Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ xuân hè 2015 trồng tại xã nghi liên thành phố vinh tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 134 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ MAI HIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG QUẢ CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA
HẤU TRONG VỤ XUÂN HÈ 2015 TRỒNG TẠI
XÃ NGHI LIÊN – TP. VINH – TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ MAI HIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG QUẢ CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA
HẤU TRONG VỤ XUÂN HÈ 2015 TRỒNG TẠI
XÃ NGHI LIÊN – TP. VINH – TỈNH NGHỆ AN


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Phổ

NGHỆ AN, 2015


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực
tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Quang Phổ. Số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố và sử
dụng trong một luận văn nào trong và ngoài nước.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốt
nghiệp này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Nghệ An, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Thị Mai Hiên


4


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng của bản thân,
tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức, đơn vị.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Vinh,
ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm Ngư đã truyền giảng cho tôi những kiến thức
cũng như kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Quang Phổ người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng song với kiến thức và kinh nghiệm
còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy, cô và các bạn để
khóa luận tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 9 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Mai Hiên


5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT
FAO


Công thức
Food and Agriculture Organization

K

(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)
Kali

LSD
Ca
N
NSLT
NSTT
NXB

Least significant difference (Chênh lệch nhỏ nhất)
Canxi
Đạm
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Nhà xuất bản

NXB NN
P

Nhà xuất bản Nông nghiệp
Lân

Tmax


Nhiệt độ không khí tối cao

Tmin

Nhiệt độ không khí tố thấp

TTB

Nhiệt độ không khí trung bình

USD
STT

Đô la Mỹ
Số thứ tự


6

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Số lá và tuổi thọ lá của giống dưa hấu ...................................................7
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới (FAO, 2014).........................22
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu ở các địa phương năm 2012. 23
Bảng 2.1. Nguồn gốc các giống dưa hấu tham gia thí nghiệm.............................25
Bảng 2.2. Diễn biến một số yếu tố khí hậu tại Tp. Vinh.......................................27
Bảng 3.1. Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ mọc mầm của các giống dưa hấu....................36
Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 của các giống dưa hấu ở
các mức phân bón...................................................................................................38
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng đường kính thân của các giống dưa hấu ở các
mức phân bón.........................................................................................................43

Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng số lá trên cây của các giống dưa hấu ở các mức
phân bón ................................................................................................................46
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến số lá xanh còn lại trên cây khi
thu hoạch của các giống dưa hấu...........................................................................50
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến tỷ lệ hoa cái trên cây
của các giống dưa hấu............................................................................................53
Bảng 3.7. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống dưa hấu ở các mức
phân bón.................................................................................................................56
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một số sâu
hại chính của các giống dưa hấu............................................................................61
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một số
bệnh hại chính của các giống dưa hấu...................................................................64
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa hấu
ở các mức phân bón................................................................................................66
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến chất lượng quả của các giống
dưa hấu...................................................................................................................71
Bảng 3.12. Chất lượng cảm quan của các giống dưa hấu ở các mức phân bón....77
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón trên các giống dưa hấu.......78


7

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 của các giống dưa hấu ở
các mức phân bón ..................................................................................................41
Hình 3.2. Động thái tăng trưởng số lá trên cây của các giống dưa hấu ở các mức
phân bón ................................................................................................................49
Hình 3.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến số lá xanh còn lại trên cây khi
thu hoạch của các giống dưa hấu ..........................................................................51
Hình 3.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến tỷ lệ hoa cái trên cây

của các giống dưa hấu............................................................................................54
Hình 3.5. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống dưa hấu ở các mức
phân bón ................................................................................................................59
....................................................................................................................................
Hình 3.6. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một số sâu
hại chính của các giống dưa hấu............................................................................63
Hình 3.7. Năng suất của các giống dưa hấu ở các mức phân bón ........................69
Hình 3.8. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến kích thước quả của các giống
dưa hấu ..................................................................................................................74
Hình 3.9. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến chất lượng quả của các giống
dưa hấu ..................................................................................................................76
Hình 3.10. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón trên các giống dưa hấu .......79


8

MỤC LỤC
Lời cam đoan.............................................................................................................i
Lời cảm ơn...............................................................................................................ii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt..................................................................iii
Danh mục các bảng số liệu.....................................................................................iv
Danh mục các hình...................................................................................................v
Mục lục....................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................................4

1.1. Nguồn gốc và phân loại cây dưa hấu................................................................4
1.1.1. Nguồn gốc của cây dưa hấu........................................................................4
1.1.2. Phân loại dưa hấu.......................................................................................5
1.2. Đặc điểm thực vật học.......................................................................................6
1.2.1. Rễ................................................................................................................6
1.2.2. Thân............................................................................................................7
1.2.3. Lá................................................................................................................ 7
1.2.4. Hoa.............................................................................................................7
1.2.5. Quả và hạt...................................................................................................8
1.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây dưa hấu..................8
1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ.....................................................................................8
1.3.2. Yêu cầu về ẩm độ........................................................................................9
1.3.3. Yêu cầu về ánh sang....................................................................................9
1.3.4. Yêu cầu về đất đai......................................................................................10
1.3.5. Yêu cầu về dinh dưỡng..............................................................................10


9

1.4. Giá trị cây dưa hấu..........................................................................................11
1.5. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý......................................................12
1.5.1. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý.................................................12
1.5.2. Vai trò của việc bón phân cân đối và hợp lý.............................................14
1.6. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và ở Việt Nam..............................15
1.6.1. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới.................................................15
1.6.2. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam...................................................17
1.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa trên thế giới và ở Việt Nam....................21
1.7.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa trên thế giới........................................21
1.7.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa ở Việt Nam.........................................23
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................25

2.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................25
2.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................25
2.3. Vật liệu nghiên cứu.........................................................................................25
2.3.1. Giống dưa hấu..........................................................................................25
2.3.2. Phân bón...................................................................................................26
2.3.3. Diễn biến thời tiết khí hậu trong thời gian thí nghiệm..............................26
2.4. Phương pháp thực nghiệm..............................................................................28
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................................28
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.......................................................30
2.4.3. Quy trình kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất hiện nay.........................32
2.5. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................35
2.6. Thời gian, địa điểm nghiên cứu......................................................................35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................36
3.1. Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ mọc mầm của các giống dưa hấu.............................36
3.2. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến chiều dài cành cấp 1 của một số giống
dưa hấu...................................................................................................................36
3.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến đường kính thân của một số giống
dưa hấu...................................................................................................................41


10

3.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sự phát triển của số lá trên cành cấp 1
của các giống dưa hấu............................................................................................45
3.5. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến số lá xanh còn lại trên cây khi thu
hoạch của các giống dưa hấu.................................................................................49
3.6. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến tỷ lệ hoa cái trên cây của một số
giống dưa hấu.........................................................................................................51
3.7. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thời gian sinh trưởng phát triển của
các giống dưa hấu...................................................................................................55

3.8. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống chịu một số sâu bệnh
hại chính của các giống dưa hấu............................................................................59
3.9. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của các giống dưa hấu............................................................................65
3.10. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến chất lượng quả của một số giống
dưa hấu...................................................................................................................70
3.11. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón trên các giống Dưa hấu................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................80
KẾT LUẬN............................................................................................................80
KIẾN NGHỊ.....................................................................................................................80

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................82


11

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưa hấu (Citrulls lanatus) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), có nguồn gốc
từ miền Nam châu Phi và là loại cây cho hiệu quả kinh tế cao được trồng phổ
biến nhất trong họ Bầu bí hiện nay.
Dưa hấu chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau quả ở nhiều nước trên
thế giới đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, cây dưa hấu tham gia tích
cực vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đang và sẽ là cây cho hiệu quả kinh tế cao,
xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người nông dân.
Dưa hấu có tính hàn có thể làm thức ăn giải nhiệt trong ngày hè nóng nực,
quả dưa hấu có chứa nhiều lycopene - chất chống oxi hóa, bên cạnh đó dưa hấu
là một trong các loại thực phẩm hiếm hoi cung cấp chất citrulin - một loại axit
amin có tác dụng làm mát cơ thể. Ngoài ra dưa hấu còn cung cấp năng lượng và
một số chất khác. Khi nghiên cứu người ta thấy rằng: Trong 100g phần quả ăn

được cho ta 15 kcals; 1,2g protein; 780 microgam vitamin A; 7mg vitamin C.
Việt Nam là một nước có vị trí địa lý nằm trong vành đai nhiệt đới đồng
thời có một diện tích đất cát rất lớn thích hợp cho việc trồng cây dưa hấu, nên từ
lâu cây dưa hấu đã trở thành một loại cây trồng quen thuộc với người nông dân ở
nhiều vùng trong nước. Tuy nhiên, từ trước tới nay người nông dân Việt Nam
trồng dưa hấu chủ yếu là để cung cấp cho thị trường trong nước, với mục đích
chính là ăn tươi vào mùa hè hoặc là thờ cúng vào ngày tết, do đó mà nhu cầu tiêu
thụ không lớn. Trong những năm gần đây khi cây dưa hấu không còn đơn thuần
phục vụ cho nhu cầu ăn tươi hay thờ tết mà nó còn được sử dụng cho ngành công
nghiệp chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm như nước giải khát, bánh kẹo… thì nhu
cầu tiêu thụ dưa hấu ngày càng được mở rộng không những trong nước mà còn
có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì lý do trên mà những năm gần đây diện
tích trồng dưa hấu trong nước nói chung và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng ngày
càng được mở rộng. Nhưng một vấn đề bất cập đang đặt ra cho những nhà kỹ
thuật nông nghiệp cũng như người trồng dưa hấu là làm sao tìm ra được những


12

giống dưa hấu có năng suất cao, phẩm chất tốt thay thế cho những giống dưa hấu
địa phương có năng suất thấp, phẩm chất kém đang được sử dụng trong nước
hiện nay.
Bên cạnh đó cũng như các loại cây trồng khác, muốn nâng cao năng suất,
chất lượng, khả năng chống chịu,…thì phải tạo mọi điều kiện thích hợp cho cây
trồng sinh trưởng, phát triển một cách tốt nhất. Trong quá trình sản xuất nông
nghiệp, ông cha ta đã đúc rút kinh nghiệm "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống". Trong điều kiện hiện nay khi đã có đầy đủ thuận lợi về hệ thống tưới
tiêu, điều kiện chăm sóc, …thì công tác phân bón cho cây trồng là rất quan trọng.
Phân bón làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, tuy nhiên việc sử dụng một
lượng phân bón lớn không chỉ gây ra lãng phí trong sản xuất mà ở một chừng

mực nào đó cũng có thể làm thay đổi tình trạng dinh dưỡng cũng như độ phì đất
theo chiều hướng không có lợi. Nếu bón quá nhiều sẽ gây dư thừa, làm tăng khả
năng phát triển thân lá, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển gây hại. Nếu bón
quá ít thì sẽ không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, cây còi cọc ảnh hưởng
đến khả năng sinh trưởng phát triển, không phát huy được tiềm năng về năng suất
và phẩm chất của giống.
Để có một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, cần phải chuyển từ nền
nông nghiệp truyền thống chủ yếu “dựa vào đất” sang một nền nông nghiệp thâm
canh “dựa vào phân bón”. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu lực phân bón thì bón phân
cân đối giữ vai trò quan trọng. Bón phân cân đối và hợp lý không thể tách rời
những hiểu biết cụ thể về điều kiện đất đai, khí hậu, cơ cấu cây trồng và chủng
loại cây trồng.
Trong khi đó, cũng như nhiều đơn vị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An, quy trình bón phân cho dưa hấu hiện đang được các cơ quan
chuyên môn hướng dẫn cho người dân là quy trình chung của huyện, được xây
dựng trên cơ sở quy trình kỹ thuật sản xuất dưa hấu của Bộ NN & PTNT. Cho
đến nay, số các nghiên cứu về phân bón cho dưa hấu trong điều kiện cụ thể về
đất đai, trình độ sản xuất của người dân lại còn rất khiêm tốn về số lượng.


13

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh
hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ Xuân Hè 2015 trồng tại xã Nghi
Liên – Tp. Vinh – tỉnh Nghệ An”, nhằm góp phần làm cơ sở cho việc xác định
mức phân bón hợp lý cho dưa hấu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả
dưa hấu, nâng cao hiệu quả kinh tế của chúng tại địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng,

phát triển, năng suất và chất lượng quả của một số giống dưa hấu trong vụ Xuân
Hè trên đất cát pha xã Nghi Liên – Tp. Vinh để xác định mức phân bón phù hợp
với điều kiện sản xuất dưa hấu ở vùng này. Thông qua thực nghiệm sử dụng các
mức phân bón khác nhau cho một số giống dưa hấu có triển vọng ở địa phương
để xác định mức phân bón hợp lý cho hiệu quả kinh tế lớn nhất có thể áp dụng
trong sản xuất tại địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Trên cơ sở khoa học, xác định được mức phân bón phù hợp với sinh
trưởng, phát triển của các giống dưa hấu trồng vụ Xuân Hè tại địa phương nhằm
đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho các
công trình nghiên cứu về chế độ bón phân hợp lý đối với cây dưa hấu, góp phần
hoàn thiện quy trình thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế của
chúng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở thực tế cho việc
sử dụng mức phân bón hợp lý đối với một số giống dưa hấu để thử nghiệm ở
vùng đất địa phương.


14

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây dưa hấu
1.1.1. Nguồn gốc của cây dưa hấu
Dưa hấu - Citrullus lanatus (Thumb.) Mansf. thuộc nhóm cây hai lá mầm,
họ bầu bí (Cucurbitaceae), là loại cây trồng ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao, có
thể tham gia trong nhiều công thức luân canh khác nhau [2], [6].
Theo một số tài liệu nghiên cứu của Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An,

Nghiêm Thị Bích Hà, nguồn gốc của dưa hấu được xác định là khu vực nhiệt
đới Trung Phi, một phần phía Bắc sa mạc Sahara [7]. Lanatus là một trong 3 loài
của giống Citrullus [30], chúng có mặt ở lưu vực sông Nile từ 2.000 năm trước
Công nguyên. Dưới các triều đại vua Ai Cập, dưa hấu được coi là một biểu tượng
về phương thức sinh sống, thường đặt trong các lăng mộ của các Phraon sau khi
chết (Sauer J.D., 2004). Nhà truyền giáo David Livingstone (1857) đã phát hiện
thấy cả 2 loài dưa Melon đắng và ngọt hoang dại sinh trưởng ở châu Phi. Ông để
ý thấy người địa phương dùng chúng như nguồn nước trong mùa khô. Vì vậy
châu Phi được xác định là trung tâm nguồn gốc của dưa hấu, ở vùng cận nhiệt
đới châu Phi vẫn còn những vùng dưa hấu rộng lớn tồn tại cho tới ngày nay [9].
Dưa hấu có mặt tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và khu vực Nam Mỹ
khoảng năm 1.600 sau Công nguyên. Các thương gia châu Phi đã mang hạt dưa
hấu đến bán ở nhiều vùng của châu Mỹ, những năm 1640 dưa hấu được trồng
rộng rãi ở Mỹ và xuất hiện tại Hawaii vào cuối thế kỷ 18 [31], giống tốt đã được
sản xuất tại Mỹ đó là Alabama sweet (1850), Peerless (1960) và 2 giống Phinney
early và Gerogia Rattlenake (1870), sau đó là giống Charleston Gray (1954) và
Crim sweet, Jubibe (1964),...[9]
Theo Phạm Hồng Cúc (2002) dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
nóng và khô của châu Phi và được canh tác rộng rãi trong vùng Địa Trung
Hải cách đây hơn 3.000 năm. Theo Ito Iziko (1994) dưa hấu có nguồn gốc Nam
châu Phi và được đưa vào Trung Quốc và miền Đông Liên Xô từ thế kỷ thứ 10,
đến Anh vào năm 1600. Theo Therese N. (2005) [32], dưa hấu hoang phân bố


15

rộng rãi ở châu Phi và châu Á, nhưng nó được bắt nguồn từ phía Nam châu
Phi, Namibia, Boswana, Zimbabwe, Mozambique, Zambia và Malawi [32]…
Theo Robertson H. (2005) [31], các giống dưa hấu hoang dại rất phổ biến
ở châu Phi, châu Á và được ghi nhận từ ít nhất 2.000 năm trước Công nguyên.

Vào năm 800 sau công nguyên dưa hấu được trồng ở Ấn Độ và trở thành trung
tâm dưa hấu lớn thứ 2 trên thế giới. Dưa hấu du nhập vào Đ ông Nam Á
khoảng thế kỷ 15 và đưa vào Trung Quốc khoảng năm 1600 [8], [9], [13]….
Thế kỷ 13, những người Morocco (Ma-rốc) trong cuộc xâm chiếm đã đưa cây
dưa hấu đến với châu Âu, chúng xuất hiện lần đầu tiên ở nước Anh vào năm
1615. Dưa hấu được người châu Âu trồng phổ biến từ thế kỷ VI [2]. Dưa hấu
phát triển tốt ở những nơi có mùa hè nóng và kéo dài, chính vì vậy mà ở Bắc Âu
điều kiện trồng dưa hấu không phù hợp. Việc trồng dưa hấu ở châu Âu đã không
phát triển so với các vùng của châu Mỹ [30], [31]…
Carol Miles, Ph.D. (2005) [20] cho rằng cây dưa hấu có nguồn gốc từ
châu Phi, bằng chứng về sự canh tác dưa hấu được tìm thấy trong các thư tịch cổ
tại Ai-Cập và Ấn Độ từ 2500 năm trước Công nguyên. Dưa hấu có mặt tại châu
Mỹ khoảng năm 1600, được trồng đầu tiên tại Massachusetts vào năm 1629 và
đến giữa thế kỷ 17 chúng được trồng ở Florida [20]. Cho đến những năm 1980,
dưa hấu vẫn được coi là một loại trái cây theo mùa, nhưng hiện nay, nhờ sự đa
dạng về nguồn nhập khẩu và sản xuất nội địa, nên sản phẩm này luôn sẵn có
quanh năm.
Ở Việt Nam, lịch sử về cây dưa hấu gắn liền với câu chuyện Mai An
Tiêm trong truyền thuyết về các Vua Hùng. Với các tỉnh Nam Bộ, từ lâu dưa
hấu được xem là loại trái cây không thể thiếu trên mâm Ngũ quả trong ngày tết
cổ truyền của dân tộc [5].
1.1.2. Phân loại dưa hấu
Trong nhiều năm quả dưa hấu vẫn được phân loại là Citrullus
vulgarisschrrad. Nhưng đến năm 1963, thieret đã đặt tên chính xác là Citrullus
lanatus (thumb.) Mansf.


16

Coginiaux và Harms (1923) đã trích dẫn tài liệu của Shimotsuma cho rằng

có 4 loài Citrullus, Viz. C. vulgaris Schrrad. Bây giờ gọi là:
Citrullus lanatus (thumb.) Mansf
Citrullus colocynthis (L.) schrad
Citrullus ecirrhosus cogn
Citrullus naudinianus (sond.) Hook.
Shimotsuma đã mô tả các loài đó như sau:
- C.lanatus (thunb.) Mansf là cây hàng năm, nguồn gốc ở miền Nam châu
Phi. Loài này được cung cấp rộng rãi ở Ai Cập và miền Nam, miền Tây và Trung
Á. Lá lớn và xanh, chia thùy sâu từ 3 – 5 cánh, đôi khi thùy đơn giản. Hoa trung
bình, đơn tính cùng gốc. Quả từ trung bình đến lớn, vỏ quả dày, thịt quả chắc có
nhiều nước. Màu sắc thịt quả có thể đỏ, vàng, trắng [9].
- C.colocynthis là cây lưu niên, có nguồn gốc ở Bắc Phi, loài này khác với
C.vulgaris chủ yếu hình thái các bộ phận trên cây. Lá nhỏ,thùy lá hẹp, lông phủ
trên thân lá màu xám. Hoa đơn tính cùng gốc. Hạt nhỏ, màu hạt nâu [9].
- C.naudinianus và C.ecirrhosus cogn. Cả 2 đều có nguồn gốc ở vùng sa
mạc Nam Phi và Tây Phi. Đặc điểm sinh trưởng dinh dưỡng của C.naudinianus
khác với các loài trên ở lá hình chân vịt, xẻ thùy sâu, phủ đầy lông. Tua cuốn đơn
giản, kéo dài hoặc mảnh mai [9].
Hoa đơn tính cùng gốc, ra hoa ở năm thứ 2.
Tất cả 4 loài có thể thụ phấn chéo lẫn với nhau, hạt nảy mầm tốt, F1 sinh
trưởng tốt.
1.2. Đặc điểm thực vật học
1.2.1. Rễ
Theo các tác giả (Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà) Dưa
hấu thuộc họ bầu bí xuất xứ ở miền Nam châu Phi, nên hệ rễ của chúng có thể ăn
sâu như bí ngô. Khi gặp điều kiện thời tiết khô hạn rễ chính có thể ăn sâu tới 40
cm và chiều rộng 0,7 – 1,2 cm. Vì vậy chúng có thể sinh trưởng và phát triển ở
vùng bán sa mạc và thảo nguyên. Rễ nhánh, rễ phụ phát triển theo điều kiện đất
đai. Hệ rễ phân bố ở tầng đất 0 – 30 cm, chủ yếu tập trung ở tầng đất 15 – 20 cm [9].



17

1.2.2. Thân
Theo một số tài liệu đã nghiên cứu của một số tác giả (Tạ Thu Cúc, Hồ
Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà) cây dưa hấu thuộc loại cây thân thảo có đặc tính
là bò lan, sống hàng năm. Thân phủ nhiều lông dài, các đốt thân có tua cuốn chẻ
2 - 3 nhánh [5], [16]. Thân thường dài từ 2 - 6m, có nhiều mắt, mỗi mắt mang
một lá, chồi nách và vòi bám. Chồi nách phát triển thành dây nhánh như thân
chính, các chồi gần gốc phát triển mạnh hơn chồi gần ngọn [14]. Ở thời kỳ
đầu thân chính sinh trưởng là chủ yếu, sau khi thân dài khoảng 1m thì cành
cấp 1 mới sinh trưởng mạnh và duy trì trong thời gian tiếp theo [8].
1.2.3. Lá
Dưa hấu thuộc loại 2 lá mầm, hai lá mầm đầu tiên mọc đối xứng nhau qua
đỉnh sinh trưởng, lá mầm nhỏ. Lá mầm hình ovan có tác dụng nuôi cây trong giai
đoạn đầu nhưng tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Lá
thật đơn, mọc xen, lá có hình tim, xẻ thùy nông hay sâu tùy thuộc từng giống.
Lá đầu tiên chẻ thùy nông [14]. Lá dưa hấu có cuống dài, ngắn tuỳ theo giống,
cuống lá có lông mềm. Phiến lá có màu xanh nhạt, kích thước 8 - 30cm, rộng
5 - 15cm, phiến lá chẻ 3 - 5 thuỳ lông chim, 2 mặt lá đều có lông ngắn [5] có
tác dụng bảo vệ và chống thoát nước. Người trồng dưa quan tâm tới độ lớn, sự
cân đối và thời gian duy trì lá mầm trên cây dài hay ngắn. Những yếu tố ảnh
hưởng tới chất lượng 2 lá mầm là dinh dưỡng, khối lượng hạt giống to hay nhỏ,
độ ẩm đất, nhiệt độ, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm lá bị co rút lại.
Quá trình nghiên cứu số lá, tuổi thọ lá của các tác giả (Tạ Thu Cúc, Hồ
Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, 2000) đã cho kết quả như bảng sau [9].
Bảng 1.1. Số lá và tuổi thọ lá của giống dưa hấu
Tổng số lá trên cây thân chính
49,1


Tuổi thọ trung bình của 1 lá (ngày)
Lá mầm
Lá thật
27,0
27,0

1.2.4. Hoa
Hoa dưa hấu thuộc loại hoa đơn tính cùng gốc (cũng có giống hoa
lưỡng tính), có màu vàng, to, mọc đ ơn ở nách lá, dưa hấu là cây giao phấn
điển hình, hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa đực nở sớm hơn hoa cái, trung bình


18

cứ 5 - 7 hoa đực thì có một hoa cái [16]. Hoa cái và hoa lưỡng tính thường
xuất hiện ở nách lá thứ 7 và vẫn có một số lớn hoa tự thụ phấn xảy ra một
cách bình thường [8].
1.2.5. Quả và hạt
Dưa hấu có quả rất phong phú và đa dạng về trọng lượng, kích cỡ, hình
dạng và màu sắc. Quả to chứa nhiều nước, thịt quả mọng, trọng lượng thay đổi
nhiều tuỳ theo giống và chế độ canh tác, có thể từ 1 -2 kg đến 5 – 10 kg nhưng
phổ biến từ 2 - 5kg. Quả có dạng hình cầu, hình trứng hay thuôn dài tuỳ
giống. Vỏ ngoài quả có màu lục đen hoặc xanh, nhiều khi có sọc vằn. Bề mặt
vỏ quả nhẵn, bóng, giòn và dễ vỡ. Lớp cùi phía trong vỏ quả có màu trắng, độ
dày mỏng khác nhau tùy đặc tính từng giống. Thịt quả có màu đỏ chứa nhiều
nước, khi chín hạt đen nhánh, dẹt. Màu đỏ của thịt quả, độ đường chứa trong
quả và số hạt trong quả nhiều hay ít tuỳ thuộc từng giống và chế độ canh tác.
Ngoài ra hiện nay nhờ kết quả lai tạo đã có những giống dưa hấu ruột vàng hoặc
dưa hấu vỏ vàng [5], [8].
1.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây dưa hấu

1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Là cây có nguồn gốc nhiệt đới và thuộc nhóm cây ngắn ngày nên cây dưa
hấu ưa nhiệt độ cao trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, nhiệt độ thích
hợp để cây sinh trưởng là 20 – 30oC, dưới 18oC cây sinh trưởng không bình
thường. Nhiệt độ dưới 15oC cây ngừng sinh trưởng và phát triển, tỷ lệ đậu trái
thấp và trái lớn rất chậm làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất [2]. Theo
Purseglove (1974) dưa hấu phát triển tốt ở vùng khô nóng với sự dồi dào về ánh
sáng.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình nảy mầm của hạt là 28 – 30 oC. Thời
kỳ cây con thích hợp nhất là 28 – 30oC vào ban ngày và 20oC vào ban đêm. Thời
kỳ nở hoa là 25oC, nếu nắng nóng quá sẽ cản trở quá trình thụ phấn. Quả phát
triển thuận lợi ở nhiệt độ 28 – 30 oC, nếu nhiệt độ thấp quả sẽ phát triển chậm,
màu quả nhợt nhạt, chất lượng kém, năng suất thấp [9], [14].
1.3.2. Yêu cầu về ẩm độ


19

Dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, khô, nên cây có khả năng chịu
hạn. Khí hậu khô ráo là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển tốt, mặt đất khô
cũng thuận lợi cho dưa sinh trưởng. Mưa nhiều làm mặt đất ẩm ướt, cây sẽ ra
nhiều rễ bất định trên thân và hấp thụ nhiều dinh dưỡng làm dây lá phát triển
mạnh, sum xuê và ảnh hưởng đến sự đậu quả. Nếu ẩm độ không khí cao, lá và
quả thường dễ mắc bệnh thán thư, thân dễ bị bệnh chảy gôm và nứt thân [6].
Do trong quả có chứa nhiều nước nên giai đoạn quả phát

triển sẽ cần

nhiều nước, tuy nhiên khi quả gần chín cần giảm lượng nước để quả tích lũy
đường, giai đoạn này cần cung cấp nước đều đặn vì nếu gặp khô hạn khi tưới

sẽ dễ gây nứt quả, nứt thân [14]. Hạt dưa hấu yêu cầu độ ẩm đất cao để nảy mầm
Khi nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Thời kỳ sinh trưởng
phát triển mạnh đến ra hoa cái yêu cầu độ ẩm đạt 70-80%, thời kỳ quả rộ, quả
phát triển yêu cầu độ ẩm cao hơn 80%. Độ ẩm đất thích hợp cho sự sinh trưởng,
phát triển của dưa hấu là 70 - 80%, dưa hấu là cây không chịu úng [8]. Dưa hấu
thuộc nhóm cây chịu hạn, bộ rễ lúc phát triển nhất đạt 3 - 4 m chiều sâu và 5 - 8
m đường kính. Tuy vậy, hệ số thoát nước lớn nên nhu cầu giữ ẩm đất cho cây
thường xuyên là cần thiết, nhất là thời điểm đầu [2].
1.3.3. Yêu cầu về ánh sáng
Dưa hấu là cây ưa sáng nên cần khoảng cách rộng để sinh trưởng và
phát triển, cây ưa cường độ ánh sáng mạnh để thúc đẩy quá trình trao đổi chất,
làm quả nhanh lớn, chín sớm, năng suất cao. Nếu thiếu ánh sáng, thân bò dài,
quả non dễ bị rụng. Độ dài ngày có ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của
cây, số giờ chiếu sáng trong ngày 8 - 10 giờ sẽ làm cây ra hoa sớm hơn và lượng
hoa cái sẽ nhiều hơn [2]. Số giờ chiếu sáng tối thiểu cần thiết cho dưa hấu là
600 giờ/vụ [6], [14].
Ở thời kỳ cây con nếu thiếu ánh sáng, trời âm u, có mưa phùn sẽ làm
xuất hiện nhiều bệnh hại, vì vậy nhân dân ta có câu “nắng được dưa, mưa được
lúa” [8].


20

1.3.4. Yêu cầu về đất đai
Dưa hấu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát đến đất sét
nặng, thích hợp nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, tầng canh tác dày, không chua
(pH = 6 - 7 là thích hợp). Các chân đất ven sông, đất bãi đều thích hợp cho dưa
hấu phát triển, nếu đất trũng cần lên luống cao để thoát nước tránh gây thối rễ
cho dưa.
Tuy dưa hấu sinh trưởng trên đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình nhưng cần

tăng cường bón phân hữu cơ để cải tạo đất, so với các cây trong nhóm dưa hấu
chịu được độ pH lớn hơn 1 chút. Tuy nhiên ở độ pH đất thấp (đất chua) dưa hấu
dễ bị bệnh hại.
1.3.5. Yêu cầu về dinh dưỡng
Cũng như những cây trồng khác, dưa hấu cần có đầy đủ các nguyên tố
dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng và vi lượng. Theo Trần Khắc Thi [13] và
Tạ Thu Cúc [9] thì sự cân bằng 3 yếu tố N, P, K là yêu cầu quan trọng đối với
sự tăng trưởng, sản lượng và chất lượng trái dưa hấu, thời kỳ đầu sinh trưởng
cần N và P. Cuối thời kỳ sinh trưởng cần kali và lân, 2 yếu tố này góp phần cải
thiện chất lượng thịt quả. Dưa hấu hầu như không tỏ ra bất cứ mọi sự phản ứng
đặc biệt nào với sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong đất.
Theo Trần Khắc Thi và cộng sự [14], vai trò của một số nguyên tố dinh
dưỡng chính đối với cây dưa hấu như sau:
Đạm: Giúp cây con tăng trưởng nhanh, quả nhanh lớn. Cần bón khi cây
bắt đầu ngả ngọn và sau khi đậu quả. Nếu thiếu đạm, cây phát triển chậm, đốt
ngắn, lá nhỏ, quả nhỏ. Ngược lại nếu thừa đạm cây sẽ sinh trưởng thân lá
mạnh, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh kém, quả
non dễ rụng, chín chậm, nhiều nước, vị nhạt, khó bảo quản và mau thối quả.
Lân: Làm hệ rễ phát triển mạnh ở giai đoạn đầu, giúp cây nhanh ra hoa,
dễ đậu quả, thịt quả chắc. Khi thiếu lân tốc độ sinh trưởng của cây giảm, ít
nhánh, lá mỏng, năng suất thấp.


21

Kali: Giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu, thúc đẩy quá trình
chuyển hóa đường trong giai đoạn quả chín, làm cho thịt quả chắc, vỏ cứng dễ
vận chuyển, bảo quản. Bón kali lúc sắp thu hoạch sẽ làm tăng chất lượng quả.
Các nguyên tố trung lượng và vi lượng: Các nguyên tố này cũng có vai trò
quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất dưa hấu.

1.4. Giá trị cây dưa hấu
Giá trị của quả dưa hấu đã được dân gian đúc kết qua câu: "Nhiệt thiên
lưỡng khảm qua, dược vật bất dụng qua" (Trời nóng ăn hai quả dưa thì không
cần phải uống thuốc) và coi dưa hấu là "Hạ quý thủy quả chi vương" (Vua của
trái cây mùa hè). Các y thư cổ như Bản thảo phùng nguyên, Tùy tức cư ẩm thực
phổ, Nhật dụng bản thảo... đều cho rằng dưa hấu có công dụng thanh nhiệt giải
thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiện và được dùng để chữa nhiều chứng bệnh
như mụn nhọt, viêm loét miệng, phù do viêm thận, tiểu đường, cao huyết áp,
lỵ, say nắng, nóng, giải độc rượu... Thậm chí còn coi dưa hấu có tác dụng thanh
nhiệt tả hỏa tựa như “cổ phương trứ danh Bạch hổ thang”. Vỏ quả dưa hấu có
tính mát, sắc uống có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nếu đốt thành than, tán
nhỏ để ngậm khỏi lở loét miệng. Hạt dưa hấu có tính lạnh, ăn bùi, khi sao vàng
sắc uống có tác dụng chữa đau lưng...[41].
Quả dưa hấu non được gọi là dưa hồng, có thể dùng để xào, nấu canh
và muối chua. Thịt quả dưa hấu khi chín có vị ngọt, mát và chứa nhiều nước
dùng để ăn tươi hoặc chế biến nước giải khát.. Thành phần ruột quả có 90% là
nước, 9% các hợp chất Hydratcarbon [24], [28]. Dưa hấu chứa nhiều chất
dinh dưỡng khác nhau như Protein (0,7%), Lipid (0,1%), các Vitamin A, C và
các chất trung lượng, vi lượng như Canxi, Magiê, Sắt … [5].
Dưa hấu là loại thực phẩm được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới,
với cách sử dụng rất phong phú ña dạng, hầu hết dùng để ăn tươi, giải khát
hoặc như người dân Nga còn dùng để sản xuất bia, siro…[9]
Về giá trị y dược, các nhà khoa học còn nhận định: Những miếng dưa
hấu mát lạnh trong ngày hè oi bức không những làm cho chúng ta thỏa cơn
khát mà còn có nhiều công dụng hữu ích như:


22

Khoẻ hơn: Dưa hấu chứa nhiều lycopene - chất chống ôxy hoá có tác dụng

chống lại các bệnh tim mạch và ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng vốn là loại
quả có chứa lượng chất lycopene, nhưng nó chỉ được “phát huy” khi nấu chín
với một ít dầu ăn. Dưa hấu không cần phải nấu và ngoài ra lượng lycopene
có trong dưa hấu nhiều hơn 40% so với lượng lycopene trong cà chua.
Cung cấp vitamin C: Một miếng dưa hấu to (tương đương với 2 cốc
nước ép) cung cấp một nửa lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Chống nhiễm trùng: Hai cốc nước ép dưa hấu cũng cung cấp cho cơ thể ¼
lượng α- carotin cần thiết hàng ngày. Cơ thể sử dụng chất này để tạo ra vitamin
A. Cơ thể thiếu α- carotin dễ bị virus xâm nhập, dễ bị nhiễm trùng và thị lực
bị ảnh hưởng.
Lành vết thương nhanh chóng: Dưa hấu là một trong những loại thực
phẩm hiếm hoi cung cấp chất citrulin, một loại chất axit amin có tác dụng làm
lành vết thương. Chất này có nhiều hơn ở phần vỏ của dưa nhưng mọi người
thường hay bỏ đi.
Giảm stress: Dưa hấu là nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp kiểm soát
huyết áp của cơ thể. Trong những buổi sum họp gia đình, dưa hấu là thức ăn
hợp lý khiến mọi người thư giãn, không căng thẳng.
Thoả cơn khát: Chỉ có khoảng 96 calo trong 2 cốc nước ép dưa hấu, còn
lại là hàm lượng chất lỏng cao giúp bạn thoả cơn khát. Vì thế hãy coi dưa hấu là
một giải pháp tuyệt vời khi cổ họng bạn đang khát khô [36].
1.5. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý
1.5.1. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý
Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến,
thường mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí sản
xuất nông nghiệp.
"Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất
dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho
từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất" [35].



23

Các tác giả Nguyễn Văn Bộ (1999), Bùi Đình Dinh (1998), Võ Minh Kha
(1996), Vũ Hữu Yêm (1995) cho biết: Khái niệm bón phân cân đối là một khái
niệm cụ thể và luôn biến động. Đó là cân đối về nhu cầu và lượng hút của cây
trồng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng tại các thời kỳ sinh trưởng khác nhau,
cân đối giữa các điều kiện tự nhiên liên quan đến hiệu lực phân bón như nước,
ánh sáng v.v... cũng như cân đối trong mối quan hệ với từng loại cây trồng trong
một hệ thống luân canh. Do vậy, để có các công thức khuyến cáo phân bón ngày
càng gắn với điều kiện cụ thể thì một hệ thống nghiên cứu hiệu lực phân bón theo
vùng sinh thái cần được thiết lập ổn định.
Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sinh
trưởng và phát triển cũng như khả năng hình thành năng suất của tất cả các cây
trồng nông nghiệp [28]. Tuy nhiên, tác dụng tích cực của phân bón đến năng suất
và phẩm chất của cây trồng cũng như môi trường đất và nước chỉ thể hiện khi
được sử dụng một cách cân đối và hợp lý [19], [27].
Kết quả tổng kết của FAO trên phạm vi toàn thế giới cho thấy bón phân
không cân đối có thể làm giảm năng suất tới 20 - 50 % [21].
Xuất phát từ lý do nêu trên, để có một nền nông nghiệp phát triển bền
vững, bắt buộc phải chuyển từ nông nghiệp truyền thống chủ yếu “dựa vào đất”,
sang một nền nông nghiệp thâm canh “dựa vào phân bón” với giống mới, năng
suất và chất lượng cao kết hợp với phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng [4].
Theo Bùi Huy Hiền (1997) thì trong 20 năm qua việc sử dụng phân bón
trong thâm canh cây trồng ở nước ta diễn ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa N,
P và K. Tỷ lệ sử dụng kali thấp hơn nhiều so với đạm và lân. Cũng theo tác giả
này thì việc sử dụng phân bón không cân đối đã hạn chế đáng kể năng suất cây
trồng, giảm hiệu lực sử dụng phân bón và gây lãng phí. Nguyên nhân là bón phân
không cân đối làm cho lượng dinh dưỡng trong đất biến động mất cân đối dẫn
đến giảm năng suất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của một
số loại bệnh hại [1].



24

1.5.2. Vai trò của việc bón phân cân đối và hợp lý
Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất
định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó,
cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng
khác ở mức thừa thải.
Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có
ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.
Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối
các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân
bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau
ở các loại đất khác nhau. Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ
sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại phân khác.
Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt
của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt
đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường. Bón phân cân đối có các tác
dụng tốt là:
* Ổn định và nâng cao độ phì nhiêu của đất:
Bón phân cân đối có thể làm ổn định và nâng cao độ phì nhiêu cho đất do
cây trồng không phải khai thác kiệt quệ các chất dinh dưỡng mà ta không cung
cấp cho nó. Bón phân cân đối không chỉ bù đắp lượng dinh dưỡng cây trồng lấy
đi mà còn làm cho đất tốt lên nhờ lượng thực vật còn lại sau mỗi vụ thu hoạch
tăng lên.
* Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất:
Việc tăng vụ, sử dụng các giống mới... chỉ có hiệu quả nếu biết áp dụng
bón phân cân đối. Bón phân cân đối cho phép phát huy cao tiềm năng năng suất
của tất cả các loại cây trồng.

* Tăng phẩm chất nông sản:
Bón phân cân đối làm tăng hàm lượng protein trong hạt ngũ cốc, tăng hàm
lượng các vitamin trong rau và hoa quả, tăng hàm lượng đường trong mía, giảm tích
lũy nitrat trong rau, làm hình dáng màu sắc nông sản hấp dẫn hơn…


25

* Bảo vệ nguồn nước:
Phân hóa học nếu được sử dụng đúng chủng loại, cân đối về tỷ lệ, phù hợp
với nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng thì khả năng mất dinh
dưỡng sẽ rất thấp do cây trồng hấp thu gần hết. Trong khi đó, đối với phân hữu
cơ nhiều khi cây trồng đã thu hoạch, phân hữu cơ vẫn tiếp tục giải phóng chất
dinh dưỡng và do vậy nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước là khó tránh khỏi. Bón
phân cân đối sẽ ngăn ngừa quá trình trên.
* Hạn chế khí thải độc hại làm ảnh hưởng môi trường:
Phân đạm khi bón vào đất đều phải chịu ảnh hưởng của các quá trình biến
đổi, trong đó có quá trình hình thành khí amoniac (NH 3). Nếu bón đạm không
đúng lúc, không đúng phương pháp (bón vãi trên mặt đất chẳng hạn), bón quá
nhiều và không cân đối với lân và kali nên cây trồng không sử dụng được hết sẽ
dẫn đến lượng khí NH3 tăng lên ảnh hưởng xấu đến tầng ôzôn và là nguyên nhân
gây ra mưa axit. Ngoài ra, bón phân cân đối sẽ làm cây trồng sinh trưởng tốt hơn
nên khả năng đồng hóa khí cacbonic cao hơn, thải ra oxy nhiều hơn và làm
không khí trong lành hơn.
Vì vậy, bón phân cân đối và hợp lý là bón phân dựa trên đặc điểm sinh lý
và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, tính chất của từng loại đất và điều kiện
mùa vụ cụ thể, tức là sử dụng phân bón theo 4 đúng: đúng chủng loại, đúng liều
lượng, đúng tỷ lệ và đúng lúc, nhằm đảm bảo mối quan hệ bền vững giữa cây
trồng, đất, phân bón.
1.6. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và ở Việt Nam

1.6.1. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới
Ở các nước trên thế giới, vai trò của phân bón trong việc tăng năng suất,
phẩm chất cây trồng và tăng độ phì của đất đã được xác nhận.
Nhà bác học Rumani Davideson (5/1957) trong hội nghị quốc tế đã nói:
“Cơ sở nông nghiệp là độ phì nhiêu của đất và cơ sở của độ phì nhiêu của đất là
phân bón. Nhờ có phân bón mà diện tích nhỏ cho năng suất cao”, với 26 năm
kinh nghiệm nghiên cứu tại viện khoa học, ông đã chứng minh rằng không có
cách nào hiệu quả hơn là nâng cao năng suất bằng cách sử dụng phân bón, ông


×