Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống bắp cải trong vụ đông xuân 2014 2015 tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN THỊ HỒNG QUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG BẮP CẢI
TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2014 -2015
TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN THỊ HỒNG QUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG BẮP CẢI
TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2014 -2015
TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Chương

NGHỆ AN, 2015


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được ai công bố trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng nào, chưa
được báo vệ một học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn tham khảo trong luận văn
đều đã được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng
Vinh, ngày 06 tháng 10 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Quyền


iii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa Nông
Lâm Ngư – Trường Đại học Vinh, ban lãnh đạo viện Khoa học kỹ thuật Nông
Nghiệp Bắc Trung Bộ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phạm Văn Chương, người

đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn đến bộ môn nghiên cứu Rau Hoa, bộ
môn nghiên cứu Đậu Đỗ, phòng Thí Nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật Nông
Nghiệp Bắc Trung Bộ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành việc nghiên cứu đề
tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè
đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, ngày 06 tháng 10 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Quyền


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii
MỤC LỤC………………………………………………………..…….……...……..iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………….….………………Vi
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………..……………….Vii
DANH MỤC CÁC HÌNH…………………………………….…………………..Viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.............................................................2
4. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..........................................................4
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài............................................................................4

1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài............................................................................5
1.2.1. Nguồn gốc.....................................................................................................5
1.2.2. Phân loại........................................................................................................6
1.2.3. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây bắp cải............................6
1.3.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới..........................................................8
1.3.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam........................................................11
1.3.3. Tình hình sản xuất rau ở Nghệ An..........................................................11
1.4. Một số kết quả nghiên cứu về giống bắp cải trên thế giới và Việt Nam........12
1.4.1 Một số kết quả nghiên cứu về giống bắp cải trên thế giới......................12
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống bắp cải ở Việt Nam......................15
1.5. Yêu cầu dinh dưỡng của cây bắp cải..........................................................18
1.5.1. Vai trò sinh lý của N (ni tơ )và nhu cầu dinh dưỡng khoáng N ở bắp
cải...........................................................................................................................18
1.5.2. Vai trò sinh lý của P và nhu cầu dinh dưỡng khoáng P ở bắp cải.......19
1.5.3. Vai trò sinh lý của Kali và nhu cầu dinh dưỡng khoáng N ở bắp cải......19
1.5.4. Vai trò của các chất dinh dưỡng khác.....................................................20
1.6. Bón phân cân đối và hợp lý..........................................................................20
1.6.1. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý...............................................20


v
1.6.2. Vai trò của việc bón phân cân đối và hợp lý...........................................21
1.6.3. Mối quan hệ đất - cây trồng - phân bón..................................................22
1.7. Tình hình sử dụng phân bón cho bắp cải ở một số nước trên thế giới và
ở Việt Nam............................................................................................................24
1.7.1. Tình hình sử dụng phân bón cho bắp cải ở một số nước thế giới........24
1.7.2. Tình hình sử dụng phân bón cho cây bắp cải ở Việt Nam....................24
1.8. Khái quát nghiên cứu về hàm lượng NO3- trong rau...............................27
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................30
2.1. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................30

2.1.1. Giống thí nghiệm........................................................................................30
2.1.2. Phân bón thí nghiệm..................................................................................30
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................30
2.4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng của của các giống bắp cải ở các công thức
phân bón................................................................................................................32
2.4.3. Các đặc trưng hình thái bắp của các giống bắp cải...............................33
2.4.4. Đánh giá khả năng nhiễm sâu bệnh hại của các giống bắp cải ở các
công thức phân bón..............................................................................................34
2.4.5. Chỉ tiêu về năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất..........................35
2.4.6. Đánh giá chỉ tiêu chất lượng:....................................................................35
2.4.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón trên các giống
bắp cải....................................................................................................................35
2.5. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc (theo quy trình của Bộ Nông
Nghiệp và phát triển nông thôn).........................................................................35
2.5.1.Vườn ưm......................................................................................................35
2.5.2. Làm đất.......................................................................................................36
2.5.3. Phương pháp bón phân.............................................................................36
2.5.4. Chăm sóc.....................................................................................................36
2.6. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................37

3.1. Đặc điểm hình thái các giống thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 20142015 tại thành phố Vinh…………………………………………………..37
3.2. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thời gian sinh trưởng của
các giống bắp cải trong vụ Đông Xuân 2014 – 2015 tại thành phố Vinh.......37


vi
3.3. Số lá ngoài của các giống bắp cải ở các mức phân bón qua các thời kỳ
sinh trưởng trong vụ Đông Xuân 2014- 2015 tại thành phố Vinh..................40

3.4. Kích thước lá ngoài ở các mức phân bón của các giống bắp cải trong vụ
Đông Xuân 2014- 2015 tại thành phố Vinh.......................................................43
3.5. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến tăng trưởng đường kính tán cây của
các giống bắp cải trong vụ Đông Xuân 2014- 2015 tại thành phố Vinh...............45
3.6. Sự tăng trưởng chiều cao bắp của các giống bắp cải ở các mức phân
trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại thành phố Vinh........................................49
3.7. Sâu bệnh hại chính của các giống bắp cải ở các công thức phân bón
trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại thành phố Vinh........................................52
3.8. Đặc trưng hình thái của các giống bắp cải ở các mức phân bón trong vụ
Đông Xuân 2014 -2015 tại thành phố Vinh.......................................................56
3.9. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các chỉ tiêu về lá lúc thu hoạch
của các giống bắp cải trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại phố Vinh...................58
3.10. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất của các giống bắp cải trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại TP Vinh.......61
3.11. Năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của các giống bắp cải ở các
mức phân trong vụ Đông Xuân 2014- 2015 tại thành phố Vinh.....................63
3.12. Các chỉ tiêu về chất lượng của các giống bắp cải ở các mức phân bón
trong vụ Đông Xuân 2014 – 2015 tại thành phố Vinh.....................................66
3.13. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón trên các giống bắp cải
trong vụ Đông – Xuân 2014 -2015 tại thành phố Vinh....................................69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................72
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BDĐ


Bất dục đực

CT

Công thức

CTV

Cộng tác viên

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐC

Đối chứng

FAO

Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc )

K2O

Kali

LSD

Chênh lệch nhỏ nhất


NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

P2O5

Lân

TB

Trung bình

TBG

Trung bình giống

TBP

Trung bình phân

TK


Thời kỳ


viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái của các giống bắp cải thí
nghiệm…………37
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thời gian sinh
trưởng của các giống bắp cải trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại thành
phố Vinh.....................................................................................................38
Bảng 3.3. Số lá ngoài của các giống bắp cải ở các mức phân bón qua
các thời kỳ sinh trưởng trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tai thành phố
Vinh............................................................................................................41
Bảng 3.4. Kích thước lá ngoài ở các mức phân bón của các giống bắp
cải trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại thành phố Vinh........................44
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến tăng trưởng đường
kính tán cây của các giống bắp cải trong vụ Đóng Xuân 2014-2015 tại
thành phố Vinh..........................................................................................46
Bảng 3.6. Sự tăng trưởng chiều cao bắp của các giống bắp cải ở các
mức phân trong vụ Đông Xuân tại thành phố Vinh..............................50
Bảng 3.7. Sâu bệnh hại chính trên các giống bắp cải ở các công thức
bón phân trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại TP Vinh.........................54
Bảng 3.8. Đặc trưng hình thái của các giống bắp cải ở các mức phân
bón trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại thành phố Vinh.......................57
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu về lá lúc thu hoạch
của các giống bắp cải trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại thành phố
Vinh............................................................................................................59
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất

của các giống bắp cải trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại thành phố Vinh.62
Bảng 3.11. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống
bắp cải ở các mức phân trong vụ Đông Xuân tại thành phố Vinh.......64
Bảng 3.12. Các chỉ tiêu chất lượng của các giống bắp cải ở các mức
phân bón trọng vụ Đông Xuân 2014-2015 tại thành phố Vinh.............67
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón trên các giống
bắp cải trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại thành phố Vinh.................70


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Số lá ngoài của các giống bắp cải ở các công thức phân bón
qua các thời kỳ trong vụ Đông Xuân 2014- 2015 tại thành phố Vinh. .43
Hình 3.2: Tăng trưởng đường kính tán của các giống bắp cải ở các
mức phân bón trong vụ Đông Xuân 2014- 2015 tại thành phố Vinh....49
Hình 3.3: Sự tăng trưởng chiều cao bắp của các giống bắp cải ở các
mức phân trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại thành phố Vinh............52
Hình 3.4: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống bắp
cải trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại thành phố Vinh........................66
Hình 3.5: Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón trên các giống
bắp cải trong vụ Đông Xuân 2014 -2015 tại thành phố Vinh...............71


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rau là nguồn thực phẩm thiết yếu trong đời sống hàng ngày của con người.
Rau không chỉ cung cấp một lượng lớn vitamin mà còn cung cấp một phần

nguyên tố đa lượng, vi lượng cần thiết trong cấu tạo tế bào. Ngoài ra, rau còn là
loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, là mặt hàng xuât khẩu quan trọng
của nhiều nước trên thế giới. Rau rất đa dạng về chủng loại như rau ăn quả, rau
ăn củ, rau ăn lá ...
Bắp cải (Brassica oleracea ) là một loại rau thuộc họ thập tự, được sử dụng
hàng ngày trong bữa ăn bởi đây là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị sử
dụng lớn. Trong bắp cải các chứa 1 số loại vitamin khác nhau: vitamin C 28-70
mg/kg sản phẩm tươi, vitamin B1 0,65-2,4 mg/kg sản phẩm tươi, vitamin K 2040 mg/kg sản phẩm tươi, vitamin PP2 1-1,1mg/kg sản phẩm tươi. Ngoài ra còn
chứa nhiều đường, các chất khoáng như N, Ca, K, Fe, Mg… Thành phần các
acid amin của bắp cải cũng phong phú với các acid histidin, methionin, fenyl
alanin, tiroxin, triptophan. Nhân dân ta sử dụng bắp cải rất phổ biến, có thể ăn
tươi, qua chế biến thành nhiều thức ăn ngon, hợp khẩu vị. Bắp cải có thể sử dụng
cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Và khi nhu cầu xuất khẩu lên cao, chất lượng bắp
cải tốt thì nó cũng sẽ trở thành cây có giá trị xuất khẩu.
Trước đây ở nước ta bắp cải chỉ được trồng chủ yếu ở miền Bắc, Lâm Đồng,
một số tỉnh duyên hải miền Trung và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy
nhiên, những năm gần đây, diện tích bắp cải trong cả nước đều tăng. Diện tích và
sản lượng bắp cải không ngừng tăng nhưng năng suất tăng không đáng kể do
chưa chủ động được nguồn giống và đầu tư về mặt kỹ thuật.
Cũng như các loại cây trổng nông nghiệp nói chung thì việc bón phân cân
đối cho bắp cải là biện pháp mang lại giá trị kinh tế và môi trường. Nếu bón quá
ít thì sẽ không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, cây còi cọc ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng phát triển, không phát huy được tiềm năng về năng suất và
phẩm chất của giống. Việc bón phân cho bắp cải với liều lượng lớn sẽ cho năng


2
suất cao, nhưng nếu lạm dụng phân bón nhiều sẽ tạo ra sản phẩm rau không an
toàn gây độc hại cho người tiêu dùng. Vì vậy việc sử dụng phân bón cân đối, hợp
lý, đã góp phần to lớn vào việc tăng số lượng, chất lượng nông sản phẩm, tăng

khả năng chống chịu của cây trồng với một số sâu bệnh cho bắp cải
Nghệ An đã hình thành được 12 huyện chuyên canh về trồng rau, trong đó
bắp cải là loại rau trồng chính trong vụ Đông –Xuân. Người dân còn trồng các
loại giống cũ, năng suất chưa cao, chất lượng chưa tốt. Vì vậy việc xác định
giống bắp cải tốt phù hợp với địa bàn của vùng là điều đặc biệt cần quan tâm.
Bên cạnh đó quy trình bón phân cho bắp cải đang được áp dụng chủ yếu được
dựa vào kinh nghiệm sản xuất, chưa phù hợp với quy trình thâm canh bắp cải ở
vùng Bắc Trung Bộ nên ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu
quả kinh tế. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất và chất lượng của một số giống bắp cải trong vụ Đông Xuân năm 20142015 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến khả năng sinh
trưởng, phát triển và năng suất một số giống bắp cải trong vụ Đông Xuân,
góp phần tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
-. Ý nghĩa khoa học
+ Trên cơ sở khoa học, xác định được liều lượng phân bón phù hợp với sinh
trưởng, phát triển của các giống bắp cải trồng vụ Đông Xuân tại địa phương
nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
+ Kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học cho các công
trình nghiên cứu về phân bón cho cây bắp cải, góp phần hoàn thiện quy trình
thâm canh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả của đề tài góp phần vào xây dựng quy
trình bón phân cho cây bắp cải và góp phần định hướng phát triển cho bắp
cải tại địa phương theo hướng sản xuất rau an toàn, nâng cao giá trị thu


3
nhập trên đơn vị diện tích.

4. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng của một số giống bắp cải trên đất cát pha tại thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón


4
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Giống là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp vì nó quyết định đến
năng suất, chất lượng nông sản. Việc sử dụng các loại giống có tiềm năng năng
suất cao, chất lượng tốt, chống chịu cao là yêu cầu quan trọng trong sản xuất.
Tuy nhiên mỗi loại giống có một yêu cầu về sinh thái cũng như điều kiện canh
tác. Do đó để phát triển một loại cây trồng bất kỳ thì việc lựa chọn giống là yêu
cầu đầu tiên và quan trọng nhất.
Ở nước ta do điều kiện thời tiết không thuận lơi cho việc chọn tạo giống bắp
cải. Ngoài các giống bắp cải địa phương như bắp cải Phù Đổng, Lạng Sơn, Bắc
Hà và một số giống chịu nhiệt như CB1, CB26 thì những nghiên cứu về cây bắp
cải còn hạn chế. Các giống được người dân trồng phổ biến hiện nay đều là các
giống nhập nội, các giống nhập nội được trồng phổ biến ở Việt Nam như: giống
Kkcross, giống King 60, giống Green Nova, giống New Star, giống Head Star…
Mặc dù có nhiều giống bắp cải được nhập nội nhưng để chọn được giống phù
hợp với từng vùng sinh thái của địa phương là điều quan trọng.
Bên cạnh đó việc bón phân cân đối cho bắp cải cũng là vấn đề quan trọng
nhằm tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao mà không làm ô
nhiễm môi trường xung quanh. Ngoài việc bón các loại phân hữu cơ được ủ hoai
mục đều tốt cho bắp cải thì việc bón phân vô cơ cũng phải cân đối để đem lại
năng suất và chất lượng cao cho bắp cải. Bón cân đối đạm - kali là một trong

những yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng bắp cải. Bón kali làm tăng năng
suất không nhiều (8-12%) nhưng lại nâng cao đáng kể chất lượng bắp cải: giảm
tỷ lệ thối nhũn, tăng độ chặt và giảm đáng kể hàm lượng nitrat trong lá cải bắp.
Bón phân lân đúng liều lượng thì giúp cho bắp cải rút ngắn được thời gian sinh
trưởng. Do đó việc xác định được liều lượng phân bón phù hợp cho bắp cải là
điều cần thiết.


5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Diện tích trồng rau ở Nghệ An ngày càng mở rộng (năm 2010 là 33.544 ha,
đến năm 2014 là 35.175 ha) năng suất ngày cũng tăng lên. Tuy nhiên nhìn chung
năng suất rau của Nghệ An so với năng suất bình quân của cả nước còn thấp
(năm 2010 năng suất của cả nước là 11,46 tấn/ha, còn ở Nghệ An chỉ đạt 9,98
tấn/ha. Năm 2012 năng suất rau của cả nước là 11,47 tấn/ha, còn ở Nghệ An là
10,23 tấn/ha). Để đưa được năng suất trồng rau lên cao thì cần phải chọn được
những bộ giống tốt và lựa chọn được biện pháp kỹ thuật thích hợp
Cũng như nhiều cây trồng khác thì việc phát triển cây bắp cải còn nhiều hạn
chế ở Nghệ An. Việc nghiên cứu phân bón cho bắp cải còn nhiều hạn chế, bên
cạnh đó người dân sử dụng các loại giống chưa thích hợp với địa phương là
nguyên nhân dẫn đến năng suất bắp cải thấp. Do đó qua nghiên cứu chỉ ra sự ảnh
hưởng liều lượng phân bón và chọn lọc được bộ giống tốt cho cây bắp cải của
vùng.
1.2. Nguồn gốc, phân loại, giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây
bắp cải
1.2.1. Nguồn gốc
Cải bắp là loại rau lâu đời, có nguồn gốc từ châu Âu, ven biển Đại Tây
Dương và bờ biển Bắc (Kurt (1957), Decandolle (1957), Rukovski (1971),
Komarov (1961). [21]
Cải bắp có nguồn gốc từ cải xoăn biển, nó không phải là loại rau thông

dụng, được dùng làm thực phẩm cho mãi khi người La Mã và người Sterzen đến
châu Âu vào nước Anh.
Từ thế kỷ thứ X, cải bắp đã được trồng ở nước Nga, thế kỷ XII cải bắp được
trồng rộng rãi ở Tây Âu và được đưa đến Bắc Mỹ ở thế kỷ XVI [23]. Hiện nay
cải bắp được trồng ở hầu hết các vùng có khí hậu ôn hòa trên lục địa, nhiều nhất
như ở Châu Âu, châu Á, châu Mỹ. Ở Việt Nam, cải bắp cũng được trồng rất lâu
đời và có từ Bắc đến Nam.


6
1.2.2. Phân loại
Bắp cải được xếp theo phân loại thực vật như sau:
Giới (regnum): Plantea
Ngành (division): Magnoliophyta
Lớp (class): Magnoliopsida
Bộ (ordo): Brassicales
Họ (familia):Brassicaceae
Chi (genus): Brassica
Loài (species):B.oleracea
Nhóm (group):Capitata
Bắp cải (Brassica oleracea var. capitata L; n=9).
Vào thế kỷ XIX và XX người ta đã dựa vào sự phát sinh, phát triển giữa
dạng dại và dạng trồng trọt để phân loại nhưng tài liệu chưa hoàn chỉnh. Gần đây
tác giả Lizgunova tại viện thực vật toàn liên bang Nga dựa vào nguồn gốc địa lý
đã phân loại cải bắp thành 6 biến chủng: cải bắp, súp lơ, su hào, cải bắp lá nhăn,
cải bắp chùm và cải bắp xòe không cuốn.[23]
Lizgunova (1982) còn dựa vào đặc điểm hình thái học và đặc điểm sinh học
cũng như giới hạn các vùng phân bố của Brassica oler L. var. capitata để phân ra
ba nhóm: Cải bắp phương Đông (Orientalis), cải bắp Châu Âu (Europea) và cải
bắp Địa Trung Hải (Mediteranea). Theo các nhà khoa học nước ta, cải bắp nước

ta chủ yếu từ giống Orientalis [36].
Năm 1988, Minkov và Recheva còn dựa vào thời gian sinh trưởng của các
giống cải bắp khác nhau mà phân ra: Giống chín sớm (110-115 ngày). Giống
chín trung bình (116-125 ngày). Giống chín muộn: (trên 126 ngày) [34]. Tuy
nhiên hiện nay còn có những giống cải bắp có thời gian sinh trưởng dưới 110
ngày. Theo chúng tôi nên xếp vào nhóm giống chín rất sớm.
1.2.3. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây bắp cải
Bắp cải là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị sử dụng lớn. Có thể chế
biến nhiều món như bắp cải như luộc, xào, muối chua, kim chi, trộn dấm và làm


7
bánh ngọt,... Các nhà y tế thế giới đánh giá cao về khả năng chữa bệnh của bắp
cải. Sử dụng bắp cải cho ngưới bị bệnh tim, viêm ruột và bệnh dạ dày. [23]
Trong thành phần hóa học của bắp cải còn chứa một số loại vitamin khác
nhau: vitamin C: 28 – 70 mg/kg; vitamin B1: 0,65 – 2,4 mg/kg; vitamin D: 0,32 –
1,22 mg/kg; vitamin B3: 1,8 mg/kg; vitamin K20 – 40 mg/kg; tiền vitamin A: 0,6
mg/ kg và vitamin PP: 2,1 – 11 mg/ kg.
Trong bắp cải còn chứa chất khoáng với hàm lượng vitamin tương đối lớn,
trung bình từ 0,61 – 0,71% trong sản phẩm tươi [34]. Đặc biệt là lượng vitamin
trong bắp cải cao hơn nhiều so với các loại rau củ quý khác như carot, khoai tây,
hành tây. Cải bắp có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường
huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh đái tháo đường type 2. Năm
1948, người ta đã phát hiện cải bắp chứa vitamin U (kích thích tái sinh tế bào,
chống viêm loét, kích thích tái sinh tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột). Rau
cải bắp vị ngọt, tính mát, bổ dưỡng an thần hoạt huyết. Người Châu Âu xem là
cây thuốc của người nghèo [12][21]. Đây là loại rau dễ sử dụng rất tốt cho sức
khỏe con người.
Cây rau có nói chung và cây cải bắp nói riêng là cây trồng cho hiệu quả
kinh tế cao [10]. Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của nông

thôn, ước tính chiếm khoảng 9% trong tổng số thu nhập từ nông nghiệp bao gồm
cả trồng lúa.[6]. Giá trị sản xuất 1 ha rau gấp 2-3 lần so với 1 ha lúa. Theo Bùi
Thị Gia (2000), trồng cải bắp sẽ lãi khoảng 40 triệu đồng/1ha/năm [8]. Ngoài ra,
rau còn là cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy rau tạo điều kiện tận dụng đất đai,
nâng cao hệ số sử dụng đất [12]
Cải bắp là cây rau quan trọng trong vụ đông xuân ở miền Bắc nước ta, đặc
biệt là vùng ĐBSH [10] và là cây vụ đông trong công thức luân canh: Lúa xuânLúa mùa sớm-Cải bắp [22]. Ở vùng Đà Lạt (Lâm Đồng), có thể trồng cải bắp
nhiều vụ trong năm [10].
Sản xuất cải bắp nói riêng và trồng rau nói chung tạo thêm việc làm, tăng thu
nhập cho lao động nông thôn. Ngoài ra các sản phẩm từ cải bắp được sử dụng một
triệt để. Sản phẩm bắp được sử dụng cho con người và các lá ngoài của cải bắp


8
được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi. Cải bắp và một số loại rau khác trồng ở
Lâm Đồng không những phục vụ cho tiêu thụ nội địa mà còn là mặt hàng xuất
khẩu sang các nước như Campuchia, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Nhật..
1.3. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện tích
rau ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân [3]. Nhìn chung
trên thế giới tình hình sản xuất rau tăng về diện tích và sản lượng
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới từ năm 2007-2012
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1.000 ha)


(tấn/ha)

(1.000 tấn)

2007

17143,9

14,28

244889,5

2008

17489,6

14,22

248875,3

2009

18065,8

13,77

248925,3

2010


18872,5

13,83

261185,3

2011

18842,8

14,09

265523,0

2012

18959,5

Năm

14,23
269852,3
(Nguồn: FAOSTAT, 2012)[44]

Qua Bảng 1.1 ta thấy: tình hình sản xuất rau trên thế giới từ năm 2007 đến
năm 2012 có xu hướng tăng về diện tích, năng suất và sản lượng
- Về diện tích: Diện tích trồng rau trên thế giới tăng lên nhanh chóng từ năm
2007 đến năm 2012. Năm 2007 diện tích rau trên thế giới là 17143,9 nghìn ha,
nhưng đến năm 2012 đã tăng lên đến 18959,5 nghìn ha. Trong thời gian 5 năm

thì diện tích trồng rau trên thế giới đã tăng lên 1815,6 nghìn ha. (trung bình 1
năm tăng 363,12 triệu ha). Diện tích rau tăng nhanh như vậy chứng tỏ rằng cây
rau chiếm vị trí quan trọng đối với nền sản xuất nông nghiệp trên thế giói.
- Về năng suất: nhìn chung năng suất rau trên thế giới có xu hướng tăng
giảm không ổn định. Từ năm 2007 (14,28 tấn/ha) đến năm 2009 (13,77 tấn/ha)
thì năng suất rau trên thế giới có xu hướng giảm. Nhưng những năm sau đó (từ năm


9
2009 đến năm 2012) thì năng suất có xu hướng tăng, mặc dù có tăng nhưng năng
suất của năm 2012 (14,23 tấn/ha) vẫn không đạt đến năng suất của năm 2006.
- Sản lượng: từ năm 2007 đến năm 2012 sản lượng rau trên thế giới tăng lên rõ
rệt, trung bình tăng 4992,6 nghìn ha/năm. Rau xanh trở thành nhu cầu thiết yếu
trong đời sống con người, do đó sản lượng rau trên thế giới ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên trên thế giới, sự phân bố của cây rau không đều giữa các châu
lục, theo số liệu của FAO (2014) về sản xuất rau trên thế giới chúng tôi có kết
quả ở Bảng 1.2
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở các châu lục trên thế giới
năm 2010 – 2012
Nước

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng
(1.000 ha)


(tấn/ha) (1.000 tấn) (1.000 ha)

Thế giới 18872,5 13,83
Châu Phi 2612,6 6,57
Châu Mỹ
611,5 11,61
Châu Á
14934,8 15,09
Châu Âu
677,5 16,19
Châu Úc
36,3 15,60

(tấn/ha)

261185,3 18842,8 14,09
17179,5 2525,5 7,05
7100,4
543,9 13,36
225369,5 15048,9 15,16
10968,9
687,1 17,03
566,4
37,2 14,49

Diện tích Năng suất

(1.000 tấn) (1.000 ha)

(tấn/ha)


265523,0 18959,5 14,23
17827,3 2538,9 7,20
7269,6
562,0 13,41
228161,1 15143,2 15,31
11708,3
677,3 16,96
556,5
38,0 14,92

Sản lượng
(1.000 tấn)

269852,3
18291,8
7539,7
231962,9
11490,1
567,7

(Nguồn: FAOSAT 2014)[44]
- Diện tích rau ở Châu Á lớn nhất thế giới và tăng dần lên theo các năm .
Năm 2010 diện tích rau ở Châu Á chiếm 79,13% diện tích bắp cải trên thế giới
và năm 2012 diện tích này chiếm 79,87%. Diện tích trồng rau ở châu Phi đứng
thứ 2 trên thế giới. Trong khi đó diện tích trồng rau của châu Úc rất nhỏ (năm
2012 là 38,0 nghìn ha) chiếm 0,2% diện tích trồng rau trên thế giới.
- Về năng suất: Châu Âu là châu lục có năng suất lớn nhất so với các châu lục
(năm 2012 năng suất đạt 16,96 tấn/ha). Châu Úc và châu Á có năng suất chênh lệch
nhau qua các năm. Năm 2010 năng suất rau châu Úc (15,60 tấn/ha) cao hơn năng

suất rau của châu Á (15,09 tấn/ha), nhưng 2 năm sau thì năng suất rau châu Úc (năm
2012: 14,92 tấn/ha) đều thấp hơn năng suất rau của châu Á (15,31 tấn/ha đạt vào
năm 2012). Châu Phi có năng suất rau xu hướng tăng lên qua các năm, nhưng là
châu lục có năng suất rau thấp nhất (năm 2012: 7,2 tấn/ha) trên thế giới.
- Về sản lượng: sản lượng rau của châu Á đạt cao nhất so với các châu lục


10
trên thế giới và sản lượng cũng tăng lên qua các năm. Châu Á đạt được sản lượng
cao như vậy cũng nhờ có 2 quốc gia Trung Quốc (năm 2012: 160000,0 nghìn
tấn) và Ấn Độ (năm 2012: 28000,0 nghìn tấn) có sản lượng cao nhất và cao nhì
trên thế giới. Châu Úc (năm 2012: 567,7 nghìn tấn) có sản lượng rau thấp nhất so
với các châu lục trên thế giới.
Hiện nay sản lượng rau hàng năm chủ yếu tập trung ở một số nước như
Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria ... Trong số này Trung Quốc là nước có diện tích
trồng rau lớn nhất thế giới. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của một số nước
trên thế giới được thể hện ở Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của một số nước trên thế giới
năm 2010 - 2012
Năm 2010

Năm 2011

Diện tích Năng suất
(1.000 ha)

(tấn/ha)

Sản lượng


Diện tích Năng suất
(tấn/ha)

Năm 2012
Sản lượng

Diện tích Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng

(1.000 tấn)

(1.000 ha)

(1.000 tấn)

(1.000 ha)

TrungQuốc

9297,0

16,44

152880,0

9630,0

16,44


158390,0

9650,0

16,58

160000,0

Ấn Độ

2332,0

13,60

31724,0

2083,0

13,22

27557,0

2100,0

13,33

28000,0

ViệtNam


644,9

11,46

7392,4

671,29

11,02

7400,0

680,0

11,47

7800,0

Nigeria

737,3

8,06

5945,6

740,00

8,10


6000,0

745,0

8,32

6200,0

Philipin

581,2

8,33

4842,20

580,00

8,27

4800,0

600,0

8,33

5000,0

Brazil


237,0

11,55

2737,77

221,59

12,77

2829,8

225,0

12,88

2900,0

NhậtBản

120,1

22,78

2737,54

118,48

23,34


2766,5

120,0

23,33

28000,0

Thái Lan

128,1

8,56

1097,45

127,42

8,44

1076,2

130,0

8,65

1250,0

Pháp


45,23

24,56

1111,12

45,70

23,01

105,17

45,38

23,41

1062,5

(Nguồn: FAOSAT 2014[44])
- Diện tích: nhìn chung diện tích trồng rau của các nước trên thế giới đều
tăng. Diện tích trồng rau của Trung Quốc lớn nhất trên thế giới qua các năm.
- Năng suất: Pháp là nước có diện tích trồng rau thấp nhưng năng suất lại
đạt cao nhất trên thế giới (năm 2010: 24,56 tấn/ha và năm 2012: 23,41 tấn/ha).
Tiếp đến là Nhật Bản có năng suất cao thứ 2 trên thế giới. Nigeria là nước có
diện tích lớn nhưng năng suất đạt rất thấp (năm 2010: 8,06 tấn/ha và năm 2012:
8,32 tấn/ha). Năng suất tăng lên nhờ sử dụng giống mới, giống lai và các phương
pháp canh tác tiên tiến.

(1.000 tấn)



11
1.3.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Khí hậu ở Việt Nam với các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng,
từ nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt đới ở miền Bắc đến khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Do
đó Việt Nam có khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại rau quanh năm.
Theo thống kê của FAO tình hình sản xuất rau của nước ta trong 5 năm gần
đây được thể hiện qua Bảng 1.4.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam từ năm 2008-2012
Năm
2008
2009
2010
2011
2012

Diện tích (nghìn ha)
529,851
618,932
644,949
671,279
680,000

Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn)
11,70
6.202,389
12,14
7.513,834
11,46

7.392,400
11,02
7.400,000
11,47
7.800,000
( Nguồn: FAOSTAT 2014)[44]]

- Về diện tích: nhìn chung diện tích trồng rau ngày càng mở rộng trong 5
năm qua. Năm 2008 diện tích là 529,851 nghìn ha nhưng đến năm 2012 (680,000
nghìn ha) thì diện tích tăng hơn là 50,149 nghìn ha.
- Năng suất rau ở Việt Nam không ổn định trong 5 năm qua. Năng suất đạt
cao nhất là vào năm 2009 (12,14 tấn/ha). Năng suất đạt thấp nhất là 11,46 tấn/ha
vào năm 2010.
- Sản lượng: từ năm 2008 đến 2010 sản lượng rau không ổn định, đạt cao
nhất vào năm 2009 (7.513,834 nghìn tấn); sau 3 năm trở lại đây (từ năm 2010
đến năm 2012) thì xu hướng tăng lên theo các năm và cao nhất là ở năm 2012
(7.800,000 nghìn tấn).
1.3.3. Tình hình sản xuất rau ở Nghệ An
Nghệ An đã hình thành được hình thành được vùng chuyên canh trồng rau
tại 12 huyện trong tỉnh. Diện tích, năng suất, sản lượng, rau của Nghệ An năm
2010 đến 2014 được thể hiện ở Bảng 1.5.
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sàn lượng, rau của Nghệ An
Năm
2010
2012
2013

Diện tích (ha)
33.544
34.646

36.223

Năng suất (tấn/ha)
9,982
10,235
10,489

Sản lượng (tấn)
334.829
351.503
379.943


12
2014

35.175

11,152
392.267
(Nguồn: niên giám thống kê Nghệ An 2014)[11]

Diện tích trồng rau ở Nghệ An nhìn chung có xu hường tăng từ năm 2010
đến năm 2013. năm 2013 diện tích trồng rau cao nhất là 36.223 ha. Năng suất
trồng rau ngày một tăng, và cao nhất là năm 2014 với năng suất là 11,152 tấn/ha.
Nhưng nhìn chung năng suất trồng rau của Nghệ An thấp hơn năng suất rau của
cả nước (năm 2012 là 11,47 tấn/ha). Sản lượng rau của Nghệ An tăng nhanh
trong 5 năm qua. Sau 5 năm sản lượng tăng 57.438 tấn.
1.4. Một số kết quả nghiên cứu về giống bắp cải trên thế giới và Việt Nam
1.4.1 Một số kết quả nghiên cứu về giống bắp cải trên thế giới

Cải bắp được trồng hầu hết ở các vùng có khí hậu ôn hòa trên lục địa, và
được trồng nhiều nhất ở, Châu Á, Châu phi, châu Mỹ. Hầu hết diện tích trồng
các giống cải bắp cũ trên thế giới ngày nay đã được thay thế bằng giống ưu thế
lai. Ở Nhật Bản, các giống lai chiếm 97-98% tổng diện tích trồng cải bắp với
khoảng 200 giống khác nhau (Ashizawa Masakazu,1979). Các giống cải bắp lai
cũng chiếm diện tích lớn ở các nước Châu Âu và châu Mỹ (70-80% tổng diện
tích) [3].
Bằng các phương pháp tạo giống lai và sản xuất hạt lai, các nước trên thế
giới đã chọn tạo ra nhiều tập đoàn giống bắp cải khá phong phú với hàng trăm
loại bắp cải khác nhau. Tuy nhiên giống được trồng phổ biến là các giống bắp cải
trắng. Các nước có nhiều thành công trong công tác tạo giống và có diện tích
trồng bắp cải lớn nhất phải kể đến như Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản... [3].
Có rất nhiều phương pháp tạo giống cải bắp lai trong đó phương pháp sử
dụng hiện tượng không tự hòa hợp tạo con lai F1 là phương pháp được sử dụng
nhiều nhất. Tuy các nhà khoa học Mỹ là người khởi thảo phương pháp tạo các
dòng tự bất hợp nhưng trong sản xuất các nhà khoa học Nhật Bản lại đạt được
hiệu quả lớn.
Nishi và Hiraoka (1957) đã tìm thấy nguồn bất dục đực ms trên cải bắp.
Niewhoft (1961) cũng tìm thấy nguồn này trên cải bắp trắng. Dạng hình bất dục
có hoa bé, vòi nhụy ngắn, ống phấn teo và không sinh hạt phấn, người ta cũng


13
tìm ra các cây bất dục đực (BDĐ) có thể sinh ra một số hạt phấn, bằng việc phun
axit Gibberillin, BDĐ có thể được gây ra một cách giả tạo. Hầu hết các BDĐ
được xác định bởi một gen lặn, cây có Msms và MsMs là hữu thụ và cây msms là
cây bất dục đực, tuy nhiên cũng có một số trường hợp bất đục đực xuất hiện do
hàng loạt gen lặn gây nên. Ở cải bắp cây BDĐ thường gắn với bất dục cái [3].
Tính bất dục đực do một gen xác định nên chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, ở
nhiệt độ 10oC có thể cây hữu thụ (tuy nhiên độ hữu thụ ở hạt phấn là rất thấp)

trong khi ở nhiệt độ cao 17oC cây bất thụ một phần hoặc hoàn toàn [33].
Từ đó hàng loạt khả năng sử dụng bất dục đực trong tạo giống lai. Duy trì
và nhân giống dòng BDĐ vô tính, có thể thực hiện bằng cách cắt chồi để cây lên
mầm hoặc nhân bằng nuôi cấy invitro. Tuy nhiên phương pháp này tốn công và
giá thành cao. Theo Yasunobu Ohkawa và Toshio Shiga (1981) thì trong tương
lai gần người ta sẽ dùng BDĐ để sản xuất hạt lai thay cho việc dùng tính tự bất
hợp, không cần các gen phục hồi hữu thụ để duy trì bố mẹ mà sẽ dùng các tổ
chức sinh dưỡng (nhân vô tính) của cây F1 và như vậy việc sản xuất hạt lai bằng
dòng BDĐ sẽ đơn giản hơn nhiều [33].
Hiện nay, các nước chủ yếu tập chung nghiên cứu chọn tạo giống cải bắp
dùng phục vụ nhu cầu ăn tươi, làm xalát. Kết quả bước đầu tạo được các giống
cải bắp tím: Kaliboss (dạng trái đào) gieo vụ xuân thu hoạch vụ hè; giống cải bắp
trắng Sherwood F1: thuộc loại giống cải bắp tròn, lá màu xanh đậm, ngọt thích
hợp làm xa lát, bắp nhỏ 1kg...
Tại Viện Nghiên cứu nông nghiệp của Ấn Độ đã chọn tạo ra giống cải bắp
KCH-5, năng suất vượt 40% so với các giống cải bắp hiện có ở Ấn Độ, hiện đang
đợi AICT công nhận. Giống này có thể đạt 35tấn/ha trong khi các giống thông
thường chỉ đạt khoảng 25tấn/ha. Giống này trồng thích hợp trong điều kiện mát
mẻ 12-20oC [28].
Năm 2006, giống cải bắp chuyển gen Bt đã được trồng thử nghiệm trên
đồng ruộng Newdilân. Giống cải bắp được chuyển gen Bt đều có khả năng tiêu
diệt sâu bướm caterpilar gây hại trên cải bắp mà không cần phải sử dụng đến
thuốc trừ sâu tổng hợp [28]


14
Khi nghiên cứu 17 giống cải bắp Trung Quốc tại AVRDC ở 3 thời vụ, nóng
khô (gieo trồng tháng 9,10), nóng ẩm (tháng 7), lạnh khô (tháng 2). Kết quả cho
thấy các giống Wan-chuan, Nylon baitsai (Gung-nung), Black dragon tsai (F1),
Nylon baitsai (Guo-shuei-lu) và Fiberless bai-tsai là những giống có triển vọng

nhất trong mùa khô, năng suất 38,4-41,3 tấn/ha. Hai giống Dai-Tokyo bekana
(F1), 492 Semi-heading bai-tsai (F1) có năng suất cao nhất trong vụ lạnh khô dao
động từ 39,7-42,2 tấn/ha. Trong vụ nóng ẩm giống Native bai-tsai, Fiberless baitsai (F1), 492 Semi-heading bai-tsai (F1) cho năng suất cao nhất 18,1-19,0
tấn/ha. Như vậy, năng suất cải bắp Trung Quốc tăng dần từ vụ nóng ẩm đến nóng
khô và cao nhất ở vụ lạnh khô [28].
Vào khoảng thập niên 1980, M.H. Dickson và C.J. Eckenrode thuộc Đại học
Cornell (Mỹ), đã tìm ra một số giống cải bắp lá xanh đậm và láng PI 234599 rất
kháng các loại sâu bướm, cải bắp tím kháng sâu tơ; một số cải bắp xanh như
market Prize Storage Green cũng bị sâu tơ hại cấp trung bình. Qua nghiên cứu
thử nghiệm bước đầu, họ đã khẳng định hầu hết các giống cải xanh-đen-láng đều
kháng sâu nhờ lớp sáp bề mặt lá. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học Mỹ tại trại
New-York đã tìm được những dòng cải kháng tốt như NY2518, NY8329,
NY3891... [29] AVRDC (Đài Loan) cũng nhập các dòng cải Cornell về truyền
gen kháng sang cải bắc thảo, cải bông. Tuy nhiên các dòng kháng cải bắc thảo
NYIR 116, cải bắp lá xanh đậm và láng, cải bông lá vàng vàng chưa đáp ứng
được thị hiếu người tiêu dùng.
Trung tâm AVRDC (2002) nghiên cứu thành công 2 giống cải bắp nhỏ là
GoldenCross và MiniBall trồng mùa hè ở vùng đất thấp. Khi so sánh với KYCross và Shiafong#1, chúng đều có TGST ngắn hơn và cho năng suất cao hơn ở
mức có ý nghĩa 0,05. Ở vụ hè sớm (gieo 8/5 trồng 6/6/2002) giống Golden Cross
cho năng suất 21,8 tấn/ha, 425kg/ha/ngày. Giống Mini Ball cho năng suất 20,5
tấn/ha, 289kg/ha/ngày. Ở vụ hè muộn (gieo 18/7 trồng 15/8/2002) giống
GoldenCross cho năng suất 23,6 tấn/ha, 444kg/ha/ngày và giống MiniBall cho
năng suất 35,1 tấn/ha, 576kg/ha/ngày [30].
Trung tâm AVRDC-RCA (1999-2000) chỉ đạo đánh giá 18 giống cải bắp


15
trồng ở vùng đất cao -nhiệt đới, tại Arusha, Tanzania từ tháng 7 đến tháng10 năm
1999 và 2000. Năm 1999 tiến hành khảo nghiệm 12 giống, kết quả giống
Conquistador and Glory F1 năng suất cao gần 93 tấn/ha, giống Puma cho năng

suất thấp nhất 24 tấn/ha và TGST ngắn nhất (54 ngày); giống Drumhead TGST dài
nhất (98 ngày) và đường kính bắp lớn nhất 23cm. Năm 2000 tiếp tục khảo nghiệm
6 giống mới và Golden Acre. Kết quả giống Fresco F1 cho năng suất cao nhất 127
tấn/ha, tiếp đến là Mentor 115 tấn/ha và Golden Acre 110 tấn/ha. Đường kính bắp
của các giống xung quanh 16,17 cm, trừ 2 giống Marmande (11cm) và Glory of
Enkhuizen (12cm) [29].
Khi nghiên cứu 8 giống cải bắp chịu nhiệt, trong đó KKCross và Shiafong
#1 là ĐC, gieo trồng ở 3 thời vụ (vụ 1 gieo 17/4 trồng 11/5, vụ 2 gieo 15/5 trồng
7/6, vụ 3 gieo 15/6 trồng 5/7) năm 2000 tại AVRDC kết quả cho thấy. Các giống
VN10, Heat Toler và NV01 có năng suất cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa
0,05 (cao hơn đối chứng 2-7 tấn/ha). TGST của chúng lần lượt là 65,67 và 71
ngày. Trong 3 vụ gieo trồng, TGST của các giống có xu hướng tăng dần từ vụ 1
đến vụ 3. Năng suất của các giống ở vụ 1 cao nhất và thấp nhất ở vụ 2 [28].
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống bắp cải ở Việt Nam.
Bắp cải có nguồn gốc từ châu Âu, là cây 2 năm, yêu cầu khắt khe về điều
kiện nhiệt độ và ánh sáng để qua giai đoạn xuân hóa, trong khi nước ta nhất là
vùng ĐBSH không đảm bảo được 2 điều kiện này nên chọn tạo và nhân giống cải
bắp gặp rất nhiều khó khăn. Công tác nghiên cứu cải bắp chỉ mới dừng lại ở việc
chọn lọc thuần hóa một số giống địa phương, nhập nội một số dòng giống tốt về
khảo nghiệm đưa vào sản xuất. Các giống bắp cải đang trồng ở nước ta hiện nay
chủ yếu được nhập khẩu từ một số nước như: Nhật Bản, Ấn Độ,Trung Quốc các
nước thuộc Liên Xô cũ và mới đây còn nhập khẩu giống bắp cải từ Hàn Quốc.
Bắp cải được trồng trên địa bàn cả nước, đối với bắp cải vụ Đông Xuân sớm thì
chủ yếu tại các vùng Đà Lạt- Lâm Đồng, Mộc Châu- Sơn La, Sa Pa- Lào Cai.
Các giống phổ biến được trồng ở nước ta hiện nay bao gồm:
- Giống cải bắp Hà Nội: Là giống cải bắp thích hợp gieo trồng vụ sớm,
TGST 125-137 ngày. Thân ngoài cao, lá hình trứng, khối lượng thân lá ngoài



×