Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.9 KB, 18 trang )

KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm:
Thuế thu nhập cá nhân là: khoản tiền mà người có thu nhập phải trích
nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà
nước.

1.2. Luật thuế thu nhập cá nhân:
Cách thức và phương pháp nộp thuế được quy định chi tiết tại khoản 3
Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, điều 2 Nghị định 100/2008/NĐ – CP
ngày 08/9/2008 Quy định chi tiết một số điều của Thuế thu nhập cá nhân, mục
II.1, phần A, Thông tư 84/2008/TT – BTC ngày 30/9/2008, hướng dẫn thi hành
một số điều của thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn chi tiết nghị định
100/2008/NĐ- CP ngày 08/9/2008.
Theo quy định tại điều 22 và điều 23 Luật thuế thu nhập cá nhân quy
định về mức thu nhập chịu thuế:
* Điều 22. Biểu thuế luỹ tiến từng phần
1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy
định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.
2. Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:
* Điều 23. Biểu thuế toàn phần

Mức Phần thu nhập tính thuế/năm
tthu
(triệu đồng)
ế

Phần thu nhập tính


Thuế
thuế/tháng
(%)
(triệu đồng)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4


Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35


THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

suất

1


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

1. Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 2
Điều 21 của Luật này.
2. Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:

Thu nhập tính thuế

Thuế
(%)

a) Thu nhập từ đầu tư vốn

5

b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

5

c) Thu nhập từ trúng thưởng


10

d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng

10

suất

đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1
Điều 13 của Luật này
20
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại 0,1
khoản 2 Điều 13 của Luật này
e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại
khoản 1 Điều 14 của Luật này
25
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại
khoản 2 Điều 14 của Luật này

Người dân đi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (ảnh minh họa)

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

2


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.


CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG
Một trong những sự cân nhắc quan trọng nhất về thuế là ai thực sự là
người trả thuế. Đây không phải là một câu hỏi ngớ ngẩn giống như hỏi bạn sẽ
thực sự muốn đưa tiền cho ai để nộp cho Chính phủ, ai sẽ là người chịu thuế
thực sự là một vấn đề quan trọng.
Trong thực tế, phân tích cơ bản về cung và cầu lại chỉ ra rằng ai thực sự
trả thuế không quan trọng, ảnh hưởng tới giá trị thặng dư của người tiêu dùng
và người sản xuất đều như nhau.
Những người làm luật Bảo hiểm xã hội hoặc là không hiểu gì về điều
này hoặc là đã trả lời những người không hiểu. Thực sự, đó là một điều ngớ
ngẩn, rằng chương trình lớn nhất của Chính phủ được thiết lập theo sự thiếu
hiểu biết về nguyên tắc kinh tế học.
Dù sao, câu hỏi là: ai sẽ chịu thuế. Điều này có thể được trả lời theo
nhiều cách. Ta sẽ tiếp cận với vấn đề một cách lý thuyết và sau đó nhìn vào
một vài ví dụ về thuế trong thực tế, cố gắng hình dung ra nó sẽ đánh vào ai. Ở
đây, ta có một câu trả lời rất vui đối với trường hợp thuế cho thuốc lá.

2.1. Phân tích trên lý thuyết:
Từ các nguyên tắc, đây là một bức tranh cơ bản về thuế. Loại thuế đánh
vào người cung cấp sẽ làm đường cung tăng lên một lượng bằng với thuế trong
khi thuế đánh vào người tiêu dùng sẽ làm đường cầu giảm một lượng bằng
thuế. Kết quả đều giống nhau cho dù thuế có được thực thi như thế nào.

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

3



KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

P0 là giá thị trường gốc.
PPBC: giá người tiêu dùng trả sau thuế.
PRBS: giá người cung cấp nhận được sau thuế.
PPBC – PRBS = t : thuế trên mỗi đơn vị
Những điều này có thể được tính trong một mô hình đường thẳng đơn giản.
Ví dụ:
Qd=120-P, Qs=P-10
Tình huống ban đầu:
Qd=Qs
120-P=P-10
130=2P
P=65, Q=55
Đánh thuế 20$ vào người bán.
Qs=P-10
P=Qs+10
P=Qs+10+20 (có thuế)
Qs=P-30
Qd=Qs
120-P=P-30
2P=150
PPBC=75, PRBS=55, Q=45
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

4



KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

Người tiêu dùng phải trả = (75-65)*45 =450$
Người sản xuất phải trả = (65-55)*45=450$
Tổng thuế =20$*45 =900$.
Số tiền thuế phải trả của hai bên (người tiêu dùng và người cung cấp) là
ngang bằng với số lượng thay đổi sau khi thuế được áp dụng được thực hiện do
sự thay đổi về giá cả hoặc là được trả bởi người tiêu dùng hoặc được nhận bởi
người cung ứng
Trong biểu đồ trên, hình chữ nhật trên đỉnh là số tiền mà người tiêu
dùng phải trả và hình chữ nhật thấp hơn là số tiền mà người cung ứng phải trả.
Căn nguyên của phân tích này là câu hỏi ai thì linh hoạt hơn, người tiêu
dùng hay là người sản xuất. Bên nào ít linh hoạt hơn thì sẽ là người phải chịu
thuế nhiều hơn.

2.2. Gánh nặng thuế và Tính mềm dẽo (elasticity).
Sự linh hoạt, dĩ nhiên, là một phần quan trọng xác định tính mềm dẻo, vì
thế bên nào ít mềm dẻo hơn sẽ đóng một phần nhỏ hơn trong việc gánh nặng
thuế.
Xem xét biểu đồ về thị trường trong đó người tiêu dùng và người sản
xuất ít hay nhiều linh hoạt hơn.
- Linh hoạt hơn = cong lên
- Ít linh hoạt hơn = cong xuống.
Trong ví dụ trên, đường cong mỗi bên đều có cùng một độ dốc (-1 đối
với người tiêu dùng và +1 đối với người cung ứng) và gánh nặng thuế được
chia cân bằng.
Trong trường hợp đặc biệt, đường cong nằm ngang có nghĩa là bên đó
không chịu thuế trong khi đó nếu đường cong nằm thẳng đứng có nghĩa là họ

sẽ chịu tất cả thuế. Trong một vài trường hợp, mức độ tột cùng này rất hữu
dụng:
1. Những tác động ngắn hạn của thuế tài sản tăng lên ? ai sẽ chịu gánh
nặng thuế?

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

5


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

2. Những tác động dài hạn của thuế tới một ngành công nghiệp có chi
phí không đổi và cạnh tranh - điều gì sẽ xảy ra?
Nếu ta để ý thấy rằng định nghĩa chính xác về một loại hàng hoá xác
định nhu cầu và cung ứng cho nó có thể mềm dẻo như thế nào thì ta sẽ cảm
thấy vui vẻ hơn. Xét sự phát triển từ mức ít mềm dẻo nhất tới mức mềm dẻo
nhất: Thực phẩm, rau quả, ngũ cốc, ngũ cốc đóng hộp, ngũ cốc đóng hộp nhãn
hiệu S&W (ở Hoa Kỳ, đây là thức ăn hộp thông thường cho dân bản xứ).
Điều này rất quan trọng trong việc xét thuế. Đặc biệt, nó có thể giải
thích tại sao các thành phố lại có nhiều lợi nhuận thu được từ thuế tài sản và ít
lợi nhuận thu được từ thuế bán hơn.
Phân tích toán học trên đây có vẻ hơi ngớ ngẩn một chút. Trong thực tế,
không ai thực sự ước tính được toàn bộ đường cầu. Cái thực sự có thể ước tính
được đó là tính mềm dẻo. Thật vui, tính mềm dẻo chính là tất cả những gì bạn
cần để tiên đoán gánh nặng về thuế sẽ được phân chia như thế nào.

2.3. Gánh nặng thuế và cấu trúc thị trường.

Trong khi có rất nhiều ước đoán độ co giãn về giá của cầu, ta lại khó có
thể ước đoán được độ co giãn của cung. Thật may, một chút kiến thức về cấu
trúc thị trường có thể giúp bạn có được những gì bạn muốn khi phân tích thuế.

2.3.1. Sự cạnh tranh hoàn hảo: dài và ngắn.
Dưới ảnh hưởng của sự cạnh tranh hoàn hảo, có một số lượng lớn các
công ty nhỏ cùng sản xuất một loại hàng hoá và bán ở cùng một mức giá. Đầu
vào và đầu ra được điều tiết một cách tự do và như vậy, cuối cùng, lợi nhuận
chỉ là 0. Giá cả tương đương với chi phí biên và rốt cục, bằng với chi phí trung
bình tối thiểu.
Đường cung trong thời hạn ngắn (the short run supply curve) cong dần
lên trên nhưng, như được đề cập đến ở trên, có lẽ bạn sẽ không có được một
giới hạn chính xác nó cong đến mức nào, vì độ co giãn của cầu rất khó đạt
được.

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

6


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

Trong một ngành công nghiệp có chi phí không đổi, nghĩa là đầu vào có
thể hoàn toàn được tái tạo qua một số mức sản lượng nào đó, cung ứng trong
thời gian dài (the long run supply) co giãn hoàn hảo và tương đương với chi phí
trung bình tổi thiểu.
Trong trường hợp này, có thể bạn không thể đoán được gánh nặng thuế
sẽ được phân chia trong thời gian ngắn như thế nào nhưng cuối cùng thì câu trả

lời cũng chỉ rất đơn giản. Vì cung ứng trong thời gian dài là hoàn toàn co giãn,
nhà sản xuất sẽ không chịu gánh nặng thuế trong khi người tiêu dùng lại chịu
tất cả.
Đặt vào trường hợp khác, trong phương trình cân bằng lâu dài, nhà cung
ứng được đặt vào một thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không thu được lợi
nhuận gì cả. Một vài trong số họ sẽ bỏ việc kinh doanh, giá cả sẽ tăng vì cung
giảm xuống và cuối cùng tổng số lượng thuế sẽ chuyển sang người tiêu dùng
dưới dạng giá cả cao hơn.
Đồ thị này biểu diễn hậu quả của những đường MC và AC bị tăng lên do
thuế và hậu quả nó gây ra cuối cùng trên thị trường.

Quá trình này diễn ra bao lâu tuỳ thuộc vào thời gian các công ty tồn tại
bao lâu trong ngành công nghiệp.

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

7


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

2.3.2. Độc quyền (monopoly)
Mặc dù từ độc quyền có nghĩa đen là một người bán, phân tích này mô
tả những đặc trưng khi đưa ra đại diện là một nhà tư bản độc quyền có thể gắn
liền với với bất cứ một công ty săn giá nào (price-seeking firm).

Trong trường hợp này, mức giá tăng mà người tiêu dùng phải trả (giá ở
đồ thị trên) ít hơn lượng thuế. Cũng giống như những nhà cung ứng khác, các

nhà tư bản độc quyền phải cùng chia sẻ gánh nặng thuế với khách hàng của họ.
Điều này được thể hiện trong một mô hình đường thẳng đơn giản.
Một dạng khác của nó dựa vào công thức giá cộng lãi (the mark-up
pricing fomula) dành cho nhà tư bản độc quyền. Giá cả phải trả để tối đa hoá
lợi nhuận cho nhà độc quyền có thể được thể hiện bằng một hàm số của lợi
nhuận biên và độ co giãn của cầu đối với sản lượng của họ.
Ví dụ:
Nếu độ co giãn của cầu đối với nhà độc quyền là 2, độ tăng lên tối đa
của lợi nhuận trên chi phí biên sẽ là:
P*=MC*-2/(1-2)=2*MC
Vì thế giá cả để tối đa hoá lợi nhuận sẽ gấp hai lần chi phí biên.
Tuy vậy, kết quả đáng lo ngại là điều này cho thấy rằng $1/1đơn vị thuế
đánh vào nhà độc quyền (có thể được hiểu như là $1 tăng lên về chi phí biên),
sẽ làm cho giá cả phải tăng lên $2. Trong thực tế, mức tăng lên của giá cả lớn
hơn lượng thuế phải gánh chịu, một kết quả ngược với sơ đồ trên.
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

8


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

2.3.3. Cạnh tranh độc quyền (monopolistic competition):
Cạnh tranh độc quyền là một thị trường trong đó có rất nhiều những
người buôn bán nhỏ và không có rào cản về đầu ra, đầu vào và trong đó những
người buôn bán đó bán những loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ ưa thích của tôi
về vấn đề này là thị trường bán đồ ăn trưa ở quận U. Ở đó có nhiều nhà cung
cấp nhỏ, mỗi người lại bán những đồ ăn trưa khác nhau.

Ở loại thị trường này, lợi nhuận bị đưa về 0 khi có những công ty mới
xuất hiện thâm nhập và đánh cắp khách hàng của những công ty xuất hiện
trước.
Với sự cạnh tranh hoàn hảo, nếu một thị trường đã được cân bằng trong
một thời gian dài khi đã được áp đặt một loại thuế (chẳng hạn như thuế đánh
vào đồ ăn trưa), người cung cấp sẽ không thu được lợi nhuận và không có tiền
để trả thuế. Một vài trong số họ sẽ tiếp tục công việc trong một thời gian ngắn,
nhưng cuối cùng một vài người sẽ từ bỏ việc kinh doanh, làm cho giá cả của
các đồ ăn trưa tăng lên, và người tiêu dùng sẽ phải chịu gánh nặng về thuế
trong khi đó, lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ trở về con số không.
Thêm một chú ý. Sự khác nhau giữa thuế và sự thay đổi về giá cả mà
người tiêu dùng phải trả có thể mờ nhạt. Giá cả mà người tiêu dùng phải trả sẽ
tăng, nhưng mức tăng đó có thể nhiều hơn hoặc ít hơn lượng thuế.

2.3.4. Độc quyền nhóm:
Trong trường hợp độc quyền nhóm bán, không thể chắc chắn được điều
gì, phụ thuộc vào sự dàn xếp trước giữa các nhà cung ứng. Tuy vậy, xác định
giá cân bằng Nash sẽ thay đổi để phản ứng khi đánh thuế $1 vào nhà cung ứng
trong trường hợp lưỡng độc quyền có thể sẽ là một bài tập thú vị. Nếu bạn biết
phải làm như thế nào, bạn có thể thử.
Gánh nặng của một vài loại thuế trong thực tế.
Có một cách để tiến gần tới phân tích về gánh nặng thuế là nhìn vào nó
khi áp dụng cho người mua và bán trên thị trường. Phân tích này đã được chỉ ra
ở trên.

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

9



KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

Một cách khác để xác định nhóm dân bị ảnh hưởng nhất bởi một hoặc
một nhóm các loại thuế.
Tỷ lệ thuế trung bình liên bang (Thuế tính theo phần trăm thu nhập)

Thuế liên
bang

Cấp
thấp
nhất
20%

Cấp 4
20%

Cấp
Cấp cao
cao
nhất
nhất
20%
5%

Cấp cao Tổng
nhất 1% cộng


Thuế thu
nhập cá
nhân

5.4%

8.4%

16.1%

19.6%

22.2%

11.1%

10.0%

10.8%

11.4%

7.7%

5.0%

2.7%

9.2%


0.5%

1.0%

1.3%

1.3%

4.6%

6.8%

9.2%

3.0%

Thuế môn
2.9%
bài

1.8%

1.3%

1.1%

0.6%

0.4%


0.3%

1.0%

Các loại
thuế liên
bang

13.7%

18.9%

22.2%

29.1%

31.8%

34.4%

24.2%

Cấp 2
20%

Cấp
giữa
20%

-6.8%


0.9%

Bảo hiểm
xã hội
(FICA)

7.9%

Thuế thu
nhập tập
thể

4.6%

Bảng so sánh bộ năm thu nhập gia đình đã được điều chỉnh (1999)

Vì thế câu hỏi ai là người chịu nhiều thuế hơn, người bán hay người
mua, phụ thuộc vào các độ co giãn tương đối của chúng. Trong khi người phải
chịu gánh nặng thuế nhiều hơn có độ co giãn càng ít thì người phải chịu gánh
nặng thuế ít hơn lại có độ co giãn càng cao.
Bên cạnh đó, người gửi tiết kiệm phải chịu thuế như thế nào?
Theo dự luật, trường hợp có lãi tiền gửi vượt trên mức giảm trừ gia cảnh
(4-5 triệu đồng/tháng) sẽ bị áp thuế 5%. Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho
biết, thời gian qua đời sống và thu nhập dân cư tăng lên đáng kể, số người có
tiền gửi tiết kiệm cũng tăng.
Với lãi suất như hiện nay chỉ những người có số tiền tiết kiệm khoảng
700 triệu đồng trở lên mới thuộc diện chịu thuế. Với mức giảm trừ 4-5 triệu
đồng, một người gửi 600 triệu đồng, lãi một tháng khoảng 3,9 triệu vẫn chưa
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN


10


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

phải nộp thuế. Nếu số tiền gửi đến 800 triệu đồng, lãi mỗi tháng 5,2 triệu, thuế
chỉ là 60.000 đồng.
Với chứng khoán, lợi tức cổ phần sẽ bị đánh thuế 5%, thu nhập từ mua
bán chứng khoán sẽ bị đánh 25%. Chẳng hạn, một người sở hữu 3.000 cổ phần
của Vinamilk, năm 2009 anh ta được công ty chia 10 triệu đồng tiền lãi, số thuế
phải nộp là 500.000 đồng.
Người này lại mở tài khoản chơi chứng khoán. Trong một tháng, anh ta
thu được 10 triệu đồng tiền lãi từ mua bán bán chứng khoán trên thị trường, số
thuế phải nộp là 2,5 triệu đồng.

2.4. Quyền lợi của người tiêu dùng:
Từ tháng 1-2011, Bộ Công Thương đã triển khai việc soạn thảo nghị
định của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật BVQLNTD”. Đến nay, dự thảo nghị định đã hoàn thành. Hơn nữa, Ban
soạn thảo còn hoàn thành một báo cáo đánh giá tác động (Regulatory Impact
Assessment - RIA) của dự thảo nghị định.
Luật BVQLNTD đã giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành bảy vấn đề tại các điều 7, 14, 19, 26, 28, 29 và 35. Tuy nhiên, RIA chỉ
chọn 4 vấn đề quan trọng nhất để đánh giá tác động và lựa chọn phương án.
Qua việc đánh giá và lựa chọn các phương án, chúng ta cũng có thể thấy, tới
đây quyền lợi của người tiêu dùng sẽ được bảo vệ như thế nào?
Luật này được xem như là "lá chắn" để bảo vệ người tiêu dùng trước

vấn nạn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm không an toàn
với người tiêu dùng... được bày bán tràn lan và công khai trên truyền hình,
ngoài thị trường gây tổn thất lớn cho người tiêu dùng trong thời gian gần đây.
Thứ nhất là quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản và
quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa dịch vụ.
Thứ hai, quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

11


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

Thứ ba là quyền lựa chọn hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu, điều kiện thực
tế của mình, quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội
dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch hàng hóa dịch vụ.
Thứ tư là quyền được góp ý kiến với hàng hóa, dịch vụ.
Thứ năm là quyền được tham gia xây dựng và thực thi chính sách pháp
luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ sáu là yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không
đúng với công bố, niêm yết, quảng cáo tính năng, công dụng, giá cả hoặc các
nội dung khác mà tổ chức cá nhân kinh doanh đã cam kết.
Thứ bảy là quyền được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ
chức, xã hội khởi kiện.
Thứ tám là quyền được tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ.

Theo quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng, nếu người tiêu dùng
khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì không
phải nộp tạm ứng án phí, lệ phí của tòa án. Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ chứng minh, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức cá nhân kinh
doanh hàng hóa dịch vụ và có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra
thiệt hại. Về phía tòa án sẽ quyết định bên có lỗi.
Theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, việc khởi
kiện doanh nghiệp bán hàng kém chất lượng có thể thực hiện tại tòa án nhân
dân quận, huyện, nơi doanh nghiệp bán hàng trú đóng.
Nhà nước Việt Nam có nhiều biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn tình
trạng sản xuất kinh doanh hàng giả hàng nhái. Các cơ quan thực thi sau: hải
quan, công an, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành, tòa án là những cơ
quan có thẩm quyền xử lý hành vi kinh doanh hàng giả hàng nhái.
Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian
lận thương mại (gọi tắt là Ban 127) ở trung ương, ở tỉnh và thành phố, trưởng
ban là thứ trưởng thường trực Bộ Công thương, với nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp
các cơ quan thực thi nhằm tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu
và hàng giả.

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

12


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

Bộ luật hình sự, Luật sở hữu trí tuệ, pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành
chính đã quy định các hình phạt, mức phạt, án tù đối với hành vi sản xuất kinh

doanh hàng giả, hàng nhái.
Việc kinh doanh hàng giả là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nếu mua
phải hàng giả, theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người mua hàng có
quyền tố cáo cơ quan công an về đơn vị kinh doanh hàng giả để xử lý theo
pháp luật hoặc trả lại hàng cho người bán để lấy lại tiền, và tự thỏa thuận
với đơn vị kinh doanh về việc bồi thường.
Văn phòng Khiếu nại người tiêu dùng của Hội Chống gian lận thương
mại và hỗ trợ người tiêu dùng TP.HCM (AFCA) đặt tại số 187 Lê Văn Sỹ,
phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM - ĐT: (08) 3991.2222 - Fax: (08)
3991.4567 - Website: www.afca.vn.

2.5. Tổ chức xã hội nào được thực hiện việc khởi kiện để bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng?
Về vấn đề này, có hai phương án được đề xuất để lựa chọn.
Thứ 1: Chỉ các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới
được thực hiện việc khởi kiện.
Thứ 2: Tất cả các tổ chức xã hội đáp ứng được các điều kiện nhất định
đều được thực hiện việc khởi kiện.
RIA do Bộ Công Thương thực hiện đã phân tích và cho thấy, theo số
liệu của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, hiện
nay mới chỉ có 37 hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thành lập tại 39
tỉnh, thành phố trên cả nước. Vì vậy, nếu sử dụng phương án 1 sẽ có 39 tổ chức
bảo vệ người tiêu dùng được quyền khởi kiện vụ án liên quan đến bảo vệ người
tiêu dùng. Đối với những tỉnh chưa có tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng hoặc tuy đã có nhưng tổ chức này không có đủ năng lực để thực hiện việc
khởi kiện thì phương án này sẽ không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng. Từ đó, thiệt hại cho xã hội trong trường hợp này là rất lớn.
Phương án 2 sẽ đảm bảo không giới hạn các tổ chức bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng được thực hiện việc khởi kiện. Nếu dựa vào tiêu chí số năm
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN


13


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

hoạt động tối thiểu là ba năm thì có 65% các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng
đạt được tiêu chí này. Hơn nữa, số lượng các tổ chức xã hội khác tham gia bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng rất lớn. Chính vì vậy, phương án 2 sẽ đảm
bảo điều kiện để các tổ chức xã hội thực hiện việc khởi kiện bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng tốt hơn so với phương án 1. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã
kiến nghị tất cả các tổ chức xã hội đạt được một số điều kiện nhất định đều có
quyền tham gia khởi kiện để bảo vệ quyền lợi người tiêu dung. Để công tác bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động một cách hiệu quả thì cần có sự tham
gia của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau, đặc biệt là vai trò của các cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. Ở nước
ta hiện nay, các sở công thương là đơn vị được giao nhiệm vụ tham mưu giúp
chủ tịch Ủy ban Nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, hoạt
động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện thiếu
chuyên nghiệp, mang tính tự phát và không mang lại hiệu quả cao.
Theo quy định của Luật BVQLNTD, trong thời gian tới, ngoài các hoạt
động quản lý nhà nước như trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương còn phải thực hiện nhiều
nhiệm vụ khác như: kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
quản lý các tổ chức hòa giải, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa
bàn; thực hiện phê duyệt các đề án của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng…

Chính vì vậy, hình thành các đơn vị chuyên trách về quản lý nhà nước
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương là vấn đề hết sức cấp bách
và cần thiết. Tất nhiên, thực hiện theo phương án này, biên chế của cơ quan
quản lý nhà nước, cụ thể là sở công thương sẽ tăng lên.
Dự kiến xem xét miễn thuế cho người thu nhập đến 9 triệu đồng/tháng
Theo thông tin, sáng ngày 13 - 7- 2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mở đầu
phiên họp thứ 42 bằng việc xem xét đề nghị của Chính phủ về việc miễn, giảm,
giãn thuế trong năm 2011. Trao đổi với Tuổi Trẻ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài
chính - ngân sách Đinh Văn Nhã cho biết ủy ban này đã thẩm tra tờ trình của

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

14


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

Chính phủ và nhất trí đề nghị trình Quốc hội khóa XIII xem xét tại kỳ họp thứ
nhất (khai mạc ngày 21-7), xem xét tại kỳ họp thứ nhất (khai mạc ngày 21-7).
Theo tờ trình, Chính phủ đề nghị miễn thuế thu nhập cá nhân cho người
có thu nhập đến 9 triệu đồng/tháng từ tiền lương, tiền công (không có người
phụ thuộc). Nếu có người phụ thuộc, mỗi cá nhân nộp thuế được cộng thêm 1,6
triệu đồng/tháng nữa mới tới mức thu nhập tính thuế. Thời gian miễn là từ ngày
1-8-2011 đến hết năm 2011.
Cũng theo tờ trình, Chính phủ đề nghị giảm 30% số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp năm 2011 đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia
hạn nộp thuế năm 2011. Cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, trông giữ trẻ; cá nhân,
tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân nếu giữ ổn định mức giá như cuối

năm 2010 cũng được đề xuất giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá
nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp từ quý 3-2011 đến hết năm 2011. Nhà đầu
tư chứng khoán cũng được đề nghị miễn thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động
chuyển nhượng chứng khoán (20% trên thu nhập hoặc 0,1% trên giá trị chuyển
nhượng). Thời hạn miễn là từ ngày 1-8-2011 đến hết 31-12-2012.
C.V.KÌNH - LÊ KIÊN ( báo tuổi trẻ 13/7/2011)
Về thuế TNCN, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép miễn thuế TNCN
từ ngày 1-8-2011 đến hết ngày 31-12-2012 đối với hai nhóm đối tượng: thứ
nhất, cổ tức được chia cho cá nhân (trừ cổ tức của các ngân hàng cổ phần, các
quỹ đầu tư tài chính, các tổ chức tín dụng) từ hoạt động đầu tư vào thị trường
chứng khoán và góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp; thứ hai, thu nhập từ
hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân (20% trên thu nhập hoặc
0,1% trên giá trị chuyển nhượng).
Bên cạnh hai nhóm đối tượng liên quan đến cổ tức và chuyển nhượng
chứng khoán, Chính phủ còn đề nghị miễn thuế TNCN từ ngày 1-8-2011 đến
hết ngày 31-12-2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế (từ tiền lương, tiền
công và từ kinh doanh) đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1 (bậc có thuế
suất 5%) của biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Luật thuế TNCN. Cụ thể
các cá nhân thuộc diện được miễn thuế bao gồm: cá nhân (không có người phụ
thuộc) có thu nhập từ trên 4 triệu đồng đến 9 triệu đồng/tháng; cá nhân có một

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

15


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.


người phụ thuộc có thu nhập từ trên 5,6 triệu đồng đến 10,6 triệu đồng/tháng;
cá nhân có hai người phụ thuộc có thu nhập từ trên 7,2 triệu đồng đến 12,2
triệu đồng/tháng...
V.V.THÀNH
/>
Hiện có hơn 1 triệu người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

16


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
A. GIẢI PHÁP
Đề xuất của Bộ Tài chính có việc xin miễn thuế chứng khoán cho nhà
thầu và nhà đấu tư từ ngày 1- 8- 2011 đến hết năm 2012. Thực tế thị trường
chứng khoán thời gian qua giảm mạnh, do vậy theo các vị quan chức trên đã
xét trên bình diện tổng thể, các nhà đầu tư hầu như không có thu nhập, thậm
chí lỗ vốn. Do vậy Bộ tài chính đề xuất miễn giãm thuế với nhà đầu tư chứng
khoán từ ngày 1- 8, thu nhập nhận được từ tổ chức cũng được miễn, giãm thuế
thu nhập cá nhân nhằm tạo điều kiện và sự công bằng cho người dân.
Không tính thuế giá trị gia tăng đối với suất ăn giữa ca trong trường hợp
doanh nghiệp tự nấu cho người lao động, kể cả trường hợp doanh nghiệp khác
nấu suất ăn giữa ca bán cho công nhân tại địa điểm nhà máy, trụ sở doanh
nghiệp. Doanh nghiệp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào trong trường
hợp tự nấu hoặc mua suất ăn của doanh nghiệp cung ứng.

Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh suất ăn giữa ca cho
công nhân, nếu cam kết không điều chỉnh tăng giá suất ăn so với mức giá tháng
12-2010 (quý 1-2011) và không điều chỉnh giảm số lượng, chất lượng suất ăn
thì được giảm thuế giá trị gia tăng 50% (đối với trường hợp này phải trình
Quốc hội xem xét quyết định theo thẩm quyền).

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

17


KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: Th.S. Nguyễn Văn Bình.

B. KIẾN NGHỊ
Cần làm rõ về thuế thu nhập cá nhân liên quan đến chứng khoán. Ví dụ:
Số tiền đã thu thuế của các nhà đầu tư kinh doanh CK từ ngày 01/01/2009 đến
nay có được hoàn trả cho các nhà đầu tư hay không? Việc quy định giãn thời
hạn nộp thuế có nghĩa là sau thời hạn giãn này có phải truy hoàn số thuế đã
giãn trước đây không?
Miễn thuế đối với những người ở bậc 1 tương đương 9 triệu đồng, độc
thân. Đây là nhóm người khó khăn nhất trong những người phải nộp thuế, và số
thuế được giãm trong 1 tháng tối đa 250.000 đồng/người.
Miễn 5% thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ cổ tức của nhà đầu
tư chứng khoán (trừ cổ tức ngân hàng, tổ chức tín dụng).
Miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán
của cá nhân (20% trên thu nhập hoặc 0,1% trên giá trị chuyển nhượng) do thị
trường chứng khoán đang rất khó khăn, nhà đầu tư không có thu nhập.


THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

18



×