Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Ảnh hưởng của kích cỡ và mật độ thả, dòng chảy lên tỷ lệ sống, tăng trưởng của ngao (meretrix lyrata sowerby, 1851) giống ương trong ao đất ở cẩm xuyên, hã tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN ĐỨC

ẢNH HƢỞNG CỦA KÍCH CỠ VÀ MẬT ĐỘ THẢ,
DÒNG CHẢY LÊN TỶ LỆ SỐNG, TĂNG TRƢỞNG
CỦA NGAO (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) GIỐNG
ƢƠNG TRONG AO ĐẤT Ở CẨM XUYÊN, HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN ĐỨC

ẢNH HƢỞNG CỦA KÍCH CỠ VÀ MẬT ĐỘ THẢ,
DÒNG CHẢY LÊN TỶ LỆ SỐNG, TĂNG TRƢỞNG
CỦA NGAO (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) GIỐNG
ƢƠNG TRONG AO ĐẤT Ở CẨM XUYÊN, HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Huy

NGHỆ AN - 2015




i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ “ ảnh hƣởng của kích cỡ và mật độ thả, dòng chảy lên tỷ
lệ sống và tăng trƣởng của ngao (Meretrix lyrata, Sowerby 1851) giống ƣơng
trong ao đất ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh” là của riêng cá nhân tôi. Luận văn đã sử
dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đƣợc trích
dẫn rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho
việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn.
Nghệ An, ngày 08 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Đức


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các tập thể, cá nhân. Từ đáy lòng mình, tôi xin trân trọng cảm ơn những
giúp đỡ quý báu đó:
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn tới Lãnh đạo khoa Nông Lâm Ngư,
Phòng đào tạo sau Đại học của Trường Đại học Vinh, Ban Lãnh đạo Phân Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn Dự án “Sử dụng hợp lý nguồn dinh dưỡng để phát

triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở Miền Trung Việt Nam trong bối cảnh biến
đổi Khí hậu”, tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Đan Mạch, đã hỗ trợ kinh phí thực hiện
nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới TS. Nguyễn Quang Huy, người hướng dẫn
khoa học, đã định hướng trong nghiên cứu, từ việc lập đề cương đến triển khai
các thí nghiệm và hoàn thiện bản luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai thí nghiệm nghiên
cứu và hoàn thành bản luận văn.
Nghệ An, ngày 08 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Đức


iii

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................. III
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... VI
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................. VII
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học, thực tiến của đề tài ................................................................... 2
1.1. Đặc điểm sinh học của ngao............................................................................ 3
1.1.1. Hình thái cấu tạo và vị trí phân loại ............................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm phân bố ........................................................................................ 5
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................... 5
1.1.4. Đặc điểm sinh sản ........................................................................................ 6

1.2. Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo giống ngao trong và ngoài nƣớc ..... 9
1.2.1. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống động vật thân mềm hai mảnh vỏ và
ngao trên thế giới ................................................................................................... 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống ngao tại Việt Nam........................... 19
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 22
2.1 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 22
2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 22
2.3. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 22
2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm ............................................................................ 22
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................. 22
2.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp thu thập số liệu: ................................................. 26
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................. 28
2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 28
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 29
3.1 Ảnh hƣởng của kích cỡ giống và mật độ thả đến tăng trƣởng và tỷ lệ sống của
ngao giống ............................................................................................................ 29
3.1.1 Một số chỉ tiêu môi trường thí nghiệm ........................................................ 29


iv

3.1.2 Tỷ lệ sống của ngao giống thí nghiệm ........................................................ 30
3.1.3 Tăng trưởng chiều cao của ngao giống ở các kích cỡ và mật độ thả ......... 32
3.1.4 Mức độ phân đàn của ngao giống ở các nghiệm thức thí nghiệm .............. 39
3.2 Ảnh hƣởng của dòng chảy (chảy ngƣợc) đến tăng trƣởng và tỷ lệ sống của
ngao giống ............................................................................................................ 41
3.2.1 Một số chỉ tiêu môi trường thí nghiệm ........................................................ 41
3.2.2. Tỷ lệ sống của ngao thí nghiệm ................................................................. 42
3.2.3 Tăng trưởng kích thước, khối lượng ngao giống thí nghiệm ...................... 43
3.2.4 Mức độ phân đàn của ngao giống............................................................... 47

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................................... 48
Kết luận ................................................................................................................ 48
Kiến nghị .............................................................................................................. 48


v

DANH MỤC KÍ HIỆU - VIẾT TẮT
ANOVA

:

Phân tích phƣơng sai

AG

:

Tăng trƣởng tuyệt đối

TB

Trung bình

Ctv

:

Cộng tác viên


Cm

:

Centimet

Mm

:

Milimet

µm

Micromet

Mg

Miligam

CS

:

Cộng sự

DO

:


Ôxy hoà tan

MAX

:

Giá trị lớn nhất

MIN

:

Giá trị nhỏ nhất

SGR

:

Tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng

SR

:

Tỷ lệ sống

TB

:


Trung Bình

SD

:

Độ lệch chuẩn

W

Trọng lƣợng

X

Trung bình

Cv

Hệ số phân đàn


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số yêu cầu trong nuôi vỗ và lƣu giữ ngao (M. mercenaria) bố mẹ
thành thục ............................................................................................................. 15
Bảng 3.1 Biến động môi trƣờng ao thí nghiệm .................................................... 29
Bảng 3.2. Tỷ lệ sống của ngao giống ở các nghiệm thức thí nghiệm .................. 30
Bảng 3.3. tăng trƣởng tuyệt đối theo ngày của ngao ở các nghiệm thức ............. 34
Bảng 3.4. tăng trƣởng chiều cao tƣơng đối (%/ngày) của ngao giống ở các

nghiệm thức .......................................................................................................... 36
Bảng 3.5 Tăng trƣởng tuyệt đối theo khối lƣợng ngao giống .............................. 37
Bảng 3.7 Hệ số phân đàn ngao giống thí nghiệm ................................................ 40
Bảng 3.8. Biến động môi trƣờng thí nghiệm chảy ngƣợc .................................... 41
Bảng 3.9. Tỷ lệ sống của ngao giống ................................................................... 42
Bảng 3.10 Tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối/ngày của ngao giống ............................ 44
Bảng 3.11 Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối (%/ngày) ngày ở các nghiệm thức thí
nghiệm .................................................................................................................. 44
Bảng 3.12 tăng trƣởng tuyệt đối khối lƣợng ngao giống mg/ngày ..................... 46
Bảng 3.13 Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối khối lƣợng của ngao giống ................. 46
Bảng 3.14 Hệ số phân đàn của ngao giống .......................................................... 47


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ngao Meretrix lyrata, Sowerby (1851).................................................. 3
Hình 1.2. Hình thái cấu tạo chung của nhóm ngao thuộc họ Veneridae................ 4
Hình 1.3. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ngao ................................. 9
Hình 1.4. Hệ thống thu ấu trùng xuống đáy và ƣơng ngao giống ........................ 12
Hình 1.5. Biến động hệ số thành thục của ngao sau 70 ngày nuôi với các mức cho
ăn khác nhau ......................................................................................................... 14
Hình 1.6. Ấu trùng ngao M. mercenaria ở các giai đoạn biến thái...................... 16
Hình 1.7. Hệ thống ƣơng giống ngao bằng bè và mƣơng nổi .............................. 19
Hình 2.1 Bố trí thí nghiệm về mật độ và kích cỡ ................................................. 23
Hình 2.2 Bản vẽ mô hình hệ thống thí nghiệm (thí nghiệm dòng chảy).............. 25
Hình 2.3 Hệ thống ƣơng ngao giống nƣớc tĩnh (trái) và nƣớc chảy (phải) ......... 26
Hình 2.4 Cách xác định chiều cao, chiều dài vỏ .................................................. 26
Hình 2.5. Thƣớc kẹp đo kích thƣớc ngao (hình ảnh từ thí nghiệm) .................... 27
Hình 3.1 Tỷ lệ sống của ngao ở các công thức thí nghiệm .................................. 31

Hình 3.2. tăng trƣởng chiều cao cỡ giống lớn C1 (2,15 mm) ở các mật độ ........ 32
Hình 3.3. tăng trƣởng chiều cao ngao giống cỡ nhỏ (0,96 mm) ở các mật độ..... 33
Hình 3.4 Tốc độ tăng trƣởng (%/ngày) ở các công thức thí nghiệm ................... 35
Hình 3.5 tăng trƣởng chiều cao của ngao giống ở các nghiệm thức thí nghiệm . 43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, hiện đang sử dụng từ “nghêu Bến Tre” và “ngao Bến Tre” là
tên gọi của loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ thuộc họ Veneridae. Từ “ngao”
đƣợc sử dụng ở miền Bắc, trong khi từ “nghêu” đƣợc sử dụng ở phía Nam. Trong
luận văn này, sẽ thống nhất sử dụng từ “ngao” là danh từ dùng để chỉ loài có tên
khoa học là Meretrix lyrata Sowerby (1851).
Ngao Bến Tre đƣợc xác định là một những đối tƣợng nuôi chủ lực của
ngành Thủy sản. Loài nhuyễn thể này có giá trị kinh tế cao và có thị trƣờng tiêu
thụ cả trong và ngoài nƣớc. Nghề nuôi ngao Bến Tre đã phát triển mạnh ở các
tỉnh Nam Bộ và gần đây là các tỉnh ven biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Hà
Tĩnh, đã và đang những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nƣớc, nâng cao đời
sống nhân dân.
Bên cạnh nguồn ngao giống khai thác từ tự nhiên, ngao giống nhân tạo đã
đƣợc sản xuất thành công [26]. Kỹ thuật sản xuất giống ngao đã đƣợc áp dụng ở
quy mô sản xuất đại trà trong ao xi măng hoặc ao đất lót bạt ở nhiều tỉnh phía
Nam và một số tỉnh phía Bắc nhƣ Nam Định, Thái Bình [10]. Để giảm chi phí
nuôi ngao thƣơng phẩm, cỡ giống ngao nhỏ (cỡ 1-2 mm) đƣợc nhiều ngƣời dân
lựa chọn mua. Tuy nhiên hiện chƣa có quy trình nào đƣợc công bố hƣớng dẫn
cho việc ƣơng ngao cỡ giống nhỏ đến cỡ giống lớn trong ao đất trƣớc khi thả ra
bãi triều nên tỷ lệ sống của ngao và hiệu quả sản xuất thấp. Hoạt động ƣơng nuôi
ngao giống trong ao đất chủ yếu mang tính tự phát dựa trên kinh nghiệm truyền

miệng dẫn đến việc ƣơng nuôi ngao giống bấp bênh, nhiều rủi ro và hiệu quả
thấp. Trong điều kiện ƣơng ao đất, thức ăn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên,
việc lựa chọn mật độ và cỡ giống ngao thả kết hợp với chế độ dòng chảy phù hợp
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Chính vì vậy nghiên cứu “ảnh hưởng
của kích cỡ và mật độ thả, dòng chảy lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của ngao
(Meretrix lyrata, Sowerby 1851) giống ương trong ao đất ở Cẩm Xuyên, Hà
Tĩnh” đƣợc thực hiện sẽ góp phần xây dựng quy trình ƣơng ngao trong ao đất ở
vùng ven biển.


2

Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Góp phần hoàn thiện quy trình ƣơng ngao trong ao đất vùng ven biển
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định đƣợc kích cỡ ngao giống và mật độ ƣơng phù hợp cho việc
ƣơng ngao giống trong ao.
+ Đánh giá đƣợc hiệu quả của hệ thống chảy ngƣợc (upwelling) trong việc
ƣơng thâm canh.
Ý nghĩa khoa học, thực tiến của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu đƣợc thực hiện sẽ góp phần vào việc hoàn thiện quy trình
ƣơng ngao trong ao, đồng thời là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của nghiên cứu đƣợc ứng dụng vào thực tiễn sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành con giống. Thí nghiệm hệ thống ƣơng
nƣớc chảy sẽ gợi mở cho việc ƣơng thâm canh ngao giống trên thực tế.



3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của ngao
1.1.1. Hình thái cấu tạo và vị trí phân loại
Theo Nguyễn Chính (1996), hệ thống phân loại của ngao nhƣ sau:
Ngành: Mollusca
Lớp: Hai mảnh vỏ (Bivalvia)
Bộ: Heterodonta
Họ: Veneridae
Giống: Meretrix
Loài: Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) [5]

Hình 1.1. Ngao Meretrix lyrata, Sowerby (1851) (Ảnh: Chu Chí Thiết, 2013)
Theo Quayle và Newkirk (1989), hình thái cấu tạo chung giữa các loài
thuộc họ Veneridae không khác nhau nhiều, đƣợc mô tả nhƣ sau: vỏ dày chắc,
hai vỏ bằng nhau, mặt vỏ có hoa vân, vòng đồng tâm hay tia phóng xạ biến đổi
rất lớn. Khớp bản lề có 3 răng giữa và 2 răng bên. Vịnh màng áo nông, vết mép
màng áo rõ ràng. Vết cơ khép vỏ trƣớc nhỏ hình bán nguyệt, vết cơ khép vỏ sau
lớn hình bầu dục [20].


4

B.
Vỏ phải ngao
với phần nội
tạng

A.

Mặt cát dọc từ
trên xuống

Vịnh màng áo trái
Cơ khép vỏ
sau

Mang bên phải

Mang trái

Màng áo
trái

Tuyến tiêu hóa

Buồng
trứng

Vỏ trái

Màng áo phải

Vỏ phải

Cơ khép vỏ
trƣớc

Vỏ
phải

Màng
áo
phải

Mang bên
trái

Chân

Chân

Vùng ruột (vị trí của
tuyến sinh dục

Hình 1.2. Hình thái cấu tạo chung của nhóm ngao thuộc họ Veneridae
(Quayle và Newkirk, 1989)
Theo Trƣơng Quốc Phú (1998), ngao có hai vỏ bằng nhau, dạng hình tam
giác. Hai vỏ gắn với nhau bằng một bản lề, ở mặt lƣng có dầy chằng cấu tạo bằng
chất sừng đàn hồi dùng để mở vỏ. Bản lề lộ ra bên ngoài có dạng hình trụ nằm,
bắt đầu từ đỉnh vỏ kéo dài về phía cạnh sau một khoảng bằng ¼ chiều dài của
cạnh sau. Bên ngoài vỏ có màu trắng ngà, trên bề mặt vỏ có nhiều vòng sinh
trƣởng đồng tâm, các đƣờng sinh trƣởng chạy song song và thƣa dần về phía mặt
bụng. Phía trƣớc đỉnh vỏ là mặt nguyệt hình viên đạn, nhỏ, màu trắng, xung
quanh có một viền màu nâu nhạt. Mặt thuận có màu nâu đen, to hơn mặt nguyệt,
nằm ở sau đỉnh vỏ kéo dài hết cạnh sau của vỏ. Bên trong vỏ, phía dƣới đỉnh vỏ
và bản lề có mặt khớp. Mặt khớp có răng khớp lại với nhau rất khít, răng khớp
của vỏ trái và vỏ phải khác nhau. Mặt khớp của vỏ trái có 4 mấu lồi và 3 hố lõm,
3 trong 4 mấu lồi dính lại nhau ngay sát đỉnh vỏ vỏ có dạng chẽ ba, mấu lồi phía
cạnh trƣớc ngắn, nhọn nằm riêng rẽ, mấu lồi phía cạnh sau có dạng dài, bắt đầu
từ đỉnh vỏ kéo dài về phía cạnh sau, chiều dài bằng chiều dài của bản lề. Mặt

khớp của vỏ phải có 3 mấu lồi và 4 hố lõm tƣơng ứng với vỏ trái khi khớp lại với
nhau. Mặt trong của vỏ có màu trắng, có các vết in của cơ khép vỏ trƣớc và sau,
vết in của cơ màng áo và vết in của cơ điều khiển ống hút thoát nƣớc. Từ vết in
của cơ màng áo trở ra mép vỏ có tầng xà cừ nhẵn bóng, óng ánh; từ vết in màng


5

áo trở vào có tầng xà cừ đục. Vết cơ khép vỏ trƣớc hơi nhỏ hơn vết cơ khép vỏ
sau và có hình bán nguyệt, vết cơ khép vỏ sau hình tròn [8].
1.1.2. Đặc điểm phân bố
Trên thế giới ngao phân bố ở vùng biển ấm Tây Thái Bình Dƣơng, từ biển
Đài Loan đến Việt Nam. Ở Việt Nam, ngao phân bố nhiều ở Gò Công Đông
(Tiền Giang), Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre), Cầu Ngang, Duyên Hải
(Trà Vinh), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), Ngọc Hiển (Cà Mau)
[9]. Vùng có sản lƣợng ngao cao nhất là vùng ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang,
Bến Tre [5].
Các đặc trƣng phân bố của ngao cũng đã đƣợc một số tác giả nghiên cứu,
cho thấy ngao phân bố ở vùng triều thấp, thời gian phơi bãi từ 2-8 giờ/ngày. Độ
sâu cực đại tìm thấy ngao lúc nƣớc ròng khoảng 1,5-2,5 m. Ngao phân bố ở vùng
có nền đáy cát mịn đến cát có pha lẫn bùn lỏng (10-18%); vào mùa mƣa, bùn
lỏng bao phủ nền đáy bãi ngao 1,5-2,5 cm. Vùng phân bố của ngao có độ mặn
dao động trong khoảng 7-25‰, nhiệt độ là 26-32oC. Các yếu tố môi trƣờng đặc
trƣng của bãi ngao biến đổi rõ rệt theo mùa, chúng phụ thuộc vào lƣợng mƣa lũ
tràn qua vùng rừng ngập mặn đổ ra các bãi ngao.[1]
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Quayle và Newkirk (1989) nhóm động vật thân mềm hai mảnh vỏ nói
chung bắt mồi theo kiểu lọc có chọn lọc theo kích cỡ thức ăn. Những hạt thức ăn
quá to, những loài tảo có kích thƣớc lớn, dạng sợi nhƣ Chaetoceros, Skeletonema,
Bacteriastrum… thƣờng khó bắt đƣợc, đặc biệt giai đoạn ấu trùng. Cỡ hạt thức ăn

mà chúng có thể lọc đƣợc có kích thƣớc từ 10-100 µm.[20]
Trƣơng Quốc Phú (1998) tiến hành phân tích thức ăn trong dạ dày ngao
cho thấy, có sự xuất hiện hai thành phần chính là xác mùn bã hữu cơ, chiếm
78,82-90,38% và 44 loài tảo, chiếm 9,62-21,18%. Trong đó, tảo Silic
Bacillariophyta chiếm đa số với 41 loài (93,18%), tảo Giáp Pyrophyta có một
loài (2,27%) và hai loài tảo Lam Cyanophyta (4,55%), nhƣng không thấy sự có
mặt của tảo Lục Chlorophyta. Loại thức ăn có tần suất xuất hiện cao nhất trong
dạ dày ngao là mùn bã hữu cơ, với tần suất bắt gặp đến 100%, tiếp đến là các loài


6

tảo thuộc các giống Coscinodiscus, Cyclotella và Nitzschia nhƣ: Coscinodiscus
asteromphalus, Coscinodiscus radiates, Cyclotella comta, Cyclotella striata,
Nitzschia lanccolata…Trong số các loài tảo hiện diện trong dạ dày ngao không
có loài nào thuộc loài tảo độc, chỉ có hai loài Ceratium furca và Trichodesmium
erytheracum thuộc những loài tảo gây nên hiện tƣợng hồng triều khi chúng nở
hoa. Các loài tảo đáy bùn có dạng hình tròn hoặc gần tròn nhƣ Coscinodiscus,
Cyclotella thƣờng bắt gặp nhiều hơn so với các loài tảo phiêu sinh do xác suất
bắt gặp chúng ở đáy cao hơn. [8]
Theo Nguyễn Hữu Phụng (1996), thành phần thức ăn chính của ngao vùng
Trà Vinh là mùn bã hữu cơ chiếm từ 75-90%, tảo chiếm từ 10-25%. Trong thành
phẩn tảo thì tảo silic chiếm 90-95%, tảo giáp chiếm 3,3-6,6%, còn lại là tảo lam,
tảo lục, tảo vàng ánh chiếm 0,8-1%.[9]
Nhƣ vậy, thức ăn của ngao có biến động theo từng vùng phân bố và theo
mùa làm thay đổi tỷ lệ hai thành phần chính là mùn bã hữu cơ và các loài tảo.
Tuy nhiên, tỷ lệ tảo trong dạ dày ngao chiếm tỷ lệ thấp, dao động trong khoảng
9-25%. Đây là đặc điểm cần lƣu ý trong việc sản xuất tảo sinh khối làm thức ăn
cho ngao trong quá trình sản xuất.
1.1.4. Đặc điểm sinh sản

Ngao phân tính, đực và cái riêng biệt. Nhìn hình dạng bên ngoài rất khó xác
định giới tính, chỉ phân biệt đƣợc qua việc giải phẩu, quan sát tuyến sinh dục vào
mùa sinh sản. Giai đoạn chƣa thành thục, phần nội tạng ở cả ngao đực và cái đều
dẹp và có màu trắng, có thể nhìn thấy cơ quan tiêu hóa (tuyến gan tụy và ruột). Ở
giai đoạn thành thục (giai đoạn 2 hoặc 3), tuyến sinh dục phát triển rộng ra, cơ
thể ngao bắt đầu phồng lên, nhìn từ gốc chân trở lên phần lƣng thấy xuất hiện
những hạt lấm chấm bên trong, đó là các túi chứa trứng và tinh. Lúc này tuyến
sinh dục của con đực và con cái khác nhau: tuyến sinh dục của con đực có màu
trắng đục, con cái có màu vàng hoặc vàng nhạt. Tỷ lệ đực, cái của ngao trong tự
nhiên cũng thay đổi theo từng giai đoạn: tỷ lệ ngao đực cao hơn ngao cái ở trong
mùa sinh sản, nhƣng trƣớc và sau mùa sinh sản thì tỷ lệ ngao cái lại cao hơn ngao
đực. Ngoài ra, trong quần thể còn có một số cá thể không xác định đƣợc giới tính.


7

Tỷ lệ cá thể không xác định đƣợc giới tính giảm trong mùa sinh sản và ngƣợc
lại.[8]
Theo Trƣơng Quốc Phú (1998), quá trình phát triển của tuyến sinh dục của
ngao đƣợc phân biện theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 0: Tuyến sinh dục không rõ ràng, không xác định đƣợc giới
tính; cơ thể ngao chỉ hiện hiện mô leydig, không có sự hiện diện của nang tinh.
* Tuyến sinh dục đực:
- Giai đoạn 1: nang tinh bắt đầu xuất hiện, chúng vẫn còn nhỏ và nằm
riair tác chen lẫn trong mô leydig, các tế bào phát triển đùn đẩy lẫn nhau tạo
thành những chuỗi tế bào hƣớng tâm. Các nang tinh có màu hồng sậm khi nhuộm
hai màu. Khó phân biệt từng tế bào khi quan sát dƣới kính hiển vi.
- Giai đoạn 2: các nang tinh phát triển rộng chiếm hết không gian của
Leydig. Tƣơng tự nhƣ ở giai đoạn 1, các nang tinh có màu hồng sậm (hơi tím),
khó phân biệt từng tế bào.

- Giai đoạn 3: nang tinh chứa đầy các tinh trùng sẵn sàng tham gia sinh
sản. Khi chuyển sang giai đoạn chín nang tinh có vách mỏng, các tế bào sinh dục
hầu nhƣ chỉ có nhân, rất ít tế bào chất nên khi quan sát tinh trùng có màu xanh
đen (nhân tế bào ăn màu của thuốc nhuộm hematoxyline có màu xanh đen).
- Giai đoạn 4: tuyến sinh dục đực chứa các nang tinh rỗng và bị rách nát.
Dọc theo các vách nang vẫn còn sót lại một số tinh trùng.
* Tuyến sinh dục cái:
- Giai đoạn 1: bắt đầu có sự hiện diện của nang trứng, nhƣng vẫn còn
nhỏ, rộng bên trong, khó phân biệt từng tế báo. Các tế bào này có màu hồng nhạt
khi nhuộm hai màu (hematoxyline và eosin)
- Giai đoạn 2: các nang trứng bắt đầu phồng lên thay thế toàn bộ mô
Leydig, bên trong các não bào đã phát triển lấp đầy khoảng trống của nang trứng.
Các noãn bào tích lũy não hoàng, trong nang trứng bắt đầu xuất hiện một vài tế
bào lớn có màu hồng nhạt có thể nhìn thấy nhân tế bào đó là trứng vừa chuyển
sang giai đoạn chín.
- Giai đoạn 3: là giai đoạn trứng chính sẵn sàng tham gia sinh sản.


8

Các nang trứng phồng to, vách mỏng, bên trong nang chứa đầy trứng chính. Tế
bào trứng chín cũng gia tăng kích thƣớc và có hình đa giác hay tròn hoặc bầu
dục. Nói chung, hình dạng rất đa dạng. Trứng có màu hồng nhạt có thể nhìn rõ
nhân và hạch nhân.
- Giai đoạn 4: ngao vừa sinh sản xong. Tuyến sinh dục chứa nhiều nang
trứng rách nát và trống rỗng. Trong nang trứng còn sót lại một vài trứng.[8]


9


Hình 1.3. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ngao (độ phóng đại 80 X)
(Trƣơng Quốc Phú, 1998)
Ghi chú: A: tuyến sinh dục giai đoạn 0; B: tuyến sinh dục lƣỡng tính; C: tuyến sinh dục
đực giai đoạn 1; D: tuyến sinh dục đực giai đoan 2; E: tuyến sinh dục đực giai đoạn 3; F: tuyến
sinh dục đực giai đoạn 4; G: tuyến sinh dục cái giai đoạn 1; H: tuyến sinh dục cái giai đoạn 2; I:
tuyến sinh dục cái giai đoạn 3; J: tuyến sinh dục cái giai đoạn 4.

1.2. Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo giống ngao trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống động vật thân mềm hai mảnh vỏ
và ngao trên thế giới
Công nghệ sản xuất giống các đối tƣợng động vật thân mềm hai mảnh vỏ
đƣợc nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất ở châu Âu và Hoa Kỳ trong những
năm 1960. Công nghệ sản xuất giống nhân tạo một số đối tƣợng chính trong nuôi
trồng thủy sản trên thế giới đã đƣợc cải tiến và phát triển tiếp theo thời gian sau
đó[15]. Có nhiều công trình nghiên cứu đƣợc công bố trên thế giới liên quan đến
kết quả nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi thƣơng phẩm động vật thân


10

mềm hai mảnh vỏ nói chung gồm hầu Thái Bình Dƣơng (Crassostrea gigas), hầu
đá Sedney (Saccostrea commercialis), hàu Mỹ (C. virginica), hàu dẹt châu Âu
(Ostrea edulis) và ngao dầu (Meretrix meretrix), ngao mật (M. lusoria), ngao
Manila (Mercenaria mercenaria), ngao lụa Tape (Tapes philippinarum).
a) Về hệ thống trại sản xuất giống:
Theo Helm và cs (2004), một trong những yêu cầu cơ bản của trại sản xuất
giống ngao là phải nằm ở những nơi không bị ảnh hƣởng bởi các nguồn nƣớc
thải công nghiệp, nông nghiệp; giao thông thuận tiện, có nguồn điện chủ động và
thuận tiện trong việc trao đổi thông tin, liên lạc. Bên cạnh đó, ngoài việc xây
dựng trại giống hiệu quả kinh tế, thuận tiện trong vận hành sử dụng, ngƣời ta

cũng tính đến việc dự phòng để mở rộng, nâp cấp trại trong tƣơng lai. Cũng theo
Helm và cs (2004), trại sản xuất giống nhuyễn thể hai mảnh vỏ đƣợc thiết kế linh
hoạt, tuỳ thuộc vào đối tƣợng đƣợc lựa chọn sản xuất, điều kiện tự nhiên, khí
hậu, diện tích mặt bằng, vốn đầu tƣ, sản lƣợng con giống dự kiến... [15]
Theo Jones và cs (1993), một số giai đoạn quan trọng trong thiết kế, vận
hành trại sản xuất giống ngao Manila (M. mercenaria) nhƣ sau[27]:
- Hệ thống nuôi vỗ ngao bố mẹ: đƣợc thiết kế với 2 lựa chọn là hệ thống
nƣớc chảy và hệ thống nƣớc tĩnh, mỗi hệ thống đều có tính ƣu việt riêng. Đối với
hệ thống nƣớc chảy: ngao đƣợc nuôi trong điều kiện tuần hoàn nên môi trƣờng
sạch hơn, dòng chảy của nƣớc là một trong những nhân tố kích thích đến sự chín
của tuyến sinh dục nên ngao có thời gian thành thục nhanh hơn. Tuy nhiên, trong
hệ thống nƣớc tĩnh, việc theo dõi nhằm loại bỏ những cá thế sinh sản không
mong muốn dễ dàng hơn, việc duy trì nhiệt độ, quản lý thức ăn và kỹ thuật vận
hành cũng dễ dàng hơn.
- Hệ thống ương ấu trùng: nƣớc cấp vào hệ thống ƣơng ấu trùng đƣợc
lắng, sau đó qua thiết bị lọc cát và lọc tinh 5 µm. Ấu trùng ngao Manila đƣợc
ƣơng trong điều kiện độ mặn tối ƣu là 250/00 và nhiệt độ tối ƣu 230C. Hiện tại, có
hai phƣơng pháp ƣơng ấu trùng đang đƣợc ứng dụng trong sản xuất, đó là: (1) hệ
thống nƣớc chảy và (2) hệ thống nƣớc tĩnh. Hệ thống nƣớc chảy cho phép ƣơng
ấu trùng ở mật độ cao hơn, tốc độ sinh trƣởng của ấu trùng nhanh hơn so với hệ


11

thống nƣớc tĩnh, nhƣng chi phí đầu tƣ thiết bị, hệ thống cao hơn, cũng nhƣ đòi
hỏi kỹ năng vận hành hệ thống cao hơn.
- Hệ thống thu ấu trùng xuống đáy: ấu trùng ngao đến giai đoạn biến thái,
xuất hiện chân bò đƣợc tiến hành lọc và thu bằng rây lọc có mắt lƣới 150m,
sau đó chuyển tới hệ thống ao thu ấu trùng xuống đáy, là những khay lƣới nổi
trên bề mặt ao, tạo mặt thoáng để ấu trùng có thể bò trên bề mặt hoặc bơi lội tự

do. Nƣớc biển đã qua xử lý cấp trực tiếp vào hệ thống rây, từ phía trên miệng
khay và thoát qua đáy khay (Downwelling system), hoặc nƣớc đƣợc cấp vào
khay từ dƣới đáy và thoát ra ngoài ở phía trên miệng khay (Upwelling system).
Nền đáy không ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng ngao ở giai đoạn này, khay
có nền đáy cho kết quả tƣơng tự nhƣ khay không có nền đáy (đáy trơ). Các yếu tố
ảnh hƣởng đến kết quả xuống đáy của ấu trùng là:
+) Mật độ ấu trùng trong khay: 1.500.000 – 2.000.000 ấu trùng/m2 đáy.
+) Nhiệt độ: tƣơng đƣơng với nhiệt độ trong bể ƣơng. Đối với ngao
Manila, nhiệt độ dao động trong khoảng 20 – 240C.
+) Phát sinh vi khuẩn có hại và các chất bẩn: trong qúa trình biến thái, ấu trùng
tăng sự trao đổi chất, làm phát sinh các chất bẩn là môi trƣờng thuận lợi cho vi khuẩn
có hại phát triển nhanh. Vì thế, việc thay nƣớc và vệ sinh ấu trùng trong khi ƣơng phải
đƣợc lƣu ý trong quá trình sản xuất.
+) Thức ăn (tảo) và chế độ cho ăn: cho ăn lƣợng thức ăn đủ về số lƣợng và
dinh dƣỡng sẽ tăng tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn này. Dƣ thừa thức ăn sẽ làm
cho môi trƣờng ƣơng nuôi bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát
triển.
- Hệ thống thuần hoá con giống spat: Các trại giống có thể có hoặc không
có hệ thống ƣơng thuần hoá con giống trƣớc khi nuôi thƣơng phẩm. Hệ thống
thuần hoá là bộ phận tách rời khỏi trại giống, có thể đƣợc xây dựng cho ngƣời
nuôi để họ chủ động phần công việc này trƣớc khi đem con giống ra vùng nuôi.
Hệ thống này có thể nằm tách rời khỏi trại sản xuất.


12

Hình 1.4. Hệ thống thu ấu trùng xuống đáy và ƣơng ngao giống (Nancy và cs,
2007)
Nó đƣợc thiết kế đa dạng, trên nguyên tắc vận hành của hai hệ thống
giống nhƣ thu ấu trùng xuống đáy là Downwelling system và Upwelling system

và có thể đƣợc lắp đặt trong trại sản xuất hoặc ngoài ao ƣơng. Nguyên lý hoạt
động của hệ thống này là việc thay đổi một cách từ từ điều kiện ƣơng nuôi để cho
con giống quen dần với môi trƣờng bên ngoài và cuối cùng là sử dụng hoàn toàn
bằng thức ăn tự nhiên. Đây là công đoạn đƣợc xem là quan trọng trƣớc khi
chuyển con giống từ trại sản xuất ra vùng nuôi thƣơng phẩm ngoài tự nhiên, bởi
vì ngao giống dễ bị stress nếu chúng bị thay đổi môi trƣờng đột ngột, đặc biệt là
từ môi trƣờng đƣợc kiểm soát sạch sẽ sang môi trƣờng ngoài tự nhiên.
b) Về công nghệ sản xuất giống ngao:
Nancy và cs (2007) đã phát triển công nghệ sản nhân tạo giống ngao M.
mercenaria gồm có 5 công đoạn chính gồm: 1) lƣu giữ và nuôi vỗ ngao bố mẹ;
2) kích thích sinh sản; 3) ƣơng nuôi ấu trùng; 4) ƣơng nuôi ấu trùng xuống đáy;
và 5) sản xuất thức ăn (sản xuất sinh khối tảo). Các giai đoạn này đƣợc hỗ trợ bởi


13

những hệ thống xử lý và cung cấp nƣớc mặn và ngọt, hệ thống cung cấp khí,
cung cấp ánh sáng cho nuôi cấy sinh khối tảo và các thiết bị kiểm tra, theo dõi ấu
trùng, ngao giống và môi trƣờng.[19]
Theo Whetstone và cs (2005), ngao M. mercenaria bắt đầu sinh sản vào
cuối mùa xuân, khi nhiệt độ nƣớc ấm dần lên, sau thời gian tích luỹ dinh dƣỡng
và phát triển tuyến sinh dục ở mùa đông. Đầu tiên, con đực phóng tinh ra ngoài
môi trƣờng, tinh dịch đóng vai trò là feromol kính thích cá thể khác trong quần
thể phóng trứng và tinh theo, trứng đƣợc thụ tinh bên ngoài môi trƣờng nƣớc.[22]
Theo Quayle và cs (1989), việc thay đổi một số yếu tố môi trƣờng theo mùa góp
phần kích thích quá trình thành thục và sinh sản của nhuyễn thể hai mảnh vỏ, yếu
tố quan trọng là nhiệt độ và nồng độ muối. Mùa xuân, nhiệt độ ấm dần lên, độ
mặn có chiều hƣớng thay đổi đã thúc đẩy quá trình phát triển của tuyến sinh dục.
Vì vậy, trong thực tế sản xuất, việc tạo sự thay đổi nhiệt độ nƣớc, độ muối đƣợc
mô phỏng theo tự nhiên là phƣơng pháp đang sử dụng để kích thích quá trình

phát triển, sự chín của tuyến sinh dục và kích thích sinh sản đối với các đối tƣợng
nhuyễn thể [20].
- Kỹ thuật nuôi vỗ ngao bố mẹ:
Ngao bố mẹ thành thục sinh dục tốt hơn nếu trong quá trình nuôi vỗ chúng
đƣợc cung cấp một lƣợng tảo tự nhiên kết hợp với hỗn hợp các loài tảo sản xuất
đƣợc trong trại sản xuất, bởi vì tính đa dạng về thức ăn sẽ tạo nên giá trị dinh
dƣỡng cao giúp ngao phát triển tuyến sinh dục. Theo Whetstone và cs (2005) số
lƣợng và chất lƣợng trứng của ngao phụ thuộc vào tuổi, kích cỡ và chất lƣợng
thức ăn trong quá trình nuôi vỗ. Ngao bố mẹ đƣợc lựa chọn những cá thể có tốc
độ tăng trƣởng nhanh, từ 2 – 3 năm tuổi, đƣợc nuôi vỗ ở nhiệt độ 180C trong thời
gian từ 6 đến 9 tuần, với thức ăn từ nguồn tự nhiên và bổ sung hỗn hợp các loài
tảo đơn bào Isochrysis galbana, Nanochloropsis oculata, Chaetoceros gracilis,
Tahitial isochrysis, hàm lƣợng 1 lít/0,5 kg ngao/1 giờ cho tỷ lệ thành thục cao
hơn nhiều so với ngao thu ngoài tự nhiên [22].
Marina và cs (2005), đã tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của thức ăn lên
sự thành thục tuyến sinh dục của ngao Ruditapes decussatus bằng 3 hàm lƣợng


14

tảo I. galbana (T-ISO) là 1,0 mg (H); 0,5 mg (I) và 0,25 mg (R) tảo khô/1g
ngao/ngày ở nhiệt độ 18oC trong thời gian 120 ngày. Kết quả chỉ ra rằng, ngao
thành thục ở tất cả các nghiệm thức thức ăn, nhƣng chỉ khác nhau về thời gian
nuôi vỗ. Ở nghiệm thức H, ngao thành thục 14,5% sau 21 ngày nuôi, trong khi
các nghiệm thức còn lại không có thể ngao nào thành thục. Tại ngày thứ 41, ngao
thành thục ở nghiệm thức thức ăn H, I, R lần lƣợt là 100%, 79% và 33%; ngày

Hệ số thành thục

thứ 70 lần lƣợt là 100%, 100% và 60%. [18]


Thời gian thí nghiệm

Hình 1.5. Biến động hệ số thành thục của ngao sau 70 ngày nuôi với các mức
cho ăn khác nhau (Marina và cộng sự, 2005)
Theo Nancy và cs (2007), nuôi vỗ là quá trình làm cho ngao trƣởng thành
phát sinh giao tử và chín muồi của buồng trứng, sẵn sàng để tham gia sinh sản.
Ngao thƣờng đƣợc nuôi vỗ trong vòng 2-8 tuần, nhƣng tùy thuộc vào từng thời
điểm trong năm và tình trạng sinh lý của ngao. Đối với ngao đã thành thục có thể
đƣợc duy trì trạng thái này đến 6 tháng bằng cách lƣu giữ chúng ở điều kiện nhiệt
độ thấp (18-20°C) và cung cấp một lƣợng thức ăn dồi dào.[19]


15

Bảng 1.1. Một số yêu cầu trong nuôi vỗ và lƣu giữ ngao (M. mercenaria) bố mẹ
thành thục
Các thông số

Yêu cầu

Độ mặn (‰)

25-35

Nhiệt độ (oC)

18-20oC đối với lƣu giữ và nuôi vỗ ngao
22-23oC đối với nuôi vỗ tích cực/chuẩn bị cho sinh sản


Xử lý nƣớc

Lọc qua lọc 25 µm
Đèn cực tím và than hoạt tính

Thay nƣớc

Tối thiểu 3 lần/tuần

Mật độ

250 con/m3 (1 ngao/4 lít nƣớc)

Thức ăn

Hỗn hợp các loài tảo phù du

Khẩu phần ăn

1-3 x 106 tế bào/ngao/ngày (100.000 – 300.000 tế bào/ml)

Phƣơng pháp cho ăn

Cho theo mẻ (2 lần/ngày) hoặc nhỏ giọt

Thời gian

2-8 tuần đối với nuôi vỗ
Tới 6 tháng đối với việc duy trì ngao đã thành thục


- Kỹ thuật kích thích sinh sản:
Nancy và cs (2007) đã xác định đƣợc phƣơng pháp kích thích sinh sản loài
ngao M. mercenaria là nâng nhiệt độ từ 23 đến 27oC hoặc giảm độ mặn từ 28‰
xuống 14‰ trong thời gian từ 60 – 120 phút. [19]
Việc thụ tinh sau khi ngao phóng trứng hoặc tinh có thể tiến hành theo hai
phƣơng pháp, tùy thuộc vào mục đích sản xuất: 1) nếu mong muốn kiểm soát
việc thụ tinh, thì từng cá thể sẽ đƣợc phóng thích sản phẩm sinh dục vào mỗi xô
đựng nƣớc, sau đó thu gom trứng vào một bể và tinh trùng sẽ đƣợc lựa chọn để
trƣớc khi tiến hành thụ tinh với tỷ lệ tinh trùng/trứng là 5/1; 2) phƣơng pháp cho
"đẻ đại trà", đƣợc tiến hành trong bể đẻ thông thƣờng. Ngao phóng trứng và tinh
trùng ra khỏi cơ thể vào trong môi trƣờng nƣớc và quá trình thụ tinh đƣợc diễn ra
sau đó
- Kỹ thuật ƣơng ấu trùng ngao giai đoạn bơi tự do (D-veliger):


16

Theo Nancy và cs (2007), trứng thụ tinh đƣợc ấp ở mật độ hơn 30
trứng/ml nƣớc trong 24 giờ hoặc cho đến khi nở thành ấu trùng veliger. Sau đó,
ấu trùng ngao đƣợc san thƣa ở mật độ 5-10 con/ml và cho ăn hỗn hợp các loài tảo
đơn bào[19]. Liu và cs (2006) đã thí nghiệm nhằm xác định mật độ ấu trùng ngao
M. meretrix phù hợp trong ƣơng nuôi. Thí nghiệm đã tiến hành ở các mật độ 5,
10, 20, 40 và 60 ấu trùng/ml, trong 8 ngày, từ giai đoạn ấu trùng chữ D-veliger
đến ấu trùng chuyển giai đoạn xuống đáy (pediveliger).

Ấu trùng giai đoạn đỉnh

Ấu trùng giai đoạn

Ấu trùng giai đoạn xuất


vỏ thẳng (D-veliger)

đỉnh vỏ lồi (umbo

hiện chân bò (pediveliger)

veliger)
Hình 1.6. Ấu trùng ngao M. mercenaria ở các giai đoạn biến thái (Ảnh: Nancy
và cs 2007)
Kết quả cho thấy, tại mỗi thời điểm thu mẫu, ấu trùng ƣơng ở mật độ cao
nhất thì có kích thƣớc nhỏ nhất và ngƣợc lại. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê
bắt đầu từ ngày ƣơng nuôi thứ 2. Thời gian xuống đáy kéo dài và kích thƣớc ấu
trùng khi xuống đáy nhỏ hơn theo tỷ lệ nghịch với mật độ ƣơng. Tuy nhiên, tỷ lệ
sống (từ 74,8 -79,1%) lại không phụ thuộc vào mật độ ƣơng nuôi ấu trùng. Trong
thí nghiệm này, ở mật độ cao có thể phù hợp với ƣơng nuôi ấu trùng, nhƣng nếu
xét về hiệu quả kinh tế và mức độ an toàn thì tác giả khuyến cáo nên sử dụng mật
độ 10 đến 20 ấu trùng/ml trong sản xuất ở quy mô lớn. [17]
Đối với loài ngao M. mercenaria, kết thúc giai đoạn veliger, đạt cỡ 200 tới
250 μm, ấu trùng bắt đầu biến thái để trở thành con giống spat. Dấu hiệu nhận
biết giai đoạn này là ấu trùng biến thái xuất hiện chân (chân bò), gọi là


×