Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tổng quan về Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.3 KB, 20 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
Lời nói đầu
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ,
duy trì được mức tăng trưởng kinh tế trên 8%/năm. Để phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế và quá trình hội nhập của đất nước, ngành ngân hàng Việt Nam đã và
đang chuyển mình theo một xu hướng mới. Năm 2007 vừa qua là một năm thành
công lớn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập với
thế giới. Cùng với sự kiện Việt Nam vừa là thành viên thứ 150 của tổ chức thương
mại thế giới WTO, ngành ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn
nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Là một ngân
hàng có bề dày hoạt động, Ngân hàng công thương Việt Nam đã gặt hái được những
thành công nhất định và đang tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của
Ngân hàng trên địa bàn cả nước cũng như trong khu vực.
Mặc dù mới được thành lập từ năm 1999, nhưng Sở giao dịch I – Ngân hàng công
thương Việt Nam luôn là đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng
công thương Việt Nam. Với truyền thống hoạt động và phát triển cùng với sự quan
tâm chỉ đạo sát sao từ phía Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội và Hội sở ngân
hàng công thương Việt Nam, trong những năm tới Sở giao dịch I – Ngân hàng công
thương Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa để chuẩn bị cho mình những tiền đề quan
trọng trước khi bước vào hội nhập cùng thế giới.
Trong 5 tuần thực tập tại Sở giao dịch I, em đã có cơ hội để tìm hiểu khái quát về
đơn vị. Báo cáo thực tập tổng hợp dưới đây gồm có các nội dung chính sau:
- Phần I: Giới thiệu tổng quan về Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương
Việt Nam.
- Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – Ngân hàng
công thương Việt Nam.
- Phần III: Định hướng của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt
Nam.
Đồng Duy Lâm Ngân hàng 46B
1
Báo cáo thực tập tổng hợp


Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Sở giao dịch I
Ngân hàng công thương Việt Nam
1. Khái quát về Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam
1.1 Sự ra đời và phát triển của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt
Nam
Ngân hàng công thương Việt Nam (Incombank) được thành lập tháng 7 năm 1988
trên cơ sở sát nhập vụ tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Là 1 trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất
Việt Nam, ngân hàng công thương có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn
bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng trưởng qua
các năm, và bắt đầu tăng mạnh từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có
năm tăng đến 35% so với năm trước. Ngân hàng công thương Việt Nam có mạng
lưới kinh doanh trải rộng trên toàn quốc với 2 sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội
và sở giao dịch II tại thành phố Hồ Chí Minh), 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao
dịch. Ngân hàng hiện có 3 công ty hạch toán độc lập là công ty cho thuê tài chinh,
công ty TNHH chứng khoán, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản cùng với 2 đơn
vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm đào tạo.
Do yêu cầu của việc mở rộng hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong nền
kinh tế thị trường và đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế, ngày 30/12/1998, Chủ tịch Hội
đồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam đã ký quyết định số 134/QĐ –
HĐQT – NHCT1 sắp xếp và tổ chức hoạt động Sở giao dịch I – Ngân hàng công
thương Việt Nam theo điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng công thương Việt
Nam. Đến ngày 1/1/1999, Sở giao dịch chính thức được thành lập, có trụ sở tại số 10
Lê Lai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, trở thành 1 trong 2 Sở giao dịch của
ngân hàng công thương Việt Nam, hạch toán phụ thuộc như một đơn vị thành viên
trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam.
Ngày 20/10/2003, Chủ tịch HĐQT NHCTVN ban hành quyết định số 153/QĐ-
HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch I theo Dự án hiện đại hoá ngân hàng
Đồng Duy Lâm Ngân hàng 46B
2

Báo cáo thực tập tổng hợp
và công nghệ thanh toán do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ. So với ban đầu
khi mới thành lập thì hiện nay, Sở giao dịch I đã mang một bộ mặt hoàn toàn mới.
Theo điều lệ của Ngân hàng công thương Việt Nam, Sở giao dịch I là đại diện uỷ
quyền của Ngân hàng công thương Việt Nam, có quyền tự chủ trong kinh doanh theo
phân cấp của Ngân hàng công thương Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và
quyền lợi đối với Ngân hàng công thương Việt Nam. Sở giao dịch I có con dấu riêng
và mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Sở giao dịch I được ký hợp
đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự
phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng công thương Việt Nam.
Sở giao dịch I ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Ngân
hàng công thương Việt Nam. Kể từ khi được thành lập đến nay, Sở giao dịch I đã
không ngừng phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng, trở thành một trong những
ngân hàng hiện đại, đạt hiệu quả cao trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt
Nam; đã, đang và sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng – tài chính
của nên kinh tế.
1.2 Nghĩa vụ và quyền hạn của Sở giao dịch I
a) Nghĩa vụ
Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam có các nghĩa vụ chính sau:
- Thứ nhất, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn
lực của Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Thứ hai, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả
phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
- Thứ ba, thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật và Ngân
hàng công thương Việt Nam.
b) Quyền hạn
Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam có các quyền hạn chính sau:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư
trong nước và ngoài nước bằng VND và ngoại tệ.
Đồng Duy Lâm Ngân hàng 46B

3
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân
hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức
kinh tế và các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của
Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Chiết khấu kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ theo quy định
của Ngân hàng công thương Việt Nam và theo mức uỷ quyền.
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài
nước, chi trả kiều hối, thanh toán séc và các dịch vụ khác.
- Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt, ấn chỉ quan trọng.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn các dự án đầu tư
phát triển theo yêu cầu của khách hàng.
- Thực hiện một số nghiệp vụ khác do Ngân hàng công thương Việt Nam giao.
1.3 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam
Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà
nước, có tổ chức nhân sự theo phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng công thương Việt
Nam. Hiện nay, Sở giao dịch I có 280 cán bộ, trong đó có 16 cán bộ có trình độ trên
đại học (chiếm 5,7%), 213 cán bộ có trình độ đại học (chiếm 76%) và số cán bộ còn
lại được đào tạo cao đẳng.
Ngày 20/10/2003, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam
đã ban hành quyết định số 153/QĐ – HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao
dịch I theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do Ngân hàng Thế
giới tài trợ. Thực hiện dự án này, 9 phòng ban và một tổ bảo hiểm trước đây của Sở
giao dịch I đã được tổ chức lại thành 12 phòng ban và một tổ giám đốc.
Đồng Duy Lâm Ngân hàng 46B
4

Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3.1. Ban giám đốc
Ban giám đốc Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam gồm có 5
người: một giám đốc và 4 phó giám đốc. Quyền hạn và nghĩa vụ của ban giám đốc
được quy định trong điều lệ của Sở giao dịch I và không trái với điều lệ của Ngân
hàng công thương Việt Nam. Giám đốc có trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động
của ngân hàng, đồng thời phụ trách phòng khách hàng là các doanh nghiệp lớn
(phòng khách hàng I), phòng tổ chức hành chính và phòng kiểm soát nội bộ. Bốn phó
giám đốc được chia phụ trách các mảng hoạt động của ngân hàng như mảng tín dụng,
hành chính quản trị, giao dịch; mảng kế toán giao dịch và kế toán tài chính; mảng
Đồng Duy Lâm Ngân hàng 46B
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng Khách hàng
cá nhân
Phòng Khách hàng II
Phòng Khách hàng I
Phòng quản lý
rủi ro
Phòng kế toán – tài
chính
Phòng kế toán
giao dịch
Phòng thanh toán
xuất-nhập khẩu
Phòng dịch vụ thẻ
Phòng thông tin
điện toán
Phòng tiền tệ - kho

quỹ
Phòng tổng hợp - tiếp
thị
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
khách hàng tư nhân, tổng hợp - tiếp thị và tiền tệ - kho quỹ; mảng tài trợ, tổng hợp và
thông tin điện toán.
Trách nhiệm của 4 phó giám đốc về phụ trách các mảng hoạt động có thể thay đổi
theo từng thời kỳ. Khi giám đốc đi vắng sẽ ký giấy uỷ quyền cho 1 trong 4 phó giám
đốc để giải quyết công việc.
1.3.2. Chức năng các phòng ban
1.3.2.1. Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ
và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định
của Ngân hàng công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng
phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an
toàn chi nhánh.
1.3.2.2 Phòng kế toán tài chính
Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực hiện công tác
quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy
định của Nhà nước và của Ngân hàng công thương.
1.3.2.3 Phòng quản lý rủi ro
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác
quản lý rủi ro và quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro; Quản lý giám sát thực hiện danh
mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.
Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng.
Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng
theo chỉ đạo của Ngân hàng công thương Việt Nam. Là đầu mối khai thác và xử lý tài
sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước.
1.3.2.4. Phòng khách hàng I (Doanh nghiệp lớn)

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn,
để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín
dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng
Đồng Duy Lâm Ngân hàng 46B
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
dẫn của Ngân hàng công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu
và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.
1.3.2.5. Phòng khách hàng II (Doanh nghiệp vừa và nhỏ)
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan
đến tín dụng, quản lý các sản phẩm phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng
dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.3.2.6. Phòng khách hàng cá nhân
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai
thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,
quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn
của NHCT Việt Nam; Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
1.3.2.7. Phòng tổng hợp tiếp thị
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh
doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh báo cáo hoạt
động hàng năm của chi nhánh.
1.3.2.8. Phòng tiền tệ kho quỹ
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm,
các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu,
chi tiền mặt lớn.
1.3.2.9. Phòng kế toán giao dịch

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Các nghiệp
vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi
nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý
hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên
máy, quản lý kho tiền và quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định
Đồng Duy Lâm Ngân hàng 46B
7

×