Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thiết kế máy sàng rung có hướng chương 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.64 KB, 11 trang )

ĐATN:Thiết kế máy sàng rung có hướng Khoa Cơ Khí
Phần V
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT,SỬ DỤNG,SỬA CHỮA-BẢO TRÌ MÁY VÀ
AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI VẬN HÀNH MÁY
1.Hướng dẫn lắp đặt máy sàng:
1.1)Phương pháp lắp đặt lưới sàng:
Máy thiết kế dùng phương pháp bố trí lưới sàng kiểu liên tiếp, vị trí các lưới sàng
được mô tả trong hình sau:
50×50
1200
30×30
1000 1500
Kích thước lưới sàng mắt lớn:
)(12001000 mm
×
Kích thước lưới sàng mắt nhỏ:
)(12001500 mm
×
Cỡ mắt sàng có thể thay đổi từ
)(505 mm
÷
tuỳ theo nhu cầu.
Khi lắp sàng vào máy, để trong quá trình hoạt động vật liệu không bị mắc lại thì bắt
buộc sàng mắt lớn phải được bố trí nằm dưới sàng mắt nhỏ theo kiểu gối đầu.
50×50
30×30
Kiểu bố trí gối đầu
Đối với lưới sàng mắt nhỏ, ở đầu vào liệu phải được đẩy sâu vào phía dưới máng cấp
liệu.
Svth: Nguyễn Trần Quang Sơn_Lớp: 03-C1C Trang:
96


ĐATN:Thiết kế máy sàng rung có hướng Khoa Cơ Khí
1.2)Phương pháp căng lưới sàng:
Khi lắp và căng lưới sàng phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: lưới sàng phẳng đều,
không có chỗ lồi lên trũng xuống để vật liệu không thể tập trung tại một chỗ tạo lớp dày
làm ảnh hưởng đến hiệu suất của sàng và gây mòn lưới sàng.
Lưới sàng lắp lên khung sàng được kẹp chặt và căng bằng chêm gỗ.
1
2
3
4
Trong đó: 1-Thanh gỗ chèn; 2- chêm; 3- lưới sàng; 4- Vấu kẹp
Nguyên lý làm việc của chêm là khi máy hoạt động, dao động có hướng luôn có xu
hướng đẩy chêm ép chặt vào vấu kẹp( nhờ cách bố trí góc nghiêng của vấu kẹp) do đó
chêm không sút ra được mà sẽ ép chặt lưới sàng xuống sàn máy, giữ cho lưới sàng
không bị sút ra.
Ngoài ra, lưới sàng còn được kẹp chặt bằng các bulông và tấm đệm được bố trí trên
các dầm ngang.
1
2
3
4
Trong đó: 1- bulông; 2- tấm đệm; 3- dầm ngang; 4- lưới sàng.
Sau đây là phương pháp lắp đặt sàng trong thực tế:
Svth: Nguyễn Trần Quang Sơn_Lớp: 03-C1C Trang:
97
ĐATN:Thiết kế máy sàng rung có hướng Khoa Cơ Khí
1.3)Lắp ghép các bộ phận khác:
Lắp đặt khung sàng:
Máy sàng được đặt trên nền móng hay một khung riêng và được cố định để máy
không bị dịch chuyển khi hoạt động.

Dùng các miếng đệm bằng cao su hay nỉ được đặt vào dưới khung máy để giảm chấn.
Các máng lấy liệu và thoát liệu cần được siết đủ lực để không bị lỏng và gây tiếng ồn
khi máy hoạt động.
Lắp động cơ lên giá đỡ:
Động cơ được gắn lên thân giá đỡ đặt nghiêng bằng bulông. Trên giá đỡ có rãnh
thẳng để có thể dịch chuyển puli theo chiều trục khi căng và tháo đai.
Lắp bánh răng và bánh đai lên trục bằng mối ghép trung gian.
Lắp các ổ lăn lên trục bằng mối ghép có độ hở. Khi lắp các ổ bi lên trục thì phải tiến
hành nung nóng đến
C
0
100
. Ổ bi đã nung nóng được đưa lên trục và được đưa đến vị
trí làm việc nhờ lực đẩy dọc trục.
Việc áp khít và vai trục được thực hiện bằng cách dùng búa gõ nhẹ. Khi lắp ổ không
nên đập búa vào vòng cách hoặc các viên bi (nên thông qua vật trung gian).
Nên sử dụng đồ gá lắp ráp vì có thể đảm bảo được độ chính xác, nâng cao năng suất
đồng thời không làm hỏng bộ phận ổ.
Phương pháp lắp này có thể ứng dụng tương tự cho các bánh răng và bánh đai.
Các hoạt động lắp ráp phải được tiến hành cẩn trọng và chính xác để không ảnh hưởng
đến hoạt động của máy sau này.
Qui trình lắp ráp các chi tiết trong bộ gây rung của máy như sau:
Svth: Nguyễn Trần Quang Sơn_Lớp: 03-C1C Trang:
98
ĐATN:Thiết kế máy sàng rung có hướng Khoa Cơ Khí
1)Thông thường ổ lăn được lắp trước tiên. Nhưng nếu là đầu trục có lắp bánh răng
đồng tốc thì vòng chắn dầu được lắp trước tiên.
2) Vì ổ lăn sử dụng là loại ổ đũa côn có thể tháo rời vòng trong với vòng ngoài nên ta
sẽ lắp riêng từng bộ phận này (vòng trong với trục, vòng ngoài với bạc) sau đó tiến
hành lắp hay vòng ổ lại với nhau.Có thể chế tạo đồ gá đặc biệt để có thể lắp ráp cả hai

trục cùng một lúc (nhờ sự tương đồng giữa hai trục), nâng cao năng suất.
3) Sau khi hoàn thành giai đoạn này, tiếp theo ta tiến hành lắp bánh răng và bánh đai
lên trục.
Chú ý trong quá trình lắp ráp cần tiến hành cho mỡ bôi trơn vào các ổ. Mỡ giúp bảo vệ
các bộ phân ổ không bị rỉ sét, giảm tiếng ồn khi làm việc.
Việc lắp ráp bộ gây rung phải đảm bảo được các yêu cầu kĩ thuật đề ra.
Sau khi lắp ráp xong cả cụm chi tiết cần tiến hành đo kiểm các thông số kĩ thuật cần
thiết. Đồng thời kiểm tra độ trơn tru khi vận hành. Kịp thời khác phục các sai sót hay
nhược điểm phát sinh như : trục làm việc gây ồn hay không trơn tru…Những lỗi này do
mỡ bôi trơn không đủ hay có sự cọ xát giữa các chi tiết khi làm việc, mỡ bôi trơn bị bẩn.
Trong quá trình chạy thử sẽ phát sinh nhiệt trong bộ phận ổ. Nhưng không được vượt
quá
C
0
60
.Chỉ khi chạy thử máy trong điều kiện khắc nghiệt (môi trường có nhiều
nhiệt) mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu đề ra thì mới rút ra được kết luận cuối cùng về
chất lượng lắp máy.
2.Hướng dẫn sử dụng máy sàng:
Việc vận hành máy sàng cần đảm bảo được các điều kiện an toàn cao về điện và khu
vực hoạt động.
Trước khi mở máy cần phải làm công tác kiểm tra lại mỡ bôi trơn trong các ổ bi, trục
có dễ quay hay không, trạng thái và độ căng của đai, tình trạng lưới sàng…
Vật liệu đưa vào sàng nên được cấp đồng đều trên khắp chiều rộng lưới sàng và cố
gắng để vật liệu rơi vào vị trí an toàn.
Mở máy: việc mở máy phải tiến hành khi không tải. Sau khi máy hoạt động ổn định mới
tiến hành cấp liệu.
Ngừng máy theo trình tự sau:
Ngừng cung cấp liệu.
Cho máy hoạt động đến khi không còn vật liệu trên sàng .

Cắt động cơ điện.
3.Bảo dưỡng và sửa chữa máy sàng:
Sau khi làm việc một thời gian các chi tiết máy bị mòn, máy làm việc giảm chất
lượng, giảm năng suất và có thể gây hư hỏng phải bảo dưỡng, sửa chữa. Để duy trì hoạt
động ổn định liên tục của máy và nâng cao tuổi thọ máy cần có kế hoạch bảo dưỡng và
sửa chữa định kỳ. Tất cả những biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm ngăn ngừa hư hỏng
và sửa chữa máy được gọi là hệ thống sửa chữa dự phòng theo kế hoạch.
Nội dung:
Bảo dưỡng hằng ngày:
Svth: Nguyễn Trần Quang Sơn_Lớp: 03-C1C Trang:
99
ĐATN:Thiết kế máy sàng rung có hướng Khoa Cơ Khí
Trước lúc làm việc công nhân cần kiểm tra lại toàn bộ máy, sau khi làm việc cần phải
vệ sinh, nhất là lưới sàng.
Kiểm tra hằng ngày:
Nhằm phát hiện, khắc phục những hư hỏng xảy ra trong quá trình sản xuất như kiểm
tra động cơ, trục rung, lò xo…
Kiểm tra kết cấu định kỳ:
Xác định trạng thái và khả năng làm việc của máy.Kiểm tra độ rơ và độ mòn của các
chi tiết máy.
Kiểm tra chính xác định kỳ:
Kiểm tra về dung sai kích thước của các chi tiết chuyển động.
Bảo dưỡng theo kế hoạch:
Sửa chữa nhỏ:
Khắc phục hư hỏng và thay thế các chi tiết hao mòn nhanh.
Khảo sát toàn bộ máy, kiểm tra và sửa chữa các bộ phận gây rung, lò xo.
Kiểm tra tiếng ồn, chất lượng sản phẩm khi sửa chữa.
Sửa chữa vừa:
Tháo các bộ phận máy ra sửa chữa.
Sơn lại máy.

Kiểm tra, sửa chữa các động cơ điện.
Kiểm tra bộ gây rung.
Kiểm tra lại toàn bộ máy về độ chính xác và chất lượng sản phẩm.
Sửa chữa lớn:
Sửa chữa lại toàn bộ máy gần giống ban đầu, cải tiến và hiện đại hóa máy. Cụ thể khi
sửa chữa vừa và lớn thì tiến hành những bộ phận chính của máy sàng.
1) Sửa chữa bộ gây rung:
Quá trình khó khăn và quan trọng nhất đối với cụm chi tiết là lắp thiết bị rung. Trong
đó chủ yếu nhất là cụm chi tiết ổ bi.
Thời gian làm việc của sàng phụ thuộc vào mức độ chính xác của việc lắp ráp ổ bi.
Trước khi lắp ráp phải tiến hành kiểm tra độ thẳng của trục, độ đồng tâm của lỗ vì độ
không thẳng của trục và độ lệch tâm của lỗ sẽ phá hoại sự làm việc của ổ bi. Việc kiểm
tra độ thẳng của trục đuợc thực hiện trên máy tiện với đồ gá chuyên dùng và đồng hồ so.
Sau khi kiểm tra độ thẳng của trục thì tiến hành kiểm tra mặt mút, chỗ đặt trục và thân ổ
bi. Các chi tiết này phải được rửa sạch bằng dầu và lau chùi cẩn thận. Sau đó nhét mỡ
bôi trơn. Cần chú ý các bề mặt làm việc của vòng trong và vòng ngoài.
2) Sửa chữa lò xo:
Các lò xo xoắn ốc khi sử dụng trong thời gian dài có thể mất tính đàn hồi và thây đổi
kích thước chiều trục (bị ép lại hay dãn ra). Lúc này chúng cần được ủ hay kéo dãn ra,
ép ngắn lại, tôi ở nhiệt độ
C
0
840820
÷
và ram nhẹ ở nhiệt độ
C
0
480380
÷
.

3) Sửa chữa puli:
Svth: Nguyễn Trần Quang Sơn_Lớp: 03-C1C Trang:
100

×