Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

Đánh giá sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống lúa thuần ngắn ngày trong vụ hè thu 2014 tại tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.53 KB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN NGẮN
NGÀY TRONG VỤ HÈ THU 2014 TẠI TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN NGẮN
NGÀY TRONG VỤ HÈ THU 2014 TẠI TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số:

60 62 01 10


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Tuấn

NGHỆ AN, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp
thực hiện trong vụ Hè Thu 2014, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Anh Tuấn. Số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được công
bố và sử dụng trong một luận văn nào trong và ngoài nước.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốt
nghiệp này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

Nguyễn Văn Dương


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Anh Tuấn đã tận tình
hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ Trạm Thực nghiệm sản xuất
giống cây trồng vật nuôi Yên Thành – Trực thuộc Trung tâm giống cây trồng
Nghệ An đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa sau đại học, Khoa
Nông Lâm Ngư - Trường Đại Học Vinh đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý
kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Luận văn này hoàn thành còn có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của nhiều đồng
nghiệp, bạn bè, cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu.
Yên Thành, ngày 20 tháng 9 năm 2015
Học viên

Nguyễn Văn Dương


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................xii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ......................................................xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................xv
....................................................................................................................xv
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................1
1.2. Mục tiêu..............................................................................................5
- Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu sâu
bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa
thuần ngắn ngày trong vụ Hè Thu 2014 tại Nghệ An...............................5
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6

Thí nghiệm được bố trí tại vùng đất đại diện cho vùng sản xuất chính của
tỉnh. Cụ thể: Trạm Thực nghiệm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi Yên
Thành (trực thuộc Trung Tâm giống cây trồng Nghệ An)........................6
Thời gian thực hiện: Vụ Hè thu 2014 (từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2014).
...................................................................................................................6
Nội dung nghiên cứu.................................................................................6
- Đánh giá các đặc điểm hình thái của các giống lúa và một số chỉ tiêu về
mạ..............................................................................................................6
- Đánh giá thời gian sinh trưởng của các giống lúa và một số chỉ tiêu
sinh trưởng như số lá, số nhánh, chiều cao cây.........................................6
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống lúa..............6
- Đánh giá các chỉ tiêu sinh lý như diện tích lá, chỉ số diện tích lá, khả
năng tích lũy chất khô, chất tươi, hiệu suất quang hợp của các giống lúa.
...................................................................................................................6
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
lúa..............................................................................................................6
- Phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng gạo...........................................6
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................6
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.........................................................................6
1.3.2. ÝÝ nghĩa thực tiễễn....................................................................7
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..............................8
1.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và đặc điểm sinh trưởng phát triển
của cây lúa.................................................................................................8
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại cây lúa .....................................................8
1.1.1.1. Nguồn gốc:...........................................................................8


iv

1.1.1.2. Phân loại cây lúa...................................................................9

1.1.2. Giá trị dinh dưỡng.....................................................................11
1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng..............................................................11
1.1.2.2. Ý nghĩa kinh tế...................................................................12
1.1.3. Nghiên cứu về hình thái và đặc điểm sinh học và các thời kỳ
sinh trưởng phát triển của cây lúa.......................................................13
1.1.4. Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái của cây lúa..............15
1.1.4.1. Yếu tố nhiệt độ...................................................................15
1.1.4.2. Yếu tố ánh sáng..................................................................16
1.1.4.3. Yếu tố đất đai.....................................................................16
1.1.4.4. Yếu tố phân bón.................................................................17
1.1.4.5. Yếu tố nước........................................................................18
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới
...............19
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới...........................................19
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về giống lúa thuần ngắn ngày trên thế giới
.............................................................................................................25
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam
.................30
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam..........................................30
1.3.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa thuần ngắn ngày tại Việt Nam
.............................................................................................................33
1.3.2.1. Tình hình chung..................................................................33
1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa chất lượng cao và giống
đặc sản ............................................................................................35
1.3.2.3. * Một số kết quả nghiên cứuthành tựu chính về chọn tạo
giống lúa ở Việt Nam......................................................................37
* Tình hình nghiên cứu giống lúa chất lượng cao, giống đặc sản ở Việt
Nam.........................................................................................................39
Bằng kỹ thuật tạo đột biến hoá chất và nuôi cấy mô trên giống lúa thơm
Jasmine 85 với mục đích tạo giống lúa thơm có phẩm chất như Jasmine

85 nhưng khắc phục được một số nhược điểm của giống này. Viện đã
đưa ra được 4 dòng triển vọng đó là: OM3566-14, OM3566-15,
OM3566-16, OM3566-70. Ưu điểm của các dòng này là chín sớm hơn
Jasmine khoảng 1 tuần, kháng rầy nâu và giữ được mùi thơm...............39
Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam là một Viện nghiên cứu
nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam có nhiều thành tựu trong việc chọn
tạo các giống lúa nhất là các giống lúa chất lượng cao, các giống lúa Nếp
thơm, Tẻ thơm như: IR64, IR66, T1, X21, Xi23, NX30, ... đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu. Hiện tại các giống lúa lai HYT của viện lai tạo ra cũng đang
được thí nghiệm và sản xuất thử ở nhiều nơi, kết quả thu được là rất khả
quan [23]. Các giống Nếp 87, Nếp 87-2, Nếp 97, nếp 352, … là những


v

giống Nếp được chọn tạo có nhiều ưu điểm như năng suất cao, chất
lượng tốt, có hương thơm như Nếp Cái Hoa Vàng, các giống lúa này
hiện được trồng nhiều ở các tỉnh từ bắc Trung bộ trở ra. Để tạo cơ sở cho
việc ứng dụng các qui trình canh tác các giống lúa đặc sản và giống lúa
chất lượng cao tập thể tác giả của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Việt Nam đã giới thiệu về các giống chất lượng và kỹ thuật canh tác
nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của lúa . ................39
Viện Cây Lương thực - Thực phẩm được thành lập năm 1968 do Bác sĩ
nông học Lương Đình Của, Giáo sư Tiến sĩ Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng
lãnh đạo, đã tập hợp các nhà khoa học, tập trung vào công tác chọn lọc
giống. Nhiều giống lúa mới được ra đời như Chiêm 314, năng suất khá,
chịu rét, chịu nước sâu. Giống NN8-388 được phát triển từ giống nhập
nội IR8 có nhiều ưu điểm như thấp cây, năng suất cao. Trong những năm
gần đây Viện đã tập trung công tác nghiên cứu và chọn tạo các giống lúa
theo hướng chọn ra các giống có tính chống chịu cao với điều kiện ngoại

cảnh như: Chịu hạn, chịu úng, chịu mặn, chống chịu tốt với sâu, bệnh
đồng thời chọn các giống lúa chất lượng cao như giống lúa P4 và P6 là
giống lúa có hàm lượng Protein cao, năng suất trung bình đạt từ 45÷50
tạ/ha/vụ. ..................................................................................................40
Viện Bảo vệ Thực vật cũng chọn tạo được nhiều giống lúa có năng suất
cao, chất lượng tốt như CR203, C70, C71,.............................................40
Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long là một Viện nghiên cứu chuyên sâu
về các giống lúa đặt tại trung tâm châu thổ sông Cửu long. Các giống lúa
MTL241, MTL305, MTL385, MTL386, MTL389, MATSURI, OM3536 do Viện chọn lọc, lai tạo đang được trồng phố biến ở đây đã tạo ra
bước ngoặt lớn về năng suất và chất lượng của lúa. Viện này cũng đang
chịu trách nhiệm quy hoạch và hướng dẫn nông dân trồng 1 triệu ha lúa
chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu gạo chất lượng của Việt
Nam trong thời gian tới.
...........................................................40
1.4. Thực trạng sản xuất lúa gạo tại Nghệ An
...............................41
1.4.1. Tình hình sản xuất lúa tại Nghệ An...........................................41
1.4.2. Sản xuất lúa gạo hàng hóa ........................................................41
1.4.3. Tiêu thụ sản phẩm lúa gạo ........................................................43
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.....................................................................................................................45
2.12. Nội dung nghiên cứu......................................................................45
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................45
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................45
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................46
- Đánh giá các đặc điểm hình thái của các giống lúa và một số chỉ tiêu về


vi


mạ............................................................................................................46
- Đánh giá thời gian sinh trưởng của các giống lúa và một số chỉ tiêu
sinh trưởng như số lá, số nhánh, chiều cao cây.......................................46
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống lúa............46
- Đánh giá các chỉ tiêu sinh lý như diện tích lá, chỉ số diện tích lá, khả
năng tích lũy chất khô, chất tươi, hiệu suất quang hợp của các giống lúa.
.................................................................................................................46
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
lúa............................................................................................................47
- Phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng gạo.........................................47
2.33. Phương pháp nghiên cứu................................................................47
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..................................................47
2.3.2. Điều kiện thí nghiệm.................................................................47
* Thời vụ: Vụ Hè thu 2014......................................................................48
2.43.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.........................................48
2.3.34.1.Các chỉ tiêu về cây mạ...........................................................48
2.43.3.2. Đặc điểm hình thái...............................................................48
2..3.34.3. Thời gian sinh trưởng của các giống...................................49
2.43.3.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng..................................................50
2.43.3.5. Một số chỉ tiêu sinh lý..........................................................51
2.43.3.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh. ...........................................52
2.43.3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.......................56
2.3.34.8. Một số chỉ tiêu về chất lượng hạt gạo..................................56
2.32.54. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................57
2.6. Thời gian, địa điểm nghiên cứu........................................................57
Số liệu thí nghiệm thu được, được xử lý thống kê sinh học. Áp dụng
cách tính IRRISTAT và Microsoft Excel trên phần mềm máy tính........58
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................58
2.4.1. Thời gian nghiên cứu ....................................................................58
- Vụ Hè thu 2014 (bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2014)................58

2.4.2. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................58
Thí nghiệm được bố trí tại vùng đất đại diện cho vùng sản xuất chính của
tỉnh: Cụ thể Trạm Thực nghiệm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi Yên
Thành (trực thuộc Trung Tâm giống cây trồng Nghệ An)......................58
2.75. Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm................................58
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................61
3.1. Các đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống lúa vụ Hè Thu
2014.........................................................................................................61
3.1.1. Thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm ......................................61
3.1.2. Sức sinh trưởng của mạ.............................................................62


vii

3.1.3. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm
.............................................................................................................64
3.1.4. Động thái tăng trưởng chiều cao qua các kỳ theo dõi...............68
3.1.5. Động thái ra lá của các dòng, giống lúa thí nghiệm..................70
3.1.6. Khả năng đẻ nhánh của các dòng, giống lúa thí nghiệm...........71
Qua số liệu ở bảng 3.2 chúng tôi có một số nhận xét sau:....................76
- Số lá mạ khi cấy:...................................................................................76
Số lá mạ của các giống là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩm chất
của mạ, mặt khác nó lại thể hiện khả năng thu hút chất dinh dưỡng của
bộ rễ, là yếu tố xác định phẩm chất mạ. Số lá mạ của các giống lúa thí
nghiệm trước khi cấy chênh lệch nhau không nhiều, dao động trong
khoảng 4,23 – 5,13 lá. Trong đó giống lúa Gia lộc 212 có số lá nhiều
nhất (5,13 lá) và giống lúa KH1 có số lá mạ thấp nhất (4,23 lá) có sự sai
khác về mặt thống kê so với giống lúa đối chứng KD18. Các giống lúa
còn lại không có sự chênh lệch với giống đối chứng về mặt thống kê.. .76
- Chiều cao mạ trước khi nhổ cấy:..........................................................76

Chiều cao mạ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức
sinh trưởng của mạ khi cấy, đặc biệt là hoạt động của bộ rễ trong quá
trình hút chất dinh dưỡng. Chiều cao mạ của các giống lúa thí nghiệm
dao động khá lớn từ 16,76 cm - 30,66 cm và tất cả các giống lúa trong
thí nghiệm có chiều cao mạ đều cao hơn giống đối chứng KD18 (16,76
cm). Ngoại trừ giống lúa N21 (17,36 cm), thì các giống lúa còn lại đều
có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống lúa đối chứng.
Giống lúa có chiều cao mạ cao nhất là N20 (30,66 cm), cao hơn giống
đối chứng 13,90 cm và cũng có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở
mức 0,05 so với tất cả các giống lúa thí nghiệm.....................................76
- Bề rộng gan mạ:....................................................................................77
Bề rộng gan mạ là cơ sở để xác định khả năng sinh trưởng và phát triển
của cây mạ. Theo một số nghiên cứu thì những giống có bề rộng gan mạ
lớn thì khả năng sinh trưởng và chống chịu điều kiện ngoại cảnh sẽ tốt
hơn. Bề rộng gan mạ phụ thuộc vào các yếu tố: Giống, mật độ, điều kiện
thời tiết và chế độ chăm sóc. Trong các giống lúa thí nghiệm, giống lúa
có bề rộng gan mạ lớn nhất là Gia lộc 66 (0,33 cm), lớn hơn giống đối
chứng là 0,04 cm và giống lúa có bề rộng gan mạ nhỏ nhất là N20 (0,2
cm), nhỏ hơn giống đối chứng là 0,09 cm. Ba giống lúa AD4, DT81 và
Gia lộc 306 không có sự sai khác về mặt thống kê so với giống đối
chứng; Các giống còn lại đều có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê
ở mức 95%..............................................................................................77
- Sức sống của mạ:..................................................................................77
Trong giai đoạn này điều kiện thời tiết thuận lợi và ruộng mạ được giữ


viii

nước trong ruộng hợp lý, đảm bảo điều kiện tối ưu cho cây mạ sinh
trưởng phát triển, nên sức sinh trưởng của cây mạ của các giống lúa

trong thí nghiệm khá tốt. Trong đó giống có sức sinh trưởng mạnh, lá
xanh, đanh dảnh là giống lúa KH1, DT81, N25 (điểm 1); Các giống còn
lại sức sinh trưởng trung bình đạt điểm 5................................................77
- Màu sắc lá mạ: Qua quan sát quần thể mạ trước khi cấy thì chúng tôi
nhận thấy: Tất cả các giống lúa thí nghiệm đều có màu sắc lá mạ xanh
trung bình (điểm 5)..................................................................................77
3.23. Các Đđặc điểm hình thái của các dòng, giống lúa thí nghiệm Hè
Thu 2014..................................................................................................77
3.2.1. Các đặc điểm về cấu trúc cây, bông và hình thái lá .................78
Qua số liệu thu được ở bảng 3.3 chúng tôi có một số nhận xét sau:...80
- Màu sắc lá trưởng thành:...................................................................80
Trong các giống lúa thí nghiệm có ba giống lá xanh đậm là DT81,
AD4 và CXT30; chỉ có giống lúa N20 có lá trưởng thành màu xanh
nhạt; các giống lúa còn lại trong thí nghiệm lá trưởng thành có màu
xanh.....................................................................................................80
- Dạng cây và dạng bông: Đây là đặc trưng hình thái quan trọng được
quyết định bởi yếu tố di truyền. Ngoại trừ giống Gia lộc 306 có dạng
cây hơi xòe thì tất cả các giống lúa thí nghiệm còn lại đều có dạng cây
gọn. Tất cả các giống thí nghiệm đều có dạng bông gục nhẹ. ............80
- Màu sắc hạt: Màu sắc hạt do yếu tố di truyền của giống quyết định,
bao gồm màu vàng sáng, nâu sẫm, vàng nhạt (vàng trắng). Như chúng
ta đã biết, màu sắc hạt chi phối đến thị hiếu người tiêu dùng và có ý
nghĩa trong việc xuất khẩu lúa. Những giống có dạng hạt dài, màu sắc
hạt vàng sáng, vỏ lụa hạt gạo trắng là những chỉ tiêu mà các nhà
nghiên cứu quan tâm...........................................................................80
3.2.2. Các đặc điểm hình thái của các giống lúa ở giai đoạn trỗ bông 80
3.3. Các chỉ tiêu sinh lý của các dòng, giống lúa thuần ngắn ngày trong
vụ Hè Thu 2014.......................................................................................94
- Số nhánh tối đa: Số nhánh tối đa là chỉ tiêu nói lên khả năng đẻ
nhánh của các giống lúa. Các giống lúa khác nhau có số nhánh tối đa

khác nhau, điều này phụ thuộc bản chất di truyền của các giống và
điều kiện canh tác. Các giống lúa trong thí nghiệm có số nhánh tối đa
khá cao và có sự chênh lệch lớn, dao động 5,0 – 10,6 nhánh/khóm.
Trong đó, giống lúa Gia lộc 109 có số nhánh tối đa cao nhất là 10,6
nhánh/khóm; Tiếp đến là giống lúa Gia lộc 212(10,5 nhánh/khóm);
Tiếp đến là Gia Lộc 66 (10,1 nhánh/khóm) cao hơn so với giống đối
chứng KD18 (lần lượt là 3,8; 3,7; 3,3 nhánh/khóm). Số nhánh tối đa
thấp nhất là giống lúa N21 chỉ có 5,0 nhánh/khóm; Thấp hơn đối


ix

chứng 1,8 nhánh/khóm. Các giống N20, CXT30, N25, DT81 không có
sự sai khác về mặt thống kê so với giống đối chứng; Các giống còn lại
đều có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 95% so với giống đối chứng.....94
- Số nhánh hữu hiệu: Đây là một trong những yếu tố cấu thành năng
suất của các giống và quyết định rất lớn đến năng suất thực thu của
mỗi giống. Các giống lúa thí nghiệm có số nhánh hữu hiệu dao động
4,0 – 5,4 nhánh/khóm. Các giống lúa có số nhánh tối đa lớn lại không
phải là những giống có số nhánh hữu hiệu cao nhất. Số nhánh hữu
hiệu cao nhất là giống lúa N25( 5,4 nhánh/khóm), cao hơn giống lúa
đối chứng KD18 là 0,4 nhánh Giống lúa có số nhánh hữu hiệu thấp
nhất là N20 chỉ có 4,0 nhánh/khóm, tiếp đến là giống CXT30 (4,1
nhánh/khóm). Các giống đều có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống
kê so với đối chứng( trừ ba giống sau: AD4, Gia lộc 109, Gia lộc 212
không có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 so với giống đối chứng)
.............................................................................................................95
- Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Đây là tỷ lệ nhánh cho bông trên 10 hạt chắc
so với tổng số nhánh. Những giống lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung
nhận được nhiều dinh dưỡng ánh sáng, có thời gian sinh trưởng dài

nên thường cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao. ..........................................95
Qua Bảng 3.7 và Hình 3.5 cho thấy: Trong các giống lúa thí nghiệm tỷ
lệ nhánh hữu hiệu dao động 47,5 – 80,0%. Trong đó, giống lúa có số
nhánh tối đa thấp nhất lại là giống có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất là
80,0 %, cao hơn so với giống KD18 (đ/c) là 6,5%; Tiếp theo là giống
lúa N25 có tỉ lệ nhánh hữu hiệu là 78,3%. Những giống lúa có số
nhánh tối đa cao nhất lại là những giống lúa có tỉ lệ nhánh hữu hiệu
thấp nhất, cụ thể là: Giống lúa Gia lộc 66 có tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp
nhất là 47,5%; Tiếp đến là giống Gia lộc 109 có tỷ lệ nhánh hữu hiệu
49,1% và giống Gia lộc 212 có tỷ lệ nhánh hữu hiệu là 49,5% .........95
.............................................................................................................96
Hình 3.4. Biểu thị nhánh tối đa và nhánh hữu hiệu của các giống lúa
thí nghiệm............................................................................................96
3.3.18. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống lúa thí nghiệm trong vụ
Hè thu 2014.........................................................................................96
3.3.29. Khả năng tích lũy chất khô qua các giai đoạn của các giống lúa
vụ Hè thu 2014....................................................................................99
3.3.3.10 Diện tích lá đòng và Hhiệu suất quang hợp thuần ..............102
của các giống lúa thí nghiệm vụ Hè thu 2014* Diện tích lá đòng. . .102
- Góc độ lá đòng: Là góc hợp bởi lá đòng và thân chính, nó có quan hệ
đến khả năng quang hợp của các giống. Những giống có góc độ lá đòng
nhỏ thì tiết diện nhận ánh sáng càng nhiều, hiệu suất quang hợp cao. Các


x

giống lúa thì nghiệm có góc độ lá đòng chênh lệch nhau không nhiều
8,73 - 13,800. Trong đó giống lúa Gia lộc 212 có góc độ lá đòng nhỏ
nhất 8,730, nhỏ hơn giống lúa đối chứng 1,570. Giống DT81 có góc độ
lá đòng cao nhất 13,80 (cao hơn so với giống đối chứng 3,50); Cả hai

giống lúa này đều có sự sai khác có ý nghĩa so với giống lúa đối chứng
Khang dân ở mức 0,05. Nhìn chung các giống lúa thí nghiệm đều có góc
độ lá đòng nhỏ.......................................................................................105
- Độ thoát cổ bông: Nghiên cứu và quan sát quá trình trổ bông của các
giống lúa trong thí nghiệm chúng tôi thấy chỉ có giống lúa Gia lộc 306
thoát vừa đúng cổ bông, còn các giống còn lại trong thí nghiệm trỗ bông
thoát hoàn toàn ra khỏi bẹ lá đòng........................................................106
- Độ tàn của lá: Là sự duy trì màu sắc lá khi lúa chín. Đây là chỉ tiêu
quan trọng liên quan đến năng suất của các giống lúa. Những giống có
màu xanh duy trì khi chín thường làm tăng sản phẩm quang hợp có tiềm
năng cho năng suất cao. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào yếu tố di truyền của
từng giống và yếu tố ngoại cảnh: Thời tiết, khí hậu, phân bón,… Tất cả
các giống lúa thí nghiệm đều có độ tàn lá trung bình (điểm 5).............106
- Độ cứng của cây: Là chỉ tiêu thể hiện khả năng chống đổ của các
giống. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở nước ta thường
có gió mạnh thì đây là chỉ tiêu rất quan trọng. Bốn giống lúa thí nghiệm
gồm AD4, CXT30, N20, Khang dân 18 có độ cứng cây trung bình (điểm
5); Các giống còn lại đều có độ cứng cây đạt điểm 1...........................106
- Độ dài giai đoạn trổ: Qua số liệu ở bảng 3.14 chúng tôi nhận thấy: Các
giống có thời gian trổ tập trung là giống Khang dân 18, N25, AD4,
CXT30 (điểm 1); Các giống còn lại có thời gian trổ trung bình (điểm 5).
...............................................................................................................106
- Độ thuần đồng ruộng: Ngoại trừ giống Gia lộc 109 và giống KH1 có độ
thuần đồng ruộng ở mức trung bình (điểm 3), tất cả các giống lúa thí
nghiệm còn lại đều có độ thuần đồng ruộng cao (điểm 1)....................106
3.412. Mức độ nhiễm sâu, bệnh của các giống lúa thí nghiệm.............106
3.412.1. Tình hình nhiễm sâu hại trên các dòng, giống lúa thí nghiệm
...........................................................................................................107
3.412.2. Tình hình bệnh hại trên các dòng, giống lúa thí nghiệm.....109
3.513. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí

nghiệm...................................................................................................110
3.614. Một số chỉ tiêu về phẩm chất gạo của các dòng, giống thí nghiệm
...............................................................................................................116
3.614.1. Chất lượng thương phẩm của gạo khi xay xát.....................116
3.614.2. Chất lượng dinh dưỡng của gạo ở các giống lúa thí nghiệm
...........................................................................................................119


xi

3.6.14.3. Chất lượng nấu nướng của các giống lúa thí nghiệm.........122
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................124
4.1. Kết luận..........................................................................................124
4.2. Đề nghị...........................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................125
PHỤ LỤC..................................................................................................130


xii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DT :

Diện tích

NS :

Năng suất

SL :


Sản lượng

ĐVT:

Đơn vị tính

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

Đ/c :

Đối chứng

PTNT:

Phát triển nông thôn

BĐĐN:

Bắt đầu đẻ nhánh

KTĐN :

Kết thúc đẻ nhánh

BĐT:

Kết thúc trổ


TGST:

Thời gian sinh trưởng

CHT:

Chín hoàn toàn

P1000 hạt:

Khối lượng 1000 hạt

KD18 (đ/c):

Khang dân 18 (đối chứng)


xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo của một số nước trên thế giới năm
2013.............................................................................................................20
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới từ năm 2005 - 2013.....21
Bảng 1.3. Sản lượng, xuất khẩu và dự trữ gạo của thế giới và một số nước
.....................................................................................................................23
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam từ năm 2005 - 2014.........31
Bảng 1.5. Kết quả sản xuất lúa ở Nghệ An từ năm 2006 - 2014.................41
Bảng 1.6. Diện tíchTình hình sản xuất lúa lai, lúa thuần lúa ở Nghệ An từ

năm 2006 - 2012..........................................................................................42
Bảng 1.7. Giá gạo của các loại giống lúa...................................................43
Bảng 2.1. Các giống tham gia thí nghiệm và nguồn gốc.............................45
Bảng 2.2. Diễn biến thời tiết vụ Hè Thu 2014 tại Nghệ An........................58
Bảng 3.1. Thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của các dòng, giống lúa thí
nghiệm trong vụ Hè thu 2014......................................................................61
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về cây mạ của các dòng, giống lúa vụ Hè Thu
2014.............................................................................................................62
Bảng 3.3. Thời gian trải qua các giai đoạn của các giống lúa vụ Hè Thu
2014.............................................................................................................65
Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa thí
nghiệm trong vụ Hè Thu 2014....................................................................68
Bảng 3.5. Động thái tăng trưởng số lá của các dòng, giống lúa thí nghiệm
trong vụ Hè Thu 2014.................................................................................70
Bảng 3.6. Khả năng đẻ nhánh của các dòng, giống lúa thí nghiệm trong . .72
vụ Hè Thu 2014...........................................................................................72
Bảng 3.73. Các Đđặc điểm về cấu trúc cây, bông và hình thái lám hình thái
của các dòng, giống lúa vụ Hè Tthu 2014...................................................79
Bảng 3.8. Đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống lúa vụ Hè thu 2014. 81
Bảng 3.98. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng, giống lúa vụ Hè Thu
2014.............................................................................................................97
Bảng 3.109. Khả năng tích lũy chất khô qua các giai đoạn của các dòng,
giống lúa vụ Hè Tthu 2014........................................................................100
Hiệu suất quang hợp thuần là lượng chất khô tích lũy được của một đơn vị
diện tích lá trên một đơn vị thời gian. Đó là hiệu số giữa quang hợp và hô
hấp. Để tăng hiệu suất quang hợp thuần phải tác động các biện pháp làm
tăng quang hợp đến mức tối đa và giảm hô hấp tới mức tối thiểu. Nhìn
chung chỉ số diện tích lá tăng hiệu suất quang hợp thuần cũng tăng theo
những không phải lúc nào mối tương quan này cũng tương quan thuận. Có
thời kỳ mà khi chỉ số diện tích lá tăng hiệu suất quang hợp thuần lại giảm.



xiv

Quy luật tăng giảm này khác nhau ở từng giống lúa, trong từng điều kiện
gieo trồng cụ thể........................................................................................102
Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.10 và hình 3.7 sau:
...................................................................................................................102
Bảng 3.110. Diện tích lá đòng và hiệu suất quang hợp thuần của các dòng,
giống lúa....................................................................................................102
vụ Hè Thu 2014.........................................................................................102
Bảng 3.12. Tình hình sâu hại của các dòng, giống lúa vụ Hè Thu 2014...108
Bảng 3.13. Tình hình bệnh hại của các dòng, giống lúa vụ Hè Thu 2014 109
Bảng 3.14. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các dòng, giống
lúa..............................................................................................................112
vụ Hè Thu 2014.........................................................................................112
Bảng 3.15. Chất lượng thương phẩm của gạo khi xay xát của các dòng,
giống lúa thí nghiệm..................................................................................117
Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu về hàm lượng các chất dinh dưỡng của các
dòng, giống lúa vụ Hè Thu 2014...............................................................120
Bảng 3.17. Chất lượng nấu nướng của các dòng, giống lúa thí nghiệm . .123
vụ Hè Thu 2014.........................................................................................123


xv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biểu thị thời gian sinh trưởng của các dòng giống lúa thí nghiệm
qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển.....................................................68

Hình 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao của các dòng, giống lúa thí
nghiệm qua các thời kỳ theo dõi trong vụ Hè Thu 2014.............................70
Hình 3.3. Số nhánh tối đa và nhánh hữu hiệu của các dòng, giống lúa thí
nghiệm trong vụ Hè Thu 2014....................................................................74
Hình 3.4. Biểu thị chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng giống lúa Hè thu
2014.............................................................................................................99
Hình 3.5. Biểu thị khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống lúa thí
nghiệm.......................................................................................................102
Hình 3.6. Biểu thị hiệu suất quang hợp thuần của các dòng giống lúa thí
nghiệm.......................................................................................................105
Hình 3.7. Năng suất lý thuyết và thực thu của các dòng, giống lúa thí
nghiệm trong vụ Hè Thu 2014..................................................................116


1

MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Lúa (Oryza sativa. L) là cây lương thực chủ yếu cho khoảng 50% dân số
trên thế giới. Đến năm 2050, sản lượng lúa gạo phải tăng ít nhất 70% để đáp ứng
nhu cầu lương thực của con người. Lịnh sử chọn tạo giống lúa cho thấy, tối thiểu
50% việc tăng sản lượng lúa là kết quả của chọn tạo giống từ cuộc cách mạng xanh
trong những năm 1960 ở lúa thuần và 1970 ở lúa lai [51]Cây lúa (oryza sativa L)
là một loại cây ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời, nó gắn liền với lịch sử phát
triển loài người trên trái đất. Theo các nhà khoa học lúa có nguồn gốc từ nhiều
nước trên thế giới, trong đó nhiều quan điểm cho rằng lúa có nguồn gốc từ Trung
Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á. Hiện nay cây lúa có mặt ở hầu hết các lục địa trên
thế giới. . Nhu cầu về tăng lương thực càng trở nên cấp bách, bởi cho đến năm
2025 người dân ở các vùng trồng lúa truyền thống sẽ phụ thuộc hơn 70% vào lúa
gạo [48]. Do đó, sản xuất lúa gạo trên thế giới phải tăng khoảng 1% mỗi năm thì

mới đáp ứng được nhu cầu lương thực [47]. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích
trồng lúa là vô cùng khó khăn do một phần không nhỏ diện tích trồng lúa đã bị
chuyển đổi thành đất đô thị.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), nhằm mục tiêu đa
dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, năm 2014 nước ta sẽ giảm khoảng 130.000 ha
diện tích gieo trồng lúa để chuyển sang trồng một số cây hàng năm khác. Do đó,
tổng diện tích lúa cả năm 2014 sẽ còn là 7,6 triệu ha. Ở Nghệ An tổng diện tích
trồng lúa cũng liên tục giảm qua các năm, trong khi năm 2012 gieo cấy đạt
186.112 ha, nhưng đến năm 2014 chỉ đạt 184.000 ha và đang có xu thế giảm dần
do quá trình đô thị hóa (Sở NN&PTNT, 2014).
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức không nhỏ cho
sản xuất lúa. Ở nước ta nói chung và ở tỉnh Nghệ An nói riêng tình hình bão lụt
ngày càng nghiêm trọng, xu hướng tăng dần về mật độ, cường độ và sức tàn phá.
Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn vùng Bắc Trung Bộ, ở Nghệ An, từ năm
2007 đến năm 2013 có hơn 28 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp; có trên 60 đợt mưa,


2

trong đó có 38 đợt mưa trên diện rộng và 22 đợt mưa trên diện hẹp với tổng
lượng mưa từ tháng V đến hết tháng IX phổ biến: 1300 ÷ 1900mm; Số trận lũ
trên sông Cả và đỉnh lũ lớn tại Nam Đàn là 45 trận lũ với hầu hết đỉnh lũ trên 7
m. Với tình hình bão, lụt xẩy ra nghiêm trọng như vậy thì chỉ tính trong vụ Hè
thu - vụ Mùa, trong hai năm trở lại đây sản xuất lúa tại Nghệ An bị thiệt hại là rất
lớn. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012 diện
tích lúa bị thiệt hại trên 70% là 12.126,1 ha; năm 2013 hỏng hoàn toàn 3,07 ha mạ
và 3.544 ha lúa bị thiệt hại trên 70%. Ngoài ra, năm 2013 bệnh bạc lá vi khuẩn đã
làm 880 ha lúa nhiễm bệnh làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo.
Một trong những giải pháp để hạn chế thiệt hại của bão, lụt gây ra cho sản
xuất lúa ở Nghệ An là chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, theo hướng gieo cấy sớm vụ

Đông - Xuân và vụ Hè thu - vụ Mùa. Tuy nhiên, hiện nay mùa đông thường đến
muộn nên rất khó để triển khai sớm việc gieo cấy vụ Đông - Xuân dẫn đến không
thể chuyển đổi gieo cấy sớm cho vụ Hè thu - vụ Mùa. Vì vậy, việc sử dụng các
giống lúa mới ngắn ngày đang trở thành một giải pháp nhằm né tránh bão, lụt,
giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất lúa tại Nghệ An.
Trong nhiều năm nay, Nghệ An đã đưa vào cơ cấu một số giống lúa ngắn
ngày như: P6 đột biến, VS1, nếp 352, PC6, RVT, AD1; NA2, Việt Lai 24; thiên
ưu 16, LC 27,.. nhằm thu hoạch trước ngày 30/8 đối với vùng thấp trũng và 5/9 đối
với vùng chân vàn để né tránh bão, lụt. Tuy vậy, các giống lúa ngắn ngày còn có
những hạn chế về khả năng chống chịu, năng suất thấp và trung bình, chất lượng
gạo chưa tốt nên hiệu quả sản xuất lúa của Nghệ An còn chưa cao. Trên thực tế,
ngay cả giống lúa Khang Dân 18 (KD18) là một trong số ít những giống lúa thuần,
ngắn ngày được trồng lâu năm và phổ biến, được xem là có tính ổn định cao ở các
tỉnh Miền Bắc nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng cũng còn những mặt hạn chế
như: năng suất và chất lượng chỉ mới đạt mức khá, khả năng chống chịu, đặc biệt
là kháng bạc lá còn chưa cao. Mặc dù vậy, do có được một số đặc tính tốt và phù
hợp với thực tiễn sản xuất nên ở Nghệ An nên giống lúa KD 18 vẫn gieo cấy
chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng 10 -12 % diện tích trong vụ Xuân, 60 - 65% diện tích


3

trong vụ hè thu - vụ mùa) so với các giống lúa thuần, ngắn ngày khác.
Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới. Khoảng 40%
dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% trong số đó sử dụng
lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy lúa gạo ảnh hưởng tới
đời sống ít nhất khoảng 65% dân số thế giới. Không một hoạt động kinh tế nào
nuôi sống nhiều người và hỗ trợ nhiều gia đình như sản suất lúa gạo. Lúa gạo
đóng vai trò cốt lõi trong việc phát triển của rất nhiều quốc gia. Việc sản suất lúa
gạo nuôi sống gần một nửa hành tinh mỗi ngày, cung cấp thu nhập chính cho

hàng triệu hộ gia đình [2].
Hiện nay thế giới đang đối đầu với sự bùng nổ dân số, an ninh lương
thực,... Cùng với đó là những khó khăn do điều kiện tự nhiên như thiên tai, hạn
hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra, nhiệt độ trái đất nóng dần lên, đất đai sản suất
nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp bởi quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa và
các nhu cầu khác của con người. Bởi vậy, đảm bảo lương thực cho con người
đang là một thách thức lớn, một vấn đề được cả thế giới quan tâm. Theo số liệu
của FAO, thế giới hiện nay có khoảng 800 triệu người thường xuyên thiếu lương
thực, suy dinh dưỡng nghiêm trọng (chủ yếu là các nước đang phát triển, nhất là
ở châu Phi). Theo tính toán của Liên Hiệp Quốc để đảm bảo tình hình lương thực
ổn định và an ninh lương thực bền vững thì sản lượng lương thực cần phải tăng
gấp 1÷2 lần so với mức tăng dân số. Vì vậy, cần phải đưa năng suất cây trồng lên
cao, mà quan trọng hàng đầu là lúa để đáp ứng nhu cầu ngày càng bức thiết của
con người [1].
Ở Việt Nam lúa là cây trông chính, cung cấp lương thực và nghành sản
xuất truyền thống trong nông nghiệp. Mục tiêu sản xuất lúa đến năm 2010 của
Việt Nam là duy trì diện tích trồng lúa ở mức 3,96 triệu ha và sản lượng lúa đạt
40 triệu tấn, tăng 5,5 triệu tấn so với năm 2003. Để tăng sản lượng lúa, khả năng
mở rộng diện tích không nhiều và còn gây ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái,
do đó vấn dựa vào tăng năng suất. Trong hệ thống các biện pháp tăng năng suất
thì giống là biện pháp quan trọng và có hiệu quả nhất. Vì vậy trong những năm


4

qua công tác tuyển chọn, lai tạo giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt đã
được quan tâm và có chuyển biến tích cực nhờ vậy đã đưa nước ta từ một nước
thiếu ăn đói kém trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Song
bên cạnh những giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt,... thì
cùng với quá trình canh tác lâu đời, giống sẽ bị thoái hoá dần. Các Trung tâm,

Viện nghiên cứu, các nhà khoa học luôn dày công nghiên cứu để chọn tạo ra các
giống lúa có năng suất cao và phẩm chất tốt hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của xã hội.
Ở Nghệ An mỗi năm sản xuất khoảng 185.000 ha lúa, bao gồm vụ xuân,
vụ hè thu- vụ Mùa. Do đặc thù của khí hậu thời tiết miền Trung, sản xuất lúa vụ
xuân thường đầu vụ chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, cuối vụ chịu ảnh hưởng
của gió phơn tây nam khô nóng; Vụ hè thu, mùa đầu vụ thường bị hạn hán kéo
dài cộng thên lũ lụt cuối vụ. Do vậy phải bố trí thời vụ hết sức chặt chẽ để lúa vụ
Xuân phải trổ vào khoảng 25/4-5/5 nhằm tránh rét cuối vụ và kịp sản xuất vụ Hè
thu, Mùa. Vụ Hè thu phải bố trí thời vụ thu hoạch trước 5/9 để né trách mưa lũ
đầu mùa. Những năm qua Tỉnh đã không ngừng tăng cường các biện pháp như
công tác giống, thủy lợi, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh và đưa ra các giải pháp
kịp thời để khắc phục sản xuất khi có thiên tai xẩy ra, nên năng suất lúa toàn tỉnh
không ngừng được nâng lên, Đặc biệt Vụ Xuân 2011 năng suất lúa ở Nghệ An
đạt 64,2 tạ/ha cao nhất từ trước tới nay.
Các giống đưa vào cơ cấu sản xuất đều có năng suất khá cao và ổn định
nhưng chất lượng vẫn còn thấp, giá trị về mặt hàng hoá chưa cao. Như vậy mới
chỉ đáp ứng được vấn đền tăng năng suất, sản lượng nhưng vẫn chưa thực sự coi
trọng việc nâng cao chất lượng, đưa lúa gạo trở thành hàng hoá phục cho nhu cầu
nội địa và xuất khẩu.
Song song với việc phát triển của xã hội thì đời sống của nhân dân ngày
càng được nâng cao. Nhu cầu hiện nay không phải là ăn no mà là phải ăn ngon,
theo điều tra sơ bộ tại các cửa hàng, kiốt bán gạo tại Thành phố Vinh thì có
khoảng 70 % lượng gạo cung cấp cho thành phố chủ yếu nhập từ các tỉnh phía


5

Nam và gạo nhập khẩu từ Thái Lan, Lào… và có giá cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so
với giá gạo thông thường. Thiết nghĩ đây cũng chính là nhu cầu khá lớn tại địa

phương mà chúng ta cần phải khai thác.
Để đạt được những yêu cầu đó cần phải tuyển chọn được bộ giống lúa có
năng suất cao, chất lượng tốt đồng thời kháng được một số sâu bệnh hại chính, có
thời gian sinh trưởng tương đương với giống lúa Khang dân, Q5 để đưa vào cơ
cấu cây trồng 3 vụ. Vì vậy để nghiên cứu khả năng thích ứng và nhân rộng các
dòng, giống lúa triển vọng cho tỉnh Nghệ An chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh
giá sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số dòng, giống lúa thuần
ngắn ngày trong vụ Hè Thu 2014 tại tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu
- Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu
sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa
thuần ngắn ngày trong vụ Hè Thu 2014 tại Nghệ An.
- Chọn được 1 - 2 giống lúa thuần ngắn ngày mới có năng suất cao, phẩm
chất tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái trong vụ Hè Thu tại Nghệ An.
Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng, vật liệu sử dụng trong đề tài gồm các giống lúa ngắn ngày mới
chọn tạo có triển vọng.
Bảng 1. Các giống tham gia thí nghiệm và nguồn gốc
STT

Tên dòng, giống

Nguồn gốc

1

Khang dân 18

Giống trồng phổ biến


2

Gia lộc 109

TT n/cứu và PT lúa thuần Viện CLT và thực phẩm

3

Gia lộc 212

TT n/cứu và PT lúa thuần Viện CLT và thực phẩm

4

KH1

Nguyễn Ngọc Dũng

5

DT81

Viên Di truyền nông nghiệp

6

Gia lộc 306

TT n/cứu và PT lúa thuần Viện CLT và thực phẩm



6

7

Gia lộc 66

TT n/cứu và PT lúa thuần Viện CLT và thực phẩm

8

N25

TT n/cứu và PT lúa thuần Viện CLT và thực phẩm

9

AD4

Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An

10

CXT30

T.S Tạ Minh Sơn và Th.S Nguyễn Thị Tuyết

11


N20

TT bảo tồn và PT nguồn gen cây trồng

12

N21

TT n/cứu và PT lúa thuần Viện CLT và thực phẩm

1.3. Phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí tại vùng đất đại diện cho vùng sản xuất chính của
tỉnh. Cụ thể: Trạm Thực nghiệm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi Yên
Thành (trực thuộc Trung Tâm giống cây trồng Nghệ An).
Thời gian thực hiện: Vụ Hè thu 2014 (từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2014).
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá các đặc điểm hình thái của các giống lúa và một số chỉ tiêu về mạ.
- Đánh giá thời gian sinh trưởng của các giống lúa và một số chỉ tiêu sinh
trưởng như số lá, số nhánh, chiều cao cây.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống lúa.
- Đánh giá các chỉ tiêu sinh lý như diện tích lá, chỉ số diện tích lá, khả năng
tích lũy chất khô, chất tươi, hiệu suất quang hợp của các giống lúa.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa.
- Phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng gạo.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất của cây trồng, đồng
thời cũng là yếu tố có tầm quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Giống có năng
suất cao, chất lượng tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất.
- Về số lượng các giống lúa thuần ngắn ngày ở Việt Nam nói chung và

Nghệ An nói riêng chưa nhiều, những nghiên cứu theo hướng này sẽ góp phần
làm đa dạng thêm thành phần giống và số lượng giống lúa thuần ngắn ngày cho
Nghệ An, góp phần giúp cho người sản xuất có nhiều lựa chọn cơ cấu giống.


7

Góp phần mô tảình thái, sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của mộ
Đây là công trình nghiên cứu nhằm tuyển chọn và đánh giá sơ bộ các
giống lúa phù hợp với điều kiện sinh thái của Nghệ An, góp phần làm đa dạng
nguồn gen lúa ở Nghệ An.
- Kết quả sẽ giúp cho các nhà chọn tạo giống và cán bộ kỹ thuật xây dựng
được quy trình canh tác hợp lý nhằm khai thác tối đa hiệu quả kinh tế của các
giống lúa mới tại Nghệ An.
1.3.2. ÝÝ nghĩa thực tiễễn
Kết quả nghiên cứu sẽ Xxác định được các đặc điểm nông sinh học (thời
gian sinh trưởng, chiều cao cây...), hình thái, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của các giống lúa thuần ngắn ngày để từ đó làm căn cứ vào việc xác
định khung thời vụ và điều kiện thâm canh thích hợp cho từng giống cụ thể tại
từng địa phương ở huyện Yên Thành nói riêng và Nghệ An nói chunggiống lúa
có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao để khuyến cáo phục vụ sản
xuất tại Nghệ An. Bên cạnh đó, Đồng thờikết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp
phần mở ra cơ hội thay đổi cơ cấu giống lúa của tỉnh theo hướng giảm bớt diện
tích lúa lai tăng cường diện tích lúa chất lượng để nâng cao hiệu quả sản xuất
trên một đơn vị diện tích.
Đa dạng cơ cấu giống lúa trên địa bàn nghiên cứu phù hợp với điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng
sản xuất hàng hoá.



×