Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Mỹ học hiện đại, quan điểm về cái đẹp của Mác – Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.68 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG

2
2

I. Quan điểm về Mỹ học trước Mác

3

1. Cái đẹp trong mỹ học duy tâm khách quan
2. Cái đẹp theo mỹ học duy tâm chủ quan
3. Cái đẹp theo mỹ học duy vật trước thế kỉ XIX
II. Mỹ học hiện đại, quan điểm về cái đẹp của Mác – Lênin
III. Các hình thức của cái đẹp
1. Cái đẹp trong tự nhiên
2. Cái đẹp trong xã hội
3. Cái đẹp trong nghệ thuật
KẾT LUẬN

3
4
4
5
6
6
7
9



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

13

12

LỜI MỞ ĐẦU
Phạm trù là một trong những phương tiện nhận thức thế giới được dùng
trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội. Nó là là khái niệm
chung nhất có giới hạn, có khả năng hàm chứa nhiều nhất. Trong vô vàn những

1


sự vật, hiện tượng, quá trình hỗn loạn của thế giới xung quanh con người cần
tách riêng một thứ nào đó ra, tập trung sự chú ý vào nó, xác định những đặc
điểm tiêu biểu và quy luật phát triển của nó, xem xét quan hệ qua lại của nó đối
với những thứ khác.
Cái đẹp là một phạm trù mỹ học, trong đó phản ánh và đánh giá những hiện
tượng của hiện thực và những tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con người một
cảm giác khoái lạc về mặt thẩm mỹ, biểu hiện dưới hình thức cảm tính, đồng
thời xác định giá trị thẩm mỹ của đối tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện,
xem chúng là các hiện tượng có giá trị thẩm mỹ cao nhất.

NỘI DUNG
So với các phạm trù thẩm mỹ khác, cái đẹp ra đời sớm nhất. Cảm xúc thẩm
mỹ do cái đẹp gợi ra trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại gắn liền với các
công cụ và sản phẩm lao động trong đó cái tiện lợi còn hòa nhập với cái thẩm
mỹ. Dần dà cùng với sự phát triển của tư duy và tình cảm, cái thẩm mỹ tách ra

khỏi cái tiện lợi, song vẫn liên hệ ở mức độ này mức độ khác, bằng cách này
cách khác với cái tiện lợi.
Mặc dầu lịch sử của cái đẹp hầu như gắn liền với lịch sử của loài người,
mặc dù con người trong suốt quá trình sinh sống từ cổ xưa đến ngày nay không
ngừng tìm hiểu và lý giải cái đẹp, song để đi đến một quan niệm thống nhất
tương đối về cái đẹp quả không mấy dễ dàng. Bởi cái đẹp là một phạm trù thẩm
mỹ phổ biến không chỉ có trong thiên nhiên mà còn có trong xã hội, không chỉ
có nơi con người mà còn có trong mọi hoạt động và sản phẩm gắn liền với con
người. Đó còn bởi sự cảm nhận về cái đẹp vô cùng tinh tế và muôn vẻ. Người ta
có thể dễ dàng nói “cái gì đẹp?” nhưng rất khó trả lời “cái đẹp là gì?”.
I. Quan điểm về Mỹ học trước Mác

2


1. Cái đẹp trong mỹ học duy tâm khách quan
Thứ nhất, mỹ học duy tâm khách quan đều coi nguồn gốc của cái đẹp ở
“thế giới ý niệm” (Platông) hay “ý niệm tuyệt đối” (Hêghen), - đó là cái từ thế
giới thuần túy trừu tượng bên ngoài sự vật, truyền tính thẩm mỹ vào các sự vật
chứ không có cơ sở khách quan. Nói một cách chính xác hơn, theo họ cái đẹp
không phải là thuộc tính của vật chất mà là thuộc tính của tinh thần có trước và
quyết định tính thẩm mỹ của hiện thực.
Platông coi cái đẹp thuộc về thế giới tinh thần, nó tồn tại ở thế giới giới ý
niệm và chi phối cái đẹp trong tất cả các sự vật cảm tính. Ông khẳng định nguồn
gốc, bản chất và qui luật của cái đẹp là thế giới ý niệm. Theo quan điểm của
Platông cái đẹp là một ý niệm có sẵn, nó sản sinh ra cái đẹp của mọi sự vật và
soi sáng cái đẹp nơi tâm hồn con người. Cái đẹp tồn tại vĩnh cửu, nó không bị
hủy diệt, không tăng không giảm, nó không đẹp ở chỗ này mà xấu ở chỗ khác.
Đối với cái gọi là sáng tạo thẩm mỹ chẳng qua chỉ là sự “Thần nhập” hay “sự
“mách bảo” của thần linh. Tư tưởng này được các nhà thần học thời trung cổ

khẳng định lại. Đó là tư tưởng của Tômát Đacanh, khi ông cho rằng: cái đẹp là
sự nhận thức mang lại sự thích thú. Cái đẹp chân chính là Chúa. Vì thế muốn
nhận thức được cái đẹp phải hòa mình vào Chúa.
Ở một hình thức khác, Hêghen cho rằng “ý niệm tuyệt đối” vận động đến
một trình độ nào đó thì nảy sinh cái đẹp (cái đẹp trong nghệ thuật). Cái đẹp
chính là sự thể hiện đầy đủ của ý niệm trong một một sinh thể riêng lẻ, rằng cần
phải loại bỏ cái đẹp trong tự nhiên và nếu có cái đẹp trong tự nhiên thì nó chỉ là
sự phản ánh cái đẹp tinh thần.
2. Cái đẹp theo mỹ học duy tâm chủ quan
Mỹ học duy tâm chủ quan cho rằng cái đẹp phụ thuộc vào ý thức chủ quan
của con người mà cụ thể hơn là ý thức chủ quan của mỗi cá nhân sản sinh ra cái
đẹp. Trong quá trình cảm thụ thẩm mỹ của các hiện tượng, sự vật cảm tính, con
người mang tính thẩm mỹ truyền vào nó và làm cho nó trở nên đẹp.Một trong

3


những đại diện tiêu biểu của mỹ học duy tâm chủ quan là Kant. Theo ông, vấn
đề chủ yếu không phải cái gì là cái đẹp, mà phán đoán về cái đẹp là gì. Phán
đoán về cái đẹp là phán đoán về thị hiếu, đó là sự thưởng ngoạn thẩm mỹ của cá
nhân, là cái tự do và không vụ lợi. Cho nên, không có khái niệm về cái đẹp và
cũng không có qui tắc phán đoán về cái đẹp. Vì vậy, mỹ học duy tâm chủ quan
về cái đẹp coi tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp sẵn có trong mỗi cá nhân, là cái gì đó
gợi lên khoái cảm thẩm mỹ thì đó là cái đẹp. Ông nói: “cái đẹp không tồn tại
trên đôi má hồng của người thiếu nữ, nó chỉ tồn tại trong mắt của những kẻ si
tình”.
3. Cái đẹp theo mỹ học duy vật trước thế kỉ XIX
Mỹ học duy vật trước thế kỷ XIX, từ Arixtốt đến Điđơrô đến Tsécnưsépxki
đều khẳng định cái đẹp không phải là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối hay ý
muốn chủ quan của con người, nó không tồn tại thuần túy, mà chính là thộc tính

khách quan vốn có của các sự vật và hiện tượng. Tuy nhiên, do những nguyên
nhân về mặt lịch sử thì mỹ học duy vật trước đây đã không giải thích đúng đắn
bản chất của cái đẹp.
Trước hết, họ coi bản chất của cái đẹp thể hiện ở quan hệ hình thức giữa
các yếu tố tự nhiên như vật lý, sinh học, hoá học tồn tại khách quan, có trước
con người. Chính vì vậy cái đẹp thường được coi là cái “tính có tỷ lệ”, “sự cân
xứng”, “sự hài hoà” hoặc là sự “thống nhất trong đa dạng”. Một số nhà mỹ
học Anh đã cố gắng xác định những dấu hiệu chung của cái đẹp. Ví dụ như bố
cục đẹp nhất là bố cục kim tự tháp, trong điêu khắc hình tượng con người đẹp
nhất giống như chữ S, cũng chính là hình tượng phổ biến của các vị thần Hy
Lạp.
Đáng lưu ý nhất là quan điểm của nhà mỹ học Nga Tsécnưsépxki. Ông định
nghĩa cái đẹp: Cái đẹp là cuộc sống.“Một tồn tại được gọi là đẹp là tồn tại trong
đó chúng ta nhìn thấy cuộc sống đúng như quan niệm của mình, một đối tượng

4


đẹp là đối tượng chứng tỏ nó mang một cuộc sống hay gợi cho chúng ta ý niệm
về cuộc sống”
Các nhà mỹ học duy vật trước XIX đã tách rời tính lịch sử cụ thể của các
hiện tượng thẩm mỹ của cái đẹp khi họ đi tìm bản chất của cái đẹp ở mối quan
hệ nội tại giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tuợng trong khi
lẽ ra phải tìm cái đẹp, cũng như mọi hiện tượng thẩm mỹ khác, ở mối quan hệ
giữa các sự vật, hiện tượng với xã hội.
II. Mỹ học hiện đại, quan điểm về cái đẹp của Mác – Lênin
Các Mác là người đầu tiên phát hiện ra bản chất của cái đẹp gắn liền với lao
động. Cái đẹp không phải là cái vốn có. Chưa có con người và lao động thì chưa
có hiện tượng thẩm mỹ trong cuộc sống thì chưa có cái đẹp.
Cái đẹp mang lại niềm hứng thú không phải chỉ cho một cá nhân riêng lẻ

nào đó mà phải mang lại hứng thú phổ biến có tính xã hội. Cái đẹp vì thế mà tồn
tại độc lập với chủ thể cá nhân. Cái đẹp gắn liền với hoạt động thực tiễn của chủ
thể, thỏa mãn được tình cảm thẩm mỹ của chủ thể do các thước đo lý tưởng xã
hội định hướng.
Quan hệ thực tiễn của con người không chỉ ở lao động mà có trong đấu
tranh xã hội. Mọi hoạt động nhằm cải thiện các quan hệ xã hội cho phù hợp với
ước mơ của mình đều gây được hứng thú thẩm mỹ.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, cái đẹp ra đời từ lao động, gắn bó chặt chẽ
với cái thật, cái tốt và cái hữu ích. Cái đẹp xuất hiện trong quan hệ thẩm mỹ, nó
có những yếu tố chung với quan hệ thẩm mỹ. Xa rời cái thật không thể có cái
đẹp. Đối lập với cái thật, cái đẹp sẽ thiếu vắng nội dung, không có cái đẹp chân
chính nào lại không có ích. Cái thật, cái tốt, cái có ích phải gắn liền với các hình
tượng sinh động mới là cái mỹ. Cái mỹ với tư cách là cái đẹp là một cái mỹ đặc
trưng bởi tính hài hòa của nó.

5


Cái đẹp là một phạm trù mỹ học cơ bản, giữ vị trí trung tâm trong quan hệ
thẩm mỹ giữa con người với hiện thực, xuất phát từ thực tiễn, tồn tại dưới dạng
hình tượng toàn vẹn, cân xứng hài hòa gây được khoái cảm thẩm mỹ tích cực
đối với chủ thể xã hội.
III. Các hình thức của cái đẹp
1. Cái đẹp trong tự nhiên
Tự nhiên là nơi bắt đầu của mọi cái đẹp, vẻ đẹp của mây, gió, trăng, hoa,
tuyết núi sông là nguồn cảm hứng và đồng thời là đối tượng miêu tả của nghệ
thuật, cũng như nó thể hiện tính đa dạng, phong phú, sinh động trong quan hệ
thẩm mỹ của con người.
Các nhà mỹ học mỹ học duy tâm không phủ nhận cái đẹp trong tự nhiên,
nhưng cho rằng: cái đẹp trong tự nhiên dù thể hiện dưới hình thức nào, chúng

vẫn là cái đẹp không chủ ý, là cái phù du, là cái đẹp không có tinh thần, thiếu lý
tưởng. Ngược lại, các nhà mỹ học duy tâm chủ quan cũng bỏ quên cái đẹp vốn
có của tự nhiên và có khuynh hướng tuyệt đối hoá tình cảm cá nhân con người
con người khi phán quyết cái đẹp của tự nhiên.
Các nhà mỹ học duy vật trước trước thế kỷ XIX đã thừa nhận cái đẹp của tự
nhiên, đó cũng là các sự vật, hiện tượng xét về các khiá cạnh vật lý, hoá học,
sinh học nhưng đó là tự nhiên không đặt trong quan hệ thực tiễn của con người.
Đồng thời, khuynh hướng sùng bái cái đẹp trong tự nhiên sẽ dẫn đến chủ nghĩa
tự nhiên trong nghệ thuật và coi nghệ thuật chỉ là sự “bắt chước” thuần túy giới
tự nhiên.
Các nhà mỹ học hiện đại cũng thừa nhận cái đẹp của tự nhiên. Nhưng đó là
quá trình con người “đồng hoá” hiện thực bằng hoạt động thẩm mỹ. Sự đồng
hoá hiện thực bằng thẩm mỹ, chính là sự hài hoà trong mối quan hệ giữa khách
thể và chủ thể, nó phụ thuộc không chỉ vào những thuộc tính tự nhiên của các
hiện tượng thiên nhiên, mà cả vào những nhân tố chủ quan, nên nó mang dấu ấn

6


chủ quan. Chính điều đó cắt nghĩa và lý giải đến một giới hạn nhất định cho sự
khác biệt trong những đánh giá thị hiếu thẩm mỹ của mỗi con người. Giới hạn
về sự chấp nhận được đánh giá thẩm mỹ khác nhau sẽ bị phá vỡ khi người ta
lầm lẫn vẻ đẹp của bản thân tự nhiên với quan hệ hài hoà giữa tự nhiên và hoạt
động thực tiễn của con người, khi người ta đồng nhất vẻ đẹp của tự nhiên với cái
lợi ích, với giá trị thực tiễn, với ý nghĩa con người của các hiện tượng tự nhiên.
Như vậy, cái đẹp trong tự nhiên là cái có năng lực biểu hiện sức sống tồn
tại và phát triển, là cái có khả năng gợi mở cho con người khám phá bản chất
chân chính của mình. Nó cũng là cái có thể gợi mở sự liên tưởng, sức sáng tạo
và phát triển của con người làm xuất hiện ở tâm hồn con người những rung động
thẩm mỹ, những cảm xúc mê say, tích cực, khiến cho con người khát vọng và

yêu đời và muốn cống hiến nhiều hơn cho những mục đích và lý tưởng chân
chính của mình.
Cái đẹp trong tự nhiên tuy tồn tại khách quan, nhưng chỉ là một tiềm năng,
một sức sống và là đẹp theo đúng nghĩa chân chính của nó khi con người “đồng
hóa” giới tự nhiên bằng thẩm mỹ trong hoạt động thực tiễn của con người.
2. Cái đẹp trong xã hội.
Cái đẹp trong xã hội - cái đẹp trong hoạt động của con người thể hiện ở tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, vui
chơi, giải trí, thể thao, hội hè. Cái đẹp trong xã hội cũng rất phong phú, nhiều
hình nhiều vẻ, nó phối hợp được cả vẻ đẹp mầu sắc, hình dáng, cả vẻ đẹp bên
ngoài lẫn vẻ đẹp bên trong bắt nguồn từ quan niệm chính trị - đạo đức - truyền
thống – phong tục. Chẳng hạn cái đẹp của con người với tính cách sản phẩm của
tự nhiên nó mang tính vật chất – vẻ đẹp bên ngoài: thân thể – vóc dáng tự nhiên;
nhưng con người còn là sản phẩm của xã hội là vẻ đẹp xã hội: tinh thần – vẻ đẹp
bên trong tâm hồn bộc lộ qua sự hoàn thiện về mặt nhân cách, về lý tưởng chính
trị, lý tưởng đạo đức xã hội.

7


Khác với cái đẹp vốn có của tự nhiên, cái đẹp trong xã hội có liên quan mật
thiết đến các lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức. Bởi vì cơ sở đánh giá cái đẹp
trong tự nhiên liên quan tới tính qui luật và tính hợp lý của các hiện tượng tự
nhiên trong quan hệ thẩm mỹ của con người. Thì ngược lại cơ sở đầu tiên đánh
giá cái đẹp trong xã hội lại là lao động sản xuất. Cái đẹp trong xã hội là cuộc đấu
tranh để thực hiện lý tưởng thẩm mỹ, để xây dựng một xã hội tốt hơn, đẹp hơn.
Một xã hội đẹp là xã hội mà ở đó chủ nghĩa nhân đạo trở thành văn hoá, văn
minh và cũng là một giá trị nhân văn sâu sắc thấm sâu đậm trong quan hệ giữa
con người và con người.
Tuy dựa vào nền tảng của lao động sản xuất của xã hội, nhưng cái đẹp

trong xã hội lại phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ phức tạp, do đó, khi đánh giá
cái đẹp trong xã hội, con người phải dựa vào hai hệ tiêu chí cơ bản: hệ tiêu chí:
Chân – thiện – mỹ và hệ tiêu chí: tính lịch sử, giai cấp, nhân dân, dân tộc và tính
thời đại trong sáng tạo và cảm thụ cái đẹp.
Hệ tiêu chí: chân - thiện – mỹ đánh giá cái đẹp trong xã hội giúp con người
phát hiện ra sự thật của cuộc sống và nhận thức đúng đắn về các mối quan hệ
thực tại của tự nhiên và xã hội, chỉ cho ta cách giải quyết các mâu thuẫn và xung
đột đó một cách có cơ sở khoa học, mang lại hiệu quả ngày cao của quá trình cải
tạo hiện thực. Thật vậy, cái chân – cái thiện – cái mỹ đánh giá cái đẹp trong xã
hội là những phương tiện tốt nhất để con người đạt được sự hài hòa, hoàn chỉnh
các phẩm chất cao qúi nhất của tâm hồn, trong đó, sự tiếp nhận, hưởng thụ cái
đẹp mang lại cho con người một một khoái cảm tinh thần – một sự tổng hợp cảm
xúc.
Hệ tiêu chí: Tính lịch sử, giai cấp, dân tộc và thời đại. Ngoài mối liên hệ
chân – thiện – mỹ, chúng ta còn phải đặt cái đẹp trong quan hệ với tính lịch sử,
tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại. Bởi vì trong hoạt động định hướng
của con người chúng ta thấy rõ là, khởi điểm và mục đích của hoạt động xã hội
bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định, nó xuất phát từ

8


những nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể của mỗi một hình thái kinh tế – xã hội cũng như
các thời đại nhất định. Cho nên, quan niệm về cái đẹp cũng thay đổi và phát
triển có tính chất lịch sử và tính chất lịch sử đó thể hiện ở tính giai cấp, tính
nhân dân, dân tộc và tính thời đại.
3. Cái đẹp trong nghệ thuật.
Nghệ thuật là thế giới của cái đẹp nó thể hiện tập trung của mọi quan hệ
thẩm mỹ. Nói cách khác, trong bất kỳ hoạt động nào của con người cũng hướng
đến sự sáng tạo ra cái đẹp, vươn đến cái đẹp nhưng không ở đâu qui luật ấy lại

bộc lộ rõ nét, không ở đâu việc sáng tạo ra cái đẹp lại chiếm một vị trí quan
trọng như trong nghệ thuật. Ở đây cái đẹp trong nghệ thuật không chỉ là sự phản
ánh tính chân thật cuộc sống hiện thực, mà còn là phản ánh bằng tài năng sáng
tạo của người nghệ sỹ. Cũng chính vì vậy, nghệ thuật không phải nơi độc quyền
sáng tạo ra cái đẹp, mặc dầu trong mọi hoạt động sáng tạo của con người đều có
hiện diện của yếu tố thẩm mỹ – yếu tố cái đẹp; nhưng nghệ thuật là hình thái cao
nhất, tập trung nhất của qui luật sáng tạo cái đẹp trong việc đáp ứng nhu cầu
thẩm mỹ và nhu cầu tinh thần nói chung của con người.
Cái đẹp trong nghệ thuật nó đều biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật. với
tính cách là một dạng thức phản ánh khác về chất với các hình thức phản ánh
khác của hoạt động nhận thức, - đó là sự phản ánh cô đặc tình cảm, lý trí với
cách thể hiện vừa cảm tính lại vừa cụ thể. Trong “Hiện tượng học tinh thần”,
Hêghen thật có lý, khi ông chia nhận thức của con người ra làm ba nhóm: triết
học có phương thức nhận thức bằng khái niệm; tôn giáo nhận thức bằng cảm
niệm (biểu tượng), nghệ thuật nhận thức bằng hình tượng (chiêm ngưỡng).
Hình tượng nghệ thuật, thông thường nó được phân tích ở các cấp độ khác
nhau để làmsáng tỏ ở khía cạnh phép biện chứng giữa lý tính và cảm tính, khách
quan và chủ quan, điển hình và khái quát. Việc nghiên cứu các cấp độ tồn tại của
hình tượng nghệ thuật là công việc hết sức quan trọng đối với việc làm rõ đặc

9


trưng của nghệ thuật. Bởi vì là cơ sở phương pháp luận để xem xét bất cứ khía
cạnh nào của hình tượng nghệ thuật, nhất là vai trò của nghệ thuật trong đời
sống tinh thần con người.
Đặc trựng cái đẹp trong nghệ thuật, trước hết thể hiện ở tính điển hình của
nó. Cái đẹp trong hình tượng nghệ thuật tồn tại như một chỉnh thể thống nhất
biện chứng giữa cái chung và cái riêng, trong đó cái chung đã được cá biệt hóa,
cái cá biệt đã được khái quát hóa, điển hình hóa. Mỗi hình tượng nghệ thuật là

một cái riêng độc đáo, là sự không lặp lại bất kỳ cái riêng nào khác được thể
hiện bằng các thủ pháp nghệ thuật khác nhau: hư cấu, tưởng tượng, ước lệ. Nó
mang tính mở và không bao giờ kết thúc.
Đặc trưng cái đẹp trong nghệ thuật còn biểu hiện ở sự thống nhất giữa nội
dung và hình thức. Chính vì vậy, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật là cái đẹp
hoàn chỉnh, tính gọt giũa, trau chuốt của các yếu tố hình thức mà người nghệ sỹ
phải góp nhặt, thâu tóm cái đẹp trong hiện thực để sáng tạo nó trong tác phẩm
nghệ thuật. Xét về nguồn gốc, về tính có trước và phong phú thì cái đẹp trong tự
nhiên, cái đẹp trong xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của con người đều
được phản ánh dưới các hình thức khác nhau trong hình tượng nghệ thuật – sáng
tạo nghệ thuật. Sự hoàn thiện và hấp dẫn của cái đẹp trong nghệ thuật đã được
Hoàng Đức Lương nhận xét khá thú vị: “Đến như văn thơ, thi nại là sắc đẹp
ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà
xem, miệng tầm thường mà nếm được”.
Nếu như chúng ta xét mối liên hệ giữa nội dung và hình thức trong các ca
khúc củaTrịnh Công Sơn, thể hiện tư tưởng triết lý Phương Đông, nhất là Phật
giáo, giàu tính nhân văn, sự hướng thiện cũng như khát vọng được sống, được
yêu và luôn tìm cách trả lời những câu hỏi của thực, của ảo trong cuộc đời, rồi
như ông còn để ngỏ cho mọi người tìm cách giải đáp tiếp cho ông những vấn đề
đó: “ Ở trọ”, “Một cõi đi về”, “Nhớ mùa thu Hà Nội”, “Diễm xưa”, “Hạ trắng”,
“ Nối vòng tay lớn”, “Đoá hoa vô thường”. Và Trịnh Công Sơn đã từng nói:

10


“Tôi chỉ là người hát rong đi qua miền đất này để hát lên linh cảm của mình về
những giấc mơ Đời. Những giấc mơ, mà ở đó mỗi bài hát của tôi là một lời tỏ
tình với cuộc sống, một lời nhắn nhủ thầm kín và những nỗi niềm tuyệt vọng, và
cũng là một nỗi lòng tiếc nuối khôn nguôi đối với buổi chia lìa (một ngày nào
đó) cùng mặt đất mà tôi đã một thời chia sẻ những buồn vui cùng mọi người…”.

Và rồi cũng nghe Trịnh Công Sơn dự cảm về một chuyến đi xa của mình qua
những ca khúc: “Ở trọ”, “Cát bụi”, “Một cõi đi về”. Khi chia tay Trịnh Công
Sơn về chốn xa xăm cuối trời, chúng ta vẫn nghe đâu đó lời ca:
Con chim ở đậu cành tre/ Con cá ở trọ trong khe nước ngầm/ Tôi nay ở trọ
trần gian/ Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời…
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức cái đẹp trong nghệ thuật là quan hệ
giữa lý tưởng thẩm mỹ nhất định nhằm đánh giá các hiện tượng thẩm mỹ của
cuộc sống được diễn tả hình tượng phù hợp với bản chất của lý tưởng thẩm mỹ
đó. Biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật có liên quan đến giữa hư cấu và hiện
thực, lấy cái hư để nói cái thực, lấy cái thực để nói cái thực. Giá trị nghệ thuật
của cái đẹp là giá trị tư tưởng nằm ở cả nội dung và hình thức. Nghệ thuật đẹp
luôn có một nội phong phú và hình thức hấp dẫn. Chất lượng nghệ thuật không
thể chia cắt giữa nội dung và hình thức.
Như vậy, cái đẹp trong nghệ thuật trước hết là cái đẹp của hiện thực cuộc
sống mà nó phản ánh, là vẻ đẹp của tự nhiên, của xã hội của con người đã được
những người nghệ sỹ sáng tạo và biểu đạt bằng các cấp độ khác nhau của hình
tượng nghệ thuật bằng tính điển hình hoá, trong mối quan hệ giữa cái chung –
cái riêng, giữa nội dung – hình thức. Cái đẹp là một giá trị, nhưng cái đẹp trong
nghệ thuật là một giá trị tổng hợp của giá trị thẩm mỹ, triết học, chính trị, đạo
đức, văn hoá. Những tác phẩm nghệ thuật của nhân loại bao giờ cũng là các tác
phẩm mà ở đó bao chứa những khát vọng vươn tới cái đẹp, cái cao thượng ở sự
hoàn mỹ, ở một hình thức hấp dẫn đích thực của nó trong các ngôn ngữ đặc thù
của nghệ thuật.

11


KẾT THÚC
Trong nội tại mỗi con người, ai cũng ẩn sâu một chút duy mỹ, dù nhiều hay
ít, con người sinh ra vốn yêu thích cái đẹp, cái đẹp gắn với bản chất sáng tạo của

con người, gắn với quá trình hoàn thiện, hoàn mỹ của con người, gắn với sự sản
sinh ra chính con người. Cái đẹp mỗi thời được gán vào nó một quan niệm khác
nhau. Đặc biệt hơn, cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp của mọi cái đẹp, đến
nghệ thuật, sự vật có giá trị thẩm mỹ tự nó đã đẹp thêm hai lần. Và tiêu chí để
đánh giá cái đẹp là Chân - Thiên - Mỹ, trong biểu hiện phong phú cúa nó qua
tính dân tộc, tính nhân dân, tính giai cấp, tính nhân loại.
Hiện nay chúng ta đang xây dựng một xã hội mới. Cuộc đấu tranh giữa cái
đẹp và cái xấu đang diễn ra quyết liệt. Cùng với sự tiếp biến các giá trị thẩm mỹ
tiến bộ của nhân loại thì nhiều cái xấu cũng đang len lỏi vào đời sống của nhân
dân ta. Các cái xấu này chính là mặt đối lập của cái đẹp đã khơi dậy các thị hiếu
thấp hèn, có nguy cơ làm băng hoại các giá trị truyền thống đã từng tồn tại lâu
đời trong tình cảm và tâm hồn của nhân dân ta. Chính vì lẽ đó việc tìm hiểu và
nhận thức đúng đắn về cái đẹp cần phải bắt nguồn từ những quan niệm trong
lịch sử cũng như trong mỹ học Mác Lê Nin, qua đó có thể biết đươc ý nghĩa của
cái đẹp qua các loại hình nghệ thuật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khái niệm phạm trù – Wikipedia.org

12


13



×