Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng gạo của một số dòng lúa mới trong điều kiện sinh thái tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.82 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT
TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GẠO CỦA
MỘT SỐ DÒNG LÚA MỚI TRONG ĐIỀU KIỆN
SINH THÁI TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT
TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GẠO CỦA
MỘT SỐ DÒNG LÚA MỚI TRONG ĐIỀU KIỆN
SINH THÁI TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Xuân Sinh


NGHỆ AN, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất
lượng gạo của một số dòng lúa mới trong điều kiện sinh thái tỉnh Nghệ An”được
thực hiện từ tháng 5/2014 đến tháng 6/ 2015 là sản phẩm của quá trình lao động
khoa học trong một thời gian dài của tôi. Tôi xin cam đoan đây là công trình do
tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Trương Xuân Sinh. Những kết
quả đạt được đảm bảo tính chính xác và trung thực về khoa học.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Nghệ An, ngày 20 tháng 09 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hương


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu,
phòng Sau Đại học, khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn Thạc sĩ của
bản thân mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn TS. Trương
Xuân Sinh là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn
thành đề tài này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám đốc, tập thể
phòng Kỹ thuật nông nghiệp và CBCNV Trung tâm giống cây trồng Nghệ An đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có đủ điều kiện thực hiện đề tài luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Trạm thực nghiệm sản xuất giống cây
trồng và vật nuôi Yên Thành, thuộc Trung tâm giống cây trồng Nghệ An, nơi tôi

thực hiện đề tài.
Cảm ơn sự cỗ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học, quý thầy, cô
giáo và các bạn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Học viên

Nguyễn Thị Hương


DANH MỤC BẢNG
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo trên thế giới 6
2. Đề nghị 71
3.Bùi Bá Bổng (2/2002), cải thiện giống cây trồng từ chọn tạo đến kỹ nghệ hạt
giống, Giống cây trồng, trang 13 - 14. 72

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng trong vụ Xuân

Error: Reference source not found
Hình 3.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng trong vụ Hè thu

Error: Reference source not found
Hình 3.3: Chỉ số diện tích lá của các dòng vụ Xuân

Error: Reference

source not found

Hình 3.4: Chỉ số diện tích lá của các dòng vụ Hè thu

Error: Reference

source not found
Hình 3.5 : Tốc độ tích lũy chất khô của các dòng vụ Xuân

Error:

Reference source not found
Hình 3.6: Tốc độ tích lũy chất khô của các dòng vụ Hè thu

Reference source not found

Error:


Hình 3.7 : Năng suất của các giống vụ Xuân

Error: Reference source

not found
Hình 3.8: Năng suất của các giống vụ Hè thu

not found

Error: Reference source


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TGST

Thời gian sinh trưởng

TLGG

Tỷ lệ gạo giá

TLGX

Tỷ lệ gạo xát

BĐĐN

Bắt đầu đẻ nhánh

KTĐN

Kết thúc đẻ nhánh

HT


Vụ Hè thu

BĐT

Bắt đầu trổ

KTT

Kết thúc trổ

CHT

Chín hoàn toàn

LAI

Chỉ số diện tích lá

ĐVT

Đơn vị tính

MSLĐ

Màu sắc lá dòng

ĐTĐR

Độ thuần đồng ruộng


SNHH

Số nhánh hữu hiệu

CCCC

Cao cây cuối cùng

LSD0.05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở 5%

BT7

Giống Bắc thơm 7

SB/K

Số bông/ khóm

SH/B

Số hạt/ bông

D/R

Tỷ lệ dài/rộng

TB


Trung bình


MỤC LỤC

1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo trên thế giới 6
* Thời gian từ gieo đến cấy 48
*Thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh 48
2. Đề nghị 71
3.Bùi Bá Bổng (2/2002), cải thiện giống cây trồng từ chọn tạo đến kỹ nghệ hạt
giống, Giống cây trồng, trang 13 - 14. 72


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.)là cây lương thực chính, hiện tại có 65% dân số
thế giới sử dụng lúa gạo làm lương thực, phổ biến nhất là các nước châu Á.
Ngành sản xuất lúa gạo cung cấp công ăn việc làm cho hàng triệu người sinh
sống ở nông thôn, thành thị cũng như đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh
tế xã hội và chính trị ở các quốc gia
Giá trị sử dụng của cây lúa rất cao. Trong khẩu phần ăn của người châu Á
gạo đã cung cấp 40 - 80% lượng calo và cung cấp ít nhất 40% lượng protein,
nhiều hơn so với bất kỳ một loại ngũ cốc nào; kể cả lúa mì. Ngoài ra, sản phẩm
phụ của lúa gạo còn sử dụng trong chăn nuôi; tinh bột dùng trong ngành y, hóa
hồ và một số ngành công nghiệp khác.
Nghệ An là một tỉnh có điều kiện và tiềm năng về sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt là cây lúa. Mặc dù năng suất lúa bình quân thấp hơn so với trung bình
chung của cả nước nhưng lại tương đối ổn định, sản lượng lúa sản xuất ra cơ bản
đáp ứng được nhu cầu đủ ăn. Tuy nhiên chất lượng gạo của Nghệ An còn thấp,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để tiêu dùng nội tỉnh, việc xuất bán ra ngoài tỉnh

hoặc xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn. Do đó hiệu quả kinh tế cho người trồng
lúa chưa cao.
Hiện nay, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, ngoài nhu cầu
đủ ăn họ cần những giống lúa có chất lượng cơm ngon, mềm, thơm và dẻo. Một
số bộ phận người dân ở thành phố Vinh, Thị xã, Thị trấn có nhu cầu gạo ngon
phải tìm mua gạo được nhập từ Thái Lan, Lào và gạo từ miền Nam đưa ra. Giá
gạo mua từ các nguồn này có giá cao hơn rất nhiều so với giá gạo nội tỉnh. Gạo
chất lượng cao của Thái Lan có giá dao động từ 20.000 – 30.000đ/kg, gạo Thơm
14.000 - 18.000đ/kg, trong khi đó giá gạo nội tỉnh chỉ 8.000 – 9.000đ/kg. Như
vậy trên thị trường gạo vẫn còn thiếu những thương hiệu gạo chất lượng cao sản
xuất tại Nghệ An.


Thực tế hiện nay, Nghệ An chưa có nhiều giống lúa năng suất cao, chất
lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và chưa được tổ chức sản
xuất, phân phối khoa học, làm tiền đề vững chắc cho việc đầu tư phát triển sản
xuất ngành trồng lúa theo hướng phát triển ổn định. Người nông dân hiện nay
chủ yếu vẫn đang sản xuất các giống lúa đã tồn tại quá lâu trên đất, các giống lúa
địa phương đang có biểu hiện thoái hóa, giảm về năng suất và chất lượng. Đây là
yếu điểm khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện nền kinh tế thị
trường. Các loại hàng hóa không riêng gì lúa gạo đều phải có chất lượng tốt để có
sức cạnh tranh cao.
Từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu tuyển chọn các dòng, giống lúa
mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán
canh tác của người dân; đồng thời có chất lượng gạo ngon để đáp ứng thị hiếu
người tiêu dùng và tăng hiệu quả cho người trồng lúa là vấn đề bức bách. Trên cơ
sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển,
năng suất và chất lượng gạo của một số dòng lúa mới trong điều kiện sinh
thái tỉnh Nghệ An”
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

2.1. Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm các loại sâu bệnh
hại và khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận, năng suất và chất
lượng gạo của các dòng lúa thuần mới, nhằm xác định được các dòng lúa có triển
vọng để đề xuất đưa vào cơ cấu giống phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2.2.Yêu cầu đề tài
- Đánh giá các đặc điểm nông học của các dòng, giống thí nghiệm
- Đánh giá mức độ nhiễm các loại sâu bệnh hại lúa chính và khả năng
chống chịu điều kiện tự nhiên bất thuận của các dòng, giống thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dòng, giống lúa
mới.
- Đánh giá được chất lượng gạo xay xát, chất lượng dinh dưỡng và chất
lượng cơm của các dòng, giống thí nghiệm.


3. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần mô tả, đánh giá đặc trưng hình thái, sinh
trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của một số dòng, giống lúa mới có triển
vọng để làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Góp phần làm đa dạng nguồn gen lúa ở Nghệ An.
4. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn được dòng, giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp
với điều kiện sinh thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Lúa gạo là thực phẩm quan trọng đối với đời sống con người trên toàn thế
giới. Trong khi dân số tiếp tục tăng thì diện tích đất dành cho trồng lúa lại giảm.
Do đó vấn đề an ninh lương thực được đặt ra như mối đe dọa đến an ninh và ổn

định của thế giới trong tương lai. Theo dự đoán của chuyên gia dân số học, nếu
dân số tiếp tục tăng trong vòng 20 năm tới thì sản lượng lúa gạo phải tiếp tăng
80% mới đáp ứng đủ nhu cầu sống còn của dân số mới.
Mặc dù hầu hết các nước trên Thế giới đều nghiên cứu phát triển giống cây
trồng nói chung và giống lúa nói riêng nhưng chưa bao giờ đáp ứng đủ cho nhu
cầu sản xuất. Viện nghiên cứu lúa quốc tế International Rice Research Institute
đã có chương trình nghiên cứu lâu dài về lúa, các vấn đề về chọn giống, tạo
giống nhằm đưa ra những giống có đặc trưng chính như: thời gian sinh trưởng,
tính chống sâu, bệnh hại, chất lượng gạo, tính mẫn cảm với quang chu kỳ thích
hợp nhất với những vùng trồng lúa khác nhau.
Theo thông tấn xã Việt Nam, ông Phạm Quốc Trụ, đại diện phái đoàn
thường trực Việt Nam tại liên hợp quốc, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
các tổ chức quốc tế khác tại Giơnevơ cho viết: Việt Nam sẽ sát cánh với cộng
đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh chống khủng hoảng lương thực. Việt Nam coi
quyền có lương thực là một trong những quyền cơ bản của con người. Thực tế
trong những năm qua, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn trong việc nâng cao sản
lượng lương thực cùng với cộng đồng quốc tế góp phần đảm bảo an ninh lương
thực toàn cầu.
Giống lúa mới được coi là tốt thì phải có độ thuần cao, thể hiện đầy đủ các
yếu tố di truyền của giống đó, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện ngoại
cảnh bất thuận của từng vùng khí hậu, đồng thời chịu thâm canh, kháng sâu bệnh
hại, cho năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định qua nhiều thế hệ. Muốn phát
huy hết tiềm năng năng suất của một giống tốt đó phải sử dụng chúng hợp lý,
phù hợp với đất đai, điều kiện khí hậu và kinh tế xã hội của vùng đó.


Các giống khác nhau có khả năng phản ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi
vùng khác nhau. Do đó, để xác định được một số giống tốt cho từng vùng sản
xuất nông nghiệp là việc làm cần thiết và đòi hỏi có thời gian nhất định. Bởi vậy
việc xác định tính thích nghi của một giống mới trước khi đưa ra sản xuất trên

diện rộng thì giống đó phải được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Mục
đích là để đánh giá tính khác biệt, độ đồng đều, tính ổn định, khả năng thích
ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như điều kiện bất thuận và khả năng
cho năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế của giống đó.
Giống lúa là tiền đề cho năng suất và phẩm chất. Một giống lúa tốt cần thỏa
mãn các yêu cầu sau:
- Giống phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu tại địa phương
- Giống cho năng suất cao và ổn định qua các mùa vụ
- Chống chịu tốt với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
- Chất lượng gạo đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.
Từ điều kiện thực tế địa phương, là tỉnh có cả đồng bằng, trung du và miền
núi, có tiểu vùng khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu Bắc Bộ, hệ thống
thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, trình độ dân trí khá, thuận lợi cho việc phát triển
sản xuất các giống lúa chất lượng cao tham gia vào thị trường. Vấn đề nghiên
cứu nhằm tìm ra các giống lúa mới có tính thích ứng rộng, chống chịu tốt với sâu
bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi đồng thời cho năng suất cao, chất lượng tốt
đang là việc làm thường xuyên và cần thiết.
Trong những năm gần đây, nhiều giống lúa có năng suất cao đã được đưa
vào sản xuất đã đưa năng suất lúa bình quân trên địa bàn tỉnh Nghệ An tăng lên
đáng kể. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa cần quan tâm đúng
mức khi mà giá giống lúa lai và vật tư phân bón tăng quá cao, giá lúa gạo trên thị
trường lại có xu hướng giảm xuống. Do đó việc nghiên cứu, tìm ra những giống
lúa có năng suất cao và chất lượng gạo ngon để đáp ứng thị hiếu của người tiêu
dùng và có giá trị cạnh tranh cao để bổ sung vào bộ cơ cấu giống lúa hàng năm
góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế từ sản xuất lúa..


1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Theo đà phát triển của sức sản xuất và phân công lao động quốc tế, nhu cầu

của con người ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nhu cầu về ăn và mặc
vẫn là nhu cầu cần thiết hơn cả, trong đó nhu cầu về ăn uống lại đóng vai trò số
một trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, lương thực trở thành yếu tố được chú
trọng hàng đầu. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, thế giới luôn quan tâm, lo lắng
đến vấn đề lương thực như một đề tài thời sự cấp bách. Nhiều sách báo, nhiều tổ
chức và cá nhân, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế thường xuyên đề cập
đến chương trình an ninh lương thực quốc gia và toàn cầu. Lương thực luôn là
mối quan tâm lớn của cả nhân loại, do nguy cơ nạn đói nghiêm trọng đang đe dọa
nhiều dân tộc. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng
trên 800 triệu người ở những nước nghèo, nhất là ở Châu Phi thường xuyên bị
thiếu lương thực, trong đó khoảng 200 triệu là trẻ em. Trung bình hàng năm trên
thế giới có khoảng 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi do thiếu dinh dưỡng tối thiểu vì
nạn đói nghiêm trọng. Do đó, Hội nghị Dinh dưỡng Quốc tế đã đi đến kết luận
rằng: giải quyết kịp thời vấn đề lương thực là trung tâm của mọi cố gắng hiện
nay để phát triển kinh tế xã hội. Theo thống kê nông nghiệp của FAO, các loại
cây lương thực được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới bao gồm trước hết là 5 loại
cụ thể: lúa gạo, lúa mì, ngô, lúa mạch và kê… Trong đó lúa gạo và lúa mì là 2
loại được sản xuất và tiêu dùng nhiều nhất. Với nhu cầu trung bình hiện nay trên
thế giới có thể duy trì sự sống cho khoảng 3.008 triệu người, chiếm gần 53% dân
số thế giới. Tuy sản lượng lúa gạo thấp hơn lúa mì một chút, nhưng căn cứ vào tỷ
lệ hư hao trong khâu thu hoạch, lưu thông và chế biến, căn cứ vào giá trị dinh
dưỡng của mỗi loại, riêng lúa gạo đang nuôi sống hơn một nửa dân số trên thế
giới. Gần nửa dân số còn lại được đảm bảo bằng lúa mì và các loại lương thực
khác. Điều này chỉ rõ vị trí của lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới và trong
đời sống kinh tế quốc tế [33].


Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa thế giới trong những năm gần đây
Năm
2005

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)
154,9
155,6
155,1
159,8
158,5
159,4
164,2
163,5

(tạ/ha)
40,9
41,2
42,3
43,1
43,1

43,6
44,0
44,1

(triệu tấn)
634,4
641,2
656,9
689,0
684,5
696,3
722,7
718,5
Nguồn: FAO.org

Từ năm 2005 đến 2012 diện tích trồng lúa trên thế giới liên tục tăng từ
154,9 triệu ha lên đến 163,5 triệu ha. Các nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất
thế giới đứng đầu vẫn là các nước châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia,
Bangladesh, Thái Lan, Mianma, Việt Nam, Philippin. Ở những nước sử dụng lúa
gạo làm lương thực, công tác nghiên cứu cải tiên giống và kỹ thuật thâm canh
cây lúa được coi trọng nên năng suất lúa thế giới liên tục tăng. Năm 2012 năng
suất lúa trên toàn thế giới đạt 44,1 tạ/ ha, nước sản xuất lúa đạt năng suất cao
nhất là Mỹ, Ai Cập (80-90 tạ/ ha), Trung Quốc (65-70 tạ/ ha) ... Cùng với sự tăng
trưởng của diện tích và năng suất, sản lượng lúa gạo thế giới liên tục tăng và đạt
718 triệu tấn vào năm 2012.
Về tình hình xuất khẩu gạo: FAO dự đoán sản lượng gạo trắng của Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar và các nước châu Đại dương sẽ tăng, trong
khi sản lượng gạo của Thái Lan giảm do giá giảm, tại Sri Lanka giảm do hạn hán
và tại Australia cũng giảm.
Trung Quốc là nước có sản lượng lớn nhất thế giới, điều này có thể lý giải

là vì Trung Quốc là nước đi đầu trong lĩnh vực phát triển lúa lai và người dân
nước này có tinh thần lao động cần cù, có trình độ thâm canh cao. Còn Ấn Độ là
nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đầu tư lớn [ 15]. Việt Nam cũng là nước
có sản lượng lúa cao đứng hàng thứ 4 trong 10 nước trồng lúa chính. Thái Lan
tuy là nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới trong nhiều năm liên tục, song
sản lượng chỉ đạt 25,2 triệu tấn, bởi vì Thái Lan chú trọng nhiều hơn đến canh


tác các giống lúa dài ngày, chất lượng cao [5].
Theo dự báo của các nhà khoa học thì sản lượng lúa sẽ tăng chậm và có xu
hướng chững lại vì diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp do tốc độ đô thị hoá gia
tăng [37].
Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới đến năm 2020 :
- Sản xuất lúa gạo trên thế giới tăng chậm do hạn chế việc mở rộng diện tích
gieo cấy, một số nước có diện tích lúa lớn có xu hướng giảm và năng suất lúa
kém ổn định khi phải chịu ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh.
- Diện tích sản xuất lúa: Trong 5 năm tới, dự báo diện tích trồng lúa sẽ
không có khả năng tăng nhiều và ở mức khoảng 151,5 triệu ha. Hầu hết các nước
Châu Á đều không có hoặc có rất ít khả năng mở rộng diện tích đất trồng lúa.
Một số nước như Thái Lan, Inđônesia, Tiểu vùng Saharan của châu Phi có thể
mở rộng một phần diện tích trồng lúa nhưng cũng chỉ bù vào phần diện tích đất
lúa sẽ bị thu hẹp của các nước có diện tích lớn như Trung Quốc, Ấn Độ do thiếu
nguồn nước và nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác. Mặt khác, theo dự
báo biến đổi khí hậu và nguy cơ mực nước biển dâng cao sẽ dẫn đến một phần
diện tích đất nông nghiệp vùng ven biển, chủ yếu là đất trồng lúa sẽ bị ngập hoặc
nhiễm mặn.
- Tiêu dùng gạo trên thế giới tiếp tục tăng do tăng dân số, đặc biệt ở Châu
Á, Châu Phi là khu vực sử dụng nhiều lúa gạo, khu vực Tây bán cầu và Trung
Đông tăng mức tiêu thụ gạo trên đầu người.
Ước tính tiêu thụ gạo trắng năm 2014 của thế giới đạt 502 triệu tấn, tăng

2,4% so với 490,2 triệu tấn năm 2013, trong đó 417 triệu tấn được sử dụng làm
lương thực với mức tiêu thụ theo đầu người tăng lên 57,7 kg/năm.
Theo ước tính của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), lượng
gạo trắng giao dịch năm 2015 sẽ đạt 39 triệu tấn, giảm nhẹ so với 39,3 triệu tấn
năm 2014. Nhập khẩu gạo của Trung Quốc được dự báo giảm do việc thắt chặt
kiểm soát tại biên giới và cấp phép nhập khẩu. FAO cũng dự báo xuất khẩu gạo
của Ấn Độ và Pakistan sẽ giảm trong khi của Thái Lan tăng lên trong năm 2015.


Trữ lượng gạo trắng toàn cầu năm 2015 đạt 182,2 triệu tấn, tăng nhẹ so
với 180,8 triệu tấn năm 2014. Brazil, Campuchia, Trung Quốc, Philippines, Mỹ
và Việt Nam sẽ tăng lượng gạo dự trữ, trong khi Bangladesh, Ai Cập, Ấn Độ,
Myanmar, Peru và Tanzania sẽ cắt giảm lượng gạo dự trữ.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới
Từ những năm đầu của thế kỷ trước trên Thế giới người ta quan tâm đến
việc bảo tồn nguồn gen nói chung và nguồn gen cây lúa nói riêng. Ở Liên Xô
(cũ), ngay từ những năm 1924 Viện nghiên cứu cây trồng đã được thành lập,
nhiệm vụ chính của Viện là thu nhập và đánh giá bảo tồn nguồn gen cây trồng.
Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Thế giới (FAO) đã tổng hợp các kết quả
nghiên cứu và đề ra phươnghướng thúc đẩy việc xây dựng ngân hàng gen phục vụ
cho việc giữ gìn tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ lợi ích lâu dài của nhân
loại. Trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới đã hình thành nhiều tổ chức quốc tế,
đảm nhận việc thu thập tập đoàn giống trên Thế giới đồng thời cung cấp nguồn
gen để cải tạo giống lúa trồng [14] .
Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) thành lập năm 1960 đến năm 1962 đã
tiến hành thu thập nguồn gen cây lúa, năm 1977 chính thức khai trươngngân
hàng gen, tại đây đã thu thập tập đoàn cây lúa từ 110 quốc gia trên Thế giới
trong bộ sưu tập có hơn 80 nghìn mẫu, trong đó có các giống lúa trồng ở Châu Á
(O. sativa) chiếm đến 95% [19]
Với nguồn tài nguyên phong phú, cùng với đội ngũ các nhà khoa học giầu

trí tuệ và những phương tiện nghiên cứu hiện đại IRRI đã thực hiện được vai trò
trung tâm trong cuộc cách mạng xanh, đã góp phần thúc đẩy việc sản xuất nông
nghiệp của nhiều quốc gia trồng lúa ở trên Thế giới. IRRI đã có quan hệ chính
thức với Việt Nam ta từ năm 1975 trong chương trình thí nghiệm giống quốc tế
trước đây và hiện nay là chương trình đánh giá nguồn gen cây lúa, trong quá
trình hợp tác Việt Nam đã nhập được 279 tập đoàn lúa gồm hàng ngàn mẫu
giống, mang nhiều đặc điểm sinh học tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện
ngoại cảnh bất thuận như nhiệt độ, nhiễm mặn, hạn hán, úng lụt vv.. [27] .


Trên cơ sở một số giống lúa có hàm lượng cao Viện IRRI đang tập trung
vào nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa có hàm lượng Vitamin và Protein cao, có
mùi thơm, cơm dẻo,... vừa để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, vừa đáp ứng
được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Nhiều nước ở châu Á
có diện tích trồng lúa lớn, có kỷ thuật thâm canh tiên tiến và có kinh nghiệm dân
gian phong phú, có đến 85% sản lượng lúa trên thế giới phụ thuộc vào 8 nước
châu Á. Đó là: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Bang ladet, Thái Lan, Việt Nam,
Mianma và Nhật Bản[31].
Đến nay người ta đã ứng dụng rất thành công ưu thế lai trong sản xuất lúa.
Trong lịch sử phát triển lúa lai, Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng thành công
ưu thế này. Năm 1974, các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra đời những tổ hợp
lai có ưu thế lai cao, đồng thời xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai hệ "3
dòng" được hoàn thiện và đưa vào sản xuất năm 1975. Năm 1996, Trung Quốc lại
thành công với qui trình sản xuất lúa lai "2 dòng". Chiến lược nghiên cứu phát
triển lúa lai của Trung Quốc trong thế kỷ XXI là phát triển lúa lai "2 dòng", tiếp
tục đẩy mạnh nghiên cứu lúa lai “1 dòng" và lúa lai siêu cao sản nhằm tăng năng
suất và sản lượng lúa gạo của đất nước. Ngoài mục tiêu chọn tạo các giống lúa
siêu cao sản xuất, việc chọn giống lúa cải tiến có năng suất, chất lượng tốt và các
giống lúa lai vừa có năng suất cao vừa có chất lượng tốt cũng đang được chú
trọng. Cải tiến dạng hạt và hàm lượng amylose của các giống lúa loại Indica và

Japonica hiện là mục tiêu chính của chương trình tạo giống lúa chất lượng ở
Trung Quốc ngày nay. Một số giống lúa chất lượng tốt đang được gieo trồng phổ
biến ở đây như: Zhongyouzao3; Zhong-xiang1; Changsi-han; Shengtai1;
Fengbazhan; Nanjing-yuxian. Hầu hết các giống lúa này đều có dạng hạt thon,
chất lượng xay xát tốt, gạo trắng trong, hàm lượng amylose từ thấp đến trung
bình, độ bền gel mềm (chiều dài gel từ 63-100). Trong tương lai, Trung Quốc sẽ
tiến hành chương trình chọn tạo giống lúa có năng suất siêu cao nhưng đồng thời
có chất lượng tốt, dạng hạt dẹp[32].
Ở Thái Lan, từ năm 1950 đã thu nhập và làm thuần một số giống lúa địa
phương đưa các giống lúa cổ truyền vào trồng ở miền Nam và miền Bắc của


nước này. Hiện nay nước này vẫn đang nghiên cứu và sử dụng rất nhiều các
giống lúa được chọn tạo từ các giống lúa cổ truyền nên chất lượng lúa của Thái
Lan thường đứng đầu Thế giới. Bên cạnh đố, Thái Lan còn là nước xuất khẩu lúa
gạo đứng đầu thế giới. Với những ưu đãi của thiên nhiên Thái Lan có vùng châu
thổ trồng lúa phì nhiêu, mặc dù năng suất và sản lượng lúa gạo của Thái Lan
không cao song họ chú trọng đến việc chọn tạo giống có chất lượng gạo cao. Các
trung tâm nghiên cứu lúa của Thái Lan được thành lập ở nhiều tỉnh và các khu
vực. Các trung tâm này có nhiệm vụ tiến hành chọn lọc, phục tráng, lai tạo, nhân
giống phục vụ cho nhu cầu sản xuất của người dân với mục tiêu phục vụ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu. Các đặc điểm nổi bật của các giống lúa mà các nhà
khoa học tập trung nghiên cứu và lai tạo đó là hạt gạo dài và trong, ít dập gãy khi
xay xát, có hương thơm, coi trọng chất lượng hơn là năng suất, điều này cho
chúng ta thấy rằng giá lúa gạo xuất khẩu của Thái Lan bao giờ cũng cao hơn của
Việt Nam. Một số giống lúa chất lượng cao nổi tiếng thế giới của Thái Lan là:
Khaodomali, Jasmin (Hương nhài). Sản xuất nông nghiệp của Thái Lan trong
mấy thập kỷ qua phát triển tương đối ổn định và Thái Lan cũng như nhiều nước
Đông Nam Á khác trong buổi đầu phát triển kinh tế Tư bản Chủ nghĩa, đều xuất
phát từ thế mạnh nông nghiệp [11]. Thái Lan có nhiều giống lúa cổ truyền chất

lượng cao nổi tiếng với loại hạt gạo dài, trắng trong, bóng (Khaodawk Mali) và
chủ yếu vẫn trồng các giống cổ truyền chất lượng cao nhưng năng suất thấp để
lấy gạo xuất khẩu (Pingali, M Hossain) [26].
Ấn Độ là một nước trồng lúa với diện tích đứng đầu Thế giới. Và cũng là
một nước đi đầu trong công cuộc cách mạng xanh về cải tiến giống lúa. Viện
nghiên cứu giống lúa Trung ương của Ấn Độ được thành lập vào năm 1946 tại
Cuttuck bang Orisa đóng vai trò đầu tầu trong việc nghiên cứu, lai tạo các giống
lúa mới phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra tại các bang của Ấn Độ đều có các cơ sở
nghiên cứu, trong đó các cơ sở quan trọng ở Madras heydrabat, Kerala, hoặc
Viện Nghiên cứu cây trồng cạn Á nhiệt đới (ICRISAT). Ấn Độ cũng là nước có
những giống lúa chất lượng cao nổi tiếng trên thế giới như: Basmati, Brimphun
trong đó giống lúa Basmati có giá trị trên thị trường tới 850 USD/ tấn, trong khi


giống gạo thơm Thái Lan nổ i tiếng trên Thế giới c ũng chỉ có giá trị 460
USD/tấn (ICARD, 2003) [13]. Một trong những giống lúa chất lượng cao do các
nhà khoa học chọn tạo thành công được nhập về Việt Nam là giống BTE-1, giống
này đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT Việt Nam công nhận năm 2007.
Nhật Bản là một trong 10 nước trồng lúa có sản lượng hàng đầu thế giới,
tuy diện tích trồng lúa không lớn. Điều đó được lý giải là do năng suất lúa của
Nhật Bản cao nhất Thế giới. Ở Nhật Bản người ta chỉ trồng lúa 1 vụ/ năm, việc
gieo trồng lúa được tiến hành trong những điều kiện thời tiết thuận lợi nhất.
Công tác nghiên cứu và sản xuất giống lúa của Nhật Bản được đặc biệt chú trọng
vì người Nhật Bản giàu có, ít ăn cơm nên đòi hỏ i cơm phải ngon còn giá bán có
cao thì họ vẫn chấp nhận. Thực tế giá gạo tại Nhật Bản vào loại cao nhất thế giới
từ 5 - 10 USD/kg. Để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng cao, các Viện và các Trạm
nghiên cứu giống lúa được thành lập ở hầu hết các tỉnh thành của Nhật Bản,
trong đó có các trung tâm quan trọng nhất đặt ở Sendai, Niigata, Nagoya,
Fukuoka, Kochi, Miyazaki, Sags,... là những nơi d iện tích trồng lúa lớn. Các nhà
khoa học Nhật Bản cũng đã lai tạo và đưa ra các giống lúa vừa có năng suất cao,

vừa có phẩm chất tốt như: Koshihikari, Sasanisiki, Nipponbare, Koenshu,
Minamis iki... đặc biệt Giáo Sư Tiến Sĩ E. Tsuzuki đã lai tạo được 2 giống lúa đặt
tên là Miyazaki 1 và Miyazaki 2. Giống Miyazaki 1 là kết quả lai tạo và chọn lọc
từ tổ hợp lai Koshihikari và Brimphun của Ấn Độ. Đây là giống lúa có mùi thơm
đặc biệt, chất lượng gạo ngon và năng suất cao, có giá trị bán cao trên thị trường.
Giống Migazaki 2 là kết quả lai tạo giống Nipponbare và một giống lúa khác của
Ấn Độ, giống này có hàm lượng Lysin cũng rất cao (Nguyễn Hữu Hồng, 1993)
[9].
Ở khu vực Đông Á còn có các nước trồng lúa quan trọng khác như: Hàn
Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan. Các giống lúa ở đây thuộc loại hình Japonica,
có hạt gạo tròn, cơm dẻo và chất lượng cũng rất tốt. Các giống lúa nổi tiếng của
khu vực này là Tongil (Hàn Quốc), Tai chung 1, Tai chung 2, Gang changi, Đee
- Geo-Woo-Gen (Đài Loan)... đặc biệt giống Đee - Geo-Woo-Gen là một trong
những vật liệu khởi đầu để tạo ra giống IR8 nổi tiếng một thời [21].


Indonesia là nước đứng thứ 4 trên thế giới về d iện tích trồng lúa. Đây cũng
là nước có rất nhiều giống lúa chất lượng cao, có nguồn gốc bản địa hoặc được
lai tạo tại các cơ sở nghiên cứu. Các giống lúa chất lượng cao của Indonesia
thường dẻo, có mùi thơm. Các giống lúa chất lượng nổi tiếng của nước này là
Peta, BenWan, Sigad is, Synthe, Pelita1-1 và Pelita1-2 (IRRI,... 1997) [23].
Sản lượng lúa gạo của Lào chủ yếu là lúa nếp (chiếm 85% tổng sản lượng),
hầu hết các giống lúa trồng tại đây là các giống lúa cổ truyền, lúa nếp cảm quan
ngày dài và thường trỗ bông vào cuối tháng 10 đến tháng 11 và chỉ đạt năng suất
1,55-3,69 tấn/ha. Một số giống lúa chính đang được trồng phổ biến tại Lào: Makhinh; Dok-mai; Muang-nga; Lay-keaw…và hai giống lúa có nguồn gốc từ Thái
Lan: Giống lúa nếp Hang- yi 71, và giống lúa tẻ Namsagu 19 [24]. Trong tương
lai Lào được coi là nước có tiềm năng suất khẩu các giống lúa nếp và lúa thơm.
Ở Mỹ diện tích trồng lúa hàng năm khoảng 1,2-1,3 triệu ha, trong đó trên
70% diện tích trồng các giống lúa dạng hạt dài chất lượng tốt, 27% trồng các
giống lúa hạt trung bình và khoảng 1% diện tích trồng các giống lúa hạt bầu loại

Japonica. Lúa ở đây được trồng chủ yếu ở 2 vùng: miền Nam nước Mỹ tại các
bang Ankasas, Louisiana, Missisippi, Missouri, Texas và Tây nước Mỹ tại bang
California. Với các kỹ thuật tiên tiến, năng suất lúa bình quân ở đây đạt 6,6-6,7
tấn/ha. Một số giống lúa có thị trường xuất khẩu lớn ở Mỹ hiện nay là: Newrex,
Rexmont, Dixiebelle. Giống Calady (dạng hạt dài trung bình) và giống
Calmochi-101(loại dẻo, dính) là hai giống đang được trồng phổ biến ở
California...Một số giống lúa thơm đã được công nhận giống quốc gia và đang
được gieo trồng phổ biến ở Mỹ hiện nay gồm có: Dellmont, Dellrose và A- 201.
Giống Jasmine 85 nhập nội từ IRRI cũng là một trong những giống loại hình
Indica đang được trồng ở đây [20].
Chương trình dài hạn về chọn giống của viện nghiên cứu giống lúa quốc tế
nhằm đưa vào những dòng lúa thuộc kiểu cây cải tiến những đặc trưng chính
như: Về thời gian sinh trưởng, kể cả tính mẫn cảm quang chu kỳ thích hợp nhất
với những vùng trồng lúa khác nhau, tính chống chịu sâu, bệnh hại, những đặc
điểm cải tiến của hạt, kể cả hàm lượng protein cao, chịu nước sâu, khả năng


trồng khô và tính chịu lạnh. Trong năm 1970 viện đả đưa ra những dòng lúa mới,
chín sớm như: IR747, B2-6, các dòng chống bệnh bạc lá như IR497-83-3 và
IR498-1-88; dòng chống sâu đục thân IR747, B2-6.
Hiện nay, các nhà khoa học ở các viện, các Trung tâm nghiên cứu lúa đã và
đang nghiên cứu chọn lọc, lai tạo ra nhiều giống lúa có năng suất cao, phẩm chất
tốt, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và chịu thâm canh cao.
1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa nước
cổ xưa nhất thế giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước. Dân số nước ta đến nay hơn
80 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần 80% và lực lượng lao
động trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng lao động cả nước. Điều đó cho

thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả
nước, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân [33].
Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tích
canh tác trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồng cây
lương thực. Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ
vị trí độc tôn, gần 85% diện tích lương thực [33].
Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sự thu hút nguồn
lực đất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân.
Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vị trí của lúa gạo
Việt Nam: lúa gạo đóng vai trò quyết định vấn đề cung cấp lương thực cho cả
nước và chi phối sâu sắc sự phát triển kinh tế quốc dân [33].
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở hai đồng bằng Bắc bộ và Nam Bộ là
1,8 triệu ha và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ/ha và sản lượng thóc
tương ứng 2,4 - 3,0 triệu tấn [6]. Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ,
ở miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, chịu thâm canh kém, chống chịu kém,
dễ đổ, năng suất thấp.


Từ đó, Chính phủ đã đề ra các chính sách phát triển nông nghiệp nói chung
và lúa gạo nói riêng, như: chính sách đầu tư vật chất kỹ thuật thích đáng về thuỷ
lợi, giống lúa, thâm canh, quảng canh lúa qua từng thời kỳ. Lúa gạo đã được đưa
vào 2 trong 3 chương trình kinh tế lớn của quốc gia (như văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc tháng 12/1986 đã nêu) [33].
Nhờ đó, từ năm 1989 đến nay kim ngạch xuất khẩu gạo đã không ngừng
tăng, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi
mới và xây dựng đất nước. Cũng do thực hiện thực hiện chương trình lương thực,
Việt Nam đã biến từ nước nhập lương thực hàng năm khoảng 1 triệu tấn thành
nước xuất khẩu 3- 4 triệu tấn gạo hàng năm. Tính riêng 2 năm 1988 và 1989 sản
lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn/năm [15].
Kể từ năm 2002 đến nay, năng suất lúa tại Việt nam luôn dẫn đầu các

nước Đông Nam Á.Theo số liệu của Tổng cục thống kê, diện tích trồng lúa ở
nước ta có xu hướng giảm. Tuy nhiên do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
được đảy mạnh nên năng suất lúa có xu hướng tăng. Năng suất và sản lượng lúa
tăng trong khi diện tích canh tác giảm do nhiều nguyên nhân: Bố trí cơ cấu Hè
thu vụ được điều chỉnh hợp lý, kỹ thuật canh tác được cải tiến, các giống lúa
năng suất cao được đưa vào sản xuất, các tỉnh phía Bắc đã trồng lúa lai năm sau
cao hơn năm trước góp phần làm tăng sản lượng lúa [37].
Nước ta có các vùng đất nông nghiệp trù phú như đồng bằng sông Hồng
rộng gần 800 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,5 triệu ha. Nhưng
hiện chúng đều bị chia nhỏ, manh mún khiến một số công trình thủy nông không
còn tác dụng. Mặt khác, đất nông nghiệp đang bị chuyển đổi tùy tiện. Diện tích
đất nông nghiệp bị mất là do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Kinh nghiệm
của các nước châu Á vốn lấy cây lúa nước là cây lương thực chính cho thấy, qua
mấy chục năm tiến hành công nghiệp hóa, đô thị hóa thì tỷ lệ mất đất canh tác từ
0,5%-2%/năm. Như tỷ lệ mất đất canh tác hàng năm trong thập niên 1980-1990
của Trung Quốc là 0,5%, Hàn Quốc 1,4%, Đài Loan 2%, Nhật Bản 1,6%. Việt
Nam trong thời gian qua mất khoảng 0,4% diện tích đất canh tác, riêng đất trồng
lúa có tỷ lệ mất cao hơn khoảng 1%. Tuy nhiên với tốc độ công nghiệp hóa ngày


càng tăng thì tỷ lệ mất đất sẽ không dừng ở mức độ trên. Mặt khác, “phần đất
canh tác bị chuyển đổi lại là những vùng đất tốt. Như diện tích đất trồng trọt màu
mỡ ven quốc lộ 5 cũng bị đổ cát xây dựng các khu công nghiệp” - GS.Viện sỹ
Vũ Tuyên Hoàng phát biểu [37].
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam từ 2005 - 2012
Năm

2005

Diện tích

(1000 ha)
7.329,2

Lúa cả năm
Năng suất
(tạ/ha)
48,9

Sản lượng
(1000 tấn)
35.832,9

2006

7.324,8

48,9

35.849,5

2007

7.207,4

49,9

35.942,7

2008


7.400,2

52,3

38.729,8

2009
2010
2011
2012

7.437,2
7.513,7
7.651,4
7.753,2

52,4
38.950,2
53,2
39.988,9
55,3
42.324,4
56,3
43.662,3
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2012)

GS Lê Văn Tiềm (Viện Khoa học Nông nghiệp) cho biết: “Đất canh tác bị
mất còn do các công trình thủy điện. Hồ tích nước của các công trình này làm
ngập các thung lũng, là nơi tập trung chủ yếu ruộng lúc nước vốn rất quý hiếm ở
miền núi. Ruộng ở đó không bị xói mòn, có thể cấy 2 vụ, bình quân cả năm thu

được 8 tấn thóc/ha, gấp nhiều lần so với ruộng nương sườn đồi núi. Tuy nhiên thông
tin về các công trình thủy điện làm ngập hết bao nhiêu ha ruộng lúa còn rất ít”[34].
Thách thức về an ninh lương thực: Diện tích đất canh tác Việt Nam vào
loại thấp nhất thế giới, đất canh tác chỉ khoảng 0,12%. Trong khi những mảnh
đất màu mỡ cứ ít đi, nhường chỗ dần cho những khu công nghiệp, sân golf thì
mỗi năm dân số tăng khoảng 1 triệu người. Đất nông nghiệp không thể phục hồi
hoặc có thể thì rất ít. Tuy trước mắt Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lương thực
khá ổn định, an ninh lương thực cấp quốc gia chưa phải là điều đáng quan ngại.
Nhưng cứ với tốc độ chuyển đổi đất như hiện nay sẽ đặt cho tương lai nhiều
thách thức [34].


Để tăng sản lượng, chúng ta đã tăng năng suất bằng cách sử dụng phân
bón hóa học. Việt Nam là nước sử dụng phân bón hóa học vào hạng cao nhất thế
giới dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Bởi vậy giải pháp cần tính đến
việc bảo vệ môi trường [34].
Như vậy thực tế cho thấy để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và giữ vị
trí những nước xuất khẩu lúa gạo đứng hàng đầu thế giới, một vấn đề đặt ra đó là
cần thâm canh tăng vụ, tập trung nguồn lực và trí lực cho việc nghiên cứu lai tạo
ra các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện
ngoại cảnh, ít sâu, bệnh chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Nhằm
nâng cao cả về mặt giá trị xuất khẩu, chúng ta cần tiếp tục thực hiện chiến lược
phát triển lúa chất lượng cao phục vụ cho công tác xuất khẩu lúa gạo trong những
năm tiếp sau [36].
Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn nhiều khó khăn, chịu nhiều
rủi ro (bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh nhiều) làm cho năng suất, chất lượng cây trồng
thấp và không ổn định ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ hàng nông sản của nước
ta. Do vậy, cần có những cơ cấu giống cho phù hợp với điều kiện sinh thái của
từng vùng cụ thể để giống đó phát huy hết tiềm năng của nó và đem lại hiệu quả
cao nhất.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa ở Việt Nam
Công tác chọn tạo giống lúa là một trong những công tác luôn được Đảng
và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Từ nguồn vật liệu ban đầu đã thu thập được,
các cơ quan khoa học đã sử dụng để lai tạo và chọn lọc ra những giống lúa tốt,
phù hợp với từng vùng sinh thái như [10]:
- Các giống có năng suất cao phục vụ cho mục đích thâm canh.
- Những giống có khả năng chống chịu tốt như chịu chua, chịu mặn, chịu
nóng, chịu hạn để phục vụ cho những vùng khó khăn.
- Những giống có chất lượng cao được trồng để phục vụ cho thị hiếu ngày
càng cao của người tiêu dùng.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT: mục tiêu hàng đầu trong chọn
tạo giống cây trồng hiện nay là nâng cao năng suất và chất lượng, đối với giống


×