Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

DỰ BÁO NHU CẦU HOẠCH ĐỊNH VẬT TƯ CHO KÍNH CƯỜNG LỰC ĐÌNH QUỐC - LV ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

DỰ BÁO NHU CẦU & HOẠCH ĐỊNH VẬT TƯ
CHO KÍNH CƯỜNG LỰC ĐÌNH QUỐC

HUỲNH THỤY TRÚC GIANG

Tp. HCM, 06/2009
Số TT: 040


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

DỰ BÁO NHU CẦU & HOẠCH ĐỊNH VẬT TƯ
CHO KÍNH CƯỜNG LỰC ĐÌNH QUỐC

SVTH
MSSV
GVHD
Số TT

:
:


:
:

Huỳnh Thụy Trúc Giang
70500687
ThS. Đường Võ Hùng
040

Tp. HCM, 06/2009


Đại Học Quốc Gia Tp.HCM
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA
---------Số : _____/BKĐT
KHOA:
BỘ MÔN:

Quản lý công nghiệp
Quản lý sản xuất

HỌ VÀ TÊN:
NGÀNH :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
---------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HUỲNH THỤY TRÚC GIANG

Quản lý công nghiệp

MSSV:
LỚP:

70500687
QLO5BK01

1. Đầu đề luận văn:
DỰ BÁO NHU CẦU & HOẠCH ĐỊNH VẬT TƯ CHO KÍNH CƯỜNG LỰC ĐÌNH QUỐC
2. Nhiệm vụ:
-

Nghiên cứu môi trường vĩ mô, môi trường ngành, từ đó dự báo xu hướng phát triển của thị trường kính xây
dựng ở Việt Nam.

-

Xây dựng mô hình dự báo nhu cầu ngắn hạn (dự báo tháng) cho dòng sản phẩm kính cường lực của Công
ty cổ phần Đình Quốc năm 2010.

-

Từ kết quả dự báo, tiến hành hoạch định nhu cầu vật tư cho dòng sản phẩm kính cường lực tại Công ty cổ
phần Đình Quốc năm 2010.

3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn:
21/09/2009
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
04/01/2010

5. Họ và tên người hướng dẫn: ThS. Đường Võ Hùng
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Khoa
Ngày
tháng
năm 2009
CHỦ NHIỆM KHOA
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Người duyệt (chấm sơ bộ):
Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ luận văn:

Phần hướng dẫn: 100%

NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN


Thông qua luận văn tốt nghiệp đại học này, tôi kính gửi lời cảm ơn chân thành đến các
thầy cô trong khoa Quản lý công nghiệp đã giảng dạy, truyền đạt và trang bị cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Đặc biệt, xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Giáo viên hướng dẫn của tôi - thầy Đường Võ
Hùng đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý giúp tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ phần Đình Quốc đã đồng ý cho tôi được

thực tập tại Phòng kế hoạch của công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã được
các anh chị tại nhà máy đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thâm nhập môi trường làm việc
thực tế, tìm hiểu và thu thập thông tin cần thiết.
Cuối cùng xin gửi ngàn vạn yêu thương đến cha mẹ, bạn bè, những người yêu dấu đã luôn
bên tôi, động viên, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Sinh viên,
Huỳnh Thụy Trúc Giang

i


TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Nắm bắt được xu thế thị trường, dự báo chính xác nhu cầu, chủ động trong kế hoạch vật
tư là những nhiệm vụ vô cùng cần thiết để một doanh nghiệp đứng vững trong môi trường
cạnh tranh khắc nghiệt ngày nay, đầy cơ hội lẫn rủi ro.
Đề tài “Dự báo nhu cầu và hoạch định vật tư cho kính cường lực Đình Quốc” gồm những
nội dung chính sau:
Thực trạng thị trường kính xây dựng tại Việt Nam nhìn chung có triển vọng phát triển cao
do nhu cầu sử dụng kính trong việc xây lắp và trang trí ngày càng gia tăng, tuy nhiên, các
doanh nghiệp trong nước đang phải hứng chịu những tổn thất do chưa có những quy chế
chưa rõ ràng và sự cạnh tranh thiếu công bằng từ kính nhập khẩu.
Dựa vào sản lượng thực tế tại công ty, luận văn tiến hành dự báo nhu cầu kính cường lực
của công ty cổ phần Đình Quốc trong năm 2010, sử dụng các phương pháp định lượng
mô hình chuỗi thời gian. Kết luận được phương pháp dự báo theo phép hoạch định xu
hướng kết hợp yếu tố mùa vụ có độ sai lệch bé nhất bám sát được tính biến đổi của nhu
cầu.
Sử dụng số liệu dự báo, tiếp tục tiến hành hoạch định nhu cầu vật tư, xác định kích thước
lô hàng, điểm tái đặt hàng cho dòng sản phẩm kính cường lực. Phương pháp lượng đặt

hàng theo thời đoạn cho tổng chi phí bé nhất, được chọn đề xuất lên công ty.

ii


MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI .........................................................................1
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ...........................................................................................2
PHẠM VI ĐỀ TÀI ..............................................................................................2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................2
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...............................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................5
2.1 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ................................................................................5
2.1.1 Khái niệm dự báo.........................................................................................5
2.1.2 Phân loại dự báo .........................................................................................5
2.1.3 Phuơng pháp dự báo định tính .....................................................................5
2.1.4 Phương pháp dự báo định lượng..................................................................6
2.1.5 Lựa chọn mô hình dự báo ............................................................................9
2.1.6 Giám sát và kiểm soát dự báo ....................................................................10
2.2 HOẠCH ĐỊNH VẬT TƯ ..................................................................................13

2.2.1. Kỹ thuật xác định kích thước lô hàng .........................................................13
2.2.2. Điểm tái đặt hàng ......................................................................................17
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CÔNG TY......................................................................18
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN............................................18
CƠ CẤU TỔ CHỨC DQ CORP: .....................................................................21
QUY TRÌNH SẢN XUẤT ................................................................................24
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ..................................26
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ........................................................................27

CHƯƠNG 4: DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ .............................29
4.1 TỔNG QUAN NGÀNH KÍNH XÂY DỰNG ...................................................29
4.1.1. Tốc độ đô thị hóa .......................................................................................29
4.1.2. Triển vọng ngành xây dựng........................................................................30
4.1.3 Tổng quan thị trường kính xây dựng ..........................................................33
4.2. DỰ BÁO NHU CẦU KÍNH CƯỜNG LỰC TẠI DQ CORP. ..........................38
4.2.1 Phương pháp bình quân di động đơn giản .................................................38
4.2.2 Phương pháp bình quân di động có trọng số..............................................40
iii


4.2.3 Phương pháp san bằng số mũ giản đơn .....................................................43
4.2.4 Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng...............................45
4.2.5 Phương pháp hoạch định theo xu hướng....................................................46
4.2.6 Phương pháp hoạch định theo xu hướng kết hợp với tính mùa vụ ..............49

4.2.7 Lựa chọn phương pháp dự báo ..................................................................51
4.2.8 Đối chiếu kết quả dự báo vi mô với xu hướng vĩ mô...................................52
4.3. HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ ...............................................................53
4.3.1 Phương pháp cần lô nào cấp lô đó (Lot for Lot) ........................................54
4.3.2 Phương pháp lương đặt hàng kinh tế (EOQ)..............................................55
4.3.3 Phương pháp lượng đặt hàng theo thời đoạn (POQ)..................................55
4.3.4 Lựa chọn phương pháp hoạch định nhu cầu vật tư.....................................56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................57
5.1. KẾT QUẢ .........................................................................................................57
5.2. KẾT LUẬN.......................................................................................................57
5.3. KIẾN NGHỊ......................................................................................................58

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Tên bảng

Trang

Bảng 4.1: Bảng thống kê Số lượng doanh nghiệp và Doanh thu thuần

30

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng
Bảng 4.2: Kết quả dự báo bằng phương pháp (pp) bình quân di động đơn giản


39

với n = 2
Bảng 4.3: Kết quả dự báo bằng phương pháp bình quân di động có trọng số,

41

với α = 0,05 ; β = 0,95
Bảng 4.4: Kết quả dự báo bằng pp san bằng số mũ giản đơn với α = 0,68

43

Bảng 4.5: Kết quả dự báo bằng pp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng

45

Bảng 4.6: Kết quả dự báo bằng phương pháp hoạch định theo xu hướng

47

Bảng 4.7: Chỉ số mùa vụ của các tháng trong năm

49

Bảng 4.8: Kết quả dự báo bằng phương pháp hoạch định theo xu hướng

49

kết hợp yếu tố mùa vụ

Bảng 4.9: So sánh độ lệch tuyệt đối trung bình và bình phương sai số trung bình

51

giữa các mô hình dự báo
Bảng 4.10: Kết quả dự báo nhu cầu kính cường lực năm 2010 tại DQ Corp.

51

Bảng 4.11: Danh sách nhà cung cấp kính trắng cho DQ Corp.

53

Bảng 4.12: Dự báo nhu cầu vật tư tại DQ Corp.

53

Bảng 4.13: Phương pháp Lot for Lot

54

Bảng 4.14: Phương pháp EOQ

55

Bảng 4.15: Phương pháp POQ

56

Bảng 4.16: So sánh chi phí giữa các phương pháp


56

v


DANH SÁCH HÌNH VẼ

Tên hình

Trang

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu kế hoạch và thực tế

1

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu

3

Hình 2.1: Đồ thị kiểm soát dự báo

10

Hình 2.2: Trình tự tiến hành dự báo định lượng

11

Hình 2.3: Cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu


12

Hình 2.4: Mô hình EOQ cơ bản

14

Hình 2.5: Điểm tái đặt hàng

16

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức

20

Hình 3.2: Cơ cấu nhân sự nhà máy sản xuất

21

Hình 3.3: Quy trình sản xuất kính cường lực tại DQ Corp.

24

Hình 3.5: Doanh thu 2008 theo kênh tiêu thụ

25

Hình 3.4: Doanh thu trong 3 năm 2006 2007, 2008 của DQ Corp.

25


Hình 4.1: Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam

28

Hình 4.2: Giá trị sản lượng xây dựng và GDP giai đoạn 2001-2008

30

Hình 4.3: Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng và GDP giai đoạn 2001-2008

30

Hình 4.4: Số lượng doanh nghiệp và Doanh thu thuần của các doanh nghiệp

32

hoạt động trong ngành xây dựng
Hình 4.5: Cơ cấu nhu cầu vốn ngành xây dựng

32

Hình 4.6: Tổng sản lượng kính xây dựng cả nước

33

Hình 4.7: Dự báo nhu cầu tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng năm 2010 theo vùng

34

Hình 4.8: Dự báo nhu cầu kính xây dựng


35

Hình 4.9: Sản lượng kính cường lực năm 2007, 2008, 2009

38

Hình 4.10: Chênh lệch giữa thực tế & dự báo bình quân di động giản đơn

40

Hình 4.11: Minh họa cửa sổ Solver Parameters trong Excel

41

Hình 4.12: Chênh lệch giữa thực tế và dự báo bình quân di động có trọng số

43

vi


Hình 4.13: Chênh lệch giữa thực tế và dự báo san bằng số mũ giản đơn

45

Hình 4.14: Minh họa cửa sổ Regression trong Excel

47


Hình 4.15: Chênh lệch giữa sản lượng thực tế và dự báo theo phép hoạch định

48

xu hướng
Hình 4.16: Chênh lệch giữa thực tế & dự báo theo phép hoạch định xu hướng
kết hợp yếu tố mùa vụ

vii

50


Chương 1: Mở đầu

SV: Huỳnh Thụy Trúc Giang

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Cơn địa chấn khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 vẫn còn âm ỉ, bên cạnh những khó khăn,
thách thức, khủng hoảng và hậu khủng hoảng chính là cơ hội để doanh nghiệp phát triển.
Với những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế trong những tháng gần đây, chuẩn bị cho giai
đoạn hậu khủng hoảng là cần thiết với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sau khi nền
kinh tế hồi phục. Không nằm ngoài guồng quay đó, thị trường vật liệu xây dựng cuối năm
dự đoán sẽ nóng lên theo thị trường bất động sản do tốc độ xây dựng được đẩy mạnh. Và
chắc chắn rằng từ nay kinh doanh vật liệu xây dựng sẽ bội thu hơn so với thời kỳ ảm đạm

cuối năm 2008 và đầu năm 2009.
Để ứng phó với những biến chuyển đó của thị trường, doanh nghiệp không thể bỏ qua
công tác hoạch định sản xuất nhằm mục đích sử dụng tối ưu nguồn lực hiện có trên cơ sở
thỏa mãn cao nhất nhu cầu của thị trường. Trong đó, dự báo nhu cầu thị trường để có thể
đưa ra những chính sách chiến lược phát triển trong dài hạn, cũng như xây dựng kế hoạch
sản xuất, bố trí nguồn lực, tối thiểu hoá tồn kho trong ngắn hạn là bước đầu tiên quan
trọng nhất để doanh nghiệp đứng vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động và áp
lực cạnh tranh gay gắt.
Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác dự báo đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đồng
thời có cơ hội thực tập tại phòng kế hoạch của công ty cổ phần Đình Quốc, tác giả đã có
điều kiện tìm hiểu thực trạng quy trình, hiệu quả công tác dự báo của công ty. Dựa vào
biểu đồ so sánh doanh thu dưới đây, nhận thấy phương pháp dự báo hiện tại vẫn có
khoảng chênh lệch nhất định so với thực tế và chưa thể bắt kịp được xu hướng biến động
của nhu cầu thị trường.
16000
14000
12000
10000
Doanh
thu
(triệu vnđ)

8000
6000
4000
2000
0
1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tháng (năm 2008)

Doanh thu ke hoach

Doanh thu thuc te

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu kế hoạch và thực tế
Nguồn: Phòng kế hoạch & điều phối - Công ty cổ phần Đình Quốc.
1



Chương 1: Mở đầu

SV: Huỳnh Thụy Trúc Giang

Do đó, tác giả đã cố gắng thu thập, phân tích dữ liệu và xây dựng mô hình dự báo trên
diện vĩ mô (dự báo xu hướng phát triển của thị trường kính xây dựng) và vi mô (dự báo
nhu cầu ngắn hạn, dự báo tháng). Một doanh nghiệp sở hữu phương pháp dự báo nhu cầu
tương lai khoa học và linh hoạt chính là lợi thế cạnh tranh bền vững giúp doanh nghiệp
chủ động đương đầu với thách thức và nắm bắt cơ hội, đó cũng chính là lý do hình thành
đề tài luận văn này.
1.2

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

-

Nghiên cứu môi trường vĩ mô, môi trường ngành, từ đó dự báo xu hướng phát triển
của thị trường kính xây dựng ở Việt Nam.

-

Xây dựng mô hình dự báo nhu cầu ngắn hạn (dự báo tháng) cho dòng sản phẩm kính
cường lực của Công ty cổ phần Đình Quốc năm 2010.

-

Từ kết quả dự báo, tiến hành hoạch định nhu cầu vật tư cho dòng sản phẩm kính
cường lực tại Công ty cổ phần Đình Quốc năm 2010.


1.3

PHẠM VI ĐỀ TÀI

Công ty cổ phần Đình Quốc có rất nhiều dòng sản phẩm đa dạng, bao gồm kính cường
lực, nội thất kính, kiếng cao cấp và quà tặng từ kiếng. Song, do quỹ thời gian hạn hẹp của
một luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ thực hiện dự báo cho dòng sản phẩm kính cường lực.
Thời gian dự báo vĩ mô là ba năm 2010, 2011 và 2012.
Thời gian dự báo vi mô là sáu tháng đầu năm 2010.
Thời gian thực hiện luận văn từ ngày 21/09/2009 đến ngày 04/01/2010.
1.4
-

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin sơ cấp:
Quan sát và phỏng vấn bộ phận Kế họach - Điều phối, bộ phận Sale – Marketing và Ban
điều hành công ty cổ phần Đình Quốc.
Thông tin thứ cấp:
Số liệu thực tế và các văn bản liên quan tại công ty cổ phần Đình Quốc.
Sách và giáo trình về đề tài quản trị sản xuất và điều hành, hoạch định, dự báo nhu cầu.
Tài liệu tham khảo từ các bài viết nghiên cứu, báo cáo tổng hợp, trích lược hội thảo trên
các trang cổng thông tin của Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ xây dựng, Tổng cục thống kê,
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, …

2



Chương 1: Mở đầu

-

SV: Huỳnh Thụy Trúc Giang

Mô hình nghiên cứu

Xác định mục tiêu dự báo

Lựa chọn phương pháp dự
báo thích hợp

Thu thập số liệu

Phê chuẩn mô hình dự báo

Nghiên cứu

đối chiếu
Kết quả dự báo vi mô

thị trường vĩ mô

Hoạch định vật tư

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu

3



Chương 1: Mở đầu

1.5
-

SV: Huỳnh Thụy Trúc Giang

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đối với công ty:

Đề tài được thực hiện nhằm hỗ trợ công tác dự báo nhu cầu sản phẩm và hoạch định mua
vật tư tại Công ty cổ phần Đình Quốc, giúp công ty chủ động hơn trong việc ứng phó với
những biến đổi của thị trường, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trong giới hạn
nguồn lực sẵn có.
-

Đối với người thực hiện:

Nghiên cứu đề tài này giúp người thực hiện nắm bắt được hệ thống sản xuất tại doanh
nghiệp, áp dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết vấn đề thực tế, cũng như có cơ hội
tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực kính cường lực và vật liệu xây dựng.

4


Chương 2: Cơ sở lý thuyết


SV : Huỳnh Thụy Trúc Giang

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1

PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO

2.1.1 Khái niệm dự báo
Trong nền kinh tế thị trường biến động, thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ
thuộc vào chiến lược cạnh tranh, chiến lược định vị và tiềm lực của doanh nghiệp mà còn
một yếu tố then chốt nữa đó chính là nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Các dự báo sẽ
là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định phù hợp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
“Dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán các sự việc xảy ra trong tương lai.” Ở đó có
sự kết hợp giữa những phương pháp khoa học định lượng rõ ràng với cả kinh nghiệm,
phán đoán chủ quan của cá nhân làm dự báo.
2.1.2 Phân loại dự báo
Căn cứ vào đối tượng dự báo:
 Dự báo về sự phát triển công nghệ.
 Dự báo về các điều kiện kinh doanh.
 Dự báo về nhu cầu sản phẩm trong tương lai.
Căn cứ vào thời gian dự báo:
 Dự báo dài hạn: thời gian dự báo thường từ 3 đến 5 năm.
 Dự báo trung hạn: thời gian dự báo thường từ 1 đến 3 năm.
 Dự báo ngắn hạn: thời gian dự báo thường dưới 1 năm.
2.1.3 Phuơng pháp dự báo định tính
a) Lấy ý kiến của lực lượng bán hàng
Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, ta có được con số
dự báo về nhu cầu đối với sản phẩm đang xét.

Nhược điểm: phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán hàng. Một số có khuynh
hướng lạc quan đánh giá cao lượng hàng bán ra của mình. Ngược lại, một số khác lại
muốn giảm xuống để dễ đạt định mức.

5


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

SV : Huỳnh Thụy Trúc Giang

b) Tham khảo ý kiến của ban quản lý điều hành
Phương pháp này được sữ dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp. Khi tiến hành dự báo, họ lấy
ý kiến của các thành viên quản trị cấp cao ở các bộ phận, kết hợp và đi đến một dự báo
thống nhất.
Nhược điểm: yếu tố chủ quan, đồng thời bị chi phối bởi ý kiến của người có chức vụ cao
nhất.
c) Tham khảo ý kiến khách hàng
Doanh nghiệp có thể hỏi ý kiến khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng về kế
hoạch mua hàng trong tương lai của họ, thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp hay
điện thoại, …
Nhược điểm: mất nhiều thời gian, chi phí và sự không chính xác trong các câu trả lời của
khách hàng.
d) Phương pháp Delphi
Trong phương pháp này, một nhóm chuyên gia được đề nghị đưa ra các dự báo độc lập.
Người điều phối sẽ tập hợp, phân loại cá ý kiến. Nếu các dự báo có sự khác biệt sẽ tiếp
tục thực hiện các vòng sâu hơn.
Phương pháp Delphi giúp loại bỏ được ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chuyên gia, đồng
thời tránh được những va chạm không cần thiết.
2.1.4 Phương pháp dự báo định lượng

Mô hình chuỗi thời gian
Phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian dựa vào việc nghiên cứu quy luật phát triển của
hiện tượng theo thời gian để mô tả quy luật phát triển của hiện tượng được nghiên cứu.
Đây là một công cụ dự báo khá tốt nếu sự biến động của cầu tuân theo một dạng ổn định
theo thời gian và các điều kiện trong tương lai không quá khác biệt so với quá khứ.
Bốn yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của dữ liệu:
- Xu hướng: Là chuyển động theo hướng tăng dần hoặc giảm dần của cầu theo thời gian.
- Yếu tố mùa vụ: Là sự dao động của cầu cao hơn hoặc thấp hơn mức xu hướng và lặp lại
sau một khoảng thời gian xác định.
- Yếu tố chu kỳ: Là những dao động lên xuống của cầu lặp đi lặp lại và có chu kỳ dài hơn
một năm. Sự biến động thường gắn với chu kỳ kinh doanh.
- Biến đổi ngẫu nhiên: Những dao động ngắn, bất thường của cầu không theo một mô
hình rõ rệt.
Trong 4 yếu tố trên, chỉ có yếu tố xu hướng và mùa vụ được xét đến trong mô hình chuỗi
thời gian. Yếu tố ngẫu nhiên không thể dự báo, còn chu kỳ chỉ được xét đến khi có dữ
liệu cho một quãng thời gian đủ dài.
6


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

SV : Huỳnh Thụy Trúc Giang

a) Phương pháp bình quân đơn giản
Bình quân đơn giản là mức trung bình của các dữ liệu đã qua. [4]

SA =

A1  A2  ...  An
n


Trong đó:
A1, A2, …, An - Là nhu cầu thực tế trong các kỳ theo dõi
n - Là số kỳ theo dõi
b) Phương pháp bình quân di động đơn giản
Là phương pháp tính bình quân trong đó chỉ sử dụng một số dữ liệu của những kỳ gần
nhất trong chuỗi thời gian. [4]

At 1 n  At  n  ...  At
SMAt+1 =
n
Trong đó:
SMAt+1 - Là bình quân di động tại thời điểm cuối thời kỳ t
At - Là mức bán thực tế trong giai đoạn t
n - Là số kỳ sử dụng để tính bình quân di động
c) Phương pháp bình quân di động có trọng số
Các kỳ được quy định với trọng số khác nhau. Thông thường kỳ càng gần có trọng số
càng cao nhằm mục đích tăng ảnh hưởng của các mức dữ liệu mới nhất đối với mức dự
báo. [4]



n

i 1

Ft =

At i * k i




n

i 1

ki

Trong đó:
Ft - Dự báo thời kỳ thứ t
At-i - Số liệu thực tế thời kỳ trước
ki - Trọng số tương ứng của từng thời kỳ
d) Phương pháp san bằng số mũ giản đơn
Số dự báo của thời kỳ sau được tính toán trên cơ sở điều chỉnh dự báo thời kỳ trước theo
mức độ sai số trong dự báo của kỳ trước. [4]

Ft = Ft-1 +

 (At-1
7

– Ft-1)


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

SV : Huỳnh Thụy Trúc Giang

Trong đó:
Ft - Dự báo của kỳ thứ t

Ft-1 - Dự báo của kỳ trước (kỳ t-1)
At-1 - Nhu cầu thực tế trong kỳ trước
 - Hằng số san bằng (≤ 0    1 )

e) Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng
Phương pháp san bằng số mũ giản đơn không thể thể hiện xu hướng biến đổi của cầu, để
khắc phục tình trạng này, ta sử dụng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu
hướng. Theo đó, dự báo nhu cầu của một thời kỳ sẽ bằng dự báo san bằng số mũ giản đơn
(Ft) cộng với hiệu chỉnh xu hướng trong giai đoạn đó (Tt). [4]
Dự báo theo xu hướng cho giai đọan t:

FITt = Ft + Tt
Hiệu chỉnh xu hướng:

Tt = Tt-1 +  (Ft – Ft-1)
Trong đó:
 - Hằng số san bằng xu hướng ( 0    1 )

Tt , Tt-1 - Hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn t và t-1
Ft , Ft-1 - Dự báo san bằng số mũ giản đơn cho giai đoạn t và t-1
f) Phép hoạch định theo xu hướng
Theo phương pháp này, dựa vào số liệu quá khứ để vẽ một đường thể hiện gần đúng nhất
xu hướng biến đổi của cầu rồi sử dụng đường đó để dự báo nhu cầu cho các thời kỳ sau.
Dạng phương trình phổ biến nhất là phương trình đường thẳng dạng: [4]

Yt = a + bt
Với phương pháp bình quân nhỏ nhất, có thể ước lượng các hệ số a và b theo công thức:

n tY   t  Y


 tY  nY .t
a = n t 2  ( t)2 =
 
 t  nt
 Y  b  t   Y  b t
b = Y  b.t 
2

2

n

n

Trong đó:
t - Biến độc lập chỉ thứ tự kỳ dự báo
8

n


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

SV : Huỳnh Thụy Trúc Giang

Y - Nhu cầu thực tế
n - Số kỳ dự báo
g) Dự báo nhu cầu biến đổi theo mùa
Để tiến hành dự báo theo mùa, trước hết phải xác định chỉ số mùa vụ của từng tháng/quý.
Nếu biến đổi của dữ liệu chỉ thể hiện tính mùa vụ mà không có xu hướng rõ rệt thì bình

quân di động theo từng tháng/quý sẽ tương đối ổn định. Trong trường hợp đó chỉ số mùa
vụ của một tháng/quý cụ thể được xác định bằng cách lấy nhu cầu trung bình của
tháng/quý đó qua các năm chia cho nhu cầu bình quân đơn giản.
2.1.5 Lựa chọn mô hình dự báo
Mặc dù chúng ta không kỳ vọng rằng dự báo sẽ chính xác hoàn toàn, song vẫn mong
muốn sai lệch giữa con số dự báo và thực tế không quá lớn. Các thước đo khác nhau được
dùng làm cơ sở để đánh giá mức độ chuẩn xác của các mô hình dự báo.
 Độ lệch tuyệt đối trung bình, MAD (Mean Absolute Deviation)
MAD là số trung bình của các sai lệch mà một mô hình dự báo đã thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định, được tính bằng cách lấy tổng số giá trị tuyệt đối của các sai số
dự báo chia cho số giai đoạn lấy dữ liệu n. [4]
n

A

 Ft

i 1

MAD 
Trong đó :

t

n

t : Khoảng thời gian t
At : Nhu cầu trong khoảng thời gian t
Ft : Dự báo cho khoảng thời gian t
n : Tổng số khoảng thời gian


Sau khi chạy các mô hình, so sánh giữa các sai số này, MAD càng nhỏ thì sai số càng ít.
Tuy nhiên, có khả năng dự báo có MAD thấp nhưng sai số lệch hẳn về một hướng, dẫn
đến chất lượng của dự báo không cao.
 Bình phương sai số trung bình, MSE (Mean Square Error)
Để khắc phục hạn chế của độ lệch tuyệt đối trung bình, người ta sử dụng một thước đo
khác là bình phương sai số trung bình [4]
n

 (A  F
t

MSE 

t

)2

i 1

n

MSE là số bình quân của bình

quân của các bình phương sai
9


Chương 2: Cơ sở lý thuyết


SV : Huỳnh Thụy Trúc Giang

số. Khi tính bình phương, trọng số đối các sai số lớn sẽ cao hơn so với trọng số đối với
các sai số nhỏ. Vì vậy, những mơ hình có MAD nhỏ nhưng có nhiều sai số với biên độ
lớn sẽ có MSE lớn và khơng được đánh giá cao.
2.1.6 Giám sát và kiểm sốt dự báo
Qua từng thời kỳ, các số liệu thực tế có thể khơng khớp với số liệu dự báo. Vì vậy cần
tiến hành cơng tác theo dõi, giám sát và kiểm sốt dự báo. Nếu mức độ chênh lệch giữa
thực tế và dự báo nằm trong phạm vi cho phép thì khơng cần phải xét lại phương pháp dự
báo đã sử dụng. Ngược lại, nếu chênh lệch này q lớn vượt khỏi phạm vi cho phép thì
cần nghiên cứu sửa đổi phương pháp dự báo cho phù hợp.
 Tín hiệu theo dõi
Việc theo dõi kết quả thực hiện theo các số liệu đã dự báo so với số liệu thực tế được tiến
hành dựa trên cơ sở tín hiệu theo dõi.
Tín hiệu theo dõi [4]

=

RSFE
MAD



 (Nhu cầu thực tế trong thời kỳ i - Nhu cầu dự báo cho thời kỳ i)
MAD

Tín hiệu theo dõi dương cho biết nhu cầu thực tế lớn hơn dự báo. Ngược lại, nếu tín hiệu
này âm thì có nghĩa là nhu cầu thực tế thấp hơn dự báo.
Tìn hiệu theo dõi được xem là tốt nếu có RSFE nhỏ và có số sai số dương bằng số sai số
âm. Lúc này tổng sai số âm và dương sẽ cân bằng nhau và vì RSFE nhỏ nên tín hiệu theo

dõi bằng 0.
 Giới hạn kiểm tra
Giới hạn kiểm tra gồm giới hạn trên và giới hạn dưới. Phạm vi nằm giữa giới hạn trên và
dưới là phạm vi chấp nhận được. Một khi tín hiệu theo dõi bắt đầu vượt ra khỏi phạm vi
cho phép thì cần phải báo động. Lúc này phương pháp dự báo đã sử dụng khơng còn thích
hợp nữa mà cần có điều chỉnh, sửa đổi.
Việc xác định phạm vi chấp nhận được chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sao cho khơng q
hẹp, cũng khơng q rộng. Nếu q hẹp thì với sai số nhỏ đã phải điều chỉnh phương
pháp dự báo. Nếu rộng q thì ý nghĩa thực tế của các số liệu dự báo sẽ giảm đi rất nhiều.
Một số chun gia dự báo cho rằng đối với các mặt hàng có số lượng lớn thì phạm vi này
lấy bằng  4MAD, còn đối với các mặt hàng có số lượng nhỏ có thể lấy đến  8MAD.
Một số chun gia khác, dựa vào quan hệ 1MAD  0.8 , cho rằng phạm vi chấp nhận
được nên lấy tối đa là bằng  4MAD. [2]

10


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

SV : Huỳnh Thụy Trúc Giang

Hình 2.1: Đồ thị kiểm soát dự báo

11


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

SV : Huỳnh Thụy Trúc Giang


Trình tự tiến hành dự báo định lượng

Chọn lựa những loại hàng
cần dự báo

- Dự báo nhu cầu sản phẩm hàng
tháng, làm cơ sở cho kế hoạch
sản xuất, điều độ và đặt mua vật
tư, …
- Dự báo nhu cầu cho các sản
phẩm kính cường lực

Xác định độ dài thời gian
dự báo

- Dự báo nhu cầu sản phẩm hàng
tháng

Chọn mô hình dự báo

- Sử dụng các phương pháp
định lượng để tìm ra mô hình
hiệu quả nhất

Xác định mục tiêu dự báo

DỰ
BÁO
NHU
CẦU


- Sử dụng số liệu doanh số thực
của sản phẩm kính cường lực

Tập hợp số liệu cần thiết
để tính dự báo

Phê chuẩn mô hình dự
báo

Tiến hành dự báo

Áp dụng kết quả dự báo
Hình 2.2: Trình tự tiến hành dự báo định lượng [2]

12


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

2.2

SV : Huỳnh Thụy Trúc Giang

HOẠCH ĐỊNH VẬT TƯ
Nguồn dữ liệu

Báo cáo đầu ra
Báo cáo nhu cầu
nguyên vật liệu định kỳ


Lịch trình sản xuất

Số liệu hàng tồn kho

Chương trình
hoạch định
nhu cầu
nguyên vật liệu

Báo cáo nhu cầu nguyên
vật liệu hàng ngày
Lịch đặt hàng theo kế
hoạch

Số liệu về mua hàng

Các nghiệp vụ dự trữ

Hình 2.3: Cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu [4]
2.2.1. Kỹ thuật xác định kích thước lô hàng
Để xác định kích cỡ lô hàng, ta dùng các mô hình tồn kho sau :
+ Mô hình cần lô nào cấp lô đó.
+ Mô hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ.
+ Mô hình lượng đặt hàng theo thời đoạn sản xuất POQ.
Mô hình được chọn sẽ là mô hình có tổng chi phí tồn kho nhỏ nhất.
Các chi phí liên quan:
+ Chi phí đặt hàng = Chi phí đặt hàng (S) * Số lần đặt hàng
+ Chi phí tồn trữ = Chi phí tồn trữ đơn vị (H) * Số lượng tồn kho
+ Chi phí tồn kho = Chi phí đặt hàng + Chi phí tồn trữ

Bỏ qua chi phí vốn, do chí phí vốn ở mỗi mô hình đều như nhau.

13


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

a)

SV : Huỳnh Thụy Trúc Giang

Mô hình cần lô nào cấp lô đó (Lot For Lot)

Mô hình này cung cấp hàng theo nhu cầu của từng lô hàng. Lượng nhu cầu nguyên vật
liệu sẽ được đưa đến để sử dụng ngay ứng với nhu cầu trong từng thời kỳ. Ưu điểm của
mô hình này là tối ưu hóa chi phí tồn kho, tránh hư hỏng nguyên vật liệu do tồn kho trong
thời gian dài. Nhược điểm : chi phí đặt hàng cao, và rủi ro cao trong quá trình cung ứng
nguyên liệu từ các nhà cung cấp.
Ví dụ : Nhà máy A cần tính tổng chi phí hàng tồn kho đối với mặt hàng X.
Biết rằng :
Chi phí đặt hàng = 500.000 đ
Chi phí tồn trữ = 500 đ/đơn vị/tuần
Thời gian đặt hàng = 1 tuần
Bảng điều độ sản xuất chính của nhà máy:
Tuần lễ thứ

0

Tổng nhu cầu


1

2

3

4

5

6

7

300

500

1000

600

300

300

8

300 1500


Hoạch định kích cỡ lô hàng theo “Mô hình cần lô nào cấp lô đó”.
Tuần lễ thứ

0

1

2

3

4

5

6

7

8

300

500

1000

600

300


300

300

1500

0

0

0

0

0

0

0

Kế hoạch nhận hàng

300

500

1000

600


300

300

300

1500

Nhu cầu ròng

300

500

1000

600

300

300

300

1500

500

1000


600

300

300

300

1500

Tổng nhu cầu
Tồn kho

0

Kế hoạch đặt hàng

300

Chi phí đặt hàng

:

500.000 * 8

= 4.000.000 đ

Chi phí tồn trữ


:

0 * 500

=0đ

Tổng chi phí

:

4.000.000 + 0

= 4.000.000 đ

b) Mô hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ (Economic Order Quantity)
Mô hình EOQ là một trong những kỹ thuật kiểm soát tồn kho phổ biến và lâu đời nhất, nó
được nghiên cứu và đề xuất từ năm 1915 do ông Ford. W. Harris đề xuất, cho đến nay
EOQ được ứng dụng rộng rãi trong việc khống chế hàng tồn kho.
Biện luận công thức lượng lô đặt hàng kinh tế được dựa trên những giả định quan trọng
sau đây:
14


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

SV : Huỳnh Thụy Trúc Giang

-

Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu phải thay đổi


-

Phải biết trước thời gian kể từ lúc phát đơn hàng cho tới khi nhận được hàng (lead
time) và thời gian đó không thay đổi

-

Lượng hàng của mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng ở một điểm
thời gian đã định trước

-

Không tiến hành khấu trừ theo sản lượng

-

Chỉ có duy nhất hai loại chi phí biến đổi là chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ

-

Sự thiếu hụt trong kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn hàng được thực hiện
đúng thời gian

Hình 2.4: Mô hình EOQ cơ bản

Nguồn: Internet

Lượng đặt hàng kinh tế EOQ được xác định bởi công thức : [6]


Q=

2 * S* D
H

Trong đó :
Q : Số lượng đặt hàng (đơn vị/đơn hàng)
D : Nhu cầu trung bình hàng tháng
S : Chi phí đặt hàng (đồng/đơn hàng)
H : Chi phí tồn trữ đơn vị (đồng/đơn vị/tháng)
Ta xét ví dụ trên theo mô hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ :
Tổng nhu cầu trung bình trong tuần = 600 đơn vị.
Lượng đặt hàng tối ưu :
Q=

2 * S* D
2 *500.000 *600

 1.095 ñôn vò
H
500
15


×