Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Ảnh hưởng của mật độ nuôi, thời gian chiếu sáng đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepede, 1801) ương từ cá hương lên cá giống trong hệ thống bể lọc sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------------***-------------

HOÀNG ĐĂNG BÌNH

ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI, THỜI GIAN
CHIẾU SÁNG ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ
TĂNG TRƢỞNG CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG
(Trachinotus blochii Lacepède, 1801) ƢƠNG TỪ CÁ
HƢƠNG LÊN CÁ GIỐNG TRONG HỆ THỐNG BỂ
LỌC SINH HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------------***-------------

HOÀNG ĐĂNG BÌNH

ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI, THỜI GIAN CHIẾU
SÁNG ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG
CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii Lacepède,
1801) ƢƠNG TỪ CÁ HƢƠNG LÊN CÁ GIỐNG TRONG HỆ
THỐNG BỂ LỌC SINH HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành:
Mã số:

Nuôi trồng thuỷ sản
60 62 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học. TS. LÊ VĂN KHÔI

NGHỆ AN - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hƣởng của mật độ nuôi, thời gian chiếu sáng đến tỉ
lệ sống và tốc độ tăng trƣởng của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii
Lacebede,1801) ƣơng từ cá hƣơng lên cá giống trong hệ thống lọc sinh học” tại
Nghệ An, chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản là của riêng tôi, luận văn đã sử dụng
nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đƣợc trích rõ nguồn gốc. Tôi
xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã có đƣợc trong luận văn này
là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng bảo vệ bất cứ học vị nào, mọi sự giúp đỡ
trong việc thực hiện luận văn này đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận văn này điều trích rõ nguồn gốc.
Tác giả

Hoàng Đăng Bình


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của các
tập thể, cá nhân. Từ đáy lòng mình, tôi xin trân trọng cảm ơn những giúp đỡ quý báu
đó:
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Trƣờng Đại Hoc
Vinh, Phòng sau Đại hoc, Khoa nông nghiệp và đào tạo của Trƣờng đã tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành khoá học này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới TS. Lê Văn Khôi, ngƣời hƣớng dẫn khoa học,
đã định hƣớng trong nghiên cứu, từ việc lập đề cƣơng đến triển khai các thí
nghiệm và hoàn thiện bản luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ, nhân
viên của Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ, Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, vật liệu và
giúp đỡ tôi trong việc triển khai thí nghiệm theo yêu cầu đề ra.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ngƣời thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai thí nghiệm nghiên
cứu và hoàn thành bản luận văn này.

Tác giả

Hoàng Đăng Bình


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii

ANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................... vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
1.1 Đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng ............................................................. 3
1.1.1 Vị trí phân loại ................................................................................................... 3
1.1.2 Đặc điểm hình thái ngoài ................................................................................... 3
1.1.3 Sự phân bố .......................................................................................................... 4
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng ................................................................ 6
1.1.5 Đặc điểm sinh sản .............................................................................................. 7
1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 8
1.2.1 Nghiên cứu sản xuất giống ................................................................................. 8
1.2.2 Nghiên cứu nuôi thương phẩm ........................................................................... 9
1.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................... 12
1.3.1 Nghiên cứu sản xuất giống ............................................................................... 12
1.3.2 Nghiên cứu nuôi thương phẩm ......................................................................... 14
1.4 Nghiên cứu về thức ăn và dinh dƣỡng của cá chim vây vàng ........................... 15
1.5 Ảnh hƣởng của mật độ và chế độ chiếu sáng lên sinh trƣởng và tỷ lệ sống ...... 16
1.5.1 Ảnh hưởng của mật độ ..................................................................................... 16
1.5.2 Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng ............................................................... 17
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 19
2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 19
2.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 19
2.4 Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................................. 20
2.4.1 Bố trí thí nghiệm............................................................................................... 20


iv

2.4.2 Theo dõi một số chỉ tiêu về môi trường trong các lô thí nghiệm .................... 22

2.4.3 Tăng trưởng và tỷ lệ sống ............................................................................... 23
2.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................... 24
2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 25
3.1 Ảnh hƣởng của mật độ đến tỉ lệ sống và sinh trƣởng cá chim vây vàng ............ 25
3.1.1 Kết quả theo dõi biến động môi trường ........................................................... 25
3.1.2. Tỷ lệ sống của cá chim ở các mật độ nuôi khác nhau .................................... 26
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng về khối lượng cá chim vây vàng ..... 28
3.1.4 Tăng trưởng về chiều dài của cá chim ở các mật độ ương khác nhau ............ 31
3.1.5 Mức độ phân đàn của cá ở các mật độ ........................................................... 34
3.2 Ảnh hƣởng của thời gian chiếu sáng đến tỉ lệ sống và tốc độ tăng trƣởng của
cá chim vây vàng ....................................................................................................... 35
3.2.1 Một số chỉ tiêu môi trường thí nghiệm ............................................................. 35
3.2.2 Tăng trưởng về chiều dài cá chim vây vàng ương ở các chế độ chiếu sáng ... 36
3.2.3Tăng trưởng về khối lượng cá ở các chế độ chiếu sáng khác nhau .................. 38
3.2.3 Tỷ lệ sống của cá chim ở các chế độ chiếu sáng khác nhau ............................ 41
3.2.4 Mức độ phân đàn ............................................................................................. 42
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 43
Kết luận ..................................................................................................................... 43


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Diễn giải

ANOVA


So sánh phƣơng sai

CV28

Mức độ phân đàn của cá thí nghiệm ở ngày thứ 28

Mean

Giá trị trung bình

Min

Giá trị cực tiểu

Max

Giá trị cực đại

SD

Độ lệch chuẩn

SGR (%/ngày)

Tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối theo ngày

SR (%)

Tỷ lệ sống của cá


TL0 (cm)

Chiều dài tổng số của cá ở ngày đầu thí nghiệm

TL28 (cm)

Chiều dài tổng số của cá ở ngày thí nghiệm thứ 28

TN

Thí nghiệm

Wt0 (g)

Khối lƣợng của cá ở ngày đầu thí nghiệm

Wt28 (g)

Khối lƣợng của cá ở ngày thí nghiệm thứ 28


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1. Diễn biến các yếu tố môi trƣờng trong quá trình thí nghiệm mật độ ....... 26
Bảng 3.2 Tỷ lệ sống của cá chim ở các mật độ ƣơng ............................................... 27
Bảng 3.3. Tăng trƣởng tích lũy về khối lƣợng cá chim vây vàng ở các mật độ ....... 29
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối về khối lƣợng ............................................. 29
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối về khối lƣợng cá ở các mật độ ƣơng

khác nhau................................................................................................................... 30
Bảng 3.6. Tăng trƣởng tích lũy về chiều dài của cá chim vây vàng ở các mật độ .... 32
Bảng 3.7. Tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối về chiều dài cá ở các mật độ khác nhau .... 33
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối về chiều dài cá ở các mật độ ƣơng ........... 34
Bảng 3.9 Hệ số phân đàn của cá chim vây vàng trong quá trình thí nghiệm ............ 35
Bảng 3.10 Biến động các yếu tố môi trƣờng thí nghiệm .......................................... 35
Bảng 3.11 Tăng trƣởng chiều dài cá chim theo thời gian nuôi ................................. 37
Bảng 3.12 Tăng trƣởng tuyệt đối về chiều dài của cá về các mức chiếu sáng khác
nhau ........................................................................................................................... 37
Bảng 3.14 Tăng trƣởng khối lƣợng cá chim ở các chế độ chiếu sáng khác nhau ..... 39
Bảng 3.15 tăng trƣởng tuyệt đối khối lƣợng (mg) .................................................... 40
Bảng 3.16 Tăng trƣởng tƣơng đối về khối lƣợng của cá chim ở các chế độ chiếu
sáng khác nhau .......................................................................................................... 40
Bảng 3.17 Tỷ lệ sống của cá chim ở các chế độ chiếu sáng ..................................... 41
Bảng 3.18. Hệ số phân đàn (%)................................................................................. 42


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Bể lọc sinh học ........................................................................................... 20
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................. 20
Hình 2.3. Thí nghiệm mật độ .................................................................................... 21
Hình 2.4 Thí nghiệm chế độ chiếu sáng vào bể nuôi ................................................ 22
Hình 2.5 Thu hoạch cá thí nghiệm ............................................................................ 22
Hình 2.6 Cân và đo cá thí nghiệm ............................................................................. 23
Hình 3.1 Kiểm tra NH3.............................................................................................. 25
Hình 3.2. Tỷ lệ sống (%) của mật độ cá chim vây vàng ........................................... 27
Hình 3.3. Tăng trƣởng khối lƣợng của cá (g) ........................................................... 28
Hình 3.4. Tăng trƣởng về chiều dài cá chim vây vàng ............................................. 31

Hình 3.5. Tăng trƣởng về chiều dài cá chim ............................................................. 36
Hình 3.6. Tăng trƣởng về trọng lƣợng cá chim vây vàng ......................................... 39
Hình 3.7.Tỷ lệ sống (%) của cá chim ở các thời gian chiếu sáng khác nhau............ 41


1

MỞ ĐẦU
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) phân bố tự nhiên
tại 69 quốc gia trên thế giới thuộc vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó
có Việt Nam. Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao vì tốc độ sinh trƣởng nhanh, thịt
thơm ngon và ít xƣơng [28].
Theo Chang (1993), cá chim vây vàng đƣợc xem là đối tƣợng cá biển có
tiềm năng lớn trong phát triển nuôi thƣơng phẩm tại một số nƣớc nhƣ Trung
Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia [13].
Năm 1989, Trung Quốc lần đầu tiên sinh sản thành công cá chim vây vàng
ở quy mô nhỏ và đến năm 1993 đã thành công trong việc sinh sản ở quy mô lớn
và đại trà. Sự thành công trong sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng ở quy mô lớn
đã góp phần chủ động nguồn con giống, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nuôi
thƣơng phẩm tại Trung Quốc và là động lực cho các nƣớc khác trong khu vực
phát triển đối tƣợng nuôi mới này [13].
Ở Việt Nam, cá chim vây vàng lần đầu tiên đƣợc Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản I thử nghiệm nuôi thƣơng phẩm trong lồng bằng nguồn giống
nhập từ Đài Loan, tại vùng biển Cát Bà năm 2003. Năm 2004, thông qua Dự án
Nâng cao năng lực Nghiên cứu, Khuyến ngƣ, Đào tạo cho Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thuỷ sản I, do Chính phủ Na Uy tài trợ, cá chim vây vàng tiếp tục đƣợc
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I di nhập về nuôi trong lồng tại vùng biển
Cửa Lò, Nghệ An. Cá chim vây vàng lần đầu tiên đƣợc sinh sản nhân tạo tại Việt
Nam vào năm 2006 theo công nghệ nhập từ Trung Quốc. Công nghệ sản xuất
giống này sử dụng thức ăn tƣơi sống nuôi trong ao làm thức ăn cho cá bột và cá

ƣơng giống theo hai giai đoạn là ƣơng trong bể đến cỡ 1 – 2 cm rồi chuyển ra ao.
Do vậy khó kiểm soát dịch bệnh hoặc môi trƣờng nuôi nên tỷ lệ sống của cá
ƣơng từ cá hƣơng lên cá giống không ổn định, đồng thời rất khó áp dụng vào các
trại sản xuất giống hải sản khi không có hệ thống ao nuôi thức ăn tƣơi sống và
ƣơng con giống. Tỷ lệ sống ƣơng cá còn thấp, cá hƣơng 31,0 – 35,0% và cá
giống là 50,0 – 62,5% [2]. Trong khi đó, trƣờng Đại học Nha Trang sử dụng
công nghệ ƣơng nƣớc xanh cho tỷ lệ sống cá hƣơng lên cá giống 93,86%, song tỷ


2

lệ dị hình ở cá giống còn khá cao (từ 2,88 – 9,09%, trung bình 5,79%) [4] Hiện
nay, chƣa có nghiên cứu ƣơng cá chim vây vàng từ cá hƣơng lên các giống trong
hệ thống lọc bể sinh học tuần hoàn.
Mật độ ƣơng và thời gian chiếu sáng có ảnh hƣởng tới sinh trƣởng và tỷ lệ
sống của cá chim vây vàng. Chu Chí Thiết (2013) khi ƣơng cá chim vây vàng ở
các mật độ 1,0; 1,5 và 2,0 con/l trong 9 bể hình trụ thể tích 200 lít, trong thời
gian 28 ngày cho thấy cá ƣơng mật độ 1,0 và 1,5 con/m2 có tốc độ sinh trƣởng
cao hơn ở mật độ 2,0 con/lít. Mật độ ƣơng từ 1,0 đến 2,0 con/l không ảnh hƣởng
đến tỷ lệ sống của cá [7]. Hơn nữa, cá chim vây vàng là loài vận động và bắt mồi
liên tục, do đó thời gian chiếu sáng có ảnh hƣởng đến thời gian bắt mồi và sinh
trƣởng của cá chim[21]. Trên cơ sở các nghiên cứu và thực tiễn sản xuất, tôi tiến
hành đề tài nghiên cứu “Ảnh hƣởng mật độ, thời gian chiếu sáng đến tỷ lệ sống
và tốc độ tăng trƣởng của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepide, 1801)
ƣơng từ giai đoạn cá hƣơng lên cá giống trong hệ thống bể lọc sinh học”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đƣợc mật độ nuôi, chế độ chiếu sáng phù hợp nhằm nâng cao tỷ lệ
sống và tăng trƣởng của cá chim vây vàng giai đoạn từ cá hƣơng lên cá giống
trong hệ thống bể lọc sinh học.



3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng
1.1.1 Vị trí phân loại
Cá chim vây vàng đƣợc phân loại nhƣ sau:
Ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthys
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidea
Giống: Trachinotus
Loài: Trachinotus blochii (Lacepède, 1801)
Tên tiếng Việt: cá chim vây vàng, cá sòng mũi hếch Tên tiếng Anh:
Snubnose pompano

Hình 1.1 Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801)

1.1.2 Đặc điểm hình thái ngoài
Cá chim vây vàng có thân hình trứng, hơi dẹp, chính giữa lƣng hình cung;
cơ thể có màu sắc sáng bạc, nhƣng thông thƣờng đƣợc phủ lớp vàng cam, đặc
biệt đối với những cá thể kích thƣớc lớn hơn; vây hậu môn màu cam tối và mép
thuỳ đuôi có màu hơi nâu; đầu tròn ở phía trƣớc, miệng nhỏ xiên, xƣơng hàm
trên lồi ra, hàm trên và hàm dƣới có răng nhỏ hình lông, răng phía sau dần thoái
hoá; lƣỡi không có răng, rìa phía trƣớc xƣơng nắp mang hình cung tƣơng đối to,


4

rìa sau cong. Đƣờng kính mắt dài hơn môi 1,2 - 1,6 lần. Mắt vị trí về phía trƣớc

nhỏ, màng mỡ mắt không phát triển, lỗ mũi môi bên 2 cái gần nhau, lỗ mũi trƣớc
nhỏ hình tròn, lỗ mũi sau to hình bầu dục.
Cá giống giữa các gai có màng liền nhau, cá trƣởng thành màng thoái hoá
thành những gai tách rời nhau, vây lƣng thứ 2 có 1 gai và 19 - 20 tia vây, phần
trƣớc của vây kéo dài hình nhƣ lƣỡi liềm. Tia vây dài nhất gấp chiều dài của đầu
1,2 - 1,3 lần, vây hậu môn có 1 gai và 17 - 18 tia vây, phía trƣớc có 2 gai ngắn,
vây hậu môn và vây lƣng thứ 2 hình dạng nhƣ nhau, trong đó tia vây dài nhất gấp
1,1 - 1,2 chiều dài của đầu. Vây ngực tƣơng đối ngắn, ngắn hơn chiều dài của
đầu, vây đuôi hình trăng lƣỡi liềm [28].
1.1.3 Sự phân bố
- Phân bố theo vùng địa lý
Cá chim vây vàng là loài cá nƣớc ấm sống ở tầng giữa và tầng trên là loài
cá hồi lƣu. Chúng phân bố ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, thuộc vùng
biển Ấn độ - Tây Thái Bình Dƣơng, từ bờ biển đỏ, đông Nam châu Phi đến đảo
Marshall và Samoa, miền Bắc tới miền Nam Nhật Bản, phía Nam Australia và rất
phổ biến ở biển Đài Loan [28] (Hình 1.2). Giai đoạn nhỏ, chúng sống tập trung
thành nhóm ở các dải cát ven bờ hoặc các vịnh đáy bùn gần cửa sông. Khi trƣởng
thành, cá chim vây vàng thƣờng sống đơn độc và di chuyển tới các rạn đá hoặc
san hô [27].
- Phân bố theo nhiệt độ và độ mặn
Cá chim vây vàng thuộc loài cá rộng muối, chúng có thể sống ở mức độ
mặn từ 2 ‰ đến 45 ‰. Ở dƣới mức độ mặn 20 ‰, cá sinh trƣởng nhanh; trong
điều kiện độ mặn cao, tốc độ sinh trƣởng của cá chậm hơn [11]. Ở giai đoạn
trƣởng thành, cá chim thƣờng bắt gặp ở vùng nƣớc có độ mặn trong khoảng 30
‰ đến 37 ‰. Nhƣng ở giai đoạn nhỏ, chúng xuất hiện ở những vùng có khoảng
dao động độ mặn rộng hơn, từ 9 ‰ đến 50 ‰


5


Hình 1.2. Bản đồ phân bố của cá chim vây vàng (những điểm màu vàng)
(www.google.com)

Một vài nghiên cứu đã đƣợc tiến hành liên quan đến ngƣỡng chịu độ mặn
của cá chim Florida giai đoạn giống. Nồng độ mặn gây chết 50% cá chim đƣợc
đánh bắt ở độ mặn 23 ‰ sau 72 giờ là 3,5 ‰. Nồng độ mặn gây chết 50% cá
chim đánh bắt ở cùng điều kiện trên đƣợc thuần hoá trong 12 ngày ở 5 ‰ là 1 ‰
[11]. Allen và ctv (1970) cũng chỉ ra rằng cá chim giai đoạn giống có khả năng
sinh trƣởng ở độ mặn 5 ‰ [11, 23]. Ở nhiệt độ từ 22 – 27oC và độ mặn ban đầu
trong khoảng 32-33 ‰, cá chim giống có khả năng chịu đựng đƣợc độ mặn dƣới
2 ‰ và cao đến 45 ‰ [23].
Theo Moe (1968), cá chim Florida có khả năng thích nghi với nƣớc ngọt
bằng cách thuần hóa độ mặn từ từ, sự thay đổi độ mặn đột ngột sẽ gây cá chết
hàng loạt . Những biến động độ mặn mà diễn ra trong môi trƣờng nhân tạo, trừ
khi quá nhanh, sẽ không gây hại cá chim. Weirich (2006) đã tiến hành nuôi cá
chim Florida trong hệ thống tuần hoàn ở độ mặn 5‰ trong thời gian 110 ngày,
nhiệt độ dao động từ 27,0 đến 28,5 oC [34]. Kết quả cho thấy, khối lƣợng cá chim
tăng lên 312,7 g (2,8 g/ngày), từ 259±3,0 g lên 570,0 g.
Theo Watanabe (1994) cá chim là loài phân bố ở vùng nƣớc ấm, thông
thƣờng chúng đƣợc bắt gặp ở vùng nƣớc có nhiệt độ dao động từ 25 đến 32 oC,


6

một số ít loài cá chim tìm thấy ở vùng nƣớc có nhiệt độ dƣới 17 oC [33]. Theo
Cheng (1990), ở mức nhiệt độ từ 16 đến 36 oC cá vẫn phát triển bình thƣờng,
nhƣng sinh trƣởng tốt nhất trong khoảng 22 oC đến 28 oC [14]. Trong khoảng
nhiệt độ từ 15-28 oC, hệ số bắt mồi của cá chim và đạt cực đại ở 27,2-28,2 oC
(Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Quan hệ giữa hệ số bắt mồi của cá chim vây vàng và sự thay đổi nhiệt

độ nƣớc
Nhiệt

Min-

độ

max
TB

Hệ số

Min-

bắt mồi max
(%)

TB

15 - 18 18 – 20 21 - 23 22 - 25 23 - 26 26 - 28 27 - 28
17,0

18,6

21,2

1,2 – 1,9 1,5 - 4,2 2,3 - 5
1,2

3,0


3,4

23,6
4 - 11
7,0

25,8

27,0

28,0

9,4 - 16 8,8 - 15 8,2 - 17
13,9

12,6

13,7

Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của độ mặn liên quan với nhiệt độ đến sự
chịu đựng của cá chim cũng đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm. Thí nghiệm của
Kumpf (1971) kết luận rằng trong điều kiện phòng thí nghiệm, cá chim chịu đƣợc
sự giảm nhiệt độ từ 29oC xuống 9oC ở độ mặn 33 ‰ [23]. Ở cùng độ mặn 33 ‰
và nhiệt độ ban đầu 29 oC, cá chim có khả năng chịu đƣợc sự gia tăng nhiệt độ từ
36,5 đến 39,5 oC. Ở khoảng độ mặn từ 15 đến 20 ‰, cá chim giống có thể chịu
đựng đƣợc sự giảm nhiệt độ từ 26,8 – 28 oC đến 19 – 21 oC. Nhƣ vậy, nhiệt độ và
độ mặn có ảnh hƣởng đồng thời lên khả năng chịu đựng sự biến động của độ mặn
của cá chim Florida.
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng

Cá chim vây vàng là loài cá ăn thịt, đầu tù, miệng ở phía trƣớc bành ra 2
bên. Cá hƣơng có răng nhỏ, cá trƣởng thành răng thoái hóa. Cuống mang ngắn và
thƣa đặc điểm này khiến cá có thể dùng đầu tìm kiếm thức ăn ở trong cát, cá
trƣởng thành có thể bắt mồi sinh vật vỏ cứng nhƣ ngao, cua, vỏ ốc. Thức ăn của
cá khác nhau ở từng giai đoạn phát triển và loại thức ăn sẵn có ở nơi mà chúng
phân bố. Ở giai đoạn cá bột và cá hƣơng, cá chim vây vàng phân bố ở vùng nƣớc
cạn ven bờ, nên thức ăn tự nhiên là các loài động vật phù du và động vật đáy, bao


7

gồm giun nhiều tơ, nhuyễn thể nhỏ, ấu trùng giáp xác. đến giai đoạn trƣởng
thành, cá di chuyển dần ra vùng nƣớc sâu, xa bờ, sinh sống ở các vùng rạn đá,
san hô, thức ăn của chúng chủ yếu là các loài động vật đáy nhƣ nhuyễn thể, giun
và loài động vật không xƣơng sống khác [12]. Các loại nhuyễn thể, giáp xác và
cá nhỏ là thức ăn đƣợc lựa chọn đối với cá chim trƣởng thành [6].
Cá chim vây vàng có kích thƣớc tƣơng đối lớn, nhìn chung chiều dài có
thể đạt 45 – 60 cm.. Cá sinh trƣởng nhanh, trong điều kiện nuôi bình thƣờng một
năm có thể đạt quy cách cá thƣơng phẩm cỡ 0,5 – 0,7 kg. Từ năm thứ hai trở đi
mỗi năm trọng lƣợng tuyệt đối tăng là 1 kg, Trƣơng Bang Kiệt (2001) thực
nghiệm nuôi ở ao với cá 0+ tuổi thời kỳ đầu sinh trƣởng chậm cá dài 2,6 cm trọng
lƣợng 0,52 g qua 192 ngày nuôi cá dài 9,9 cm, trọng lƣợng 20,53 g bình quân
ngày trọng lƣợng tăng 0,6 g, hệ số tăng trƣởng ngày 1,04% [6].
1.1.5 Đặc điểm sinh sản
Giống với các loài cá phân bố ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới khác,
cá chim vây vàng sinh sản bắt đầu mùa vụ sinh sản vào đầu mùa hè và duy trì tới
cuối mùa thu. Trong tự nhiên, cá bắt đầu tham gia sinh sản lần đầu tiên từ 3 đến 4
năm tuổi và chỉ sinh sản 1 lần trong năm. Cá chim vây vàng sinh sản ở độ mặn
cao (33-35 ‰), sức sinh sản tuyệt đối từ 40 đến 60 vạn trứng/cá thể. Trứng sau
khi phóng thích ra môi trƣờng ngoài, đƣợc thụ tinh và nổi theo dòng nƣớc và nở

thành ấu trùng [2]. Cá chim vây vàng đẻ không theo tuần trăng. Trong điều kiện
nuôi nhốt, cá không sinh sản tự nhiên mà phải sử dụng hormon sinh dục để kích
thích sinh sản [22].
Theo Ngô Vĩnh Hạnh (2008) cá chim vây vàng đƣợc nuôi vỗ trong điều
kiện: ôxy hoà tan dao động từ 5-7 mg/l, pH từ 7,6 – 8,4, độ mặn từ 27 – 30 ‰,
nhiệt độ nƣớc 27-33 oC [2]. Thức ăn là tôm, mực, cá tạp và bổ sung vitamine E
với lƣợng 100 – 150 mg/kg thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày, với khẩu phần ăn từ 8 đến
10% khối lƣợng quần thể cá. Kết quả cho thấy cá thành thục đạt tỷ lệ trung bình
84,7%. Cá chim vây vàng có thể nuôi tái phát dục đƣợc trong điều kiện nhân tạo,
nếu chúng đƣợc chăm sóc và quản lý tốt. điều này khác với kết luận của Lê Tổ
Phúc (2005) khi cho rằng cá chim vây vàng chỉ sinh sản 1 lần trong năm [6].


8

1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cá chim vây vàng là một trong những đối tƣợng nuôi quan trọng ở các
nƣớc nhƣ Singapore, đài Loan, Trung Quốc, Malaysia [31]. Thời gian gần đây,
chúng là đối tƣợng đƣợc lựa chọn nuôi thƣơng phẩm tại Indonesia [22]. Thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Đài
Loan, với giá bán cá phi lê dao động từ 25 – 35 USD/kg [31].
1.2.1 Nghiên cứu sản xuất giống
Năm 1986, Lâm Liệt Đƣờng đã thu gom 126 con cá chim vây vàng loại
nhỏ, loại vừa và lớn nuôi chung với nhau. Năm 1989 bắt đầu thực nghiệm cho
sinh sản nhân tạo tại Đài Loan, qua 5 lần tiêm kích dục tố trong đó 4 lần cho đẻ
trứng thụ tinh thành công, thu đƣợc trên 900 vạn trứng số trứng thụ tinh trên 500
vạn trứng, qua nhiều hình thức thực nghiệm ƣơng nuôi cuối cùng thu đƣợc 38,6
vạn giống kích cỡ 2 – 3 cm. Đây là lần đầu tiên sinh sản nhân tạo cá chim vây
vàng thành công, năm 1991 tăng thêm đàn cá bố mẹ cho tiến hành sinh sản nhân
tạo [6].

Tại Trung Quốc năm 1989, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá chim vây
vàng đã đƣợc nghiên cứu hoàn thiện bởi một trại sản xuất giống tƣ nhân. Qua đó,
cá chim giống đƣợc sinh sản nhân tạo đại trà trong ao trong thời gian từ mùa
xuân đến mùa hè. Con giống sản xuất trong mùa thu đƣợc ƣơng nuôi trong trại
sản xuất qua mùa đông cho vụ nuôi năm sau. Thức ăn ban đầu cho ấu trùng là
luân trùng (rôtifer), copepoda và thức ăn tổng hợp [13, 14]. Năm 1993, nƣớc này
đã có 20 trại sản xuất giống cá chim vây vàng, sản xuất đƣợc 38 triệu con giống,
giá bán tại thời điểm đó dao động từ 0,04-0,09 USD/con [13].
Ở Indonesia, trƣớc đây cá chim vây vàng đƣợc nhập giống từ Đài Loan về
nuôi. Từ nguồn cá nuôi thƣơng phẩm này, Trung tâm phát triển nuôi biển Battam
đã tuyển chọn đƣợc đàn cá bố mẹ và nuôi vỗ với tỷ lệ đực/cái là: 1/1 trong lồng
bằng thức ăn là cá tạp kết hợp với mực, thức ăn công nghiệp có bổ sung vitamin
E,C,B…cho ăn từ 3-5% trọng lƣợng thân, hiện đã cho sinh sản nhân tạo thành
công bằng cách tiêm kích dục tố HCG 250 IU/kg kết hợp với Fibrogen 50 IU/kg,
tỷ lệ nở của trứng từ 60 – 70%. Cá bột đƣợc đƣa vào ƣơng trong các bể xi măng


9

có thể tích 10m3 với mật độ 10 -15 ấu trùng/lít, thức ăn sử dụng là tảo đơn bào
(Nanochloropsis sp), luân trùng, ấu trùng Artemia và thức ăn tổng hợp. Sau 35
ngày ƣơng cá đạt cỡ 3,0 – 3,5 cm, tỉ lệ sống từ 20 – 25%, và vấn đề khó khăn
hiện nay là mật độ ƣơng thấp và tỉ lệ dị hình ở cá giống vẫn cao (5%) [22].
Theo Groat (2002), cá chim giai đoạn giống cho ăn đến no sinh trƣởng tốt
hơn cho ăn với tỷ lệ 5% khối lƣợng cơ thể/ngày. Cá cho ăn đến no ƣớc tỷ lệ thức
ăn khoảng 8 – 9% khối lƣợng cơ thể cá/ngày. Cá chim cho ăn tới no thƣờng tốt
hơn về sinh trƣởng với sự gia tăng về số lần cho ăn trong ngày [19]. Tuy nhiên,
để có một tần suất cho cá chim ăn phù hợp cho cá sinh trƣởng, lại không đƣợc tác
giả xác định đƣợc. Nhƣ vậy, cho cá ăn với lƣợng cố định 5% khối lƣợng cơ
thể/ngày với tần suất 2 lần/ngày đƣợc xác định là phù hợp đối với sản xuất giống

cá chim.
Cá chim vây vàng bắt đầu sinh sản khi kích thƣớc cơ thể đạt tối thiểu 2,5
kg đối với con đực và 1,5 kg đối với con cái. Sức sinh sản của chúng dao động
khoảng 500.000-700.000 trứng/cá thể. Trứng thụ tinh đƣợc ấp ở mật độ 10 – 20
tế bào/l [20]. Ấu trùng sau đó đƣợc ƣơng trong bể 12 m3. Thức ăn cho cá bột, cá
hƣơng thƣờng đƣợc sử dụng trong ƣơng nuôi là luân trùng (Brachionus sp.), ấu
trùng artemia (Artemia salina) và thức ăn chế biến. Mật độ luân trùng đƣợc duy
trì 10 con/l, kéo dài đến ngày thứ 30. Bổ sung artemia vào ngày 15, cho ăn thức
ăn chế biến từ ngày 20. Trong quá trình ƣơng, nƣớc đƣợc thay từ 10 đến 30% sau
ngày 12 đến ngày 30. Sau 30 ngày tiến hành thay 100% nƣớc. Cá hƣơng ở ngày
thứ 30 nên đƣợc lọc phân cỡ đồng đều, để chúng sinh trƣởng tốt. Khi ăn thành
thạo thức ăn chế biến, cá đƣợc chuyển qua hệ thống ƣơng có sục khí và nƣớc
chảy để ƣơng thành cá giống kích thƣớc 7-8 cm trong thời gian 60 ngày [20].
1.2.2 Nghiên cứu nuôi thương phẩm
Cá chim Trachinotus sp đƣợc nghiên cứu nuôi thƣơng phẩm bằng nhiều
hình thức khác nhau nhƣ nuôi trong ao đất, nuôi trong lồng, nuôi trong bể và nuôi
ghép với tôm. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đƣợc công bố chủ yếu tập trung
trên đối tƣợng cá chim Florida, đối với loài cá chim vây vàng ít đƣợc công bố
hơn. Ở Mỹ, cá chim T. carolinus đƣợc nuôi từ năm 1952 trong ao đất với năng


10

suất 270 – 438 kg/ha sau 133 ngày nuôi. Thức ăn sử dụng chủ yếu là cá tạp [16,
33]. Theo Tatum (1973), cá chim vây vàng Florida đã đƣợc thử nghiệm nuôi
bằng lồng hình trụ đƣợc đặt trong ao nƣớc lợ ở Alabama, Mỹ. Cá giống có khối
lƣợng trung bình là 12 g/con và đƣợc nuôi với mật độ từ 263 đến 657 con/m3,
thức ăn sử dụng là thức ăn viên cho cá hồi (40% protein). Kết quả sau 103 ngày
nuôi, năng suất cá dao động từ 27,8 - 46,1 kg/m3, tỷ lệ sống đạt 80 – 88% và hệ
số FCR là 2,7 - 3,6 [32].

Tại Đài Loan, Năm 1994, cá chim vây vàng đƣợc nuôi ở trong ao với mật
độ 2 - 3 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp. Sau 7 – 12 tháng nuôi, cá đạt kích
cỡ thƣơng phẩm 400 – 600 g/con, hệ số thức ăn 1,6 - 2,0, năng suất 10 - 15
tấn/ha. Đến năm 1997, Đài Loan có 20 trại sản xuất giống cá chim vây vàng với
sản lƣợng giống hàng năm đạt 38 triệu con cỡ 2 – 3 cm để phục vụ cho nhu cầu
nuôi trong nƣớc và xuất khẩu, giá con giống từ 0,04 – 0,06 USD/con [26, 36].
Cremer và ctv (2002), đã ƣơng giống cá chim vây vàng cỡ 5 g/con bằng
thức ăn công nghiệp dạng viên nổi chứa 47% protein thô và 15% chất béo thô;
khi đạt cỡ 25 g/con, chúng đƣợc chuyển sang nuôi bằng thức ăn chứa 43%
protein thô và 12% chất béo thô. Sau 144 ngày nuôi cá đạt khối lƣợng 207,5
g/con với FCR kết hợp là 1,92, tỷ lệ sống là 65,8% và năng suất trung bình đạt 34
kg/m3 [15].
McMaster (2003) thí nghiệm nuôi cá chim vây vàng ở nồng độ muối 19 ‰,
cá đƣợc cho ăn bằng thức ăn công nghiệp Aquafeed (Protein: 43%, lipid: 10%),
sau 4 tháng nuôi từ cỡ cá giống 10 g/con đạt khối lƣợng 110 g/con [29].
Lan và ctv (2007) đã thử nghiệm ƣơng giống cá chim vây vàng cỡ 4,9 – 6,7
g/con bằng lồng trên biển với mật độ 222 con/m3, sử dụng thức ăn công nghiệp
dạng viên có hàm lƣợng protein 47% và lipid 15%. Kết quả sau 30 ngày ƣơng, cá
đạt cỡ 14,4 – 26,5 g/con, tỷ lệ sống 90%, năng suất 2,8 – 5,3 kg cá giống/m3, hệ
số FCR từ 0,89 – 1,86 [24]. Tiếp tục nghiên cứu nuôi thƣơng phẩm đàn cá này
với cỡ giống dao động từ 19 – 26 g/con, nuôi trong lồng có thể tích 100 m3 với
mật độ 96 con/m3, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (protein 43% và lipid 12%).
Sau 146 ngày nuôi cá đạt cỡ từ 577 – 640 g/con, tỷ lệ sống 99,2 – 99,5%, năng


11

suất đạt 54,6 – 61,3 kg/m3, hệ số FCR từ 2,43 – 2,76.
Cá chim Florida cũng đƣợc Groat (2002), tiến hành nuôi thử nghiệm trong
hệ thống bể tuần hoàn với nhiều giai đoạn khác nhau. Kết quả cho thấy, cá giống

cỡ 17 g đƣợc nuôi ở mật độ 0,9 kg/m3, sau 38 ngày đạt cỡ 61 g, tỷ lệ sống đạt
95%. Cá từ cỡ 74 g đƣợc nuôi đến cỡ 200 g trong 54 ngày với tỷ lệ sống trên
95%, ở các mật độ 1,3 kg/m3 và 2,6 kg/m3. Từ cỡ 215 g lên 527,2 g trong 63
ngày, với mật độ 1,6 kg/m3, tỷ lệ sống hơn 93% và lên cỡ 722,8 g trong 133
ngày với tỷ lệ sống 93% [19].
Một thí nghiệm khác của Groat (2002) cũng đã tiến hành trên cá chim
Florida nuôi trong hệ thống bể tuần hoàn ở hai mật độ khác nhau: 6,5 và 13,0
kg/m3, tƣơng đƣơng 200 và 400 cá/bể. Cá đƣợc cho ăn thức ăn nổi kích cỡ 4 – 7
mm (50% protein, 14% lipid) 2 lần/ngày với tỷ lệ 3% khối lƣợng tƣơi của
cá/ngày ngay sau thời gian thí nghiệm và 10% quần thể ở 3 tuần sau đó. Cá nuôi
trong 110 ngày, ở độ mặn 5‰, nhiệt độ trong khoảng 27,0 đến 28,5oC. Kết quả
thí nghiệm cho thấy, khối lƣợng của cá và khối lƣợng cá tăng thêm khác nhau ở
ngày 87 và ngày 110 đối với 2 mật độ nuôi. Ở mật độ thấp, khối lƣợng cá cuối
cùng 632,3 g, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cá nuôi ở mật độ cao (570,0 g).
Khối lƣợng tăng thêm của cá ở mật độ thấp là 371,5 g và 312,7 g ở mật độ cao
cũng khác nhau có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của cá lần lƣợt là 87,3
và 91,2%, sai khác không có ý nghĩa thống kê giữa hai mật độ. Nhƣ vậy, cá chim
có thể nuôi thƣơng phầm (từ giống) trong hệ thống nuôi tuần hoàn ở độ mặn thấp
(5‰), nhiệt độ 27,0 – 28,5oC, mật độ nuôi ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng của
cá chim Florida.
Nuôi ghép cá chim trong bể với tôm Penaeus brasiliensis đƣợc thực hiện
ở Venezuela [17]. Cá chim Florida giống và tôm đƣợc nuôi giữ trong bể 28 m3,
mật độ 10 con/m3. Thức ăn viên chứa 60% protein thô đƣợc sử dụng. Kết quả
cho thấy khối lƣợng cá chim sau 75 ngày trung bình đạt 45 g. Tỷ lệ sống thấp,
đạt 17% và FCR quá cao, đạt 6,6. Trong thí nghiệm kế tiếp, cá chim đƣợc nuôi ở
mật độ 5 con/m3 và tôm 10 con/m3. Thức ăn sử dụng đƣợc tự chế biến có chứa
43% protein thô. Kết quả thu đƣợc sau 75 ngày với tỷ lệ sống 64%, hệ số chuyển


12


đổi thức ăn 3,1.

1.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.1 Nghiên cứu sản xuất giống
Nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng bắt đầu đƣợc đề cập từ
năm 2003-2004 bằng việc nhập đàn cá hậu bị từ Đài Loan về nuôi tại Cát Bà và
Nghệ An của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I. Tuy nhiên, cá chim vây
vàng mới đƣợc sinh sản nhân tạo thành công tại Việt Nam năm 2006, thông qua
dự án tiếp nhận công nghệ với sự phối hợp giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc
gia, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Trƣờng Cao đẳng Thủy sản. đơn vị
chuyển giao công nghệ là Trung tâm chuyển giao công nghệ Trƣờng đại học
Trung Sơn Trung Quốc [2].
Cá chim vây vàng giai đoạn bột đƣợc tiến hành ƣơng trong các bể xi măng
12 m3, 30 m3 và bể composite 2 m3. Bể đƣợc bố trí từ 1 đến 2 đá khí, duy trì sục
khí 24/24 giờ. Mật độ cá ƣơng khác nhau giữa các đợt sản xuất, dao động từ 12
đến 27 con/lít. Nƣớc biển đƣợc lọc sạch qua hệ thống lọc sinh học, cấp vào bể
ƣơng cá bột khoảng 60 cm ở những ngày đầu. Tảo Chlorella và nƣớc mới đƣợc
cấp bổ sung trong qúa trình ƣơng. Thức ăn cho cá bột là tảo Chlorella (2-4x105
tế bào/ml), luân trùng (6-8 con/ml), copepda (8-10 con/ml), artemia (1-2 con/ml),
cho ăn 2 lần/ngày. Một số yếu tố môi trƣờng đƣợc theo dõi trong quá trình ƣơng
là: ôxy hoà tan dao động từ 5 đến 7 mg/l, pH dao động trong khoảng 7,6 đến 8,8,
độ mặn dao động từ 20 đến 32 ‰, nhiệt độ nƣớc dao động từ 26 đến 33 oC. Kết
quả cho thấy, sau 28 ngày ƣơng nuôi, cá bột sinh trƣởng từ 2,40±0,04 lên
26,03±1,51 mm. Tỷ lệ sống từ giai đoạn bột lên hƣơng đạt từ 30,1 đến 35% [2].
Giai đoạn từ cá hƣơng lên cá giống, dự án cũng đã triển khai ƣơng trong
bể xi măng và trong ao đất. đối với trong bể xi măng (8 và 30 m3), mật độ ƣơng
dao động từ 0,3 đến 0,8 con/lít. Các thông số môi trƣờng đƣợc theo dõi là ôxy
hoà tan dao động từ 5 đến 7 mg/l, pH dao động từ 7,5 đến 8,6, độ mặn dao động
từ 18 đến 30 ‰, nhiệt độ nƣớc dao động từ 20 đến 34oC. Thức ăn cho cá là cá tạp

nghiền nhỏ, thức ăn công nghiệp dạng nổi, cho ăn 2 lần/ngày. Nƣớc trong bể
ƣơng đƣợc thay 100 đến 200 %/ngày. Sau 30 ngày ƣơng nuôi, kết quả qua các


13

đợt ƣơng cho thấy, tỷ lệ sống trung bình đạt 61,5%, kích thƣớc trung bình của cá
qua các đợt ƣơng sau 30 ngày (58 ngày tuổi) dao động đạt từ 43,90±4,63 đến
53,03±5,08 mm. đối với cá hƣơng ƣơng trong ao đáy cát (5000 m2), mật độ dao
động từ 16 đến 17 con/m2. Thức ăn là cá tạp xay nhỏ, cho ăn 2 lần/ngày, cá ăn
đến no. Các yếu tố môi trƣờng trong ao đo đƣợc là: ôxy hoà tan dao động từ 4
đến 6 mg/l, độ mặn từ 18 đến 26 ‰, pH từ 7,8 đến 8,6 và nhiệt độ 18 đến 35 oC.
Kết quả sau 30 ngày ƣơng cho thấy tỷ lệ sống trung bình của cá đạt 51,3%. Kích
thƣớc cá đo đƣợc tại thời điểm thu hoạch dao động từ 58,33±5,87 đến
61,50±6,50 mm. Nhƣ vậy, kích thƣớc cá ƣơng trong ao lớn hơn cá ƣơng trong bể,
sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [2]. Sau 2 năm thực hiện, dự án đã hoàn
thành với kết quả cao, đáp ứng với yêu cầu đề ra, cụ thể: tỷ lệ thành thục của cá
bố mẹ đạt 84,7%; tỷ lệ rụng trứng đạt 86,58%; tỷ lệ nở từ trứng thụ tinh đạt
83,46%; tỷ lệ sống từ cá bột lên các hƣơng (cỡ 2cm) đạt 32,42%; tỷ lệ sống từ cá
hƣơng lên cá giống 50 – 62,5%. Sản lƣợng cá hƣơng đạt 310.660 con, sản lƣợng
cá giống đạt 165.040 con [2].
Từ năm 2008 đến nay, Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc
Trung Bộ, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I cũng đã nghiên cứu
sinh sản nhân tạo thành công đối với cá chim vây vàng, trên đàn cá hậu bị nuôi từ
năm 2004. Kết quả thu đƣợc tƣơng đƣơng với kết quả tiếp nhận công nghệ của
Trƣờng Cao đẳng Thuỷ sản, đó là 2008 sản xuất đƣợc 10.000 con, tỷ lệ sống ƣớc
đạt 20%; năm 2009, sản lƣợng giống sản xuất đƣợc 150.000 con giống, tỷ lệ sống
đạt khoảng 25%; năm 2010, sản lƣợng giống đạt khoảng 150.000 con, tỷ lệ sống
đạt 35%. Công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng cũng đang đƣợc hoàn thiện
và ổn định tại Nghệ An. Thực tế sản xuất cho thấy, cá chim vây vàng sinh sản tại

Nghệ An vào đầu mùa hè, khi nhiệt độ nƣớc đạt khoảng 28 oC, nhƣng chúng
thƣờng chỉ sinh sản từ 2 đến 3 đợt, kéo dài khoảng 3 tháng (tháng 5 đến 7).
Kết quả nghiên cứu của Lại Văn Hùng và ctv (2011) trong giai đoạn từ năm
2009 – 2011 về “Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus
blochii Lacepede, 1801) tại Khánh Hòa” và “Hoàn thiện qui trình và chuyển giao
công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede,


14

1801) tại Khánh Hòa” đã xây dựng thành công quy trình kỹ thuật sản xuất giống
nhân tạo cá chim vây vàng tại Khánh Hòa và chủ động trong việc sản xuất và
cung cấp nguồn cá giống ổn định, chất lƣợng cho ngƣời nuôi [4]. Kết quả nghiên
cứu của đề tài đã tuyển chọn đƣợc đàn cá bố mẹ với 80 con cái và 49 con đực.
Sau 2 năm nuôi vỗ, tỷ lệ sống của cá bố mẹ đạt từ 90,0 – 92,0%, tỷ lệ thành thục
từ 57,14 – 95,00%, trung bình là 80,32%. Qua 20 đợt kích thích sinh sản bằng
hormon HCG, liều lƣợng 1000 IU kết hợp với 20 µg LRHa thu đƣợc 31.320.000
trứng, sức sinh sản trung bình 73.922 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh trung bình
70,53%, tỷ lệ nở 75,3%. Sau 16 đợt ƣơng giống thu đƣợc 404.777 con cá giống
cỡ 4 – 5 cm/con, với tỷ lệ sống trung bình từ giai đoạn cá bột lên cá hƣơng là
10,64%, tỷ lệ sống từ cá hƣơng lên cá giống là 93,86% [4]. Nguồn cá giống này
cung cấp cho ngƣời nuôi thuộc các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà
Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang.
1.3.2 Nghiên cứu nuôi thương phẩm
Nhƣ đã đề cập, cá chim vây vàng bắt đầu đƣợc nghiên cứu tại Việt Nam từ
năm 2003, thông qua một số chƣơng trình thử nghiệm nhập đàn cá hậu bị từ Đài
Loan của Viện nghiên cứu thủy sản I. đến năm 2005, cũng đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi thƣơng phẩm và tạo đàn cá hậu bị
của 5 loài cá biển kinh tế” trong đó có nghiên cứu, thử nghiệm nuôi cá chim vây
vàng [10]. Kết quả của đề tài cho thấy sau 6 tháng nuôi, cho ăn bằng thức ăn

Proconco và cá tạp, cá chim vây vàng sinh trƣởng từ 22 g lên 450 g. Sau khi đạt
120 g, cá cho ăn thức ăn tổng hợp Proconco có xu thế sinh trƣởng chậm hơn so
với cá ăn cá tạp [10].
Năm 2008, Trƣờng Cao đẳng Thuỷ sản đã thực hiện đề tài nghiên cứu quy
trình công nghệ nuôi thâm canh cá chim vây vàng trong ao bằng thức ăn công
nghiệp tại Quảng Ninh. Cá đƣợc nuôi trong ao với hai mật độ 1,5 và 2,5 con/m2,
bằng thức ăn công nghiệp có hàm lƣợng protein chiếm 43%, lipit chiếm 10%. Cá
giống có khối lƣợng trung bình 21,1±1,7 g và chiều dài 9,8±2,1 cm. Ao nuôi có
độ mặn trung bình 18 ‰, pH= 7,6, hàm lƣợng ôxy hoà tan 4,7 mg/l, nhiệt độ
nƣớc 28,3 oC. Sau 12 tháng, cá nuôi ở mật độ 1,5 con/m2 chiều dài đạt


15

32,63±0,12 cm, khối lƣợng đạt 621,23±2,55 g và ở mật độ 2,5 con/m2, cá có
chiều dài trung bình đạt 29,24±0,142 cm, khối lƣợng đạt 593,37±2,6 g. Kết quả
ban đầu cho thấy không có sự khác biệt về sinh trƣởng và tỷ lệ sống giữa hai mật
độ nuôi (p>0,05). Cá chim vây vàng phàm ăn, sống thành bầy đàn trong ao, sinh
trƣởng nhanh, ít bị bệnh và tỷ lệ sống cao [1].
1.4 Nghiên cứu về thức ăn và dinh dƣỡng của cá chim vây vàng
Cá chim vây vàng là loài cá ăn thịt trong tự nhiên, do đó thức ăn của chúng
đòi hòi hàm lƣợng đạm cao. Các nghiên cứu về nhu cầu dinh dƣỡng của cá chim
vây vàng hiện chƣa có nhiều, một số nghiên cứu chỉ ra nhu cầu đạm của cá chim
vây vàng dao động từ 40 -55%, lipid tối thiểu 12% [30]. Hiện nay, trong nuôi
thƣơng phẩm cá chim vây vàng, hệ số thức ăn FCR thƣờng dao động từ 2,0-2,5.
Các nghiên cứu về dinh dƣỡng mới chỉ tập trung trên cá chim Florida
(Trachinotus carolinus). Nghiên cứu của Lazo và ctv (1989) đã xác định hàm
lƣợng protein tối thiểu cho cá chim Florida ở 3 mức khác nhau: 30, 35 và 45% và
kết luận rằng hàm lƣợng protein thích hợp cho cá chim là 45% [25]. Kết quả này
cũng tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của Lan và ctv (2007) khi tác giả này cho

rằng hàm lƣợng protein tối thiểu cho cá chim Trachinotus ovatus sinh trƣởng tốt
nhất là 45% [24]. Ngƣợc lại, kết quả nghiên cứu của William và ctv (1985) cho
thấy, tốc độ sinh trƣởng của cá chim vây vàng Florida là tốt nhất khi sử dụng
thức ăn công nghiệp có hàm lƣợng protein là 34% và lipid là 4% hoặc 8% [35].
Lan và ctv (2007) sử dụng thức ăn trong những thử nghiệm nuôi cá chim
thƣơng phẩm. Thời gian đầu thức ăn chủ yếu gồm cá tạp nghiền nhỏ, thức ăn
viên cá da trơn, cá hồi hoặc một hỗn hợp gồm cả hai. Thức ăn cá hồi có 40%
protein bổ sung thêm cá tạp đƣợc chứng minh là có hiệu quả hơn so với thức ăn
là cá tạp trộn với bột đậu nành [24]. Tuy nhiên, những nghiên cứu khởi đầu đều
chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong nuốn về cả sinh trƣởng của cá và hệ số chuyển
đổi thức ăn (FCR). Có thể những loại thức ăn trên không đáp ứng đƣợc nhu cầu
về dinh dƣỡng cho loài cá biển này.
Năm 2007, Hiệp hội đậu tƣơng Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm hai loại thức
ăn viên để nuôi thƣơng phẩm cá chim vây vàng. Một loại thức ăn chứa 45%


16

protein đƣợc cung cấp từ bột cá, một loại thức ăn khác (ASA-IM 43/12) có giá trị
dinh dƣỡng tƣơng đƣơng nhƣng bột đậu nành và protein đậu nành là thành phần
protein chính, bột cá chỉ cung cấp 16% protein. Kết quả thí nghiệm cho thấy
không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p≥0,05) về sinh trƣởng và tỷ lệ sống
của cá chim vây vàng cho ăn bằng 2 loại thức ăn trên [24]. Cá cho ăn bằng thức
ăn ASA-IM 43/12 tăng từ 19 g tới 608 g trong 146 ngày với tỷ lệ sống >99%,
trong khi cá ăn thức ăn đậu nành tăng từ 26 g tới 610 g trong 146 ngày với tỷ lệ
sống >99%. FCR tƣơng ứng là 2,51:1 và 2,59:1.
Năm 2010, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trƣờng Đại học Nha Trang đã thực
hiện đề tài khảo nghiệm nuôi thƣơng phẩm cá chim vây vàng bằng lồng tại Vũng
Ngán, Nha Trang, Khánh Hòa bằng 3 loại thức ăn công nghiệp khác nhau: thức
ăn cá mú (protein 46%, lipid 10%), thức ăn thử nghiệm cho cá chim vây vàng

(protein 44 – 46%, lipid 10% do Khoa NTTS và Công ty Uni- President sản xuất)
và cá tạp (cá cơm và cá nục). Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ cỡ cá thả 70,5
g/con, sau 155 ngày nuôi, ở nghiệm thức cá đƣợc cho ăn thức ăn cá mú đạt khối
lƣợng 716,7 g/con, tỷ lệ sống đạt 46%, FCR = 3,2, giá thành cá thƣơng phẩm
97.025 đồng/kg; Ở nghiệm thức cá đƣợc cho ăn bằng thức ăn thử nghiệm cho cá
chim vây vàng, cá đạt khối lƣợng 706,3 g/con, tỷ lệ sống đạt 45%, FCR = 3,0,
giá thành 95.285 đồng/kg; cá cho ăn thức ăn cá tạp đạt 389,1 g/con, tỷ lệ sống đạt
43%, FCR = 13,1, giá thành 187.431 đồng/kg [4].

1.5 Ảnh hƣởng của mật độ và chế độ chiếu sáng lên sinh trƣởng và tỷ
lệ sống
1.5.1 Ảnh hưởng của mật độ
Trong giai đoạn ƣơng cá giống, việc ƣơng với mật độ cao sẽ dẫn đến cạnh
tranh về không gian sống, thức ăn, …. Điều này ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, mức
độ phân đàn và tỷ lệ sống của cá. Theo Juniyanto và ctv (2008), cá chim vây
vàng ở giai đoạn bột, cá đƣợc ƣơng ở mật độ 20 con/l, đến thời điểm cuối của
quá trình ƣơng (35 ngày) mật độ cá giảm còn 0,5 con/l, kích cỡ cá thu đƣợc 3,4
đến 3,5 cm có thể chuyển đến vùng nuôi. Tỷ lệ sống của cá từ giai đoạn trứng thụ
tinh đến 3,4 cm đạt 21%. Năm 2008, kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ và sinh sản nhân


×