Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.03 KB, 28 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn khoa TCKT và bộ môn Tiền Tệ Ngân
Hàng đã tạo điều kiện cho chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài khoa
học này, qua đó giúp chúng em củng cố thêm một số kiến thức và kỹ
năng phục vụ cho quá trình học tập về sau.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Giảng viên Nguyễn Trần Xuân
Linh đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình để
hoàn thành đề tài.
Do trình độ và thời gian có hạn, trong quá trình nghiên cứu đề tài
chắc chắn có nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý chân thành
của thầy cô và bạn đọc để chúng em có thể hoàn thiện hơn trong những
đề tài nghiên cứu sau. Xin chân thành cảm ơn!

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………......
.............

MỤC LỤC
Nội dung....................................................................................Trang
Lời cảm ơn...................................................................................1
Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 2


Nhận xét của Giảng viên..............................................................2
Danh mục các từ viết tắt..............................................................4
Lời mở đầu...................................................................................5
Chương I : Tổng quan nghiên cứu đề tài.................................7
I.
II.
III.


Mục tiêu nghiên cứu..........................................................7
Nội dung nghiên cứu..........................................................7
Phạm vi nghiên cứu...........................................................7

Chương II: Cơ sở lý luận về lạm phát......................................8
I.
1.
2.
II.
1.
2.
III.
1.
2.
3.
4.
5.
IV.
V.
1.
2.
VI.
1.
2.

Các khái niệm....................................................................8
Lạm phát, giảm phát, giảm lạm phát.................................8
Tỷ lệ lạm phát....................................................................8
Phân loại..........................................................................10
Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát................................................10

Căn cứ vào khả năng dự đoán..........................................11
Nguyên nhân....................................................................11
Lạm phát do cầu...............................................................12
Lạm phát do cung............................................................12
Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ.............................13
Lạm phát cơ cấu...............................................................13
Lạm phát kỳ vọng............................................................14
Tác động của lạm phát.....................................................14
Mối quan hệ giữa lạm phát,lãi suất và tiền tệ..................16
Mối quan hệ giữa tiền tệ và lạm phát...............................16
Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất.............................17
Biện pháp giảm lạm phát.................................................19
Lạm phát do cầu...............................................................19
Lạm phát do cung............................................................19

CHƯƠNG III: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
từ năm 2008 đến 2010...................................................20
I.
II.

Số liệu lạm phát...............................................................20
Phân tích số liệu...............................................................20

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 3


1. Năm 2008.........................................................................20
2. Năm 2009.........................................................................21

3. Năm 2010.........................................................................22
III. Nhận xét về sự thay đổi của mức độ lạm phát
Giữa các năm...................................................................25
1. Từ năm 2008 đến 2009....................................................25
2. Từ năm 2009 đến 2010....................................................25
Kết luận......................................................................................26
Tài liệu tham khảo......................................................................27

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AD : Tổng cầu
AS : Tổng cung
LSCB: Lãi suất bân bằng
NHTW : Ngân hàng Trung Ương
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
VN : Việt Nam
VND : Việt Nam đồng

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 4


LỜI MỞ ĐẦU

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, lạm phát nổi lên là một vấn đề
đáng quan tâm về tác động của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế.
Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế
của một quốc gia nhưng cũng là một trong những trở ngại lớn nhất trong

công cuộc phát triển đất nước. Lạm phát được coi như là một căn bệnh
thế kỷ của nền kinh tế thị trường. Càng ngày, cùng với sự phát triển đa
dạng phong phú của nền kinh tế thì nguyên nhân dẫn đến lạm phát cũng
ngày càng trở nên phức tạp hơn. Đối với nước ta, trong sự nghiệp phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của
nhà nước,cơ chế mới sẽ là môi trường thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế theo xu hướng hiện đại, chắt lọc thừa kế những thành tựu và khắc phục
những tồn tại đã qua. Vì vậy, việc nghiên cứu lạm phát, tìm hiểu nguyên
nhân và đề ra các biện pháp chống lạm phát là hết sức cần thiết và có vai
trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Từ năm 1976 tới nay, Việt Nam trải qua hai giai đoạn phát triển
chính được đánh dấu bằng mốc khởi đầu đổi mới năm 1986: nền kinh tế
chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Trong cả hai giai đoạn này, lạm phát luôn là một vấn đề
được quan tâm hàng đầu trong các chính sách và chiến lược phát triển,
nhất là trong những thời điểm lạm phát dâng cao như nửa cuối thập niên
1970 – nửa đầu thập niên 1980 và lại nổi lên từ năm 2008 – 2010

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 5


Lạm phát ở nước ta trong giai đoạn 2008- 2010 có tác động sâu
rộng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với sự điều hành,quản lý của
nhà nước đã phần nào ngăn chặn, khắc phục những tác động của lạm
phát, tình hình ngày càng được ổn định. Tuy nhiên, lạm phát vẫn chưa
thực sự được đẩy lùi mà vẫn còn có nguy cơ quay trở lại, diễn biến một
cách phức tạp hơn. Vì thế, bài viết “Tổng quan về lạm phát và thực
trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2007 đến 2011” sẽ giúp ta có một

cái nhìn tổng quan hơn, đúc kết được kinh nghiệm để xây dựng chiến
lược phát triển đất nước trong thời gian sắp tới.

Tập thể nhóm 3 biên soạn
Tháng 11 năm 2011

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 6


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
I.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc
gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh
toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới
mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối
đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực
trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế
quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người
dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang. Chính vì
vậy,chúng em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Tổng quan
về lạm phát và thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến
năm 2010” nhằm mục đích tìm hiểu các khái niệm, phân tích
những nguyên nhân và diễn biến thực tế về thực trạng lạm phát ở
Việt Nam từ năm 2008 đến 2010, đồng thời đưa ra các giải pháp
nhằm giảm thiểu lạm phát để ổn định và phát triển kinh tế của đất


nước.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1) Một số thuật ngữ liên quan đến lạm phát
2) Phân loại lạm phát
3) Nguyên nhân gây lạm phát
4) Tác hại của lạm phát
5) Biện pháp giảm lạm phát
6) Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010
III.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1) Đối tượng nghiên cứu : Lạm phát, tiền tệ
2) Thời gian nghiên cứu : Từ năm 2007 đến 2011
3) Không gian nghiên cứu : Nền kinh tế Việt Nam
CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
I. CÁC KHÁI NIỆM
Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 7


1. Lạm phát, giảm phát, giảm lạm phát
a) Lạm phát
- Là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một


b)
-

khoảng thời gian nhất định.
Đặc trưng:

Vì lượng tiền trong lưu thông tăng quá mức => đồng tiền mất giá.
Mức giá cả chung tăng lên.
Giảm phát
Là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một

khoảng thời gian nhất định.
c) Giảm lạm phát
- Là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên nhưng với tốc
2.
a)
-

độ chậm hơn so với trước.
Tỷ lệ lạm phát
Để đo lường mức độ lạm phát người ta dung tỷ lệ lạm phát
Khái niệm
Tỷ lệ lạm phát ( ký hiệu là If ) là tỉ lệ phần trăm gia tăng trong mức

giá chung của kỳ này so với kỳ trước.
b) Công thức
• Tỷ lệ lạm phát hàng năm
x 100
• Trong đó:

- Pt :

chỉ số giá năm t

- Pt-1: chỉ số giá năm t-1
- If : là tỷ lệ lạm phát hàng năm


c) Phân loại
- Có ba loại chi số giá được sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát là:
• Chỉ số giá hàng tiêu dùng ( CPI )
• Chỉ số giá hàng sản xuất ( PPI )
Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 8


• Chỉ số giảm phát theo GDP ( Id )
 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI ): là chỉ số thể hiện mức giá trung bình của
giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một hộ gia đình mua ở kỳ này so với kỳ
gốc.
- CPI của năm t được xác định theo công thức sau:

- Với :

+ qi0 là khối lượng sản phẩm loại i mà một gia đình tiêu

dùng

ở năm gốc ( 0 )
+ Pi0 đơn giá sản phẩm loại i ở năm gốc
+ Pit đơn giá sản phẩm loại i ở năm t
- Dùng CPI để tính tỷ lệ lạm phát hàng tháng rất nhanh chóng, tiết
kiệm thời gian, nhưng không chính xác vì coi như giá của giỏ hàng
tiêu dùng đại diện cho giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền
kinh tế. Ngoài ra, sau một thời gian phải xây dựng lại cơ cấu giỏ
hàng, vì luôn có những sản phẩm mới ra đời thay thế cho những sản

phẩm cũ đã lỗi thời.
 Chỉ số giá hàng sản xuất ( PPI ): phản ánh mức giá trung bình của
một giỏ hàng hóa mà một doang nghiệp mua ở kỳ này so với kỳ gốc.
- PPI được xác định tương tự như CPI
- Chỉ số PPI chỉ được sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát trong khu vực sản
xuất, không phổ biến.
 Chỉ số giảm phát theo GDP ( Id ): phản ánh sự thay đổi của mức giá
trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành( t
) so với năm gốc.
- Id của năm được tính theo công thức sau;
x 100
- Với:

+
+

qit là Khối lượng sản phẩm loại i được sản xuất ở năm t
Pit là Đơn giá sản phẩm loại i ở năm t

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 9


+ Pi0 là Đơn giá sản phẩm loại i ở năm gốc
- Dùng để tính tỷ lệ lạm phát tương đối chính xác, nhưng lại mất nhiều
thời gian mới có được chỉ tiêu GDP, không đáp ứng được yêu cầu
tính tỷ lệ lạm phát thường xuyên hàng tháng.
II. PHÂN LOẠI
1. Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát: có thể chia lạm phát thành 3 loại:

a) Lạm phát vừa ( còn gọi là lạm phát 1 con số ): Khi giá cả hàng hóa và
dịch vụ tăng chậm, dưới 10% năm, đồng tiền tương đối ổn định, nền
kinh tế ổn định.
b) Lạm phát phi mã ( còn gọi là lạm phát 2 hay 3 con số ): Khi giá cả
hàng hóa và dịch vụ tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số từ 10% đến
999% năm.
- Nếu lạm phát phi mã xảy ra, đặc biệt ở mức 3 con số một năm, đồng
tiền sẽ mất giá nhanh chóng, thị trường tài chính bất ổn, nền kinh tế
bất ổn.
- Mọi người chỉ giữ một khoảng tiền tối thiểu, tốc độ lưu thông tiền tệ
tăng lên nhanh chóng, vì mọi người không muốn giữ những đồng tiền
đang mất giá, sẽ nhanh chóng chuyển sang cho người khác. Sẽ có
hiện tượng tiền tốt đuổi tiền xấu ra khỏi túi.
- Người ta sẽ tránh giữ tài sản dưới dạng tiền, mà chuyển sang giữ
ngoại tệ mạnh, vàng, bất dộng sản hay hàng hóa sẽ có lợi hơn.
- Các hợp đồng kinh tế cũng được chỉ số hóa theo tỷ lệ lạm phát hay
tính theo ngoại tệ mạnh.
c) Siêu lạm phát ( lạm phát từ 4 con số trở lên ): Khi tốc độ tăng giá
vượt xa lạm phát phi mã,được các nhà kinh tế xem như là căn bệnh
chết người và không hề có một chút tác động tốt nào, tỷ lệ lạm phát
từ 1000% năm trở lên.
- Tốc độ lưu thông tiền tệ tăng lên ghê gớm.
- Giá cả tăng nhanh và vô cùng không ở định.
- Tiền lương thực tế biến động rất lớn, thường bị giảm mạnh.

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 10



- Đồng tiền bị mất giá, ai có nhiều tiền đều bị tước đoạt, ai có tiền càng
nhiều thì bị tước đoạt càng lớn.
- Hầu hết các yếu tố thị trường đều bị biến dạng bóp méo hoặc bị
tgooir phồng, do vậy các hoạt động kinh doanh rơi vào tình trạng rối
loạn.
 VD: Cuộc siêu lạm phát ở Bolivia năm 1985 với tỷ lệ lạm phát là
12.000% năm; ở Đức hay ở Zimbabwe với tỷ lệ lạm phát cao đến
chóng mặt.
2. Căn cứ vào khả năng dự đoán: chia lạm phát thành 2 loại:
a) Lạm phát dự đoán ( còn gọi là lạm phát mong đợi – Expected
Inflation – Ife ): là tỉ lệ lạm phát mà người ta dự đoán sẽ xảy ra trong
tương lai, thường được căn cứ vào tỷ lệ lạm phát thực tế xảy ra trong
thời gian qua. Loại lạm phát này thường được phản ánh trong các hợp
đồng kinh tế.
không gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế,vì dân chúng sẽ làm
giảm thiệt hại của mình bằng hai cách:
 Thứ nhất: hoạch toán thêm tỷ lệ lạm phát ( thường gọi là trượt giá )
vào những chỉ tiêu liên quan.
 Thứ hai: nếu lạm phát dự đoán xảy ra với tỷ lệ lạm phát cao, dân
chúng sẽ tránh dữ tiền mà thay vào đó là vàng, ngoại tệ mạnh, hay
hàng hóa.
b) Lạm phát ngoài dự đoán ( còn gọi là lạm phát không mong đợi –
Unexpected Inflation – If0 ): là tỷ lệ lạm phát xảy ra nằm ngoài mức
đã dự đoán, nên dạng lạm phát này không được phản ánh trong các
hợp đồng kinh tế.

III.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT


Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 11


- Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, nhưng chủ yếu là do các
nguyên nhân sau:
1. Lạm phát do cầu ( còn gọi là lạm phát do cầu kéo ): Xuất phát từ sự
gia tăng của tổng cầu, có thể là do:
- Khu vực tư nhân lạc quan về nền kinh tế, nên tiêu dùng tự định và
đầu tư tự định tăng lên.
- Chính phủ tăng chi tiêu.
- Ngân hàng trung ương tăng tăng lượng cung tiền.
- Người nước ngoài tăng mua dịch vụ và hàng hóa trong nước.
 VD:. Vốn đầu tư phát triển tăng làm tăng nhu cầu về nguyên vật liệu,
trang thiết bị. Xuất hiện những nhu cầu tiêu dùng cao hơn, biểu hiện
là kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng mạnh mẽ. Tốc độ tăng
kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng của năm 2001 so với năm 2000
là 32,95%; năm 2002 là 20,65%; năm 2003 là 26,7%; năm 2004 là
8,52%; năm 2005 là 40,14%; năm 2006 là 17,24% và năm 2007 là
45,37%. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu lương thực của thế giới tăng
dẫn tới giá xuất khẩu tăng (giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt
Nam năm 2007 tăng 17,5% so với năm 2006 và năm 2008 tăng tới
90,3% so với năm 2007) khiến nhu cầu lương thực trong nước cho
xuất khẩu tăng. Trong khi nguồn cung trong nước do ảnh hưởng của
thiên tai, dịch bệnh không tăng kịp nhu cầu. Tổng hợp tác động của
các yếu tố trên đẩy giá một số hàng hoá, dịch vụ, đặc biệt là giá lương
thực, thực phẩm tăng.
2. Lạm phát do cung ( còn gọi là lạm phát do chi phí đẩy ): Xuất phát
từ sự sụt giảm trong tổng cung, mà nguyên nhân chính là do chi phí

sản xuất của nền kinh tế tăng lên khi:
- Tiền lương tăng lên trong khi năng suất lao động không thay đổi.
- Thuế tăng, lãi suất tăng.
Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 12


- Thiên tai, mất mùa, chiến tranh,…
- Giá các nguyên vật liệu chính tăng cao.
 VD: Lạm phát chi phí đẩy do chi phí đầu vào như nguyên vật liệu,
chi phí vận tải, giá năng lượng, tiền lương… tăng kéo theo giá bán
sản phẩm tăng. Việc tăng giá nguyên vật liệu, giá xăng dầu, giá than,
giá điện, chi phí vận tải… xuất phát từ sự độc quyền của người bán
và việc quản lý giá chưa hiệu quả. Ngoài ra, lạm phát phía cung còn
xuất phát từ biến động giá thế giới do Việt Nam liên tục nhập siêu từ
năm 1992 tới 2008. Nhập siêu kéo theo nhập khẩu lạm phát. Giá trị
nhập khẩu tư liệu sản xuất chiếm trên 80% kim ngạch nhập khẩu của
Việt Nam cho thấy sản xuất của nước ta phụ thuộc vào thị trường thế
giới rất lớn. Khi giá thế giới tăng thì chi phí sản xuất cũng tăng theo.
Tốc độ tăng giá các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như xăng dầu, sắt
thép, phân bón và chất dẻo.
3. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ: Xảy ra khi lượng cung tiền
thừa quá nhiều trong lưu thông, và được giải thích bằng phương trình
số lượng sau:
M.V = P.Y
Trong đó:

+


M : lượng cung tiền danh nghĩa

+

V : Tốc độ lưu thông tiền tệ

+

P : Chỉ số giá ( Mức giá trung bình )

+

Y : Sản lượng thực

- Giá cả phụ thuộc vào lượng tiền phát hành, khi lượng cung tiền tăng
lên thì mức giá cũng tăng theo cùng tỷ lệ, lạm phát xảy ra.
- Tuy nhiên lạm phát chỉ xảy ra khi tốc độ tăng của tổng khối tiền tệ
hàng năm ( M.V ) nhanh hơn tốc độ tăng của Y thì P sẽ tăng lên và
lạm phát sẽ xảy ra.
Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 13


4. Lạm phát cơ cấu: Nảy sinh do hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu đầu tư
bất hợp lý, dầu tư dàn trải, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước,
gây ra sự chênh lệch cung – cầu tiền tệ, hàng hóa.
5. Lạm phát kỳ vọng: Phát sinh từ yếu tố tâm lý, lạm phát trong quá
khứ có ảnh hưởng tới lạm phát hiện tại. Lạm phát kỳ vọng hay lạm
phát do tâm lý là hiện tượng thường thấy ở Việt Nam. Đây là yếu tố

tác động yếu nhất tới lạm phát. Độ trễ tác động là 1 và 3 tháng.
 VD: Tại Việt Nam, tâm lý đám đông có ảnh hưởng khá lớn tới hành
động của người dân. Nếu hiện tại lạm phát ở mức cao và dân chúng
cho rằng đồng Việt Nam tiếp tục mất giá (lạm phát tiếp tục tăng) thì
họ sẽ chuyển từ giữ VND sang các tài sản tài chính khác và tích cực
mua hàng hoá. Hoặc mỗi khi Chính phủ thực hiện chính sách tăng
lương, tăng giá xăng dầu hoặc giá điện thì ngay lập tức giá cả hàng
hoá tăng theo. Theo lý thuyết, việc tăng giá đầu vào (lương, xăng
dầu, điện, than…) có độ trễ, sau một thời gian mới làm tăng giá sản
phẩm đầu ra. Sự tăng giá hàng hoá ngay lập tức do tâm lý người dân
cho rằng giá cả sẽ tăng, họ tăng cường tích trữ hàng hoá khiến cầu
tăng vượt cung, dẫn đến lạm phát. Mặt khác, một số người đầu cơ
gom hàng hoá tạo hiện tượng khan hiếm giả tạo đẩy giá lên cao góp
phần gây ra lạm phát.
IV. TÁC ĐỘNG CỦ LẠM PHÁT
- Lạm phát có sự ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế và xã
hội tùy theo mức độ của nó
- Để phân tích được tác động của lạm phát ta cần phân biệt hai loại lãi
suất là: lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.
 Lãi suất danh nghĩa: ký hiệu là r, là lãi suất cho vay trên thị trường.
 Lãi suất thực: ký hiệu là rr, là tỷ lệ phần trăm gia tăng sức mua của
vốn.

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 14


- Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát
được thể hiện qua phương trình Fisher như sau:

r = rr + If


a)


Một số ký hiệu:
If:
Tỷ lệ lạm phát thực hiện
rre: Lãi suất thực dự đoán
Lạm phát tác động theo hai trường hợp:
Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện bằng tỷ lệ lạm phát dự đoán: If = Ife
Khi đó, rr = rre, sẽ không xảy ra việc phân phối lại tài sản và thu
nhập giữa các thành phần dân cư, tuy nhiên vẫn gây ra một số tác

động:
• Chi phí mòn giày: khi lạm phát cao xảy ra, để tránh thiệt hại, lượng
tiền mọi người cần giữ sẽ giảm thiểu và do đó số lần đi đến ngân
hàng sẽ tăng lên, hao tốn công sức và lãng phí thời gian.
• Chi phí thực đơn: khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp phải bỏ ra chi
phí để in ấn lại các catalogue và bảng giá mới gửi cho các khách
hàng.
• “Thuế lạm phát” khi tỷ lệ lạm phát cao xảy ra thì giá trị của lượng
tiền giữ trong ví sẽ bị xói mòn và sức mua của nó sẽ bị giảm xuống.
• Bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày do giá cả biến động.
b) Khi tỷ lệ lạm phát thực tế xảy ra khác với tỷ lệ lạm phát dự đoán: If #
Ife, sẽ xảy ra tình trạng phân phối lại tài sản và thu nhập giữa các
thành phần dân cư.
 Xét hai trường hợp:
• Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán: If >

Ife,nghĩa là xuất hiện loại lạm phát không mong muốn (If0 > 0 )=> rr
< rre.Khi đó,xảy ra sự phân phối lại tái sản và thu nhập heo hướng:
 Có lợi cho những người đi vay, người mua chịu hàng hóa, người trả
lương.
 Có hại cho những người cho vay, người bán chịu hàng hóa, người
nhận lương.
Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 15


• Nếu tỷ lệ lạm phát thực hiện nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán: If < Ife
( If0 < 0) =.> rr > rre, gây nên nhiều tác động đến xã hội và kinh tế:
 Phân phối lại tài sản và thu nhập theo hướng:
 Có lợi cho người cho vay, người bán chịu hàng hóa, người nhận
lương.
 Có hại cho gười đi vay, người mua chịu hàng hóa và người trả lương.
 Thay đổi cơ cấu kinh tế: vì giá các loại hàng hóa tăng không cùng tỷ
lệ, làm giá tương đối của các loại hàng hóa thay đổi, dẫn đến cơ cấu
kinh tế cũng thay đổi theo.
 Tác động đến sản lượng, việc làm và tỷ lệ thất nghiệp
 Lạm phát do cầu: khi tổng cầu tăng lên, làm giá cả tăng, đồng thời
sản lượng thường tăng => tỷ lệ thất nghiệp giảm.
 Lạm phát do cung: khi tổng cung sụt giảm, mức giá chung tăng, sản
lượng giảm => tỷ lệ thất nghiệp tăng.
V. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT, TIỀN TỆ VÀ LÃI SUẤT
1. Mối quan hệ giữa tiền tệ và lạm phát:
- Mối quan hệ giữa lạm phát với tiền tệ không phải mọi lúc, mọi nơi
đều như nhau, không phải bất biến mà nó biến đổi và khác nhau tuỳ
vào từng điều kiện kinh tế cụ thể, tuỳ từng mức độ phát triển của nền

kinh tế thị trường, của thị trường tiền tệ, của hệ thống ngân hàng và
khả năng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của NHNN để điều
tiết tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Giữa chúng có các mối quan hệ
sau:
 Lạm phát và tiền tệ có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau và
trong nhiều trường hợp, có sự tăng lên cùng chiều. Tức là khi tổng
cung tiền tệ tăng lên vượt quá tổng cầu tiền tệ thì tất yếu dẫn đến
tăng giá cả và kết quả cuối cùng là lạm phát tăng lên;
 Tiền tệ và lạm phát có mối quan hệ trực tiếp với nhau, nên tiền tệ
là nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm phát. Chỉ có tăng tiền mới có
thể tăng giá mà tăng giá đồng loạt sẽ kéo theo lạm phát tăng.
Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 16


Không có tiền thì người tiêu dùng và Nhà nước không thể mua
được hàng hoá và dịch vụ, tức là sức mua của người tiêu dùng và
Nhà nước giảm thì tổng cầu hàng hoá và dịch vụ giảm. Khi tổng
cầu hàng hoá giảm tất yếu kéo theo giảm giá và kết quả là lạm phát
giảm;
 Mặc dù là quan hệ trực hệ và là nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm
phát nhưng nhiều lúc gây ra lạm phát lại không phải do tăng tiền.
Điều này có thể nêu thực tế khi nền sản xuất sa sút do nhiều
nguyên nhân như quản lý kém, như cơ chế chính sách sai lầm...
gây ra tổng cung hàng hoá giảm thì với số lượng tiền tệ có trước
trong lưu thông cũng gây ra lạm phát cao. Điều này cũng lý giải là
không phải lúc nào lạm phát cũng là lỗi của Ngân hàng Nhà nước
và của hệ thống ngân hàng;
 Khi tiền tệ tăng lên nhưng nền kinh tế gặp phải tình trạng ứ trệ,

nhu cầu hàng hoá giảm sút ngoài lý do giảm sức mua (khi người
tiêu dùng và Nhà nước đã bão hòa nhu cầu tiêu dùng) thì cũng
không gây ra lạm phát cao.
2. Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất:
a) Khái niệm về lãi suất:
- Lãi suất là tỷ lệ tổng số tiền phải trả so với số tiền cho vay trong
một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải
trả để sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ vì lợi tức người cho
vay có được do việc trì hoãn chi tiêu.
b) Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế:
- Lãi suất danh nghĩa ( với hàm ý chưa điều chỉnh ảnh hưởng của
lạm phát ) là lãi suất đã bao gồm cả những tổn thất do lạm phát gây
ra do sụ tăng của mức giá chung.
Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 17


- Lãi suất thực tế là lãi suất đã trừ đi những tổn thất do lạm phát gây
ra.
- Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế được thể hiện
bằng công thức sau:
( 1 + r )( 1 + i ) = ( 1 + R )
trong đó : r là lãi suất thực tế, i là tỷ lệ lạm phát và R là lãi suất
danh nghĩa.
c) Mối quan hệ:
- Thực tế cho thấy lạm phát và lãi suất đồng hành, tuy cùng chiều,
nhưng lãi suất luôn cao hơn lạm phát, bởi trong quan hệ tín dụng,
nguyên tắc lãi suất huy động thực dương được chấp nhận nhằm
bảo đảm cho người gửi tiền có “lãi”.

 Hiệu ứng Fisher: mô tả mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và hai loại
lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế. Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên
thì tỷ lệ lãi suất danh nghĩa cũng tăng lên cùng một tỷ lệ, trong khi
tỷ lệ lãi suât thực tế không thay đổi.
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát
 Ảnh hưởng của lãi suất đến tỷ lệ lạm phát thông qua cơ chế lan
truyền tiền tệ
- Lãi suất là một công cụ quan trọng bấc nhất của chính sách tiền tệ.
Nó được áp dụng nhất quán trong một vùng lãnh thổ và được
NHNN điều hành chặt chẽ và mềm dẻo tùy theo từng thời kỳ cho
phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn. Như vậy
chúng ta có thể thấy rằng lãi suất tác động làm thay đổi cầu tiền tệ
trong dân cư, và làm thay đổi tỷ lệ lạm phát.Thật vậy, khi có lạm
phát, NHNN sẽ tăng lãi suất tiền gửi. chính vì thế người dân và các
công ty sẽ đầu tư vào ngân hàng có lợi hơn là đầu tư vào sản xuất
Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 18


kinh doanh. Như vậy cầu tiền giảm do đó tổng đầu tư giảm, làm
cho tổng cầu giảm dẫn đến giá giảm.Nhưng theo hiệu ưng Fisher,
chúng ta biết rằng:
Tỷ lệ lãi suất danh nghĩa = Tỷ lệ lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm
phát
Do đó, khi có lạm phát cao, áp dụng chính sách lãi suất ở đây
chính là việc tăng tỷ lệ lãi suât danh nghĩa cao hơn hẳn tỷ lệ lạm
phát ( để duy trì lãi suất dương ) qua đó mới tạo được cầu tiền
dang nghĩa tương ứng với cầu tiền thực tế. Tóm lại khi lãi suất tiền
gửi cao thì động viên được nhiều người gửi tiền vào Ngân hàng

thương mại (NHTM ) và ngược lại NHTM mua tín phiếu NHNN
với lãi suất kinh doanh có lãi thì sẽ giảm được khối lượng tín dụng.
Nếu lãi suất tiền cho vay cao thì sẽ làm nản lòng người đi vay vì
kinh doanh bằng vốn vay NHTM không có lợi nhuận. Như vậy
dùng công cụ lãi suất có thể tăng hoặc giảm khối lượng tín dụng
của NHTM để đạt mục đích chính sách tiền tệ - ổn định lạm phát.
 Tác động gián tiếp của lạm phát dối với lãi suất thông qua lĩnh vực
tín dụng và tiền tệ.
- Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại, ngân hàng bị thu
hẹp. Số lượng tiền gửi vào ngân hàng bị giảm đi rất nhiều do giá trị
đồng tiền bị giảm xuống. Vì vậy, khi lạm phát tăng cao, muốn lãi
suất thực tế ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với
tỷ lệ lạm phát.
VI. BIỆN PHÁP GIẢM LẠM PHÁT
- Khi xảy ra lạm phát vừa, sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, là loại lạm
phát có lợi cho nền kinh tế. Chỉ khi xảy ra lạm phát cao, sản lượng

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 19


thực vượt quá sản lượng tiềm năng, nền kinh tế phát triển quá nóng,
phải tìm biện pháp giảm lạm phát, ổn định nền kinh tế.
1. Lạm phát do cầu: Làm giảm tổng cầu bằng cách:
• Áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp: giảm chi tiêu ngân sách, tăng
thuế.
• Áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp: giảm mức cung tiền, tăng lái suất.
 Tổng cầu sụt giảm, dường AD dịch chuyển sang trái, mức giá giảm,
sản lượng giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng.

2. Lạm phát do cung: Phải làm tăng tổng cung, làm giảm chi phí sản
xuất bằng cách:
• Tìm nguyên liệu mới rẻ tiền thay cho nguyên liệu cũ đắt tiền.
• Giảm thuế, giảm lãi suất.
• Cải tiến kỹ thuật sản xuất, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để
tăng năng suất lao động, giảm chi phí.
• Nâng cao trìn độ quản lý: tổ chức lao động khoa học và hợp lý hóa
sản xuất.
 Chi phí sản xuất của nền kinh tế sẽ giảm xuống, đường AS dịch
chuyển sang phải, mức giá giảm, sản lượng tăng, tỷ lệ thất nghiệp
giảm.
CHƯƠNG III

I.

THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM
2008 ĐẾN 2010
SỐ LIỆU LẠM PHÁT
NĂM

2008

2009

Tỷ lệ lạm phát/năm
22,97
6,88
(% )
( Nguồn từ Tổng cục thống kê Việt Nam )
II.


2010
11,75

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Các yếu tố tác động đến tình hình lạm phát trong từng năm:
1. Năm 2008:

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 20


- Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn và thử thách đối với hoạt động
của ngành ngân hàng. Lạm phát tăng cao và không có dấu hiệu dừng
và chia làm 2 giai đoạn.
a) Giai đoạn từ đầu năm tới tháng 6 năm 2008 :
- Trong năm 2007, sự bùng nổ của nhu cầu tiêu dùng trong nước đã
góp phần làm lạm phát tăng tốc. Cũng trong khoảng thời gian đó,
giá cả của hàng loạt nguyên nhiên liệu như xăng dầu, sắt thép, và
lương thực đều tăng mạnh, kích hoạt cho một đợt tăng giá mạnh
mẽ của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trong nước. Lạm phát cao
nhất tính theo năm đã lên tới 28% vào tháng 8/2008. Cuối năm
2008, với sự lao dốc của hầu hết các hàng hóa trên thế giới, lạm
phát trong nước cũng được chặn đứng.
- Hai quý đầu năm 2008,trên thị trường tài chính thế giới bất ổn,tình
trong nước diễn biến phức tạp .giá dầu thô tăng cao,cộng với sự
dồn tích khá lâu về lượng tiền thừa đã làm cho thị trường hàng hóa
Việt Nam có hiện tượng “bốc hỏa” về giá.
- NHNN Việt Nam quyết định nâng dự trữ bắt buộc đối với các

NHTM.kèm với đó là hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng bằng việc
khống chế ở mức 30%. Ngoài ra, còn hàng loạt chính sách để hỗ
trợ thị trường chứng khoán, hạn chế cho vay đối với bất động sản.
- Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.
- NHNN liên tục tăng LSCB trong 6 tháng đầu năm, đỉnh điểm là
vào tháng 6/2008 lên đến 14%.
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%.
b) Giai đoạn từ tháng 6 đến cuối năm 2008:
- Chính phủ có chủ trương giảm tăng trưởng, tập trung chống lạm
phát.
- NHNN từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ và lãi suất vẫn là một
công cụ hết sức quan trọng. LSCB đã hạ dần từ 14% xuống 13%

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 21


(từ 21/10/2008), 12% (từ 05/11/08) và liên tiếp điều chỉnh tới 3 lần
trong vòng 1 tháng.
2. Năm 2009:
- Suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều
hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được
khống chế. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với
những năm gần đây.
- Bên cạnh đó, sự gia tăng cơ sở hạ tầng, xây dựng phát triển đẩy
mạnh nền tảng kinh tế, tổng chi đầu tư cho kết cấu hạ tầng trên
GDP cao nhưng kết cấu hạ tầng vẫn còn nhiều bất cập. Điều này
cho thấy cơ cấu đầu tư của Việt Nam có vấn đề, cơ cấu kinh tế
chưa thực sự hợp lý để tạo điều kiện phát triển bền vững cho

những năm sau.
- Sang năm 2009, khác với các nước khác, mất cân bằng cán cân
thương mại thu hẹp lại khi chịu chịu tác động của khủng hoảng,
mức thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam có giảm xuống nhưng
không đáng kể, nhập siêu vẫn ở mức 12,2 tỷ USD ngang bằng với
năm 2007 và cao hơn rất nhiều so với nhiều năm trước đó. Sự nới
lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo chương trình
kích thích kinh tế đã đẩy mạnh nhập khẩu, góp phần làm thâm hụt
cán cân thương mại lớn quay trở lại. Tình trạng thâm hụt cán cân
thương mại triền miên và chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ
giá trên thị trường tự do tạo tâm lý lo ngại Việt Nam đồng mất giá,
tạo ra cầu giả tạo, giá cả tăng cao.
- Tuy nhiên, với những động thái điều chỉnh tỷ giá gần đây của
NHNN nhằm giúp giảm chênh lệch 2 mức tỷ giá để người dân
giảm tích trữ hàng hóa, vàng, đô la, hạ thấp nhu cầu giả tạo, góp
phần kiểm soát giá cả.
3. Năm 2010:
Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 22


- Chúng ta phân tích các yếu tố có thể tác động đến lạm phát trong
năm 2010 dưới ba nhóm chính: (a) nguyên nhân chi phí đẩy (tăng
giá xăng dầu, điện nước, điều chỉnh tỷ giá...), (b) nguyên nhân cầu
kéo (kích cầu, thâm hụt ngân sách…), (c) nguyên nhân tiền tệ (tăng
cung tiền, tăng tín dụng…).
a) Nhóm 1: Lạm phát chi phí đẩy
 Điều chỉnh giá điện, xăng dầu và một số hàng hóa cơ bản khác:
- Sau dịp Tết Nguyên đán, giá nhiều mặt hàng cơ bản đã được điều

chỉnh tăng. Giá điện tăng 6.8% từ 01/3/2010, giá xăng dầu điều
chỉnh tăng 6.5% (tổng cộng 2 lần), than bán cho ngành điện tăng từ
28 – 47%.
- Thực tế, ước lượng mức độ tác động thực sự của việc tăng giá hàng
hóa cơ bản này đến CPI là việc làm khó khăn. Việc tăng giá điện,
xăng dầu ngoài ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, còn tác động lên
kỳ vọng của người tiêu dùng. Nếu kỳ vọng về mức lạm phát cao
trong tương lai thì mức lạm phát thực tế càng trở nên trầm trọng.
 Ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá:
- Ngày 10/02/2010, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định điều
chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng thêm 3.3%, đưa mức trần tỷ giá
chính thức lên 19,100 VND/USD.
- Nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam bị ảnh hưởng
khá mạnh bởi tỷ giá. Vừa qua một số hàng hóa như sữa, sắt thép…
cũng điều chỉnh giá bán sau khi tỷ giá được điều chỉnh. Do vậy,
đây cũng là một trong những nguyên nhân rất đáng được quan tâm.
 Hiệu ứng từ việc tăng lương tối thiểu:
Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 23


- Năm 2010, mức lương cơ bản được điều chỉnh tăng khoảng 1015%, tùy từng khu vực. Việc tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến
chi phí sản xuất của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới giá cả hàng
hóa. Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu cũng có thể tạo ra một hiệu
ứng tăng giá ăn theo trên thị trường.
b) Nhóm 2: Lạm phát do yếu tố cầu kéo
- Lạm phát do cầu kéo xuất phát từ sự chênh lệch cung cầu làm cho
giá hàng hóa biến động mạnh. Khi nhu cầu tăng cao đột biến trong
khi nguồn cung chưa kịp thay đổi hoặc ngược lại khi nguồn cung

giảm xuống cầu vẫn giữ nguyên đều làm cho giá hàng hóa tăng.
Trong dịp Tết Âm lịch vừa qua, giá của nhiều hàng hóa tăng một
cách đột biến là do nguyên nhân cầu kéo.
- Năm 2009, các gói kích thích kinh tế và việc tăng chi tiêu của
chính phủ khiến nhu cầu một số hàng hóa tăng mạnh. Hiệu ứng từ
việc gia tăng nhu cầu này tiếp tục kéo dài sang năm 2010, gây sức
ép lên giá cả nhiều hàng hóa. Ngoài ra, năm 2010 người dân có thể
sẽ tăng cường chi tiêu khi triển vọng kinh tế khả quan hơn, tạo ra
một sức cầu lớn hơn đối với nhiều loại hàng hóa.
c) Nhóm 3: Lạm phát từ nguyên nhân tiền tệ
- Tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao trong năm 2009 sẽ ảnh
hưởng đến lạm phát trong năm 2010. Chúng ta đều biết lạm phát
có quan hệ chặt chẽ với cung tiền, nhưng thường có độ trễ từ 5 – 7
tháng.

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 24


- Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng hiện nay đó là sự kém
hiệu quả của hoạt động đầu tư công. Tỷ lệ ngân sách chi cho các
dự án đầu tư công dường như tỷ lệ nghịch với hiệu quả của các dự
án trên. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản như đường xá,
cầu cống, sân bay, hải cảng… là rất cần thiết để góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn ở Việt
Nam hiện nay đó là các dự án đầu tư công đang dàn trải, không có
định hướng quy hoạch cụ thể. Các dự án đòi hỏi đầu tư với lượng
vốn lớn nhưng hiệu suất sử dụng thu về thì không nhiều. Điều này
tạo ra một sự mất cân đối trong nền kinh tế, khiến thâm hụt ngân

sách của nước ta hàng năm tăng cao trong khi đó bộ mặt của nền
kinh tế không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
- Nguyên nhân thứ hai dẫn đến tình trạng lạm phát lúc bấy giờ ở
Việt Nam đó chính là tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam hay
đúng hơn là lòng tin vào Việt Nam đồng của chính những người
Việt. Điều này là một hệ lụy tất yếu của sự bất ổn tiềm tàng trong
Việt Nam đồng. Từ khi ra đời đến nay, VN đồng liên tục mất giá
so với vàng và đô la. Sức mua của VN đồng giảm sút nhanh càng
khiến cho người dân hướng tới vàng và đô la như một phương tiện
cất trữ tài sản. Tâm lý tích trữ vàng và đô la của một bộ phận lớn
dân cư đã góp phần đẩy giá vàng và đô la lên cao, đồng thời ngày
càng làm mất giá trị của VN đồng. Vòng luẩn quẩn ấy đã khiến
cho tình hình lạm phát ở Việt Nam vào năm 2010 diễn biến ngày
càng phức tạp.
III.

NHẬN XÉT VỀ SỰ THAY ĐỔI TỶ LỆ LẠM PHÁT GIỮA
CÁC NĂM

Tổng quan về lạm phát và thực trạng lam phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010

Page 25


×