cho Nhà nước
phong kiến một phần sản phẩm (thuế đại nạp), phần còn lại được tự do trao
đổi ngoài thị trường.“Dưới chế độ thực dân, muối làm ra phải bán cho đồn
thương chính với giá 15 xu một tạ trong lúc giá muối bán ra ở đồng bằng
là 3,5 đồng, ở miền núi là 6 đồng một tạ. Người nào thu dấu được hạt nào
đem về dùng hay bán ra ngoài đều bị coi là muối lậu”[39,45-46]
Như vậy, cùng với chính sách thuế hà khắc, thực dân Pháp đề ra chính
sách độc quyền thương mại đối với một số mặt hàng như rượu và muối.
Hãng rượu Phông- ten có đại lý khắp nơi, buộc người dân phải dùng rượu
Phông- ten, người nào dùng rượu tự nấu liền bị phạt và bỏ tù với cái tội nấu
và uống rượu lậu.Thực dân Pháp“Cưỡng bức mua rượu ty”, “Đàn bà,trẻ
con không uống rượu cũng phải mua”[31,11]. “Ở Nghệ An, năm 1927
rượu Phông ten bán ra tới 311 lít (pha hoá chất, độc hại) thu lãi rất
lớn”[33,37].Theo cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (Hồ Chí Minh toàn
tập, Tập 2) của Nguyễn Ái Quốc viết: “Lúc ấy cứ một ngàn làng thì có đến
1500 đại lý bán lẽ rượu và thuốc phiện. Nhưng cũng trong một làng đó vẻn
16


vẹn chỉ có 10 trường học”[31,36]. Về muối, mặc dù diêm dân sản xuất ra
thừa sức cung ứng trên thị trường với giá cực rẻ, sở thương chính thu mua
với giá một tạ 62 xu, bán ra 3 đồng 6 hào. “Rượu ta nấu chúng cho rượu
lậu, muối ta làm, chúng bảo muối gian”, là câu ca truyền miệng của dân ta
thời ấy.
Tóm lại, “Nói đến món độc quyền, người ta có thể hình dung Đông
Dương như một con nai béo mập bị trói chặt và đương hấp hối dưới những
mỏ quặp của một bầy diều hâu rỉa rói mãi không thấy no”[31,36]. Diễn
Châu cũng không thoát khỏi cảnh đó.
Vào những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), ở các

trục đường giao thông nổi lên một số trung tâm buôn bán thịnh vượng như
Xuân An phố, ngã Ba Diễn Châu, cầu Bùng, ga Si, ga Diễn Châu, Yên Lý.
Ở đây xuất hiện nhiều hộ tư sản chuyên làm nhiệm vụ thu mua nông, lâm,
hải sản bán cho các công ty xuất khẩu của Pháp, Hoa kiều và mua các mặt
hàng ngoại bán cho các tiểu thương, tiểu chủ. Ngọc Thành sản xuất rượu
dâu “Chà Trau”, Thành Bảo bán lốp xe đạp “Ngựa Bảy” được nhiều khách
hàng ưu chuộng.
Đầu thời Nguyễn, Diễn Châu mới có 5 chợ, đến năm 1930 đã lên đến
15 chợ. Đây là nơi tiêu thụ, buôn bán, trao đổi các loại hàng hoá cần thiết
cho đời sống nhân dân địa phương. Chợ họp định kì làm cho việc giao lưu
hàng hoá ngày càng được mở rộng. Chợ Si (Diễn Kỷ) có từ đời Lê, nay
được mở rộng thêm, có nhiều mặt hàng trong Nam ngoài Bắc. Chợ Si chỉ
đứng thứ hai sau chợ Vinh. Lạch Vạn vốn nổi tiếng một thời là nơi ra vào
ra tấp nập của các thuyền buôn dưới thời Trần đến lúc bấy giờ vẫn là một
trong năm thương cảng có tiếng ở Nghệ An.
Về chế độ sưu thuế, chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế, điển hình là thuế
điền thổ và thuế đinh. Mỗi mẫu đất hạng nhất là 1,5 đồng, đến năm 1929
thì tăng lên 1,92 đồng, chưa kể hai lần tăng thuế đồng loạt 8% năm 1904 và
30% năm 1925 để chi tiêu vào lễ “Tứ tuần đại khách” của Khải Định.
17


Năm 1925, lấy cớ mừng thọ nhà vua bù nhìn Khải Định 40 tuổi,
chính quyền thực dân phong kiến ở Trung Kì đã tăng thuế lên 30 %. Thuy
gọi là thuế “ngoại phụ” bất thường, nhưng thực tế từ đó trở đi, năm nào
dân Trung Kì cũng nai lưng đóng thứ thuế vô lý, bẩn thỉu đó[57,24].
Năm 1927, ở Trung Kì, mỗi suất sưu hạng nhất là 2,2 đồng, hạng bốn
là 0,4 đồng, tăng gấp 7 lần so với năm 1897. Ngày 30 tháng 10 năm 1928,
toàn quyền Đông Dương ra nghị định quy định mỗi đinh nam từ 18 tuổi
đến 60 tuổi kể cả những người tàn tật, mỗi suất nạp 2,5 đồng. Số dân nạp

thuế thường cố định không thay đổi nên có trường hợp người chết hoặc đi
phiêu bạt nơi khác nhưng gia đình vẫn phải nộp thuế kèm theo thuế là các
khoản phụ thu phục vụ cho hào lý ở các địa phương. Những khoản này
không có trong quy định mà cứ tăng dần theo yêu cầu chi tiêu của chính
quyền địa phương, vì vậy thực tế ở Diễn Châu, thuế mỗi mẫu ruộng lên tới
3,4 đồng, thuế sưu 3 đồng, trong lúc đó, lúa ở thị trường chỉ có 3 đồng/tạ.
Vụ thuế năm 1929, ngoài số thuế nạp cho chính phủ bảo hộ, bọn quan lại,
tổng lý ở Diễn Châu còn thu thêm 667 suất, bỏ túi trên 2 ngàn đồng[39,4647].
Ngoài thuế ruộng đất, chúng còn ban hành nhiều thức thuế mới như
thuế quốc phòng, thuế cư trú, thuế súc vật, thuế bán hàng rong, thuế nhà
ngói, thuế cây ăn quả, thuế thân….Sinh ra làm con người phải nạp thuếThuế thân. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết: “Mỗi người dân
An Nam lúc nào cũng mang theo mình thẻ thuế thân, khi hỏi phải xuất
trình; ai quên hoặc đánh mất sẽ phải bỏ tù” [31,75]. Bóc lột bằng sưu thuế
chưa đủ, chính quyền thực dân Pháp còn tiến hành các đợt lạc quyên để
bòn rút tiền của nhân dân.
1.1.2.2. Xã hội
Khi chế độ quân chủ bước và thời kì suy vi, giai cấp thống trị mất dần
vai trò lịch sử và trở nên phản động cản trở bước đi lên của đất nước mâu
thuẫn giai cấp giữa địa chủ phong kiến và nông dân vốn có sẵn nay trở nên
18


gay gắt. Với ý chí quật cường đã được rèn luyện qua lịch sử chống ngoại
xâm, nhân dân Diễn Châu không chấp nhận sự giày xéo của giai cấp phong
kiến. Sự oán ghét của nhân dân lao động đã chuyển thành lòng căm thù và
hành động. Vì vậy cục diện chiến tranh giai cấp ở Diễn Châu diễn ra liên
tục và có lúc lên cao những cũng có khi âm ỉ và có lúc trở thành cuộc khởi
nghĩa vũ trang có quy mô lớn hoặc có khi chỉ là các cuộc đấu tranh nhỏ lẻ ở
các làng xã chống lại bọn cường hào.
Dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, cơ cấu giai cấp, thái độ

chính trị, quan hệ giai cấp ở Diễn Châu có nhiều thay đổi.
Giai cấp địa chủ trở thành chỗ dựa cho nền thống trị thuộc địa phản
động. Địa chủ ở Diễn Châu có đủ loại lớn nhỏ. Toàn huyện có tới 400 địa
chủ, bao gồm các loại: địa chủ kiêm quan lại phong kiến, địa chủ - cường
hào, địa chủ - công thương, địa chủ - chủ thuyền, địa chủ - thầu khoán, địa
chủ thường. Mức độ chiếm đoạt ruộng đất không đều. Nhiều nhất là 2000
mẫu và ít nhất cũng trên 10 mẫu. Nguồn sống chính là tô tức. Sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất, địa chủ Diễn Châu cũng tự phân hoá. Trừ số địa chủ
cường hào cấu kết chặt chẽ với thực dân, trở thành tay sai điên cuồng
chống phá cách mạng, còn đại đa số ít nhiều đều có tinh thần yêu nước,
căm ghét chế độ thực dân, mong muốn nước nhà độc lập tự do. Bộ phận
này đã tích cực đóng góp của cải, tham gia các phong trào yêu nước chống
Pháp.
Con em các gia đình địa chủ quan lại, lấy việc học hành làm kế vinh
thân, nhiều người sau này trở thành các chuyên gia trên các lĩnh vực văn
hoá, giáo dục, y tế. Cá biệt có một số xuất thân từ thành phần bóc lột nhưng
nhờ tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và qua thực tiễn đấu tranh đã trở thành
Đảng viên cộng sản chân chính, hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc.
Nông dân cực khổ, hầu hết không có ruộng đất và phương tiện canh
tác. Công cụ canh tác nông nghiệp thô sơ, đời nối đời vẫn chỉ là chiếc cày
19


chìa vôi, cuốc, cào, vồ đập đất…, phương tiện vận chuyển là gánh, gióng,
rổ, đòn xóc. Người nông dân “ một nắng hai sương bán mặt cho đất, bán
lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ ăn. Ruộng đất làng xã tập trung vào tay
địa chủ, phú nông. Nhiều gia đình nông dân không có một mảnh đất cắm
dùi, vì vậy quanh năm “ăn cơm chay, cày ruộng rẽ”. Cuộc sống tăm tối
bần cùng, bán vợ đợ con là tình cảnh thường thấy của nông dân Diễn Châu

lúc bấy giờ. Nhà Nguyễn đã đẩy người nông dân đi đến giới hạn thấp nhất
của sự khốn cùng. Khi thực dân Pháp xâm lược, chính quyền thực dân
phong kiến thực hiện chính sách bóc lột kinh tế, đàn áp về chính trị, nô dịch
về mặt tinh thần. Ngoài địa tô, nông dân còn phải đóng các loại tô phụ
khác. Nạn phu phen tạp dịch là nỗi lo âu của nhân dân Diễn Châu. Vào
những năm cuối của thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nhân dân Diễn Châu
thường xuyên bị bắt đi mở đường sắt Vinh – Hà Nội, đường quốc lộ 1A,
đường số 7, đường tỉnh lộ 38, 48, đào hệ thống Nông Giang Bắc Nghệ An,
nạo vét kênh rạch,…Khủng khiếp nhất là nạn đi phu Cửa Rào. Cửa Rào là
vùng thượng nguồn sông Lam, thuộc biên giới Việt – Lào, ít dấu chân
người, điều kiện sống và làm việc vô cùng khắc nghiệt. Vì vậy, nhiều
người dân đã bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc ấy, những người sống sót trở
về thì bệnh tật đầy người, tiều tuỵ, thất thểu như những bóng ma.
Trước cách mạng tháng Tám, hàng năm ở Diễn Châu có hàng trăm
người phải rời bỏ gia đình phiêu bạt khắp nơi kiếm ăn, hoặc làm phân bón
cho các đồn điền cao su ở Nam Kỳ, Campuchia, làm bia đỡ đạn trong cuộc
chiến tranh thế giới.
Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 đã cướp đi hàng trăm người. Có nhiều
gia đình không còn ai sống sót, nhiều thôn xóm giảm hơn một nửa số dân.
Cuộc sống khổ cực, nông dân Diễn Châu không có lối thoát nào ngoài
con đường nổi dậy chống lại sự thống trị thực dân phong kiến.
Tiểu tư sản ra đời từ trong cuộc khai thác thác thuộc địa lần thứ hai
của thực dân Pháp, phát triển mạnh mẽ về số lượng và bao gồm những tiểu
20


thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, giáo viên, tri thức, học sinh,
những người làm nghề tự do,…. Tuy đời sống có khác nhau nhưng đều bấp
bênh, bị bạc đãi, bị khinh rẽ. Trong khi đó, họ là bộ phận nhạy bén với thời
cuộc nên tiểu tư sản sớm có tinh thần dân tộc, dân chủ, đấu tranh giai cấp.

Bộ phận trí thức, họ mang thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu, các loại
tân thư , tân văn góp phần khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân Huyện
nhà. Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và đường lối cứu
nước của lãnh tụ thiên tài Nguyễn Ái Quốc, lớp thanh niên, tri thức, học
sinh, sinh viên ở Diễn Châu đã sớm nhận thức được trách nhiệm của mình
đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ là những người gieo mầm, châm
ngòi lữa cách mạng quê nhà.
Nói tóm lại, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam
tồn tại hai mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam
với thực dân Pháp, nông dân với giai cấp phong kiến. Tuỳ thuộc vào đời
sống kinh tế mà các giai cấp trong xã hội Việt Nam có thái độ chính trị
khác nhau đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
1.2.

Truyền thống yêu nước và cách mạng.

Diễn Châu là một trong những vùng đất của Nghệ An giàu truyền
thống văn hóa, yêu nước và cách mạng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người
dân Diễn Châu luôn giử vững và phát huy tinh thần kiên trung, nghĩa khí,
dũng cảm chống áp bức, bóc lột, chống ngoại xâm, bền bỉ, kiên cường khắc
phục thiên tai, vượt qua bao cam go để dựng xây cuộc sống ngày càng tốt
đẹp.
Trong lịch sử đánh giặc, Diễn Châu từng được xem là “phên dậu” của
nước nhà. Do địa thế núi sông, biển cả có nhiều hiểm trở “khi thắng có thể
đánh, khi yếu có thể giữ vững”, do tính chất quật khởi nên người Diễn
Châu khi xông pha trận mạc thì dũng cảm bất khuất, khi chịu đựng gian
khổ thì gan góc lầm lì, khi đi theo việc nghĩa thì son sắt thuỷ chung. Vì
vậy, Diễn Châu có lúc trở thành trung tâm của các cuộc khởi nghĩa chống
21



ngoại xâm, có lúc trở thành nơi gửi gắm niềm tin của bộ phận lãnh đạo
trong những giây phút hiểm nghèo nhất của lịch sử dân tộc. Mảnh đất Diễn
Châu ngày nay còn lưu lại gần 90 di tích lịch sử làm rạng rỡ truyền thống
đấu tranh chống ngoại xâm.
Năm 208 TCN, Thục An Dương Vương đã có ý định dựa vào địa thế
Diễn Châu làm nên điểm tựa cuối cùng để xây dựng lại cơ đồ. Không ngờ
kẻ địch nham hiểm “nỏ thần vô ý trao tay giặc” nên An Dương Vương
phải gieo mình xuống cửa biển Thiện Môn, để lại cho con cháu đời sau bài
học cảnh giác với kẻ thù.
Trong suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân Diễn Châu cũng ủng
hộ tích cực cho các cuộc đấu tranh giành độc lập và tự chủ của dân tộc.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã nổ ra vào mùa xuân năm 40, bấy
giờ vùng đất Diễn Châu thuộc quận Cửu Chân, nhân dân Diễn Châu đã
tham gia cuộc khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã làm cho Diễn Châu
trở thành một bộ phận của vương quốc độc lập thời Trưng Vương ( 40-43).
Tiếp theo là các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam vào các năm
137 và144, khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248 đều được nhân dân huyện
Hàm Hoan (nằm trong Hoan Châu) tham gia ủng hộ.
Chế độ phong kiến nhà Đường phát triển đạt đến đỉnh cao dưới thời
vua Đường Huyền Tông, cùng đồng thời, nhà Đường tăng cường trong việc
vơ vét, bóc lột, bòn rút sức người sức của của nhân dân ta và luôn mưu đồ
đồng hoá nhân dân ta, xoá bỏ dân tộc ta. Trong bối cảnh ấy, cuộc khởi
nghĩa Mai Thúc Loan đã nổ ra. Dù rằng căn cứ đặt ở Sa Nam (Nam Đàn)
nhưng nhân dân Diễn Châu cũng đã có những đóng góp lớn làm nên thắng
lợi oanh liệt. Mai Thúc Loan xưng đế, hiên ngang đặt ngang tầm hoàng đế
“thiên triều” và khẳng định quyền độc lập thiêng liêng của dân tộc ta.
Trong buổi đầu của thời kì độc lập, trải qua các triều đại Ngô, Đinh,
Tiền Lê và kể từ thời Lý về sau, mặc dù lãnh thổ của Đại Việt dần được mở


22


rộng về phía Nam, nhưng Diễn Châu vẫn là mảnh đất có vị trí “tiền đồn”,
“phên dậu” phương Nam của Tổ Quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258 – 1288),
nhân dân Diễn Châu đã tích cực giúp Tĩnh quốc đại vương Trần Quốc
Khang trấn thủ Diễn Châu, phối hợp với Chiêu văn vương Trần Nhật Duật
trấn thủ Nghệ An xây dựng vùng Hoan Diễn thành hậu cứ vững chắc tạo
điều kiện thuận lợi cho Thượng tướng Trần Quang Khải chặn đứng được
toàn quân Toa Đô từ Chiêm Thành thọc sâu vào hậu phương của ta hòng
mau chóng kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược. Nhiều con em Diễn Châu
trực tiếp đóng góp một phần xương máu cho nền độc lập mà đến nay sử
sách vẫn còn ghi. Tiêu biểu cho thế hệ đó Hoàng Tá Thốn (Hoàng Đại
Liên) quê Diễn Vạn.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, đầu thế kỉ XV, vị trí và vai
trò của vùng Hoan Diễn lại càng nổi bật, Hồ Quý Ly từng phái nhiều tướng
lĩnh tín cẩn vào xem xét vùng đất Tây Bắc Diễn Châu, xây dựng thành Trài
rào chắn Lạch Vạn làm hậu cứ chống giặc lâu dài.
Mùa thu năm 1407, nền đô hộ của nhà Minh vừa thiết lập, nhân dân
Diễn Châu nổi dậy đốt phá ngục, giết bọn huyện quan, mở màn cho phong
trào chống Minh rộng lớn của nhân dân ta. Khi Trần Ngỗi và Trần Quý
Khoáng nổi dậy chống quân Minh, nhân dân Diễn Châu đã tích cực giúp
nghĩa quân giết tên tay sai trấn thủ Trần Thúc Giao.
Từ năm 1419 đến năm 1424, Vũ Cống và Hoàng Như Diên lại chiêu
mộ nghĩa quân đánh phá phủ đường. Nhà Minh phải ra lệnh cho Trương
Phụ và Trần Hữu mang đại binh vào đàn áp.
Nguyễn Vĩnh Lộc cùng 19 bạn chiến đấu của mình lợi dụng thời cơ
vừa khẩn hoang lập làng, vừa xây dựng lực lượng chống giặc. Thôn Trang
Niên (Mỹ Thành) tồn tại như một làng chiến đấu. Nghĩa quân không những

đánh trả có hiệu lực các cuộc hành quân của giặc mà còn tiến vào đánh các
hang ổ của chúng, lấy của cải đem chia cho dân tháng 10 năm 1421, theo
23


kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nghệ An
là nơi “hiểm yếu đất rộng người đông” làm chỗ “đứng chân”. Nhân dân
Diễn Châu lại nhất tề nổi dậy tham gia cuộc khởi nghĩa. Ngoài việc cung
cấp tin tức tiếp tế lương thực, lực lượng dân binh Diễn Châu đã phối hợp
toán quân Lượng Đinh Lễ từ núi Đông Đình Tiến về giải phóng thành Diễn
Châu. Ba trăm thuyền lương do Trương Hưng chỉ huy từ biển Đông tiến
vào Cửa Vạn vượt sông Bùng chi viện cho lực lượng trong thành Trài bị
tiêu diệt gọn. Sự kiện này ghi thêm một chiến công rực rỡ trong lịch sử
chống ngoại xâm của nhân dân Diễn Châu. Nhiều con em đã trưởng thành
trong chiến trận, Cao Nhân Tới (Diễn Hoa) được phong tước Quận công, 4
anh em Nguyễn Thế Bông, Nguyễn Thế Bính, Nguyễn Thế Tài, Nguyễn
Trung Lao được cử giữ chức Đoàn luyện đô ti sứ; những đóng góp của làng
Cẩm Bào, Long An (Diễn Trường) được lịch sử ghi nhận, góp phần vào
thắng lợi chung trong sự nghiệp kháng chiến chống quân Minh. Sách “Kho
tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ ” có viết:
Nhận thấy Cẩm Bào là một cứ điểm quân sự, nên sau chiến thắng Trà
Lân, chiến thắng Khả Lưu và Bồ Ái, trong những ngày quân Lam Sơn đánh
với quân Minh ở thành Đông Luỹ, Đinh Lễ đã cho quân đóng tại Cẩm Bào.
Cẩm Bào cách thành Đông Luỹ khoảng 4km, theo đường chim bay. Với sự
ủng hộ tích cực của bà con dân làng như cung cấp lương thực, cho trai
tráng đứng dưới cờ, vận tải vũ khí, quân lương…. Đinh Lễ đã lập nên
chiến thắng ở Cửa Vích (tức Cửa Vạn), đánh tan 300 chiến thuyền tiếp
viện của Trương Hùng, bao quanh thành Diễn Châu và sau đó tiến quân ra
Đàng ngoài, chế ngự Tây Đô (Thanh Hoá)….Thiên hạ đại bình, lúc luận
công ban thưởng, Lê Lợi đã nhớ tới Cẩm Bào: gửi tặng vật, cấp cho dân

nhiều ruộng đất, cho gọi tên làng Cẩm Bào…[50,311].
Năm Kỉ Mão (1759), nhân dân Diễn Châu lâm vào một trận đói lớn.
Bọn địa chủ, cường hào lại nhân dịp này làm giàu, ức hiếp dân lành. Hàng
nghìn nông dân Diễn Châu tham gia cuộc khởi nghĩa của Lê Hy, Lê Minh
24


Triệt, Trịnh Hưng. Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, cánh quân của
Lê Hy từ Diễn Châu tiến ra đánh huyện Lôi Dương (Thanh Hoá), qua lại
trấn giữ châu huyện. Không thể dập tắt được các cuộc nổi dậy, nhà vua một
mặt lo chẩn cấp cho dân nghèo, mặt khác phải huỷ bỏ tất cả các toán lính đi
tuần, tìm nhiều cách chiêu an phủ dụ nhân dân trở về nghiệp cũ.
Đến cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa nông dân với
địa chủ diễn ra gay gắt. Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, phát triển
thành chiến tranh nông dân rộng lớn chưa từng có trong lịch sử nước ta.
Đất Diễn Châu lại trở thành chổ dựa vững chắc cho các cuộc khởi nghĩa
nông dân Đàng Ngoài. Khắp vùng Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu lúc
đó diễn ra cuộc khởi nghĩa của nông dân dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Hữu
Cầu.
Cuối thế kỉ XVIII, nông dân Diễn Châu vùng lên mạnh mẽ trong
phong trào Tây Sơn do vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo. Nhân dân
các xã Tiên Lý (Diễn Ngọc), Lý Trai (Diễn Kỷ) tích cực giúp nghĩa quân
quét sạch lực lượng chống đối một bộ phận “ngu trung” do Nguyễn Như
Tiến cầm đầu tại cầu Tiên Lý. Nhân dân Diễn Châu cũng đã có nhiều đóng
góp về nhân lực, vật lực, tài lực cho nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc đại
phá quân Thanh vào mồng 5 Tết Kỉ Dậu (1789). “Có người hoãn ngày
cưới vợ, hay hoãn chuyến đi buôn để kịp ngày nhập ngũ, lên đường đánh
giặc”[33,32]. Nhiều gia đình đã xuất tiền mỗi tháng nuôi từ 3-5 nghìn
nghĩa quân. Sau khi quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, nhân dân huyện nhà
ra sức xây dựng Tiên Lý thành tiền đồn bảo vệ phía Bắc Nghệ An.

Năm 1802, sau khi thắng Tây Sơn, Gia Long lên ngôi vua mở đầu
triều Nguyễn, 18 năm trị vì gia Long dồn sức trả thù Tây sơn và thẳng tay
đàn áp hàng trăm cuộc nổi dậy của nông dân từ Bắc chí Nam. Nghệ An bấy
giờ trở thành một trong những trung tâm của phong trào. Năm 1807, trấn
Nghệ An đã có những cuộc bạo động khắp các phủ huyện. Trần Thuần chia
binh đi đánh dẹp mãi không được.
25


×