BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼ ∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼
NGUYỄN THỊ MAI QUYÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỦ
CỦA MỘT SỐ DÒNG VÔ TÍNH CAO SU
TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ TẠI GIA LAI VÀ ĐẮK LẮK
LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp
LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖpLuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp
LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp
BUÔN MA THUỘT, 2010
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼ ∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼∼
∼
NGUYỄN THỊ MAI QUYÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỦ
CỦA MỘT SỐ DÒNG VÔ TÍNH CAO SU
TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ TẠI GIA LAI VÀ ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
LuËn v¨n th¹c sÜ
LuËn v¨n th¹c sÜLuËn v¨n th¹c sÜ
LuËn v¨n th¹c sÜ
n«ng nghiÖp
n«ng nghiÖpn«ng nghiÖp
n«ng nghiÖp
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN THỦY
BUÔN MA THUỘT, 2010
i
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn ñề
Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc Họ thầu dầu (Euphorbiaceae), Bộ
ba mảnh vỏ (Euphorbiales) là một cây công nghiệp có nguồn gốc ở lưu vực sông
Amazone (Nam Mỹ), ñược trồng phổ biến trên quy mô lớn tại Đông Nam Châu
Á và miền nhiệt ñới Châu Phi từ năm 1876 [9].
Cây cao su ñược du nhập vào Việt Nam từ năm 1897. Hiện nay, cây cao
su ñang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần ñáng
kể cho phát triển công nghiệp trong nước và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
kinh tế chiến lược của Việt Nam [9].
Cây cao su (Hevea brasiliensis) với sản phẩm chính là mủ, ñược dùng làm
nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng, ñặc biệt là ngành
giao thông vận tải. Ngoài ra, cây cao su còn cho các sản phẩm khác cũng có
công dụng không kém phần quan trọng như gỗ, dầu hạt. Cây cao su còn có tác
dụng bảo vệ môi trường, cải thiện vấn ñề kinh tế xã hội nhất là ở các vùng Tây
Nguyên, Trung du miền núi [9].
Trong lịch sử hơn một thế kỷ phát triển, công tác cải tiến giống cao su ñóng
góp một vai trò quan trọng, ñã nâng dần năng suất cao su ban ñầu từ 500 kg/ha
khi trồng bằng hạt, ñến nay năng suất ñã tăng lên 4 - 6 lần với những dòng vô
tính ñược lai tạo và chọn lọc [21]. Ngoài ra công tác giống cũng ñã hướng tới
mục tiêu ña dạng hóa sản phẩm (mủ - gỗ) và mở rộng ñịa bàn phát triển.
Diện tích trồng cao su ở nước ta ñến năm 2009 ñạt 674.200 ha với sản
lượng ñạt khoảng 723.700 tấn mủ khô. Trong ñó, diện tích và sản lượng ở vùng
phi truyền thống như Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung ñang tăng nhanh,
chiếm khoảng 30% tổng diện tích. Để phát triển diện tích trồng cao su ñáp ứng
nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu, Chính phủ có chủ trương
ñưa diện tích cao su lên 800.000 ha vào năm 2020. Định hướng quy hoạch cao
su ñược tập trung ở 5 vùng chính: vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng
Duyên Hải Nam Trung Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và các tỉnh vùng Tây Bắc [4].
2
Tây Nguyên ñã trở thành vùng trọng ñiểm phát triển cao su của cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi như quỹ ñất cho phát triển cây công
nghiệp còn nhiều, phần lớn là ñất ñỏ Bazan giàu dinh dưỡng, còn có nhiều yếu tố
hạn chế tới sự phát triển của cao su như: cao trình cao, ñịa hình phức tạp và có
mùa khô kéo dài, lượng bốc thoát hơi nước trong mùa khô lớn và gió mạnh
thường xuyên, ñã làm hạn chế tới khả năng sinh trưởng, năng suất và mức ñộ
chống chịu bệnh của nhiều dòng vô tính cao su. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết ñang
ñược ñặt ra là phải chọn những dòng vô tính cao su thích hợp cho vùng sinh thái
Tây Nguyên, ñồng thời phải ñáp ứng ñược yêu cầu của sản xuất là có khả năng
sinh trưởng khỏe, sản lượng cao sớm ổn ñịnh, chống chịu bệnh tốt và có các ñặc
tính sinh lí mủ phù hợp với xu hướng khai thác hiện ñại có sử dụng chất kích
thích mủ, ñể giảm tối ña công lao ñộng. Mặt khác, các ñặc tính công nghệ mủ
cao su cũng ñược chú trọng hơn, nhằm thỏa mãn yêu cầu của các nhà tiêu dùng.
Xuất phát từ ñiều kiện thực tế và yêu cầu của sản xuất tại Tây Nguyên, là
cần có cơ cấu bộ giống cao su ñịa phương hóa tiến bộ có thể ñáp ứng ñược các
yêu cầu: rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, tăng năng suất mủ và có khả năng
chống chịu bệnh có thể chấp nhận ñược. Vì vậy, chúng tôi kế thừa các số liệu
nghiên cứu trước ñây và theo dõi một số chỉ tiêu nhằm chọn lọc ñược những
dòng vô tính cao su thích hợp cho vùng sinh thái Tây Nguyên. Để góp phần giải
quyết vấn ñề nêu trên chúng tôi ñã tiến hành nghiên cứu ñề tài. “Nghiên cứu ñặc
ñiểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng mủ của một số dòng vô tính cao su
trên vùng ñất ñỏ tại Gia Lai và Đắk Lắk”.
2. Mục ñích của ñề tài
Trên cơ sở xác ñịnh và ñánh giá một số yếu tố tự nhiên, nghiên cứu một số
ñặc ñiểm sinh trưởng, sản lượng mủ, ñặc tính sinh lý mủ, ñặc tính công nghệ mủ
của 07 dòng vô tính cao su ở vùng ñất ñỏ Gia Lai và Đắk Lắk nhằm ñóng góp cơ
sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và khuyến cáo bộ giống cao su ñã ñược
ñịa phương hóa ở Tây Nguyên.
3
3. Mục tiêu của ñề tài
Xác ñịnh ñược các yếu tố khí hậu và ñất ñai ảnh hưởng ñến khả năng sinh
trưởng, sản lượng mủ, ñặc tính sinh lý mủ, ñặc tính công nghệ mủ của 07 dòng
cao su vô tính tại Gia Lai và Đắk Lắk.
Tuyển chọn ñược một số dòng cao su vô tính có triển vọng tại các ñịa
ñiểm nghiên cứu.
4. Giới hạn nghiên cứu
Bốn vườn chung tuyển giống cao su ở các huyện Mang Yang, Chư Sê,
Chư Prông thuộc tỉnh Gia Lai và huyện Ea H’Leo thuộc tỉnh Đắk Lắk.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Nguồn gốc và các giai ñoạn lịch sử phát triển cao su thiên nhiên trên thế
giới
1.1.1 Nguồn gốc và tên họ
Amazone Nam Mỹ là vùng nguyên sản của cây cao su, là một vùng rộng
lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuadon, Venezucla,
French, Guiana, Surinan [37]; trải rộng từ vĩ tuyến 15
o
Nam ñến vĩ tuyến 6
o
Bắc
và kinh tuyến 46 - 77
o
Tây. Ngoài vùng bản ñịa trên người ta không tìm thấy cây
cao su trong tự nhiên ở các nơi khác trên thế giới.
Euphorbiaceae. Trong chi Hevea còn có 9 loài Hevea khác: Hevea
benthamiana, H. Camanganoa, H. Camporum, H. Guianensis, H. Nitida, H.
Microphylla, H. Pauciflora, H. Rigidifolia và H. Spuceara, tất cả ñều có 2n = 36
[37].
1.1.2 Các giai ñoạn lịch sử phát triển cao su thiên nhiên
- Giai ñoạn khai thác cao su hoang dại (1500- 1870)
Ở giai ñoạn này, sản phẩm mủ cao su ñược khai thác từ các cây cao su
hoang dại trong rừng Amazone. Đến cuối giai ñoạn này (1830) nhà máy chế biến
mủ cao su ñầu tiên ra ñời, ñã ñánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc sử
dụng sản phẩm mủ cao su vào các kỹ nghệ: giày dép, sản phẩm nhựa dẻo, áo
mưa, ống nhựa, thiết bị giải phẫu [37].
- Giai ñoạn di nhập và nhân trồng cao su thiên nhiên (1870- 1914)
Năm 1876, Henry Wickham mang 70.000 hạt cao su từ vùng Rio. Tapajoz
ở vùng thượng lưu sông Amazone về vườn thực vật Kew (Anh), nhưng chỉ có
2.700 hạt nảy mầm và phát triển thành cây. Đến tháng 9 năm 1876, 1919 cây cao
su từ vườn Kew ñược ñưa tới vườn thực vật Ceylon (Srilanka). Năm 1897, 22
cây ñược chuyển từ vườn Kiew sang Singapore. Năm 1883, các cây cao su ở Sri
Lanka và Malaysia có hạt ñược làm nguồn cung cấp giống cho nhiều nước [21].
5
Ở Việt Nam, cao su ñược di nhập lần ñầu tiên vào năm 1897 bởi Bác sĩ
Yersin và ñã ñược trồng ở suối dầu Nha Trang - Khánh Hòa [9].
- Giai ñoạn phát triển thành cây công nghiệp (từ 1914 ñến nay)
Giai ñoạn 1914 - 1945: ñã phản ánh nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cao su trên
thế giới ngày càng tăng mạnh. Sản phẩm cao su cung cấp trên thị trường chủ yếu
là từ các vườn cây cao su trồng. Sản lượng cao su thế giới ñã tăng từ 125.000 tấn
vào năm 1914 lên ñến 1.504.000 tấn vào năm 1941. Sau ñó diện tích và sản
lượng cao su thế giới giảm xuống do chiến tranh thế giới lần II [9].
Giai ñoạn 1945 cho ñến nay: Sau chiến tranh thế giới lần II nhiều ngành
công nghiệp phát triển với tốc ñộ nhanh, ñặc biệt là công nghiệp xe hơi, ñã
kéo theo nhu cầu sử dụng sản phẩm cao su ngày càng tăng. Đó là ñộng lực cơ
bản cho ngành cao su thiên nhiên phát triển, ñến nay tổng diện tích cao su trên
toàn thế giới là khoảng 9 triệu hecta, sản lượng năm 2009 ñạt hơn 9,6 triệu
tấn.
Bảng 1.1 Sản lượng cao su thiên nhiên thế giới năm 1999 và năm 2009
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Sản lượng cao su thiên
nhiên
Năm 1999 Năm 2009
Tăng (+)/
giảm (-)
Mỹ Latinh 145 226 + 81
Châu Phi 366 444 + 78
Châu Á 6.110 8.947 + 2.837
Tổng cộng 6.621 9.617 + 2.996
Nguồn:Tập ñoàn Nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG)
Trong ñó, các nước Châu Á chiếm hơn 93% tổng sản lượng cao su thế giới,
Châu Phi chiếm 4,62% và Mỹ Latinh chiếm 2,35%. Sau 10 năm sản lượng cao
su thế giới ñã tăng 45,25%, cụ thể: Châu Á tăng 42,85%, Mỹ Latinh tăng 1,22%
và Châu Phi tăng 1,18%.
1.1.3 Hiện trạng và ñịnh hướng phát triển của ngành cao su Việt Nam
- Những quan ñiểm chủ yếu
6
Tập trung thâm canh vườn cây hiện có, mở rộng diện tích phù hợp với khả
năng ñầu tư, vườn cây phải ñược thâm canh ngay từ ñầu, coi trọng ñổi mới thiết
bị và công nghệ chế biến mủ cao su.
Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển vườn cây.
Trong ñó, kinh tế quốc doanh ñóng vai trò hỗ trợ ñể thực hiện tốt ñầu vào (cung
ứng vật tư, tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông) và ñầu ra (chế biến, tìm thị trường và
tiêu thụ sản phẩm). Sản xuất phải ñạt hiệu quả toàn diện, coi trọng hiệu quả kinh
tế [15].
- Hiện trạng của ngành cao su Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm
2009, tổng diện tích cây cao su ñạt 674.200 ha, tăng 55.600 ha (9%) so với năm
2008. Trong ñó, diện tích cho khai thác là 421.600 ha, tăng 5,6% (chiếm 62,5%
tổng diện tích); sản lượng ñạt 725.200 tấn, tăng 9,4%; năng suất cao su cả nước
ñạt bình quân 1,72 tấn/ha, tăng 3,5% so với năm 2008.
Bảng 1.2 Diện tích và sản lượng cao su Việt Nam từ 1976 -2009
Năm
Tổng diện
tích (ha)
Diện tích
tăng (ha)
Diện tích
khai thác
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(kg/ha)
1976 76.600 - - - -
1980 87.700 11.000 41.000 28.823 703
1985 180.200 92.500 63.650 47.900 753
1990 221.700 41.500 81.100 57.900 714
1995 278.400 56.700 146.900 124.700 849
2000 412.000 133.600 238.000 290.800 1.222
2005 482.700 70.700 334.000 481.000 1.440
2006 522.200 39.500 356.400 555.300 1.558
2007 556.300 34.100 373.300 601.700 1.612
2008 618.600 62.300 399.000 662.700 1.661
2009 674.200 55.600 421.600 725.200 1.720
Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA).
7
Địa bàn phát triển cây cao su cũng ñã mở rộng ra khỏi vùng trồng cao su
truyền thống Miền Đông Nam Bộ. Tây Nguyên ñã trở thành ñịa bàn trọng ñiểm
ñể phát triển diện tích cao su của cả nước trong giai ñoạn 1984 - 2010, bên cạnh
ñó các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Duyên Hải Bắc Trung Bộ (khu 4 cũ)
cũng ñã khẳng ñịnh ñược khả năng phát triển và tính hiệu quả kinh tế của cây
cao su trên vùng ñất này [8], [15].
Kết quả sản lượng trên các vùng trồng cao su khác trong nước cho thấy,
nhìn chung năng suất bình quân giữa các vùng trồng cao su có chênh lệch khá
lớn. Cây cao su ở Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung và Bắc Trung Bộ ñạt
năng suất thấp hơn vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, ñối với những giống thích
nghi tốt với vùng trồng ít thuận lợi, có năng suất không cách biệt lớn so với vùng
thuận lợi ñã mở ra triển vọng duy trì và phát triển cây cao su có hiệu quả kinh tế
thoả ñáng ở Tây Nguyên và Miền Trung với những giống phù hợp.
- Định hướng phát triển của ngành cao su Việt Nam trong giai ñoạn tới
Chiến lược phát triển cao su thiên nhiên của Việt Nam ñến năm 2020 là
thâm canh các diện tích cao su sẵn có, ñồng thời tích cực phát triển thêm diện
tích tại các ñịa bàn có ñiều kiện sinh thái thích hợp cho cây cao su [4]. Ứng dụng
nhanh những tiến bộ kỹ thuật về sinh học trước hết là giống cao su [8] ñể nâng
cao năng suất bình quân của các vùng trồng cao su, rút ngắn thời gian kiến thiết
cơ bản của cây cao su.
Viện nghiên cứu cao su Việt Nam ñang chủ trì những chương trình, dự án
trọng ñiểm cấp nhà nước và cấp bộ nhằm mục tiêu nghiên cứu, tuyển chọn và
khuyến cáo những dòng vô tính cao su thích hợp theo vùng sinh thái. Đồng thời
kèm theo các giải pháp kỹ thuật và công nghệ nhằm phát huy tối ña hiệu quả
kinh tế và phát triển bền vững vùng cao su, phục vụ chế biến và xuất khẩu. Phấn
ñấu ñến năm 2015 cả nước có 700.000 ha cao su. Năng suất ñạt 2,0 tấn/ha cho
Đông Nam Bộ và 1,7 tấn/ha cho Tây Nguyên [4]. Trong ñó diện tích cao su tiểu
ñiền sẽ chiếm tỉ trọng khoảng 50% [4].
8
1.2 Đặc ñiểm sinh vật học và sinh thái của cây cao su
1.2.1 Đặc ñiểm sinh vật học của cây cao su
Đối với cây cao su (Hevea brasiliensis) hoang dại tại vùng nguyên quán
Amazone (Nam Mỹ) là một loại cây ñại mộc và có chu kỳ sống trên 100 năm.
Khi ñược nhân trồng trong sản xuất với mật ñộ từ 400 ñến 571 cây/ha và chu kỳ
sống ñược giới hạn lại từ 30 ñến 40 năm, nên ñã làm kích thước và hình dáng
cây cao su trong sản xuất trở nên nhỏ bé hơn so với cây ở tình trạng hoang dại,
cao tối ña 25 - 30m và vanh thân tối ña là 1m [9].
- Trong sản xuất cây cao su ñược chia làm 2 giai ñoạn
Giai ñoạn kiến thiết cơ bản: Là khoảng thời gian từ 5 - 8 năm ñầu tiên của
cây cao su sau khi trồng. Đây là khoảng thời gian cần thiết ñể vanh thân cây cao
su ñạt ñược 50cm ño cách mặt ñất 1m, tùy ñiều kiện sinh thái, chăm sóc và giống
[9],[14]. Ở ñiều kiện sinh thái ñặc thù của vùng Tây Nguyên Việt Nam, thời gian
kiến thiết cơ bản phổ biến là từ 7 - 8 năm. Tuy nhiên với ñiều kiện chăm sóc,
quản lý vườn cây ñúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có
thể rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản từ 6 tháng ñến 1 năm [27].
Giai ñoạn kinh doanh: Là khoảng thời gian khai thác mủ cây cao su. Cây
cao su ñược khai thác khi có trên 50% tổng số cây có vanh thân ñạt ≥ 50cm. Giai
ñoạn kinh doanh có thể dài từ 25 ñến 30 năm [14]. Trong giai ñoạn này cây vẫn
tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với giai ñoạn kiến thiết cơ
bản. Sản lượng mủ thấp ở những năm cạo ñầu tiên, sau ñó tăng nhanh ở các năm
cạo thứ 3 và thứ 4. Đến năm thứ 5 - 6 năng suất gần như ñã ổn ñịnh ở mức cao
[9],[14].
Sau giai ñoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo trên 20 năm, năng suất giảm
nhanh do ảnh hưởng tới các yếu tố: gãy ñổ do gió bão, bệnh, làm giảm mật ñộ
vườn cây, ñồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũng giảm sút. Các yếu tố trên
là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất mủ cao su [9],[14].
Cây cao su có hệ thống rễ rất phát triển bao gồm rễ cọc và rễ bàng. Rễ cọc
có thể rất sâu, nếu ñất có cấu trúc tốt có thể ăn sâu tới 10m, thông thường là từ 3
9
ñến 5m. Hệ thống rễ bàng của cây cao su 7 - 8 năm tuổi có thể lan rộng 6 - 7m, ở
năm tuổi thứ 24 rễ có thể lan rộng 10 - 15m [9].
Lá cao su là lá kép gồm có 3 lá chét mọc cách, kích thước, màu sắc của lá
có thể thay ñổi theo môi trường, nhưng hình dạng lá là ñặc tính di truyền. Vì
vậy, hình dạng lá là yếu tố quan trọng ñể nhận dạng và phân biệt giống cao su
[9],[14].
Thông thường từ năm thứ 3 trở ñi sau khi trồng, bộ lá cao su ñược thay
hàng năm vào khoảng thời gian từ tháng 12 ñến tháng 2 năm sau. Thời ñiểm bắt
ñầu và kết thúc rụng lá là tùy thuộc vào ñiều kiện từng vùng và ñặc tính của
giống [9],[21].
Hoa trổ lần ñầu tiên trên cây cao su là khi cây ñược 5 - 6 tuổi. Hoa cao su là
hoa ñơn tính ñồng chu có hoa cái và hoa ñực mọc trên cùng một nhánh, mỗi
nhánh có 10 - 12 chùm, mỗi chùm có khoảng 15 - 20 hoa cái có kích thước lớn
hơn hoa ñực, mọc riêng lẻ ở ñầu cành. Hoa ñực mọc ñều khắp trong chùm với tỷ
lệ gấp 60 lần hoa cái [9].
Hoa cái cấu tạo gồm có một bầu noãn có 3 tâm bì ghép liền nhau, mỗi tâm
bì là một buồng nhỏ ñóng kín chứa 1 noãn. Vào thời ñiểm hoa chín, nuốm hoa có
màu vàng trắng, ẩm ướt, sau ñó khoảng 4 ngày nuốm ñổi màu nâu ñỏ và khô ñi.
Hoa ñực thường nở trước, sau ñó vài ngày hoa cái mới nở. Do ñó, trường hợp tự
thụ phấn trên một hoa hầu như không xảy ra. Trong tự nhiên, hoa cao su thụ
phấn nhờ côn trùng là chủ yếu [6]. Tỷ lệ ñậu quả trong tự nhiên khoảng 1 - 2%,
khi giao phấn chéo nhân tạo, tỷ lệ ñậu quả có thể ñạt 2 - 5% và chịu ảnh hưởng
của giống mẹ [9].
Quả cao su là loại quả nang rộng có ñường kính 3 - 5cm, quả nang gồm 3
ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hạt, trong thực tế hiếm thấy có quả chứa ít hơn 3 hạt [9].
Hạt cao su hình bầu dục hoặc hơi tròn tùy theo giống, rộng 1,5 - 2cm, dài 2-
3,5cm, khối lượng 3,5 - 6g, bình quân 1kg hạt có khoảng 200 - 250 hạt.
10
1.2.2 Đặc ñiểm di truyền của cây cao su
Cây cao su có số nhiểm sắc thể 2n = 36, có thể cây cao su là một dạng tứ
bội với số lượng nhiểm sắc thể cơ bản n = 9 [21].
Các nghiên cứu về di truyền trên các ñặc tính kinh tế quan trọng của cây
cao su như sản lượng và sinh trưởng cho thấy sản lượng và sinh trưởng di truyền
theo phương thức cộng hợp (additive) và di truyền cao. Giá trị khả năng phối
hợp chung (GCA, General combining ability) biến thiên từ 31% ñến 93% cho
sinh trưởng. Ưu thế lai cao nhất về sản lượng có thể vượt bố mẹ tốt nhất là
252%, sinh trưởng có ưu thế lai thấp hơn và cao hơn bố mẹ tốt nhất khoảng 34%
[40].
1.2.3 Đặc ñiểm sinh thái của cây cao su
Cây cao su phát triển ở nhiệt ñộ trung bình thích hợp nhất là từ 25
0
C -
30
0
C, trên 40
0
C và dưới 10
0
C ñều ảnh hưởng trực tiếp ñến quá trình sinh trưởng
và năng suất mủ của cao su. Ở nhiệt ñộ 25
0
C là nhiệt ñộ tối thích ñể cây cho
năng suất cao nhất. Lượng mưa tối thiểu ñể cho cây cao su sinh trưởng, phát
triển bình thường là từ 1.500 - 2.000mm/ năm.
Số ngày mưa thích hợp cho cao su là khoảng 100 - 150 ngày mưa cho mỗi
năm và phân bố ñều trong năm [9], [21]. Ở Tây Nguyên Việt Nam có 2 mùa mưa
và khô rõ rệt, lượng mưa tập trung trong khoảng 3,5 - 4 tháng vào giữa mùa
mưa. Mùa khô kéo dài 6 tháng và lượng bốc thoát hơi nước lớn ñã làm ảnh
hưởng lớn tới sự sinh trưởng phát triển của cây cao su.
Cây cao su phát triển bình thường ở nơi có tối thiểu 1.600h nắng/ năm, gió
nhẹ, tốc ñộ gió dưới 8m/s, nếu lớn hơn 8m/s sẽ làm ảnh hưởng tới sinh trưởng,
lớn hơn 17,2m/s sẽ làm gãy thân, cành và lớn hơn 25m/s sẽ làm trốc gốc [9].
Vì vậy, ñể hạn chế tác hại của gió ở những vùng trồng cao su thường xuyên
có gió bão thì cần phải chọn những dòng vô tính cao su có khả năng kháng gió.
Đồng thời phải kết hợp với các biện pháp kỹ thuật khác như trồng dày, lập vành
ñai chắn gió.
11
Cây cao su có thể phát triển trên các loại ñất khác nhau ở vùng khí hậu
nhiệt ñới ẩm ướt, nhưng thành tích và hiệu quả kinh tế của cây là vấn ñề cần lưu
ý. Đất thích hợp cho cây cao su, có pH từ 4,5 - 5,5, ñộ sâu tầng ñất canh tác >1m
và cao trình từ 200 - 600m [9], [21].
1.3 Đặc tính sinh lý và công nghệ mủ cao su
1.3.1 Vai trò của mủ cao su trong cây
Có nhiều giả thuyết về vai trò của mủ trong cây cao su, nhưng ñiển hình
nhất là giả thuyết cho rằng mủ ñóng vai trò vận chuyển và dự trữ dưỡng chất
trong cây, nhưng giả thuyết này vẫn còn gây nhiều tranh luận vì mủ ña phần là
cao su, là một chất không thể ñồng hóa hơn ñược nữa do ñó mủ khó có thể coi là
kho dưỡng chất. Điều này ñã ñược chứng minh ở cây thực sinh bị héo vàng, khi
gần 60% Hydratcarbon ñã mất ñi, thì hàm lượng cao su vẫn không giảm [21].
Fernando and Tambiah (1970) ñã dựa trên mối tương quan giữa lượng mưa,
nhiệt ñộ với năng suất và ñã cho rằng mủ ñóng vai trò ñiều tiết nước trong cây.
Tuy nhiên, giả thuyết này chưa ñược thực tế chấp nhận.
Đến nay chưa có một giả thuyết nào ñã ñược chứng minh ñầy ñủ, vì vậy vai
trò của mủ trong cây vẫn chưa xác ñịnh ñược [21].
1.3.2 Thành phần mủ cao su
Mủ cao su tươi là một dung dịch thể keo, có tỷ trọng từ 0,974 tới 0,991
tương ứng DRC% (hàm lượng cao su khô) từ 40% - 25% [18]. Thành phần mủ
nước trung bình gồm: Cao su 30 - 40%, nước 55 - 60%, nhựa (resine) 1,5 - 2%,
ñường 1%, Protein 2%, chất khoáng 0,5 - 1%. Hàm lượng chất dinh dưỡng bình
quân trong mủ nước: N = 0,26%, P = 0,05%, K = 0,17%, Ca = 0,003%, Mg =
0,005%, Cu = 0,1 - 1,5 pmm [18], [21].
Trong mủ nước có nhiều loại hạt như: Phân tử cao su, hạt lutoid, hạt Frey-
Wyssling, ñược chứa trong một dung dịch gọi là mủ thanh (Serum C) [21].
1.3.3 Quá trình sinh tổng hợp mủ cao su
Phân tử Hydrocacbon cao su có trọng lượng khoảng từ 105 - 107, bao gồm
các chuỗi dài của các ñơn vị Isoprene, C
5
H
8
. Nghiên cứu quá trình sinh tổng hợp
12
cao su ñã ñược một số Viện nghiên cứu trên thế giới thực hiện từ năm 1950 và
quá trình sinh tổng hợp cao su có thể chia thành 2 giai ñoạn:
Giai ñoạn chuyển hóa ñường thành acetate, ñồng thời cung cấp năng lượng
dưới dạng ATP hoặc NAD(P)H.
Giai ñoạn tổng hợp chuỗi Isoprene, sử dụng năng lượng ATP hoặc dạng
khử NAD(P)H và acetate hoặc acetyl CoA ñể hình thành chuỗi Isoprene
pyrophosphate và sau cùng là cao su (polyisoprene) [21].
1.3.4 Đặc tính công nghệ mủ
Ngày nay, do tính ña dạng của các sản phẩm ñược làm từ nguyên liệu là mủ
cao su, vì vậy người ta ngày càng chú ý hơn tới ñặc tính công nghệ mủ cao su
của các dòng vô tính. Những nghiên cứu ở Malaysia về ñộ dẻo (plasticity) cho
biết chúng di truyền theo cơ chế ña gen. Độ nhầy Mooney của hầu hết các dòng
vô tính PB do công ty Prang Besar lai tạo và chọn lọc có chung bố mẹ là PB 5/51
và PB 28/59 ñều rất cao, ñiều này cho thấy có thể có sự di truyền về ñộ nhầy.
Nhận ñịnh này ñã mở ra một triển vọng mới về việc cải tiến các ñặc tính công
nghệ mủ cao su thông qua con ñường cải tiến giống cao su [7], [17], [19].
1.4 Quá trình cải tiến giống cao su trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1 Lịch sử cải tiến giống cao su trên thế giới
Từ nguồn hạt do Wickham thu thập ñược ở Brazil, chuyển về trồng ở
Malaysia và Sri Lanka ñã ñược xem là thủy tổ của hầu hết diện tích cao su ở
Châu Á và Châu Phi hiện nay (gần 2.000 genotype). Trong thời kỳ này cao su
ñược trồng bằng hạt thực sinh không chọn lọc, do ñó sản lượng ñạt ñược rất
thấp, dưới 500 kg/ha. Cramer (1910) là người ñã nhận thấy trong vườn cao su
thực sinh có sự biến thiên rất lớn về sản lượng giữa các cá thể, qua phân tích sự
biến thiên Cramer thấy 70% sản lượng của vườn cây là từ khoảng 30% số cây
trong vườn cung cấp. Từ ñó ông ñã khuyến cáo sử dụng hạt thực sinh từ những
cây có năng suất cao ñể trồng. Kết quả thu ñược từ vườn trồng hạt có chọn lọc ñã
ñưa năng suất bình quân lên 630 - 704 kg/ha/năm so với 496 kg/ha/năm
(Dijkman - 1951). Sau ñó các nguyên tắc chọn giống lần ñầu tiên ñã ñược công
13
bố tại hội nghị ở Batavia (Indonesia) vào năm 1914. Đến năm 1917, W.M Van
Helten thành công trong phương pháp nhân vô tính cao su bằng kỹ thuật ghép
mầm ngủ trên gốc thực sinh [22]. Đã mở ra một con ñường mới trong tạo tuyển
giống cao su là tạo các dòng vô tính. Công tác tạo tuyển giống cao su ñược chú
trọng ở nhiều nước, ñặc biệt là các nước trồng cao su ở Châu Á như Malaysia,
Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia và ở Châu Phi có Côte d’voice [32].
Tuy mỗi nước có phương hướng và bước ñi khác nhau nhưng mục tiêu
chọn giống hàng ñầu vẫn là nâng cao sản lượng, ñồng thời cải tiến các ñặc tính
có liên quan ñến sản lượng như sinh trưởng, kháng bệnh, kháng gió
Những phương pháp cải tiến giống phổ biến ñược sử dụng nhiều ở các
nước là: Chọn lọc cây ñầu dòng (Mother tree selection hoặc Ortet selection), lai
hoa nhân tạo (Hand Pollination), lai tự do trong ñiều kiện cách ly (Open
Pollination), ñột biến (Mutation), ña bội hóa nhiễm sắc thể (Polyploidy).
14
CHỌN BỐ MẸ
LAI HOA
HẬU DUỆ
TUYỂN NON
SƠ TUYỂN
CHUNG TUYỂN
KHUYẾN CÁO CHO SẢN XUẤT
BẢNG I BẢNG II BẢNG III
Sơ ñồ 1.1 Sơ ñồ tổng quát tạo tuyển giống cao su bằng con ñường lai hoa
nhân tạo
15
SƯU TẬP CÂY ĐẦU DÒNG DI NHẬP GIỐNG TRAO ĐỔI GIỐNG QUỐC TẾ
NGÂN HÀNG GEN
LAI HOA NHÂN TẠO
TUYỂN NON
Ô QUAN TRẮC SƠ TUYỂN SẢN XUẤT THỬ
CHUNG TUYỂN
KHUYẾN CÁO BỘ GIỐNG CAO SU ĐỊA PHƯƠNG HÓA
BẢNG III BẢNG II BẢNG I
* Ghi chú:
Con ñường truyền thống:
Con ñường cải tiến:
Sơ ñồ 1.2 Sơ ñồ cải tiến giống cao su Việt Nam
16
Đến nay phương pháp lai hoa nhân tạo vẫn là phương pháp có hiệu quả
nhất và ñã ñược hầu hết các nước trồng cao su trên thế giới áp dụng. Phương
pháp này ñã ñược các nhà nghiên cứu giống cao su Malaysia và Indonesia tiến
hành từ thập niên 20 của thế kỷ XX, với bố mẹ là những dòng vô tính nguyên sơ.
Nguyên tắc chính của phương pháp lai hoa nhân tạo là phối hợp các cha mẹ có
những ñặc tính mong muốn ñể tạo ra nhiều cá thể cây lai, bước tiếp các cây lai
ñược nhân thành các dòng vô tính, rồi qua nhiều bước gạn lọc ñể chọn ra các
dòng vô tính xuất sắc. Nhưng phương pháp này có yếu ñiểm lớn là thời gian ñể
hoàn tất 1 chu kỳ từ khi lai hoa nhân tạo ñến khi khuyến cáo cho trồng ñại trà là
một thời gian rất dài. Sơ ñồ tạo tuyển giống truyền thống yêu cầu 30 năm ñể
hoàn tất một chu kỳ. Tuy nhiên, hiện nay một số nước như Malaysia ñã ñề xuất
hướng rút ngắn chu kỳ tạo tuyển xuống còn 20 năm, Việt Nam xuống còn 18 -
19 năm với phương châm là gối ñầu, lấy không gian tranh thủ thời gian [15].
1.4.2 Chương trình cải tiến giống cao su của một số nước trên thế giới
Indonesia
Năm 1917, ở Indonesia, nhờ có phương pháp ghép nhân vô tính cây cao su
thành công, ñã tạo cơ sở cho việc chọn và nhân vô tính các cây thực sinh cao sản
từ hạt tạp. Trong giai ñoạn này GT 1 ñã ñược nhân lên từ cây thực sinh ñầu dòng
và ñã ñược trồng trên khắp thế giới từ năm 1921 ñến nay [32]. Đến năm 1919,
Indonesia là nước ñầu tiên tiến hành phương pháp lai hoa nhân tạo ñể tạo ra
giống mới, song hành với việc lai hoa nhân tạo Indonesia, cũng ñã thực hiện các
cuộc trao ñổi giống ña phương giữa các nước trồng cao su ñể làm phong phú
thêm nguồn gen và ñã tạo ra ñược những con lai ưu tú như: PR 255, PR 261,
AVROS 2037
Sau năm 1981, từ nguồn gen do Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển cao su
quốc tế (IRRDB: International Rubber Technology Seminar) cung cấp, Indonesia
ñã chú trọng ñến việc sử dụng nguồn gen Nam Mỹ và ñã tạo ra ñược nhiều dòng
vô tính có triển vọng: IRR 100, IRR 118, IRR 112 và IRR 117 [39].
17
Malaysia
Chương trình lai hoa nhân tạo của Viện nghiên cứu cao su Malaysia
(RRIM: Rubber research institute of Malaysia) ñã ñược thực hiện từ năm 1928,
ñến năm 1950 nguồn gen Nam Mỹ và của nhiều nước trồng cao su khác trên thế
giới ñã ñược RRIM sử dụng vào trong chương trình cải tiến giống của mình [41],
[31].
Kết quả là nhiều dòng vô tính xuất sắc ñã ñược phổ biến tại Malaysia và
nhiều nước khác trên thế giới như RRIM 600 và các dòng vô tính thuộc dãy
RRIM 900 với sản lượng có thể ñạt 2.500 kg/ha/năm, gấp 5 lần so với việc trồng
bằng cây thực sinh. Hiện nay, với những dòng vô tính thuộc dãy RRIM 2000 với
tiêu chí cải tiến giống theo hướng gỗ - mủ ñã ñược chọn lọc và khuyến cáo.
Trong cơ cấu giống 1998 - 2000 tại Malaysia như là RRIM 2003, RRIM 2004,
RRIM 2005 [31] ñược khuyến cáo như là những dòng vô tính cao su mủ - gỗ.
Cùng với Viện RRIM công ty Prang Besar (thành lập 1921) cũng ñã tạo
ñược nhiều dòng vô tính nổi tiếng hiện ñang ñược phổ biến ở nhiều nước, ñó là
các dòng vô tính: PB 235, PB 255, PB 260, PB 312
Sri Lanka
Là nước trồng cao su với qui mô lớn ñầu tiên trên thế giới nhưng ñến 1939
sau khi Viện nghiên cứu cao su Ceylon (RRIC: Rubber research institute of
Ceylon) ñược thành lập sau này là Viện nghiên cứu cao su Sri Lanka (RRISL:
Rubber research institute of Srilanka), thì chương trình cải tiến giống mới ñược
thực hiện, với mục tiêu là sản lượng cao (ở giai ñoạn 1939 - 1945). Mục tiêu giai
ñoạn sau là tạo giống kháng bệnh lá và kháng gió. Kết quả là ñã tạo tuyển ñược
những dòng vô tính xuất sắc trong lĩnh vực này như: RRIC 100, RRIC 121,
RRIC 110 và RRIC 130 hiện ñang ñược trồng phổ biến và trao ñổi giống quốc
tế. Những dòng vô tính mới có triển vọng ñáp ứng yêu cầu mới theo hướng mủ -
gỗ như RRISL 217, RRISL 219, RRISL 222.
18
Ấn Độ
Chương trình lai tạo giống cao su của Viện nghiên cứu cao su Ấn Độ
(RRII: Rubber research institute of India) bắt ñầu từ 1954, mục tiêu là tạo giống
cao su cao sản và kháng bệnh lá cho vùng trồng cao su truyền thống và phi
truyền thống. RRII ñã lai tạo ñược dòng vô tính cao sản RRII 105 năng suất bình
quân ở sản xuất là 2.400 kg/ha/năm. Với cặp bố mẹ lai RRII 105 x RRIC 100,
RRII ñã tạo ra ñược 9 dòng vô tính có triển vọng, và năng suất các dòng vô tính
này ñã vượt RRII 105 từ 4 - 49% [30]. Hiện nay, RRII ñang ứng dụng một số kỹ
thuật mới như: Đánh dấu phân tử, chuyển gen bằng vi khuẩn Agrobacterium ñể
hỗ trợ cho công tác nghiên cứu giống cao su [44].
Trung Quốc
Chương trình cải tiến giống của Trung Quốc bắt ñầu thực hiện từ năm
1950, do Viện Hàm lâm khoa học Nông nghiệp nhiệt ñới Trung Quốc (CATAS:
Chinese Academy of Tropical Agricultural Science) thực hiện ở ñảo Hải Nam.
Trong giai ñoạn ñầu tiên công tác giống tập trung vào việc chọn lọc hạt
thực sinh, ñến những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, nhập một số dòng vô tính:
PR 107, GT 1, PB 86 từ Malaysia và các dòng vô tính này ñã ñược trồng phổ
biến ở Trung Quốc. Đến 1980 chương trình lai hoa mới ñược thực hiện, ñến nay
ñã tạo tuyển ñược nhiều dòng vô tính có khả năng chống chịu lạnh tốt và cho
năng suất cao [29], [33].
Cùng với CATAS, Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt ñới Vân Nam (YRITC:
Yunnan research institute and Tropical Crops) cũng tiến hành tạo tuyển các dòng
vô tính cao su với mục tiêu chịu lạnh và có thể cho năng suất cao trên vùng tới
hạn. Những dòng vô tính có triển vọng hiện nay ở Trung Quốc và ñược khuyến
cáo trồng rộng rãi là: Yunnan 277-5 (2.036 kg/ha/năm), SCATC 7-33-97 (1.977
kg/ha/năm), Yunnan 72-729 (1.556 kg/ha/năm), SCATC 8-333 (2.187
kg/ha/năm) [28], [34].
19
1.4.3 Chương trình cải tiến giống cao su ở Việt Nam
Cây cao su ñược du nhập vào Việt Nam từ 1897, nhưng ñến ñầu thế kỷ XX
thì mới phát triển thành những ñồn ñiền vì mục tiêu kinh tế. Trong giai ñoạn ñầu
tiên phát triển, vật liệu trồng chủ yếu là hạt thực sinh và một số dòng vô tính
ñược nhập từ Malaysia, Sri Lanka và Indonesia.
Đến năm 1932 chương trình cải tiến giống cao su ở Việt Nam mới thực sự
ñược bắt ñầu bởi công ty Terres Rouges, tiếp theo là các Viện của Pháp: Viện
nghiên cứu nông lâm Đông Dương (IRAFI: Institut de recherches Agronomiques
et forestiènes en Indonesia), Viện nghiên cứu cao su Đông Dương (IRCI: Institut
de recherches sur le caoutchouc en Indochine), Viện nghiên cứu cao su Việt
Nam (IRCV: Institut de recherches sur le caoutchouc au Viet Nam). Quá trình
cải tiến giống cao su ở Việt Nam có thể chia thành các giai ñoạn sau [3]:
Từ năm 1932 - 1934: Sử dụng hạt của cây thực sinh cao sản và hạt của các
dòng vô tính cao sản.
Năm 1935 công ty Terres Rouges bắt ñầu chương trình lai tạo giống bằng
thụ phấn nhân tạo, hạt lai ñược trồng trực tiếp trên vườn sản xuất, ñồng thời làm
vật liệu ñể tuyển chọn cây mẹ ñầu dòng.
Năm 1936: Viện IRAFI thực hiện chương trình lai tạo giống mới.
Năm 1941: Viện IRCI ñược thành lập, kế thừa kết quả tạo tuyển giống của
IRAFI.
Năm 1954: Việt Nam tham gia ñợt trao ñổi giống quốc tế với 40 dòng vô
tính, gồm 30 dòng vô tính của công ty Terres Rouges và 10 dòng vô tính của
IRCI và ñã nhận trên 100 dòng vô tính mới [8].
Từ năm 1955 - 1975, chương trình cải tiến giống phải ngưng vì chiến tranh.
Năm 1975, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam tiếp quản IRCV, ñã thừa kế
một thành quả rất nghèo nàn về cải tiến giống, với một quỹ gen rất hạn hẹp chỉ
có vài trăm giống; Phương thức tạo tuyển chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
20
Viện nghiên cứu cao su Việt Nam ñã tập trung cho công tác cải tiến giống
từ sau năm 1976 với quan ñiểm giống là yếu tố có tính quyết ñịnh trong hệ thống
kỹ thuật ñồng bộ ñối với cây cao su.
Xây dựng quỹ gen cao su tại Việt Nam
Đến năm 1977 chỉ còn lại 5 giống lai có sản lượng khá (ký hiệu VQ và IR),
từ 1977 - 1978, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam ñã nhập một số giống ưu tú ñể
phục vụ kế hoạch phát triển cao su trong những năm 1980 gồm: 17 dòng vô tính
RRIC của Sri Lanka (1977), 56 dòng vô tính từ Malaysia (1978), giai ñoạn 1983-
1987 nhận 116 dòng vô tính từ Viện Nghiên cứu cao su Côte d’Ivoire, cũng
trong giai ñoạn này Việt Nam ñã nhận ñược nguồn gen thuộc ñợt sưu tập giống
của IRRDB năm 1981, hiện ñang lưu giữ 2.972 kiểu di truyền [30]. Đây là
nguồn vật liệu quý giá cho chương trình cải tiến giống cao su Việt Nam trong
giai ñoạn hiện nay và trong tương lai.
Lai tạo giống cao su tại Việt Nam
Chương trình lai tạo giống ñược thực hiện bắt ñầu từ năm 1980 với phương
pháp tạo tuyển giống là vận dụng những kinh nghiệm từ RRIM, IRCA nhưng có
cải tiến. Phương pháp tạo giống chủ yếu là lai hoa hữu tính từ cha mẹ có chọn
lọc, phương pháp tuyển giống gồm 4 giai ñoạn: Tuyển non, sơ tuyển, chung
tuyển và sản xuất thử (thực nghiệm).
Kết quả cải tiến và khuyến cáo giống cao su: Sau hơn 30 năm Viện nghiên
cứu cao su Việt Nam ñã tạo tuyển ñược nhiều dòng vô tính ưu tú phục vụ nhu
cầu phát triển cao su hiện tại và trong tương lai theo hướng ña dạng hóa sản
phẩm trên cây cao su. Các dòng vô tính: LH 82/156 (RRIV 2), LH 82/158
(RRIV 3) và LH 82/182 (RRIV 4) ñã ñược công nhận là giống quốc gia, ñã ñược
khuyến cáo từng bước cho các vùng trồng cao su ở Miền Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên. Bên cạnh ñó nhiều dòng vô tính lai hoa thế hệ hậu bị có khả năng sinh
trưởng tốt, sản lượng cao ñang ñược ñưa vào mạng lưới khảo nghiệm giống cao
su trên toàn quốc. Với kết quả thu ñược từ nghiên cứu giống cao su trên mạng
lưới khảo nghiệm, Viện nghiên cứu cao su ñã tiến hành xây dựng và khuyến cáo
21
các cơ cấu bộ giống cao su ñịa phương hóa theo quan ñiểm: Khuyến cáo giống
cao su theo vùng sinh thái ñể tối ưu hóa tiềm năng của giống trong từng môi
trường cụ thể và ñưa giống mới ra sản xuất từng bước từ qui mô nhỏ ñến vừa và
diện rộng [4].
1.4.4 Một số giống cao su có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt
Trong thế kỷ XX các nước trồng cao su ở Đông Nam Châu Á, ñã ñạt ñược
những thành quả nổi bật trong công tác tạo tuyển giống mới cao su, góp phần
ñẩy nhanh năng suất mủ cao su từ 500 kg/ha/năm ở năm ñầu của thế kỷ XX, ñến
nay năng suất của một số dòng vô tính mới lai tạo ñạt ñược trên 3.000
kg/ha/năm.
Ngoài ra công tác cải tiến giống cũng ñã chọn ra ñược những dòng vô tính
cao su có khả năng thích nghi rộng, chịu ñược ñiều kiện môi trường khó khăn.
Kết quả ñó ñã giúp cho việc mở rộng vùng trồng cao su tới những ñịa bàn mới ở
ngoài vùng truyền thống mang lại kết quả khả quan.
Một số dòng vô tính cao su có tiềm năng về các ñặc tính nông học tốt hiện
ñang ñược khuyến cáo trồng rộng rãi ở các nước trồng cao su trên thế giới:
GT 1: Xuất xứ từ Indonesia vào năm 1921, ñược nhân vô tính từ cây thực
sinh ñầu dòng ở vườn sản xuất, hiện ñang ñược trồng ở hầu hết các nước trồng
cao su trên thế giới. Năng suất bình quân từ 1,2 - 1,5 tấn/ha/năm; có khả năng
ñáp ứng tốt với kích thích mủ, ít khô miệng cạo; sinh trưởng ở mức ñộ trung
bình, nhưng có khả năng thích nghi rộng và chịu ñược ñiều kiện môi trường bất
thuận, thích hợp cho cao su tiểu ñiền [8] [26].
PB 235 (PB 5/51 x PB 8/78): Xuất xứ từ công ty Prang Besar (Malaysia),
ñược trồng phổ biến ở Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Châu Phi và Việt Nam.
Sinh trưởng khỏe, năng suất cao, ñáp ứng kém với chất kích thích mủ, mẫn cảm
với bệnh phấn trắng, nhưng sinh trưởng kém hẳn ở những vùng có ñiều kiện
không thuận lợi và có cao trình cao trên 700m. Vì vậy chỉ khuyến cáo trồng
PB 235 ở những vùng có ñiều kiện thuận lợi [20].